Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Skkn một số giải pháp tạo hứng thú học tập môn hóa học cho học sinh thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.81 KB, 22 trang )

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đã xác định “
Phương pháp dạy học mơn Hóa học trong nhà trường các cấp phải phát huy
tính tích cực, tự giác chủ động của người học, hình thành và phát triển năng
lực tự học, trau dồi các phẩm chất linh hoạt , độc lập sáng tao của tư duy”. Bắt
nguồn từ định hướng đó giáo viên cần phải học hỏi nghiên cứu, tìm tịi và áp
dụng những phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng vùng miền, từng
đối tượng học sinh, từng kiểu bài làm cho hiệu quả giờ học đạt cao nhất .
Mặt khác, Hóa học là một bộ mơn khoa học thực nghiệm, kiến thức hóa
học là một xâu chuỗi có mối liên quan chặt chẽ với nhau, học sinh sẽ rất khó
nhớ, khó thuộc. 
Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy bộ mơn hóa học ở trường
THPT bản thân tơi nhận thấy rằng mơn Hóa học là một mơn học khó, kiến
thức lớn và đa dạng, vừa nhiều kiến thức lý thuyết lại vừa nhiều nội dung vận
dụng thực tế. Vì vậy thường tạo cho học sinh cảm giác ngại học và dè dặt khi
chọn mơn hóa học làm mơn học để xét tổ hợp trong thi tốt nghiệp và đại học.
Trong việc dạy môn hố học ở trường trung học, người giáo viên phải
có vốn kiến thức về sâu, rộng, có khả năng vận dụng nhiều phương pháp vào
bài giảng một cách linh hoạt, tạo ra được những giờ học sinh động, nâng cao
sự hiểu biết và kích thích sự ham mê học tập của học sinh.Từ đó phát huy
được, kích thích được hứng thú học tập của học sinh với mơn hóa học .
Chính vì thế, mơn Hóa học ở trường phổ thơng nếu khơng có những bài
giảng và phương pháp phù hợp sẽ dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp
thu kiến thức.Trước tình hình đó, Hóa học phải đổi mới phương pháp dạy học
đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Một trong những
yếu tố để việc dạy mơn Hóa học có hiệu quả là giáo viên phải biết vận dụng
một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học tập mơn hóa học vào bài giảng .
Là một giáo viên đã trực tiếp giảng dạy mơn Hóa học 18 năm tại trường
THPT và tìm hiểu thực tiễn dạy và học mơn Hóa học tại trường PT Nguyễn
Mộng Tuân – Đông Sơn – Thanh Hóa. Tơi thấy cịn nhiều học sinh chưa nắm


vững được kiến thức cơ bản của Hóa hoc, chất lượng bộ mơn vẫn cịn thấp,
các bài kiểm tra, bài thi cịn chưa đạt yêu cầu.
Đặc biệt trong những năm gần đây số lượng học sinh đăng ký học môn

1

skkn


tự chọn là mơn hóa học ngày càng giảm do các em khơng tìm được hứng thú
trong học tập mơn hóa dẫn đễn kết quả thi tốt nghiệp khơng cao nên nhiều em
đã chuyển hướng chọn môn thi sang khối xã hội là sử- địa- cơng dân.
Trước tình hình đó, bản thân tôi luôn trăn trở: làm thế nào để nâng cao
chất lượng bộ mơn hóa học? Làm thế nào để học sinh hứng thú, say mê trong
khi học? Có giải pháp gì để tạo cho học sinh sự hứng thú say mê khi học mơn
hóa học ở trường THPT?… Với mong muốn tìm ra những đáp án đó, đã thúc
đẩy tôi chọn và nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm “ Một số giải pháp tạo
hứng thú học tập môn Hóa học cho học sinh THPT”.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu.
Đầu tiên tôi khẳng định rằng bản thân đưa ra đề tài này khơng ngồi
mục tiêu phát triển tồn diện về đạo đức, trí lực, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ
bản , phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo, hình thành nhân
cách con người việt nam.
Những năm gần đây, ở rất nhiều trường PT trong đó có cả trường PT
Nguyễn Mộng Tuân mà tôi đang giảng dạy. Một bộ phận khơng nhỏ học sinh
chán học mơn Hóa học và khơng lựa chọn mơn hóa là mơn thi của mình trong
kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Và các em cũng chưa hiểu được vai
trị ,tầm quan trọng của mơn hóa trong thực tiễn cuộc sống.
Vậy mục tiêu của đề tài tôi đưa ra là:

Hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức mơn Hóa học nói chung, mơn
Hóa học ở cấp THPT nói riêng. Muốn đạt hiệu quả giảng dạy đòi hỏi một mặt
kiến thức của thầy phải vững, phải sâu, phải có phương pháp phù hợp. Mặt
khác địi hỏi người thầy có kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm và áp dụng các
phương pháp giảng dạy, các giải pháp thật phù hợp và khéo léo..
Trước hết phải làm sao để học sinh nhớ được những kiến thức cơ bản
thì tơi thiết nghĩ trong từng tiết dạy, GV phải dùng các phương pháp nào đó để
HS nắm được các kiến thức cơ bản. 
Khi các em đã có nền kiến thức cơ bản và hiểu được tầm quan trọng của
bộ mơn hóa học thì các em sẽ u thích rồi đam mê mơn học và từ đó sẽ học
tập dễ dàng và tốt hơn. 
Khi xác định được mục đích, ý nghĩa lớn lao của vấn đề này mới có thể
xây dựng được giải pháp phù hợp nhất. Bởi vậy, các giải pháp tạo hứng thú

2

skkn


cho học sinh học mơn Hóa học là một nội dung có tính chất quan trọng và lâu
dài đối với nhà trường nói chung và từng giáo viên dạy mơn Hóa học nói
riêng. Khi xây dựng đề tài này bản thân tơi hướng đến mục đích cụ thể như
vậy nhằm triển khai có hiệu quả những giải phương pháp mà mình đã tích lũy
qua nhiều năm làm cơng tác giảng dạy mơn Hóa học cho học sinh THPT.
2.2. Nhiệm vụ.
- Nghiên cứu lý luận về vai trị của mơn hóa học trong trường THPT .
- Nghiên cứu tình hình thực tế việc học hóa của học sinh qua các tiết
dạy, các bài kiểm tra từ đó rút ra các giải pháp phù hợp .Đồng thời xem xét
hiệu quả học tập của học sinh trong quá trình thực hiện các giải pháp.
- Đề ra được một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học tập mơn hóa học ở

trường THPT từ đó nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong trường
THPT.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng.
Học sinh lớp 10a4 , lớp 12a2 Trường PT Nguyễn Mộng Tuân
Cụ thể : Lớp 10a4 có 42 học sinh
Lớp 12a2 có 30 học sinh
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài này được thực hiện trong phạm vi mơn hóa học lớp 10, lớp 12 ở
trường PT Nguyễn Mộng Tuân
Cụ thể là thực hiện tại 2 lớp10A4 , 12a2 Trường PT Nguyễn Mộng
Tn –Đơng Sơn – Thanh Hóa năm học 2021- 2022.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Trong quá trình học tập, giảng dạy và nghiên cứu đề tài này, trước hết
tôi tập trung vào những vấn đề sau:
+ Nghiên cứu kỹ lí thuyết mơn hóa học THPT trong sách giáo khoa theo
chuẩn kiến thức , kỹ năng.
+ Nghiên cứu tình hình thực tiễn của địa phương để có thể đưa ra các ví
dụ sát thực, giúp học sinh hiểu đễ hơn.
+ Thu thập ý kiến phản hồi của học sinh và đồng nghiệp để từ đó rút
kinh nghiệm, điều chỉnh và hoàn thiện hơn các giải pháp của bản thân trong
giảng dạy.

3

skkn


4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Nghiên cứu tình hình học tập thực tế mơn hóa học của học sinh ở
trường THPT
+ Nghiên cứu khả năng tiếp thu của học sinh để đưa ra các giải pháp
phù hợp.
4.3. Phương pháp trò chuyện
Trò chuyện, trao đổi với các giáo viên bộ môn, học sinh, hội cha mẹ học
sinh, bạn bè và hàng xóm của học sinh.
Trị chuyện, thân, thiện gần gũi với học sinh, giúp học sinh khơng cịn
dè dặt, rụt rè trước thầy cơ.Từ đó các em sẽ chủ động tiếp thu, tìm tịi và lĩnh
hội kiến thức, cũng mạnh dạn hơn khi trao đổi kiến thức với thầy cô. Khi
những khúc mắc của các em được giải đáp kịp thời, các em sẽ hứng thú học
tập hơn.
4.4. Phương pháp trải nghiệm
+ Thơng qua thực tế, tình hình trên lớp của học sinh.
+ Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn.
+ Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên cùng tổ nhóm bộ
mơn dạy lớp khác trong trường mình.
Từ đó rút ra cái tốt để phát huy, cái chưa tốt, cái hạn chế để đưa ra các
giải pháp khắc phục.
4.5. Phương pháp thử nghiệm
Thử áp dụng“ Một số giải pháp tạo hứng thú học tập mơn Hóa học cho
học sinh THPT” vào công tác giảng dạy học sinh ở lớp 12a2 và lớp 10a4
trường PT Nguyễn Mộng Tuân – Huyện Đơng Sơn – Tỉnh Thanh Hóa năm
học 2021 - 2022.
5. Thời gian thực hiện
Bắt đầu : 06/9 /2021 đến 20/05/2022

4

skkn



PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Có thể khẳng định rằng việc dạy học là một công việc vừa mang tính
khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Vậy nên với việc dạy học đòi hỏi người
giáo viên cần có năng lực sư phạm vững vàng, phương pháp giảng dạy phù
hợp theo hướng tích cực giúp học sinh chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến
thức . Chính vì lẽ đó việc tạo cho học sinh niềm hứng thú trong học tập mơn
Hóa học hồn tồn phụ thuộc vào năng lực sư phạm của giáo viên. Ngoài việc
lên lớp người giáo viên phải khơng ngừng học hỏi, tìm tịi tài liệu có liên quan
để làm sao có thể truyền thụ cho học sinh một cách nhẹ nhàng, dể hiểu, phù
hợp với khả năng tiếp thu của từng đối tượng học sinh
Bám sát định hướng chung của ngành trong việc đổi mới phương pháp
dạy học Hóa ở trường THPT là tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh,
khơi dậy và phát triển năng lực tự học, nhằm hình thành cho học sinh tư duy
tích cực, độc lập sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề,
rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,
đem lại niềm say mê, hứng thú học tập cho các em.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, tình trạng nhiều học sinh chán học,
ngại học mơn hóa học gia tăng, dẫn đến việc số lượng học sinh chuyển hướng
từ học tổ hợp môn tự nhiên sang học tổ hợp các môn xã hội cũng tăng theo,
điều này tạo nên sự mất cân bằng về số lượng học sinh lựa chọn các tổ hợp
môn thi tạo nên rất nhiều khó khăn cho việc sắp xếp chun mơn ở các trường
THPT nói chung và Trường PT Nguyễn Mộng Tn nói riêng.Vì vậy việc tạo
hứng thú học tập mơn Hóa học cho học sinh là vơ cùng cần thiết.
Việc tạo hứng thú học tập cho học sinh cũng chính là tạo cho các em có
niềm tin trong học tập, khơi dậy trong các em hứng thú trong học tập nói
chung và trong phân mơn Hóa học nói riêng.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

Thực trạng của học sinh và giáo viên trước khi áp dụng sáng kiến.
Vào đầu năm học 2021 - 2022, tôi được phân công chủ nhiệm và giảng
dạy bộ mơn hóa học lớp 12A2, 10A4 Trường PT Nguyễn Mộng Tuân – Đông

5

skkn


Sơn – Thanh Hóa. Trong đó lớp 12a2 là một lớp đại trà, học sinh cuối cấp và
thi tốt nghiệp theo ban khoa học tự nhiên. Mơn hóa học là một trong 3 môn
học quan trọng của ban khoa học tự nhiên, còn lớp 10a4 cũng là một lớp đại
trà. Việc tạo hứng thú học tập mơn hóa học cho các em để các em có sự lựa tổ
hợp mơn thi tốt nghiệp ngay từ khi học lớp 10 là vơ cùng cần thiết.Vì vậy, bên
cạnh một vài thuận lợi cũng cịn gặp khơng ít những khó khăn.
2.1. Thuận lợi
- 100% giáo viên đã đạt chuẩn.
- Trong quá trình giảng dạy mơn hóa, giáo viên đều cố gắng thay đổi
phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học
sinh thơng qua các phương pháp như : phương pháp trực quan, phương pháp
giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp, phương pháp liên hệ thực tế trong bài
giảng….
- Giáo viên đã có sử dụng các đồ dùng và phương tiện dạy học như thí
nghiệm, mơ hình, tranh …. và từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học hóa học.
- Học sinh có chú ý nghe giảng, tập trung quan sát thí nghiệm, giải thích
một số hiện tượng trong cuộc sống và suy nghĩ trả lời các câu hỏi do giáo viên
đặt ra.
- Học sinh tích cực thảo luận nhóm và đã đem lại hiệu quả trong q
trình lĩnh hội kiến thức.

- Bản thân tơi đã có 18 năm cơng tác trong ngành giao dục và cũng 18
năm giảng dạy mơn Hóa học THPT . Vì vậy tơi đã tích lũy được một số kinh
nghiệm về các phương pháp giảng dạy mơn Hố học THPT. Có lịng u
nghề, mến học sinh và ln ln học hỏi những đồng nghiệp để đưa chất
lượng học tập môn Hóa học của lớp lên cao.
2.2. Khó khăn
- Trường nằm ở thị trấn trung tâm huyện nhưng học sinh trong lớp vẫn
đã số là con em nơng dân có hồn cảnh kinh tế khó khăn. Phụ huynh học sinh
chỉ lo đi làm kiếm tiền, ít quan tâm tới con.
- Có nhiều học sinh sống ở địa bàn xa trường.
- Chất lượng đầu vào học sinh trong lớp nói chung là thấp.
- Hiện nay ở trường, một số học sinh chưa biết tác dụng của mơn hóa
học, do việc giảng dạy ở trường còn mắc phải một số khuyết điểm :

6

skkn


- Còn thiên về lý thuyết thiếu thực tế.
- Chưa cung cấp cho học sinh các kiến thức hóa học có ứng dụng nhiều
trong thực tiễn.
- Do đầu vào thấp nên học sinh khó khăn trong việc lập luận, suy diễn
lôgic đã tạo nên thái độ miễn cưỡng, chán nản ở các em. Từ đó nhiều em
khơng lựa chọn mơn hóa học là mơn học lựa chọn nữa.
Qua điều tra về mức độ hứng thú học mơn Hóa học của lớp 12a2 và
10a4 đầu năm cho thấy kết quả như sau :
Số HS có hứng thú
Số HS khơng có hứng thú
Tổng số

HS ở 2 lớp
SL
%
SL
%
72
5
6,9 %
67
93,1%
Để khắc phục các thực trạng đó và tạo được hứng thú trong việc học
mơn Hóa học thì việc áp dụng “ một số giải pháp tạo hứng thú học tập mơn
hóa học” trong q trình giảng dạy là vơ cùng cần thiết.
3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
3.1. Tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng cách giáo viên tiếp cận,
gần gũi , thân thiện nói chuyện với học sinh.
Phát triển một mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh mang lại
nhiều lợi ích to lớn và lâu dài với cuộc sống của học sinh, cả về mặt học tập
trong trường lớp và ngoài xã hội. Một học sinh sẽ thể hiện tốt hơn trên lớp, say
sưa và u thích mơn đó hơn nếu chúng cảm thấy được giáo viên bộ môn của
chúng ghi nhận, đánh giá cao và quan tâm. Tất cả chúng ta đều muốn được
yêu thương và quan tâm, học sinh của chúng ta cũng vậy. Chúng cảm thấy
mình có giá trị nếu giáo viên khơng chỉ quan tâm tới điểm số mà cả hạnh phúc
và đời sống xã hội của chúng.
Trong buổi dạy đầu tiên của mình, bạn có thể chia sẻ một chút về bản
thân như một vài lời về tiểu sử, sở thích và mối quan tâm, hoặc tại sao bạn u
thích cơng việc giảng dạy. Sự cởi mở này giúp học sinh cảm thấy bạn gần gũi
hơn, chúng có thể kết nối và nói chuyện với bạn như bạn đã làm với chúng.
Một giáo viên có vẻ dễ gần hơn khi họ chia sẻ các thơng tin về chính mình.
Khi dạy một lớp mới, giáo viên cần thu thập bất cứ thông tin nào có thể

về học sinh của lớp đó. Như tên, sở thích, hành vi trong lớp học (từ giáo viên

7

skkn


trước của chúng) và bất kỳ thông tin nào khác mà bạn có thể tìm được. Điều
này sẽ rất hữu ích khi bạn giao tiếp với học sinh, cũng như học sinh sẽ cảm
thấy mình quan trọng nếu bạn biết một vài điều về chúng.
Cố gắng tham gia các hoạt động ngoại khóa, ví dụ như chương trình thể
thao mà học sinh của bạn tham dự. Thể hiện sự quan tâm, thích thú đến các
hoạt động ngoại khóa là rất quan trọng để học sinh cảm thấy bạn quan tâm tới
mọi khía cạnh cuộc sống của chúng. Một hành động đơn giản nhưng sẽ rất
hiệu quả nếu bạn muốn học sinh u thích mơn học của bạn.Vì tâm lý chung
của học sinh là nếu yêu quý, kính trọng giáo viên dạy mơn nào, thì các em sẽ
cố gắng học mơn đó tốt hơn và trở nên hứng thú với mơn học đó hơn.Ví dụ,
bạn có mặt để cổ vũ một giải đấu bóng đá mà học sinh của bạn đang thi đấu sẽ
có ý nghĩa rất lớn với các em, bởi giải đấu cho thấy sự quan trọng của học sinh
và bạn đang rất quan tâm vào cuộc sống của các em.
Là một giáo viên, bạn có thể dễ dàng tiếp cận với học sinh hơn và giúp
chúng tiếp thu bài học tốt hơn nếu bạn tạo được một mối quan hệ tốt với
chúng. Học sinh đều mong muốn tôn trọng, lắng nghe và tuân theo lời giáo
viên nếu bạn kết nối tốt với chúng.
3.2. Tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng cách lựa chọn hệ thống
câu hỏi và bài tâp phù hợp đồng thời cải thiện điểm số.
Việc lựa chọn câu hỏi và các bài tập ở các tiết dạy là vô cùng quan
trọng. Bởi trong các giờ học ,nếu câu hỏi và bài tập của giáo vên đưa ra vừa
dễ,vừa khắc sâu được kiến thức , giúp cho học sinh có trả lời được các câu hỏi
dễ dàng và được điểm cao sẽ khích lệ được tinh thần học tập của các em.

Ngược lại, nếu giáo viên đưa ra những câu hỏi khó ngay từ đầu, học sinh
không trả lời được và bị nhận điểm thấp, các em sẽ nản chí và chán học mơn
đó ngay.
Ví dụ 1:
Trong phần đại cương về kim loại
Bài tính chất vật lý của kim loai ( Hóa học 12)
Sau khi dạy và học xong phần tính chất vật lý chung và riêng của kim
loại. Giáo viên sẽ đưa ra một số câu hỏi dễ có trong các đề thi tốt nghiệp
THPT như sau:
- Kim loại cứng nhất là ?
- Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là?

8

skkn


- Kim loại ở thể lỏng ở điều kiện thường là?
- Kim loại được sử dụng làm dây tóc bón đèn là?
- Thứ tự tính dẫn điện giảm dần của các kim loại là? Ag, Cu,Ag,Al,
Fe…
- ……….
Những câu hỏi này học sinh sẽ dễ dàng trả lời mà vẫn giúp các em nắm
bắt được kiến thức của bài học. Điều này sẽ giúp các em thấy vui và nghĩ tích
cực hơn về mơn hóa học.Từ đó tạo hứng thú học tập mơn hóa đối với các em.
Giáo viên cũng phân tích, giảng giải cho học sinh hiểu rằng: Để học tốt
được mơn hóa học, các em cần học từ dễ đến khó dần. Khơng nên nóng vội.
Khi các em đã nắm bắt được các kiến thức cơ bản thì việc tiếp thu, vận dụng
lý thuyết vào những bài giảng tiếp theo sẽ trở nên rất đơn giản và dễ dàng.
3.3 Tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng cách giáo viên sử dụng các

cách vào bài giảng tạo điểm nhấn.
3.3.1.Vào bài theo phương pháp kể chuyện:
Với cách vào bài này, giáo viên đã kể một câu chuyện nhỏ và vui, rồi từ
tình huống hay vấn đề trong câu chuyện để dẫn vào bài học.
Ví dụ 1 : Trước khi học bài mới về nhơm giáo viên có thể cho học sinh
nghe một câu truyện kể về kim loại nhôm như sau: Nhà viết sử cổ đại Plini Bố
có kể lại một sự kiện lý thú từng xảy ra gần hai ngàn năm về trước. Một hôm,
một người lạ đến gặp hồng đế La Mã Tibêri. Người đó mang tặng hồng đế
một cái chén do chính mình làm ra từ một thứ kim loại lấp lánh như bạc,
nhưng lại rất nhẹ. Người thợ nói rằng, anh ta lấy được thứ kim loại mà chưa ai
biết này từ đất sét. Có lẽ Tibêri ít khi bận tâm biết ơn ai, và ông ta cũng là một
hoàng đế thiển cận. Sợ rằng, thứ kim loại mới với những tính chất tuyệt vời
của nó sẽ làm mất hết giá trị của đống vàng và bạc đang cất giữ trong kho, nên
vị hoàng đế này đã ra lệnh chém đầu người phát minh và phá tan xưởng của
anh ta để từ đấy về sau khơng cịn ai dám sản xuất thứ kim loại “nguy hiểm”
ấy nữa.
Mãi đến thế kỷ XVI, tức là khoảng một ngàn năm trăm năm về sau, lịch
sử của Kim loại này mới được ghi thêm một trang mới. Vị y sự kiêm nhà vạn
vật học đầy tài năng người Đức là Philip Aureon Teofrat Bombat Fôn
Hôhengây (Philippus Aureolus Theophratus Bombastus Von Hohenheim) người đã đi vào lịch sử với biệt danh là Paratxen, đã làm được điều đó. Khi

9

skkn


nghiên cứu các chất và các khoáng vật khác nhau trong đó có cả các loại phèn,
nhà bác học này đã xác định được rằng, chúng là “muối của một loại đất chứa
phèn nào đó” mà thành phần của nó có chứa oxit của một kim loại chưa ai
biết, thứ oxit này về sau được gọi là đất phèn.

Bài học hơm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về tính chất và ứng dụng của kim
loại phổ biến thứ 3 trong vỏ Trái Đất.
3.3.2. Vào bài bằng việc liên hệ thực tế:
Giáo viên qua một câu chuyện, một ví dụ thực tế rồi dẫn dắt vào bài
mới. Kiểu vào bài này giúp học sinh có hứng thú trong học tập, mong muốn
giải thích được các hiện tượng xung quanh các em, ngồi ra nó cịn làm cho
học sinh u thích mơn học do thấy được mức độ quan trọng của hóa học
trong đời sống hàng ngày.
Ví dụ 1:
Tiết 2 của bài: Một số bazơ quan trọng
Trong nông nghiệp, để khử chua đất trồng người ta đã làm gì? (bón vơi),
và trên thế giới có một số trận mưa axit mà nước mưa có pH  3 . Nước mưa
này đã tích tụ ở sông hồ đã giết chết cá và nhiều loài sinh vật khác sống trong
nước. Để bảo vệ nguồn thủy sản này, người ta dùng nhiều biện pháp cải tạo
mơi trường để có pH =7. vậy cơ sở khoa học của các việc làm trên là gì? pH là
gì?-> Vào bài mới.
Ví dụ 2:
Khi học bài: Sự ăn mịn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mịn.
Ngồi tính thẩm mĩ, tại sao ta dùng sơn trên các cánh cửa sắt, tại sao vỏ
tàu thủy bị mòn rồi thủng; và hàng năm, thế giới mất đi khoảng 15% lượng
gang thép luyện được do kim loại bị ăn mòn. Vậy thế nào là sự ăn mòn kim
loại? Tại sao và có những biện pháp gì để bảo vệ kim loại khơng bị ăn mịn? > Vào bài mới.
3.3.3. Vào bài theo phương pháp trực quan:
Ở cách vào bài này, Giáo viên cho HS xem những vật thật, mô hình,
bức tranh … thường tạo nên những ấn tượng mạnh. Thông qua các phương
tiện trực quan, học sinh sẽ ngày càng hứng thú, mong chờ tiết học hóa và u
thích bộ mơn hơn.
Cách vào bài này đặc biệt thích hợp với việc ứng dụng CNTT trong dạy
học, giáo viên có thể truy tìm các hình ảnh, mơ hình, tranh, phim thí nghiệm…


10

skkn


minh họa trên các phương tiện hỗ trợ như internet, sách báo…
Mặt khác, đây cũng là cách vào bài hiệu quả khi giáo viên sử dụng và
phát huy tác dụng của các đồ dùng dạy học có tại phịng thiết bị, dụng cụ thí
nghiệm hoặc tự chế tác trong đời sống hàng ngày.
Ví dụ 1:
Tiết 1 bài: Một số bazơ quan trọng – NaOH
Giáo viên tiến hành thí nghiệm nhỏ:
Một tờ giấy trắng dán lên bảng ở vị trí tên bài mới có ghi sẵn bằng dung
Natrihiđrơxit
dịch phenolphltalein đã khơ khơng nhìn thấy: A.
, dùng que
(NaOH)
bơng tẩm dung dịch NaOH và nhẹ nhàng quét lên mặt trước tờ giấy, lập tức
hiện lên dịng chữ “A.Natrihiđrơxit (NaOH)” màu hồng. -> vào bài. Bài học sẽ
giải thích hiện tượng trên…
3.3.4. Tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng cách giới thiệu bài
mới vừa nhẹ nhàng, hấp dẫn,có thể pha chút hài hước hoặc liên hệ với các
hiện tượng thực tiễn trong cuộc sống
Liên hệ thực tế khi giới thiệu bài giảng mới.Cách nêu vấn đề này có thể
tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu hỏi rất khơi hài hay một vấn đề rất
bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm
của học sinh trong q trình học tập.
Ví dụ 1 : Khi dạy về bài CLO (ở lớp 10), giáo viên có thể mở bài như
sau :
Mỗi khi mở vịi nước máy chúng ta thường ngửi thấy có mùi xốc rất

khó chịu. Đó là vì tại nhà máy nước người ta đã sục vào đó một chất khí có tác
dụng diệt khuẩn. Các em có biết khí đó là khí gì khơng ?
- HS có thể biết sẽ trả lời đó là khí clo.
- GV : Đây cũng là tên bài học của chúng ta hôm nay.
* Cách giới thiệu này sẽ tạo cho học sinh chú ý hơn để tìm hiểu tại sao
clo lại có tính chất như vậy. Và trong q trình học về tính chất của khí Clo
các em sẽ giải thích được như sau :
Khi sục vào nước một lượng nhỏ clo, nước có tác dụng sát trùng do clo
tan một phần (gây mùi) và một phần với nước :
H2O + Cl2
HCl + HClO
Hợp chất HClO khơng bền có tính oxi hóa mạnh :
HClO  HCl + O

11

skkn


Oxi ngun tử có khả năng diệt khuẩn.
Ví dụ 2 : Khi học bài OZON (ở lớp 10), giáo viên có thể mở bài như sau
:
- GV : Sau mỗi trận mưa, các em cảm thấy bầu trời, khí hậu như thế nào
?
- HS : Bầu trời quang đãng hơn, khí hậu mát mẻ hơn.
- GV : Thật vậy, sau cơn mưa to sấm nổ đùng đùng, khi mưa tạnh, nắng
lên, mọi người thường cảm thấy như căn phòng, đường xá, khu phố… thậm
chí cả bầu trời xanh kia mát mẻ trong lành hẳn lên. Hít thở cũng thật dễ chịu.
Đó là ngun nhân gì nhỉ ?
Để hiểu được điều này, hôm nay chúng ta sẽ học bài : OXI – OZON.

Trong khi học về phần Ozon, học sinh sẽ hiểu được hiện tượng trên là
do: Khi có những tia chớp điện thì một phần oxi trong khơng khí sẽ biến thành
ozon:
3O2 → 2O3
Ozon khi rất lỗng khơng có mùi hơi, ngược lại cịn cho con người ta có
cảm giác tươi mát, thanh sạch dễ chịu. Nó cịn có tác dụng sát trùng, làm sạch
khơng khí, rất có lợi cho cơ thể con người.
3.4. Tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng cách Liên hệ thực tế qua
các phản ứng hóa học cụ thể trong bài học.
Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cập nhật, làm cho học sinh
hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học. Giáo viên có thể giải thích để giải
tỏa tính tị mị của học sinh.
Ví dụ 1:
Khi dạy bài MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI
KIỀM, sau khi học xong tính chất của NaHCO 3, giáo viên có thể liên hệ như
sau:
- GV: Vì sao muối NaHCO3 được dùng để chế thuốc đau dạ dày ?
- HS: Trong dạ dày, có chứa dung dịch HCl. Người bị đau dạ dày là
người có nồng độ dung dịch HCl cao làm dạ dày bị bào mòn. NaHCO 3 dùng
để chế thuốc đau dạ dày vì nó làm giảm hàm lượng dung dịch HCl có trong dạ
dày nhờ phản ứng:
NaHCO3 + HCl  NaCl + CO2 + H2O
Ví dụ 2: Khi dạy về bài PEPTIT VÀ PROTEIN (ở lớp 12), sau khi học

12

skkn


xong phần tính chất của protein, giáo viên có thể liên hệ thực tế như sau

- GV: Giải thích vì sao khi nấu canh cua thì có gạch cua nổi lên ? Khi
nấu trứng thì lịng trắng trứng kết tủa lại ?
- HS: Vì trong những trường hợp đó có xảy ra sự đơng tụ protein khi
đun nóng gọi là sự đông tụ. Một số protein tan trong nước tạo thành dung dịch
keo, khi đun nóng sẽ bị kết tủa.
3.5. Tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng cách Liên hệ thực tế sau
khi đã kết thúc bài học.
Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến
thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện
tượng đó, học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó ?
Ví dụ 1 : Sau khi học xong bài TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI (ở lớp
12), giáo viên có thể liên hệ thực tế như sau :
- GV : Tại sao nhôm lại được dùng làm dây dẫn điện cao thế ? Còn dây
đồng lại được dùng làm dây dẫn điện trong nhà.
- HS : Tuy đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng nhơm có khối lượng
riêng nhẹ hơn đồng. Do đó, nếu như dùng dây đồng làm dây dẫn điện cao thế
thì phải tính đến việc xây các cột điện sao cho chịu được trọng lực của dây
điện. Việc làm đó khơng có lợi về mặt kinh tế. Cịn trong nhà việc chịu trọng
lực của dây dẫn điện không ảnh hưởng lớn lắm. Vì vậy, ở trong nhà thì ta
dùng dây dẫn điện bằng đồng.
Ví dụ 2 : Sau khi học xong bài TINH BỘT (ở lớp 12), giáo viên có thể
liên hệ thực tế như sau :
- GV : Vì sao ban đêm không để nhiều cây xanh trong nhà ?
- HS : Ban ngày, do có ánh sáng mặt trời nên cây xanh tiến hành quá
trình quanh hợp, hấp thụ CO2 trong khơng khí và giải phóng khí oxi

 (C6H10O5)n + 6nO2 ↑
6nCO2 + 5nH2O 
clorophin
as


Nhưng ban đêm, do khơng có ánh sáng mặt trời, cây xanh khơng quang
hợp, chỉ có q trình hơ hấp nên cây hấp thụ khí O 2 và thải ra khí CO2, làm
cho phịng thiếu khí O2 và có nhiều khí CO2.
Ví dụ 3 : Sau khi học xong bài IOT (ở lớp 10), giáo viên có thể liên hệ
thực tế như sau :
- GV : Nêu cách lấy dấu vân tay của tội phạm lưu trên các vật ở hiện
trường chỉ sau một vài phút thí nghiệm :
13

skkn


Lấy một tờ giấy sạch, ấn một ngón tay vào mặt giấy rồi nhấc ra sau đó
đem phần giấy có dấu vân tay đặt trên miệng ống nghiệm có đựng cồn iot,
dùng đèn cồn để đun nóng phần đáy ống nghiệm. Đợi cho khí màu tím thốt ra
(I2) từ ống nghiệm thấy phần giấy có vân tay dần hiện lên rõ nét (màu nâu).
Nếu bạn cất tờ giấy có vân tay đi mấy tháng sau làm tương tự cũng vẫn có
hiện tượng như trên
Do đầu ngón tay có chất béo, dầu khống, mồ hơi, khi ấn tay vào giấy
sẽ lưu lại một phần trên giấy mặc dù mắt thường không nhận ra. Các chất này
khi gặp hơi iot cho màu nâu (chú ý hơi iot rất độc khơng được ngửi).
Ví dụ 4 : Sau khi học xong bài MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG
CỦA NATRI, giáo viên có thể liên hệ thực tế như sau :
- GV : Vì sao khi luộc rau muống nên cho vào trước một ít muối ăn
NaCl ?
- HS : Do nhiệt độ sôi của nước ở áp suất 1at là 100 0C, nếu ta thêm
NaCl thì lúc đó làm cho nhiệt độ của nước muối khi sôi là > 100 0C. Do nhiệt
độ sôi của muối cao hơn của nước nên rau chín nhanh hơn, thời gian luộc rau
khơng lâu nên rau ít mất vitamin. Vì vậy, khi đó rau muống sẽ mềm hơn và

xanh hơn.
3.6. Tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng cách l iên hệ thực tế thông
qua những câu chuyện ngắn có tính chất khơi hài, gây cười có thể xen vào
bất cứ thời gian nào trong suốt tiết học. Hướng này có thể góp phần tạo
khơng khí học tập thoải mải. Đó cũng là cách kích thích niềm đam mê học
hóa.
Ví dụ 1: Khi dạy bài HĨA HỌC VÀ VẤN ĐỀ MỐI TRƯỜNG (ở lớp
12), sau khi học xong phần “Ơ nhiễm khơng khí”, giáo viên có thể kể câu
chuyện hài:
+ Một nhà thơng thái thuyết trình ở hội nghị bảo vệ môi trường : “Tại
sao người ta không nghĩ đến việc xây dựng thành phố ở nông thơn nhỉ ? Ở đó
khơng khí trong lành, lo gì bị ơ nhiễm”
+ Cả hội trường cười ầm lên.
Ví dụ 2: Khi dạy về bài SẮT (ở lớp 12), giáo viên có thể vào bài bằng
câu chuyện:
Hồi đầu thế kỉ XIX, các nhà bác học đã phát hiện ra sắt có trong máu
người dưới dạng huyết cầu tố (hemoglobin). Một sinh viên khoa Hóa đã làm gì

14

skkn


khi nghe cơ gái mình u hỏi anh ta lấy gì làm bằng chứng cho tình yêu đang
chảy cuồn cuồn trong cơ thể anh ta ?
Anh ta đã quyết định tặng người yêu dấu một chiếc nhẫn bằng … sắt,
nhưng không phải bằng sắt thông thường mà bằng sắt lấy từ chính máu của
mình! Cứ định kì lấy máu ra, chàng trai thu được một hợp chất mà từ đó tách
sắt ra bằng phương pháp hóa học.
Nhưng chiếc nhẫn đã không bao giờ được đeo trên tay cô gái như một

bằng chứng tình u bởi … nó chưa được làm ra thì chàng trai đã chết vì bị
mất máu, cho dù lượng sắt lấy ra khỏi cơ thể chàng chưa tới … 3 gam !
Các chàng trai, cô gái ngày nay vẫn nhớ câu chuyện này. Nhưng chẳng
ai chứng tỏ tình yêu bằng cách này nữa, cho dù thật cảm động.
Ví dụ 3: Khi học về bài VẬT LIỆU POLIME, giáo viên có thể kể cho
học sinh giai thoại “Phát minh do … ngủ quên” (khi dạy về nilon) :
Một đêm Carothers – nhà hóa học Mĩ, sau nhiều ngày đêm làm việc
căng thẳng, định chớp mắt ít phút. Nhưng … ông đã ngủ liền tới sáng. Tỉnh
dậy, ông hốt hoảng lo cho tất cả cơng sức thí nghiệm : có lẽ đã tan thành mây
khói ? Ai ngờ, khi vừa nhấc chiếc đũa thủy tinh ở trong bình phản ứng lên,
ông thấy chiếc đũa mềm nhũn và kéo theo một hỗn hợp có dạng sợi nhỏ mỏng
manh óng ánh rất đẹp. Đó là sợi tổng hợp poliamit đầu tiên trên thế giới – sợi
nilon ngày nay.
Ví dụ 4 : Sau khi học xong bài MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG
CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ, giáo viên có thể giới thiệu thí nghiệm sau để
học sinh có thể tự làm để kiểm nghiệm.
* Cách làm : Lấy vôi sống (CaO) cho vào nước, rối thả ngay một quả
trứng vào, trứng sẽ chín.
* Giải thích : Khi vơi sống gặp nước sẽ xảy ra phản ứng :
CaO + H2O  Ca(OH)2 + Q
Nhiệt lượng tỏa ra rất lớn đến nổi làm cho nước sôi. Do vậy, sau
khi cho vôi vào nước rồi thả một quả trứng, trứng sẽ chín.
3.7. Tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng cách giải thích các hiện
tượng thực tế thường gặp trong cuộc sống.
Ví dụ 1: Làm thế nào để khắc được thuỷ tinh?
Muồn khắc thuỷ tinh, người ta nhúng thuỷ tinh vào sáp nóng chảy, lấy
ra cho nguội, dùng vật nhọn tạo hình, chữ … cần khắc nhờ lớp sáp (nến) mất

15


skkn


đi, rồi nhỏ dung dịch HF vào thuỷ tinh sẽ bị ăn mòn ở những nơi đã bị cạo đi
lớp sáp.
SiO2  4 HF  SiF4  2 H 2O

Nếu khơng có dung dịch HF, ta có thay bằng dung dịch H 2SO4 đặc và
bột CaF2 (màu trắng). Nhúng thuỷ tinh vào sáp nóng chảy, lấy ra cho nguội,
dùng vật nhọn tạo hình, chữ … cần khắc nhờ lớp sáp (nến) mất đi, rồi rắc bột
CaF2 vào chổ cần khắc, cho thêm H 2SO4 đặc vào và lấy tấm kính khác hoặc
bìa cứng đặt lên trên khu vực khắc, sau 1 thời gian thuỷ tinh cũng sẽ bị ăm
mòn những nơi cạo lớp sáp.
CaF2  2 H 2 SO4  Ca ( HSO4 ) 2  2 HF (dùng bìa cứng che)
Do:
SiO2  4 HF  SiF4  2 H 2O

Áp dụng:
Đây là vấn đề thực tế với những gia đình, xí nghiệp kinh doanh và sản
xuất thuỷ tinh . Không những cung cấp cho học sinh phương pháp khắc thuỷ
tinh mà cịn giải thích hiện tượng đó. Giúp học sinh sẽ nhớ đến bài học khi gặp
vấn đề này. Thậm chí đây là cơ sở cho việc học nghề, khơi dậy niềm đam mê
học tập và khám phá, càng tốt hơn nếu học sinh được tiến hành thí nghiệm.
Giáo viên có thể đề cập đến trong bài giảng về Flo, dung dịch HF hoặc trong
tiết thực hành (ở lớp 10).
Ví dụ 02: Hiện tượng tạo hang động và thạch nhũ với những hình dạng
phong phú đa dạng như thế nào?
Trong đá thông thường chủ yếu là CaCO3, khi trời mưa, trong khơng khí
có CO2 tạo mơi trường axit làm tan được đá vôi, những giọt nước mưa rơi
xuống như vô vàn mũi dao nhọn, sắc khắc vào đá những đường nét khác nhau

CaCO3  CO2  H 2O  Ca ( HCO3 ) 2

Và xuất hiện quá trình điện ly:
Ca ( HCO3 ) 2  Ca 2  2 HCO3

CaCO3  Ca 2  CO33

– Theo thời gian dần tạo ra các hang động khi nước có Ca(HCO3)2 ở đất
đá do áp suất nhiệt độ đột nhiên thấp nên khi giọt nước nhỏ từ từ có tồn tại phương trình:
Ca( HCO3 )2  CaCO3   CO2   H 2O

Như vậy lớp CaCO3 lưu lại ngày càng nhiều, dày gọi đó là nhũ có màu,
16

skkn


hình thù đa dạng.
Áp dụng: Hiện tượng này thường thấy trong các hang động núi đá. Giáo
viên có thể xen vấn đề này trong khi dạy đến phần về các muối cacbonat (ở
lớp 11) hay hợp chất của Canxi (ở lớp 12).
Ví dụ 3: Tại sao nước máy lại có mùi clo?
Khi sục vào nước một lượng nhỏ Clo vào nước có tác dụng sát trùng do
clo tan 1 phần (gây mùi) và phản ứng 1 phần với nước:
H 2O  Cl2  HCl  HClO

Hợp chất HClO không bền có tính oxi hố mạnh:

HClO  HCl + O


Oxi ngun tử có khả năng diệt khuẩn.
Áp dụng: Vấn đề này đang đang được sử dụng làm sạch nước hiện nay
trong các nhà máy nước cung cấp nước trong thành phố, thị xã, thị trấn…
Giúp học sinh hiểu và giải toả thắc mắc, hiểu được vai trị của hố học và học
sinh có thể kiểm nghiệm qua thực tế. Giáo viên có thể xen vào bài giảng về
Clo (ở lớp 9, lớp 10).
Ví dụ 4: Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt?
Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của
người có các enzim. Khi nhai kỹ trộn đều, tuyến nước bọt làm tăng cơ hội
chuyển hoá một lượng tinh bột theo phản ứng thuỷ phân thành mantozơ,
glucozơ gây ngọt theo sơ đồ:
Amilaza , H O
Mantaza , H O
 C12 H 22O11 
 C6 H12O6
 C6 H10O5  n 
2

TB

2

Mantozo

Glucozo

Áp dụng: Vấn đề này có thể đề cập đến trong bài dạy về tinh bột (ở lớp
9, lớp 12), cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản của sự chuyển hoá tinh bột
trong khi ăn. Đó cũng là một hiện tượng tự nhiên đều cảm nhận được trong
các bữa cơm của chúng ta.

Ví dụ 5: Vì sao khơng nên ăn hoa quả ngay sau bữa ăn?
Trái cây có loại đường đơn là monosaccarit và một số loại axit sẽ kết
hợp với axit trong dạ dày tạo ra Axit tactaric, Axit citric làm cho dạ dày đầy
hơi.
Một số loại hoa quả có hàm lượng Tanin và Pectin cao, chúng sẽ kết
hợp với dịch vị, chất xơ và protein trong thức ăn, dễ tạo thành những hạt rắn,
khó tiêu hóa. Những hạt này hình thành sỏi ở dạ dày, ruột.
17

skkn


Nên ăn hoa quả sau bữa ăn khoảng 1−3 giờ.
Áp dụng: Giáo viên có thể áp dụng vấn đề này vào bài axit cacboxylic
(lớp 9, lớp 12)
Ví dụ 6: Vì sao vắt chanh vào cốc sữa đặc có đường sẽ thấy có kết tủa?
Trong sữa có thành phần protein gọi là Cazein. Khi vắt chanh vào sữa
làm tăng độ chua, tức làm giảm pH của dung dịch sữa tới pH đúng với điểm
đẳng điện của cazein thì chất này sẽ kết tủa.
Khi làm phomat, người ta cũng tách Cazein theo nguyên tắc tương tự và
cho lên men tiếp.
Áp dụng: Giáo viên có thể đưa các vấn đề thực tế này vào bài axit
cacboxylic (ở lớp 9 hay lớp 12).
Ví dụ 7: Vì sao phèn chua có thể làm trong nước?
Phèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali ở dạng tinh thể ngậm
nước:
[K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O]
Phèn chua khơng độc, có vị chua chát, ít tan trong nước lạnh nhưng tan
nhiều trong nước nóng. Khi tan trong nước, phèn chua sẽ bị thủy phân và tạo
thành Al(OH)3 ở dạng kết tủa keo lơ lững trong nước

Al2 ( SO4 )3  2 Al 3  3SO42
Al 3  H 2O  AlOH 2  H 
AlOH 2  H 2O  Al  OH  2  H 


Al  OH  2  H 2O  Al  OH  3   H 


Al2 ( SO4 )3  3H 2O  2 Al (OH )3  3H 2 SO4

Chính những hạt Al(OH)3 kết tủa dạng keo lơ lững ở trong nước này đã
kết dính với các hạt bụi bẩn, các hạt đất nhỏ để trở thành hạt đất to hơn, nặng
hơn và lắng xuống. Vì vậy mà nước trở nên trong hơn.
Áp dụng: Đây là một ứng dụng quan trọng của phèn chua trong đời
sống. Giáo viên có thể nêu vấn đề này trong bài dạy về muối sunfat hoặc về
các hợp chất quan trọng của nhôm (ở lớp 10 hay lớp 12).
Ví dụ 8: Vì sao muối NaHCO3 được dùng để chế thuốc đau dạ dày?
Trong dạ dày, có chứa dung dịch HCl. Người bị đau dạ dày là người có
nồng độ dung dịch HCl cao làm dạ dày bị bào mịn. NaHCO 3 dùng để chế
thuốc đau dạ dày vì nó làm giảm hàm lượng dung dịch HCl có trong dạ dày
nhờ phản ứng:
18

skkn


NaHCO3  HCl  NaCl  CO2  H 2O

Áp dụng: Giáo viên có thể vận dụng kiến thức này vào bài HCl (ở lớp
10), bài một số hợp chất quan trọng của Natri (ở lớp 12).

Ví dụ 9: Vì sao sau khi ăn trái cây thì khơng nên đánh răng ngay?
Các nhà khoa học khuyến cáo: Ai ăn trái cây thì phải một giờ sau mới
được đánh răng. Tại sao vậy? Vì chất chua (axit hữu cơ) trong trái cây sẽ kết
hợp với những thành phần trong thuốc đánh răng theo bàn chải sẽ tấn công các
kẽ răng và gây tổn thương lợi. Bởi vậy phải đợi đến khi lượng nước bọt trung
hòa axit trong trái cây, nhất là táo, cam, nho, chanh.
Ta đã biết thức ăn vào dạ dày phải lưu giữ lại từ 1−2 giờ. Nếu sau bữa
ăn, ta ăn ngay trái cây sẽ làm tăng thêm sự lưu trệ trong dạ dày.
Áp dụng: Giáo viên có thể áp dụng vấn đề này vào bài axit cacboxylic
(ở lớp 9, lớp 12)
Ví dụ 10: Vì sao để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta gắn các tấm
kẽm vào phía ngồi vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển?
Khi thép và kẽm cùng ở trong nước biển thì sẽ xuất hiện cặp pin hóa
học và có sự ăn mịn điện hóa.
Kẽm là cực âm, thép là cực dương và nước biển là dung dịch điện li.
Trong quá trình ăn mịn điện hóa thì kẽm sẽ bị ăn mịn. Do đó, vỏ tàu biển
được bảo vệ. Đây là phương pháp bảo vệ kim loại bằng phương pháp điện hóa.
Áp dụng: Giáo viên có thể đưa vấn đề này vào trong bài dạy về sự ăn
mòn kim loại (ở lớp 12).
3.8 Tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng cách tổ chức các hoạt
động ngoại khóa
Để nâng cao kiến thức hóa học thực tế, giáo viên có thể phối hợp với
nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh như đưa các em đi
tham quan các nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp… Qua đó, các em sẽ có
cơ hội tham khảo, bổ sung các kiến thức cịn trống và tìm hiểu xác thực hơn
tác động của hóa học đến đời sống của chúng ta.
4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC,
VỚI BẢN THÂN, VỚI ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG
Sau khi áp dụng “ một số giải pháp Tạo hứng thú học tập cho học sinh”
vào các tiết dạy, tôi thấy đã đạt được kết quả khả quan :

+ Lớp học sinh động, sôi nổi, giúp nâng cao hứng thú học tập của các

19

skkn


em.
+100% số học sinh lớp 12 mà tôi áp dụng sáng kiến trong giảng dạy vẫn
lựa chọn thi theo tổ hợp tự nhiên, trong đó có mơn hóa học mà không chuyển
ngang sang thi tổ hợp xã hội như những năm trước.
+ Chất lượng bài giảng được nâng lên rõ rệt : học sinh dễ tiếp thu và
nhớ bài lâu hơn.
+ Giúp các em phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập .
+ Phát triển năng lực chú ý, óc tị mị khoa học.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Kết luận:
Thực tiễn dạy học trong thời gian qua và việc áp dụng các giải pháp
trên vào quá trình dạy học mơn Hóa trong trường PT Nguyễn Mộng Tuân tôi
đã rút ra một số bài học cơ bản sau:
Một là: Giáo viên cần thường xuyên đổi mới về cách soạn, cách giảng,
đưa các ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, đa dạng hoá các phương
pháp và hình thức tổ chức dạy học để lơi cuốn được học sinh vào quá trình học
tập.
Hai là: Cần quan tâm sâu sát đến từng đối tượng học sinh đặc biệt là học
sinh yếu kém, giúp đỡ ân cần, nhẹ nhàng tạo niềm tin, hứng thú cho các em
vào môn học.
Ba là: Trong quá trình dạy giáo viên phải hướng dẫn học sinh vào việc
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo ra những tình huống có vấn đề
để học sinh thảo luận. Trong mỗi tiết phải tạo ra được quan hệ giao lưu đa

chiều giữa giáo viên – học sinh, giữa cá nhân, tổ chức nhóm.
Sau nghiên cứu và triển khai áp dụng các giải pháp của sáng kiến kinh
nghiệm bản thân tôi nhận thấy: Để nâng cao hứng thú cho học sinh học mơn
Hóa học THPT thì giáo viên phải tạo hứng thú cho học sinh thông qua tìm
hiểu kiến thức mới, thơng qua các buổi thực hành, thông qua việc phân loại
bài tập, hướng dẫn học sinh giải bài tập, … Đồng thời phải luôn gần gũi, tìm
hiểu những khó khăn, sở thích của học sinh để từ đó có những giải pháp phù
hợp hơn. Bên cạnh đó cần có những thời lượng phù hợp áp dụng kiến thức hóa
học vào thực tiễn đời sống và để học sinh thấy được tính khoa học và giá trị
thực tiễn của bộ môn.

20

skkn



×