Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

MỘT VÀI BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH LỚP 4 VÀ 5 HAM THÍCH HỌC MÔN THỂ DỤC THÔNG QUA CÁC TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.12 KB, 9 trang )

- 1 -
1. Tên đề tài:
MỘT VÀI BIỆN PHÁP
TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH LỚP 4 VÀ 5 HAM THÍCH
HỌC MÔN THỂ DỤC THÔNG QUA CÁC TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
2. Đặt vấn đề:
Trong chương trình giáo dục thể chất ở trường tiểu học, trò chơi vận động
có một vị trí rất quan trọng và được xem là một nội dung học tập đồng thời là
phương pháp, phương tiện rèn luyện sức khoẻ và giáo dục đạo đức cho học sinh
đạt hiệu quả cao, được trẻ em rất ưa thích.
Qua 3 năm giảng dạy môn Thể dục lớp 4 và 5 ở trường tiểu học tôi nhận
thấy Bộ GD&ĐT đã biên soạn một chương trình môn Thể dục từng khối lớp với
những mục tiêu , yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ hành vi rất phù hợp và
sát thực. Có tính kế thừa và nâng dần ở từng khối lớp, đặc biệt là trò chơi vận
động.
Để đạt được mục tiêu đề ra là một vấn đề không đơn giản trong quá trình giảng
dạy.
- Một tiết Thể dục theo quy định, giáo viên phải dành từ 10 đến 12 phút để
tổ chức các trò chơi vận động theo mục tiêu, yêu cầu của bài nếu thiếu phần nầy
xem như tiết dạy không đạt yêu cầu. Nhưng đến phần trò chơi vận động hầu như
một nữa học sinh không muốn tham gia, ngại không vận động, không hứng thú,
chơi thiếu chủ động, đặc biệt là các em học sinh nữ, thậm chí có một số em trốn
học ở trên lớp không ra sân tập luyện. Để nắm tình hình học tập của học sinh,
đầu năm tôi thực hiện phiếu điều tra với những nội dung sau đây:
1/ Em có thích học môn Thể dục không ? Thích Không .
2/ Em có thích các trò chơi vận động không? Thích Không .
3/ Vì sao em không thích trò chơi vận động?
a/ Vận động nhiều
b/ Không hấp dẫn lôi cuốn
- 2 -
c/ Nhàm chán do được chơi nhiều lần ở lớp dưới


d/ Không thích do người quản trò
Kết quả khảo sát điều tra 200 em tôi đã phân loại được như sau :
1/ Số học sinh thích học môn thể dục: 137 em - Tỉ lệ: 68.5%
2/ Số học sinh thích trò chơi vận động: 85 em - Tỉ lệ : 42.5%
3/ Không thích do ngại vận động nhiều: 85 em - Tỉ lệ : 42.5 %.
4/ Không thích do trò chơi không hấp dẫn: 125 em -Tỉ lệ: 62.5% .
5/ Nhàm chán vì đã được chơi ở nhiều lớp dưới: 160 em . Tỉ lệ : 80 %
6/ Không thích do người quản trò: 180 em . Tỉ lệ : 90 %
7/ Số học sinh được xếp loại : Hoàn thành tốt rất ít : 5 % , đa số được
xếp loại Hoàn thành .
Qua kết quả phiếu điều tra tôi đã nắm được nguyên nhân vì sao học sinh
không thích học môn thể dục và trò chơi vận động, nguyên nhân chính là do
người dạy. Đối chiếu lại phương pháp dạy học của mình tôi kịp thời đề ra những
biện pháp khắc phục trong quá trình dạy học.
Đây chính là nỗi trăn trở băn khoăn trong quá trình dạy học của mình. Đặc
biệt là dạy các trò chơi vận động môn Thể dục lớp 4,5. Giáo viên phải làm thế
nào để tạo sự hứng thú phù hợp với tâm lý lứa tuổi tiểu học.
3/ Cơ sở lý luận:
Như tôi đã đặt vấn đề trò chơi vận động có vị trí rất quan trọng không thể
thiếu được trong bộ môn thể dục( Kể cả cấp tiểu học đến bậc trung học phổ
thông).Trong một tiết dạy thể dục sự vận động của học sinh là đặc trưng của bộ
môn , lượng vận động phải đảm bảo thì tiết học mới đạt kết quả tốt. Đặc biệt ở
lứa tuổi tiểu học “Học mà chơi, chơi mà học”. Trong quá trình giảng dạy người
giáo viên cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây.
- Trò chơi phải mang tình giáo dục đạo đức và rèn luyện thể chất.
- 3 -
- Phải chọn những trò chơi sao cho có thể tổ chức được nhiều học sinh
tham gia một lúc để có được một lượng vận động nhất định là điều kiện để bảo
vệ và cải thiện sức khoẻ.
- Phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh với khả năng người hướng dẫn và

cơ sở vật chất đã có.
- Chú ý khai thác các trò chơi dân gian, có nhiều trò chơi dân gian cổ
truyền nhưng học sinh rất ưa thích .
- Không chọn những trò chơi mất vệ sinh hoặc nguy hiểm để bảo đảm an
toàn cho học sinh .
4. Cơ sở thực tiễn:
- Lâu nay bộ môn Thể dục trong trường (Đặc biệt là trường Tiểu học)
chúng ta còn xem nhẹ, có người còn cho đây là môn học phụ, thường tập trung
vào môn Tiếng Việt, Toán và một số môn khác, chưa thấy được tầm quan trọng
của môn học Thể dục ( kể cả PHHS). Nhiều em học sinh đến lớp thiếu dụng cụ
học tập bộ môn này như dây nhảy, cầu Một tín hiệu rất đáng mừng hiện nay
được sự quan tâm của ngành một số trường tiểu học đã có giáo viên dạy các môn
chuyên như Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật, Ngoại ngữ, chắc chắn chất lượng các
bộ môn này được nâng lên, đáp ứng được yêu cầu mục tiêu của giáo dục đào tạo
trong giai đoạn hiện nay.
5. Nội dung nghiên cứu :
Với kết quả như trên tôi chưa bằng lòng, tôi muốn tạo cho học sinh sự
hứng thú trong giờ học Thể dục, học mà chơi, chơi mà học, không nặng nề về lý
thuyết, tăng cường sự vận động của học sinh bằng những trò chơi vận động. Tôi
đã lần lược áp dụng một số biện pháp như sau:
a/ Nghiên cứu nội dung chương trình Thể dục, các tiết học đặc biệt đi
sâu vào nghiên cứu nội dung chương trình từ lớp 3 đến lớp 5 để đề ra
phương pháp dạy học thích hợp:
- 4 -
Tôi nhận thấy rằng chương trình Thể dục từ lớp 3 đến lớp 5 có tình kế
thừa và được nâng dần về thành tích , nâng dần về sự vận động để phù hợp với
tâm lý lứa tuổi. Ví dụ như môn Nhảy dây, học sinh bắt đầu học từ lớp 3 đến lớp
5, môn Đá cầu hoặc Ném bóng học từ lớp 4 đến lớp 5 và được nâng dần về kỷ
năng đến bậc trung học cơ sở. Các trò chơi vận động ở mỗi khối lớp đều có một
nữa là ôn lại các trò chơi đã học ở lớp dưới một nữa chương trình là học mới

cho nên trong quá trình giảng dạy giáo viên đừng để học sinh nhàm chán, luôn
đổi mới phương pháp giảng dạy.
b/ Vận động học sinh luôn có dụng cụ học tập:
Dụng cụ học tập, đồ dùng dạy học quyết định sự thành công của bài học ,
môn học . Thật vậy nếu dạy học sinh đá cầu , nhảy dây, ném bóng mà không có
mỗi em 1 quả cầu 1 dây nhảy thì các em lấy gì để học ?
Nhà trường thì không thể nào đáp ứng dụng cụ học tập cho HS được. Chính vì
vậy tôi luôn vận động học sinh mua sắm 1 quả cầu , 1 dây nhảy để phục vụ việc
học tập bộ môn này từ lớp 3 đến lớp 5.
c/ Sự chuẩn bị các phương tiện dạy học của giáo viên:
Để tiết dạy đạt chất lương cao người giáo viên khi lên lớp cần chuẩn bị
đầy đủ các dụng cụ, phương tiện dạy học như: Kẻ sẵn các vạch, các ô để tổ chức
các trò chơi như “Nhảy đúng, nhảy nhanh” “Cướp cờ ”, “Lò cò tiếp sức”
“Con cóc là cậu Ông Trời ” “Hoàng Anh, Hoàng yến” …Cần phải kẻ vạch sẵn
trên sân hoặc khu vực mình thường xuyên dạy môn Thể dục, dùng sơn trắng kẻ 1
lần giáo viên có thể dạy được cả năm và dùng cho nhiều khối lớp.
d/ Sự hướng dẫn tổ chức của giáo viên khi dạy các trò chơi:
Giáo viên là người hướng dẫn đồng thời là người quản trò, là người tổ chức
cho học sinh chơi. Một trò chơi có lôi cuốn mọi người tham gia có hấp dẫn đối
với các em hay không là do người quản trò, người điều khiển. Cũng một trò chơi
nhưng người này làm quản trò lại hấp dẫn, vui nhộn hơn người khác làm quản
- 5 -
trò đó cũng là một nghệ thuật khi điều hành một trò chơi. Trong quá trình điều
hành trò chơi vận động, hoặc bất cứ một trò chơi nào thì người quản trò phải tạo
sự chú ý, kích thích người tham gia chơi. Trong quá trình điều hành trò chơi tôi
thường có những kinh nghiệm để tạo sự hứng thú, sự chú ý đối với học sinh bằng
những thủ thuật như sau:
- Phổ biến kỷ luật chơi.
- Chơi thử một vài lần.
- Tạo nên những “Tiếng reo” để tạo sự tập trung chú ý của học sinh trước

khi chơi như:
+ Quản trò hô: Tay đâu?
+ Học sinh trả lời: Tay đây !
+ Quản trò hô: Sẵn sàng !
+ Học sinh trả lời: Hự !
+ Quản trò hô: Xuống tấn !
+ Học sinh trả lời: Hự ! (làm động tác xuống tấn, hai tay để trên đùi, người
cúi lom khom)
Khi giáo viên (người quản trò) sử dụng những “tiếng reo” như vậy một
vài lần nếu học sinh đáp lại ”Tiếng reo” nhỏ chưa tập trung chưa đồng thanh,
người quản trò đề nghị học sinh hô “tiếng reo” to lên.
Ví dụ: - Người quản trò hô: Xuống tấn !
- Học sinh đáp: Hự ( Đáp nhỏ, chưa đều )
- Quản trò hô: Nhỏ quá, và quản trò hô tiếp “Xuống tấn” học sinh lại đáp:
“Hự”. Lần này người quản trò thấy học sinh đáp lời hô lớn và tập trung thì
người quản trò hô “Bắt đầu”. Trò chơi bắt đầu thực hiện.
Trong quá trình tổ chức trò chơi giáo viên biết dừng đúng lúc không nên
để học sinh chơi quá nhiều dẫn đến nhàm chán , nên kết thúc trò chơi khi các
em đang còn hưng phấn.
- 6 -
e/ Kết hợp với Ban hoạt động ngoài giờ tổ chức Hội thi các trò chơi
vận động và các trò chơi dân gian :
Trong năm học vừa qua hưởng ứng chủ trương của của ngành xây dựng
trường học thân thiện học sinh tích cực, đưa các trò chơi dân gian vào trường
học . Nhà trường đã tổ chức nhiều trò chơi dân gian và các trò chơi vận động
được học sinh hưởng ứng tích cực. trong quá trình dạy học của mình tôi đã
dành một lượng thời gian dạy học để tổ chức các trò chơi vậ động ,tham mưu
với lãnh đạo nhà trường tổ chức Hội thi trò chơi dân gian nhân các ngày lễ ,
kỷ niệm như Ngày Hội tháng Ba …với các trò chơi như : kéo co, nhảy dây,
nhảy bao bố, rồng rắn lên mây, đổ nước vào chai, đập niêu đất…được các

khối lớp tham gia rất sôi nỗi.
g/ Khen thưởng xử phạt khi kết thúc trò chơi:
Đây là một việc làm tạo sự hưng phấn, thi đua giữa học sinh với học sinh. Sự
hào hứng, chủ động tham gia của học sinh nhằm giáo dục tinh thần tập thể, đoàn
kết. Một số hình thức khen thưởng xử phạt nhẹ nhàng mà các em rất thích như :
Trao Huy chương vàng , Huy chương bạc, Huy chương đồng. cho các đội tham
gia trò chơi. Ví dụ : kết thúc trò chơi giao viên tuyên bố Huy chương vàng thuộc
về tổ 1, Huy chương bạc thuộc về tổ 3… và mời tổ trưởng lên nhận Huy chương.
Huy chương này có bán rất nhiều ở cửa hàng bán dụng cụ thể dục , thể thao hoặc
đội thua phải chạy lò cò 1 vòng và tập thể cùng hát bài đồng dao “Nhảy lò cò
cho cái giò nó khoẻ, nhảy nhè nhẹ cho nó khoẻ cái giò “. Các em vừa hát vừa
lò có rất vui.
6/Kết quả nghiên cứu:
- Sau khi áp dụng một số biện pháp trên để giảng dạy môn Thể dục các khối
lớp 4,5 tôi nhận thấy học sinh rất ham thích giờ học Thể dục. Mỗi lần tôi nhận
lớp là học sinh rất hào hứng, có vẻ như các em luôn trông chờ người dạy. Tôi
thường nghe những câu nói quen thuộc của học sinh dành cho tôi “Thầy đến !
- 7 -
” rồi các em đứng lên vỗ tay. Thật ra tôi biết rằng giờ học Thể dục ít căng thẳng
hơn các giờ học, môn học khác nên các em ham thích nhiều hơn. Sự ham thích
của các em chính là để tạo cho các em thư giản, hứng thú hơn khi bước vào các
tiết học tiếp theo, để việc học của học sinh đạt kết quả cao hơn vì đây là đối
tượng học sinh tiểu học rất cần sự “Học mà chơi, chơi mà học”
- Kết quả đánh giá cuối năm:
Môn học tôi dạy đều xếp loại hoàn thành tốt và hoàn thành, không có học
sinh xếp loại chưa hoàn thành, kỹ năng đá cầu, nhảy dây, ném bóng … các em
đều đạt thành tích xuất sắc. Như chúng ta đã biết yêu cầu của môn Nhảy dây học
sinh chỉ cần nhảy dây được 6 lần trở lên được xếp loại A
+
, 4 đến 5 lần xếp loại A

và dưới 4 lần xếp loại Chưa hoàn thành. Môn Đá cầu yêu cầu xếp loại cũng như
vậy. Thực tế học sinh tôi dạy các em có thể nhảy dây, tâng cầu từ 10 đến 30 lần
đạt trên 80% .
Cuối năm học, tôi tiến hành khảo sát lại 200 em học sinh, kết quả 100 %
các em đều ưa thích môn học thể dục và các trò chơi vận động. Hầu hết học sinh
dược xếp loại Hoàn thành tốt (A+) , không có trường hợp xếp loại Chưa hoàn
thành.
Đặc biệt là trong Hội khỏe Phù Đổng vừa qua đội HS nam và nữ dự thi bộ
môn kéo co cấp thành phố đã đạt hai giải nhất .
7. Kết luận:
Với đề tài “Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 4 , lớp 5 ham
thích môn học Thể dục thông qua các trò chơi vận động” , tôi đã áp dụng
những biện pháp kể tên đã đạt kết quả rất tốt. Bên cạnh sự nổ lực của bản thân,
học sinh còn có sự tạo điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường chắc chắn
chúng ta sẽ đạt được kết quả như mong muốn. Hơn nữa trong giai đoạn hiện nay
ngành giáo dục đang phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện -
Học sinh tích cực”. Việc tổ chức cho học sinh tham gia đạt hiệu quả tốt các trò
- 8 -
chơi vận động, trò chơi dân gian là một việc làm rất cần thiết và thiết thực, đối
với học sinh tiểu học nên khen nhiều hơn chê,động viên, tuyên dương là chủ
yếu,đánh giá nhẹ nhàng nhưng chính xác.
8. Đề nghị :
Để đạt được hiệu quả giảng dạy bộ môn Thể dục ở các cấp tiểu học cũng như
yêu cầu về cơ sở vật chất của một trường chuẩn Quốc gia mức độ II nhà trường
cần quan tâm hơn nữa trong việc đầu tư sân chơi, bãi tập, có diện tích tối thiểu
50m x 30m cho một lớp học hoặc 40m x 80m cho hai lớp cùng học Thể dục.
Một số thiết bị dạy và học như các loại bóng chuyền, bóng ném, dây nhảy,
cầu, hố nhảy, sân tập luyện … phải có đầy đủ.
Tam Kỳ, ngày 16 tháng 4 năm 2009
Người viết

Nguyễn Xuân Xuyến

- 9 -

×