Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Skkn một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi và ôn thi tốt nghiệp thpt môn hóa ở trường thpt nguyễn trãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.49 KB, 30 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
_____________________________________________

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VÀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT
MÔN HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

Người thực hiện: Dương Đình Luyến
Chức vụ:

Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực (mơn):

THANH HỐ, NĂM 2022

skkn

Hóa học


MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1


1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung
3
2.1. Cơ sở lý luận
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng đề tài
4
2.3. Giải pháp đã thực hiện
5
2.3.1. Giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề
5
2.3.1.1. Tìm hiểu học sinh
5
2.3.1.2. Tạo hứng thú cho học sinh đối với mơn Hóa học
6
2.3.1.3. Thành lập đội tuyển học sinh giỏi
6
2.3.1.4. Xây dựng kế hoạch và nội dung chương trình bồi dưỡng học
7
sinh giỏi
2.3.1.5. Phân loại đối tượng học sinh
8
2.3.1.6. Tiến hành bồi dưỡng
8
2.31.7. Kiểm tra đánh giá
10
2.3.1.8. Chuẩn bị cho học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh

12
2.3.1.9. Phối hợp với giáo viên dạy các môn ôn thi tốt nghiệp và xét
12
tuyển đại học – cao đẳng để ôn tập cho học sinh sau khi hồn thành
kỳ thi học sinh giỏi các mơn văn hóa cấp tỉnh
2.4. Kết quả đạt được
13
2.5. Các kết quả minh chứng về sự tiến bộ của học sinh khi áp dụng
14
biện pháp
3. Kết luận và kiến nghị
15
3.1. Kết luận
15
3.2. Kiến nghị
15
Tài liệu tham khảo
Phụ lục đính kèm
Danh mục sáng kiến kinh nghiệm

skkn


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Xác định cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi và ôn thi tốt nghiệp THPT là
một trong những mục tiêu quan trọng của nhà trường, giúp học sinh hoàn thiện
tri thức, phát huy năng lực, năng khiếu của bản thân,trong những năm qua,
trường THPT Nguyễn Trãi luôn chú trọng đến công tác phát hiện và bồi dưỡng
học sinh giỏi, nhiều chính sách khen thưởng được áp dụng...Tuy nhiên, kết quả

thu được vẫn còn khiêm tốn, nhất là đối với các môn tự nhiên.
Trong những năm đầu tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và ôn thi
tốt nghiệp THPT, mặc dù đã gặt hái được một số kết quả, tuy nhiên bản thân tơi
cịn nhiều trăn trở làm thế nào để chất lượng giải cao hơn, số lượng học sinh đạt
điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT nhiều hơn, có học sinh lớp dưới tham gia
thi học sinh giỏi ở lớp trên, có học sinh đạt điểm 10 trong kì thi tốt nghiệp
THPT.
Vậy làm sao để các em học sinh có hứng thú hơn trong học tập mơn Hố
học, nắm vững kiến thức, kĩ năng cần đạt của bộ môn và tham gia đội tuyển học
sinh giỏi mơn Hóa học và ôn thi tốt nghiệp THPT đạt kết quả cao? Xuất phát từ
thực tiễn đó, sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, tham khảo ý kiến đồng
nghiệp, được sự thống nhất của Ban Giám hiệu, Tổ chuyên môn, tôi đã lựa chọn
đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi và
ôn thi tốt nghiệp THPT môn hoá học ở trường THPT Nguyễn Trãi”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp học sinh có được phương pháp, kĩ năng, thói quen ơn luyện thi học
sinh giỏi, thi tốt nghiệp THPT qua đó nâng cao kết quả trong các kỳ thi, nâng
cao chất lượng dạy và học.
- Giúp học sinh tự hình thành tri thức, có năng lực tư duy, không ngừng
học hỏi để đạt kết quả cao nhất trong các kỳ thi.
- Đề tài này cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên giảng
dạy bộ mơn Hố học.

skkn


1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Học sinh khóa 2018-2021 ở trường THPT Nguyễn Trãi.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Trên cơ sở hệ thống kiến thức sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham

khảo, tài liệu trên internet và thông qua kinh nghiệm giảng dạy của bản thân,
xây dựng kế hoạch bổi dưỡng học sinh giỏi, ôn thi ĐH-CĐ..
- Phương pháp thu thập thông tin: dùng để thu thập thông tin của từng học sinh
- Phương pháp thực nghiệm và thống kê. Thực nghiệm sư phạm để kiểm
nghiệm tính thực tiễn và hiệu quả của phương án đã đề xuất.
- Tổ chức dạy và đánh giá tại trường THPT Nguyễn Trãi.

skkn


2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận.
Hứng thú học tập là thái độ đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của
hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó
trong đời sống cá nhân. Do đó, sự hứng thú không phải là một thành phần bất
biến đặc trưng cho bất kì một mơn học nào cả. Bởi, nếu nói học sinh học kém
Hóa học vì đó là mơn khó thì tại sao vẫn có những học sinh khác học giỏi hóa
học và ln u thích nó? Vì vậy, tác nhân gây mất hứng thú chắc chắn không
thể thuộc về bản thân mơn học, mà nó nằm ở những ngun nhân khác.
- Do không hiểu bài: Không hiểu bài, các em sẽ thấy khó khăn, và khi
thấy khó khăn thì học sinh sẽ khơng thể nắm bắt được, vì khơng thể nắm bắt
được nên các em cảm thấy mọi thứ đều mơ hồ, không rõ ràng và mất phương
hướng. Do đó, các em đương nhiên khơng thể có hứng thú học và kết quả học
tập luôn đi xuống là điều dễ hiểu.
- Do phương pháp sư phạm: Là hệ thống các phương pháp tác động vào
phạm vi hành vi của con người, nhằm thực hiện các nhiệm vụ giáo dục. Để đạt
được hiệu quả trong công tác giáo dục; giáo viên, trước hơn hết phải là người
gợi mở, dẫn dắt và phải tạo được sự hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức của
học sinh. Không những thế, ngày nay các giáo viên còn mắc một lỗi khiến các
em chưa hứng thú học đó là: ít tính sáng tạo trong giảng dạy. Khi học với kiểu

giảng dạy chỉ có đọc và chép thì hứng thú với mơn học của các em đều chìm vào
giấc ngủ từ khi nào rồi. Vấn đề này đòi hỏi sự cải thiện từ đội ngũ giáo viên.
Với mơn Hóa học – một mơn Khoa học tự nhiên khơ khan, đầy những con
số, thì người giáo viên càng cần phải sáng tạo trong phương pháp giảng dạy để
học sinh có được sự tích cực, chủ động, từ đó tháo gỡ những khó khăn trong học
tập đặc biệt là trong các bài tốn khó. Điều này sẽ góp phần động viên cổ vũ tinh
thần của các em, tạo hứng thú trong học tập, say mê nghiên cứu, tìm tịi phát
hiện và giải quyết vấn đề đặt ra.
____________________________

Đoạn: “Hứng thú học tập … đời sống cá nhân” tác giả tham khảo tài liệu tham khảo số 2

skkn


2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng đề tài.
- Đối với nhà trường:
Trường THPT Nguyễn Trãi đóng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa cùng
với các trường có bề dày lịch sử như THPT Đào Duy Từ, THPT Hàm Rồng, đặc
biệt là trường THPT chuyên Lam Sơn; số lượng học sinh theo học tại trường chủ
yếu là học sinh TP. Thanh Hóa. Mặc dù nhà trường đã phối hợp với Hội Khuyến
học đưa ra nhiều chính sách thu hút học sinh nhưng nguồn tuyển học sinh giỏi
vào trường vẫn rất hạn chế.
- Đối với giáo viên giảng dạy bộ mơn Hóa học:
+ Gặp khó khăn trong việc động viên, khuyến khích học sinh hứng thú
theo học bộ mơn.
+ Việc xây dựng các biện pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học
sinh tốn nhiều thời gian, công sức.
- Đối với học sinh:
+ Do những năm gần đây, thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT cố định ở 3

môn, nên từ THCS các em học sinh chỉ tập trung học các mơn Tốn, Văn, Anh
để thi vào lớp 10. Nhiều học sinh THCS coi mơn Hóa học là mơn phụ nên đã
dẫn đến tình trạng mất gốc rất trầm trọng. Nhiều năm liền số học sinh đăng ký
học khối A là rất ít, đại bộ phận các em đăng kí học khối D1 (Tốn, Văn, Anh).
Ngun nhân do cách học và ý chí vươn lên cịn nhiều hạn chế, cộng thêm tư
tưởng ngại bắt đầu nên các em không dám lựa chọn khối A, B để theo học trong
trường THPT.
+ Học sinh thi vào trường THPT Nguyễn Trãi thường có điểm thi đầu
vào thấp hơn các trường THPT công lập trong thành phố. Nhiều em ở vùng ven
thành phố, thuộc các xã, phường mới sáp nhập vào TP. Thanh Hóa và chủ yếu
bố mẹ là lao động tự do nên thời gian quan tâm đến việc học tập của con chưa
được nhiều.
Với thực trạng trên, số lượng học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh các mơn
văn hóa, đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT không được nhiều đặc biệt
là các môn khoa học tự nhiên.

skkn


2.3. Giải pháp đã thực hiện
2.3.1. Giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề.
2.3.1.1. Tìm hiểu học sinh.
a. Thông qua hồ sơ nhập học
- Khi bắt đầu nhận học sinh lớp 10, thông qua hồ sơ nhập học của học
sinh, tôi sẽ nắm bắt thêm các thông tin về những em đã tham gia các kì thi HSG
mơn hóa ở THCS như thi cấp thành phố, cấp tỉnh, đạt giải hay chưa? Có học
sinh nào dự thi chuyên Hóa Lam Sơn khơng trúng tuyển xét vào trường hay
khơng?
Kết quả: Với cách làm trên, bước đầu tôi đã nắm bắt được tình hình học
sinh (Ví dụ: Khóa học 2018-2021, có học sinh Trương Mai Chi đạt giải Nhất

học sinh giỏi Hóa cấp thành phố năm học 2017-2018)
b. Liên lạc với giáo viên giảng dạy bộ mơn Hóa học ở các trường THCS trên địa
bàn thành phố Thanh Hóa.
- Những năm qua, các em học sinh thi tuyển vào lớp 10 THPT với 3 mơn
Tốn, Văn, Anh nên để nắm bắt thơng tin học sinh học tốt mơn Hóa trúng tuyển
vào trường THPT Nguyễn Trãi và đăng ký học khối A, B tôi đã liên hệ với giáo
viên dạy bộ mơn Hóa học ở các trường THCS trên địa bàn thành phố để nắm bắt
tình hình học sinh.
Kết quả: Với cách làm trên, tôi đã phát hiện thêm các em Bùi Tá Đức,
Nguyễn Xuân Mạnh, Lê Trung Hiếu… học rất tốt mơn Hóa học ở THCS.
c. Kiểm tra thơng tin đã thu thập.
Khi học sinh chính thức vào học, bằng nghiệp vụ sư phạm của mình, tơi
kiểm tra xem những thơng tin mình thu thập có đúng hay khơng? Dựa vào các
tiêu chí sau:
- Có khả năng tư duy tốn học.
- Ham đọc sách, tài liệu tham khảo
- Luôn muốn tự giải quyết vấn đề và dễ dàng đạt kết quả cao; tinh thần
trách nhiệm cao, trung thực; Quan tâm tới nhiều vấn đề của Hóa học ứng dụng
trong thực tiễn cuộc sống.
______________________________________

Mục: a. Thông tin nhập học, tác giả tham khảo tài liệu tham khảo số 1

skkn


- Truyền thống gia đình, ảnh hưởng giáo dục từ gia đình.
Kết quả: Qua kiểm tra, tơi nhận thấy, thơng tin thu thập qua hồ sơ nhập
học và qua giáo viên dạy bộ mơn Hóa bậc THCS là chính xác.
2.3.1.2. Tạo hứng thú cho học sinh đối với mơn Hóa học

“Tạo hứng thú cho học sinh” là một việc làm hết sức quan trọng và cần
thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Để học sinh hứng
thú với mơn Hóa học, tơi đã thực hiện như sau:
- Phát huy đặc thù của bộ môn thông qua thực hành, gắn giảng dạy với
thực tiễn.
- Sưu tầm, xây dựng nhiều tình huống thực tiễn cho học sinh vận dụng
kiến thức đã học vào giải quyết tình huống.
- Định hướng mơn Hóa học gắn liền với tổ hợp xét tuyển Đại học (A, B,
D07) và lựa chọn nghề nghiệp của HS sau này. Giới thiệu các trường Đại học có
xét tuyển các khối thi có sử dụng mơn Hóa học; các ngành nghề liên quan đến
mơn Hóa học.
- Để những học sinh trong đội tuyển Hóa học của các khóa trước giao lưu,
nói chuyện với khóa mới nhằm khơi gợi niềm đam mê, hứng thú theo học bộ
môn; đa số các em trong đội tuyển đã đậu các trường ĐH tốp đầu (ĐH Y Hà
Nội, ĐH Bách Khoa…). Sau khi ra trường, các em đều có những cơng việc tốt
và ít nhiều đều có liên quan đến bộ mơn Hóa.
2.3.1.3. Thành lập đội tuyển học sinh giỏi.
a. Khơi gợi niềm đam mê, kích thích động cơ học tập và niềm tin khi tham gia
vào đội tuyển học sinh giỏi.
- Trao đổi với HS, để các em thấy được việc học trong đội tuyển giúp các
em được ôn luyện kiến thức nhiều hơn, có nền tảng kiến thức vững vàng; đồng
thời đó cũng là niềm vinh dự cho bản thân, cho gia đình, cho nhà trường. Giúp
các em nhận thức được lợi ích, giá trị của việc được chọn vào đội tuyển học sinh
giỏi.
_______________________________________

Đoạn: Giới thiệu các trường đại học…. liên quan đến mơn Hóa học, tác giả tham khảo tài liệu
tham khảo số 3

skkn



- Hướng dẫn học sinh xây dựng được mục tiêu học tập rõ ràng, cụ thể và
có thể đạt tới được, từ đó động viên các em cố gắng nhiều hơn nữa.
b. Khảo sát để thành lập đội tuyển.
- Động viên, khuyến khích học sinh tham gia các buổi ơn luyện và khảo
sát để lựa chọn đội tuyển học sinh giỏi mơn Hóa học, khơng giới hạn số lượng
học sinh tham gia.
- Kết quả khảo sát là cơ sở để thành lập đội tuyển học sinh giỏi.
c. Thành lập đội tuyển học sinh giỏi.
- Qua khảo sát, tôi đã lập được đội tuyển học sinh giỏi Hóa học từ lớp 10
với 08 học sinh, chất lượng đội tuyển học sinh giỏi tương đối chính xác.
- Có 02 học sinh lớp 10 đăng ký tham gia thi học sinh giỏi các mơn văn
hóa cấp tỉnh lớp 11 THPT năm học 2018-2019.
- Tất cả học sinh u thích mơn Hóa học mà không vào đội tuyển, trong
những buổi ôn luyện đội tuyển tôi đều để các em học cùng nhưng yêu cầu không
cao; cốt để các em nắm vững kiến thức cơ bản, xây dựng nguồn học sinh đạt
điểm cao trong thi tốt nghiệp THPT sau này.
Kết quả: Với cách làm trên, tôi thấy rằng các em đều háo hức và hăng say
tham gia đội tuyển HSG. Thành viên của đội tuyển học sinh giỏi mơn Hóa học
gồm 08 học sinh: Trương Mai Chi, Lê Trung Hiếu, Bùi Tá Đức, Nguyễn Xuân
Mạnh, Nguyễn Hữu Duy Anh (Giải Nhì Vật lý cấp Thành phố), Trần Minh
Qn, Nguyễn Huy Hùng, Hồng Đức Anh (có điểm trúng tuyển xếp thứ
405/405 học sinh).
2.3.1.4. Xây dựng kế hoạch và nội dung chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi
(gửi kèm kế hoạch đã được duyệt của 03 năm học).
Đầu mỗi năm học, tôi đều xây dựng kế hoạch dạy đội tuyển báo cáo tổ
chun mơn và trình Ban Giám hiệu phê duyệt. Đây là công việc quan trọng đầu
tiên sau khi thành lập đội tuyển. Việc xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch
giảng dạy phải phù hợp với đối tượng học sinh của nhà trường. Các chuyên đề

xây dựng phải có tính chun sâu, sát với chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi.
Các chuyên đề này giáo viên có thể tự xây dựng hoặc tham khảo thêm từ các
đồng nghiệp khác.

skkn


Việc xây dựng kế hoạch và nội dung chương trình bồi dưỡng học sinh
giỏi cần đảm bảo 3 yêu cầu:
- Phần kiến thức cơ bản: xây dựng theo từng chuyên đề của kiến thức cơ
bản, cụ thể và chọn lọc.
- Phần kiến thức nâng cao: đây là phần quan trọng và khó nhất; các
chun đề xây dựng phải có tính chuyên sâu, sát với chương trình bồi dưỡng học
sinh giỏi.
- Phần rèn luyện các kỹ năng, phương pháp làm bài: làm quen với các
dạng đề thi và kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các yêu cầu đề ra.
Kết quả: Qua cách làm đó, tơi thấy rằng hiện nay nguồn tài liệu bồi dưỡng
học sinh giỏi khá phong phú (của cá nhân soạn và tham khảo của đồng nghiệp).
2.3.1.5. Phân loại đối tượng học sinh
Trước khi tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi đã tiến hành phân loại
đối tượng học sinh thành 2 nhóm đối tượng: nhóm có tư duy sáng tạo (chưa từng
tham gia đội tuyển bậc THCS và nhóm có kiến thức cơ bản vững chắc (đã tham
gia đội tuyển bậc THCS, tham gia dự thi vào lớp 10 chuyên Hóa THPT Lam
Sơn) để có phương pháp bồi dưỡng phù hợp có hiệu quả.
Kết quả:
- Nhóm học sinh có tư duy sáng tạo gồm: Nguyễn Hữu Duy Anh, Bùi Tá
Đức, Lê Trung Hiếu, Nguyễn Văn Mạnh.
- Nhóm học sinh có kiến thức cơ bản vững chắc gồm: Trương Mai Chi,
Nguyễn Huy Hùng, Hoàng Đức Anh, Trần Minh Quân.
2.3.1.6. Tiến hành bồi dưỡng

Đây là bước quan trọng nhất, bằng phương pháp sư phạm của mình giáo
viên cần truyền đạt làm thế nào để học sinh tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng
nhất. Trong nhiều năm được nhà trường giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi,
tôi đã đúc rút và áp dụng cho bản thân một số kinh nghiệm mà tơi nhận thấy có
hiệu quả như sau:

skkn


- Đối với những học sinh có tư duy sáng tạo: đầu năm học lớp 10, tôi dành
thời gian ôn lại kĩ kiến thức THCS để các em nắm vững kiến thức cơ bản để khi
bắt đầu dạy đội tuyển, các em đã có chung mặt bằng kiến thức với các bạn đã
nắm vững kiến thức cơ bản.
- Lồng ghép vào các buổi học chính khóa ở lớp: bài giảng của giáo viên
cần có sự phân hóa với mọi đối tượng học sinh (trung bình, khá, giỏi) theo
hướng phát triển phẩm chất năng lực của học sinh; các em học sinh cần nắm
vững lý thuyết của bộ mơn, q trình này tôi đã lồng ghép trong khi triển khai
bài mới. Ví dụ khi dạy các bài về phần hiđrocacbon, tơi đưa thêm vào phần cơ
chế phản ứng. Qua những tiết dạy như thế học sinh sẽ tiếp cận dần với kiến thức
khó. Từ đó, tơi sẽ giao nhiệm vụ về nhà cho các em thuộc đội tuyển về nhà tìm
hiểu thêm.
- Lồng ghép vào các buổi học ôn tập ở trường: đặc thù kiến thức đề thi
học sinh giỏi đã có nhiều thay đổi và phân hóa đối tượng hơn trước; trong các
buổi ôn tập, tôi đã lồng ghép và rèn luyện các kỹ năng giải các bài tập vận dụng
cao.
- Dạy đội tuyển theo lịch phân công của Ban chuyên môn: tôi dạy theo
kế hoạch và nội dung đã được Ban Giám hiệu phê duyệt; tôi sẽ cung cấp những
chuyên đề kiến thức sâu hơn mà các em chưa được tiếp cận.
- Hướng dẫn khả năng tự học và tổng kết: đây là khâu vô cùng quan trọng,
quyết định lớn đến kết quả cuối cùng.

+ Học sinh khơng có khả năng tự học, tự đọc thì rất khó để tiến bộ.
+ Giáo viên giao cho học sinh các chuyên đề để học sinh tự đọc, tự học,
sau đó giáo viên kiểm tra kết quả thực hiện các chuyên đề đó thơng qua việc trao
đổi hoặc thơng qua các bài kiểm tra.
+ Động viên học sinh mạnh dạn hỏi giáo viên những vấn đề khó.
+ Giới thiệu cho học sinh các tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi hay ở thư
viện nhà trường; tuyển tập các bài toán vận dụng cao từ đồng nghiệp và bản thân
xây dựng, tổng hợp.

skkn


+ Hướng dẫn học sinh thu thập tài liệu qua nhiều kênh, tạp chí hóa học,
hóa học ứng dụng, internet…
Với cách làm trên, tôi đã rèn luyện cho các em ý thức và phương pháp tự
học, tự nghiên cứu, khả năng sáng tạo, tính tư duy độc lập. Sau khi đọc xong tài
liệu tôi đều yêu cầu học sinh viết tổng kết lại các kiến thức cốt lõi đã nghiên
cứu. Qua đó, mỗi học sinh được rèn luyện các khả năng phân tích và tổng hợp.
- Vận dụng cơng nghệ thơng tin vào q trình dạy học đã hỗ trợ cho bản
thân tôi rất nhiều trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Cụ thể:
+ Sử dụng giáo án điện tử để truyền đạt các kiến thức khó mang tính chất
động như: khi dạy về chuyên đề lai hóa lớp 10, dạy về cơ chế phản ứng hữu cơ
lớp 11, chiếu bài tập các biểu bảng trong quá trình dạy để tiết kiệm thời gian ghi
bảng. Đặc biệt là dùng để trình chiếu các thí nghiệm mà học sinh khó hoặc
khơng thể thực hiện ở phịng thí nghiệm.
+ Lập nhóm zalo gồm giáo viên và các thành viên trong đội tuyển dự thi
học sinh giỏi để tiện trao đổi bài giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với
học sinh. Từ đầu năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19, có khoảng
thời gian các em dừng đến trường để phịng chống dịch, tơi đã áp dụng các phần
mềm dạy học trực tuyến như zoom, google meet.. để giảng dạy đội tuyển, giúp

việc truyền thụ kiến thức cho các em học sinh được liên tục, không bị gián đoạn.
Đây là hình thức tổ chức dạy học hiện đại.
Kết quả: Với cách làm trên tôi thấy rằng: bên cạnh thời gian trực tiếp đến
trường dạy đội tuyển, tôi có thể tận dụng khoảng thời gian ngồi giờ hành chính
để bồi dưỡng HSG. Việc linh động trong thời gian học tập khiến tâm lý học sinh
thoải mái hơn; phương pháp dạy học nhẹ nhàng hơn nhưng các em lại làm việc
nhiều hơn và lại lĩnh hội được lượng kiến thức lớn hơn, đặc biệt là phát huy
được tối đa năng tự học, tư duy sáng tạo, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin
của học sinh.
2.3.1.7. Kiểm tra đánh giá
- Kiểm tra - đánh giá có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong q trình dạy
học nói chung và trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng.

skkn


Đối với học sinh: Việc kiểm tra – đánh giá cung cấp kịp thời những thông
tin "liên hệ ngược" giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học.
Đối với giáo viên: Cung cấp cho giáo viên những thông tin "liên hệ ngược
ngồi" giúp giáo viên điều chỉnh q trình dạy học phù hợp với đối tượng học
sinh.
Do đó, trong q trình bồi dưỡng học sinh giỏi, sau mỗi chuyên đề dạy
bồi dưỡng, tôi tự tổ chức kiểm tra chất lượng học sinh (đề do cá nhân biên soạn
hoặc sưu tầm) nhằm phát hiện những chuyên đề học sinh còn yếu để có biện
pháp khắc phục điều chỉnh kịp thời. Đồng thời cũng là động lực thúc đẩy học
sinh phải tự giác tìm tịi học hỏi thêm.
Định kỳ 1 tháng/lần, tổ chức kiểm tra các chuyên đề đã dạy cho học sinh
- Hình thức kiểm tra:
+ Kiểm tra vấn đáp: giáo viên – học sinh, học sinh – học sinh theo cặp đơi
+ Kiểm tra viết để đánh giá mức độ chính xác trong kiến thức của HS khi

trình bày vì thực tế có nhiều học sinh giải ra được kết quả đúng nhưng khi trình
bày lại thiếu sót do tâm lí và mắc lỗi (bản lĩnh thi đấu chưa vững vàng).
Trong các năm học, nhà trường tổ chức kỳ thi học sinh giỏi cấp trường
nhằm lựa chọn nòng cốt cho các đội tuyển với đề thi là giáo viên khác dạy khác
khối ra. Để tạo điều kiện cho học sinh được đăng ký nhiều hơn 1 môn thi, nhà
trường xếp lịch thi để học sinh có thể tham gia tối thiểu 2 môn thi/kỳ thi.
Qua kỳ thi, cùng với sự theo dõi, kiểm tra trong q trình học của từng
mơn là căn cứ để xác định học sinh có thế mạnh ở môn nào hơn; lựa chọn học
sinh tham gia đội tuyển học sinh giỏi được chính xác hơn. Với tư cách là giáo
viên chủ nhiệm, tôi không giữ học sinh tham gia đội tuyển Hóa dù các em có
thành tích rất tốt mà san sẻ cùng các giáo viên bộ mơn khác; thơng thường
những em có tư duy tốt sẽ theo được nhiều mơn.
Năm học 2019-2020, có 02 học sinh độ tuyển Hóa chuyển sang đội tuyển
Tin và 01 chuyển sang đội tuyển Tốn.
Tơi đã trao đổi với các giáo viên dạy đội tuyển các môn tự nhiên ở lớp, bố
trí lịch dạy đội tuyển so le để các em vẫn có thể tham gia học cùng với đội tuyển
Hóa vì ngồi việc ơn luyện đội tuyển cịn giúp các em có kiến thức vững vàng
trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.

skkn


- Luyện đề thi học sinh giỏi :
+ Giáo viên tự xây dựng đề thi học sinh giỏi.
+ Sử dụng đề của các giáo viên đứng đội tuyển học sinh giỏi trong tỉnh.
+ Chấm và chữa đề thi để học sinh nhận thấy những thiếu sót trong q
trình làm bài cần khắc phục. Qua đó tơi sẽ có kết quả đánh giá một cách khách
quan nhất để lựa chọn đội tuyển.
Kết quả: Qua cách làm này tôi thấy các em được rèn luyện kĩ năng làm
bài tốt hơn, được va chạm nhiều hơn. Do đó các em rất tự tin trong các kì thi.

2.3.1.8. Chuẩn bị cho học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh
Trước kỳ thi học sinh giỏi (kể cả cấp trường), tôi động viên học sinh
chuẩn bị cả về tâm lý và sức khỏe cho học sinh để học sinh tham dự thi tốt nhất.
Động viên gia đình học sinh và học sinh có chế độ dinh dưỡng phù hợp để
đảm bảo sức khỏe.
Hướng dẫn học sinh một số kinh nghiệm lấy hơi, giữ bình tĩnh khi thi;
tránh tình trạng học sinh lo lắng, hồi hộp và run khi làm bài ảnh hưởng không
tốt tới hiệu quả của bài làm.
Kết quả: Với cách làm trên, tôi thấy các em trong đội tuyển đã đảm bảo
sức khỏe, vững tâm lý trong các kì thi, làm bài đạt hiệu quả cao.
2.3.1.9. Phối hợp với giáo viên dạy các môn ôn thi tốt nghiệp và xét tuyển đại
học để ôn tập cho học sinh sau khi học sinh hoàn thành kỳ thi học sinh giỏi các
mơn văn hóa cấp tỉnh.
Mục tiêu cuối cùng của mỗi học sinh là đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt
nghiệp THPT để xét tuyển Đại học, trong quá trình tham gia đội tuyển sẽ bị ảnh
hưởng một phần đến việc ôn luyện các mơn cịn lại của học sinh. Sau khi các em
đã hoàn thành nhiệm vụ thi học sinh giỏi cấp tỉnh các mơn Văn hóa, tơi phối hợp
với các giáo viên dạy bộ mơn, bố trí thời gian để ơn luyện cho tất cả các em học
sinh đã tham gia đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh.
Kết quả: Với cách làm trên, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, lớp
chủ nhiệm đã có nhiều em đạt điểm cao trong đó có 03 học sinh đạt từ 27.00
điểm trở lên.
____________________________________

Đoạn: Hướng dẫn học sinh… hiệu quả bài làm, tác giả tham khảo tài liệu tham khảo số 4

skkn


2.4. Kết quả đạt được.

Biện pháp mà tôi áp dụng đã đem lại hiệu quả vì nó phù hợp với đối
tượng học sinh và thực tiễn nhà trường:
- Với học sinh một trường có năng lực hạn chế hơn các trường bạn thì
biện pháp mà tơi áp dụng đã cho các em phát huy hết khả năng và niềm đam mê
hóa học của mình, ngày càng u thích bộ mơn Hóa hơn. Từ đó tạo động lực
cho các em có niềm tin vào mơn Hóa. Mặc dù hiện nay học sinh chọn mơn Hóa
để thi tốt nghiệp THPT đã giảm nhưng trường tơi vẫn có những học sinh thi tốt
nghiệp THPT đạt điểm cao mơn Hóa.
- Với cán bộ giáo viên, sau khi tham khảo và áp dụng biện pháp của tơi thì
kết quả HSG có chuyển biến rõ ràng. Đặc biệt là ở bộ mơn Hóa trong kỳ thi học
sinh giỏi các mơn văn hóa cấp tỉnh năm học 2020-2021.
- Với nhà trường biện pháp đó đã phát huy hiệu quả. Nhờ tác động của
biện pháp và một số yếu tố khác mà nhà trường đã đạt được thành tích cao trong
những năm gần đây. Đặc biệt là năm học 2020-2021, kết quả học sinh giỏi các
mơn văn hóa tăng 19 bậc so với năm học trước.
Quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi và ôn thi tốt nghiệp THPT là quá trình
lâu dài, các giải pháp bồi dưỡng đã bắt đầu hình thành khi giáo viên tham gia
giảng dạy. Để nâng cao kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi và ôn thi tốt nghiệp
THPT, tôi đã suy nghĩ và thay đổi phương pháp nâng cao kết quả, cụ thể:
* Kết quả học sinh giỏi cấp trường
Năm học

Lớp

SL Giải

Nhất

Nhì


Ba

KK

2018-2019

11

2

1

0

1

0

10

6

1

1

2

2


2019-2020

11

5

1

1

1

2

2020-2021

12

5

1

1

2

1

skkn



* Kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh 4 năm học:
Năm học

SL Giải

Nhất

Nhì

Ba

KK

2017-2018

1

0

0

0

1

2018-2019

0


0

0

0

0

0

1

2019-2020
2020-2021

Khơng thi
2

0

1

* Kết quả thi THPT Quốc gia (thi tốt nghiệp THPT) mơn Hóa 4 năm
học (điểm thi ≥ 9):
Năm

Điểm thi ≥ 9

GV dạy


SL

Điểm cao nhất

2018

1

9.25

Dương Đình Luyến

2019

1

9.00

Tào Minh Tiến

2020

3

9.25

Trần Thị Ngà

2021


6

10.00 (2HS)

Dương Đình Luyến

Qua kết quả học sinh giỏi khóa học 2018-2021 và kết quả thi tốt nghiệp
THPT, tôi thấy rằng, sau khi áp dụng phương pháp, số lượng học sinh đạt giải
tăng lên, chất lượng giải tăng rõ rệt. Đặc biệt nhà trường đã có học sinh đạt
18.75/20 điểm mơn Hóa trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh các mơn văn hóa lớp
12 năm học 2020-2021. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, nhà trường có
02/10 học sinh cả tỉnh đạt điểm 10 mơn Hóa học (em Bùi Tá Đức và em Nguyễn
Xn Mạnh).
2.5. Các kết quả, minh chứng về sự tiến bộ của học sinh khi áp dụng biện
pháp (đính kèm kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hóa năm học
2020-2021 và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021).

skkn


3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ quan trọng đối với nhà trường,
đối với giáo viên bộ môn, mà đặc biệt nó là yêu cầu của học sinh và phụ huynh
nhằm đào tạo ra những học sinh giỏi, có năng khiếu làm tiền đề cho việc phát
triển tư duy và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Tham mưu với Ban Giám hiệu; phối hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm, với
phụ huynh học sinh để cùng giáo dục, tạo điều kiện cho học sinh ôn tập, rèn
luyện một cách tốt nhất:
- Có kế hoạch bồi dưỡng học sinh sớm để tạo nguồn học sinh.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh cũng như giáo viên bồi
dưỡng về thời gian, về vật chất cũng như tinh thần.
Đối với giáo viên:
- Định hướng cho học sinh chọn môn học bồi dưỡng càng sớm càng tốt.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hợp lý: Từ kiến thức cơ bản trong sách
giáo khoa, đến các chuyên đề và sau đó là luyện giải đề.
- Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chun mơn, trình độ cơng
nghệ thơng tin và khơng ngừng đổi mới phương pháp bồi dưỡng của bản thân.
Đối với học sinh:
- Có kế hoạch học tập cụ thể, phân chia thời gian học tập hợp lý.
- Có phương pháp học tập phù hợp và khoa học.
Bồi dưỡng học sinh giỏi và ôn thi tốt nghiệp THPT là cả một quá trình,
vừa thể hiện năng lực, bản lĩnh người giáo viên, vừa khẳng định trình độ chun
mơn nghiệp vụ của giáo viên vì vậy địi hỏi người giáo viên phải kiên trì, nhẫn nại.
3.2. Kiến nghị.
Với những kết quả ban đầu thu được sau một thời gian áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh
giỏi và ôn thi tốt nghiệp THPT môn hoá học ở trường THPT Nguyễn Trãi”, tôi
đề nghị nhà trường tổ chức khảo nghiệm và có ý kiến góp ý, chỉ đạo để tơi tiếp

skkn


tục hồn chỉnh đề tài, góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi
mơn Hóa học, kết quả thi tốt nghiệp THPT đối với mơn Hóa học nói riêng, chất
lượng học tập tồn trường nói chung.
Trong q trình thực hiện đề tài, không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy, cơ và các bạn đồng nghiệp để
tơi có thể hồn thiện đề tài này hơn cũng như có những giải pháp tốt hơn trong
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và ôn thi tốt nghiệp THPT nhằm nâng cao chất

lượng, số lượng học sinh giỏi của nhà trường và học sinh đạt điểm cao trong kỳ
thi tốt nghiệp THPT.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hố, ngày 10 tháng 5 năm 2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người khác.

Dương Đình Luyến

TÀI LIỆU THAM KHẢO

skkn


1. Tờ khai nhập học lớp 10 năm học 2018-2019 của trường THPT Nguyễn
Trãi, TP. Thanh Hóa, Thanh Hóa
2. Tailieu.vn
3. Thiquocgia.vn
4. Internet

skkn


TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
TỔ: HĨA HỌC

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

_____________________________________

Thanh Hoá, ngày 15 tháng 9 năm 2018

KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY HỌC SINH GIỎI
Mơn: Hóa 10
Giáo viên giảng dạy: Dương Đình Luyến
I. MỤC ĐÍCH U CẦU.
1. Về kiến thức
HS có được hệ thống kiến thức hố học phổ thơng cơ bản, ban đầu, tương đối
hiện đại và thiết thực từ đơn giản đến phức tạp, gồm:
- Kiến thức cơ sở hoá học chung;
- Hố học vơ cơ;
2. Về kĩ năng
HS có được hệ thống kĩ năng hố học phổ thơng cơ bản ban đầu và thói quen
làm việc khoa học gồm :
- Kĩ năng học tập hoá học;
- Kĩ năng vận dụng kiến thức hố học.
3. Về thái độ
HS có thái độ tích cực như :
- Hứng thú học tập bộ mơn hố học.
- Ý thức trách nhiệm với bản thân, với xã hội và cộng đồng; phát hiện và
giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học.
- Ý thức vận dụng những tri thức hoá học đã học vào cuộc sống và vận
động người khác cùng thực hiện.
4. Chỉ tiêu phấn đấu:

Tổng số HS tham gia đội tuyển với lớp 11: 02
Mục tiêu phấn đấu: SL đạt giải cấp tỉnh 1
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
1. Trong giờ học chính khóa:
- GV tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, hoạt động theo nhóm tìm hiểu,
phát hiện, lĩnh hội các kiến thức cơ bản.

skkn



×