Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Skkn một vài biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử (phần lịch sử địa phương thanh hóa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (638.02 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
Tên đề mục

STT
1 Mục lục
Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
2 1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng của vấn đề
3 2.3. Các phương pháp dạy học cụ thể trong phần Lịch sử địa
phương Thanh Hóa.
2.3.1. Dạy học chính khóa trên lớp.
2.3.2. Các hoạt động ngoại khóa
2.4. Hiệu quả của đề tài
Kết luận và kiến nghị
4 3.1. Kết luận
3.2. Đề xuất

skkn

Trang
1
1
2
2
2
2-13


2
3
4
4-8
8-12
12-13
13
13
14


1

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Bước sang thế kỉ XXI, Việt Nam đang đứng trước những “thời cơ và vận
hội mới. Chưa bao giờ trên thế giới, vị trí của đất nước ta lại được nâng cao như
hiện nay”[6]. Đặc biệt, trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước
và mở rộng giao lưu, hội nhập với thế giới, thì việc giáo dục lịch sử có vai trò và
nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc giữ gìn truyền thống, giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc,“góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành nguồn nhân lực hùng mạnh,
thành người cơng dân có bản lĩnh kiên cường để xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”[3].
Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của lịch sử
Việt Nam, mọi sự kiện lịch sử Việt Nam đều diễn ra ở một thời điểm cụ thể, trên
một địa phương cụ thể của lãnh thổ Tổ Quốc. Lịch sử địa phương làm phong
phú thêm, cụ thể thêm bức tranh chung của lịch sử Việt Nam. Chính vì vai trị
quan trọng của lịch sử địa phương trong lịch sử dân tộc, nên việc đưa lịch sử địa
phương vào học tập là một việc làm rất cần thiết. Tiếp thu tinh thần đó, những năm
gần đây Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa rất quan tâm đến lịch sử địa phương, đã

biên soạn cuốn sách Lịch sử địa phương Thanh Hóa và áp dụng giảng dạy trong các
trường THCS tồn tỉnh, ngồi ra cịn thường xun tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về
lịch sử địa phương như: Em yêu lịch sử xứ Thanh, tìm hiểu 990 năm Danh xưng
Thanh Hóa... hoặc gần đây nhất là tổ chức cuộc thi tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Thanh Hóa, cuộc thi tìm hiểu 75 năm Bác Hồ về thăm Thanh Hóa.
Tuy nhiên, hiện nay ngành giáo dục cả nước nói chung, và giáo dục Thanh
Hóa nói riêng đang bị tác động rất lớn của đại dịch Covid 19, nhiều học sinh khơng
thể đến trường, cơng tác phịng chống dịch bệnh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nề
nếp dạy, học của cả giáo viên và học sinh, đến phân phối chương trình của mơn học.
Bộ Giáo dục đã có hướng dẫn theo hai công văn 3280 (năm học 2020-2021), và
cơng văn 4040 (năm học 2021-2022), theo đó nhiều tiết học sinh phải tự học hoặc
giáo viên hướng dẫn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến thời gian và chất lượng học tập
của học sinh, nhất là khi dạy học phần Lịch sử địa phương.
Ngoài ra, một thực tế đang diễn ra ở các trường trung học cơ sở, đó là học
sinh khơng thích học lịch sử, ngay cả lịch sử địa phương của mình. Minh chứng cụ
thể nhất đó là khi hỏi đến những sự kiện lịch sử lớn của dân tộc, thậm chí là những
sự kiện hay một di tích lịch sử của địa phương, có một bộ phận học sinh gần như
hồn tồn khơng biết, đơi khi di tích ở địa phương này các em lại bảo là ở địa
phương khác. Điều này là một sự trăn trở đối với những người làm công tác giảng
dạy bộ môn Lịch sử.
Làm thế nào để học sinh hứng thú học tập môn Lịch sử, đặc biệt là Lịch sử địa
phương? Điều đó đã thơi thúc tơi nghiên cứu và áp dụng thành công đề tài: “Một vài
biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử (phần Lịch sử địa
phương Thanh Hóa)”.

skkn


2


1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra biện pháp giúp học sinh có hứng thú ,
yêu thích và say mê khi học Lịch sử địa phương, từ đó các em sẽ nắm
vững, khắc sâu kiến thức về truyền thống lịch sử địa phương Thanh Hóa, về các
giá trị nhân văn, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam.
Các em sẽ thấy được trách nhiệm, bổn phận của mình đối với quê hương đất
nước, tự hào về truyền thống địa phương anh hùng, từ đó có lý tưởng sống đẹp,
có hồi bão và ra sức học tập, rèn luyện, xây dựng quê hương cho xứng đáng với
sự hy sinh của cha ông.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là Lịch sử Thanh Hóa qua các thời kì
hình thành và phát triển từ thời tiền sử đến nay, áp dụng cho học sinh trường
THCS Xuân Thọ. Đồng thời sử dụng kiến thức có liên quan của các mơn Ngữ
văn, Địa lí, Giáo dục cơng dân, Mỹ thuật và Âm nhạc để tích hợp vào phần lịch
sử địa phương.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn trong dạy học theo
phát triển định hướng năng lực.
- Phương pháp lơgic, phân tích, tổng hợp, so sánh
- Phương pháp thuyết trình bao gồm: Tường thuật, miêu tả giới thiệu các
nhân vật, sự kiện lịch sử.
- Phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận:
Một dân tộc phát triển là một dân tộc biết giữ gìn và phát huy những
truyền thống lịch sử. Ở nước ta muốn làm được điều đó thì cơng tác tun
truyền giáo dục lịch sử địa phương cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ là rất cần
thiết. Đây cũng là hoạt động góp phần giáo dục tinh thần “Uống nước nhớ
nguồn”, từ đó đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trong nhà trường.

Trong bối cảnh hiện nay cả nước đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất
nước để phát triển theo định hướng đi lên xã hội chủ nghĩa, phải vượt qua vơ
vàn khó khăn, thử thách, thì việc giáo dục truyền thống lịch sử địa phương có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong việc góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở
trường trung học cơ sở. Dạy tốt phần lịch sử địa phương sẽ bồi dưỡng cho học
sinh những kĩ năng cần thiết để vận dụng những tri thức đó vào thực tiễn cuộc
sống, rèn luyện và phát triển năng lực học tập, nghiên cứu của học sinh để xây
dựng đất nước, bồi dưỡng lí tưởng cách mạng, tình yêu quê hương, đất nước,
hình thành nhân cách đạo đức, lối sống cho các em.

skkn


3

2.2. Thực trạng của vấn đề
Mơn Lịch sử nói chung và Lịch sử địa phương nói riêng có đặc trưng
riêng. Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, vì vậy đối tượng nghiên cứu
khơng thể trực tiếp tiếp xúc, quan sát mà chỉ tái tạo lại quá khứ bằng các sự
kiện, hiện vật lịch sử hay các di tích lịch sử để làm nền tảng cho hoạt động tư
duy. Do đó, trong các tiết học Lịch sử địa phương, giáo viên cần phải sử dụng
nhuần nhuyễn nhiều phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, gây
hứng thú học tập cho học sinh. Điều này sẽ giúp cho học sinh có tư duy trực
quan, tạo cơ sở cho việc hình thành biểu tượng lịch sử, đưa học sinh từ cụ thể
đến các tri thức trừu tượng. Việc kết hợp các hoạt động ngoại khóa trong khi dạy
Lịch sử địa phương Thanh Hóa với những bài giảng trên lớp sẽ giúp học sinh
hứng thú hơn, tiếp thu kiến thức nhanh hơn và ghi nhớ lâu hơn.
Trong những năm qua, công tác giáo dục truyền thống lịch sử địa
phương trong trường trung học cơ sở chưa thật sự có chất lượng, chưa đi vào
chiều sâu, những di tích lịch sử rất có giá trị ở tỉnh nhà, huyện nhà, xã nhà chưa

phát huy hết tác dụng. Còn một thực trạng hiện nay tồn tại ở các nhà trường là
việc giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua phần Lịch sử địa phương
chưa được coi trọng, chủ yếu còn nặng về lý thuyết, tuyên truyền miệng, chưa
đạt tới các mục tiêu, biện pháp giáo dục vì vậy học sinh cịn mơ hồ khi được hỏi
về truyền thống lịch sử của địa phương.
Bản thân là một giáo viên dạy Lịch sử, tôi thường xun tìm tịi và áp
dụng các phương pháp mới vào dạy học. Năm học 2021-2022, trên cơ sở đặc
điểm môn học và thực hiện theo tinh thần đổi mới phương pháp giáo dục của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, tôi đã nghiên cứu và thực hiện thành công bước đầu đề tài:
“Một vài biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học (phần Lịch sử địa
phương Thanh Hóa)”  ở trường THCS Xuân Thọ. Hi vọng đề tài này sẽ được
nhân rộng trong huyện, trong tỉnh để góp phần cải thiện chất lượng mơn Lịch sử
nói chung và phần Lịch sử địa phương nói riêng.
Bảng thống kê khảo sát chất lượng giữa học kì I
Mơn Lịch sử, năm học 2021-2022.
Lớp Sĩ số
%
3,4

Khá
SL
7

Xếp loại
Trung bình
%
SL
%
24,1
14

48,4

Yếu-Kém
SL
%
7
24,1

9A

29

Giỏi
SL
01

9B

29

0

0

8

27,5

15


51,9

6

20,6

8A

43

06

13,9

15

34,8

14

32,7

8

18,6

8B
7A
7B


44
32
32

07
03
01

15,9
9,4
3,1

12
7
11

27,2
21,8
34,3

18
13
15

41,0
40,7
47

7
09

5

15,9
28,1
15,6

6A
6B

36
36

01
02

2,7
5,6

15
17

41,6
47,2

12
10

33,5
27,8


8
7

22,2
19,4

skkn


4

2.3. Các phương pháp dạy học cụ thể trong phần Lịch sử địa phương
Thanh Hóa:
2.3.1. Dạy học chính khóa trên lớp.
* Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan và các phương tiện dạy
học:
Là phương pháp sử dụng những phương tiện trực quan trong dạy học.
Trong quá trình dạy giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các sự vật, hiện
tượng, hoặc hình ảnh để hình thành khái niệm, tạo biểu tượng giúp học sinh lĩnh
hội kiến thức [1].
Ví dụ 1: Trong phần Lịch sử địa phương Thanh Hóa lớp 6 có bài: Thanh
Hóa từ thời tiền sử đến thế kỉ X.
- Giáo viên cần chuẩn bị: Giáo án điện tử, máy chiếu, các đồ dùng khác
như: Mơ hình các cơng cụ đá núi Đọ, mơ hình cơng cụ bằng đồng (trống đồng,
thạp đồng, lưỡi giáo, dao găm đồng,...)
- Học sinh chuẩn bị: Giáo viên có thể yêu cầu các em chuẩn bị bài ở nhà,
sưu tầm tranh ảnh tư liệu, … để bài học được diễn ra sôi nổi, hào hứng, và quan
trọng hơn là các em được chủ động lĩnh hội kiến thức.
- Giáo viên có thể giới thiệu bài bằng cách sử dụng Lược đồ tự nhiên
Thanh Hóa, giới thiệu khái qt về vị trí địa lí, diện tích, điều kiện tự nhiên và

xã hội của tỉnh.
- Hướng dẫn học sinh quan sát các mơ hình cơng cụ đá ở núi Đọ như:
Mảnh tước, rìu tay, hạch đá...
- Giáo viên đặt câu hỏi: Qua các công cụ đá của người nguyên thủy, em
hình dung thế nào về cuộc sống của họ?
- Sau khi cho học sinh trả lời, giáo viên dùng máy chiếu giới thiệu về cuộc
sống của người tiền sử. Đặc biệt là hang Con Moong ở Thạch Thành được mệnh
danh là “Ngôi nhà 10 ngàn năm” của người nguyên thủy. Đây là một trong các
di tích lịch sử đặc biệt của tỉnh Thanh Hóa.
- Tiếp theo, để học sinh thấy được sự phát triển của con người từ thời đại
đồ đá sang đồ đồng, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mơ hình trống đồng,
thạp đồng, lưỡi giáo, dao găm đồng,...)

Trống đồng và hoa văn trên mặt trống
Ví dụ 2: Trong bài “Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Thanh Hóa
( 1418-1423 )

skkn


5

- Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh khu di tich Lam Kinh trên máy
chiếu, kết hợp với kiến thức thực tế và đặt câu hỏi: Tại sao Lê lợi chọn Lam Sơn
làm căn cứ khởi nghĩa? Công lao của ơng đối với dân tộc ta?
Ví dụ 3: Đối với bài: Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Thanh
Hóa cuối thế kỉ XIX đến 1918. Giáo viên sử dụng sa bàn căn cứ Ba Đình hướng
dẫn cho học sinh về diễn biến của cuộc khởi nghĩa.
* Phương pháp Sử dụng câu hỏi để liên hệ thực tế và giáo dục tư
tưởng cho học sinh.

Đây là phương pháp dạy học mang lại nhiều hiệu quả vì đã đặt học sinh
vào tình huống “có vấn đề”, kích thích trí tị mị từ đó các em tự tìm ra bản chất
và liên hệ thực tế có tính giáo dục cao [2].
Ví dụ 1:
- Khi dạy phần Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu chống giặc Ngô năm 248, giáo viên
cho học sinh xem một đoạn băng hình về núi Nưa và hỏi: Em có biết Bà Triệu
cùng nghĩa quân đã chuẩn bị cuộc khởi nghĩa như thế nào?
- Sau đó giáo viên giới thiệu về núi Nưa và di tích Am Tiên cho học sinh
nghe.
- Để kết thúc bài học, giáo viên cho học sinh quan sát tranh Đền Bà Triệu
ở núi Tùng (Hậu Lộc) và hỏi: Vì sao nhân dân ta lập đền thờ Bà Triệu? Em cần
làm gì để xứng đáng với cơng ơn của Bà?
Ví dụ 2: Khi dạy bài cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Thanh Hóa
( 1418-1423 ), có thể đặt câu hỏi: Kết hợp với phần Lịch sử Việt Nam đã học em
hãy cho biết tại sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại, cịn cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn lại thành cơng? Qua đó em thấy được nhân dân Thanh Hóa nói riêng
và cả nước nói chung đã đóng góp những gì cho cuộc khởi nghĩa?
Lưu ý: Để thực hiện tốt phương pháp này, cần đặt câu hỏi đảm bảo tính
vừa sức và phù hợp với từng đối tượng học sinh. Ngoài ra trong mỗi tiết học
giáo viên chỉ sử dụng một lượng câu hỏi vừa phải và kết hợp với nhiều phương
pháp dạy học khác để tránh. tình trạng căng thẳng, áp lực cho học sinh.

Một tiết học lịch sử của lớp 7A trường THCS Xuân Thọ

skkn


6

* Phương pháp miêu tả, tường thuật,

Miêu tả là phương pháp dùng hình ảnh và lời văn để tái hiện cho học sinh
về hình dáng, đặc điểm của sự vật, hiện tượng lịch sử hay nhân vật lịch sử. Còn
tường thuật là trình bày một cách cụ thể, tỉ mỉ về quá trình diễn biến của sự kiện
lịch sử. Tường thuật có chủ đề, có tình tiết sẽ kích thích trí tưởng tượng và óc
sáng tạo của học sinh về hình ảnh của quá khứ. Phương pháp này áp dụng áp
dụng đối với các bài về sự kiện, nhân vật lịch sử [1].
Ví dụ 1: Khi dạy bài Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, để
khắc sâu hình ảnh Lê Lợi, giáo viên miêu tả: Lê Lợi là người thiên tư tuấn tú
khác thường, thần sắc tinh anh kì vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai có
bảy nốt ruồi, tiếng nói như chng, dáng đi tựa rồng, nhịp bước như hổ. Lúc
vua chưa sinh ra có một cây quế, dưới cây quế có một con hùm xám thường xuất
hiện, nó hiền lành và thân cận với người, chưa từng làm hại ai. Từ khi vua ra
đời khơng ai cịn nhìn thấy con hùm xám nữa. Vào ngày vua sinh có một vầng
hào quang đỏ chiếu sáng rực, mùi thơm ngào ngạt khắp làng [4].
Ví dụ 2: Khi dạy phần Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu, giáo viên có thể kết hợp
giữa sử dụng đồ dùng trực quan như treo tranh Bà Triệu với miêu tả chân dung
của Bà: Khi ra trận Bà mặc áo giáp đồng, đầu đội nón ngà, chân đi guốc ngà
rất oai phong, lẫm liệt. Qua tranh gương mặt Bà toát lên vẻ oai phong, hùng
dũng, như thúc giục đoàn quân dưới rừng cờ xông lên giết giặc [4].

Tranh Bà Triệu cưỡi voi ra trận
Ví dụ 3: Trong bài Thanh Hóa từ năm 1919-1945, khi dạy phần Khởi
nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hóa tháng 8-1945, giáo viên sử dụng lược đồ
Cách mạng tháng tám ở Thanh Hóa và tường thuật sự kiện giành chính quyền:
Ngày 15-8-1945 nghe tin Nhật Bản đầu hàng, Đảng Cộng sản Đông Dương đã
phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong tồn quốc. Tỉnh ủy Thanh Hóa triệu tập Hội
nghị mở rộng tại làng Mao Xá ( Thiệu Tốn-Thiệu Hóa ) thành lập Ủy ban
Khởi nghĩa do đồng chí Lê Tất Đắc làm chủ tịch và kêu gọi nhân dân nổi dậy
giành chính quyền.


skkn


7

Sáng ngày 19-8-1945, quần chúng khởi nghĩa đã làm chủ được các huyện
Hậu Lộc, Hà Trung, Nga Sơn, Quảng Xương, Thạch Thành, Vĩnh Lộc,... Ngày
20 chính quyền giành được ở Tĩnh Gia. Cịn tại thị xã Thanh Hóa, sáng ngày
19-8-1945, cờ đỏ sao vàng tung bay trên núi Mật, công việc chuẩn bị khởi nghĩa
đã hoàn thành. Đúng 8 giờ sáng, lực lượng quần chúng tuần hành cùng 4 xe
khách chở Ban chỉ đạo và lực lượng tự vệ. Từ Lò Chum lên Trường Thi rồi tỏa
đi chiếm trại Bảo an binh, dinh Tỉnh trưởng...Đi tới đâu quần chúng nô nức
tham gia hưởng ứng, kẻ thù hoàn toàn bị áp đảo trước sức mạnh của nhân dân.
Chiều ngày 20-8, thị xã Thanh Hóa hồn tồn thuộc về cách mạng, Ủy ban lâm
thời thị xã ra mắt quần chúng nhân dân.
Đến ngày 21-8 cơ bản Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hóa
đã thắng lợi. [3]
* Phương pháp kể chuyện lịch sử:
Đây là một trong những phương pháp dạy học gây hứng thú nhất cho học
sinh, dễ làm và có tác dụng giáo dục cao. Nội dung kể chuyện lịch sử là việc phổ
biến kiến thức lịch sử một cách khoa học, chứ không phải những chuyện hư
cấu . Do đó, nội dung câu chuyện kể phải có chủ đề - một sự kiện, một nhân vật
dựa vào một tài liệu chính xác. Có nhiều cách kể chuyện như: Kể lại nội dung
một cuốn sách hay đã đọc, một câu chuyện được ghi chép tài liệu, hay của chính
người tham gia, chứng kiến sự kiện thuật lại [1].
Thông thường một câu chuyện kể bao gồm những yếu tố sau đây: Giới
thiệu vấn đề; Tình huống đặt ra; Diễn biến sự kiện; Câu chuyện kết thúc [5].
Ví dụ 1: Trong bài Thanh Hóa từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đến
năm 1975, giáo viên có thể kể chuyện về sự kiện anh hùng Tơ Vĩnh Diện lấy
thân mình chèn pháo: Ngày 1 tháng 2 năm 1954, đơn vị trên đường kéo pháo ra,

đến một con dốc cao và hẹp ở gần Bản Chuối. Anh cùng một pháo thủ phụ trách
điều khiển càng pháo để chỉnh hướng cho bộ đội kéo dây tời giữ pháo, ngồi ra
cịn có 2 chiến sĩ phụ trách chèn bánh pháo. Bất ngờ quân Pháp bắn pháo từ
Mường Thanh lên. Đơn vị kéo giữ pháo nằm rạp xuống, đồng thời dây tời bị đứt
lực giữ pháo yếu đi và khẩu pháo lăn qua chèn. Pháo thủ Lê Văn Chi lái càng
phía ngồi bị càng pháo hất xuống vực và pháo trơi dần về phía vực sâu. Tơ
Vĩnh Diện lập tức bỏ càng pháo phía trong, chuyển sang càng pháo phía ngồi,
cố gắng đẩy hướng càng pháo đâm vào vách núi. Tuy cản được pháo lăn xuống
vực, nhưng anh cũng bị bánh xe của khẩu pháo nặng hơn 2 tấn đè lên người
trọng thương. Giây phút cuối cùng khi được đồng đội đưa ra để đi cấp cứu, anh
vẫn còn hỏi "Pháo có việc gì khơng?”[6]
Ví dụ 2: Trước khi học tiết 60-61 phần Lịch sử địa phương lớp 7, tôi yêu
cầu học sinh về nhà chuẩn bị một câu chuyện về sự tích cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn quanh vùng núi Chí Linh, như: đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai và làng
Tép, tên xã Mường Khao và suối Khao, tục cúng cơm lam và gà thui, sự tích
suối Lén, vườn cam của ông Lê Lợi,.. Trong tiết học tôi đã hướng dẫn các em
học sinh kể các câu chuyện sự tích mà mình sưu tầm được, sau đó cho bạn nhận
xét.

skkn


8

Ví dụ 3:
Khi học tiết 47, 48 phần Lịch sử địa phương lớp 9, tôi bổ sung thêm phần
kể chuyện Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa với nhiều tình tiết sinh động
nhằm khơi phục bức tranh lịch sử về bối cảnh, địa điểm, các buổi nói chuyện
của Bác với đồng bào Thanh Hóa, lời căn dặn của Bác và những tình cảm yêu
mến của nhân dân Thanh Hóa đối với Bác Hồ.


Bác Hồ về thăm và nói chuyện với nhân dân Thanh Hóa
2.3.2. Các hoạt động ngoại khóa lịch sử
* Đọc sách:
Đây là hình thức có hiệu quả nhằm cung cấp thêm kiến thức cho học sinh
trong giờ chính khóa về lịch sử dân tộc, song chủ yếu được sử dụng trong hoạt
động ngoại khóa. Nó góp phần rèn luyện cho học sinh về mặt tư tưởng, phẩm
chất đạo đức, kĩ năng, thói quen hứng thú và phương pháp làm việc với sách. Đó
là hình thức đơn giản, dễ làm song lại có hiệu quả cao về mặt giáo dưỡng, giáo
dục và phát triển [1].
Trước tiên giáo viên giúp học sinh lập danh mục sách cần đọc, tiếp đó, để
khơi dậy tính tích cực, hứng thú, sự hiếu kì và lịng ham hiểu biết cái mới của
học sinh, giáo viên tóm tắt sơ lược nội dung của một cuốn sách. Cách giới thiệu
đặc biệt có hiệu quả, là dẫn ra một vài chi tiết, nhữnh đoạn nhỏ hấp dẫn để khơi
dậy ở học sinh hứng thú tìm đọc tiếp.
Việc hướng dẫn của giáo viên đối với học sinh trong chọn sách và phương
pháp thích hợp, có hiệu qua là yêu cầu quan trọng cho việc đọc sách không tản
mạn chệch hướng.
Trong phần Lịch sử địa phương Thanh Hóa cần hướng dẫn học sinh tìm
đọc những cuốn sách như:
- Địa chí Thanh Hóa (Tập 1) Nhà xuất bản Văn Hóa Thơng Tin
- Lịch sử địa phương Thanh Hóa, xuất bản năm 2013. 
- Lê Lợi: Con người và sự nghiệp, Nhà xuất bản Giáo Dục.
- Di tích xứ Thanh, Hội Văn Nghệ các dân tộc Việt Nam.

skkn


9


- Di tích- Danh thắng miền Tây Thanh Hóa. Nhà xuất bản Thanh Hóa
năm 2013.
- Dấu ấn Lịch sử và danh tích đất Việt. Tác giả: Lê Tuấn Nhựa, Hội Văn
Nghệ các dân tộc Việt Nam.
- Lịch sử Sư đoàn 304. Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Có hai hình thức đọc sách đưa lại hiệu quả tốt: Cá nhân tự đọc và đọc
chung ở lớp, ở tổ. Hai hình thức này đều phải tiến hành đối với mỗi học sinh,
tùy theo kế hoạch, điều kiện tổ chức.
Cá nhân tự học là hình thức phổ biến thuận lợi, quan trọng nhất trong hình
thức đọc sách ngoại khóa. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách tự đọc thường
xuyên ở nhà. Đọc chung ở lớp những quyển sách hiếm, những đoạn hay để gây
hứng thú và bổ sung, củng cố kiến thức. Trên lớp chỉ giới thiệu nội dung sách,
thảo luận và tranh luận những vấn đề có liên quan , học sinh về nhà tìm đọc tồn
bộ sách, suy nghĩ sâu hơn. Hình thức này chỉ được tổ chức trong một vài lần
trong năm học.
Hình thức phổ biến nhất là học sinh tổ chức các buổi sinh hoạt với sự
giúp đỡ, chỉ đạo của giáo viên. Các em trình bày những hiểu biết của mình về
tác giả, về sách, phát biểu cảm nghĩ, kể lại nội dung hoặc trích đọc, dẫn ra
những đoạn hay, ý đẹp trong sách…Vì vậy, học sinh rất say mê, hứng thú và ghi
nhớ các sự kiện lâu hơn[5].
Giáo viên cần xây dựng cho học sinh nền nếp, thói quen khi đọc sách ở nhà phải
có chủ đích, có hiệu quả, tránh tùy tiện.
* Trao đổi, thảo luận:
Đây là hình thức ngoại khóa nhằm giúp học sinh bày tỏ ý kiến của mình
để củng cố kiến thức đã học, lòng tin sau khi đọc một quyển sách, nghe kể
chuyện, nói chuyện lịch sử, hoặc suy nghĩ về một vấn đề nào đấy [5]. Có nhiều
cách tiến hành trao đổi thảo luận. Trước hết, có thể tổ chức trao đổi thảo luận
trong phạm vi lớp. Đối với học sinh THCS, những cuộc trao đổi thảo luận không
chỉ để ghi nhớ nội dung một vấn đề, mà chủ yếu là khơi dậy những suy nghĩ độc
lập của các em. Chủ đề nêu ra là những vấn đề lịch sử địa phương cơ bản gần

gũi, quen thuộc đối với các em, những vấn đề mà nhiều người quan tâm, có liên
quan đến cuộc sống hiện tại.
Trong quá trình trao đổi, giáo viên cần động viên các em đề xuất và giải
quyết vấn đề theo suy nghĩ độc lập của mình, đồng thời cũng khiêm tốn học tập
và tôn trọng ý kiến của bạn. Giáo viên theo dõi, kịp thời bổ sung những thiếu
sót, uốn nắn các lệch lạc; khi kết thúc thảo luận có nhận xét, đánh giá, rút kinh
nghiệm.
Trao đổi, thảo luận được tiến hành trên cơ sở một số chủ đề quan trọng, có tác
động đến việc bổ sung kiến thức đã học.
Ví dụ: Trao đổi, thảo luận về sự thành lập của Đảng bộ Cộng sản Thanh
Hóa và ý nghĩa của nó đối với Cách mạng tỉnh nhà. Hoặc những đóng góp của
nhân dân Thanh Hóa trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Tiền Lê,
Lý-Trần, trong khởi nghĩa Lam Sơn, phong trào Cần Vương và trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ.

skkn


10

* Tổ chức các cuộc thi về chủ đề lịch sử địa phương:
Các cuộc thi về chủ đề Lịch sử địa phương có thể gồm những nội dung sau:
* Hưởng ứng cuộc thi Tìm hiểu lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa, cuộc thi trực
tuyến tìm hiểu 75 năm Bác Hồ về thăm Thanh Hóa.
* Thi sưu tầm tranh ảnh
- Thi sưu tầm tranh ảnh về các di tích lịch sử: Thành nhà Hồ, Lam Kinh, đền Bà
Triệu.
- Thi sưu tầm tranh ảnh về các nhân vật lịch sử: Bà Triệu, Lê Lợi, Cầm Bá
Thước, Lê Hoàn.
- Các tranh ảnh liên quan đến các sự kiện lịch sử ở Thanh Hóa như: Bác Hồ lần

đầu tiên về thăm Thanh Hóa, chiến thắng Hàm Rồng.
- Các ngành nghề truyền thống ở Thanh Hóa như: Chiếu cói Nga Sơn, bánh gai
Tứ Trụ,...
Sau khi học sinh đã sưu tầm thì những hình ảnh đó được tổng hợp và chọn
lọc trưng bày trong phòng truyền thống của nhà trường.
* Cuộc thi “Tôi tập làm hướng dẫn viên du lịch”
Trên cơ sở các tranh ảnh đã sưu tầm, thì các em có thể chọn một trong
những tranh ảnh nào đẹp nhất để từ đó bằng hiểu biết của mình sẽ viết một bài
giới thiệu về di tích hay sự kiện gắn liền với tranh ảnh ấy.
Việc này sẽ giúp các em đầu tư tìm hiểu, sưu tầm thêm tư liệu liên quan
đến sự kiện hay di tích lịch sử địa phương, rèn luyện thêm kĩ năng viết văn… Và
từ việc được xem tranh ảnh đến đọc các bài giới thiệu của chính mình sẽ tạo sự
hứng thú rất cao.
* Tham quan lịch sử:
Tham quan lịch sử có một vị trí hết sức quan trọng trong dạy học lịch sử
mà đặc biệt là phần Lịch sử địa phương ở trường THCS. Những dấu vết của quá
khứ, những hiện vật trưng bày trong bảo tàng không chỉ cụ thể hóa kiến thức,
mà cịn để lại một ấn tượng mạnh mẽ nâng cao hứng thú học tập và rèn luyện
khả năng quan sát, phân tích của học sinh.
Hình thức chủ yếu của hoạt động này là tham quan các di tích bảo tàng,
tham gia các lễ hội truyền thống tại các di tích lịch sử. Để cho các hoạt động này
được tiến hành có hiệu quả thì giáo viên cần chuẩn bị chu đáo về địa điểm, thời
gian, nội dung học tập, dự kiến công việc của từng cá nhân, từng nhóm học sinh.
Các hoạt động đề ra phải phù hợp với nội dung chương trình, tâm lí lứa tâm lí
lứa tuổi học sinh, thường gắn với các ngày kỉ niệm lớn của dân tộc, ngày sinh
các anh hùng dân tộc… Trong đó học sinh phải đóng vai trị chủ thể, giáo viên
đóng vai trị tổ chức, hướng dẫn, phát huy tối đa năng lực, sở thích của từng học
sinh.
Hình thức tổ chức phải phong phú, hấp dẫn, có tính nghệ thuật, lơi cuốn
đơng đảo học sinh, tránh các báo cáo, diễn văn dài dịng. Trong q trình tham

quan di tích lịch sử, học sinh cần được tổ chức thực hiện các bài tập thực hành
từ đơn giản đến phức tạp như quan sát, kể chuyện, miêu tả, ghi chép tài liệu.

skkn


11

Ví dụ: Thanh Hóa có rất nhiều các di tích lịch sử quan trọng như thành Tây
Đô, Lam Kinh, Đền Bà Triệu,..Tuy nhiên do điều kiện cịn khó khăn chưa thể tổ
chức cho học sinh đến tham quan được, vì vậy tơi đã chọn một di tích ngay trên
địa bàn xã Xn Thọ, đó là Đình Tám Mái. Khi học tiết 31, 32 Lịch sử địa
phương lớp 7, bài: Thanh Hóa trong thời kì hình thành và phát triển của nước
Đại Việt thời Lý-Trần ( Từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV ), được sự cho phép của
Ban giám hiệu nhà trường tôi đã tổ chức cho học sinh tham quan di tích lịch sử
văn hố của địa phương là đình làng Tam Lạc (cịn gọi là đình Tám Mái). Sau
được dự lễ dâng hương Thành hoàng làng; được nghe các bậc cao niên kể về
lịch sử hình thành của làng Tam Lạc và đình như sau:
Năm Kiến Phù hữu đạo thời Lý Thái Tơng có giặc Ma Na ( Ai Lao ) đến
cướp bóc nhân dân, vua phải thân chinh ngự giá. Khi vua hành quân đến địa
phận làng Tam Lạc-xã Xuân Thọ- huyện Triệu Sơn-tỉnh Thanh Hóa, là vùng đất
hiểm trở, dân cư đơng đúc, phía Nam Bình Kiều là những thành qch do Ngơ
Xương Xí dựng lên hãy còn sừng sững, thật là một vùng đất thiên linh hoành
tráng. Nhà vua bèn hạ trại dừng chân tại bản Trang. Đêm hơm đó vua mơ thấy
một cụ già râu tóc trắng xóa như sương, tư thế đĩnh đạc, tay cầm chiếc gậy
đứng trên đỉnh núi. Nhà vua leo lên đỉnh núi thấy chỗ ấy mở ra như cái hàm
rồng, nước trong và ấm. Cụ già nói: Ta là giống rồng thuộc về thủy phủ, nhà
vua là giống tiên, trời ban quyền trị nước. Nay giặc đến xâm phạm vua ngự giá
tất sẽ thắng.
Khi vua tỉnh dậy theo giấc mơ trèo lên núi thì thấy có một cái huyệt rất

sâu, nước trong và ấm, trong giếng có một cái xương rồng đề hai chữ “Long
Quật.”Sau đó quả nhiên vua thắng lớn, ca khúc khải hoàn. Để ghi nhớ công ơn
thần hiển linh giúp nước đánh giặc, nhà vua truyền chỉ cho nhân dân lập đền
thờ thần Long Quật và ban cho 71 quan tiền chi vào việc đèn nhang cúng tế.
Đến thời vua Trần Thánh Tông, trời hạn nặng, vua sai người đi các đền
cầu đảo đều khơng được, khi đến làng Tam Lạc cầu thì trời đất tối sầm, mưa gió
sấm sét ào ào. Vua bèn sắc phong thành hoàng làng là Thượng đẳng thần linh,
cho nhân dân đời đời cúng tế.
Đến thời Nguyễn, năm Bảo Đại thứ 9 ( 1934 ), nhân dân đã quyên góp
tiền của để xây một ngơi đình khang trang, to lớn và đặt tên là Hương Hội Sở
[ 4].
Tiếp đó tôi giới thiệu sơ lược cho học sinh về kiến trúc độc đáo của đình
và sự thành lập sư đồn 304 ngày 10-03-1950 tại đình làng Tam Lạc. Trong
cuộc kháng chiến chống Pháp, đình cịn là nơi làm việc của nhiều cơ quan kháng
chiến và các tướng lĩnh của quân đội Việt Nam như Đại tướng Nguyễn Chí
Thanh, Trung tướng Nguyễn Sơn, Thượng tướng Hồng Minh Thảo,..Năm
1991, đình làng Tam Lạc đã được Sở Văn hóa Thơng tin Thanh Hóa cơng nhận
là di tích văn hóa và lịch sử cách mạng của tỉnh.
Kết thúc buổi ngoại khố, tơi tổ chức cho các em trồng cây và vệ sinh
quanh khu vực đình làng,…

skkn


12

Đình làng Tam Lạc (Xn Thọ)
* Tơn tạo, chăm sóc cơng trình di tích lịch sử  
Chăm sóc, tơn tạo cơng trình di tích văn hóa lịch sử tại địa phương là trách
nhiệm của tồn xã hội, trong đó các em học sinh thường xun đóng góp cơng

sức của mình trong phong trào "Uống nước nhớ nguồn" mà thầy cô giáo phụ
trách là người hướng dẫn để các em tham gia với tinh thần tự nguyện, tự giác.
Thông qua việc làm các em sẽ nhận thấy công sức của các em quá nhỏ bé so với
công lao của thế hệ cha ông đã đổ máu xương để xây dựng và bảo vệ đất nước.
Cụ thể là hàng tuần cử hai lớp tham gia quét dọn vệ sinh khu đình Tám Mái và
Khu tưởng niệm liệt sĩ của xã XnThọ.
Cơng tác chăm sóc các di tích lịch sử khơng chỉ có tác dụng củng cố, hiểu
sâu sắc hơn kiến thức, mà còn là biện pháp gắn nhà trường với xã hội, rèn luyện
năng lực hoạt động cho học sinh. Qua những phong trào trên, sự tham gia nhiệt
tình của các em cùng với những việc làm cụ thể tôi nhận thấy ở các em một
niềm vui to lớn, sự hài lịng với việc làm đầy tính nhân văn. Các em cũng thấy
được trách nhiệm của mình đối với những người đã quên mình vì quê hương đất
nước.
2.4. Hiệu quả của đề tài
Sau gần một năm học áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào
chương trình Lịch sử Việt Nam và phần Lịch sử địa phương Thanh Hóa, tôi đã
nhận thấy những hiệu quả rõ ràng đối với bản thân và học sinh.
a. Đối với giáo viên:
- Khi nghiên cứu tư liệu để giảng dạy mỗi bài học, tơi đã có thêm được
nhiều kiến thức lịch sử q giá; hơn thế nữa, tôi cảm thấy xúc động, tự hào hơn
về lịch sử q hương. Điều đó càng thơi thúc tôi phải truyền tinh thần ấy cho các
em học sinh.

skkn


13

- Mặt khác, việc nghiên cứu đề tài đã trang bị cho tôi nhiều phương pháp
dạy học hay, giúp tôi thêm vững vàng về chun mơn. Chính vì vậy trong các

đợt hội giảng cấp trường, hay các tiết dạy chuyên đề tôi đều được Tổ chuyên
môn xếp loại giỏi.
b. Đối với học sinh
Qua gần một năm học (2021-2022) áp dụng các phương pháp dạy học mới, tôi
nhận thấy học sinh đã có sự thay đổi rõ rệt, đặc biệt là sự thay đổi về hứng thú
đối với môn Lịch sử nói chung và Lịch sử địa phương nói riêng, có nhiều em
thích tự tìm tài liệu về bài học trên mạng, nhiều em tự vẽ tranh về nhân vật được
nghe kể. Đặc biệt là có nhiều em rất say mê nghiên cứu lịch sử đã tham gia kì thi
học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và đạt được thành tích cao. Cụ thể là:
- Có 01 em đạt giải khuyến khích học sinh giỏi cấp tỉnh.
- Có 01 em đạt giải nhất học sinh giỏi cấp huyện lớp 9
- Có 04 em đạt giải trong kì thi kiểm định chất lượng học sinh giỏi lớp 8:
01 giải nhì, 01 giải ba và 02 giải khuyến khích.
- Chất lượng mơn học đã được nâng cao qua kiểm định chất lượng kì II.
Cụ thể là:
Kết quả khảo sát giữa học kì II
Năm học 2021-2022.
Xếp loại
Khối Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu-Kém
lớp
SL
%
SL
%
SL
%

SL
%
9
8

58
87

11
21

18,9
24,1

18
29

31,0
33,4

29
35

50,1
40,2

0
02

0

2,3

7

64

12

18,7

20

31,3

30

46,9

02

3,1

6

72

15

20,8


27

37,5

26

36,2

4

5,5

So với chất lượng khảo sát đầu năm, tỉ lệ học sinh khá giỏi, khá đã được nâng
lên, học sinh yếu giảm xuống. Tuy nhiên, tơi nhận thấy khả năng diễn đạt nói
của các em còn nhiều hạn chế, các em còn rụt rè, thiếu tự tin khi tham gia các
hoạt động giao lưu ngoại khố trả lời câu hỏi. Đây là vấn đề khó khăn tiếp theo
được đặt ra để tôi tiếp tục suy nghĩ và tìm ra các biện pháp khắc phục trong
những năm học tới.
3. Kết luận và Kiến nghị
3.1. Kết luận chung
Dạy học Lịch sử trong trường phổ thông là một nhiệm vụ vơ cùng quan
trọng, bởi nó gắn liền với mục tiêu hình thành, bồi đắp tình cảm yêu mến lịch sử
dân tộc, góp phần vào q trình hình thành nhân cách ở học sinh.
Để làm tốt được nhiệm vụ này, người giáo viên phải tìm cách phát huy
tính tích cực của học sinh khi dạy học bằng cách phối hợp các phương pháp và

skkn


14


các hình thức tổ chức dạy học lịch sử thật đa dạng. Muồn làm được điều đó, giáo
viên phải thực hiện: Nắm vững chương trình, nắm vững đặc trưng phương pháp
bộ môn; sưu tầm tư liệu, tranh ảnh để minh hoạ; chuẩn bị các phương tiện và đồ
dùng trực quan cho việc dạy học; thiết kế nhiều hoạt động học tập vui vẻ, bổ ích,
… Có như vậy học sinh mới hứng thú, tạo hiệu quả cao trong những tiết học lịch
sử.
3.2. Một số ý kiến đề xuất:
* Đối với Sở - Phòng Giáo dục:
- Cần tạo điều kiện trang bị thêm cho nhà trường các bộ tranh ảnh, mơ
hình, bản đồ lịch sử, các trích đoạn phim tư liệu về các chiến dịch; và đặc biệt là
hệ thống máy tính, máy chiếu để chúng tơi có thể cung cấp nguồn sử liệu cho
các em học tập một cách hiệu quả nhất.
* Đối với nhà trường:
- Cần tổ chức nhiều đợt ngoại khố tham quan các bảo tàng, di tích lịch sử
để học sinh được học tập từ thực tế.
Trên đây là một vài kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong nhiều năm
giảng dạy môn Lịch sử, phần nào đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục của
đất nước. Song những kết quả đạt được chỉ là bước đầu. Rất mong được sự góp
ý kiến của các đồng nghiệp để sao cho việc dạy học môn lịch sử ngày càng hồn
thiện, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo trong nhà trường.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 09 tháng 04 năm2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)


Phạm Thị Ngọc

skkn


15

TÀI LIỆU THAM KHẢO
*********
[1]. Phương pháp dạy học lịch sử, Phan Ngọc Liên, Nhà xuất bản Giáo Dục –
năm 1999.
[2]. Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử ở THCS. Phan
Ngọc Liên- Trịnh Đình Tùng. Nhà xuất bản Giáo Dục – năm 1998.
[3]. Lịch sử địa phương Thanh Hóa, Nguyễn Văn Hồ- Trịnh Trung Châu. Nhà
xuất bản Giáo Dục – năm 2013.
[4]. Dấu ấn Lịch sử và Danh tích đất Việt. Tác giả Lê Tuấn Nhựa. Hội văn nghệ
các dân tộc Việt Nam – năm 2003.
[5]. Nguyễn Thị Phương Loan, giáo viên trường THPT Thác Bà, huyện Yên
Bình, tỉnh Yên Bái. “ Hoạt động ngoại khóa trong dạy học Lịch sử ở trường
THPT.” SKKN năm học 2009-2010.
[6] Bài phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2019.
[7] Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet
- Nguồn Tô Vĩnh Diện

skkn


16

DANH MỤC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phạm Thị Ngọc
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THCS Xuân Thọ.
Tên đề tài SKKN

1

2

3

Kinh nghiệm dạy bài
“Thanh Hóa từ sau
Cách mạng tháng Tám
năm 1945 đến năm
1975” phần Lịch sử địa
phương lớp 9.
Một số phương pháp
phát huy tính tích cực
của học sinh trong
giảng dạy phần lịch sử
địa phương Thanh Hóa.
Sử dụng kiến thức liên
môn trong dạy học
Lịch sử.

Cấp đánh giá
Kết quả

xếp loại
đánh giá xếp
(Ngành GD
loại
cấp
(A, B, hoặc
huyện/tỉnh;
C)
Tỉnh...)
- Cấp huyện
A
- Cấp tỉnh
C

Năm học
đánh giá
xếp loại

2013-2014

- Cấp huyện
- Cấp tỉnh

A
C

2016-2017

- Cấp huyện
- Cấp tỉnh


A
C

2019-2020

skkn



×