Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Skkn một số giải pháp rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu cho học sinh lớp 12 góp phấn nâng cao chất lượng môn ngữ văn tại trường thpt quan hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.88 KB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT QUAN HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN KỸ NĂNG LÀM BÀI PHẦN ĐỌC
HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 12 GÓP PHẤN NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG MÔN NGỮ VĂN TẠI TRƯỜNG THPT QUAN HĨA

Người thực hiện: Phạm Thị Thơn
Chức vụ: Giáo viên
Sáng kiến kinh nghiệm thuộc lĩnh vực: Ngữ văn

THANH HÓA, NĂM 2022

skkn


MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. Mở đầu ……………………………………………
1.1 Lý do chọn đề tài ……………………………………..
1.2 Mục đích nghiên cứu …………………………………
1.3 Đối tượng nghiên cứu ………………………………...
1.4 Phương pháp nghiên cứu ………………………….….
2. Nội dung …………………………………………
2.1 Cơ sở lý luận …………………………………………
2.2 Thực trạng của vấn đề ………………………………..
2.3 Giải pháp và tổ chức thực hiện………………………..
2.3.1 Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện các thao


tác đọc hiểu một văn bản ngắn……………………………
2.3.2 Giải pháp 2: Vận dụng kiến thức về thể loại và việc
đọc hiểu văn bản ngắn ……………………………………
2.3.3 Giải pháp 3: Hướng dẫn cách trình bày câu trả lời
theo hình thức đoạn văn bản ngắn …………………..……
2.3.4 Giải pháp 4: Tăng cường luyện đề …………………
2.4 Hiệu quả của đề tài …………………………………...
3. Kết luận, kiến nghị ……………………………….

skkn

TRANG
Trang 1
Trang 1
Trang 1
Trang 1
Trang 2
Trang 2
Trang 2
Trang 4
Trang 6
Trang 6
Trang 10
Trang 12
Trang 13
Trang 15
Trang 16


skkn



1. Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong chương trình môn Ngữ văn bậc trung học phổ thông (THPT) hiện
hành, các tiết đọc hiểu văn bản, trong đó bao gồm cả văn bản văn học và văn
bản nhật dụng, chiếm một số lượng tương đối lớn. Kĩ năng đọc hiểu văn bản
cũng là một kĩ năng cơ bản mà giáo viên dạy Ngữ văn cần phải hình thành cho
học sinh trong suốt quá trình học tập. Đây cũng là một trong hai kĩ năng quan
trọng (cùng với kĩ năng viết – tạo lập văn bản) của học sinh cần thể hiện trong
công tác kiểm tra, đánh giá thông qua các kì thi mà Bộ GD&ĐT u cầu. Chính
vì vậy, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho học sinh (HS) như thế nào để đạt hiệu
quả tối ưu là điều mà bất cứ giáo viên (GV) dạy Văn nào cũng phải quan tâm.
Qua thực tế giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THPT Quan Hố nhiều năm
nay, tơi nhận thấy lối dạy văn của giáo viên vẫn còn nhiều bất cập. Giáo viên
vẫn chưa cho thấy được sự khác biệt giữa đọc hiểu văn bản và phân tích, giảng
bình truyền thống. Học sinh vẫn còn thụ động trong việc tiếp cận tác phẩm văn
học. Học sinh chủ yếu, nghe, ghi chép và tái hiện lại bài giảng. Điểm yếu nhất
của học sinh là chưa có phương pháp tự học, từ đó dẫn đến khả năng đọc hiểu
rất yếu.
Vài năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều cải tiến trong công
tác thi cử, các đề văn “mở” hơn và yêu cầu đối với kĩ năng đọc hiểu đối với học
sinh cũng được chú ý nhiều hơn. Đặc biệt, trong năm học 2014 – 2015, với sự
chỉ đạo “đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng
phát triển năng lực học sinh”[1] các bài tập đọc hiểu trở thành một phần không
thể thiếu trong các đề thi, đề kiểm tra. Và như vậy, việc tìm tịi các biện pháp để
nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh là nhiệm vụ mà người giáo viên dạy
Văn phải quan tâm. Công việc này vừa giúp các tiết dạy đọc hiểu văn bản đạt
hiệu quả cao vừa phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh, đồng thời giúp
cho học sinh có khả năng làm tốt kiểu bài tập đọc hiểu trong đề thi theo yêu cầu

đổi mới.
Xuất phát từ thực tiễn, là giáo viên giảng dạy trực tiếp môn Ngữ văn tại
trường THPT Quan Hóa một trường có nhiều khó khăn so các trường THPT
trong tồn tỉnh Thanh Hóa tơi nhận thấy việc rèn kĩ năng cho phần đọc hiểu là
điều rất cần thiết, nhất là với học sinh lớp 12 đang chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt
nghiệp THPT năm 2022. Từ những lí do trên tơi lựa chọn đề tài: “Một số giải
pháp rèn kĩ năng làm bài phần đọc hiểu môn Ngữ Văn cho học sinh lớp 12 tại
trường THPT Quan Hóa”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Xây dựng biện pháp phù hợp, giúp học sinh hiểu khái niệm đọc hiểu.
- Giúp các em hình dung dạng đề đọc hiểu.
- Rèn luyện kỹ năng cho học sinh làm phần đọc hiểu một cách hiệu quả,
khơng mất nhiều thời gian.
- Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, điểm số trong bài thi.
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
- Dạng đề đọc hiểu trong đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn.
1

skkn


- Học sinh Trường THPT Quan Hoá.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
- Nhóm phương pháp lý luận: Các tài liệu tham khảo, giáo trình có nội
dung liên quan.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra.
- Nhóm phương pháp xử lý thơng tin: Thống kê, phân tích, tổng hợp...
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
Quan niệm về đọc hiểu: [5]

Đọc hiểu là hoạt động cơ bản của con người để chiếm lĩnh văn hóa. Khái
niệm đọc hiểu (comprehension reading) có nội hàm khoa học phong phú có
nhiều cấp độ gắn liền với lí luận dạy học văn, lí thuyết tiếp nhận tâm lí học nghệ
thuật, lí thuyết giao tiếp thi pháp học...
Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và
chữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử
dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe.
Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối
tượng nào đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu cịn là sự bao quát hết nội
dung và có thể vận dụng vào đời sống. Hiểu là phải trả lời được các câu hỏi Cái
gì? Như thế nào? Làm thế nào?
Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích,
khái quát, biện luận đúng- sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và
biểu đạt. Mục đích trong tác phẩm văn chương, đọc hiểu là phải thấy được: Nội
dung của văn bản; mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả tổ chức và xây
dựng; ý đồ, mục đích. Thấy được tư tưởng của tác giả gửi gắm trong tác phẩm;
giá trị đặc sắc của các yếu tố nghệ thuật; ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong
cấu trúc văn bản; thể loại của văn bản, hình tượng nghệ thuật…
Như vậy, đọc hiểu là hoạt động đọc và giải mã các tầng ý nghĩa của văn
bản thông qua khả năng tiếp nhận của học sinh. Đọc hiểu là tiếp xúc với văn
bản, hiểu được nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật, thông
hiểu các thông điệp tư tưởng, tình cảm của người viết và giá trị tự thân của hình
tượng nghệ thuật. Với quan điểm phát huy vai trò chủ thể của học sinh, xuất
phát từ đặc thù của văn chương (nghệ thuật ngôn từ), mà vấn đề đọc hiểu văn
bản ngày càng được quan tâm.
Văn bản đọc hiểu:[5]
Trong chương trình Ngữ văn của Việt Nam nêu hai loại văn bản để dạy
đọc hiểu, đó là: Văn bản văn học và văn bản nhật dụng. Trong đó các văn bản
được xếp theo tiến trình lịch sử hoặc theo thể loại. Các văn bản văn học đa dạng
hơn các văn bản nhật dụng. Hai loại văn bản này cũng chính là các ngữ liệu để

học sinh khai thác. Thực tế cho thấy văn bản đọc hiểu nói chung và văn bản đọc
hiểu trong nhà trường nói riêng rất đa dạng và phong phú. Có bao nhiêu loại văn
bản trong cuộc sống thì có bấy nhiêu loại được dạy trong nhà trường. Điều đó
cũng có nghĩa là văn bản đọc hiểu trong các đề thi rất rộng. Đề thi có thể là văn
bản các em đã được tiếp cận, đã được học, hoặc cũng có thể là văn bản hoàn
toàn xa lạ.
2

skkn


Từ năm 2014 Bộ GD&ĐT đưa phần đọc hiểu vào đề thi môn Ngữ văn đã
đổi mới kiểm tra, đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh. Việc làm này có tác
động tích cực đến q trình rèn khả năng tiếp nhận văn bản đọc hiểu của các em.
Vấn đề đọc hiểu môn Ngữ văn trong nhà trường THPT:[5]
Nhằm phát huy khả năng chủ động tiếp cận văn bản của học sinh, từ đề
thi Tốt nghiệp năm 2014 Bộ GD&ĐT chính thức đưa câu hỏi đọc hiểu vào đề
thi. Khi có quyết định nhiều học sinh, các thầy cơ tỏ ra lung túng vì cho rằng đây
là vấn đề hoàn toàn mới mẻ. Nhưng thực chất bản chất của vấn đề khơng hồn
tồn mới. Vì hoạt động đọc hiểu vẫn diễn ra thường xuyên trong các bài giảng
văn. Các thầy cô vẫn thường cho học sinh tiếp cận văn bản bằng cách đọc ngữ
liệu, sau đó đặt câu hỏi để học sinh trả lời, nghĩa là đang diễn ra hoạt động đọc
hiểu. Tuy nhiên giữa hoạt động đọc hiểu và dạng câu hỏi đọc hiểu có nét tương
đồng và khác biệt. Nét tương đồng là phương thức tiếp cận văn bản là giống
nhau: bắt đầu từ đọc rồi đến hiểu. Còn nét khác biệt là đọc hiểu trong dạy học
văn nói chung là hoạt động trên lớp có sự định hướng của người thầy, còn câu
hỏi đọc hiểu trong đề thi là hoạt động độc lập, sáng tạo của học sinh, nhằm đánh
giá năng lực người học. Hơn nữa những kiến thức trong dạng câu hỏi đọc hiểu
rất phong phú, học sinh phải biết huy động những kiến thức đã học ở các lớp
dưới để trả lời câu hỏi. Như vậy hoạt động đọc hiểu vẫn thường xuyên diễn ra

trong môn Ngữ văn ở các nhà trường.
Đọc hiểu là quá trình thâm nhập vào văn bản với thái độ tích cực, chủ
động. Đây là một năng lực cần thiết mà người học nói chung và học sinh THPT
cần quan tâm. Nếu chúng ta khơng có trình độ năng lực đọc thì hiểu đúng, đánh
giá đúng văn bản. Khơng nắm vững, đánh giá được văn bản thì khơng thể tiếp
thu, bồi đắp được tri thức và cũng khơng có cơ sở để sáng tạo. Vì thế vấn đề đọc
hiểu mơn ngữ văn trong nhà trường là rất cần thiết.
Như ta đã biết, một trong những mục tiêu cơ bản của mơn Ngữ văn ở
trường phổ thơng là hình thành và phát triển ở học sinh năng lực tiếp nhận văn
bản (gồm kĩ năng nghe và đọc) và năng lực tạo lập văn bản (gồm kĩ năng nói và
viết). Khái niệm “văn bản” ở đây được hiểu bao gồm cả văn bản văn học và văn
bản nhật dụng.
Tài liệu tập huấn “Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo
định hướng phát triển năng lực học sinh” của Bộ Giáo dục và đào tạo (năm
2014) đã xác định rõ: “Dạy học đọc hiểu là một trong những nội dung cơ bản
của đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn trong việc tiếp nhận văn bản. Cách
dạy đọc hiểu không nhằm truyền thụ một chiều cho học sinh những cảm nhận
của GV về văn bản được học, mà hướng đến việc cung cấp cho HS cách đọc,
cách tiếp cận, khám phá những vấn đề về nội dung và nghệ thuật của văn bản, từ
đó hình thành cho học sinh năng lực tự đọc một cách tích cực, chủ động, có sắc
thái cá nhân...” [1]
Tài liệu cũng đã nêu rõ các nhiệm vụ và các nội dung cơ bản mà học sinh
cần đạt được trong quá trình dạy học đọc hiểu. Theo đó, HS cần thực hiện được
các nội dung: huy động vốn kiến thức và kinh nghiệm của bản thân có liên quan
đến chủ đề, thể loại văn bản; thể hiện những hiểu biết về văn bản; vận dụng
những hiểu biết về các văn bản đã đọc hiểu vào việc đọc các loại văn bản khác
3

skkn



nhau, sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ học tập, các nhiệm vụ trong đời sống yêu
cầu dùng đến hoạt động đọc hiểu.
Tài liệu cũng nhấn mạnh, việc dạy đọc hiểu không chỉ rèn luyện cho học
sinh năng lực đọc hiểu mà còn rèn luyện năng lực tạo lập văn bản, đặc biệt là
năng lực viết sáng tạo.
2.2 Thực trạng của vấn đề
Qua thực tế giảng dạy tại Trường THPT Quan Hóa trong những năm qua
bản thân tơi nhận thấy nhiều học sinh của nhà trường còn rất yếu về khả năng
làm bài văn đọc hiểu, kể cả làm kiểu bài tập đọc hiểu văn bản ngắn. Kết quả thi
THPT những năm gần đây đối với môn Ngữ văn là rất thấp, điểm trung bình
mơn văn là 5,46 xếp thứ 105/130 đơn vị có học sinh thi tốt nghiệp THPT năm
2021. Năm học 2021 – 2022 nhà trường có 7 lớp 12 với 253 học sinh, bản thân
tôi được giao giảng dạy 2 lớp 12 là 12A3 – 37 học sinh, 12A7 – 34 học sinh. Kết
quả thi khảo sát đầu năm học môn Ngữ văn của nhà trường là rất thấp.
Bảng thống kê điểm khảo sát chất lượng môn Ngữ văn khối 12 đầu
năm học 2021 – 2022 (Thời gian làm bài khảo sát 120 phút – Phụ lục 1).
Từ 1 đến dưới Từ 3 đến Từ 5 đến Từ 7 đến 10
3 điểm
dưới 5 điểm dưới 7 điểm điểm
TT Lớp Sĩ số
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ
lệ
(%)
(%)
(%)
(%)
1
12A1 38
8

21%
11 28,9% 15 39,6% 4
10,5%
2
12A2 36
6
16,6%
9 25%
15 41,8% 6
16,6%
3
12A3 37
11 29,7%
16 43,2% 8
21,7
2
5,4%
4
12A4 36
10 27,7%
14 39,1% 10 27,7% 2
5,5%
5
12A5 37
12 32,4%
15 40,5% 9
24,4% 1
2,7%
6
12A6 35

11 31,4%
13 37,2% 9
25,7% 2
5,7%
7
12A7 34
13 38,2%
13 38,3% 7
20,6% 1
2,9%
Tổng số
253
71 28%
91 36%
73 28,9% 18 7,1%
Từ kết quả thống kê nhận thấy chất lượng môn Ngữ văn của học sinh lớp
12 đầu năm học 2021 – 2022 của nhà trường có 64% học sinh có điểm khảo sát
dưới trung bình, đặc biệt có đến 28% các em có điểm kém. Trong đó 2 lớp
12A3, 12A7 có điểm dưới trung bình tương ứng là 72,9% và 76,5%.
Bảng thống kê điểm kiểm tra phần đọc hiểu của học sinh lớp 12A3,
12A7 đầu năm học 2021 – 2022 (Đề kiểm tra 15 phút – Phụ lục 2)

Lớp
12A3
12A7
Tổng

Điểm kiểm tra phần đọc hiểu
Tổng
Từ 1 đến Từ 3 đến dưới 5

số học dưới 3 điểm điểm
sinh
Tỷ lệ
Tỷ lệ
TS
TS
(%)
(%)
37
13
35,1% 17
46%%
34
14
41,1% 17
50%
71
27
38%
34
48%

Từ 5 đến dưới
7 điểm
Tỷ lệ
TS
(%)
6
16,2%
2

6%
8
11,2%

Từ 7 đến
10 điểm
TS Tỷ lệ
(%)
1
2,7%
1
2,9%
2
2,8%
4

skkn


Kết quả thống kê đối với 2 lớp 12A3, 12A7 trên đây cho thấy đa số học
sinh không hiểu, không biết cách làm bài phần đọc hiểu, có đến 86% các em có
điểm dưới trung bình, đặc biệt có tới 38% học sinh có điểm kém khi làm bài
kiểm tra phần đọc hiểu.
Từ kết quả khảo sát ở trên cho thấy có một thực trạng đáng báo động đối
với tình hình học tập mơn Ngữ văn của học sinh lớp 12 trường THPT Quan Hóa,
đặc biệt đối với dạng bài khá đơn giản là phần đọc hiểu mà học sinh khối 12 nói
chung và 2 lớp 12A3, 12A7 nói riêng cũng làm rất yếu. Kết quả này đòi hỏi tập
thể Ban giám hiệu và giáo viên bộ môn Ngữ văn của nhà trường phải họp bàn và
tìm giải pháp thiết thực để cải thiện tình hình học tập của học sinh hướng đến kỳ
thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Nguyên nhân chính của vấn đề trên là:
- Về xã hội: với sự phát triển của khoa học, công nghệ, xã hội, HS ngày
càng có nhiều kênh giải trí nên việc đọc sách báo, tác phẩm văn học khơng cịn
là kênh thơng tin, giải trí hấp dẫn nhất với HS. Vì vậy đam mê, tình yêu với văn
học và các trang văn của HS giảm sút.
- Về học sinh: hầu hết học sinh học tại trường THPT Quan Hóa đều có lực
học yếu, kém, số học sinh học lực trung bình và trung bình khá rất ít. Hơn nữa,
học sinh lười học, ham chơi, đi học xa nhà, phải ở trọ nên dễ bị cám dỗ bởi
những thú vui khơng bổ ích. Các em HS cũng khơng có phương pháp học tập
đúng đắn, hiệu quả và khơng có mục đích, động lực trong học tập. Mặt khác, đa
phần HS là người dân tộc thiểu số, hồn cảnh sống khó khăn, ít được tiếp xúc
với phương tiện dạy học hiện đại nên ngôn ngữ tiếng Việt còn nghèo, nhiều khi
trong lớp các em cịn giao tiếp bằng ngơn ngữ riêng của dân tộc mình, kĩ năng
đọc, viết, diễn đạt câu, phát âm tiếng phổ thơng nhiều khi chưa chính xác. Chưa
hết, các em tư duy khá chậm, khi gặp tình huống phức tạp thường bối rối khơng
nhanh chóng tìm ra phương án, khả năng tư duy trừu tượng, tư duy logic biện
chứng chưa cao. Các em quen tư duy cụ thể, bắt chước, dập khn nên gặp bài
khó, phức tạp khơng tích cực suy nghĩ mà chờ sự hướng dẫn của giáo viên. Khả
năng vận dụng, liên hệ thực tế còn hạn chế, khả năng phân tích, tổng hợp, so
sánh cịn yếu. Đa số các em chưa nắm chắc kiến thức, nhiều học sinh của nhà
trường còn rất yếu cả về năng lực đọc hiểu lẫn năng lực viết sáng tạo, chưa biết
cách làm bài, kể cả làm kiểu bài tập đọc hiểu văn bản ngắn, nên làm bài hay sai
và thiếu ý. Khi vận dụng thực hành cũng như thế, các em vẫn lơ mơ và hay
nhầm (Ví dụ: xác định các phương thức biểu đạt còn sai. Chưa nhận diện được
các biện pháp tu từ… Ngoài ra chưa chỉ ra được tác dụng hiệu quả của các biện
pháp tu từ đó như thế nào?). Đọc các ngữ liệu chưa kĩ, nên khơng biết xác định
nội dung chính cần trả lời, trình bày các ý cịn lộn xộn, thiếu ý.
- Về phía giáo viên: giáo viên đã thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy
học bộ môn Ngữ văn theo hướng phát huy tính tích cực của HS như sử dụng
phương pháp vấn đáp tìm tịi, sử dụng phương tiện trực quan, đóng vai, trị chơi,

thảo luận nhóm… Tuy nhiên, việc giảng dạy mới chỉ dừng lại ở các tiết học
chính khóa với các bài giảng theo phân phối chương trình, chưa chú ý dạy
phương pháp đọc hiểu, nói cách khác là chưa hình thành cho học sinh năng lực
tự mình đọc và hiểu một văn bản. Đơi lúc cịn dạy theo cách đọc chép, dạy nhồi
5

skkn


nhét, thiếu sự hợp tác giữa thầy và trò, trò với trò, khiến HS học thụ động, thiếu
sáng tạo, thiếu hứng thú và đam mê.
Sau khi khảo sát thực trạng học tập mơn Ngữ văn nói chung, bài văn đọc
hiểu nói riêng, đồng thời đi tìm hiểu ngun nhân sâu xa của vấn đề này. Tôi
mạnh dạn áp dụng các giải pháp sau đối với 2 lớp 12A3, 12A7. Mỗi giải pháp
đưa vào thực hiện có một vai trị riêng, xong nó hỗ trợ lẫn nhau với mục đích tạo
động lực học tập cho học sinh, giúp các em yêu môn Ngữ văn hơn, đặc biệt giúp
các em biết cách làm bài văn đọc hiểu, một dạng bài đơn giản nhưng rất quan
trong đối với học lớp 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác đọc
hiểu một văn bản ngắn
Giải pháp này (cũng như các giải pháp khác ở phần sau) được thực hiện
chủ yếu trong các tiết luyện tập, ôn tập, các tiết tăng thêm trong chương trình,
ngồi ra cũng có kết hợp thực hiện trong các tiết dạy chính khóa.
- Đầu tiên, giáo viên hướng dẫn cho học sinh thực hiện việc đọc hiểu một
văn bản theo trình tự các bước như sau:
+ Bước 1: Đọc văn bản (đọc toàn bộ một lần) và phân loại văn bản. Đây
là điều tưởng như đơn giản nhưng rất quan trọng, bởi vì mỗi loại văn bản sẽ có
cách đọc hiểu và yêu cầu đọc hiểu khác nhau. Học sinh cần nhận diện được văn
bản văn học (văn bản nghệ thuật) hay là văn bản thơng tin; thuộc thể loại nào:

truyện, thơ, kí...hoặc bản tin báo chí, bài viết nghiên cứu khoa học…
+ Bước 2: Tìm hiểu nội chính của văn bản bằng cách xác định câu chủ đề,
các từ ngữ quan trọng và tần suất xuất hiện của chúng, tìm các ý chính…; tóm
tắt các ý chính bằng những câu văn ngắn gọn.
+ Bước 3: Nhận diện các hình thức biểu đạt trong văn bản, chỉ ra các yếu
tố hình thức nổi bật nhất và phân tích tác dụng của chúng (tùy theo từng thể loại
mà có sự chú ý khác nhau)
+ Bước 4: Tìm hiểu mục đích và ý nghĩa của văn bản: Văn bản được viết
để làm gì? Người viết muốn nhấn mạnh, muốn gửi gắm điều gì?
+ Bước 5: Đánh giá giá trị của văn bản (đem lại cho ta điều gì: về mặt
nhận thức, về tư tưởng, tình cảm, về cảm thụ cái hay cái đẹp…)
Lưu ý: Đây là quy trình chung có tính chất tổng thể. Tùy theo mức độ yêu
cầu, độ dài và thời gian dành cho từng bài tập cụ thể, học sinh có thể khơng cần
thực hiện hết hoặc đúng trình tự các bước trên nhưng phải nắm được và vận
dụng thành thục tất cả các bước.
- Sau khi học sinh nắm được ý nghĩa của từng hoạt động nêu trên, giáo
viên tổ chức cho học sinh luyện tập thông qua các bài tập cụ thể. Có loại bài tập
yêu cầu học sinh thực hiện tất cả các bước trên; có loại bài tập rèn một thao tác
cụ thể.
Trước mỗi tiết luyện tập, giáo viên có nhiệm vụ chuẩn bị bài tập: bao gồm
việc chọn lựa văn bản (ngữ liệu có thể lấy trong SGK hoặc bên ngoài, mức độ
nên đi từ dễ đến khó), thiết kế các câu hỏi theo các mức độ và nội dung khác
nhau, chuẩn bị đáp án…
6

skkn


Tiến hành luyện tập: giáo viên giao bài tập và đặt ra yêu cầu cho các đối
tượng học sinh khác nhau (câu hỏi vận dụng cao nên giao cho một vài em học

khá trong lớp). Khuyến khích học sinh tự lực làm bài, tự trình bày đáp án và nêu
căn cứ bảo vệ quan điểm của mình. Giáo viên nhận xét, hướng dẫn cách thức để
có được đáp án tối ưu.
Một số bài tập làm ví dụ:
Bài tập 1:
Yêu cầu: Học sinh đọc đoạn văn miêu tả hình ảnh ơng lái đị (trích Người
lái đị sơng Đà – Nguyễn Tn) sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Ơng đị Lai Châu bạn tơi làm nghề chở đị dọc sơng Đà đã 10 năm liền…
Tay ông lêu nghêu như cái sào. Chân ơng lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gị lại
như kẹp lấy cái cuống lái tưởng tượng. Giọng ơng nói ào ào như tiếng nước
trước mặt ghềnh sông. Nhỡn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái
bến xa nào đó trong sương mù…” [9]
a. Đoạn văn được viết theo phong cách ngơn ngữ nào? Có nội dung chính
là gì?
b. Trong đoạn văn có sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Biện
pháp nào là nổi bật nhất? Nêu ngắn gọn điểm đặc sắc của biện pháp đó?
c. Qua miêu tả, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì ở nhân vật ơng lái đị?
d. Đặt tiêu đề cho đoạn văn?
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm đáp áp tối ưu:
Câu hỏi
Đáp án
Căn cứ để tìm đáp án
Câu a, ý Đoạn văn thuộc phong cách ngơn Trích “Người lái đị sông Đà” –
1
ngữ nghệ thuật.
thuộc thể loại tùy bút
Câu a, ý Đoạn văn tập trung miêu ngoại Dựa vào các từ ngữ: tay ơng,
2
hình đặc biệt ơng lái đị sơng Đà. chân ông, giọng ông, nhỡn giới
Câu b, ý Sử dụng các biện pháp so sánh, (Tay ông lêu nghêu/như… Chân

1
lặp CP, sử dụng từ láy…
ông khuỳnh khuỳnh/ như…)
Câu b, ý
Biện pháp nổi bật nhất là so Xuất hiện rõ nhất, gây ấn tượng
2
sánh.
nhất, có tác dụng quan trọng
Bằng một loạt so sánh độc đáo, Dựa vào mối liên kết từ các yếu
hình ảnh ơng lái đị hiện lên thật tố: tay – sào; chân – kẹp cuống
ấn tượng. Đặc sắc nhất là các chi lái; giọng – tiếng nước…
Câu b, ý
tiết ngoại hình ơng lái đị được so
3
sánh, liên tưởng với các yếu tố
nghề nghiệp trên sông nước (sào,
cuống lái, tiếng nước, mong một .
Tác giả muốn nhấn mạnh lịng Gợi ý cho HS hiểu: vì gắn bó
u nghề, sự gắn bó với nghề với nghề nên ơng lái đị sau khi
Câu c
nghiệp trên sơng nước của ơng lái nghỉ làm vẫn còn “tật”: chân lúc
đò
nào cũng khuỳnh khuỳnh…,
giọng nói ào ào…
Ngoại hình đặc biệt của ơng lái Là sự cơ đọng ý 2, câu a
Câu d
đị; Ơng lái đò đặc biệt…
7

skkn



Bài tập 2 : (kết hợp với tiết ôn tập về bài Ai đã đặt tên cho dịng sơng ?)
u cầu HS đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi :
“ Và như vậy, giống như sông Xen của Pa-ri, sơng Đa-np của Bu-đapét; sơng Hương nằm ngay giữa lịng thành phố u q của mình… Tơi đã đến
Lê-nin-grát, có lúc đứng nhìn sơng Nê-va cuốn trơi những đám băng lô xô…;
mỗi phiến băng chở một con hải âu nghịch ngợm… Tôi cuống quýt vỗ tay,
nhưng sông Nê-va đã chảy nhanh q, khơng kịp cho lũ hải âu nói một điều gì…
Lúc ấy, tơi nhớ lại con sơng Hương của tơi, chợt thấy q điệu chảy lặng lờ của
nó khi ngang qua thành phố…Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế,
…” (Trích Ai đã đặt tên cho dịng sơng ? – Hồng Phủ Ngọc Tường) [2]
a. Nội dung chính của đoạn trích ?
b. Chỉ ra thao tác lập luận nổi bật nhất trong đoạn trích? Sử dụng thao tác
lập luận đó, nhà văn muốn nói lên điều gì ?
Giáo viên hướng dẫn HS xác định các căn cứ để tìm đáp án tối ưu
HS cần trả lời được các ý cơ bản sau :
a. Nội dung chính của đoạn trích: Miêu tả đặc điểm của sơng Hương trong
sự so sánh với các dịng sơng khác trên thế giới như sông Xen, sông Đa-nuýp,
sông Nê-va.
b. Thao tác lập luận nổi bật nhất trong đoạn trích là thao tác so sánh
- So sánh sông Hương với sông Xen, sông Đa-nuýp để thấy sự tương
đồng: đều là những dịng sơng chảy qua giữa lịng thành phố (cố đơ, thủ đơ)
- So sánh sông Hương với sông Nê-va để thấy sự tương phản; khác với
sông Nê-va đã chảy nhanh quá, sông Hương của Huế trôi đi thật chậm…
Với thao tác so sánh nêu trên, nhà văn muốn nhấn mạnh cái nhịp chậm
rãi, buồn bâng khuâng của dòng chảy, cái ngập ngừng vấn vương tình cảm của
sơng Hương dành cho Huế…
Bài tập 3: (kết hợp trong tiết dạy bài Tiếp nhận văn học – Ngữ văn 12)
Như đã nêu, đối tượng đọc hiểu trong chương trình Ngữ văn THPT cịn có
các văn bản nhật dụng như Thơng điệp nhân ngày thế giới phịng chống

HIV/AIDS…, Giá trị văn học và tiếp nhận văn học…
Đối với những văn bản trên, ngồi việc hướng dẫn tìm hiểu nội dung kiến
thức, từ đó trang bị cho HS những kiến thức lý luận cơ bản về vấn đề đã học (là
u cầu chính), GV có thể có những bài tập đọc hiểu trong q trình giảng dạy.
Thơng qua đó, vừa cung cấp kiến thức mới, củng cố kiến thức cũ, vừa rèn kĩ
năng đọc hiểu cho HS.
Trước đây, khi dạy những bài có tính chất lý luận như bài Giá trị văn học
và tiếp nhận văn học, giáo viên thường than khó, than khổ, HS khó tiếp thu… Vì
trình độ của học sinh còn hạn chế (điều tất nhiên) nên cách dạy thường là GV
giảng giải và cho ví dụ minh họa, HS càng trở nên thụ động, hiểu lơ mơ…
Chúng tôi thử đổi mới bằng cách kết hợp với bài tập đọc hiểu và thấy có
hiệu quả khả quan.
VD: Khi dạy đến mục Tính chất tiếp nhận văn học của bài “Giá trị văn
học và Tiếp nhận văn học”, GV có thể ra bài tập, yêu cầu HS đọc đoạn văn bản:
“(1) Trong sự giao tiếp giữa tác phẩm và độc giả, cần chú ý tính chất cá
thể hóa, tính chủ động, tích cực của người tiếp nhận. (2) Ở đây, năng lực, thị
8

skkn


hiếu, sở thích của cá nhân đóng vai trị rất quan trọng; tùy theo lứa tuổi già hay
trẻ, trình độ học vấn cao hay thấp, kinh nghiệm sống nhiều hay ít mà có kết quả
tiếp nhận, cụ thể, riêng biệt cho mỗi người. (3) Thậm chí, cùng một người, lúc
nhỏ đọc tác phẩm ấy đánh giá khác, sau lớn lên đánh giá khác, về già lại đánh
giá khác. (4) Tính khuynh hướng trong tư tưởng, tình cảm, trong thị hiếu thẩm
mĩ càng làm cho sự tiếp nhận văn học mang đậm nét cá nhân và chính sự chủ
động, tích cực của người tiếp nhận đã làm tăng thêm sức sống của tác phẩm. (5)
Tác phẩm văn học tuy miêu tả cuộc sống cụ thể, tồn vẹn, sinh động, nhưng vẫn
cịn rất nhiều điều mơ hồ chưa rõ. (6) Người đọc phải quan sát, tri giác để làm

nổi lên những nét mờ, khơi phục những chỗ cịn bỏ lửng, nhận ra mối liên hệ
của những phần xa nhau, ý thức được sự chi phối của chỉnh thể đối với các bộ
phận. (7) Ở đây khơng chỉ có tác phẩm tác động tới người đọc, mà cịn có việc
tác động, tìm tịi của người đọc đối với văn bản. (8) Thiếu sự tiếp nhận tích cực
của người đọc thì tác phẩm chưa thể hiện lên thật sinh động, toàn vẹn, hoàn
chỉnh”. [3]
+ Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi:
a. Đoạn văn bản có mấy ý chính ? (Để giúp HS, GV cho tiếp 1 số câu hỏi
gợi mở : Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn, giữa đoạn hay cuối đoạn ? Ý chủ đề được
triển khai thành mấy ý nhỏ ? Ý một gồm những câu nào ? Ý 2 gồm những câu
nào ? Câu nào có tính chất bắc cầu giữa 2 ý ?)
b. Đoạn văn thuộc phong cách ngơn ngữ gì ? Sử dụng thao tác lập luận
nào là chủ yếu ?
c. Câu văn “Thậm chí, cùng một người, lúc nhỏ đọc tác phẩm ấy đánh giá
khác, sau lớn lên đánh giá khác, về già lại đánh giá khác” gợi cho em nhớ đến ý
kiến nào đã học ? Điểm chung giữa 2 câu ?
d. Câu văn Người đọc phải quan sát, tri giác để làm nổi lên những nét
mờ, khôi phục những chỗ còn bỏ lửng, Hiểu như thế nào về những nét mờ,
những chỗ còn bỏ lửng ? Vấn đề này gợi cho em nhớ đến một lí thuyết đã được
giới thiệu trong phần văn học nước ngồi ?
+ Chia 3 nhóm câu hỏi cho 3 đối tượng học sinh khác nhau (các câu hỏi c
và d nên dành cho học sinh khá)
+ HS thảo luận, nêu căn cứ tìm ra đáp án. GV tổng hợp, giải thích đáp án :
Đáp án:
a. Đoạn văn có 2 ý chính:
- Tiếp nhận văn học có tính chất cá thể hóa
- Tiếp nhận văn học phụ thuộc vào tính chủ động, tích cực của người đọc
(Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn: câu 1; có 2 ý nhỏ; ý 1 được triển khai ở các
câu 2,3; ý 2 được triển khai ở các câu 5,6,7,8; câu 4 có tính bắc cầu, chuyển ý)
b. Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học (cung cấp tri thức về 1

vấn đề lí luận văn học)
Thao tác lập luận chính: phân tích
c. Câu văn “Thậm chí, cùng một người, lúc nhỏ đọc tác phẩm ấy đánh giá
khác, sau lớn lên đánh giá khác, về già lại đánh giá khác” gợi cho em nhớ đến ý
kiến: “Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua cái kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm
9

skkn


trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài.” của Lâm Ngữ
Đường [2]
Điểm chung giữa 2 câu là cùng diễn đạt ý: Tiếp nhận văn học phụ thuộc
vào tuổi tác, kinh nghiệm sống…
d. Các cụm từ những nét mờ,..những chỗ còn bỏ lửng trong câu (6) được
hiểu là phần nghĩa hàm ẩn của văn bản văn chương.
Vấn đề này gợi nhớ đến lí thuyết “tảng băng trơi” của Hê-min-uê đã được
giới thiệu trong phần văn học nước ngồi.
Với những bài tập như ví dụ trên, HS vừa dễ tiếp thu kiến thức vừa có
thêm năng lực đọc hiểu.
2.3.2. Giải pháp 2: Vận dụng kiến thức về thể loại vào việc đọc hiểu
văn bản ngắn
Một trong những nét mới của chương trình và sách giáo khoa (SGK) Ngữ
văn hiện hành là sự nhấn mạnh đến việc hướng dẫn cho học sinh cách đọc văn
bản theo các kiểu loại và phương thức biểu đạt.
Mỗi loại văn bản có nội dung phản ánh, cách thể hiện riêng, phong cách
ngôn ngữ riêng. Vì vậy, khi hướng dẫn đọc hiểu một văn bản, việc đầu tiên là
phải nhắc nhở học sinh chú ý đến đặc điểm của thể loại văn bản.
a. Đối với các văn bản thông tin: bao gồm văn bản “nhật dụng”, văn bản
thơng tin- báo chí, văn bản thơng tin- chính luận, văn bản thơng tin-khoa học…

Học sinh cần lưu ý đặc điểm của từng loại văn bản :
- Văn bản thơng tin – báo chí: nổi bật ở tính mới mẻ, chân thực của sự
kiện ; thái độ tình cảm rõ ràng ; ngơn ngữ thường ngắn gọn, chính xác nhưng
vẫn có sức truyền cảm…
- Văn bản thơng tin – khoa học: có mục đích cung cấp thơng tin khoa
học, thường sử dụng các thuật ngữ khoa học, diễn đạt rõ ràng, khơng dùng lối
nói hàm ẩn, ít biểu lộ sắc thái cảm xúc...
- Văn bản thông tin – chính luận: thường có lập luận, lí lẽ chặt chẽ…
Ở những văn bản loại này, tính thơng tin được chú trọng nhiều hơn nên ít
có sử dụng các biện pháp tu từ, các lối nói sử dụng hàm ý bóng gió…
b. Đối với văn bản văn học (văn bản nghệ thuật):
Do đặc điểm sử dụng phương thức phản ánh cuộc sống thơng qua hình
tượng nghệ thuật nên văn bản văn học hấp dẫn ở tính hình tượng cụ thể, sinh
động; ngơn ngữ đa nghĩa, giàu cảm xúc, có sức gợi mở những liên tưởng phong
phú.
Văn bản văn học chia làm 3 thể loại lớn: tự sự, trữ tình, kịch. Mỗi thể loại
lại bao gồm một số thể tài khác nhau. Chẳng hạn, thể loại tự sự có tiểu thuyết,
truyện vừa, truyện ngắn…
Đọc hiểu văn bản văn học không thể không chú ý đến đặc trưng thể loại
của nó. Cùng một thể loại nhưng thể tài khác nhau thì đặc điểm cũng khác nhau.
Cũng là thơ nhưng thơ tự sự, thơ hiện thực lại ít có những từ ngữ, hình ảnh bộc
lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhà thơ, trong khi đó, thơ trữ tình lại thiên về
bộc lộ cảm xúc, tâm trạng… Đối với truyện cũng vậy, cùng là truyện ngắn
nhưng có truyện ngắn trào phúng, có truyện ngắn trữ tình…
10

skkn


Hiểu được điều này, học sinh sẽ tránh nhầm lẫn một cách máy móc khi

cho rằng: một đoạn văn bản truyện thì ln dùng phương thức tự sự, một đoạn
thơ thì ln dùng phương thức biểu cảm…
c. Mỗi phương thức biểu đạt thường có một số hình thức văn bản cụ thể:
Ví dụ:
+ Phương thức tự sự: xuất hiện trong các tác phẩm văn học như truyện,
tiểu thuyết, kí sự… nhưng cũng được dùng trong bàn tin báo chí, sách lịch sử…
+ Phương thức miêu tả: dùng trong văn tả cảnh, tả người, tả vật, trong các
đoạn văn miêu tả của tác phẩm truyện
+ Phương thức biểu cảm: là phương thức biểu đạt chính của thơ trữ tình
nhưng cũng có mặt trong các văn bản như: tùy bút, bút kí, văn tế…
+ Phương thức thuyết minh: dùng trong các văn bản trình bày tri thức,
trong văn bản quảng cáo sản phẩm hàng hóa, trong các lời giới thiệu di tích,
thắng cảnh, nhân vật…
Điều lưu ý HS là trong một văn bản cụ thể, ngồi phương thức biểu đạt
chính, cịn có thể phối hợp thêm nhiều phương thức biểu đạt khác nhau.
Ví dụ cụ thể: Yêu cầu HS xác định những phương thức biểu đạt được sử
dụng trong đoạn thơ: [6]
“Thuở nhỏ tơi ra cống Na câu cá
Níu váy bà đi chợ Bình Lâm
Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
Chân đất đi đêm xem lễ đền Sịng
Mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
Điệu hát văn lảo đảo bóng cơ đồng
Tơi đâu biết bà tơi cơ cực thế
Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
Bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn”
(Đò Lèn – Nguyễn Duy) [6]

- Giáo viên cần cắt nghĩa cho HS hiểu: Đây là thơ trữ tình, phương thức
biểu đạt chính sẽ là biểu cảm. Nhưng khơng chỉ vậy, trong đoạn thơ cịn sử dụng
cả các phương thức khác là tự sự và miêu tả (căn cứ nhận diện: ngoài việc bộc lộ
cảm xúc của người cháu, đoạn thơ còn thuật lại những chuyện trong quá khứ
qua những sự việc cụ thể, đoạn thơ cịn có những dịng miêu tả: mùi huệ trắng
quyện khói trầm thơm lắm…)
d. HS cũng hay mắc lỗi nhầm lẫn giữa phong cách ngôn ngữ, phương thức
biểu đạt, thao tác lập luận. Giáo viên cần lưu ý HS phân biệt rõ các phương diện
này.
Xét văn bản ví dụ:
“Lồi chuột nhảy béttong sống trên vùng hoang mạc khơ cằn ở Úc có thể
tìm ra nước từ trong lịng đất. Chúng đi tìm những hạt cây khô mang về bỏ vào
11

skkn


các hố đất sâu. Chỉ cần trong hố đất có một tí nước, hạt cây sẽ hút vào ngay.
Chúng đợi cho những hạt cây này hút đầy nước rồi mới bắt đầu lấy lên ăn.
Loài thằn lằn gai (Moloch) cũng sống ở sa mạc Úc, lại có cách lấy nước
ni cơ thể độc đáo hơn. Chúng lấy nước từ không khí. Tồn bộ cơ thể thằn lằn
gai được bao phủ bởi những khối u cứng và gai nhọn. Những thứ này khơng chỉ
giúp chúng tự vệ mà cịn để làm một việc quan trọng không kém – lấy nước từ
không khí ni cơ thể. Trên lớp da cứng của chúng có vơ số lỗ nhỏ li ti nằm
giữa những hàng gai. Chỉ cần một giọt nước đọng lại trên mình thằn lằn, nó sẽ
bị thấm vào da ngay. Sau đó nước sẽ được dẫn về phía đầu, dồn vào hai túi da
xốp nhỏ nằm trong hốc miệng. Khi đó, thằn lằn gai có thể uống nước một cách
dễ dàng.” [7]
Giáo viên cần giúp HS xác định:
+ Văn bản trên là một văn bản cung cấp tri thức, thuộc phong cách ngôn

ngữ khoa học
+ Xét về phương thức biểu đạt, văn bản sử dụng phương thức chính là
thuyết minh
+ Về thao tác lập luận, văn bản sử dụng hai thao tác chính là giải thích và
so sánh
2.3.3. Giải pháp 3: Hướng dẫn cách trình bày câu trả lời theo hình
thức đoạn văn ngắn
Các bài tập đọc hiểu thường có yêu cầu học sinh thể hiện cảm nhận của
mình trong một đoạn ngắn (5 – 7 dòng) về vấn đề nêu trong văn bản.
Để giúp học sinh bớt lúng túng, tránh mất thời gian, giáo viên nên hướng
dẫn học sinh tập viết bằng các bước sau:
- Xác định chủ đề cần viết (thường liên quan đến một nội dung của văn
bản đã cho)
- Viết đoạn ngắn theo 1 trong 2 kiểu diễn dịch hoặc tổng – phân – hợp
(theo kinh ngiệm của giáo viên thì đây là 2 cấu trúc mà HS dễ thực hiện hơn cả)
+ Đoạn diễn dịch thường có mơ hình: A + B, C, D… (trong đó A là câu
chủ đề; B, C, D… là các câu khai triển bậc 1)
+ Đoạn tổng – phân – hợp thường có mơ hình: A + B, C, D… + A’ (trong
đó A là câu chủ đề để giới thiệu đoạn văn; B, C, D…là các câu giải thích hoặc
làm rõ ý tưởng chính của đoạn văn bằng cách cung cấp các dẫn chứng, lí lẽ có
liên quan; A’ là câu kết đoạn bằng cách nhắc lại nội dung/ ý tưởng chính)
Ví dụ 1: Yêu cầu HS nêu 2 tác dụng của việc tự học theo quan điểm riêng
của mình. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. [8]
- HS xác định 2 ý chủ đề (tương ứng với 2 tác dụng của tự học):
 tự học giúp cho ta có được kiến thức một các vững chắc nhất;
 tự học còn giúp ta rèn luyện tính độc lập trong tư duy.
- Triển khai từng ý chủ đề nêu trên theo lối diễn dịch:
Việc tự học sẽ giúp ta có được những kiến thức một cách vững chắc nhất.
Vì khi tự mình tìm đến với kiến thức, chọn lọc kiến thức với thái độ chủ động,
tích cực, ta sẽ hiểu sâu về vấn đề và nhớ lâu hơn…


12

skkn


Ngồi tri thức, tự học cịn giúp ta tự rèn luyện nhiều phẩm chất tốt đẹp:
sự kiên trì, ý chí vượt khó…Đặc biệt, tự học giúp ta có thói quen tự suy nghĩ, tạo
khả năng tư duy sáng tạo.
- Học sinh cũng có thể kết nối 2 đoạn nhỏ trên thành 1 đoạn lớn.
Ví dụ 2: Yêu cầu HS bày tỏ suy nghĩ về vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam.
- Lập ý: theo cấu trúc tổng – phân – hợp
+ Câu mở đoạn: khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam
+ Các câu khai triển bậc 1: nêu thái độ đối với nhà cầm quyền Trung
Quốc; với quân dân ta; hành động của bản thân…
+ Kết đoạn: khẳng định niềm tin tất thắng của dân tộc ta
- Viết đoạn: Giáo viên cho HS tập viết theo mơ hình trên, tuy nhiên cũng
khuyến khích những cách suy nghĩ độc lập, sáng tạo khác.
2.3.4. Giải pháp 4: Tăng cường luyện đề
Có thể thấy, luyện đề là một bước cực kì quan trọng trong quá trình rèn
luyện kỹ năng đọc hiểu. Để đạt kết quả tốt trong bài thi HS cần thường xuyên
luyện đề “Học phải đi đôi với hành”, luyện đề để giúp học sinh áp dụng các kĩ
năng vừa được học ở trên để thực hành giải đề, góp phần rèn luyện năng lực tư
duy độc lập, tính chủ động sáng tạo, bồi dưỡng trí thơng minh: khi làm thực
hành các em phải tự quan sát, ghi chép phán đoán và rút ra kết luận cần thiết.
- Giáo viên là người hướng dẫn, học sinh hoàn thành sản phẩm của mình.
Khi làm bài tập phần đọc hiểu, tất cả các bạn học sinh trong lớp, từ học sinh có
lực học Khá đến học sinh có lực học yếu, đều được tham gia, trao đổi, bàn luận,
không học sinh nào là khơng được hoạt động. Trong q trình học như vậy, giáo
viên đánh giá, cho điểm cho từng nhóm. Động viên, khích lệ tinh thần các em để

giờ học được diễn ra sơi nổi, hiệu quả hơn.
- Ví dụ đề minh họa
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Giấc mơ của anh hề
Giấc mơ đêm cứu vớt cho ngày
Thấy mình thành triệu phú
Trong hư ảo người sống phần thực nhất
Ác-lơ-canh nghèo khổ
Cái không thể nào tới được
Nằm mỉm cười sau tấm màn nhung
Đã giục con người
Giấc mơ người hát xẩm nhục nhằn
Vươn đến những điều đạt tới
Thức dậy giữa lâu đài rực rỡ
Những giấc mơ êm đềm
Thằng bé mồ côi lạnh giá
Những giấc mơ nổi loạn
Thấy trong tay chiếc bánh khổng lồ Như cánh chim vẫy gọi những bàn tay.
Trên đá lạnh người tù
Đời sống là bờ
Gặp bầy chim cánh trắng
Những giấc mơ là biển
Kẻ u tối suốt đời cúi mặt
Bờ khơng cịn nếu chẳng có khơi xa...”
Bỗng thảnh thơi đứng dưới mặt trời.
(Trích Giấc mơ của anh hề, Lưu Quang Vũ). [4]
Câu 1. Liệt kê ba giấc mơ của ba nhân vật được nói đến trong văn bản.
Câu 2. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng nhiều nhất trong hai khổ thơ
đầu? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó là gì?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa hai dòng thơ: “Giấc mơ đêm cứu

vớt cho ngày/ Trong hư ảo người sống phần thực nhất”?
13

skkn


Câu 4. Hãy chỉ ra thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong những dòng thơ:
“Đời sống là bờ/ Những giấc mơ là biển/ Bờ khơng cịn nếu chẳng có khơi
xa...”.
Với đề trên giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh trả lời theo các bước sau:
- Câu 1:
Cách làm: Đọc văn bản và liệt kê
Hướng dẫn trả lời:
Ba giấc mơ của ba nhân vật trong đoạn trích là:
+ Giấc mơ của anh hề: thấy mình thành triệu phú
+ Giấc mơ của người hát xẩm: thức dậy giữa lâu đài rực rỡ
+ Giấc mơ của em bé mồ cơi: có chiếc bánh khổng lồ trong tay
- Câu 2:
Cách làm:
+ Gọi tên, chỉ ra biện pháp nghệ thuật.
+ Nêu tác dụng
+ Nhấn mạnh điều gì? Bộc lộ cảm xúc gì?
+ Tạo nhịp thơ, giọng thơ như thế nào? Câu thơ có giàu hình ảnh, biểu
cảm khơng?
Hướng dẫn trả lời:
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất là liệt kê: “giấc mơ của
anh hề”, “giấc mơ người hát xẩm nhục nhằn”, “ thằng bé mồ côi”, “người tù”,
“ triệu phú”, “ lâu đài rực rỡ”, “ chiếc bánh khổng lồ”...
Tác dụng của biện pháp nghệ thuật liệt kê là:
+ Khắc họa cụ thể những mong ước, khát khao của những con người

nghèo khổ, bất hạnh. Khơi dậy sự xót thương, đồng cảm với những phận người
nhỏ bé, bất hạnh trong xã hội. Thể hiện niềm thấu hiểu, trân trọng những ước
mơ của họ.
+ Khiến đoạn thơ giàu hình ảnh, giàu giá trị biểu cảm; tạo nhịp thơ chậm,
đều đặn.
- Câu 3:
Cách làm:
+ Căn cứ vào các từ ngữ trong từng câu thơ: cứu vớt; trong hư ảo...sống
phần thực nhất.
+ Hai dòng thơ nói về điều gì? Tác động đến nhận thức, thái độ, tình cảm
của người đọc như thế nào?
Hướng dẫn trả lời
Ý nghĩa của hai dòng thơ là:
+ Nhấn mạnh vai trò của những ước mơ trong đời sống. Phản ánh vẻ đẹp
sâu thẳm trong tâm hồn con người.
+ Làm sống dậy những ước mơ trong mỗi con người. Khơi dậy niềm tin
yêu, niềm lạc quan trong cuộc sống. Giúp con người vượt lên trên những nhọc
nhằn, toan tính của cuộc sống đời thường.

14

skkn


- Câu 4:
Cách làm:
Căn cứ vào các từ chìa khóa trong từng câu thơ: Đời sống là bờ; giấc mơ
là biển; bờ khơng cịn, chẳng có khơi xa.
Rút ra thơng điệp có ý nghĩa nhất mà tác giả muốn gửi đến người đọc.
Hướng dẫn trả lời

Thông điệp tác giả muốn gửi đến bạn đọc là:
Ý nghĩa của những giấc mơ. Ước mơ sẽ mang con người vượt xa khỏi
những giới hạn chật hẹp của đời sống, giúp cuộc sống con người trở nên có ý
nghĩa hơn.
Lưu ý các bước thực hiện:
Bước 1. Đọc lướt văn bản
- Xác định kiểu văn bản/ đoạn văn bản
- Gạch chân nhan đề, nguồn trích dẫn, các từ chìa khóa
Bước 2. Đọc câu hỏi, gạch chân chính xác yêu cầu câu hỏi
Bước 3. Bám sát yêu cầu từng câu hỏi, đọc kĩ văn bản và trả lời
+ Câu hỏi nhận biết: Đề bài yêu cầu gì trả lời u cầu đó
+ Câu hỏi thơng hiểu và vận dụng: Trả lời trực tiếp vào vấn đề được
hỏi. Tách ý khi trả lời. Các ý cần nêu ngắn gọn, sắp xếp hợp lí.
* Thời gian trả lời: Khoảng 20 - 25 phút
2.4. Hiệu quả của đề tài
Khi thực hiện SKKN này tại trường THPT Quan Hóa đã đem lại những
hiệu quả như sau:
Về phía giáo viên: đã giúp cho giáo viên có ý thức rõ ràng hơn về việc
tăng cường các biện pháp nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới về dạy học, kiểm
tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh theo
chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. Việc tìm tòi, nghiên cứu các biện pháp dạy đọc hiểu
cũng giúp giáo viên có thêm nguồn tư liệu bổ sung cho phương pháp, kĩ thuật
dạy học, qua đó cũng góp phần làm phong phú nội dung bài dạy, đáp ứng yêu
cầu đổi mới phương pháp dạy học bộ mơn.
Về phía học sinh: Thông qua hướng dẫn của giáo viên, học sinh một mặt
có thể làm tốt các bài tập đọc hiểu văn bản bản ngắn, vừa nâng cao được năng
lực đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản nói chung. Chất lượng học tập của học
sinh được nâng cao, kết quả làm bài cũng tốt hơn trước rất nhiều. Đặc biệt các
em đã có được phương pháp làm bài, khơng còn lúng túng, nhầm lẫn khi làm
các bài tập đọc hiểu như trước. Thái độ khi làm bài hào hứng, chủ động. Thậm

chí, hầu hết học sinh đều thích phần thi này. Kết quả học tập đạt hiệu quả cao,
đã giúp cho tổng điểm bài thi tăng lên. So với thời gian trước khi áp dụng sáng
kiến này, thì nhiều em chưa tự tin khi làm bài, kiến thức bị hổng.
Cụ thể khi áp dụng những kinh nghiệm đã nêu, kết quả giảng dạy môn
Văn cuối năm học 2021 – 2022 của các lớp 12A3, 12A7 đã có nhiều tiến bộ rõ
nét. Thể hiện qua kết quả thống kê điểm kiểm tra học kỳ và điểm khảo sát bài
kiểm tra phần đọc hiểu sau:

15

skkn


Bảng thống kê kết quả kiểm tra cuối học kỳ 2 môn Ngữ văn khối 12
năm học 2021 – 2022 (Thời gian làm bài khảo sát 120 phút – Phụ lục 3).
Từ 1 đến Từ 3 đến Từ 5 đến Từ 7 đến 10
dưới 3 điểm dưới 5 điểm dưới 7 điểm
điểm
TT Lớp Sĩ số
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ
lệ
(%)
(%)
(%)
(%)
1
12A1 38
1
2,6%
6

15,8% 24
65,8% 7
18,4%
2
12A2 36
1
2,8%
4
11,1% 23
66,7% 8
22,2%
3
12A3 37
2
5,4%
7
18,9% 23
67,6% 5
13,5%
4
12A4 36
4
11,1% 11 30,6% 18
61,1% 3
8,3%
5
12A5 37
5
13,5% 12 32,4% 17
59,5% 3

8,1%
6
12A6 35
6
17,1% 11 31,4% 15
60,0% 3
8,6%
7
12A7 34
3
8,8%
8
23,5% 19
64,7% 4
11,8%
Tổng số
253 22 8,7%
59 23,3% 139 63,6% 33
13%
Qua bảng thống kê trên đây chúng ta nhận thấy số học sinh có điểm kiểm
tra cuối học kỳ 2 mơn Ngữ văn đạt điểm dưới trung bình là 32% giảm 32% so
với kết quả khảo sát đầu năm học (64%). Trong đó, lớp 12A3, 12A7 có tỷ lệ học
sinh có điểm dưới trung bình lần lượt là 24,3% (giảm 43,2% so với đầu năm) và
32,3% (giảm 44,2% so với đầu năm học).
Bảng thống kê điểm kiểm tra phần đọc hiểu của học sinh lớp 12A3,
12A7 cuối năm học 2021 – 2022 (Đề kiểm tra 15 phút – Phụ lục 4)
Điểm kiểm tra phần đọc hiểu
Tổng
Từ 1 đến Từ 3 đến dưới 5 Từ 5 đến dưới Từ 7 đến
Lớp

số học dưới 3 điểm điểm
7 điểm
10 điểm
sinh
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Tỷ lệ TS Tỷ lệ
TS
TS
TS
(%)
(%)
(%)
(%)
12A3 37
3
8.1% 6
16.2% 21
64.9% 7
18.9%
12A7 34
5
14.7% 7
20.6% 16
61.8% 6
17.6%
Tổng
71
8
11.3% 13

18.3% 37
63.4% 13 18.3%
Bảng khảo sát trên đây cho thấy tỷ lệ học sinh biết làm bài phần đọc hiểu
đã tăng lên rất nhiều, điểm khảo sát ở 2 lớp 12A3, 12A7 đạt tỷ lệ khá cao, số học
sinh đạt điểm dưới trung bình cũng giảm, lớp 12A3 giảm từ 81,1% xuống còn
24,3%, lớp 12A7 giảm từ 91,1% xuống còn 35,3%.
3. Kết luận, kiến nghị
* Kết luận:
Đọc hiểu là phần thi bắt buộc được đưa vào đề thi và đây cũng chính là
vấn đề được nhiều thầy cơ và học sinh quan tâm, nhất là học sinh lớp 12. Vậy
làm thế nào để nâng cao chất lượng môn Ngữ Văn, đặc biệt là rèn kỹ năng đọc
hiểu. Trong bài thi, phần đọc hiểu chiếm 30%, còn phần làm văn chiếm 70%,
tuy vậy, khơng phải ai cũng có thể gỡ điểm được ở phần này nếu học sinh làm
khơng tốt. Cịn nếu học sinh làm tốt ở phần đọc hiểu này thì sẽ đạt được điểm
khá trở lên. Thiết nghĩ, giáo viên hướng dẫn học sinh ở phần đọc hiểu này là
vô cùng cần thiết.
16

skkn


SKKN này đã được người viết vận dụng trong quá trình giảng dạy của
bản thân hai năm gần đây, sau đó triển khai áp dụng rộng rãi trong phạm vi tổ
Văn của trường THPT Quan Hoá. Giáo viên trong tổ tiếp tục triển khai trong giờ
dạy của mình và cũng đã thu được những kết quả khá tốt, đặc biệt rất có ích cho
những giáo viên trẻ, chưa có kinh nghiệm giảng dạy.
* Kiến nghị
Do mới được nghiên cứu và áp dụng trong thời gian chưa lâu, lại ở một
phạm vi nhỏ là ở 2 lớp trong một trường THPT, nên đề tài chưa được rút kinh
nghiệm nhiều, mức độ đầu tư còn chưa tương xứng với yêu cầu đề ra. Hi vọng

với sự góp ý của các cấp quản lí và đồng nghiệp, người viết sẽ tiếp tục đầu tư
nghiên cứu để đề tài ngày càng có chất lượng hơn.
Thanh Hố, ngày tháng 5 năm 2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, khơng
sao chép nội dung của người khác.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
Người viết
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Phạm Thị Thôn

17

skkn



×