Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng anh tiểu học tham gia dự thi olympictài năng tiếng Anh(OTE)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.71 KB, 16 trang )

Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng
Anh tiểu học tham gia dự thi Olympic"Tài năng tiếng Anh"(OTE) .
Trang
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
2. Điểm mới của đề tài.
3.Phạm vi áp dụng đề tài.
PHẦN II. PHẦN NỘI DUNG
I. Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Anh tiểu học
tham gia dự thi Olympic "Tài năng tiếng Anh"(OTE) cần giải quyết.
1.1. Thuận lợi
1.2. Khó khăn
1.3. Nguyên nhân
II. Một số giải pháp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Anh
tiểu học tham gia dự thi Olympic "Tài năng tiếng Anh"(OTE) .
1. Giải pháp 1: Công tác tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường, tổ
chuyên môn.
2. Giải pháp 2: Tuyển chọn học sinh bồi dưỡng Tiếng Anh thi Olympic
"Tài năng tiếng Anh"(OTE)
3. Giải pháp 3: Xây dựng kế hoạch, nội dung bồi dưỡng.
4. Giải pháp 4: Hình thành các kĩ năng phát âm, kĩ năng nghe, kĩ năng
giao tiếp, kĩ năng hùng biện.
5. Giải pháp 5: Dự đoán nội dung thi phần nghe và phần phỏng vấn.
6. Giải pháp 6: Phối hợp phụ huynh trong công tác bồi dưỡng.
PHẦN III. PHẦN KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của đề tài.
2. Kiến nghị, đề xuất.

PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển vì vậy nhu cầu hội nhập được chú trọng


như kim chỉ nam xuyên suốt quá trình xây dựng đất nước. Một trong những ngôn ngữ
1


có vai trò như một phương tiện tích cực hỗ trợ hiệu quả nhất được sử dụng để giao
tiếp cho hầu hết các nước trên thế giới đó chính là Tiếng Anh. Với vai trò quan trọng
đó thì việc đào tạo bồi dưỡng cho học sinh vốn kiến thức và kỹ năng giao tiếp Tiếng
Anh rất cần thiết, đặc biệt là đối tượng mới bắt đầu tiếp cận với ngoại ngữ - học sinh
tiểu học.
Để thúc đẩy phong trào nói Tiếng Anh và học tiếng Anh trong nhà trường phổ
thông, đồng thời tạo cho các em học sinh một sân chơi bổ ích và lý thú giúp các em
phát triển toàn diện. Tạo cơ hội cho học sinh phát triển và chứng tỏ khả năng nói tiếng
Anh, trên cơ sở đó góp phần rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, năng lực
hùng biện, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn tiếng Anh trong nhà
trường. Tuyển chọn và tuyên dương – khen thưởng những học sinh có năng lực, kỹ
năng giao tiếp tiếng Anh tốt. Phát huy hết khả năng sáng tạo, sự nhạy bén, thông minh
của học sinh, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã tổ chức cuộc thi Olympic “ Tài năng tiếng
Anh “ từ năm học 2013- 2014 đến nay. Đây là một sân chơi vô cùng bổ ích giúp các
em mở rộng vốn từ, ngữ pháp, rèn luyện kĩ năng nghe - nói tạo động lực giúp các em
tự tin hơn khi giao tiếp bằng tiếng Anh. Cứ bắt đầu mỗi năm học cả thầy và trò đều
háo hức tham gia cuộc thi này. Các em trong một lớp, một trường thi đua lẫn nhau, sự
thi đua này lan tỏa cả sang giáo viên và phụ huynh tạo một môi trường học tập- giao
tiếp lành mạnh.
Là một giáo viên đã giảng dạy nhiều năm với nhiều tâm huyết và trăn trở là
làm sao để đào tạo những tài năng giỏi giao tiếp tiếng Anh cho quê hương, đất nước.
Tôi đã mạnh dạn tham gia công tác bồi dưỡng học sinh thi Olympic "Tài năng tiếng
Anh" và đã gặt hái được một số thành tựu nho nhỏ ban đầu.
Bồi dưỡng học sinh giỏi là một quá trình và muốn có một học sinh đủ tự tin để
thi tốt kĩ năng nghe- nói tiếng Anh lại càng khó khăn hơn. Bao nhiêu thử thách đặt ra
cho chúng tôi trước khi bước vào hành trình bồi dưỡng mảng mới này. Học như thế

nào để hùng biện tốt các chủ đề ? Dạy như thế nào để học sinh có kĩ năng giao tiếp tốt
bằng tiếng Anh ? Thủ thuật nào để học sinh tự tin trên sân khấu ? Đó là điều băn
khoăn trăn trở của mỗi giáo viên dạy môn tiếng Anh. Bằng tất cả mọi nỗ lực của mình
trong suy nghĩ, tìm tòi, trao đổi, thảo luận với các đồng nghiệp khác cùng với việc cọ
xát thực tiễn trãi nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Anh ở bậc Tiểu
học qua một số năm, tôi mạnh dạn chia sẽ một số ý kiến, suy nghĩ của mình qua đề tài:
“Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Anh
2


tiểu học tham gia dự thi Olympic" Tài năng tiếng Anh"(OTE) ”. Với mong muốn
được chia sẻ, góp phần bổ sung và làm phong phú hơn phương pháp dạy bồi dưỡng
học sinh thi Olympic" Tài năng tiếng Anh"(OTE) với các bạn đồng nghiệp để phong
trào thi OTE ngày càng phát triển và phát huy tốt tác dụng của nó.
2. Điểm mới của đề tài:
Đề tài đưa ra một số giải pháp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi giao tiếp
tiếng Anh Tiểu học thi Olympic"Tài năng tiếng Anh"(OTE) , các giải pháp mang tính
thực tiễn và đã áp dụng lần đầu tiên có hiệu quả tại đơn vị tôi công tác. Đề tài tập hợp
được hệ thống các giải pháp để rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, năng lực
hùng biện bằng tiếng Anh. Các biện pháp về chuyên môn trong việc lựa chọn học sinh
có năng lực giao tiếp tiếng Anh tham gia bồi dưỡng, xây dựng chương trình bồi
dưỡng.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Nhóm học sinh tiểu học được bồi dưỡng tiếng Anh tham gia dự thi Olympic
"Tài năng tiếng Anh" của trường tiểu học, năm học 2016 - 2017.
Giúp học sinh nắm vững cấu trúc ngữ pháp, mở rộng vốn từ vựng, kỹ năng giao
tiếp bằng ngoại ngữ, năng lực hùng biện theo các chủ điểm thuộc chương trình dạy
học Tiếng Anh tiểu học.
PHẦN II. PHẦN NỘI DUNG
I . Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Anh tham gia dự thi

Olympic "Tài năng tiếng Anh"(OTE) .
1. Thuận lợi:
a) Công tác giảng dạy của giáo viên.
Là giáo viên được giảng dạy nhiều năm, trải qua nhiều môi trường, điều kiện
công tác khác nhau giúp tôi có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết để nghiên cứu về
chuyên môn cũng như hiệu quả từng tiết dạy đối với từng đối tượng học sinh, đặc biệt
là bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Anh tham gia dự thi "Tài năng tiếng Anh".
Sau 3 năm Bộ Giáo dục & Đào tạo đã tổ chức Olympic "Tài năng tiếng
Anh"(OTE), nhiều giáo viên đã tích cực bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Anh tham gia
dự thi và đúc rút một số kinh nghiệm bước đầu. Bản thân tôi cũng đã học hỏi được từ
đồng nghiệp, đồng thời được đi sâu vào tích lũy kinh nghiệm qua thực tế công tác của
mình, có điều kiện để nâng cao kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi giao tiếp và hùng biện
Tiếng Anh của đơn vị.
3


b) Tình hình học tập của học sinh.
Ngày nay Tiếng Anh được xem như là một môn công cụ, không chỉ dạy từ lớp 3
mà đã được đưa vào giảng dạy ngay từ lớp 1. Vì thế đã hình thành ở các em môi
trường Tiếng Anh từ những lớp học đầu tiên.
Một số học sinh thực sự có niềm đam mê và thích thú học Tiếng Anh.
Từ năm học 2013-2014, học sinh đã thực sự hứng thú cuốn hút vào cuộc thi
Olympic " Tài năng Tiếng Anh " nhằm tăng cường giao lưu , học hỏi và tạo điều kiện
cho các em thực hiện đầy đủ các kỹ năng , đặc biệt là kỹ năng nghe và nói trong việc
học tập bộ môn Tiếng Anh
Các em có điều kiện rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, năng lực hùng
biện.
c) Công tác quản lí, cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Được sự động viên, quan tâm tạo mọi điều kiện về thời gian cũng như tinh thần
của Ban giám hiệu nhà trường, của phụ huynh học sinh có điều kiện thuận lợi giúp

công tác bồi dưỡng học sinh tiểu học thi Olympic " Tài năng Tiếng Anh " đạt kết quả.
Từ năm học 2015-2016 nhà trường đã có phòng Anh, cung cấp trang thiết bị màn
hình tương tác, máy tính xách tay, nâng cấp đường truyền mạng giúp cho việc cập
nhật thông tin cũng như luyện kĩ năng nghe – nói tốt hơn.
2.Khó khăn
a) Công tác giảng dạy của giáo viên:
Trường tôi là một trường thuộc vùng khó nên tài liệu, sách tham khảo, cũng như
băng đĩa phục vụ cho kĩ năng nghe ở thư viện còn hạn chế. Vì thế, chưa có đủ tư liệu,
trang thiết bị để học sinh và giáo viên tham khảo, nghiên cứu một cách có hiệu quả.
Những năm trước, nhà trường chưa có phòng Anh riêng nên việc luyện kĩ năng
nghe- nói là rất khó.Vì thế việc luyện tập cho học sinh còn bó hẹp giữa cô và trò.
b) Tình hình học tập của học sinh.
Đa số học sinh rất “sợ “ và “ ngại “ khi nhắc đến việc nói tiếng Anh . Nguyên nhân
chủ yếu là do tâm lý sợ phát âm sai , và đặc biệt là thiếu hụt vốn từ mới . Các em chỉ
có thể nói theo cặp hoặc nhóm qua các nội dung trong những tiết nói ở trên lớp sau
khi đã được giáo viên hướng dẫn .
Học sinh trên địa bàn phần lớn là con em lao động nên các em ngoài việc đi học
còn phải ở nhà phụ giúp gia đình.
4


Do xa trung tâm nên học sinh không có điều kiện để tham gia vào các câu lạc bộ
ngoại ngữ - môi trường giao lưu , học hỏi vốn tiếng Anh với học sinh trường bạn.
Chính vì điều này mà khi tham gia hội thi các em đã hết sức lo lắng, mất tự tin trước
khi vào cuộc thi.
b) Về phía phụ huynh:
Tiếng Anh ở bậc tiểu học chỉ là môn học tự chọn, thế nên bản thân phụ huynh
cũng ít quan tâm đến bộ môn này, họ chỉ đầu tư cho con mình học nâng cao môn
Toán, Tiếng việt ...
Đa số học sinh là con em nông dân, gia đình còn nghèo nên cha, mẹ chỉ lo kinh tế

không có thời gian quan tâm và đôn đốc việc học của các em. Phụ huynh chưa thấy
được tầm quan trọng của tiếng Anh và tính ngoại giao của nó nên sự phối kết hợp giữa
phụ huynh và giáo viên không có.
* Khảo sát thống kê chất lượng dự thi Olympic "Tài năng tiếng Anh"(OTE) từ
năm học 2013-2014 đến năm học 2014-2015 trước khi thực hiện sáng kiến kinh
nghiệm.
Năm học 2013-2014
TT
1

Họ và tên học sinh
Nguyễn Thị Ngọc Hà

Giải

Vị thứ của trường

Không có

25

Giải

Vị thứ của trường

Không có

20

Năm học 2014-2015

TT
1

Họ và tên học sinh
Nguyễn Thị Thúy Vân

3. Nguyên nhân:
a. Nguyên nhân từ phía giáo viên: Đây là hội thi mới nên chưa đầu tư nhiều thời
gian cho việc nghiên cứu phương pháp dạy phù hợp. Giáo viên chưa tạo được môi
trường giao tiếp ngoại ngữ, nó chỉ bó hẹp trong các tiết học. Vì tổ chức song hành hai
hội thi : IOE trên Internet và Olympic " Tài năng tiếng Anh" (OTE), nên thời gian bồi
dưỡng cho học sinh còn chưa nhiều.
b. Nguyên nhân từ học sinh: Học sinh chưa chú trọng đến môn tiếng Anh vì nó
còn là môn học tự chọn. Các em còn rụt rè, sợ hãi khi giao tiếp bằng tiếng Anh. Chưa
giành nhiều thời gian để luyện kĩ năng nghe - nói ở nhà.
5


c. Nguyên nhân từ phụ huynh: Nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc
học tập của con cái. Gia đình không có điều kiện để các em được tham gia các câu lạc
bộ tiếng Anh.
d. Nguyên nhân từ cơ sở vật chất: Thiếu các trang thiết bị hỗ trợ cho việc luyện kĩ
năng nghe. Chưa có phòng học riêng để tạo môi trường giao tiếp ngoại ngữ.
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Anh
tham gia dự thi Olympic "Tài năng tiếng Anh"(OTE) .
Qua những năm bồi dưỡng OTE vừa qua tôi đã thực hiện một số giải pháp để
giúp học sinh giỏi tiếng Anh tham gia dự thi Olympic " Tài năng tiếng Anh" đạt chất
lượng cao:
1. Giải pháp 1: Công tác tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường, tổ
chuyên môn:

Là giáo viên dạy trực tiếp bồi dưỡng, tôi tích cực tham mưu với Ban giám hiệu
nhà trường, tổ chuyên môn tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể để tôi tham gia công tác
bồi dưỡng đạt kết quả cao: Xây dựng kế hoạch và thời khóa biểu hợp lí, tránh bị
chồng chéo giữa tiết dạy và tiết bồi dưỡng, giữa bồi dưỡng tiếng Anh thi IOE trên
Internet với bồi dưỡng tiếng Anh thi Olympic" Tài năng tiếng Anh".
Tham mưu với Ban giám hiệu xây dựng phòng Anh riêng. Cung cấp các trang
thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy các kĩ năng nghe-nói -đọc -viết có hiệu quả.
2. Giải pháp 2: Tuyển chọn học sinh bồi dưỡng thi Olympic"Tài năng tiếng Anh"
* Mục đích: Tuyển chọn đúng và chính xác nhất khả năng giao tiếp, khả năng
hùng biện của học sinh, đây chính là công tác quan trọng nhất để đi đến thành công
trong hội thi Olympic "Tài năng tiếng Anh" .
* Tôi đã tiến hành các bước tuyển chọn như sau:
- Lựa chọn học sinh có kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hùng biện tiếng Anh ở lớp 3 và
lớp 4:
Căn cứ vào kết quả học tập môn Tiếng Anh năm trước nhất là những học sinh
có vốn từ vựng, kĩ năng nghe, kĩ năng nói tốt cả lớp 3 và lớp 4.
- Tổ chức thi Olympic "Tài năng tiếng Anh " cấp trường:
+ Hình thành lớp bồi dưỡng: Căn cứ vào kết quả chọn lọc học sinh có kết quả
học tập tốt môn Tiếng Anh ở lớp 3 và lớp 4 và đặc biệt chú trọng kĩ năng nghe -nói,
tiến hành chọn khoảng 4 học sinh để bồi dưỡng.
6


+ Sàn lọc dần học sinh qua các vòng kiểm tra chủ đề: Tổng hợp kết quả học tập
của học sinh thông qua tổng hợp điểm của 2 kĩ năng nghe- nói. Chọn 4 học sinh có kết
quả cao nhất để tiếp tục bồi dưỡng thi cấp trường.
+ Tổ chức thi cấp trường: Theo sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường tiến
hành cho học sinh thi. Chọn 2 học sinh có kết quả cao nhất tiếp tục bồi dưỡng tham
gia thi cấp huyện.
- Lựa chọn học sinh tham gia thi Olympic " Tài năng tiếng Anh" cấp huyện:

Tiếp tục công tác bồi dưỡng và chọn lọc học sinh qua các chủ đề mà phòng GDĐT đã đưa ra và bài kiểm tra kĩ năng nghe- nói do tôi tự tìm tòi và chắt lọc, tổng hợp
đánh giá học sinh chính xác được lưu ở sổ” Nhận xét kết quả học tập của học sinh”.
Chọn 1 học sinh tham gia thi Olympic " Tài năng tiếng Anh" cấp huyện.
3. Giải pháp 3: Xây dựng kế hoạch, nội dung bồi dưỡng
3.1. Kế hoạch bồi dưỡng:
Lập kế hoạch bồi dưỡng cụ thể, chi tiết từng chủ đề và các dạng bài luyện kĩ năng
nghe - nói:
Orders

Weeks Lessons

1-2
3-4
5-6
7-8
9-10
11-12
13-14
15-16
17-18
19-20
21-22
23-24
25-26
27-28
29-30
31-32
33-34
35-36
37-38

39-40
41-42
43-44
47-48
49-50

1-2

1

2

3

4

5
6

3-4
5-6
7-8
1-2
3-4
5-6
7-8
1-2
3-4
5-6
7-8

1-2
3-4
5-6
7-8
1-2
3-4
5-6
7-8
1-2
3-4
5-6
7-8

Contents
TOPIC 1: Your favourite subject at school.
Practice listening skill.
TOPIC 2: Describe the break time at your school.
Vocabularies for free-time activities.
TOPIC 3: Your favourite teacher at school.
Practice listening skill.
TOPIC 4: Your teachers' day.
Vocabularies for subjects.
TOPIC 5: How you learn English.
Practice listening skill.
TOPIC 6: Your favourite books.
Vocabularies for entertainment.
TOPIC 7: Your best friend.
Practice listening skill.
TOPIC 8: After school activities with friends.
Vocabularies for characters.

TOPIC 9: Your classmates with your study at school.
Listening Test 1.
TOPIC 10: Your favourite birthday present.
Vocabularies for toys, souvenirs, clothes.
TOPIC 11: The person you like best in your family.
Practice listening skill.
TOPIC 12: Your dream house.
Vocabularies for parts of a house.
7


51-52
53-54
55-56
57-58
59-80
81-82
83-84
85-86
87-88
89-90
91-92
92-94
95-96
97-98
99-100
101-102
103-104
105-106
107-108

109-120
121-122
123-124
125-126
127-128
129-130
131-132
133-134
135-136
137-138
139-140
141-142
143-144
145-146
147-148
149-150
151-152
153-154
155-156
157-158
159-160

7

8

9

1-2
3-4

5-6
7-8
1-2
3-4
5-6
7-8
1-2
3-4
5-6

10
11

12

13

14

15

16

7-8
1-2
3-4
5-6
7-8
1-2
3-4

5-6
7-8
1-2
3-4
5-6
7-8
1-2
3-4
5-6
7-8
1-2
3-4
5-6
7-8
1-2
3-4
5-6
7-8
1-2
3-4
5-6
7-8

TOPIC 13: Your mother's (father's) day.
Practice listening skill.
TOPIC 14: What do you want to be when you're older? Why?
Vocabularies for jobs.
TOPIC 15: Country you want to visit? Why?
Practice listening skill.
TOPIC 16: Your favourite animal.

Vocabularies for animals .
TOPIC 17: Your last summer vacation.
Practice listening skill.
TOPIC 18: Tell something about the places of interest in your
hometown.
Vocabularies for countries,transports and road signs.
TOPIC 19: Your favourite season of the year.
Listening Test 2
TOPIC 20: Mid-Autumn Festival in your hometown.
Vocabularies for weather, seasons .
TOPIC 21: Describe one of your school's festivals.
Practice listening skill.
TOPIC 22: Tell something about your Tet holiday.
Vocabularies for festivals .
TOPIC 23: Your routines.
Practice listening skill.
TOPIC 24: What is your hobby? Tell something about it.
Vocabularies for daily activities .
TOPIC 25: Your favourite sports and games.
Practice listening skill.
TOPIC 26: What transports do you like best? Why?
Vocabularies for location, sports and games.
TOPIC 27: What do you do to be safe in traffic?
Practice listening skill.
TOPIC 28: What do you do to keep fit and stay healthy?
Vocabularies for diseases
TOPIC 29: Fast food with your health.
Listening Test 3
TOPIC 30: What's your opinion about eating snack at breaktime
Vocabularies for foods and drinks

Review from Toppic 1- 15
Review vocabularies.
Review from Toppic 16- 30
Practice listening skill.

Phân tích cho các em biết nội dung của từng topic, sau đó gợi ý và lập dàn ý
cho từng chủ đề, làm cơ sở để học sinh có thể đi đúng với nội dung , không bị lệch lạc
về ý tưởng .
* Thời lượng bồi dưỡng: Đảm bảo 3 tiết/tuần
8


* Ngoài ra bồi dưỡng ngày T7, CN, thời gian buổi tối, hoặc những lúc rãnh có
thể rèn luyện thêm cho học sinh.
3.2 Nội dung bồi dưỡng:
a, Các chủ đề thi OTE :
Bổ túc kiến thức theo từng Toppic của phòng GD-ĐT đưa ra để học sinh nắm
nội dung. Hướng dẫn các em có thể viết về các Topic theo năng khiếu của mình. Cho
các em luyện kĩ năng hùng biện về các Topic . Sau đây là một số Toppic mà các em đã
tự viết theo sự hướng dẫn của tôi:
TOPIC 1:Your favourite subject at school.
Good afternoon/ morning teacher!
Nice to meet you today
My full name is ................ I was born and grew up in Hung Thuy Commune.
My topic today is TOPIC 1: my favourite subject at school so I’d like to tell you about
my toppic.
My favourite subjects at school are English and Maths. But English is my
favourite subject.
I have English 4 lessons a week. During the lesson, I learn to practice 4 skills:
reading, listening, speaking, and writing. My teacher usually teaches us many diferent

activities. They are very exciting and helpful. We both learn and play many
interesting games. There are a number of games such as: Bingo, do the crossword
puzzle, lucky number, ...so on.
Beside that, I learn to listen tapes in my book. This skill is difficult for me. So I
need to practice this skill more. Personally I think I will try to listen English songs,
watch cartoon by English and other ways .
Therefore, I’m practiced speaking skill by work in pairs, work in groups with my
friends. Especially I take part in the English Speaking Club at my school. I can
communicate English with my friends, my teachers and foriegn teachers. It makes me
to be more confident.
I’m very funny and I will try my best to study English better.
Thanks for your listening!
Have a good time!
TOPIC 2: Break time at school is always the fun time. Describe the break time at
your school.
My topic today is about the break time at your school so I’d like to tell you
about my toppic.
As you know, being humans we naturally need to take rest on our break time, to
reduce the stress of work and every day life. So do students, the break time at school
is always the fun time.
9


The break time at school brings the feeling of happiness and readiness to play
games in and out of playing grounds. When the sound of drum rings there was a huge
noise. And we run quikly towards the school yard. We play a number of types of
games and sports in playground. The boys and girls often play football, hide - and seek, blind man’s bluff, play skipping.....They are very exciting and funny.
For me, I like playing hide-and-seek with my friends best. We can play four or
more. A seeker counts from five to one hundred in this way : five, ten, fifteen, twenty
and so on. Others look for places to hide. The seeker wins when find all of them. This

is an exciting game. I feel more comfortable and joyful after that.
The feelings of joy, enjoyment and pleasure would not be expressed in words. The
break time at school is always the fun time for us.
b, Từ vựng theo chủ điểm:
Thường xuyên huy động vốn từ của học sinh theo chủ đề để tránh tình trạng từ
vựng “chết”. Nếu học sinh không sử dụng chắc chắn nhiều từ sẽ bị lãng quên và lại trở
thành từ mới. Vì thế hãy cố gắng gợi lại kiến thức về từ, cấu trúc từ để hạn chế việc
này tôi đã sử dụng sơ đồ tư duy để đưa ra các chủ điểm từ vựng. Sau đây là sơ đồ tư
duy mẫu:
School festival
badminton

football

crow

tennis

tiger

volleyball

fox
Sports

skipping

Song festival

animals


countries
China
Malaysia
Windy

Vocabularies

Hide-and- seek

Foods-Drinks

Weather

coach

soda

water
rice

snowy
stormy

Transports

drinks

foods
sandwich


festivals

Sports
-Games

games
blind
man
bluff

Japan

coke

plane

c, Các file nghe và video:
Sau khi tìm hiểu trên Internet, tôi tải về một số file nghe và video theo các chủ
đề có nội dung phù hợp với kiến thức học sinh để kiểm tra kĩ năng nghe của học sinh.
Hướng dẫn HS cách rút ra từ chìa khóa – đó chính là mấu chốt để rèn luyện tốt
kĩ năng nghe của HS.
4. Giải pháp 4: : Hình thành kĩ năng phát âm, kĩ năng nghe, kĩ năng giao tiếp,
kĩ năng hùng biện.
* Kĩ năng phát âm:
10


+ Dạy từ vựng kết hợp với dạy cách phát âm chuẩn xác: Trong các tiết dạy ở
lớp khi giới thiệu một từ mới ngoài cách giới thiệu nghĩa, nhất thiết phải hướng dẫn

học sinh cách phát âm đúng.
+ Chú trọng dạy trọng âm từ, trọng âm câu và ngữ điệu của câu: Trong giao
tiếp, trọng âm, ngữ điệu rất quan trọng trong việc biểu đạt cảm xúc, ý đồ của người
nói. Cùng một câu nhưng với ngữ điệu lên, hoặc trọng âm đặt vào từ khác sẽ hàm ý
khác với câu có ngữ điệu xuống hoặc tập trung trọng âm vào từ khác.
* Kĩ năng nghe:
Phần lớn học sinh nắm một khối lượng từ vựng và một số quy tắc ngữ pháp
tiếng Anh, nhưng khi giao tiếp với giáo viên hoặc người khác, đặc biệt học sinh rất
khó khăn khi nghe các đoạn hội thoại của người bản ngữ, hầu hết học sinh không nghe
rõ, không nắm nội dung đoạn hội thoại. Tại sao vậy? Vì để có thể giao tiếp tiếng Anh
thật tốt học sinh không chỉ học qua lý thuyết mà cần phải học qua trải nghiệm. Việc
cho học sinh nghe hội thoại ngôn ngữ của người bản ngữ sẽ giúp học sinh có cơ hội để
học ngữ âm. Ngữ âm rất quan trọng trong giao tiếp. Một người học tiếng Anh nào đó
có thể biết rất nhiều từ, nhiều cấu trúc ngữ pháp nhưng nếu phát âm sai người nghe
khó, hiểu sai hoặc thậm chí không hiểu. Chẳng hạn, nếu phát âm đúng câu sai ngữ
pháp người nghe vẫn có thể hiểu nội dung cần truyền đạt, nhưng nếu phát âm sai thì
người nghe sẽ hiểu sai nội dung. Tuy nhiên, khi nghe các hội thoại này có thể học sinh
bỡ ngỡ với cách phát âm lạ so với giáo viên người Việt nhưng học sinh nên bắt chước
cách phát âm, trọng âm, ngữ điệu và cách nối âm của người bản ngữ. Việc học đúng
âm, trọng âm, ngữ điệu tiếng Anh ngay từ đầu, tránh được nếu chẳng may bị sai từ đầu
người học sẽ rất khó khăn để điều chỉnh lại sau này.
Hình thành cho học sinh thói quen rèn luyện kĩ năng nghe, nói tiếng Anh
thường xuyên.
Giáo viên cần tạo cho học sinh tận dụng mọi cơ hội để rèn luyện được kĩ năng
Nghe - Nói, tập nghe để hiểu những gì nghe thấy, tập nói những gì đang nghĩ. Tuy
nhiên, trong quá trình học, việc mắc lỗi là điều không tránh khỏi. Giáo viên phải là
người làm cho học sinh đừng bao giờ sợ lỗi ngữ âm, ngữ pháp hay các lỗi khác khi
nói. Trong giao tiếp, người nghe không tập trung vào lỗi người nói mà chỉ muốn hiểu
người nói muốn nói điều gì. Khi cần, giáo viên sẽ sửa lỗi cho học sinh, cứ như thế,
mỗi ngày qua đi, học sinh sẽ tập cho mình thói quen nói chuyện bằng tiếng Anh đúng

cách, nói tiếng Anh như người bản ngữ.
* Kĩ năng giao tiếp:

11


Nghệ thuật giao tiếp - hiểu người và làm cho người khác hiểu mình là một trong
những kỹ năng quan trọng cần phải rèn luyện để thực sự thành công. Đó chính là nghệ
thuật truyền tải thông điệp nhẹ nhàng, cô đọng để hầu hết số đông đều hiểu và nắm bắt
được thông tin nhanh chóng. Nắm được tầm quan trọng của giao tiếp tôi đã tiến hành
một số công việc như sau:
- Tạo môi trường giao tiếp ngay trên lớp học vào các tiết dạy chú ý đến cử chỉ
điệu bộ(body languages) phải thật thoải mái và thân thiện khi giao tiếp nhằm luyện tập
, sử lỗi từng bước cho các em hoàn thiện hơn. Cần tạo cho học sinh có được không khí
của tiết học ngoại ngữ . Thường xuyên sử dụng tiếng Anh trong giờ dạy, đặc biệt là
khi đưa yêu cầu, nhận xét bài hoặc khen ngợi học sinh. Tất nhiên việc sử dụng Tiếng
Việt để giảng giải là điều không thể loại trừ song cần cố gắng sử dụng Anh ngữ càng
nhiều càng tốt nhưng ngôn ngữ sử dụng phải có tác dụng trong việc hiểu bài và ứng
dụng thực tiễn của học sinh. Nếu lần đầu nói, học sinh chưa hiểu, giáo viên có thể kết
hợp song ngữ Anh- Việt, lặp lại điều này trong lần thứ 2, thứ 3 nhưng phải rèn cho học
sinh ý thức nghe và nhớ vì cách học tốt nhất cho bất kỳ một ngoại ngữ nào là thông
qua truyền khẩu. Hãy hình thành cho học sinh thói quen sử dụng một số ngôn ngữ
trong lớp học (classroom language). Việc yêu cầu học sinh phải sử dụng các ngôn ngữ
trong lớp học (classroom languages) sẽ tạo cho các em thói quen và sự mạnh dạn khi
nói tiếng Anh với cô giáo, tạo môi trường nói tiếng Anh trong lớp học và là động lực
để các em giao tiếp tốt khi đi thi.
- Vào các tiết dạy bồi dưỡng luôn tạo các tình huống giao tiếp để học sinh có
thể phản ứng nhanh, kích thích ở các em tính tò mò khá phá và hứng thú khi giao tiếp
bắng tiếng Anh.
* Kĩ năng hùng biện:

Cho các em xem tham khảo phong cách của một số thí sinh thi hùng biện Tiếng
Anh trên youtube, để các em có thể tham khảo và đưa ra phong cách riêng cho bản
thân mình.

12


Động viên học sinh tự tin đưa ra ý kiến của mình, mạnh dạn bàn luận về chủ đề
của mình.
Hướng dẫn học sinh chú ý đến lời hùng biện phải luôn trôi chảy, tránh lặp từ có
thể mình quên một vấn đề gì đó nhưng hãy là chính mình, tự thể hiện theo cách của
mình.
Phải luôn kiểm soát thời gian mình hùng biện , chia khoảng thời gian phù hợp
theo từng phần.
Tự tin trước đám đông, bày tỏ thái độ một cách tự nhiên về vấn đề mình đang
hùng biện.
5. Giải pháp 5: Dự đoán nội dung thi phần nghe và phần phỏng vấn.
- Các đợt thi năm trước:
Chắt lọc các đề thi ở các năm trước cho học sinh luyện. Như vậy tôi vừa tìm thêm
tài liệu, nhưng đồng thời rèn thêm cho học sinh.
- Các tài liệu xuất bản:
Luôn tìm tòi các tài liệu cũ cũng như mới xuất bản liên quan đến tài liệu ôn luyện
cho học sinh. Những tài liệu phù hợp và chất lượng để bồi dưỡng cho học sinh.
- Dự đoán các dạng mới :
Từ các cuộc thi từ các năm trước tôi định hướng được các dạng đề sẽ ra, và tìm
thêm các bài tập liên quan để cho học sinh luyện thi tốt hơn.
- Tham khảo nội dung bồi dưỡng của các trường khác:
Là giáo viên trẻ, luôn có lòng nhiệt huyết với công tác bồi dưỡng. Vì thế tôi luôn
tham khảo các phương pháp giảng dạy của đồng nghiệp, rút kinh nghiệm cho bản
thân, áp dụng phù hợp với thực tế học sinh mình bồi dưỡng.

6. Giải pháp 6: Phối hợp phụ huynh trong công tác bồi dưỡng
Tổ chức các buổi họp phụ huynh để trao đổi về tình hình học tập ở lớp cũng như
ở nhà của học sinh.
Nắm bắt thông tin kịp thời về tình hình học tập của học sinh để có hướng cụ thể
phối hợp với phụ huynh giúp các em luyện tập ở nhà tốt hơn.
13


Góp ý với phụ huynh tạo điều kiện tốt nhất để học sinh học tập có hiệu quả.
* Một số kết quả đạt được qua áp dụng phương pháp tuyển chọn và bồi dưỡng
học sinh giỏi như sau:
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn bồi dưỡng học sinh giỏi
Tiếng Anh tiểu học dự thi Olympic " Tài năng tiếng Anh" đến nay thì kết quả đã có sự
thay đổi. Học sinh chủ động, tích cực, hăng say, hứng thú khi tham gia đội tuyển bồi
dưỡng, các em tự tin vào bản thân vào kết quả khi làm bài của mình.
Kết quả qua hội thi Olympic " Tài năng tiếng Anh" cấp huyện năm học
2015-2016
TT
1

Họ và tên học sinh
Nguyễn Thị Lưu

Giải
KK

Vị thứ của
trường
12


PHẦN III. PHẦN KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của đề tài:
Đề tài cần thiết được áp dụng vào thực tiễn giúp bồi dưỡng học sinh có đủ năng
lực tham gia hội thi Olympic" Tài năng tiếng Anh" (OTE) các cấp. Đây là một trong
những nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu của các đơn vị.
Riêng đối với hội thi Olympic" Tài năng tiếng Anh"(OTE), các nội dung thi
được chuẩn hóa từ chương trình của dạy học Tiếng Anh phổ thông 10 năm. Chính vì
vậy giáo viên phải xác định rõ những nội dung kiến thức cần bổ túc thêm cho học
sinh. Đồng thời tăng cường rèn luyện các kĩ năng để đáp ứng yêu cầu của đề ra, giúp
học sinh tham gia có chất lượng.
Với hệ thống các giải pháp từ công tác tham mưu đối với Ban giám hiệu nhà
trường cùng giáo viên bộ môn (người trực tiếp bồi dưỡng) đến việc xây dựng kế
hoạch chương trình nội dung bồi dưỡng phù hợp và theo hướng tích cực.
Sử dụng các hình thức bồi dưỡng một cách linh hoạt sát với thực tế của đơn vị
nhất là khi nhà trường tổ chức bồi dưỡng nhiều bộ môn, nhiều hoạt động để tham gia
các hội thi cấp huyện, cấp tỉnh.
Tăng cường phối hợp với phụ huynh nhằm làm tốt công tác động viên và tạo
điều kiện để công tác bồi dưỡng có chất lượng.
14


Từ thực tế tham gia dự thi Olympic" Tài năng tiếng Anh" cấp huyện trong
những năm vừa rồi đã góp phần khẳng định hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp ở
trên. Giáo viên tham gia bồi dưỡng chủ động, mạnh dạn, tự tin áp dụng đề tài vào
công tác bồi dưỡng học sinh tiểu học thi Olympic" Tài năng tiếng Anh" (OTE).
Việc bồi dưỡng học sinh giỏi thi Olympic" Tài năng tiếng Anh"(OTE) có kết
quả tốt là một công việc khó, đòi hỏi cao về mặt kinh nghiệm, kiến thức cũng như
khoa học - khoa học sư phạm. Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của đổi mới
phương pháp dạy học, nắm bắt các thể lệ cuộc thi Olympic" Tài năng tiếng
Anh"(OTE) tôi tin tưởng rằng phong trào đổi mới trong dạy và học môn tiếng Anh của

huyện nhà ngày càng tốt hơn.
2. Kiến nghị, đề xuất:
Qua quá trình nghiên cứu đề tài này tôi xin đề xuất một vài ý kiến nhằm góp
phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng tiếng Anh tiểu học tham gia dự thi Olympic" Tài
năng tiếng Anh" như sau:
* Đối với Phòng giáo dục:
Nên tăng cường tổ chức hội thảo chuyên môn về kinh ngiệm bồi dưỡng học sinh
giỏi thi Olympic" Tài năng tiếng Anh" (OTE) cho giáo viên tiếng Anh trên toàn huyện
để chúng tôi có điều kiện trao đổi, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng
dạy cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi.
*Đối với nhà trường.
Tăng cường tổ chức các hình thức hoạt động ngoại khóa (như : CLB tiếng Anh,
kể chuyện bằng tiếng Anh, …) vừa tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội giao tiếp vừa
gây hứng thú học ngoại ngữ cho học sinh.
Tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề thường xuyên hơn để giáo viên nâng cao
trình độ, năng lực sư phạm và học hỏi thêm về kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo
dục của các trường bạn.
Trên đây là một số giải pháp trong kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn
tiếng Anh tham gia dự thi Olympic" Tài năng tiếng Anh" . Hy vọng một số kinh
nghiệm cọ xát thực tế cũng như những trải nghiệm của tôi được thảo luận, trao đổi
mong rút ra những kinh nghiệm quý báu trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thi
Olympic" Tài năng tiếng Anh" - một công tác rất nặng nề nhưng đầy vinh dự. Trong
quá trình thực hiện cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được
những góp ý chân thành của Hội đồng khoa học các cấp để đề tài được hoàn thiện
15


hơn, góp phần đưa phong trào chung của sự nghiệp giáo dục huyện nhà ngày một phát
triển đi lên.


16



×