1
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
Trẻ em là niềm hạnh phúc của gia đình và là tương lai của xã hội, chính vì
vậy mà sự an tồn của trẻ là điều hết sức quan trọng. Trong công tác chăm sóc giáo
dục toàn diện cho trẻ thì công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ được xem là một
trong những mục tiêu vô cùng quan trọng. Trong đó, công tác phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ mầm non được quan tâm hàng đầu.
Trẻ ở lứa tuổi mầm non,đặc biệt là đối với trẻ 5-6 tuổi trẻ vô cùng hiếu động
tị mị, ham hiểu biết và ln sử dụng các giác quan để khám phá thế giới xung
quanh trẻ.[1]
Ở lứa tuổi này trẻ còn quá non nớt để bảo vệ mình, nên nguy cơ sảy ra tai nạn
với trẻ là rất cao nếu như thiếu sự quan tâm, định hướng đúng đắn của người lớn
hoặc cơ sở vật chất để chăm sóc giáo dục trẻ khơng đảm bảo an toàn.Hàng ngày trẻ
được tiếp xúc, được tham gia các hoạt động học tập và vui chơi ở trong lớp, ngoài
sân trường. Trẻ thường có hành động như: chạy nhảy, đùa nghịch…Vì vậy, khi vui
chơi hoặc trong sinh hoạt rất dễ xảy ra tai nạn thương tích như: Chấn thương phần
mềm, rách da, gãy xương…Để lại những hậu quả không tốt, thậm chí có thể gây
hại đến tính mạng trẻ. Tuy nhiên phần lớp các tai nạn trên đều có thể phịng tránh
được nếu cha mẹ, cơ giáo, và mọi người trong cộng đồng xác định được căn
nguyên nâng cao nhận thức, xây dựng mơi trường an tồn cho trẻ.
Tai nạn thương tích là sự kiện xảy ra bất nghờ ngồi ý muốn, do tác nhân bên
ngồi gây nên thương tích cho cơ thể- là tổn thương thực thể của cơ thể do phải
chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu đựng của cở thể đây là một trong
những nguyên nhân dẫn đến tử vong và gây ra những biến chứng trầm trọng cho
trẻ,vì vậy việc bảo đảm an tồn, phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ là nhiệm
vụ vơ cùng quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.[2]
Tai nạn thương tích là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và gây ra
những biến chứng trầm trọng ở trẻ cả về sức khỏe và về tinh thần. Vì vậy, việc
đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng
trong việc chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường.
Hiện nay, các trường hợp trẻ bị tai nạn thương tích phần lớn đều xảy ra trong
các trường học và tại gia đình trẻ; đa số những tai nạn xảy ra đối với trẻ nhỏ
thường do bất cẩn của người lớn, đặc biệt nhất là đối với lứa tuổi mầm non.
Hàng ngày, lướt web để cập nhật thông tin, tôi không thể không xót xa và
cảm thương những số phận của những đứa trẻ khi bị xảy ra những điều không hay.
Đó có thể do chủ quan của người chăm sóc trẻ, có thể do những yếu tố khách quan
đem lại. Bởi bản thân trẻ còn quá nhỏ để tự biết phòng và tránh các tai nạn thương
tích đến với mình. Có những vụ việc trẻ bị bỏng, điện giật, hóc sặc, khiến cho gia
đình, xã hội và những người làm công tác giáo dục không khỏi bàng hoàng. Thật
thương tâm khi chứng kiến hay nghe những tin tức như vậy. Có lẽ, khi sự việc đã
xảy ra, bản thân những người chăm sóc trẻ và gia đình trẻ mới cảm thấy không thể
lơ là một phút, một giây khi chăm sóc trẻ. Đôi khi, chỉ một phút bất cẩn của người
lớn, có thể gây nguy hiểm đến ngay cả tính mạng của trẻ.
Đã đến lúc chúng ta nên cho trẻ vào c̣c, để tự bản thân trẻ biết phịng tránh
skkn
2
các tai nạn thương tíchcó thể sảy ra với mình bất cứ thời điểm nào.
Nhưng thực tế việc giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
Tại trường mầm non Điền Trung nói chung và lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, A1 nói
riêng cịn rất nhiều hạn chế như: Trẻ chưa được trang bị các kĩ năng phòng tránh
tai nạn thường gặp, chưa tự nhận thức được những mối nguy hiểm có thể sảy ra bất
cứ lúc nào đối với mình. Trẻ hiếu động, thích đùa ngịch, tị mị, thích khám phá thế
giới xung quanh.
Bên cạnh đấy thì giáo viên vẫn chưa giành nhiều thời gian cho việc nghiên
cứu tài liệu, sách báo có nội dung giáo dục trẻ các kỹ năng phịng tránh tai nạn.
Chưa bình tĩnh, tự tin giải quyết các tình huống khi trẻ chẳng may gặp tai nạn ở
trường, lớp. Phụ huynh thì chưa coi trọng việc rèn các kỹ năng sống cho con, chưa
thường xun trị chuyện, tạo các tình huống tai nạn cho con khi ở nhà.
Nhận thức sâu sắc ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục phòng
tránh tai nạn thường gặp đối với sự phát triển của trẻ. Với trái tim người mẹ hiền
thứ hai của các con, tơi đã trăn trở và tìm tịi để đưa ra “Một số giải pháp phòng
tránh tai nạn thường gặp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, lớp A1 trường mầm mon Điền
Trung, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích tơi nghiên cứu là tìm ra một số giải pháp phòng tránh tai nạn
thường gặp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, lớp A1trường mầm non Điền Trung, huyện
Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Với mong muốn giúp trẻ có thêm nhiều những kiến
thức, kỹ năng phịng tránh các tai nạn thường gặp, góp phần giảm tỷ lệ thương tích,
thương vong cho trẻ trong cuộc sống hàng ngày.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số giải pháp phòng tránh tai nạn thường gặp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi,
lớp A1 trường mầm mon Điền Trung, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp thực hành-trải nghiệm
Phương pháp điều tra
Phương pháp luyện tập
Phương pháp phân tích
Phương pháp nêu gương
Phương pháp tuyên truyền
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cở sở lý luận sáng kiến kinh nghiệm.
Tình trạng tai nạn thương tích đang là một vấn đề xã hội đáng báo động trên
thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Theo tổ chức Y tế thế giới tai nạn
thương tích là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng thương tật và thương vong,
đây là vấn đề nghiêm trọng của sức khỏe cộng đồng trên thế giới. Theo ước tính
của tổ chức y tế thế giới (WHO), hàng năm có trên 5 triệu trường hợp tử vong,
hàng chục triệu người bị thương do tai nạn thương tích trên tồn thế giới. Mỗi năm
có tới trên 1,2 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông, trên 600.000 trẻ em dưới
15 tuổi tử vong do đuối nước. Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng
Bộ Y tế cho biết: Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, ước tính mỗi ngày có tới
skkn
3
3.600 trường hợp gặp tai nạn thương tích, 90 người tửi vong. Trong đó tai nạn giao
thơng, đuối nước, ngộ độc, ngã và điện giật là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong
cho con người. [3]
Tất cả các trường học không chỉ riêng cấp học mầm non đều phải đảm bảo an
toàn cho trẻ khi trẻ ở trường. Trẻ đến trường phải được chăm sóc và giáo dục trong
một môi trường đảm bảo an toàn. Trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương
tích là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ được
phòng, chống và giảm tối đa hoặc loại bỏ.
Tai nạn là sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do tác nhân bên ngồi, gây
nên thương tích cho cơ thể. Thương tích là tổn thương thực thể của cơ thể do phải
chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể hoặc rối loạn chức
năng do thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống như không khí, nước, nhiệt độ phù hợp.
Theo nghiên cứu về tâm sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non; đặc biệt với trẻ lứa t̉i
mẫu giáo lớn, lứa tuổi mà trẻ thích khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh.
Chuyên gia tâm lý học Phạm Hiền (Nguồn chuyengiaphamhien.edu.vn) đã có
nhiều nghiên cứu và cho rằng: “Trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn đã ý thức rõ ràng về
“quyền lợi” và “thế mạnh” của mình; vì thế trẻ có những biểu hiện hiếu động và
nghịch ngợm hơn”.
Thực tế thống kê tại lớp tôi phụ trách và từ đồng nghiệp khi phụ huynh phản
ánh lại thì có trên 98% trẻ 5-6 t̉i rất hiếu đợng và nghịch ngợm. Ngồi những giờ
tới trường, phụ huynh rất vất vã trong việc kiểm soát và chăm sóc trẻ.
Trong khi xã hội hiện đại thường xuyên tiềm ẩn nhiều tai nạn bất thường, đe
dọa đến sự an toàn của trẻ; tai nạn xảy ra có khi trẻ ở nhà, trên đường phố, ngay
trong trường học, ngoài sân chơi. Trẻ lại chưa đủ sức khỏe và kinh nghiệm cũng
như hiểu biết để đối phó với những nguy hiểm xunh quanh mình.
Chính vì vậy, việc cung cấp, giáo dục các kỹ năng phòng tránh tai nạn thương
tích cho trẻ là việc làm rất quan trọng để giúp trẻ tự bảo vệ bản thân.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi.
Nhà trường thường xuyên bổ sung các tài liệu có nội dung giáo dục các kỹ
năng phòng tránh tai nạn cho trẻ để giáo viên tham khảo.
Trẻ ngoan ngoãn, đi học tương đối thường xuyên. Thích tham gia các hoạt
động, thích khám phá thế giới xung quanh.
100% trẻ trong lớp đã được học qua lớp mẫu giáo 4-5 tuổi.
Một số trẻ trong lớp bước đầu đã có kĩ năng phịng tránh tai nạn thường gặp
ở độ tuổi trước. Biết tự tránh xa những nơi có thể bị điện giật, bỏng, ngã, vật sắc
nhọn. Không chơi đùa với những động vật xung quanh vì có thể gây tác hại cho
bản thân trẻ.
Bản thân là giáo viên trẻ, có trình đồ đào tạo trên chuẩn, có nhiều năm liên tục
được phân công dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Ln u nghề, mến trẻ. Chăm sóc,
ni dưỡng và giáo dục các con như người mẹ hiền thứ 2.
Được tiếp thu đầy đủ các chuyên đề do nhà trường tổ chức. Tổ chuyên môn
thường xuyên xây dựng các hoạt động mẫu để giáo viên học tập, với mục đích là
nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên.
skkn
4
Một số các bậc phụ huynh nhiệt tình ủng hộ giáo viên trong hoạt động chăm
sóc, ni dưỡng và giáo dục các cháu.
Một số phụ huynh đã nhận thức được việc rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn cho
trẻ là rất cần thiết, vì vậy họ thường trị chuyện với con, quan tâm đến những kĩ
năng sống của con, thường xuyên phối kết hợp với giáo viên trong việc giáo dục
trẻ.
2.2.2. Khó khăn.
Trang thiết bị day học hiện đại phục vụ cho hoạt động giáo dục kỹ năng
phòng tránh tai nạn thường gặp cho trẻ chưa có nhiều và có thể nói là chưa có.
Một số trẻ trong lớp do đi học không chuyên cần ở các độ tuổi trước nên chưa
được trang bị đầy đủ các kỹ năng phòng tránh tai nạn thường gặp.
Trẻ chưa tự nhận thức được những mối nguy hiểm có thể sảy ra bất cứ lúc nào
đối với mình như: điện giật, bỏng, ngã, vật sắc nhọn…
Trẻ thường có thói quen chơi với những động vật trong gia đình như: chó,
mèo… mà khơng biết được mối nguy hiểm có thể gây ra từ chúng.
Đại đa số trẻ hiếu động, thích đùa nghịch, nhất là mỗi khi chơi và đi vệ sinh.
Vì vậy tình trạng trơn chượt, ngã rất dễ sảy ra đối với trẻ.
Trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn thường hay tị mị, thích khám phá nên nhiều khi
vẫn dùng bút, que chọc vào ổ điện.
Giáo viên chưa thường xuyên rèn kỹ năng phòng tránh tai nạn cho trẻ. Chưa
giành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu, sách báo. Chưa bình tĩnh, tự tin giải
quyết các tình huống khi trẻ chẳng may gặp phải tai nạn tại trường, lớp.
Phần lớn các bậc phụ huynh thường coi trọng việc cho trẻ học viết, học chữ
số, chữ cái để chuẩn bị lên lớp một mà coi nhẹ việc rèn các kỹ năng phòng tránh tai
nạn thường gặp. Chưa trị chuyện, chưa đặt ra các tình huống để giáo dục con khi ở
nhà.
Nhận thức của một số phụ huynh còn chưa đúng đắn về giáo dục mầm non.
Thường xem nhẹ và phó mặc cho giáo viên.
Một bộ phận nhỏ phụ huynh nuông chiều con, thường làm hộ con, con thích
gì được nấy. Dẫn đến việc giáo dục các kỹ năng sống cho trẻ có phần bị lệch lạc.
*Kết quả khảo sát đầu năm học.
Phát huy những thuận lợi sẵn có, khắc phục những khó khăn cịn tồn tại tơi đi
sâu vào nghiên cứu và tìm ra được một số giải pháp phòng tránh tai nạn thường
gặp cho trẻ 5-6 tuổi, lớp A1 trường mầm non Điền Trung, huyện Bá Thước, tỉnh
Thanh Hóa.
Qua điều tra thực tế vốn kĩ năng sống của trẻ trong lớp tôi, tôi đã tiến hành
khảo sát và thu được kết quả vào đầu năm học như sau:
Stt
1
Mức độ nội dung khảo sát
Trẻ được trang bị đầy đủ các kỹ
năng phòng tránh tai nạn thường
skkn
Tổng số
Đạt
Chưa đạt
người
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
được
người
%
người
%
khảo
sát
5
gặp ở các độ tuổi trước.
22
9
40,9
13
59,1
Trẻ biết dự đoán nguy hiểm và biết
tự phòng tránh những tai nạn
thường gặp: Điện giật, bỏng, ngã,
vật sắc nhọn.
22
9
40,9
13
59,1
3
Trẻ thích chơi với chó, mèo.
22
10
45,5
12
54,5
4
Trẻ ham hiểu biết, tị mị, tự khám
phá.
22
10
45,4
12
54,6
5
Trẻ biết cách tìm sự trợ giúp của
người lớn khi xảy ra tai nạn thương
tích.
22
6
27,3
16
72,7
22
7
31,8
12
54,6
22
7
31,8
12
54,6
2
6
7
Phụ huynh coi trọng việc rèn luyện
kĩ năng phịng tránh tai nạn thường
gặp cho trẻ.
Phụ huynh tạo tình huống để rèn
luyện kĩ năng phòng tránh tai nạn
thường gặp cho trẻ khi ở nhà
* Phân tích thực trạng.
Qua kết quả khảo sát ban đầu cho thấy một số trẻ do không đi học chuyên cần
nên chưa được trang bị đầy đủ các kỹ năng phòng tránh tai nạn thường gặp ở các
độ tuổi trước. Một số Phụ huynh thì coi nhẹ việc rèn kỹ năng sống cho trẻ.
Từ thực trạng vấn đề giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi, lớp A2 trường mầm non Điền Trung, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa,
tơi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau:
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Xây dựng kế hoạch phòng tránh tai nạn thường gặp cho trẻ theo
tháng.
Phòng tránh tai nạn thường gặp đối với trẻ có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó
giúp trẻ tránh xa những mối nguy hiểm thường sảy ra trong cuộc sống hàng ngày.
Nhận thức được điều đó bản thân là một giáo viên đang trực tiếp chăm sóc,
ni dưỡng và giáo dục trẻ, tôi luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, bồi dưỡng kiến
thức, tìm tịi sáng tạo cách phòng tránh tai nạn thường gặp cho trẻ.
Một trong những giải pháp giúp cho việc lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng
tránh tai nạn cho trẻ vào tất cả các hoạt động đạt hiệu quả cao nhất chính là xây
dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, chi tiết theo tháng. Mỗi tháng tôi lựa chọn những
nội dung giáo dục khác nhau, từ các nội dung giáo dục đấy tôi lại cụ thể hóa nên
giáo dục trẻ các kỹ năng đấy vào hoạt động nào là phù hợp.
Và tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể mỗi tháng như sau:
Ví dụ: Đối với tháng 9/2021 (Thực hiện chủ đề Trường mầm non). Tôi đã
xây dựng nội dung kế hoạch để giáo dục trẻ cách phòng tránh một số tai nạn
thường gặp thông qua các hoạt động một ngày của bé cụ thể như sau:
skkn
6
Tháng
Nội dung
Hoạt
động
- Rèn các kỹ năng cho trẻ như: không leo trèo q cao,
Hoạt động
khơng chạy nhảy khi chơi ngồi sân trường, khơng xơ đẩy
đón trẻ, trả
nhau. Khơng tự mình bật tắt ti vi, không chạm vào các
trẻ.
thiết bị điện trong và ngoài lớp.
- Rèn kỹ năng rửa tay bằng xà phòng, sắp xếp bàn ghế
trước và sau khi ăn.
- Đồ ăn nóng không được tự ý đụng vào, khi ăn phải ăn từ
từ, ăn khơng nói chuyện tránh sảy ra hóc sặc, nghen.
Giờ ăn
Chơi, hoạt
- Chơi đồn kết cùng nhau
động
- Khi thăm quan phải đi theo hướng dẫn của cơ. Khơng nơ
ngồi trời
đùa, xơ đẩy nhau
9/2021
- Rèn kỹ năng ngủ đúng tư thế
- Khi đi ngủ không bỏ đồ dùng, đồ chơi vào trong túi quần,
túi áo. Không lấy tay móc bơng gối...
- Rèn kỹ năng xếp hàng ngay ngắn khi ra tập thể dục,
không được xô đẩy, chen lấn nhau.
Giờ ngủ
Thể dục
sáng
- Rèn kỹ năng sử dụng kéo, sử dụng bút, sáp màu; các vật
Hoạt động
sắc nhọn, đồ thủy tinh. Không cho trẻ cầm các vật sắc
học
nhọn để đùa nghịch, chọc ngoáy vào tai, mắt nhau.
- Trẻ tự lấy đồ dùng khi chơi, chơi đoàn kết, kiểm tra các Chơi, hoạt
đồ chơi trong góc chơi: nhỏ, có yếu tố gây xước, chảy động ở các
máu...
góc
- Kỹ năng cho trẻ khi sử dụng các nguồn gây ra lửa, điện
Chơi, hoạt
giật...(ổ điện, quạt, cây nước nóng lạnh..).
- Khơng chơi đùa q mức với các vật ni trong gia đình động theo
ý thích
như chó, mèo…
- Khơng được tự tiện đi tắm ao, suối...
Với cách xây dựng kế hoạch cụ thể như vậy, bản thân tôi nghiêm túc thực
hiện đúng theo đúng kế hoạch. Tơi lồng ghép nội dung giáo dục phịng tránh tai
nạn thường gặp cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày một cách thường
xuyên, liên tục và xuyên suốt.
Với đặc điểm của trẻ mầm non là nhanh nhớ nhưng lại nhanh quên, vì vậy để
việc xây dựng nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn thường gặp cho trẻ theo tháng
đạt kết quả cao nhất, tôi thường tự tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm bằng cách
khảo sát các kỹ năng ấy trên trẻ theo các nội dung mà tơi đã xây dựng theo tháng,
để từ đó làm mốc cho việc nâng cao dần các yêu cầu về nội dung giáo dục phòng
tránh tai nạn thường gặp cho trẻ ở tháng liền kề.
skkn
7
Sau mỗi tháng thực hiện tôi thu được kết quả như mong đợi. Đại đa số trẻ
trong lớp đã có nề nếp, ngoan ngoãn, nhận biết được các nguy cơ sảy ra tai nạn
thương tích thường gặp và biết cách phòng tránh một số tai nạn thường gặp trong
cuộc sống hàng ngày.
2.3.2. Rèn kỹ năng phòng tránh tai nạn thường gặp cho trẻ thông qua
hoạt động một ngày của bé.
Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo còn rất nhỏ, nhận thức của trẻ cịn hạn chế vì vậy cơ
giáo là người ln thường xuyên theo dõi bao quát trẻ mọi lúc, mọi nơi, trong mọi
hoạt động. Trẻ luôn muốn khám phá mọi đồ vật xung quanh bằng tất cả khả năng
của mình như: tay sờ, ngậm vào miệng, leo trèo, chạy nhảy…vì vậy rất dễ sảy ra
những tai nạn đáng tiếc.
Việc rèn kỹ năng phịng chống tai nạn thường gặp cho tơi đã lồng ghép thông
qua các hoạt động như:
* Trong giờ đón trả trẻ:
Qua giờ đón, trả trẻ tơi trị chuyện với trẻ, cho trẻ xem các video, hình ảnh về
các tình huống tai nạn thương tích thường sảy ra đối với con người và nhất là đối
với trẻ mầm non. Từ đó tơi giáo dục trẻ kĩ năng phịng tránh tai nạn thường gặp
như: Điện giật, bỏng, ngã, hóc sặc, tránh vật sắc nhọn, động vật côn trùng cắn…
dạy trẻ cách tìm sự trợ giúp của người lớn khi sảy ra tai nạn thương tích.
* Hoạt dộng học:
Trẻ có thể đùa nghịch chọc bút vào mắt nhau, nhét bút màu vào lỗ mũi. Nhất
là khi trẻ học tạo hình sử dụng kéo sắc nhọn cần chú ý không để trẻ cắt hoặc chọc
kéo vào nhau rất nguy hiểm.
Ví dục: Trong giờ hoạt động tạo hình tơi cho trẻ cắt dán cây xanh trong quá
trình trẻ học thì trẻ dùng kéo để cắt giấy, mà kéo là vật sắc nhọn vì vậy tôi luôn
nhắc nhở, giáo dục trẻ không được đùa nghịch hoặc dùng kéo chọc vào bạn tránh
sảy ra những tai nạn đáng tiếc .
Tơi ln lồng ghép, tích hợp giáo dục về an toàn cho trẻ trong mọi chủ đề,
lồng ghép nội dung phòng tránh tai nạn thường gặp vào chương trình giáo dục.
Cho trẻ làm quen với những biển cấm, biển báo nguy hiểm, cảnh báo.
Ví dụ: Với chủ đề khám phá khoa học để giúp trẻ biết được các biển báo,
những đồ vật gây bỏng như ấm cắm nước, phích nướn nóng và những nơi nguy
hiểm trẻ không được đến gần. Tôi đã tổ chức cho trẻ quan sát những vật có thể gây
nguy hiểm cho trẻ và qua đó tơi giáo dục trẻ cách phịng tránh là không được tự ý
cắm nươc hay đến gần hoặc sờ vào những vật có thể gây bỏng.
skkn
8
Trẻ quan sát những đồ vật gây bỏng
* Hoạt động chơi ngoài trời:
Hoạt động chơi ngoài trời là lúc trẻ thể hiện nhiều nhất sự hiếu động của
mình, vì vậy dù ở hoạt dộng quan sát hay trò chơi, hoặc chơi tự do tôi cũng đều
quan tâm đến việc đảm bảo an tồn cho trẻ.
Ví dụ khi cho trẻ thăm quan vườn hoa trong trường, tôi giáo dục cho trẻ kỹ
năng đi theo hàng, đi theo hướng dẫn của cô, không xô đẩy nhau, quan sát theo
đúng khu vực, không được tự tiện dẫm đạp lên hoa, tránh tình trạng làm hoa bị dập
nát, các loại cơn trùng có thể trú ẩn trong hoa mà chúng ta không ngờ tới.
Trẻ thăm quan vườn hoa
Hoặc khi tổ chức trò chơi cho trẻ, ngoài việc chuẩn bị sân chơi, đồ chơi đảm
bảo an tồn tuyệt đối cho trẻ, tơi cịn giáo dục trẻ phải chơi đúng cách, đúng luật,
chơi đoàn kết.
skkn
9
Trẻ chơi trò chơi bịt mắt bắt dê
Hay trong khi chơi tự do với các đồ chơi trên sân trường,trẻ hay đùa nhau,
chạy nhảy, leo trèo, có thể sảy ra các tình huống như: ngã cầu trượt, va vào những
vật cứng, chạy va vào nhau …dẫn đến những chấn thương khơng mong muốn.
Hoặc trong khi chơi trẻ cịn có thể cầm sỏi, đá ném nhau, chạy nhảy va vào các bậc
thềm gây chấn thương. Vì vậy trước khi cho trẻ chơi tự do tôi thường nhắc nhở trẻ
chơi nhẹ nhàng, cẩn thận, nghe lời cô. Tôi luôn kiểm tra các khu vực chơi, các đồ
chơi, loại bỏ những vật sắc nhọn, đá, sỏi…khỏi nơi trẻ hoạt động. Tôi luôn luôn
bao quát, nhắc nhỡ trẻ không được leo trèo chạy quá mạnh, khơng xơ đẩy nhau để
đảm bảo an tồn cho trẻ khi vui chơi ngồi trời.
Cơ bao qt trẻ chơi trong giờ hoạt động ngoài trời
* Hoạt động ăn:
skkn
10
Trong giờ ăn tôi luôn nhắc nhở trẻ những đồ ăn này đang cịn nóng khơng
được lại gần hay sờ vào, khi nào cơ chia thì các con mới được ăn.
Khi chia thức ăn tôi kiểm tra lại thức ăn một lần nữa xem có cịn xương
khơng tránh trẻ ăn vào sẽ bị hóc.
Trong q trình tổ chức cho trẻ ăn tơi giáo dục trẻ khơng được đùa nghịch hay
nói chuyện, dễ bị sặc nghẹn.
Cô quan sát trẻ trong giờ ăn
* Trong giờ ngủ trưa:
Trước khi cho trẻ lên giường đi ngủ, tôi nhắc trẻ không được ngậm cơm,
không cầm đồ chơi khi đi ngủ, tránh trường hợp trẻ bị ngẹn, nhét các vật nhỏ vào
tai, mũi, họng gây ngạt thở.
Phịng ngủ phải được thơng thống tránh trường hợp khi trẻ ngủ mà khơng đủ
khơng khí, vào mùa đơng phải giữ ấm cho trẻ, tránh trẻ không bị lạnh ảnh hưởng
tới sức khỏe.
Tôi kiểm tra cẩn thận chăn, gối để phịng tránh những cơn trùng có thể gây
thương tích cho các cháu khi ngủ.
Bằng việc thường xuyên giám sát theo dõi sát sao trẻ tôi đã loại bỏ được
những tai nạn có thể sảy ra, đảm bảo an tồn tính mạng cho trẻ.
Cô theo dõi quan tâm đến trẻ khi trẻ ngủ
skkn
11
2.3.3. Tạo tình huống cho trẻ trải nghiệm.
Tai nạn thương tích là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và gây ra
những biến chứng trầm trọng ở cả trẻ em và người lớn vềsức khỏe lẫn tinh thần.
Hiện nay đa số những tai nạn đối với trẻ nhỏ thường do trẻ thiếu các kỹ năng bảo
vệ bản thân, sự bất cẩn của người lớn và đặc biệt nhất là đối với lứa tuổi mầm non.
Để trang bị những kỹ năng cần thiết đảm bảo an tồn phịng chống tai nạn thường
gặp cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng trong việc chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục
trẻ trong các nhà trường. Nhờ được học các kỹ năng mền ngay từ nhỏ đã giúp các
con bảo vệ chính bản thân mình và tránh xa những nguy cơ có thể gây tai nạn
thương tích.
Trong q trình thực hiện cơng tác chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục các
cháu. Dựa trên tình hình thực tế của trường, lớp, nhận thức của trẻ, đồ dùng phục
vụ các hoạt động tôi đã xây dựng rất nhiều các tình huống để giúp trẻ vừa chơi,
vừa học. Qua đó hình thành ở trẻ những kỹ năng phịng tránh tai nạn cho bản thân
khi gặp phải.
* Tình huống 1: Phịng tránh tai nạn điện giật.
Tình huống tơi tạo ra vào một buổi cho trẻ thăm quan vườn hoa của trường.
Tôi tự treo 1 đoạn dây điện từ trên cây xuống coi như là đường dây điện bị đứt.
Khi đến nơi có một vài bạn nam hiếu động, thích tị mị liền chạy lại gần và định
lấy tay cầm dây điện lên. Thấy vậy tôi liền chạy lại gần trẻ nhẹ nhàng lấy tay dắt
các con tránh xa dây điện và ân cần nói. Đây là đường dây điện bị đứt, tuy bị đứt
nhưng nó vẫn cịn nguồn điện, vì vậy khi các con chạm tay vào sẻ bị điện giật gây
tử vong.
Nếu khi đi trên đường hoặc chơi ở nhà, các con thấy dây điện đứt như vậy thì
nhớ khơng được dùng tay chạm vào mà hãy tránh thật xa, sau đấy gọi cho người
lớn đến.
Điện giật rất nguy hiểm, có nguy cơ cao là dẫn đến tử vong. Vì vậy các con
khơng được nghịch giây điện và tự ý rút giây điện ra khỏi ổ cắm, khơng dùng tay
hay bất cứ vật gì chọc vào ổ cắm điện, không vừa sạc pin vừa xem điện thoại vì rất
dễ xảy ra cháy nổ. Khi đi trời mưa các con không được trú mưa dưới gốc cây to,
đặt biệt không tự ý sử lý khi thấy người bị điện giật mà phải gọi người lớn hoặc gọi
đến số 115 để được trợ giúp.
* Tình Huống 2: Khi trẻ bị bỏng nước
Hoạt động góc là hoạt động trẻ được tái hiện tham gia vào xã hội người lớn
theo cách của riêng mình, trẻ tưởng tượng mình là người lớn và làm những điều
mà trẻ thích vì vậy ở chủ đề gia đình tơi đã cho trẻ tham gia vào hoạt động gia đình
của bé ở đây trẻ tái hiện các vai chơi ở tất cả các góc chơi đặc biệt ở góc phân vai
tơi cho trẻ tái hiện lại cảnh sinh hoạt của một gia đình.
Tơi tổ chức cho trẻ đóng vai bố, mẹ, con và tơi là bác sỹ. Bố thì ngồi uống
nước, mẹ thì nấu ăn, con chơi đồ chơi một mình. Bổng nhiên con thấy đói bụng và
liền chạy xuống bếp, lúc này mẹ vừa bê nồi canh xuống thì chẳng may con té chân
phải, nồi canh đổ ụp vào chân con, cả bố và mẹ rối lên tìm thứ gì đó để bơi cho
con. Lúc này bác sỹ xuất hiện với vai trò là người đi qua đường, thấy gia đình có
người gặp nạn nên sẵn sàng giúp đỡ. Bác sỹ nhẹ nhàng bế bệnh nhân lại bên vòi
skkn
12
nước sạch đưa chân bị bỏng của con xả dưới vòi nước cho sạch và làm dịu vết
thương, sau đấy đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời, vì ở
đây có đầy đủ các dụng cụ y tế và các loại thuốc.
Để phòng, tránh tai nạn do bỏng nước gây ra, các con phải cẩn thận không
chơi đùa, chạy nhảy khi bố mẹ nấu cơm. Khơng tự rót nước phích để pha sữa hoặc
uống. Nếu khi các con hoặc người thân không may bị bỏng thì phải bình tĩnh,
trước tiên là làm mát vết bỏng để tránh cho da khỏi bị rộp bằng cách xả nước chảy
chầm chậm lên vết bỏng . Sau đó loại bỏ vật cứng, nhẹ nhàng tháo bỏ những vật
cứng trên vùng bỏng như giầy, dép, vòng, trước khi vết bỏng sưng nề. Tiếp theo là
che vết bỏng lại sau đó đưa đến trung tâm y tế gần nhất để nhờ sự giúp đỡ.
* Tình Huống 3: Tình huống khi trẻ bị ngã.
Tơi tạo tình huống cho trẻ trong giờ hoạt động ngồi trời khơng may có một
trẻ bị ngã trầy xước tay. Một số bạn thì chạy lại đứng nhìn, một số bạn vẫn chơi
với đồ chơi của mình, chỉ 1 số ít bạn biết gọi cơ giáo là bạn bị ngã chảy máu.
Để giúp trẻ có được kỹ năng gọi người lớn giúp đỡ khi bản thân hoặc bạn bè
chẳng may bị tai nạn. Tôi đã ân cần, nhẹ nhàng đến bên bạn bị ngã, tôi vừa thực
hiện hành động tác đỡ bạn dậy vừa giáo dục trẻ hiểu rằng: Khi thấy bạn ngã các
con không được cười bạn, không được tránh xa bạn hay là bỏ mặc kệ bạn, phải
nhanh chân đến bên bạn, trước tiên là đỡ bạn ngồi dậy, nói bạn đừng sợ, mình sẻ
gọi người lớn đến giúp đỡ bạn. Vì lứa tuổi các con khơng thể tự mình sử lý vết
thương cho bạn, mà cần phải có người lớn đến để trợ giúp. Đây là trường hợp bạn
bị ngã thương tích nhẹ, cơ giáo có thể tự xử lý vết thương cho bạn. Cịn với trường
hợp tai nạn nặng thì chúng mình phải gọi xe cứu thương, vì vậy các con cần phải
nhớ số điện thoại của cha, mẹ và một vài số điện thoại cấp cứu để có thể giúp đỡ
bạn bè, người thân khi gặp nạn.
Những tình huống tơi xây dựng đều có nội dung ngắn gọn, gần gũi, quen
thuộc, hay gặp đối với trẻ mầm non. Các tình huống có thể tạo ra ở bất kỳ nơi nào,
thời điểm nào; có thể lồng ghép các tình huống phịng tránh tai nạn thường gặp
ngay cả trong hoạt động ăn, ngủ và hoạt động học tập...
Qua việc đưa ra các tình huống và sử lý tình huống, tơi thấy trẻ lớp tơi rất hào
hứng và thích thú. Trẻ ghi nhớ những kỹ năng phòng tránh tai nạn thường gặp cho
bản thân, biết xử lý khi bạn hoặc người thân gặp nạn.
Mỗi lần cho trẻ tham gia đóng các tình huống như vậy, tơi đều quay video lại
và gửi lên nhóm zalo của lớp. Các bậc phụ huynh đồng tình ủng hộ, họ khơng nghỉ
rằng con của mình đến trường lại được thực hành những công việc như vậy. Từ
đấy phụ huynh ngày càng hiểu hơn về vai trò của giáo dục mầm non, hiểu hơn về
việc rèn kỹ năng sống cho trẻ là rất cần thiết. Phụ huynh thường xuyên trao đổi với
tơi về kinh nghiệm tạo tình huống để thực hành tại nhà cho con.
2.3.4. Xây dựng nguồn nguyên học liệu số.
Học liệu số được coi là "sách giáo khoa" giúp trẻ phát triển toàn diện. Việc
giáo viên khai thác và sử học liệu số phù hợp, linh hoạt, sáng tạo sẽ kích thích
hứng thú, tư duy, sáng tạo nhằm phát triển tồn diện, góp phần hình thành nhân
cách cho trẻ thơ.
skkn
13
Vì vậy ngay từ đầu năm học, nhằm đáp ứng với tình hình dịch bệnh ngày
càng diễn biến phưc tạp trên địa bàn huyện. Nhà trường đã chỉ đạo giáo viên xây
dựng nguồn nguyên học liệu chất lượng để chia sẻ tới các bậc phụ huynh.
Các tổ, khối chuyên được phân công soạn thảo nội dung các video, tất cả nội
dung của video đều được Hiệu trưởng kiểm duyệt.
Bản thân tôi cũng rất may mắn là một thành viên trong nhóm biên soạn kịch
bản và thực hiện quay video, vì vậy các bậc phụ huynh rất yên tâm và đồng tình
ủng hộ. Những video chúng tơi xây dựng đều có nội dung phong phú, dễ hiểu, thời
gian không quá dài. Đặc biệt với bản thân, để có được nguồn nguyên học liệu số
với đa dạng cách phòng tránh tai nạn thường gặp cho trẻ, để chia sẻ tới các bậc phụ
huynh thì mỗi tháng tơi đều xây dựng tất cả các vi deo theo nội dung giáo dục mà
tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục phòng tránh một số tai nạn thường gặp cho trẻ
ngay từ đầu năm học. Tùy vào các thời điểm khác nhau mà tôi lựa chọn học liệu số
phù hợp để chia sẻ tới cha mẹ với mục đích phối hợp cùng thực hiện, hướng dẫn
hỗ trợ cha mẹ trong việc phòng tránh tai nạn cho các con khi tới trường cũng như
khi ở nhà.
Qua giờ đón trả trẻ tơi tun truyền tới các bậc phụ huynh lựa chọn nguyên
học liệu số cho phù hợp với sự nhận thức của con, đặc biệt tôi hướng dẫn phụ
huynh lựa chọn nguồn nguyên học liệu số cách phịng tránh tai nạn thường gặp cho
trẻ theo trình tự nội dung kế hoạch tháng mà tôi đã xây dựng, để từ đó trẻ được
trang bị tất cả các kỹ năng phòng tránh tai nạn thường gặp từ dễ tới khó.
Với một số gia đình khó khăn khơng được tiếp cận công nghệ thông tin hiện
đại, tôi đã tới tận nhà trong những ngày cuối tuần để giúp các con được trang bị
thêm những kỹ năng phòng tránh tai nạn thường gặp như các bạn trong lớp.
Với cách lựa chọn nguồn nguyên học liệu số phù hợp, tôi thấy phụ huynh thì
yên tâm, trẻ thì hứng thú, các kỹ năng sống của trẻ ngày càng được cũng cố và
hoàn thiện. Đặc biệt trẻ được trang bị đầy đủ các kỹ năng phòng tránh tai nạn
thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, phụ huynh coi trọng việc rèn luyện kĩ năng
phòng tránh tai nạn cho trẻ ngay cả khi ở nhà.
Chia sẻ kinh nghiệm sơ cứu tai nạn thường gặp khi ở nhà
(lấy từ kho nguyên học liệu số của nhà trường)
skkn
14
2.3.5. Tuyên truyền phối kết hợp với cha mẹ trẻ trong việc giáo dục
phòng tránh tai nạn thường gặp cho trẻ.
Tình trạng sảy ra các tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ thường diễn ra trong cuộc
sống hàng ngày, chính vì vậy việc cung cấp và giáo dục các kỹ năng phòng chống
tai nạn cho trẻ mầm non là rất cần thiết.Thực tế cho thấy, ở trường dù giáo viên có
làm tốt đến mấy, ý tưởng dù hay bao nhiêu mà khơng được sự ủng hộ từ phía cha
mẹ trẻ thì kết quả sẽ khơng đạt như mong muốn.
Nhận thức sâu sắc về vấn đề, ngay từ đầu năm học thơng qua giờ đón và trả
trẻ, tơi trị chuyện, trao đổi về mức độ quan tâm của gia đình đến các con như thế
nào? Quan tâm những nội dung gì?...
Tổng hợp những ý kiến của phụ huynh, tôi nhận thấy đại đa số cha mẹ quan
tâm con của mình đến trường phải biết viết và thuộc chữ cái, chữ số để chuẩn bị
lên lớp một chứ không hề quan tâm đến việc hình thành những kỹ năng sống cho
trẻ.
Vì vậy qua giờ đón, trả trẻ tơi thường trao đổi với phụ huynh về việc giữ an
toàn cho trẻ khi trẻ ở nhà. Phụ huynh cần nêu cao ý thức phòng tránh các vật dụng
dễ sảy ra những tai nạn nguy hiểm cho trẻ như: tránh tiếp xúc gần với những vật
nhọn, sắc như dao, que hay khơng được tự mình sử dụng các ổ cắm điện khi khơng
có sự giám sát của cha mẹ. Tránh xa những vật dùng có thể gây bỏng như bếp củi,
bếp ga, hay các những vật dụng vừa nấu song đang cịn rất nóng. Một số gia đình
cịn có thói quen ni chó, mèo và cho trẻ chơi với chó mèo rất nguy hiểm. Phụ
huynh cần nhắc nhở trẻ tránh tiếp xúc gần với các loại động vật nhưa chó, mèo,
giải thích cho con biết được sự nguy hiểm khi bị chó dại cắn, khơng được lại quá
gần hay ôm chúng.
Hội nghị phụ huynh đầu năm là cơ hội để tất cả các bậc phụ huynh cùng giáo
viên được trao đổi, chia sẽ những tâm tư, tình cảm và vấn đề cịn vướng mắc. Tơi
giành một thời gian cho cha mẹ cùng trao đổi với nhau về chuyên đề “Bố mẹ làm
gì để giúp con tự phịng tránh tai nạn thương tích”. Cha mẹ trao đổi với nhau một
cách thoải mái nhưng chưa đưa ra được các biện pháp để giúp con nhận biết và có
các kỹ năng phịng tránh tai nạn. Bởi bản thân cha mẹ chưa thật sự nhận ra đây là
việc làm vô cùng cần thiết đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo.
Với cương vị là giáo viên chủ nhiệm lớp, là người mẹ hiền thứ hai của các
con, tôi đã trao đổi với phụ huynh một số nội dung giáo dục an toàn cho trẻ tại nhà
như:
- Sau khi sử dụng đồ điện, cần rút điện hoặc ngắt cầu dao để tránh tai nạn điện
giật cho trẻ.
- Đối với những đồ dùng trong nhà, không phải là đồ chơi, để xa tầm tay trẻ
em là không bao giờ thừa. Những vật sắc, nhọn, nặng, hoặc thuốc thang, hóa chất,
đồ điện khơng nên để trong tầm tay trẻ em.
- Phụ huynh cần kiên nhẫn đọc tên từng vật dụng quen thuộc giúp trẻ biết tên
gọi, tính năng, cách dùng và mối nguy hiểm (nếu có) của chúng. Cần dạy trẻ cách
sử dụng an tồn lẫn phịng tránh tai nạn với vật dụng trong nhà. Ví dụ: Con nên
cầm kéo bằng tay phải để cắt (kèm chỉ dẫn), kéo rất dễ đâm vào mắt, làm chảy máu
skkn
15
tay nên con phải cầm cẩn thận đúng cách, không được cầm nó khi khơng có bố mẹ.
Khơng được chơi đùa với những động vật có thể gây nguy hiểm cho bản thân.
Trẻ đang chơi đùa với động vật (Chó)
- Tai nạn có thể xảy ra trong tích tắc, nhưng để có khả năng ứng phó, trẻ cần
phải trải qua một quá trình học hỏi. Vì vậy phụ huynh hãy sẵn sàng trang bị cho
con những kỹ năng ứng phó với nguy hiểm, càng sớm càng tốt.
- Cầu cứu cũng là bước quan trọng trong q trình thốt hiểm, phụ huynh cần
dạy trẻ bình tĩnh để kêu gọi sự trợ giúp trực tiếp của những người xung quanh, với
các tổ chức cơ động thơng qua đường dây nóng. Để có thể thực hiện được điều đó,
trẻ cần thuộc được số điện thoại của bố mẹ và số điện thoại đường dây nóng của
cảnh sát cơ động, cảnh sát chữa cháy và xe cứu thương.
- Cha mẹ cần thường xuyên nhắc nhở con có ý thức cảnh giác với người ngồi
thơng qua việc căn dặn trẻ không mở cửa cho người lạ, khơng nghe lời và đi theo
người lạ.
Bên cạnh đó, tôi luôn chú trọng đến việc tuyên truyền tới phụ huynh qua
“Góc tuyền truyền” và mục “Dành cho cha mẹ”. Tơi thường xun sưu tầm và dán
tờ rơi, áp phích có nội dung về giáo dục các kỹ năng phịng tránh tai nạn cho trẻ;
các câu chuyện mang tính thời sự về các tai nạn để phụ huynh rút ra những bài học
cho mình trong q trình chăm sóc và quản lý trẻ tại nhà.
skkn
16
Tuyên truyền với phụ huynh về phòng tránh tai nạn thường gặp cho trẻ
Ngồi ra, tơi cịn trao đổi với cha mẹ trẻ qua các kênh thông tin điện tử. Trên
các trang nhóm, Facebook, Zalo của lớp, tơi thường xun cập nhật tình hình hoạt
động trong ngày, trong tuần của trẻ tới phụ huynh. Các bài tập tình huống về dạy
trẻ các kỹ năng phịng tránh tai nạn thương tích mà tôi đăng tải lên trang thông tin
của lớp và tôi luôn nhận được sự quan tâm, chú ý của cha mẹ trẻ.Với cha mẹ trẻ,
đây là những thông tin bổ ích, giúp cho trẻ chủ động và tự tin hơn khi tiếp xúc với
các tình huống. Ở trường được cô giáo cung cấp các kiến thức và thực hành; về
nhà trẻ được bố mẹ nhắc nhở thường xuyên qua đó sẽ hình thành những thói quen
và kỹ năng nhận biết và phòng tránh tai nạn thường gặpcho trẻ một cách tự nhiên.
skkn
17
Phản hồi của phụ huynh trên nhóm zalo của lớp
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với bản thân, đồng nghiệp
và nhà trường.
Qua thời một năm thực hiện đề tài tôi đã thu được một số kết quả như sau:
* Hiệu quả đối với hoạt động giáo dục của nhà trường:
Trẻ mạnh dạn, tự tin. Có thói quen lao động tự phục vụ, kỹ năng tự lập, nhận
thức, kỹ năng vận động thô, vận động tinh, rèn luyện kỹ năng xã hội, kỹ năng về
cảm xúc, giao tiếp, chung sống hịa bình và tuyệt đối khơng sảy ra xúc phạm, bạo
hành trẻ.
Trẻ đã có một số kỹ năng cần thiết để nhận biết và phòng tránh tai nạn thương
tích, biết tự bảo vệ bản thân. Số lượng trẻ nhận ra yếu tố khơng an tồn và có kỹ
năng phịng tránh tai nạn thương tích chiếm tỷ lệ cao.
* Đối với bản thân.
Tự tin, sáng tạo hơn trong việc dạy kỹ năng phong chống tai nạn thường gặp
cho trẻ.
Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, tạo uy tín tiềm năng đối với phụ huynh và
với trẻ, được phụ huynh tín nhiệm.
Mạnh dạn giám nghĩ, giám làm, khắc phục mọi khó khăn để giúp trẻ có được
những kỹ năng phịng chống tai nạn thường gặp ngay từ khi còn nhỏ.
* Với đồng nghiệp:
Là tài liệu để các đồng nghiệp tham khảo học hỏi kinh nghiệm về giáo dục
kỹ năng phòng tránh tai nạ thường gặp cho trẻ ở tất cả các dộ tuổi nói chung và trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng.
* Đối với phụ huynh:
skkn
18
Phụ huynh thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ các
kỹ năng phòng chống tai nạn thường gặp cho trẻ, trao đổi với giáo viên bằng nhiều
hình thức thơng qua bảng thơng tin dành cho phụ huynh, bảng đánh giá trẻ ở lớp.
Giao tiếp giữa cha mẹ và các con ngày càng gần gũi, cha mẹ thường xuyên
chia sẻ với các con, ít la mắng. Hướng dẫn trẻ tự làm những công việc vừa sức, an
tồn.
Cha mẹ cảm thấy hài lịng với kết quả của con mình đạt được và đã có sự
quan tâm bằng việc ủng hộ giáo viên những nguyên vật liệu để giáo viên và trẻ làm
đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ ở lớp...
Quá trình áp dụng các giải pháp phòng tránh tai nạn thường gặp cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi, lớp A1 tôi thu được kết quả vào cuối năm học như sau:
Kết quả khảo sát chất lượng cuối năm học
Tổng
Đầu năm
Cuối năm
số
Stt Mức độ nội dung khảo sát
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
người
người
%
người
%
khảo
sát
1
Trẻ được trang bị kĩ năng
phòng tránh tai nạn thường
gặp ở các độ tuổi trước.
22
22
100
Trẻ biết dự đoán nghi hiểm
và biết tự phòng tránh những
tai nạn thường gặp: Điện
giật, bỏng, ngã, vật sắc nhọn.
22
20
91
2
9
3
Trẻ thích chơi với chó, mèo.
22
20
91
2
9
4
Trẻ ham hiểu biết, tị mị, tự
khám phá.
22
20
91
2
9
5
Trẻ biết cách tìm sự trợ giúp
của người lớn khi xảy ra tai
nạn thương tích.
22
22
100
0
0
22
22
100
0
0
22
22
100
0
0
2
6
7
Phụ huynh coi trọng việc rèn
luyện kĩ năng phịng tránh tai
nạn thường gặp cho trẻ.
Phụ huynh tạo tình huống để
rèn luyện kĩ năng phòng
tránh tai nạn thường gặp cho
trẻ khi ở nhà
0
0
Kết quả cho ta thấy, sau một năm thực hiện đề tài với sự nỗ lực của bản thân,
sự giúp đỡ của đồng nghiệp, đặc biệt là sự ủng hộ tích cực của các bậc phụ huynh
đã giúp trẻ lớp tơi có đầy đủ những kỹ năng phịng tránh tai nạn thường gặp cho
skkn
19
bản thân ở mọi lúc, mọi nơi. Biết tự tránh xa những nơi có thể gây tai nạn như:
Điện giật, bỏng, ngã, vật sắc nhọn....Trẻ biết cách tìm sự trợ giúp của người lớn khi
bản thân và bạn bè xảy ra tai nạn. Và điều đặc biệt hơn là 100% phụ huynh đã có ý
thức coi trọng việc rèn luyện các kỹ năng phòng tránh tai nạn cho con, thường
xuyên trị chuyện, tạo các tình huống để rèn kỹ năng sống cho con khi ở nhà.
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận:
Việc sử dụng các giải pháp trong quá trình giáo dục kỹ năng phòng tránh tai
nạn thường gặp cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi, lớp A1 nói riêng là một
cơng việc vơ cùng thiết thực.
Để có được những kết quả như vậy, bản thân rút ra bài học kinh nghiệm:
- Trước hết chúng ta phải xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể phù hợp với khả
năng nhận thức và vốn kỹ năng trẻ chưa có để bổ sung cho phù hợp.
- Thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch và tận dụng mọi lúc, mọi nơi để rèn
luyện các kỹ năng phòng tránh tai nạn cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày.
- Giáoviên phải linh động sáng tạo, cơ tạo ra các tình huống cho trẻ trải
nghiệm điều quan trọng nữa là cô phải tìm hiểu thêm trên các trang mạng, các
thơng tin, các quy định về phòng tránh tai nạn để xây dựng thành các video các
nguyên học liệu số để cho phụ huynh cũng như là trẻ tiếp cận một cách nhẹ nhàng,
hiệu quả và hứng thú. Đặc biệt là việc phối kết hợp giữa giáo viên với phụ huynh
phải diễn ra thường xuyên, linh hoạt, sáng tạo.
- Để rèn được kỹ năng sống cho trẻ được tốt hơn thì giáo viên phải tìm tịi,
sáng tạo, trau dồi kiến thức, kỹ năng để hướng dẫn trẻ tốt hơn, luôn gần gũi và yêu
cầu trẻ thực hiện các yêu cầu của cô một cách nghiêm khắc trong quá trình giáo
dục trẻ về cách phòng thánh tai nạn.
3.2. Kiến nghị.
* Đối với nhà trường
Nhà trường hỗ trợ giáo viên trong xây dựng nguồn nguyên học liệu số phong
phú, đa dạng hơn, ngắn gọn, có nội dung sát với thực tế hàng ngày của trẻ.
Bổ sung tài liệu, đồ dùng đò chơi, trang thiết bị an toàn, thẩm mỹ phục vụ
hoạt động giáo dục phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
* Đối với Phòng Giáo dục
Mở các lớp chuyên đề, xây dựng các tình huống về phịng tránh tai nạn
thường gặp đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo để giáo viên được trải nghiệm.
Đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đảm bảo an toàn cho
trẻ khi tham gia các hoạt động.
Trên dây là một số giải pháp phòng tránh tai nạn thường gặp cho trẻ 5-6 tuổi,
lớp A1 trường mầm non Điền Trung, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa và những
kiến nghị đề xuất của tơi. Trong q trình thực hiện đề tài, bản thân khơng tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của hội
dồng khoa học các cấp để bản sáng kiến của tơi được hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
skkn
Bá Thước, ngày 28 tháng 5 năm 2022
20
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
Bùi Thị Lý
Nguyễn Thị Vinh
skkn