Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ ĐẦU TƯ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291 KB, 30 trang )

ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ ĐẦU TƯ
1. Hãy trình bày khái niệm, đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển. Từ
những đặc điểm này, đặt ra các yêu cầu gì trong quản lý hoạt động đầu tư? Ảnh
hưởng gì đến quản lý hoạt động đầu tư?
Đầu tư pt là 1 phương thức đt trực tiếp, hđ đt này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới
trong sxkd dịch vụ và trong sinh hoạt đsxh.
Đầu tư pt là bộ phận cơ bản của đt, là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành
các hđ nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những TSVC (nhà xưởng, thiết bị) , TS trí tuệ (tri
thức, kỹ năng, chuyên môn ) và TSTC gia tăng năng lực sx, tạo thêm việc làm và vì mục
tiêu pt.
* Đặc điểm:
- Hđ đtư pt là hđ thường sd khối lg vốn, vật tư và lđ lớn.
+ Vốn đt lớn nằm khê đọng, ko vận động trong suốt qt thực hiện đt. Qui mô vốn lớn đòi
hỏi phải có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hợp lý, xd các chính sách, quy hoạch, kế
hoạch đt đúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng vốn đt, thực hiện đt trọng tâm trọng điểm.
+ Lao động sd cho các dự án lớn, đb với dự án trọng điểm quốc gia. Do đó công tác
tuyển dụng, đào tạo, sd và đãi ngộ cần theo kế hoạch định trc sao cho đáp ứng tốt nhất nhu
cầu từng loại nhân lực và hạn chế mức thấp nhất những ảnh hg tiêu cực do các vđ bố trí lại
lđ hay giải quyết lđ dôi dư…
- Hđ đtpt là hđ mang tính lâu dài
+ Thời gian thực hiện đt tính từ khi công trình khởi công thực hiện dự án đến khi hoàn
thành và đưa vào hđ thg kéo dài. Do vốn lớn nằm khê đọng trong tg dài nên để nâng cao
hiệu quả vốn đt cần tiến hành phân kì đt, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành
đứt điểm từng hạng mục, quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch đt, khắc phục tình trạng thiếu
vốn…
+ Thời gian vận hành kết quả đt đến khi thu hồi vốn hoặc đến khi thanh lý TS do vốn đt
tạo ra cũng kéo dài trong nhiều năm. Công tác quản lý đt cần chú ý:
Cần xd cơ chế và pp dự báo khoa học về nhu cầu thị trường đối với sp đt tương lai,
dự kiến k/n cung từng năm và toàn bộ dự án.
Quản lý tốt qt vận hành, nhanh chóng đưa các thành quả đt vào sd, hđ tối đa công
suất để nhanh chóng thu hồi vốn, tránh hao mòn vô hình.


Chú ý đến yếu tố độ trễ thời gian trong đt.
+ Các yếu tố tđ đến hđ đtpt
Cung cầu các yếu tố đầu ra và đầu vào tác động đến thu chi hđ đt từ đó a/h đến các
chỉ tiêu hiệu quả.
Cơ chế chính sách của nhà nước: thuế quan, hạn ngạch…
- Kết quả và hiệu quả chịu ảnh hưởng của những yếu tố ko ổn định theo thời gian của tự
nhiên, kt,xh nên đtpt có đọ rủi ro cao
+ Phân tích những rủi ro có thể xảy ra như quản lý kém, chất lg ko đạt yêu cầu, giá
nguyên liệu tăng…-> làm giảm chỉ tiêu hiệu quả. Xác định đúng ng.nhân rr sẽ dễ tìm ra
giải pháp khắc phục.
+ Đánh giá mức độ rr hay tính xác suất xảy ra rr từ đó giúp đánh giá lại các chỉ tiêu hq
để lựa chọn p/á đt có độ an toàn cao.
+ Xây dựng các bp phòng và chống rr nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại có
thể có.
- Các thành quả của hđ đtpt là công trình sẽ hđ ngay tại nơi chúng đc xd nên vì thế cần
phải có chủ trương đt và quyết định đt đúng; lựa chọn địa đểm đt hợp lý sao cho khai thác
tối đa lợi thế vùng và không gian đt cụ thể.
+ Cơ sở hạ tầng thuận lợi giúp giảm chi phí trong việc đt hệ thống đường sá
+ Chi phí xd, giá thành mua đất, thuê đất
+ Gần nơi cung cấp ng vật liệu đầu vào, công suất và năng lực phục vụ của công trình
liên quan đến k/n thực hiện, có nằm tỏng quy hoạch, cs pt của đia phương ko.
- Các thành quả của hđ đtpt có giá trị sd lâu dài.
* Nội dung:
- Căn cứ vào lĩnh vực phát huy tác dụng: đtpt sản xuất, đtpt cơ sở hạ tầng – kỹ thuật
chung của nền kt, đtpt văn hóa gd, y tế, đtpt KHKT…
- theo khái niệm:
+ Đt TSVC: đt xây dựng cơ bản và đt bôt sung hàng tồn trữ
+ Đtpt TS vô hình: đtpt nguồn nhân lực,đt nghiên cứu các hđ KHCN, đt hđ marketing…
2. Phân loại hoạt động đầu tư và ý nghĩa của từng tiêu thức phân loại trong
quản lý hoạt động đầu tư

* K/n: đầu tư là qt sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hđ nhằm thu đc các
kết quả, thực hiện đc những mục tiêu nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn các
nguồn lực đã bỏ ra để thu được kết quả đó
* Phân loại:
• Theo bản chất của các đối tg đt:
- Đt cho các đối tg vật chất: xh nhà xưởng, bệnh viện,lắp đặt tbi…
+ Trực tiếp tạo ts vật chất cho nền kt
+ Điều kiện tiên quyết tăng tiềm lực sxkddv và mọi hđ xh khác
- Đt cho các đối tg phi vật chất (trí thức và pt nguồn nhân lực: gd-đt, khám chữa bệnh)
+ Trực tiếp làm gia tăng TS trí tuệ và nguồn nhân lực cho nền kt
+ Đk tất yếu đảm bảo cho hđ đt TSVC đc tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao
- Đt cho các đối tg tài chính
+ Trực tiếp gia tăng TSTC cho chủ đt
+ Gians tiếp tạo ra TSVC, trí tuệ và nguồn nhân lực cho nền kt
=> Trong các laoij đầu tư trên, đầu tư cho đối tượng vật chất là điều kiện tiên quyết, làm
tăng tiềm lực của nền kinh tế, đầu tư tài sản trí tuệ và các nguồn nhân lực là điều kiện tất
yếu để đảm bảo cho đầu tư các đối tượng vật chất tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh
tế cao
• Theo cơ cấu tái sx
- Đầu tư theo chiều rộng: hình thức đt cải tạo, mở rộng cơ sở vc hiện cs hoặc xd mới
nhưng với kỹ thuật và CN ko đổi gồm: mua sắm máy móc tbi; xd mới nhà xưởng, cấu trúc
hạ tầng; thu hút và đào tạo lđ.
- Đầu tư theo chiều sâu: hình thức đt cải tạo, mở rộng, nâng cấp thiết bị, đt đổi mới dây
chuyền CN hoặc xd mới nhưng trên cơ sở kỹ thuật CN hiện đại hơn nhằm nâng cao năng
suất, hạ giá thành sp, nâng cao hiệu quả đtư.
+ ND các dự án đt theo chiều sâu ( gắn liền vs yếu tố con người, tổ chức): cải tạo nâng
cấp HĐH dây chuyền CN hiện có; thay thế DCCN cũ = hđ hơn; đt pt nguồn nhân lực; đt để
tổ chức bộ máy quản lý, pp quản lý
+ Tiêu chí phân loại: mqh giữa tốc độ tăng vốn và tốc độ tăng lđ và trình độ CNKT đt
• Theo lĩnh vực hđ trong sx

- ĐTPT sản xuất kinh doanh; đầu tư ptrien khoa học kỹ thuật; cơ sở hạ tầng;…
- Các lĩnh vực này tđ tương hỗ lẫn nhau;đầu tư ptrien KHKT và cơ sở hạ tầng tạo đk cho
pt sxkd còn đầu tư sxkd tạo tiềm lực cho KHKT và cơ sở hạ tầng phát triển
• Theo đặc điểm hđ của các kết quả đt:
- ĐT cơ bản nhằm tái sx các TSCĐ; có tg thu hồi vốn dài, vốn nhiều và giải pháp kỹ
thuật tái sx TSCĐ phức tạp
- ĐT vận hành tạo các tài sản lưu động cho các cơ sở sxkd, dịch vụ mới hình thành, tăng
thêm tài sản lưu động cho các cơ sở hiện có, duy trì sự hoạt động của cơ sở vật chất kỹ
thuật không thuộc các DN
- Đt cơ bản quyết định đt vận hành, nhưng đt vận hành tạo đk thuận lợi cho hđ đt cơ bản
thực hiện đc và đem lại hq cao.
Đầu tư cơ bản thuộc lại đầu tư dài hạn, có đặc điểm kỹ cao, phức tạp, đòi hỏi thời gian
thu hồi lâu, vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu
Đầu tư vận hành chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn đầu tư, có đặc điểm kỹ thật không
phức tạp, thu hồi vốn nhanh.
• Theo giai đoạn hđ trong quá trình tsx xh:
- Đầu tư thương mại là hđ đt mà thời gian thực hiện đt và hđ của các kết quả đt để thu
hồi vốn đt ngắn hạn, vốn vận động nhanh độ mạo hiểm thấp do trong thời gian ngắn. tính
bất định k cao, dễ dự đoán và dễ đạt độ chính xác cao
- Đt sản xuất: thời gian dài, vốn đt lớn, thu hồi chậm, độ mạo hiểm cao và chịu tđ của
nhiều yếu tố bất định trong tg lai k thể dự đoán hết và chính xác.
Trên giác độ điều tiết vĩ mô, nhà nước thông qua các cơ chế chính sách của mình, làm
sao hướng các nhà đầu tư đầu tư cả vào lĩnh vực thương mại và sản xuất, theo các mục tiêu
đã dự kiến trong chiến lược pt ktxh
• Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi vốn đã bỏ ra:
- ĐT ngắn hạn: tiến hành trong t/g ngắn, do chủ đt ít vốn thực hiện, đt vào hđ nhanh thu
hồi vốn
- Đt dài hạn: đt xây dựng các công trình đòi hỏi t/g đt dài, khối lg vốn lớn, tg thu hồi vốn
lâu, chứa đựng các yếu tố khó lường, rủi ro lớn.
Hai loại hình này hòa quyện, hỗ trợ nhau, bảo đảm tính bền vững, vì mục tiêu của công

cuộc đầu tư
• Theo phân cấp quản lý
- Các dự án quan trọng quốc gia
- Dự án nhóm A: những dự án xd công trình thuộc lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc phòng
có t/c bảo mật quốc gia, có y/n chính trị xh quan trọng; dự án sx chất độc hại, chất nổ
- Dự án nhóm B
- Dự án nhóm C
• Theo nguồn vốn
- Đầu tư từ nguồn vốn trong nước có ý nghĩa quyết định
- Đt từ nguồn vốn nước ngoài
- Hoặc tổng mức vốn đtxh chia theo nguồn vốn: vốn NSNN, vốn TPCP, vốn tín dụng
đtpt của NN, vốn của DNNN, vốn đt của dân cư và tư nhân…
Cách phân loại này chỉ tra vai trò của từng nguồn vốn trong quá trình ptrien ktxh của đất
nước, trong đó thống nhất quan điểm: vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là
quan trọng.
• Theo địa phương và vùng lãnh thổ
Chia thành đầu tư phát triển các vùng theo lãnh thổ (Miền núi phía bắc, ĐBSH, BTB và
duyên hải miền trung, Tây nguyên, ĐNB và ĐBSCL), vùng kinh tế trọng điểm, đầu tư phát
triển khu vực thành thị, nông thôn,…
Năm 2012 tổng mức đt dự kiến là 980 – 1000 k tỷ
Phản ánh ình hình đầu tư của từng tỉnh, từng vùng kinh tế và ảnh hưởng của họa động đt
đến sự ptrien ktxh ở địa phương
• Theo quan hệ quản lý chủ đt
- Đt trực tiếp: Người bỏ vốn trực tiếp tham gia, quản lý thực hiện vận hành kết quả đầu
tư. Tạo nen những năng lực sản xuất phục vụ mới ( cả về lượng và chất). Là loại đầu tư để
tái sx mở rộng, biện pháp chủ yếu tăng việc làm cho người ld, tạo tiền đề để thực hiện đầu
tư tài chính và đầu tư chuyển dịch. ( Cp thông qua các chương trình tài trợ không hoàn lại,
… các nhân tổ chứ mua trái phiếu, )
- Đt gián tiếp: Người bỏ vốn không trực tiếp tham gia điều hành quản lý quá trình thực
hiện và vận hành các kết quả đàu tưu. Người có vốn thông qua các tổ chức tài chính trung

gian để đầu tư phát triển.
Sự điều tiết của thị trường và các chinhs ách khuyến khích đầu tư của nước sẽ định
hướng cho việc sử dụng vốn, tạo cơ cấu vốn đầu tư phục vụ cho việc hình thành nên một
cơ cấu nền kt hợp lý
3. Trình bày vai trò, tác dụng của hoạt động đầu tư phát triển và liên hệ với
thực tế VN
Đầu tư phát triển: là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn trong hiện tại để
tiến hàng các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất ( nhà
xưởng, theiets bị…) và các tài sản trí tuệ ( tri thứ, kỹ năng…) gia tăng năng lực sản
xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển
* Vai trò:
• Đt pt vừa tđ đến tổng cung vừa tđ đến tổng cầu nền kt
- Tác động đến tổng cầu trc vì đt là quá trình sd các nguồn lực làm cho cầu các yếu tố
đầu vào tăng. Khi kết quả phát huy tác dụng sẽ làm gia tăng năng lưc sxkd -> tđ đến tổng
cung.
- Tác động đến tổng cầu mang t/c ngăn hạn vì chỉ diễn ra trong qt thi công xd công trình.
Khi đt tăng lên, tổng cầu tăng lên AD -> AD’ vị trí cân bằng dịch chuyển từ Eo sang E1.
Tại vị trí cân bằng mới E1 có P1>Po và Q1>Qo. Quá trình này diễn ra trong ngắn hạn khi
AS chưa thay đổi.
- Tác động đến tổng cung: mang t/c dài hạn. Khi thành quả của đt phát huy tác dụng, các
năng lực mới đi vào hđ sẽ kéo theo sự dịch chuyển của đg AS. Lúc này đg AS dịch chuyển
sang AS’. Vị trí cb mới đạt tại E2 với sản lg cb Q2>Q1 và giá cb P2<P1
-> Cơ sở lí luận cho c/s kích thích đt
• Tác động 2 mặt đến sự ổn định của nền kt
Mỗi sự thay đổi tăng hay giảm của đt cùng 1 lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định của nền
kt (tích cực) vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kt (tiêu cực)
- Khi đt tăng lên -> cầu các yếu tố đầu vào tăng -? Giá các yếu tố đầu vào tăng, lạm phát
sx đình trệ, đs của ng lđ gặp khó khăn, nền kt pt chậm lại -> phân hóa giàu nghèo, a/h xấu
đến mT, cạn kiệt tài nguyên TN
- Ngược lại tăng đt tđ đến tăng trưởng ngành và tăng trg chung nền kt, tạo công ăn việc

làm thu hút thêm lđ, nâng cao đs ng lđ.
Do sự tđ ko đồng thời về thời gian đến AD,AS nên mọi sự tăng giảm vừa có tđ tích cực
vừa có tđ tiêu cực. -> Nhà đt xd kế hoạch qui hoạch chiến lược đt, xd cơ cấu đt hợp lý,
khắc phục đt dàn trải.
• Đầu tư là nhân tố quan trọng tđ đến tăng trưởng kt.
Vai trò này của đtpt đc thể hiện qua hệ số ICOR – hệ số gia tăng vốn so với sản lượng: là
tỷ số giữa qui mô đt tăng thêm với mức gia tăng sản lg hay là suất đt cần thiết để tạo ra 1
đơn vị sản lg tăng thêm.
ICOR = Vốn đầu tư tăng thêm / GDP do vốn tạo ra = ĐT trong kì / GDP tăng thêm.
Từ đó suy ra mức tăng GDP = vốn đt / ICOR
Như vậy nếu ICOR ko đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đt.
- Ưu điểm:
+ Là chỉ tiêu quan trọng để dự báo tốc độ tăng trưởng kt hoặc dự báo qui mô vốn đt
cần thiết để đạt một tốc độ tăng trưởng kt nhất định trong tương lai.
+ Phản ánh hiệu quả đầu tư: để tạo ra 1 đơn vị GDP tăng thêm, nền kt phải bỏ ra 1
lượng vốn đt ít hơn, nếu các đk khác ít thay đổi.
- Nhược:
+ Chỉ p/á a/h của yếu tố vốn đt mà chưa tính đến các yếu tố sx khác
+ Bỏ qua sự tđ của đk tự nhiên, xh, cơ chế chính sách…
+ Chưa tínhs đến độ trễ thời gian của kq và chi phí, vđ tái đt…
• Tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kt:
- Cơ cấu kt là tổng thể các yếu tố cấu thành nền kt theo ko gian, chủ thể và lĩnh vực hđ
có liên hệ chặt chẽ, tđ qua lại với nhau trong những đk ktxh nhất định và đc thể hiện cả về
mặt số lg lẫn chất lg, phù hợp với các mục tiêu xác định của nền kt.
- Chuyển dịch cơ cấu kt: do sự pt của các bộ phận cấu thành nền kt dẫn đến thay đổi mqh
tương quan giữa chúng so với thời điểm trc làm chuyển dịch cơ cấu kt từ trạng thái này
sang trạng thái khác, đáp ứng mục tiêu pt kt trong từng giai đoạn.
Sự chuyển dịch xảy ra sau 1 thời gian nhất định, khi có sự pt k đồng đều về qui mô,
tốc độ giữa các ngành, vùng.
- Đầu tư góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kt phù hợp với qui luật và chiến lc pt ktxh

trong từng thời kỳ, tạo ra cân đối mới trên phạm vi nền ktqd và giữa các ngành, vùng, phát
huy nội lực của nền kt
+ Đối với cơ cấu ngành: vốn và tỷ trọng phân bổ vốn đt cho các ngành khác nhau sẽ
mang lại những hiệu quả khác nhau và dẫn đến sự pt của chúng khác nhau. Điều này a/h
trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu ngành. Để đạt tốc độ tăng trưởng cao nền đt vào CN và
dịch vụ do tiến bộ KHCN.
+ Đối với cơ cấu vùng lãnh thổ: vốn và tỷ trọng vốn đt vào các vùng lãnh thổ có td giải
quyết những mất cân đối về pt giữa các vùng lãnh thổ, phát huy lợi thế so sánh về tài
nguyên, địa thế…của các vùng,lt -> tđ đến chuyển dịch cơ cấu vùng lt -> chú trọng đt các
vùng khó khăn -> giải quyết những mất cân đối, chênh lệch đs
+ Đối với cơ cấu các TPKT: chính sách đt hợp lý và định hướng đt đúng đắn sẽ tác động
đến chuyển dịch cơ cấu TPKT.
=> Giữa đtư và tăng trưởng kt cũng như chuyển dịch cơ cấu kt có mqh chặt chẽ với
nhau. Đtư vốn sẽ thúc đẩy tăng trưởng kt kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu kt theo hướng
hợp lý. Ngược lại, tăng trưởng kt cao kết hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kt theo hướng hợp
lý sẽ tạo nguồn vốn đt dồi dào, định hướng đt vào các ngành hiệu quả hơn.
• Đầu tư làm tăng cường năng lực KHCN của đất nước:
Đầu tư là nhân tố quan trọng, ảnh hưởng đến quyết định đổi mới và phát triển khoa học,
công nghệ của một doanh nghiệp và quốc gia
Công nghệ bao gồm các yếu tố cơ bản: phần cứng ( máy móc, thiết bị…) phần mềm( văn
bản, tài liệu, ), yếu tố con người…
Muốn có côngngheej phải đầu tư vào các yếu tố cấu thành, thông qua việc tạo ra các
công nghệ nội sinh và ngoại sinh. Mặt khác việc áp dụng KHCN mới làm năng suất tăng ->
sản lg tăng -> tích lũy tăng > pt CN
4. Trình bày các nguồn vốn huy động từ trong nước và giải pháp tăng cường huy
động các nguồn vốn này ở VN
* Nguồn vốn nhà nước
Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín
dụng dtu ptrien của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của DN nhà nước
Nguồn vốn NSNN: Là nguồn chi ngân sách nhà nước cho đầu tư. Là nguồn vốn dtu quan

trọng trong chiến lược ptrien ktxh của mỗi quốc gia. Thường được sử dụng cho các dự án
kết cấu hạ tầng ktxh, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ các dự án DN đầu tư có sự tham gia cảu
nhà nước, chi cho công lập, thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể ptrien kte xh vùng,
lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn
Nguồn vốn tín dụng đầu tư ptrien của nhà nước. đóng vai trò ngày càng qtrong trong
chiến lược ptrien ktxh. Giảm bao cấp vốn trực tiếp của nhà nước. Với cơ chế này, các tổ
chức đơn vị sử dụng nguồn vốn phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Nguồn vốn này
thực hiện công tác quản lý điều tiết kte vĩ mô, thông qua đó nhà nước khuyến khích ptrien
ktxh của ngành, vùng, lĩnh vực theo định hướng chiến lược của mình. Khuyến khích phát
triển vùng kte khó khăn, giải quyết xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kte,…
Nguồn vốn đầu tư của các DN nhà nước: bao gồm chủ yếu từ khấo hao tài sản cố định và
thu nhập giữ lại của DN nhà nước
* Nguồn vốn của dân cư và tư nhân
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân gồm: phần tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của các
DN dân doanh, hợp tác xã.
Với số lượng khoảng vài trăm ngàn DN dân doanh, đã dang và sẽ đi vào họa động, phần
tích lũy của các DN này cũng đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn toàn xh.
Nguồn vốn dân cư còn phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình. Quy mô
tiết kiệm phụ thuộc vào trình độ ptrien của đất nước, tập quán tiêu dùng của dân cư, chính
sách động viên của nhà nước thông qua thuế và các khoản đóng góp xh…
Câu 5. Các nguồn vốn huy động từ nước ngoài
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm toàn bộ phần tích lũy của cá nhân,các doanh
nghiệp,các tổ chức kinh tế và các chính phủ nước ngoài có thể huy động vào quá trình
đầu tư phát triển của nước sở tại.
Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi rộng hơn đó là dòng lưu
chuyển vốn quốc tế và được các nước đang phát triển đặc biệt quan tâm.Dòng lưu
chuyển vốn này diễn ra dưới nhiều hình thức.Theo tính chất luân chuyển vốn,có thể
phân loại các nguồn vốn nước ngoài chính như sau:
-Tài trợ phát triển chính thức (ODF),bao gồm Viện trợ phát triển chính thức ODA
và các hình thức tài trợ khác.Trong đó ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn ODF.

-Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế.
-Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
-Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế.
1. Nguồn vốn ODA
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA là nguồn vốn phát triển do các tổ chức
quốc tế và chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát
triển. ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với điều kiện ưu
đãi về lãi suất và thời gian ân hạn.
ODA gồm 2 loại:
-ODA không hoàn lại: thường sử dụng cho các dự án không có khả năng hoàn vốn.
- ODA cho vay: sử dụng cho các dự án xây dựng cải tạo hạ tầng xã hội mà khả năng
hoàn vốn chậm, mang tính hợp tác phát triển, có lợi cho cả 2 bên.
+ODA cho vay ưu đãi: là các khoản cho vay có yếu tố ko hoàn lại ít nhất 25% giá trị
khoản vay.
+ODA cho vay hỗn hợp: gồm 1 phần cho vay ưu đãi không hoàn lại và 1 phần vay tín
dụng thương mại theo các điều kiện của tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD).
Ưu điểm của ODA:
ODA mang lại lợi ích cho cả 2 bên:
- Đối với bên cho vay:
+Nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế
+ Đầu tư cho các nước phát triển nâng cấp CSHT, tạo TT rộng lớn cho
họ tiến hành đầu tư tiếp.
- Đối với bên tiếp nhận:
+ Có được nguồn vốn mang tính ưu đãi cao
+ Khối lượng vốn này thường lớn nên có tác dụng nhanh và mạnh đối
với việc giải quyết dứt điểm nhu cầu phát triển KT-XH của nước nhận đầu
tư,
Hạn chế: tiếp nhận nguồn vốn này thường đi kèm với các điều kiện ràng buộc. Các
nước giàu khi viện trợ ODA đều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ
quan tâm hay có lợi thế; về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần

hàng rào thuế quan và bảng thuế xuất nhập khảu hàng hóa của nước tài trợ, mở cửa thị
trường bảo hộ cho những danh mục hàng hóa mới của nước tài trợ, yêu cầu có những ưu
đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài; nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung
cấp cho các nước nghèo cũng thường gắn với việc mua sắm các sản phẩm từ các nhà
máy mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí không cần thiết đối với các nước nghèo;
cùng với đó, nguồn vốn ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập
khẩu tối đa các sản phẩm của họ; các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thỏa thuận,
đồng ý của các nước viện trợ ; tác động của tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị ODA
phải hoàn lại tăng lên; ngoài ra tình trạng thất thoát lãng phí, xây dựng chiến lược, quy
hoạch thu hút vá sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý, trình độ quản lý thấp,
thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án… khiến
cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn này chưa cao, có thể
đẩy nước nhận ODA vào tình trạng nợ nần.
2. Nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại
Nguồn vốn này có ưu điểm là không gắn với các ràng buộc về chính trị, xã
hội. Mặc dù vậy, nó có nhược điểm là thủ tục vay đối với nguồn vốn này tương
đối khắt khe, thời gian trả nợ nghiêm ngặt, mức lãi suất cao là những trở ngại
không nhỏ đối với các nước nghèo.
3. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ
hay phần đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm giành quyền điều hành hoặc tham gia
điều hành các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ hay thương mại.
FDI có các đặc trưng:
- Ít bị lệ thuộc vào mối quan hệ chính trị giữa nước đầu tư và
nước nhận đầu tư,
- Hiệu quả đầu tư cao
- Nước nhận đầu tư ko phải lo trả nợ nhưng phải chia sẻ lợi ích
do đầu tư mang lại theo mức đóng góp của họ.
- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI có vai trò quan
trọng với cả nước chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư:

Với nước tiếp nhận đầu tư,FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng phục vụ cho chiến
lược thúc đẩy tang trưởng kinh tế cao, đặc biệt là với các nước đang phát triển. FDI có
ưu điểm hơn các hình thức huy động vốn nước ngoài khác, phù hợp với các nước đang
phát triển. vì các doanh nghiệp nước ngoài sẽ xây dựng các dây chuyền sản xuất sản
xuất tại nước sở tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Điều này sẽ cho phép các nước
đang phát triển tiếp cận công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý hiện đại. Cùng với công
nghệ kỹ thuật, FDI còn giúp giải quyết tốt vấn đề việc làm và thu nhập của dân cư. Vai
trò này không chỉ đối với các nước đang phát triển mà cả với các nước phát triển, đặc
biệt trong thời kỳ khủng hoảng theo chu kỳ của nền kinh tế.FDI có tác động làm tăng
năng động hóa cho nền kinh tế, tạo sức sống mới cho các doanh nghiệp thông qua trao
đổi công nghệ. Với các nước đang phát triển FDI giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản
xuất, phá vỡ cơ cấu sản xuất khép kín theo kiểu tự cấp tự túc, giúp tham gia vào mạng
lưới sản xuất toàn cầu, vì khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí
nghiệp có vốn đầu tư của công ty đã quốc gia mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước
có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu
vực, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu, thuận lợi
cho đẩy mạnh xuất khẩu. hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngaoif còn mang lại nguồn thu
ngân sách lớn cho các nước được nhận vốn, do sự phát triển của các xí nghiệp có vốn
đấu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra nguồn thu thuế lớn.
Còn với nước chủ đầu tư, FDI giúp doanh nghiệp khắc phục xu hướng tỷ suất lợi
nhuận bình quân giảm dần, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh; kéo dài chu kỳ sống của
sản phẩm khi thị trường trong nước đã chuyển sang giai đoạn suy thoái, giúp nhà đầu tư
tăng doanh số sản xuất ở nước ngoài trên cơ sở khai thác lợi thế sẵn có.
FDI có một số nhược điểm như sau:
• Nhà đầu tư nước ngoài có thể kiểm soát thị trường địa
phương, làm mất tính độc lập tự chủ về kinh tế, phụ thuộc ngày càng
nhiều vào nước ngoài.
• FDI chính là công cụ phá vỡ hang rào thuế quan, làm mất tác
dụng của công cụ này trong bảo hộ thị trường trong nước.
• Tạo sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp

trong nước, có thể dẫn đến suy giảm sản xuất của các doanh nghiệp
trong nước.
• Gây ra tình trạng chảy máu chất xám, phân hóa đội ngũ cán
bộ, tham nhũng.
4. Đầu tư gián tiếp của khu vực tư nhân
Hình thức này có lợi thế là:
- Đối với chủ đầu tư: cho phép tăng lợi nhuận nhờ đa dạng hóa danh
mục đầu tư.
- Đối với nước nhận đầu tư: là nguồn tiềm năng để tăng vốn cho các
DN nội địa
Hạn chế:
- Lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc nhiều vào hoạt
động của TT chứng khoán và sự ổn định tiền tệ của nước sở tại.
- Phạm vi đầu tư có giới hạn, nhà đầu tư chỉ đầu tư vào các DN hoạt
động có hiệu quả, trong khi đó nước sở tại lại muốn thu hút đầu tư vào
những ngành, lĩnh vực đang hoạt động yếu cần vốn để phát triển.
- Số lượng cổ phần của chủ đầu tư nước ngoài bị khống chế ở mức
nhất định vì nước sở tại không cho các nhà đầu tư hoàn toàn nắm quyền
kiểm soát hoạt động kinh doanh của các DN trong nước.
Riêng đối với VN, hình thức này có ưu điểm :
- Có thể huy động số lượng vốn lớn
- Có điều kiện cho VN tiếp cận thị trường vốn quốc tế
- Khả năng thanh toán cao, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Các giải pháp nhằm tăng cường huy động các nguồn vốn nước ngoài
tại Việt Nam:
* Để thu hút được vốn ODA phát triển kinh tế,Việt Nam cần khắc phục được
những yếu kém trong thời gian qua,cụ thể:
-Nâng cao trình độ của các cán bộ quản lí và thực hiện các dự án ODA ở các cấp về
chính sách và quy trình về thủ tục ODA của Việt Nam cũng như của nhà tài trợ.
-Quản lí nguốn vốn đầu tư minh bạch và có trách nhiệm,thực hiện các chương trình

và biện pháp cụ thể để phòng chống tham nhũng.Vừa qua, vụ án tham nhũng của ông
Huỳnh Ngọc Sĩ được phát hiện từ tài liệu do phía Nhật Bản cung cấp và những chứng
cứ điều tra khách quan của Bộ công an. Ông Sĩ bị tòa khép tội nhận 262 nghìn USD từ
các lãnh đạo công ty Nhật Bản Pacific Consultants International, tức PCI.Ban quản lý
dự án Đại lộ Đông Tây là đối tác phía Việt Nam của PCI vốn có tiếng nói quan trọng
trong việc quyết định tiền viện trợ của Nhật được chi tiêu thế nào tại Việt Nam.Vụ bê
bối đã khiến Tokyo tạm ngưng tiền viện trợ phát triển cho Việt Nam trong vòng bảy
tháng từ tháng 12/2008 , và cũng khiến các quan chức PCI của Nhật bị xử tù.
- đơn giản hóa thủ tục rút vốn, kịp thời phân bổ vốn đối ứng, điều chỉnh lại cơ cấu chi
ODA cho hợp lý, có chính sách thuế phù hợp , áp dụng thống nhất cho các dự án thực
hiên bằng nguồn vốn ODA.
- xác định lãi suất cho vay lại của các khoản vốn ODA để nâng cao hiệu quả sử dụng
ODA, đồng thời đem lại nguồn thu cho nhà nước và thực hiện chức năng điều phối
ODA của chính phủ.
-Ngoài ra Việt nam còn phải xem xét khả năng trả nợ cả gốc và lãi trong tương lai để
xây dựng kế hoạch trả nợ,cập nhật các thông tin trong và ngoài nước về sợ biến động
của các nhân tố có khả năng tác động đến nguồn vốn vay để kịp thời có những quyết
định đúng đắn do tác động của những yếu tố khách quan khi dự án đã đi vào hoạt động.
*Để tiếp tục thu hút và quản lý nguồn vốn FDI trong thời gian tới cần triển khai
thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm khắc phục những tồn tại và hệ lụy như sự mất cân
đối trong đầu tư ở các ngành nghề, vùng lãnh thổ; tình trạng ô nhiễm môi trường, phá
vỡ quy hoạch ngành, đe dọa an ninh năng lượng, gia tăng đầu cơ trên thị trường bất
động sản và sự bất ổn trên thị trường vốn; việc chuyển giao và sử dụng công nghệ lạc
hậu; lạm dụng những ưu đãi về thuế, đất đai.
- Giải pháp về thu hút đầu tư
+ Đẩy mạnh cải cách tổ chức và thủ tục hành chính, tạo môi trường pháp lý
thuận lợi thu hút đầu tư.
+ Xây dựng, bổ sung và công bố công khai các quy hoạch phát triển ngành,
vùng kinh tế, quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch phát triển đô thị, các quy
hoạch chi tiết các khu, cụm công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, chú trọng

nâng cấp cải thiện cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư.
+ Tiếp tục thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục, đào
tạo và dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi đây là một
trong những biện pháp quan trọng để cải thiện môi trường đầu tư và tham gia
hội nhập quốc tế.
- Giải pháp xúc tiến đầu tư
+ Tăng cường công tác đối thoại với các nhà đầu tư, kịp thời trợ giúp, tháo
gỡ khó khăn, ách tắc cho các doanh nghiệp, nhất là về thủ tục thẩm định phê
duyệt dự án , cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
+ Tập trung cao cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ
tầng các Khu công nghiệp: Quang Châu, Song Khê – Nội Hoàng, Vân Trung,
Việt Hàn, chuẩn bị tốt các điều kiện về mặt bằng sản xuất cho các nhà đầu tư,
xây dựng và từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng thiết yếu như điện, nước,
thông tin liên lạc phục vụ các nhà đầu tư nước ngoài triển khai thuận lợi các
dự án đầu tư.
- Giải pháp hiêu quả đầu tư
+ Phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương trong việc cấp phép và
quản lý các dự án đầu tư nước ngoài, không nên cấp phép cho những dự án
sử dụng công nghệ lạc hậu, thiết bị thải loại gây ô nhiễm môi trường. Tránh
những dự án chỉ muốn khai thác tài nguyên thiên nhiên, không có cam kết hoặc
năng lực chắc chắn về chế biến, những dự án tạo dư thừa công suất lớn mà
khó có triển vọng khai thác, sử dụng hiệu quả
+ Thực hiện các quy định nghiêm ngặt về hệ thống xử lý rác thải đối với các
doanh nghiệp. Tiến hành xử phạt đối với những doanh nghiệp gây ô nhiễm môi
trường.
+ Tiến hành thanh tra kiểm tra giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI.
Câu 6. Các nguyên tắc quản lý đầu tư
1. Thống nhất giữa chính trị và kinh tế, kết hợp hài hòa giữa hai mặt kinh tế xã hội
Xuất phát từ đòi hỏi khách quan: kinh tế quyết định chính trị. Chính trị là sự biểu

hiện tập trung của kinh tế, nó có tác động trở lại đối với sự phát triển của kinh tế. Kết
hợp tốt giữa kinh tế và xã hội là điều kiện cần và là động lực cho sự phát triển của toàn
bộ nền kinh tế-xã hội nói chung và thực hiện mục tiêu đầu tư nói riêng.
Nguyên tắc này được thể hiện trong cơ chế quản lý hoạt động đầu tư, cơ cấu đầu tư-
phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng
thời kì.
- Cơ chế quản lý đầu tư: thể hiện ở các hình thức tổ chức quản lý và phương
pháp quản lý.
- Cơ cấu đầu tư: cơ cấu vốn đầu tư theo ngành, thành phần kinh tế, nguồn
vốn, địa phương, vùng lãnh thổ. Chúng có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại
với nhau trong thời gian và không gian nhất định. Cơ cấu đầu tư vận động theo
hướng ngày càng hợp lý, phù hợp với các mcj tiêu đã xác định trong từng giai
đoạn của nền kinh tế.
Sự thống nhất giữa chính trị và kinh tế còn được thể hiện ở:
- Vai trò quản lý nhà nước trong đầu tư: nhà nước xây dựng chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch định hướng bằng cách sử dụng 1 hệ thống cơ chế chính sách và
các đòn bẩy kinh tế.
- Chính sách đối với người lao động
- Chính sách bảo vệ môi trường
- Chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng KT và công bằng XH, giữa ptrien
kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng, giữa yêu cầu phát huy nội lực và tăng
cường hợp tác quốc tế trong đầu tư: Cải thiện đời sống nhân dân là mục tiêu hàng
đầu. Phát triển kinh tế đi đôi với công bằng XH để sự chênh lệch không ở mức
quá đáng. Tập trung phân bổ vốn đầu tư cho các vùng trọng điểm để lan tỏa ra
các vùng khác, nhưng phải có chính sách đầu tư thích đáng cho các vùng khó
khăn.
2. Tập trung dân chủ
Công tác quản lý đầu tư cần phải theo sự lãnh đạo thống nhát từ 1 trung tâm, đồng
thời phải phát huy tính chủ động sáng tạo của các đơn vị thực hiện đầu tư.

- Biểu hiện của tập trung:
Việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch đầu tư, bao gồm kế hoạch huy động và
phân bổ vốn đầu tư, việc thực thi các chính sách và hệ thống luật pháp có liên quan
đến đầu tư đều nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong
từng thời kỳ.
Thực hiện chế độ một thủ trưởng và quy định rõ trách nhiệm của từng cấp trong
quản lý hoạt động đầu tư: Bộ Kế hoạch và đầu tư… Bộ Xây dựng… Bộ tài chính…
- Biểu hiện của dân chủ:
+ Phân cấp trong thực hiện đầu tư, xác định rõ vị trí, trách nhiệm, quyền hạn của
các cấp, của chủ thể tham gia quá trình đầu tư.:
Quốc hội: xác định các chủ trương
Thủ tướng Chính phủ: ra quyết định thực hiện các dự án quan trọng quốc gia
+Chấp nhận cạnh tranh trong đầu tư
+ Thực hiện hạch toán kinh tế đối với các công cuộc đầu tư
3. Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ
Xuất phát từ sự kết hợp khách quan 2 xu hướng của sự phát triển kinh tế là chuyên
môn hóa theo ngành và phân bố sản xuất theo vùng lãnh thổ.
Sự kết hợp này được thể hiện: việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cần
có sự kết hợp giữa cơ quan quản lý ngành với cơ quan quản lý trên vùng lãnh thổ. Đảm
bảo sự kết hợp cân đối giữa các ngành, khai thác hợp lý giữa các địa phương và vùng
lãnh thổ, đặc biệt trong việc xác định cơ cấu đầu tư theo ngành và cơ cấu đầu tư theo
các địa phương và vùng lãnh thổ.
4. Kết hợp hài hòa các lợi ích trong đầu tư
Kết hợp hài hòa giữa lợi ích của xã hội, của cá nhân người lao động, tập thể người lao
động, chủ đầu tư, chủ thầu xây dựng, cơ quan thiết kế, tư vấn, cung cấp dịch vụ đầu tư
trong đầu tư.
Sự kết hợp này được đảm bảo bằng các chính sách của nhà nước(chính sách thuế, giá
cả, tín dụng,…), hợp đồng thỏa thuận giữa các đối tượng tham gia quá trình đầu tư, thực
hiện luật đấu thầu trong đầu tư xây dựng.
Đầu tư tạo ra lợi ích, kết hợp hài hòa lợi ích của mọi đối tượng trong hoạt động kinh

tế nói chung, đầu tư nói riêng sẽ tạo động lực và những điều kiện làm cho nền kinh tế
phát triển vững chắc, ổn định.
5. Tiết kiệm và hiệu quả
Trong đầu tư, tiết kiệm thể hiện ở việc tiết kiệm chi phí đầu vào, tiết kiệm trong sử
dụng tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm thời gian, lao động và đảm bảo đầu tư có trong
điểm, đầu tư đồng bộ.
Hiệu quả thể hiện ở chỗ, với số vốn đầu tư nhất định phải đem lại hiệu quả kinh tế xã
hội lớn nhất hay đạt được hiệu quả kinh tế xã hội đã dự kiến.
Biểu hiện tập trung nhất của nguyên tắc này là:
- Đối với nhà đầu tư: đạt được lợi nhuận cao nhất.
- Đối với nhà nước: gia tăng sản phẩm quốc nội và giá trị gia tăng, tăng thu
nhập cho người lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường,
phát triển văn hóa giáo dục và gia tăng phúc lợi công cộng,…
Câu 7. Các nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư
1. Kế hoạch đầu tư phải dựa vào chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của
đất nước, địa phương, ngành và chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của cơ sở.
Chiến lược và quy hoạch được xây dựng dựa trên các căn cứ khoa học: đường lối
phát triển kinh tế của quốc gia; kết quả dự báo thị trường trong và ngoài nước.Quy
hoạch là sự cụ thể hóa chiến lược về mặt không gian và thời gian. Hơn nữa, hoạt động
đầu tư mang tính chất lâu dài. Do đó, phải dựa vào các chiến lược, quy hoạch để mang
lại hiệu quả và góp phần thực hiện các mục tiêu KTXH.
Vậy, các chiến lược, quy hoạch phát triển là cơ sở khoa học để lập kế hoạch đầu
tư trong phạm vi nền KTQD cũng như từng ngành, địa phương và tổ chức cơ sở.
2. Kế hoạch đầu tư phải xuất phát từ cung cầu của thị trường và khả năng huy động
nguồn lực trong và ngoài nước.
Từ cung cầu thị trường cho biết nên đầu tư cái gì, bao nhiêu vốn, đầu tư khi nào,
… trên cơ sở đó hoạt động đầu tư mới có hiệu quả, sản phẩm sản xuất ra mới tiêu thụ
được.
3. Kế hoạch đầu tư phải có mục tiêu rõ ràng : để sử dụng và phân bổ vốn đúng mục
đích; kiểm tra xem có thực hiện đúng mục đích hay không (đối với các nguồn vốn ngân

sách)
4. Phải đảm bảo được tính khoa học, tính đồng bộ và tính linh hoạt kịp thời.
-Tính khoa học:
+ Phải dựa vào chiến lược, quy hoạch phát triển.
+ Phải dựa vào phân tích tình hình thực hiện kế hoạch của năm báo cáo: những kết
quả, hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch năm tiếp theo.
+ Phải coi trọng phương pháp dự báo trong quá trình lập kế hoạch.
- Tính đồng bộ: đồng bộ giữa các nội dung đầu tư, giữa các mục tiêu và biện pháp
thực hiện.
- Tính linh hoạt kịp thời: điều chỉnh kế hoạch khi nhu cầu và nguồn lực cho việc
thực hiện KH thay đổi.
Đảm bảo tính chính xác, khả năng thực hiện, hiệu quả đầu tư.
5. Phải phối hợp tốt các kế hoạch năm và kế hoạch trung dài hạn. Thực hiện công
tác KHH theo các chương trình, dự án, nhằm thể hiện tính linh hoạt của KH trong điều
kiện nền kinh tế thị trường. Các chương trình phát triển, dự án là công cụ để triển khai
thực hiện kế hoạch.
VD:
- Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo với số vốn đầu tư 22 nghìn
tỷ đồng gồm 9 dự án.
- Chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường trong nông thôn.
- Chương trình đầu tư 135 phát triển kinh tế xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn miền
núi, vùng sâu, vùng xa.
- …
6. Kế hoạch đầu tư phải đảm bảo những cân đối của nền kinh tế để nền kinh tế phát
triển bền vững; phải kết hợp giữa nội lực và ngoại lực để thu hút và sử dụng hiệu quả
vốn đầu tư trong và ngoài nước; kết hợp hài hòa giữa lợi ích hiện tại với lợi ích lâu dài,
lợi ích tổng thể với lợi ích cục bộ, lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn đánh giá,
nhờ đó mà hoạt động đầu tư mới có thể thực hiện đc 1 cách hiệu quả.
7. KH đầu tư trực tiếp của nhà nước phải được xây dựng theo nguyên tắc từ dưới
lên, trong đó dự án là đơn vị KH nhỏ nhất.

Dự án đầu tư là công cụ thực hiện kế hoạch đầu tư của các tổ chức cơ sở. Cơ sở
lập dự án đầu tư trình lên Bộ, ngành, địa phương. Bộ KHĐT tổng hợp, phân tích, lựa
chọn phương án tối ưu, hình thành kế hoạch chung của cả nước, đảm bảo sự cân đối
chung của toàn bộ nền kinh tế, giữa các ngành, các địa phương và cơ sở, thể hiện tính
tập trung để thực hiện được các mục tiêu phát triển KTXH, khai thác tất cả các thế
mạnh trong ngành, vùng và của các cơ sở.
8. KH định hướng của nhà nước là KH chủ yếu.
Kế hoạch đầu tư của Nhà nước trong cơ chế thị trường coi trọng cả kế hoạch định
hướng và kế hoạch trực tiếp. Trong đó KH định hướng phải là kế hoạch chủ yếu để
công tác KHH phù hợp với nền KTTT định hướng XHCN. KH đầu tư trực tiếp của nhà
nước chỉ áp dụng đối với các hoạt động đầu tư sử dụng nguồn vốn do nhà nước quản lý.
Đối với nguồn vốn khác, nhà nước thực hiện kế hoạch gián tiếp.
Câu 8. Chỉ tiêu khối lượng vốn đầu tư thực hiện
1. Khái niệm
Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền đã chi để tiền hành các hoạt động
của các công cuộc đầu tư đã hoàn thành bao gồm các chi phí cho công tác xây dựng, chi
phí cho công tác mua sắm và lắp đặt thiết bị, chi phí quản lý và chi phí khác theo quy
định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được duyệt
2. Phương pháp tính (sach’)
3.Vai trò của chỉ tiêu (t k biet  )
Câu 9:
Tài sản cố định huy động:
1. Khái niệm: Là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả
năng phát huy tác dụng độc lập( làm ra sản phẩm hàng hóa hoặc tiến hành các
hoạt động dịch vụ cho xã hội, đã được ghi trong dự án đầu tư) đã kết thúc quá
trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa
vào hoạt động được ngay.
2. Cách xác định: Các tài sản cố định huy động là kết quả đạt được trực tiếp của
quá trình thi công xây dựng công trình, chúng có thể được biểu hiện bằng hiện vật
hoặc bằng giá trị.

+ Chỉ tiêu biểu hiện bằng hiện vật là số lượng các tài sản cố định được huy động
như số lượng nhà ở, bệnh viện, cửa hàng, trường học, nhà máy,…
+ Chỉ tiêu giá trị các tài sản cố định được huy đông được xác định theo công thức
sau:
F = Ivb+Ivr – C – Ive
Trong đó:
F: tài sản cố định được huy động trong kỳ\
Ivb: Vốn đầu tư được thực hiện ở các kỳ trước chưa được huy động chuyển
sang kỳ nghiên cứu( xây dựng dở dang đầu kỳ)
Ivr: Vốn dầu tư được thực hiện trong kỳ nghiên cứu
C: chi phí trong kỳ không tính vào giá trị tài sản cố định
Ive: Vốn đầu tư thực hiện chưa được huy động chuyển sang kỳ sau( xây dựng
dở dang cuối kỳ)
+ Đối với từng dự án đầu tư, giá trị TSCĐ huy động chính là giá trị những đối
tượng, hạng mục công trình có khả năng phát huy tác dụng độc lập của từng dự án đã
hoàn thành, bàn giao đưa vào hoạt động. Công thức tính giá trị các TSCĐ được huy
động trong trường hợp này : F = Ivo – C
Trong đó: Ivo là vốn đầu tư đã thực hiện của các đối tượng, các hạng mục công
trình đã được huy động.
C: Các chi phí không làm tăng giá trị TSCĐ
3. Vai trò: tính toán TSCĐ huy động để sử dụng trong công tác nghiên cứu kinh tế
hay quản lý hoạt động đầu tư. Cụ thể giá trị dự toán được sử dụng làm cơ sở để
tính toán giá trị thực tế của TSCĐ, để lập kế hoạch về vốn đầu tư và tính khối
lượng vốn đầu tư thực hiện. Giá trị dự toán còn là cơ sở để tiến hành thanh quyết
toán giữa chủ đầu tư và các đơn vị nhận thầu. Giá trị thực tế của các TSCĐ huy
động được sử dụng để kiểm tra việc thực hiện kỷ luật tài chính, dự toán đối với
các công cuộc đầu tư từ nguồn vốn ngân sách cấp, để ghi vào bảng cân đối TSCĐ
của cơ sở, là cơ sở để tính mức khấu hao hàng năm, phục vụ công tác hạch toán
kinh tế của cơ sở.
Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm:

1. Khái niệm: Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm được hiểu là khả năng đáp ứng
nhu cầu sản xuất, phục vụ của các TSCĐ đã được huy động vào sử dụng để sản
xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được ghi
trong dự án đầu tư.
2. Cách xác định: Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm được tính theo công suất
hoặc năng lực phát huy tác dụng của các TSCĐ được huy động như: số căn hộ, số
m² nhà ở, số chỗ ngồi trong rạp, số kWh của các nhà máy điện,…
3. Vai trò: Được sử dụng để đánh giá hiệu quả, khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất,
phục vụ của các TSCĐ đã được đưa vào huy động. Từ đó đánh giá hiệu quả hoạt
động đầu tư cũng như có những sự điều chỉnh thích hợp.
Câu 10: Trình bày khái niệm, mục tiêu quản lý đầu tư
1. Khái niệm quản lý đầu tư
Quản lý đầu tư là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của chủ thể
quản lý vào quá trình đầu tư bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế- xã hội
và các tổ chức kỹ thuật cùng các biện pháp khác nhằm đạt được hiệu quả kinh tế - xã
hội cao nhất trong điều kiện cụ thể xác định, trên cơ sở cận dụng sáng tạo những quy
luật kinh tế khách quan.
2. Mục tiêu
*Xét trên góc độ vĩ mô:
-Đáp ứng tốt nhất việc thực hiện các chiến lược phát triển KT-XH
-Huy động và sử dụng có hiệu quả cao nhất nguồn vốn đầu tư trong và ngoài
nước
-Đảm bảo quá trình đầu tư xây dựng công trình theo đúng quy hoạch, kế hoạch,
kiến trúc và thiết kế đã được duyệt, đảm bảo chất lượng và thời hạn xây dựng với chi
phí hợp lý
*Trên góc độ từng dự án
-Đúng mục tiêu dự án
-Nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội của đầu tư trên cơ sở thực hiện đúng tiến độ
thời gian đã định, trong phạm vi chi phí đã duyệt và tiêu chuẩn hoàn thiện cao nhất.
*Mục tiêu quản lý của cơ sở

-Thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh đơn vị
+Nâng cao hiệu quả SXKD
+Nâng cao hiệu quả đầu tư
Câu 11: Trình bày nội dung quản lý hoạt động đầu tư
*Nội dung quản lý hoạt động đầu tư của nhà nước
-Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư
-Nhà nước xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và những văn bản dưới luật
liên quan đến hoạt động đầu tư.
-Ban hành kịp thời các chính sách nhằm cải thiện môi trường và thủ tục đầu tư
-Ban hành các định mức kinh tế- kỹ thuật, chuẩn mực đầu tư
-Xây dựng chính sách cán bộ thuộc lĩnh vực đầu tư
-Đề ra chủ trương, chính sách hợp tác đầu tư nước ngoài
-Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư
+Đánh giá tổng thể đầu tư (Đánh giá tổng thể đầu tư của nền kinh tế, ngành, địa
phương, vùng lãnh thổ; đánh giá tổng thể về quản lý đầu tư)
+Giám sát, đánh giá đầu tư theo các giai đoạn (chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án
đầu tư, đánh giá sau khi thực hiện dự án đầu tư)
-Quan lý các nguồn vốn:
+Quản lý trực tiếp nguồn vốn ngân sách cấp phát cho đầu tư:
+Các nguồn khác: Xây dựng định hướng, chính sách khuyến khích đầu tư
*Nội dung quản lý hoạt động đầu tư của bộ, ngành, địa phương
-Xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch đầu tư
-Xây dựng danh mục các dự án đầu tư
-Xây dựng kế hoạch huy động vốn đầu tư
-Ban hành những văn bản pháp lý thuộc thẩm quyền của bộ, ngành, địa phương
về đầu tư
-Hướng dẫn chủ đầu tư lập, chọn các đối tác nước ngoài
-Giám sát, đánh giá tổng thể các dự án thuộc quyền quản lý
-Hỗ trợ và trực tiếp xử lý các vấn đề phát sinh trong hoạt động đầu tư
-Kiến nghị với cấp trên điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi những bất hợp lý của các

chính sách, các văn bản dưới luật
*Nội dung quản lý hoạt động đầu tư ở cấp cơ sở
-Xây dựng chiến lược đầu tư
-Lập dự án và kế hoạch huy động vốn đầu tư
-Quản lý quá trình thực hiện đầu tư và phát huy tác dụng của kết quả đầu tư
-Điều phối, kiểm tra, đánh giá hoạt động đầu tư của cơ sở và của toàn dự án
Câu 12: Trình bày các phương pháp quản lý hoạt động đầu tư ( Ưu/ nhược điểm
từng pp)
1. Phương pháp kinh tế
-K/n: Là sự tác động của chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý thông qua các lợi
ích kinh tế nhằm đảm bảo đúng mục tiêu đã định (lương, thưởng, phạt, thuế, lãi suất…)
-Hình thức thể hiện: sử dụng các chính sách và đòn bẩy kinh tế để hướng dẫn,
kích thích, động viên và điều chỉnh hành vi của các đối tượng tham gia quá trình thực
hiện đầu tư theo các mục tiêu xác định trong từng giai đoạn của nền kinh tế xã hội.
-Ưu điểm:
+Thúc đẩy người lao động hăng hái sản xuất hơn, nhiệm vụ chung được giải
quyết nhanh chóng và hiệu quả hơn do nó tác động trực tiếp tới lợi ích kinh tế.
+Mở rộng quyền hoạt động của các cá nhân và các DN, làm tăng trách nhiệm
kinh tế cho họ  giúp nhà nước giảm thiểu việc quản lý và điều hành.
+Phát huy tính chủ động, sáng tạo của nhà đầu tư
+Kết hợp hài hòa giữa lợi ích của nhà nước, xã hội và chủ đầu tư
-Nhược điểm: Đòi hỏi cán bộ quản lý phải có trình độ và năng lực về nhiều mặt
để đưa ta những biện pháp phù hợp.
2. Phương pháp hành chính
-K/n: Là cách thức tác động trực tiếp của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý
bằng những văn bản, chỉ thị, quy định về tổ chức … nhằm đạt được mục tiêu đặt ra
trong tình huống nhất định.
-Đặc điểm:
+Tính bắt buộc: đối tượng quản lý phải chấp hành nghiêm chỉnh các tác động
hành chính.

+Tính quyền lực: cơ quan quản lý chỉ được phép đưa ra các tác động hành chính
đúng với thẩm quyền của mình.
-Phương pháp hành chính tác động theo hai hướng:
+Tác động về mặt tổ chức (thể hiện ở những tác động mang tính chất ổn định)
thông qua thể chế hóa tổ chức.
+Tác động điều chỉnh hành động của đối tượng quản lý (thể hiện ở những tác
động mang tính chất tức thời)
-Ưu điểm:Xác lập trật tự kỷ cương trong làm việc
-Nhược điểm: Dẫn đến tình trạng quan liêu, bộ máy hành chính cồng kềnh, độc
đoán(thủ trưởng ra quyết định thiếu căn cứ, cơ sở khoa học hoặc làm dụng quyền
hành…)
3. Phương pháp giáo dục
-K/n: Là phương pháp quản lý giáo dục và hướng các cá nhân phát triển theo
hướng có lợi cho sư phát triển chung của toàn xã hội
-Ưu điểm:
+Nâng cao ý thức và trách nhiệm của người lao động.
+Nếu làm tốt phương pháp này sẽ có tác dụng lan tỏa đến các phương pháp khác
-Nhược điểm: Cần phải kết hợp với các phương pháp khác vì đơn thuần phương
pháp này không thể đạt hiệu quả tốt vì phương pháp này đòi hỏi tính tự giác của cao của
người lao động
4. Phương pháp toán và thống kê:
-K/n: Là phương pháp trong đó áp dụng các phương pháp định lượng: thống kê,
mô hình toán…
-Ưu điểm: Áp dụng các lý thuyết mô hình, các phương pháp thống kê vào thực
hiện hoạt động đầu tư, mang lại kết quả chính xác, nâng cao hiệu quả đầu tư.
-Nhược điểm: Nếu không tiến hành cẩn thận dễ xảy ra sai xót trong các khâu
phân tích, xử lý số liệu, hoạt động đầu tư không có hiệu quả.
5. Vận dụng tổng hợp các phương pháp trong quản lý đầu tư
Bởi vì:
-Đối tượng quản lý là con người, con người là tổng hợp các quan hệ xã hội với

nhiều động cơ, nhu cầu, tính cách khác nhau.
-Mỗi pp đều có ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng nhất định
-Các pp này có mqh với nhau, vận dụng tốt pp này sẽ tạo đk vận dụng các pp
khác.
Câu 13:Trình bày các công cụ quản lý đầu tư?
Có nhiều công cụ quản lý hoạt động đầu tư. Dưới đây là những công cụ chủ yếu:
-Các qui hoạch tổng thể và chi tiết: Các qui hoạch tổng thể và qui hoạch chi tiết của
ngành và địa phương về đầu tư và xây dựng là những công cụ quan trọng để quản lý
hoạt động dầu tư
-Các kế hoạch:Các kế hoạch định hướng và một số kế hoạch trực tiếp về đầu tư của
ngành và đơn vị
-Hệ thống luật pháp:Hệ thống luật pháp liên quan vì thường áp dụng để quản lý hoạt
động đầu tư như luật đầu tư, luật công ty, luật xây dựng, luật đất đai, luật bảo vệ môi
trường, luật bảo hiểm, luật lao động , luật thuế, luật phá sản và một số ác văn bản dưới
luật kèm theo về quản lý hoạt động đầu tư như các qui chế về quản lý tài chính, vật tư,
thiết bị , tiền lương, sử dụng đất dai và tài nguyên thiên nhiên khác….
-Các định mức và tiêu chuẩn:Các định mức và tiêu chuẩn quan trọng có liên quan đến
quản lý đầu tư và lợi ích của toàn xã hội
-Danh mục các dự án đầu tư
-Các hợp đồng ký kết với các cá nhân và đơn vị thực hiện các công việc của dự án
-Các chính sách và đòn bẩy kinh tế: Những chính sách và đòn bẩy kinh tế quan trọng
thường được áp dụng để quản lý hoạt động đầu tư bao gồm:Chính sách giá cả, tiền
lương, tài chính tín dụng, chính sách khuyến khích đầu tư…
-Những thông tin cấn thiết. Các thông tin về tình hình cung cầu, kinh nghiệm quản lý,
giá cả, các tài liệu phân tích, đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư và các
thông tin khác có liện quan đến hoạt động đầu tư.
Câu 14 : Trình bày các loại kế hoạch đầu tư và các chỉ tiêu chủ yếu trong kế hoạch
đầu tư?
Các loại kế hoạch đầu tư:
Để phục vụ quản lý, trong công tác kế hoạch hóa đầu tư, ác nhà kinh tế phân loại

kế hoạch đầu tư theo những tiêu thức khác nhau. Mỗi cách phân loại đáp ứng những yeu
cầu nhất định của nhà quản lý và nghiên cứu:
-Theo nguồn huy động vốn, kế hoạch đầu tư bao gồm các loại kế hoạch huy động vốn
đâu tư:+Kế hoạch vốn đầu tư ở cấp vĩ mô
+Kế hoạch vốn đầu tư của cấp tỉnh, thành phố
+ Kế hoạch vốn đầu tư ở doanh nghiệp
-Trên phương diện sử dụng vốn, kế hoạch đầu tư là một tổng thể các kế hoạch bố trí
sử dụng vốn đầu tư: Các kế hoạch này cho biết vốn đầu tư sẽ được sử dụng vào đâu và
như thế nào. Nó là cơ sở để so sánh. Đánh giá tính cân đối và hợp lý của cơ cấu vốn đầu
tư.Bao gồm:
+Kế hoạch bố trí vốn theo ngành, lĩnh vực đầu tư
+Kế hoạch bố trí vốn theo địa phương, vùng lãnh thổ
+Kế hoạch bố trí vốn theo các giai đoạn của quá trình đầu tư theo dự án
-Theo biện pháp triển khai thực hiện kế hoạch, kế hoạch đầu tư chia thành kế hoạch
đầu tư theo chương trình và kế hoạch đầu tư theo dự án
-Theo thời gian thực hiện kế hoạch, kế hoạch đầu tư chia thành kế hoạch đầu tư dài
hạn và kế hoạch đầu tư hàng năm
Kế hoạch đầu tư hàng năm bao gồm:
+Kế hoạch chuẩn bị đầu tư cho các dự án thuộc
năm nghiên cứu:
+Kế hoạch chuẩn bị thực hiện đầu tư trong năm
+ Kế hoạch đầu tư cho mọi dự án trong năm
+ Kế hoạch bàn giao công trình xây dựng xong
-Theo cấp độ lập và thực hiện kế hoạch, kế hoạch đầu tư chia thành: Kế hoạch đầu tư
cấp cơ sở, địa phương( ngành) và kế hoạch đầu tư chung của toàn xã hội
-Theo phương pháp lập kế hoạch, kế hoạch đầu tư bao gồm kế hoạch định
hướng(gián tiếp) và kế hoạch đầu tư trực tiếp
Các chỉ tiêu chủ yếu trong kế hoạch đầu tư:
-Các chỉ tiêu đầu tư chủ yếu do Chính phủ giao cho các Bộ, tổng công ty, các tỉnh,
Thành phố thường là:Tổng mức vốn đầu tư tập trung của ngân sách Nhà nước, vốn thực

hiện dự án, cơ cấu vốn đầu tư theo một số ngành, mục tiêu quan trọng, danh mục và vốn
đầu tư các công trình dự án thuộc nhóm A…
-Kế hoạch đầu tư năm thường có những chỉ tiêu chủ yếu sau:Tổng vốn đầu tư chia theo
giai đoạn đầu tư, dự án Tổng vốn đầu tư đã được thực hiện kể từ thời điểm bắt đầu thực
hiện dự án đến năm nghiên cứu, các năng lục và dịch vụ mới đưa vào hoạt động trong
năm nghiên cứu, giá trị tài sản cố định mới đưa vào sử dụng trong năm xem xét, các chỉ
tiêu về khối lượng xây lắp
-Kế hoạch đầu tư theo dự án thường bao gốm một số chỉ tiêu sau: Các chỉ tiêu về giá
trị và giá trị sử dụng chủ yếu của dựa án( vốn đầu tư, giá thành, công suất phục vụ, tuổi
thọ công trình ), các chỉ tiêu tài chính chủ yếu, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội…
Câu 15: Trình tự lập kế hoạch đầu tư của nhà nước và ở cấp cơ sở?
Trình tự lập kế hoạch cấp Nhà nước:
- Xác định nhu cầu đầu tư và khả năng nguồn vốn đầu tư.Nhà nước xác định tình hình
cầu và cung đầu tư, mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư, xác định chu
kì của nền kinh tế có liên quan đến chu kí của đầu tư, dự báo tình hình phát triển công
nghệ, phát triển khoa học kĩ thuật có liên quan đến đầu tư
- Xây dựng kế hoạch định hướng đầu tư tổng thể, theo cơ cấu ngành và vùng lãnh
thổ, theo thành phần kinh tế
- Đối với hoạt động đầu tư từ ngân sách nhà nước.Trên cơ sở kế hoạch định hướng và
khả năng tích lũy cảu ngân sách, phân bổ kế hoạch đầu tư cho từng địa phương, từng
ngành và cho các cơ sở thành kế hoạch của ngành, địa phương và cả nước
-Đối với hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn khác. Trên cơ sở kế hoạch định hướng
chung, nhà nước sử dụng hệ thống pháp luật, chính sách và những qui định nhằm
khuyên khích hoặc hạn chế đầu tư để hướng các nhà đầu tư thực hiện các dựa án đầu tư.
Trình tự lập kế hoạch đầ tư ở cấp cơ sở:
-Xác định nhu cầu thị trường về sản phẩm và dịch vụ( chủng loại, số lượng, chất
lượng ) trong thời kỳ kế hoạch
-Xác định khả năng cung hiện tại của các nhà cung cấp chủ yếu trong nước và khả
năng chấp nhận nhập khẩu
-Xác định khả năng của doanh nghiệp trong việc đầu tư(vốn, công nghệ, lao động…)

-Xây dựng chiến lược đầu tư dựa trên chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp
-Lập các dự án đầu tư theo từng loại sản phẩm dịch vụ trong từng thời kỳ
-Xác định tổng vốn đầu tư trên cơ sở từng dự án, từng giai đoạn
Câu 16: Trình bày các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư?
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính bao gồm:NPV, IRR, T, B/C
-Thu nhập thuần NPV của dự án thường được tính chuyển về mặt bằng hiện tại đầu
thời kí phân tích, Xác định theo công thức:
NPV=∑Bi(1+r)^(n-1) - ∑Ci(1+r)^(n-1)
Trong đó: Bi:khoản thu năm i
Ci:khoản chi phí của năm i(không bao gồm khấu hao và lãi vay)
n: Số năm hoạt động của đời dự án
r: tỉ suất chiết khấu đc chọn
Dự án có hiệu quả tài chính khi NPV>0 khi đó tổng thu của dựa án lớn hơn tổng các
khoản chi phí sau khi đã đưa về cùng một thời điểm ở hiện tại.Ngược lại dự and không
có hiệu quả tài chính khi NPV<0 khi đó tổng thu không đủ bù đắp tổng chi phí bỏ ra.
-Chỉ tiêu chỉ số lợi ích chi phí B/C: Được xác định bằng tỉ số giữa lợi ích thu được và
chi phí bỏ ra theo công thức:
B/C=∑Bi{1/(i+r)}^i ∕ ∑Ci{1/(i+r)^i
Dự án có hiệu quả tài chính khi B/C >1 và ngược lại
-Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn T: là số thời gian cần thiết mà dự án cần hoạt động để
thu hồi vốn đầu tư ban đầu:
∑(W+D)ipv → Ivo
-Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR:Là mức lãi suất nếu dùng nó để làm tỷ suất
chiết khấu tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về cùng một thời gian hiện tại thì
tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi
Dự án có hiệu quả tài chính khi IRR > r giới hạn và ngược lại
IRR=r1+{NPV1/(NPV1-NPV2)}.(r2-r1)
Câu 17: Trình bày các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư
- Giá trị gia tăng thuần (NVA)

Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư. NVA là mức chênh lệch
giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào.
NVA= O-(MI+Iv)
Trong đó: NVA là giá trị gia tăng thuần túy do đầu tư đem lại
O là giá trị đầu vào của dự án
MI là giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và các dịch vụ mua ngoài theo yêu cầu để
đạt được đầu ra trên dây
Iv là vốn đầu tư bao gồm chi phí xây dựng nhà xưởng, mua sắm, thiết bị máy móc
- Chỉ số lao động có việc làm do thực hiện dự án và số lao động có việc làm
trên 1 đơn vị giá trị vốn đầu tư
Số lao động có việc làm
Số lao động có việc làm trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư trực tiếp(I
d
) I
d
=L
d
/I
vd
Trong đó L
d
là số lao động có việc làm trực tiếp của dự án, I
vd
là số vốn đầu tư trực
tiếp của dự án
Số lao động có việc làm trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư đầy đủ (I
k
) I
k
=L

T
/I
vT
Trong đó L
T
là toàn bộ số lao động có việc làm trực tiếp và gián tiếp
L
vT là
số vốn đầu tư đầy đủ của dự án đang xem xét và các dự án liên đới
- Chỉ tiêu mức giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư (những người làm công
ăn lương, những người có vốn hưởng lợi tức, nhà nước thu thuế…) hoặc vùng lãnh
thổ
Chỉ tiêu này phản ánh tác động điều tiết thu nhập giữa các nhóm dân cư hoặc vùng
lãnh thổ
- Chỉ tiêu ngoại hối ròng
Chỉ tiêu này cho biết mức độ đóng góp của dự án vào cán cân thanh toán của nền
kinh tế đất nước
- Chỉ tiêu khả năng cạnh tranh quốc tế
Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm do dự án sản xuất
trên thị trường quốc tế
Câu 18: Trình bày các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư trong doanh nghiệp
( Dn kinh doanh và Dn công ích)
Căn cứ theo chức năng và mục tiêu hoạt động của DN, DN đc chia thành 2 loại:
dn hoạt động kinh doanh và dn hđg công ích. Vì mục tiêu hđ đầu tư của 2 loại hình dn
này khác nhau nên các chỉ tiêu đo lường hiệu quả và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của
chúng cũng khác nhau.
a. Hiệu quả đầu tư trong doanh nghiệp kinh doanh.
* Hiệu quả tài chính
- Sản lượng tăng thêm so với vốn đt phát huy tác dụng trong kỳ nc của dn: chỉ tiêu
này đc xđ bằng việc so sánh sản lượng tăng thêm trong kỳ nc của dn với tổng mức vốn

đt phát huy tác dụng trong kỳ nc của dn.
Ý nghĩa: 1 đv vđt phát huy td trong kỳ nc làm gia tăng đc bao nhêu sl trong kỳ nc của
dn
- Doanh thu tăng thêm so với vốn đt phát huy td trong kỳ nc của dn: chỉ tiêu ngày đc
xđ bằng việc so sánh doanh thu tăng thêm trong kỳ nc của dn với tổng mức vốn đt phát
huy td trong kỳ nc của dn.
Ý nghĩa: 1 đv vđt phát huy td trong kỳ nc làm doanh thu dn tăng thêm là bao nhiêu.
- Tỷ suất sinh lời vốn đt: chỉ tiêu này được xđ bằng việc so sánh lợi nhuận tăng thêm
trong kỳ nc của dn với tổng mức vốn đt phát huy td trong kỳ nc của dn => trị số của các
chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn đt pht của dn càng cao.
Ý nghĩa: 1đv vđt phát huy td trong kỳ nc của dn đã tạo ra đc bao nhiêu lợi nhuận tăng
thêm trong kỳ nc của dn
- Hệ số huy động TSCĐ: chỉ tiêu này đc xđ bằng việc so sánh giá trị TSCĐ mới tăng
trong kỳ nc của dn với tổng mức vốn đt xd cơ bản thực hiện trong kỳ nc của dn or so
với tổng mức vốn đt xd cơ bản thực hiện (gồm thực hiện ở kỳ trước chưa đc huy động
và thực hiện trong kỳ)
Chỉ tiêu này pá mức độ đạt đc kết quả của hđ đt trong tổng số vốn đt xây dựng cơ bản
thực hiện của dn. Trị số của chỉ tiêu này càn cao pá dn đã thực hiện thi công dứt điểm,
nhanh chóng huy động các ctrinh` vào hđ, giảm đc tình trạng ứ đọng vốn
* Hệ thống các chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu qủa ktxh:
- Mức đóng góp cho ngân sách tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của dn so với vốn đầu
tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp: chỉ tiêu này đc xác định
bằng cách so sánh tổng mức đóng góp cho ngân sách tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của
dn với tổng mức vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của dn.
Ý nghĩa: 1đơn vị vốn đtư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của dn đã đóng góp
cho ngân sách với mức tăng thêm là bao nhiêu.
- Mức tiết kiệm ngoại tệ tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ
nghiên cứu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này đc xác định bằng cách so sánh tổng số ngoại
tệ tiết kiệm tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của dn với tổng mức vốn đtư phát huy tác
dụng trong kỳ nghiên cứu của dn.

Ý nghĩa: 1đơn vị vốn đtư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của dn đã đem lại
mức tiết kiệm ngoại tệ tăng thêm là bao nhiêu.
- Mức thu nhập (hay tiền lương của người lao động) tăng thêm so với vốn đt phát huy
td trong kỳ nc của dn. Chỉ tiêu này đc xđ bằng cách so sánh tổng thu nhập (hay tiền
lương của người lđ) tăng thêm trong kỳ nc của dn với tổng mức vốn đt trong kỳ nc của
dn.
Ý nghĩa: 1 đơn vị vốn đtư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp
đã đem lại mức thu nhập (hay tiền lương của ng lao đg) tăng thêm là bao nhiêu.
- Số chỗ làm việc tăng thêm so với vốn đtư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu
của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này đc xác định bằng cách so sánh tổng số chỗ làm việc tăng
thêm trong kỳ nc của dn với tổng mức vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nc của dn.
Ý nghĩa: 1đv vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nc của dn đã tạo ra số chỗ làm
việc tăng thêm là bao nhiêu
Các chỉ tiêu hiệu quả trên còn có thể đc xác định cho bình quân năm trong kỳ nghiên
cứu của doanh nghiệp. Trị số của cá chỉ tiêu hiệu quả càng cao chứng tỏ hoạt động đtư
của dn đã đem lại hiệu quả kt-xh ngày càng cao
Ngoài các chỉ tiêu cơ bản trên, trong việc đánh giá hiệu quả kt-xh của hoạt đg đtư còn
có thể sử dụng các chỉ tiêu khác như: mức tăng năng suất lao động, mức nâng cao trình
độ nghề nghiệp của người lao đg do hoạt đg đtư ptr của dnghiệp mang lại, mức độ đáp
ứng các mục tiêu trong chiến lược ptr kt-xh của đất nước so với vốn đtư phát huy tác
dụng trong kỳ nghiên cứu của dn
b. Hiệu quả đt đối vối dn hđ công ích
Dn công ích là dn Nhà nước sx, cung ứng dv công cộng theo các chính sách của NN
or thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Theo qđ hiện hành, dn NN có doanh thu trên 70%
trở lên từ hđ công ích thì dn đó đc xếp vào loại hình dn hđ công ích. Khác với các dn kd,
mục tiêu chủ yếu của hđ đầu tư không phải vì lợi nhuận mà chủ yếu là thực hiện tốt các
cs của NN or thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng. => Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu
tư cơ bản:
- Hệ số huy động TSCĐ
- Mức chi phí đầu tư tiết kiệm đc so với tổng mức dự toán

- Thời gian hoàn thành sớm so vs thời gian dự kiến đưa công trình vào hoạt động
- Đv các dn hđ công ích có thu có thể tính thêm một số chỉ tiêu hiệu quả tài chính
như các dn kinh doanh như sản lượng, doanh thu tăng thêm tính trên 1 đv vốn đt phát
huy td trong kỳ của dn, lợi nhuân tăng thêm tính trên 1 đv vốn đt phát huy td trong kỳ
của dn,…

×