SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN TỰ SỰ
CHO HỌC SINH LỚP 12 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG SỬ
DỤNG NHẬT KÝ ĐỌC SÁCH
Người thực hiện: Đỗ Thị Hoa
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2022
skkn
MỤC LỤC
1. Mở đầu..............................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................1
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm....................................................................2
2.1. Cơ sở lí luận...................................................................................................2
2.2. Thực trạng vấn đề..........................................................................................2
2.3. Giải pháp.......................................................................................................4
2.3.1. Giải pháp để nâng cao năng lực đọc - hiểu văn bản tự sự lớp 12 cho học
sinh thông qua sử dụng Nhật ký đọc sách............................................................4
2.3.1.1. Ra bài tập cho học sinh viết nhật kí đọc sách.........................................2
2.3.1.2.Viết nhật ký đọc sách..............................................................................9
2.3.1.3. Sử dụng nhật ký trong giờ đọc hiểu văn bản........................................10
2.3.1.4. Sử dụng nhật ký trong kiểm tra bài cũ.................................................12
2.3.2. Sử dụng nhật ký trong đọc hiểu tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”
(Nguyễn Minh Châu) - chương trình Ngữ văn 12...............................................13
2.3.2.1. Hướng dẫn viết nhật ký đọc sách.........................................................13
2.3.2.2. Sử dụng Nhật ký đọc sách trong giờ đọc - hiểu...................................13
2.3.2.3. Sử dụng nhật ký trong giờ kiểm tra bài cũ và tiết rèn kĩ năng.............18
2.4. Hiệu quả của sáng kiến................................................................................18
3. Kết luận, kiến nghị........................................................................................19
3.1. Kết luận.......................................................................................................19
3.2. Kiến nghị.....................................................................................................19
Tài liệu tham khảo..............................................................................................20
skkn
QUY ƯỚC VIẾT TẮT
STT
Viết tắt
Đọc là
1
NKĐS
2
BT
Bài tập
3
HS
Học sinh
Nhật ký đọc sách
skkn
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng
lực học sinh đang từng bước được tiến hành, tiến tới mục tiêu đổi mới giáo dục
“căn bản và toàn diện”, khắc phục lối truyện thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy
móc. Để đạt được mục tiêu ấy, chúng ta cần tích cực thay đổi cách học và cách
dạy, nhất là cách học của học sinh. Cần có phương pháp hướng vào việc nâng
cao năng lực đọc – hiểu văn bản cho học sinh, làm cho cho người học khi đứng
trước bất kì văn bản văn chương nào cũng có thể tự mình giải quyết được các
vấn đề mà văn bản đó đặt ra. Do đó, hình thành năng lực đọc – hiểu văn bản cho
học sinh là yêu cầu quan trọng.
Điều kiện đầu tiên để một giờ đọc hiểu văn bản trong nhà trường có hiệu
quả là người học phải đọc văn bản ở nhà trước khi đến lớp. Tuy nhiên, khơng ít
học sinh khơng đọc văn bản, không soạn bài trước khi đến lớp hoặc soạn theo
kiểu đối phó, chép trong các sách giải bài tập Ngữ văn hoặc các vở bài tập của
học sinh lớp trước. Các em học tác phẩm chỉ biết đến tác phẩm, khơng có khả
năng liên hệ giữa tác phẩm với thực tiễn, không biết gắn nội dung tư tưởng, điều
nhà văn muốn gửi gắm với những tình huống đặt ra trong cuộc sống cá nhân và
xung quanh mình. Sử dụng nhật ký đọc sách (NKĐS) với các dạng bài tập khác
nhau, buộc người học phải chủ động đọc và khám phá tác phẩm trước khi đến
lớp. Trong quá trình học, học sinh được tự do thể hiện suy nghĩ, quan điểm của
mình.
Để góp phần nâng cao năng lực đọc – hiểu văn bản cho học sinh, chúng
tôi đi đã thực hiện đề tài: “Nâng cao năng lực đọc – hiểu văn bản tự sự cho học
sinh lớp 12 thông qua hoạt động sử dụng Nhật ký đọc sách”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nâng cao năng lực đọc – hiểu cho học sinh.
- Nâng cao kĩ năng đọc, viết, trình bày, kiến tạo nghĩa và khám phá một
tác phẩm văn bản nghệ thuật cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu về việc sử dụng NKĐS, đặc biệt các vấn đề lí luận của việc
sử dụng NKĐS trong mối quan hệ với mục đích và thực tế dạy học.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng đọc – hiểu văn bản của học sinh.
- Từ đó, đề xuất giải pháp sử dụng NKĐS trong đọc – hiểu văn bản nhằm
nâng cao năng lực đọc – hiểu một văn bản nghệ thuật cho học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1
skkn
Trong q trình nghiên cứu chúng tơi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau, cụ thể:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: nhằm đi tới một giải pháp phù hợp
và hiệu quả cho việc nâng cao năng lực và hiệu quả đọc – hiểu văn bản cho học
sinh.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh với các hình thức khác để thấy
tác dụng của việc sử dụng hoạt động được đề xuất đối với việc nâng cao năng
lực và hiệu quả đọc – hiểu văn bản cho học sinh.
- Phương pháp nêu số liệu: trên cơ sở những thực nghiệm, khảo sát chúng
tôi đưa ra những kết luận cần thiết qua bảng tổng hợp số liệu để thấy được hiệu
quả của việc sử dụng hoạt động Nhật ký đọc sách.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
Nhật ký đọc sách (NKĐS) do Taffy E.Raphael và Elfrieda H.Hiebert
(1996) giới thiệu trong cuốn Creating an Integrated Approach to Literacy
Instruction ít được sử dụng nếu có được sử dụng thì mới chỉ dừng lại ở đối
tượng sinh viên. Học sinh THPT thì phần lớn phải trả lời câu hỏi phần Hướng
dẫn học bài như một yêu cầu bắt buộc trong việc chuẩn bị bài mới trước khi đến
lớp. Do đó, khơng tránh khỏi việc soạn bài theo sách học tốt mà không cần đọc
tác phẩm.
Một số nhà lý luận dạy học như Phạm Hồng Nam (ĐH Cần Thơ), Phan
Trọng Luận (ĐH Sư phạm Hà Nội) cũng đã áp dụng NKĐS cho việc tìm hiểu
tác phẩm và đã thu được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, đối tượng áp dụng
mới dừng lại ở đối tượng sinh viên, học viên cao học. Việc sử dụng NKĐS cho
học sinh phổ thơng đang cịn dè dặt nên chưa được mở rộng. Nay, trên cơ sở lý
luận này, chúng tôi mạnh dạn mở rộng việc sử dụng NKĐS cho đối tượng là học
sinh THPT mà cụ thể là học sinh trường chúng tôi đang trực tiếp làm công tác
giảng dạy.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Học sinh hiện nay ít đọc tác phẩm. Thay bằng việc tự đọc, để nắm nội
dung tác phẩm, chuẩn bị bài theo phần Hướng dẫn học bài, học sinh chép sách
giải hoặc mượn vở của anh/ chị khóa trước chép. Từ đó, dẫn tới một nghịch lý:
khơng đọc tác phẩm mà vẫn soạn được bài. Việc soạn bài, chuẩn bị bài trước khi
đến lớp rơi vào đối phó, phản tác dụng. Chúng tơi cịn thấy một thực tế là học
sinh không hề đọc nhưng khi đọc rồi vẫn không nắm được tác phẩm, không hiểu
tác phẩm ấy nói về cái gì. Thậm chí, đọc xong rồi u cầu tóm tắt lại cũng
khơng tóm tắt được. Khả năng đọc của học sinh cơ bản là rất yếu. Những học
2
skkn
sinh nắm được tác phẩm thì cũng khó khăn khi tìm hiểu trước tác phẩm vì phần
lớn câu hỏi Hướng dẫn cuối bài mang tính khái quát, quá đồ sộ, thậm chí q
khó với sức học sinh. Hơn nữa, các câu hỏi ít mang tính “mở” mà đều có định
hướng như một yêu cầu bắt buộc. Học sinh do đó, khi chuẩn bị bài sẽ không
được tự do khám phá tác phẩm theo cách của mình.
Trong khi đó tới lớp, do thời gian số tiết không cho phép, do đặc thù mơn,
giáo viên chỉ có thể định hướng giọng đọc bằng cách đọc mẫu một vài đoạn
hay, còn lại gần như học sinh tự đọc bài ở nhà. Trong khi nhiều học sinh khơng
đọc bài trước khi lên lớp. Vì vậy, việc tìm hiểu tác phẩm gặp rất nhiều khó khăn.
Các em gần như chán và bỏ ngang việc chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp, cũng
không hứng thú với công việc này. Làm thế nào để việc soạn bài khơng cịn
nhàm chán? Làm thế nào để học sinh được tự do sáng tạo trong q trình soạn
bài? Đó là câu hỏi đặt ra cho chúng tơi khi tìm hiểu thực trạng của học sinh.
Năng lực giải mã, kiến tạo nghĩa cũng như năng lực cảm thụ một tác
phẩm của các em còn quá yếu, ngay cả các tác phẩm được học trong nhà trường
chứ chưa nói tới những tác phẩm văn chương ngồi sách giáo khoa. Các em
khơng có năng lực cũng như kĩ năng tìm hiểu, khám phá một tác phẩm. Trong
khi đó, việc dạy và học bộ môn Ngữ Văn đang được đổi mới trong cách dạy,
cách kiểm tra theo hướng phát triển năng lực của học sinh. Kĩ năng cũng như
năng lực đọc – hiểu một văn bản văn chương hoàn toàn mới đang được đưa vào
như một nội dung học và kiểm tra. Thực tế, đứng trước một văn bản mới, học
sinh lại lúng túng, khơng biết cách làm nên dẫn đến tình trạng là phó mặc hoặc
đợi chờ thầy cơ. Các em qn mất hay không biết rằng kiến tạo nghĩa cho một
tác phẩm khơng phải là thầy cơ mà là chính các em.
Về phía giáo viên cịn có những lo ngại khi thời gian dạy trên lớp q ít,
chương trình gọi là đã giảm tải nhưng còn nặng, học sinh phần lớn lại chưa quen
với cách học này. Mặt khác, thầy cô vẫn lo không truyền tải hết kiến thức nếu
giao việc cho học sinh. Trong khi theo phân phối chương trình số tiết không
nhiều, khả năng tự giác của học sinh khi giao việc chưa cao. Từ những lý do trên
dẫn đến có thể nghi ngờ khả năng của học sinh và khơng mạnh dạn thay đổi.
Để khắc phục tình trạng trên, chúng tôi đề xuất sử dụng NKĐS thay cho
phần chuẩn bị bài qua câu hỏi Hướng dẫn cuối mỗi tác phẩm. NKĐS sẽ được
linh hoạt sử dụng trong nhiều giai đoạn: từ khâu chuẩn bị bài mới ở nhà, tìm
hiểu tác phẩm tại lớp cho đến kiểm tra bài cũ trên lớp. Qua đó, từng bước hình
thành năng lực đọc – hiểu cho học sinh khi đứng trước một tác phẩm văn
chương.
3
skkn
1.3. Giải pháp
2.3.1. Giải pháp để nâng cao năng lực đọc – hiểu văn bản tự sự lớp 12 cho
học sinh thông qua hoạt động sử dụng Nhật ký đọc sách
2.3.1.1. Ra bài tập cho học sinh viết Nhật ký đọc sách
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết nhật ký đọc sách dựa theo những mẫu
bài tập do Taffy E.Raphael và Elfrieda H.Hiebert (1996) giới thiệu trong cuốn
Creating an Integrated Approach to Literacy Instruction. Học sinh sẽ đọc văn
bản tự sự ở nhà và ghi lại những gì đã đọc rồi mang đến lớp trao đổi, chia sẻ với
các bạn trong lớp.
Nhật ký đọc sách gồm 10 mẫu bài tập yêu cầu học sinh thực hiện trong
quá trình đọc và học tác phẩm:
1. BT hình ảnh: Mỗi khi đọc tơi phải lưu giữ một hình ảnh trong đầu về
câu chuyện. Tơi có thể vẽ nó ra trong NKĐS và chia sẻ với các bạn trong nhóm.
Khi vẽ hình cần chú thích hình ảnh đó đến từ đâu? Điều gì làm tơi nghĩ ra nó và
vì sao tơi lại muốn vẽ về nó?
2. BT Quan điểm: Đơi khi đọc về một nhân vật, đôi khi tôi nghĩ tác giả
không xem xét quan điểm hay ý kiến nào đó. Trong Nhật ký tơi có thể viết ra
quan điểm của nhân vật mà nhà văn khơng đề cập tới.
3. Từ hay: Tìm những từ hay, đặc biệt, mới, ngộ nghĩnh, có khả năng
miêu tả cao mà tôi cảm nhận được khi đọc. Sau đó, ghi lại số trang và cũng lý
giải vì sao tơi cho đó là hay. Sau đó, chia sẻ với các bạn trong nhóm.
4. Nghệ thuật và những thủ pháp đặc biệt của tác giả: Ghi lại những thủ
pháp ấy và lí giải giá trị của các thủ pháp mà tác giả đã sử dụng.
5. Hồ sơ nhân vật: Nghĩ về một nhân vật u thích (hoặc khơng thích). Vẽ
sơ đồ thể hiện cách thức tơi nghĩ (hình dáng, hành động, cách cư xử hoặc những
điều thú vị liên quan đến nhân vật…)
6. Điểm sách/ Phê bình: Khi đọc đơi lúc tơi tự nghĩ “Tuyệt vời”, có lúc lại
nghĩ: “Nếu là tác giả tôi sẽ viết khác hơn”. Tôi sẽ ghi ra những điểm hay và
những điểm cần khắc phục của tác giả. Tôi trở thành nhà văn và viết tiếp câu
chuyện.
7. Bản thân và truyện: Đôi lúc đọc được về nhân vật hay sự kiện nào đó
khiến tơi nghĩ về cá nhân và cuộc sống quanh mình. Tơi sẽ viết trong nhật ký và
kể lại cho các bạn về việc nhân vật hay sự kiện nào đó làm cho tơi suy nghĩ về
cuộc đời mình.
8. Phân tích đặc sắc của truyện: Tôi sẽ ghi lại số trang để nhớ đâu là đoạn
đặc sắc. Sau đó giải thích tại sao tơi cho rằng đó là đoạn thú vị, và chia sẻ với
mọi người.
4
skkn
9. Trình tự sự kiện: Đơi khi trình tự các sự kiện cần tôi ghi nhớ. Tôi vẽ các
sự kiện theo trình tự và theo cách hiểu của tơi.
10. Giải thích: Khi đọc câu chuyện, tơi cố gắng nghĩ xem tác giả muốn
nói với tơi điều gì, nhắn gửi đến tơi thơng điệp gì. Tơi viết ra cách nghĩ của
mình trong Nhật ký sau đó chia sẻ với các bạn trong nhóm.
Các bài tập trong Nhật kí đọc sách có những đặc điểm khơi gợi năng lực
tưởng tượng của người đọc; khuyến khích vai trị kiến tạo nghĩa ; khơi gợi kí ức,
kinh nghiệm sống; phát triển tư duy phê phán; phát triển năng lực giải mã văn
bản cho người đọc. Các bài tập này là những gợi ý cho người đọc thực hiện các
họat động mà họ cần phải sử dụng khi đọc bất kì văn bản văn chương nào: tưởng
tượng, giải mã, kiến tạo nghĩa… Đồng thời, khuyến khích người học sử dụng
NKĐS để giao tiếp, chia sẻ.
Với mỗi văn bản, người học sẽ được luân phiên thực hiện một bài tập
khác nhau để tạo điều kiện cho mỗi HS được lần lượt thử nghiệm các vai trò
khác nhau trong quá trình đọc tác phẩm.
Khác với những câu hỏi mang tính định hướng trong phần Hướng dẫn học
bài, các bài tập trên thể hiện các hoạt động mà người đọc cần phải sử dụng đối
với bất kì một văn bản nghệ thuật nào. Do đó, các bài tập này hướng tới rèn kĩ
năng đọc văn bản cho học sinh dù là trong chương trình sách giáo khoa hay
ngồi sách giáo khoa đồng thời nâng cao năng lực đọc – hiểu một tác phẩm nghệ
thuật cho học sinh.
NKĐS sử dụng cho học sinh trong cả 3 giai đoạn, trước khi học tác
phẩm, trong khi học tác phẩm và sau khi học xong tác phẩm. Giáo viên khuyến
khích học sinh những cách làm, cách nghĩ mang tính sáng tạo. Như vậy, một tác
phẩm qua quá trình tiếp cận, khám phá học sinh có cơ hội bốn lần được lật lại
các vấn đề khi chuẩn bị Nhật kí đọc sách ở nhà, khi trao đổi qua thảo luận ở lớp,
khi giáo viên phân tích, đúc kết nội dung các vấn đề trong bài học. khi học bài
cũ ở nhà và kiểm tra trên lớp hoặc qua các tiết rèn kĩ năng. Từ đó học sinh sẽ có
cơ hội nắm bắt tác phẩm sâu, kĩ, đa chiều.
Chúng tôi đã thử nghiệm sử dụng NKĐS ở lớp 12A7 Trường THPT Chu
Văn An. Để các em hình dung và nắm được cách làm chúng tôi tiến hành giới
thiệu NKĐS và việc sử dụng NKĐS cho học sinh. Sau đó, trước mỗi tác phẩm
chúng tơi đưa ra các loại bài tập phù hợp yêu cầu học sinh thực hiện. Để việc
viết NKĐS đạt hiệu quả chúng tôi tiến hành xây dựng hệ thống bài tập, trong đó
chú trọng đến tính chất “mở” của các vấn đề, chú trọng đến khả năng nắm bắt
văn bản sao cho thuận lợi và nhanh nhất đối với học sinh. Ngồi ra các bài tập
này cịn phải đáp ứng tiêu chí hướng vào phát triển năng lực của học sinh (năng
5
skkn
lực giải mã, kiến tạo nghĩa, năng lực phê bình); hướng tới rèn luyện kĩ năng
(nhất là kĩ năng tìm hiểu và tạo lập một văn bản)… Sau đó giáo viên tiến hành
phân nhóm, cho HS lựa chọn các loại bài tập. Mỗi thành viên trong nhóm khơng
được chọn dạng bài tập trùng nhau để tránh việc trùng lặp không cần thiết, cái
thì được tìm hiểu kĩ, cái lại khơng được tìm hiểu. Hơn nữa, mỗi thành viên của
nhóm phải trải nghiệm mình ở nhiều dạng bài tập khác nhau. Giáo viên nhấn
mạnh yêu cầu ở từng giai đoạn viết NKĐS như sau:
- Giai đoạn 1: Khi chuẩn bị bài mới, giáo viên yêu cầu HS không được sử
dụng bất kì tài liệu tham khảo mà phải tự lập và độc lập làm bài. Giai đoạn này,
không tránh khỏi những khó khăn giáo viên cần động viên, khích lệ, hướng kĩ
càng cho các em. Bản thân học sinh đã đưa ra nhiều cách làm, cách hiểu khá thú
vị. Với cách làm này, học sinh đã được tự do sáng tạo và làm theo cách của
mình mà khơng bị áp đặt đến mức nhàm chán. Giai đoạn này giáo viên cho học
sinh thời gian 2 ngày để đọc và viết nhật ký.
- Giai đoạn 2: Khi các em đến lớp, giáo viên cho các nhóm ngồi lại với
nhau, thảo luận nhanh về sản phẩm mà mỗi thành viên của nhóm làm được với
nhau trong thời gian khoảng 5 – 7 phút (tùy từng tác phẩm). Sau đó, giữa các
nhóm trao đổi với nhau. Vì thời gian mỗi tiết chỉ có 45 phút nên trong mỗi bài
dạy, giáo viên chọn lọc mang tính định hướng các vấn đề cơ bản nhất căn cứ và
chuẩn kĩ năng – kiến thức để các em thảo luận. Sau mỗi vấn đề giáo viên đưa ra,
HS các nhóm sẽ có cơ hội thảo luận, tranh luận để làm sáng tỏ vấn đề, giáo viên
là người nhận xét, bổ sung, chốt ý cuối cùng. Khi gặp những tác phẩm khơi gợi
được nhiều vấn đề và học sinh cịn có khát vọng được trao đổi với nhau, trong
khi thời gian tiết học không cho phép, chúng tôi sẽ chuyển tiếp các vấn đề này
vào tiết rèn kĩ năng.
Trong giai đoạn 2, sau khi các em trao đổi với nhau về từng vấn đề, trên
tinh thần định hướng của giáo viên, giáo viên sẽ chốt lại bài học qua các kiến
thức trọng tâm cần đạt. Đồng thời tiếp tục khơi gợi năng lực của học sinh qua
một số bài tập, câu hỏi mới để học sinh về nhà suy ngẫm và viết nhật ký sau khi
học xong tác phẩm.
Trong phần dặn dị cuối tiết, giáo viên sẽ khuyến khích học sinh sáng tạo
tiếp bằng những câu hỏi dạng như: “Sau khi học xong tác phẩm theo em nhà văn
muốn gửi đến chúng ta thơng điệp gì? Em nghĩ như thế nào về thông điệp ấy?”;
“Nếu được viết tiếp câu chuyện này em sẽ viết như thế nào? Hãy thử là nhà văn
và viết lại điều đó?”; “Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống xung
quanh em?”…
6
skkn
Trên tinh thần này, học sinh về nhà thay bằng việc ngồi đọc thuộc học
sinh sẽ viết vào nhật ký của mình những điều mình nghĩ sau khi học xong tác
phẩm.
- Giai đoạn 3: NKĐS sẽ được sử dụng trong kiểm tra bài cũ. Như đã nói ở
trên, thay bằng việc học sinh đọc thuộc ghi nhớ, hoặc giá trị nội dung của một
văn bản nào đó, các em sẽ trình bày lại những cảm nhận các em đã ghi chép
được. Các em được tự do trình bày những gì mình viết. Giáo viên sẽ nhận xét,
chốt ý.
Giai đoạn 3, khơng chỉ kích thích năng lực sáng taọ của học sinh mà còn
tập cho học sinh kĩ năng tạo lập một văn bản, kĩ năng giao tiếp, chia sẻ những
kinh nghiệm của mình trước đám đơng. Sau những lúng túng ban đầu các em sẽ
dần thấy hứng thú, thoải mái vì khơng bị gị vào khn khổ (ngồi việc đảm bảo
nội dung trọng tâm kiến thức môn học). Với HS có năng khiếu vẽ nếu trước đây,
việc nhớ kiến thức là rất khó khăn nhưng qua bài tập hình ảnh và hồ sơ nhân vật,
các em thấy văn học và nghệ thuật (hội họa) thật gần nhau….
Chúng tôi hướng dẫn sử dụng NKĐS qua hệ thống các bài tập phù hợp
cho từng tác phẩm. Sau một thời gian áp dụng, chúng tơi xin giới thiệu một số
kiểu loại mang tính chọn lọc, được nhiều học sinh viết thành công. Và qua q
trình triển khai chúng tơi tập hợp thành các kiểu dạng bài tập (tập trung ở các tác
phẩm tự sự và kịch) cho từng tác phẩm như sau:
BT Giải thích: Khi đọc câu chuyện, tơi cố gắng nghĩ xem tác giả muốn
nói với tơi điều gì, nhắn gửi đến tơi thơng điệp gì. Tơi viết ra cách nghĩ của
mình trong Nhật ký sau đó chia sẻ với các bạn trong nhóm. Các tác phẩm áp
dụng cho dạng bài tập này:
- Vợ nhặt – Kim Lân
- Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu
- Số phận con người – Sô-lô-khốp
- Ông già và biển cả - Hê-minh-uê
Khi viết tác phẩm, theo em tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp/gửi
gắm đến chúng ta điều gì?
BT Trình tự sự kiện: Đơi khi trình tự các sự kiện cần tơi ghi nhớ. Tơi vẽ
các sự kiện theo trình tự và theo cách hiểu của tơi. Học sinh thâm nhập thế giới
hình tượng trong tác phẩm, hình dung các mối quan hệ giữa các nhân vật bằng
cách hoàn thành sơ đồ. Các tác phẩm áp dụng cho dạng bài tập này:
- Vợ chồng A Phủ - Tơ Hồi
- Vợ nhặt – Kim Lân
- Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành
7
skkn
- Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi
- Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu
- Thuốc – Lỗ Tấn
- Số phận con người – Sô – lô – khốp
BT Phân tích đặc sắc của truyện: Tơi sẽ ghi lại số trang để nhớ đâu là
đoạn đặc sắc. Sau đó giải thích tại sao tơi cho rằng đó là đoạn thú vị, và chia sẻ
với mọi người. Có thể chọn ở bất kì tác phẩm nào.
BT Bản thân và truyện: Đôi lúc đọc được về nhân vật hay sự kiện nào đó
khiến tơi nghĩ về cá nhân và cuộc sống quanh mình. Tơi sẽ viết trong nhật ký và
kể lại cho các bạn về việc nhân vật hay sự kiện nào đó làm cho tơi suy nghĩ về
cuộc đời mình. Các tác phẩm cho dạng BT này:
- Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu
- Số phận con người – Sô – lô – khốp
BT Điểm sách/ Phê bình: Khi đọc đơi lúc tơi tự nghĩ “Tuyệt vời”, có lúc
lại nghĩ: “Nếu là tác giả tơi sẽ viết khác hơn”. Tôi sẽ ghi ra những điểm hay và
những điểm cần khắc phục của tác giả. Tôi trở thành nhà văn và viết tiếp câu
chuyện. Học sinh sẽ trở thành nhà văn viết tiếp hoặc viết lại một số chi tiết trong
câu chuyện:
- Vợ nhặt: Hãy thay nhà văn Kim Lân viết lại cái kết của câu chuyện.
- Số phận con người: Viết tiếp câu chuyện của Xô – cô – lốp.
BT Hồ sơ nhân vật: Nghĩ về một nhân vật u thích (hoặc khơng thích).
Vẽ sơ đồ thể hiện cách thức tơi nghĩ (hình dáng, hành động, cách cư xử hoặc
những điều thú vị liên quan đến nhân vật…)
Nhân vật Mị, A Sử (Vợ chồng A Phủ - Tơ Hồi); Nhân vật cu Tràng, Thị,
Bà cụ Tứ (Vợ nhặt – Kim Lân); Tnú (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành); Việt,
Chiến (Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi); người đàn bà làng chài,
người chồng vũ phu... (Chiếc thuyền ngồi xa – Nguyễn Minh Châu); Xơ – cô –
lốp, Va – ni – a (Số phận con người – Sô – lô – khốp); ông lão Xan – ti – a – gơ
(Ơng già và biển cả - Hê – minh - uê)...
BT Nghệ thuật và những thủ pháp đặc biệt của tác giả: Ghi lại những thủ
pháp ấy và lí giải giá trị của các thủ pháp mà tác giả đã sử dụng. Có thể chọn bất
kì tác phẩm nào, đặc biệt là tác phẩm xuất hiện nhiều hình ảnh mang ý nghĩa
biểu tượng như:
- Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu
- Thuốc – Lỗ Tấn
BT Từ hay: Tìm những từ hay, đặc biệt, mới, ngộ nghĩnh, có khả năng
miêu tả cao mà tơi cảm nhận được khi đọc. Sau đó, ghi lại số trang và cũng lý
8
skkn
giải vì sao tơi cho đó là hay. Sau đó, chia sẻ với các bạn trong nhóm. Chủ yếu ở
tác phẩm: Vợ nhặt (“Người đàn bà…ngồi mớm ở mép giường”; “Chúng mày lấy
nhau lúc này u thương quá”; “u cũng mừng lịng”…)
BT Quan điểm: Đơi khi đọc về một nhân vật, đôi khi tôi nghĩ tác giả
không xem xét quan điểm hay ý kiến nào đó. Trong Nhật ký tơi có thể viết ra
quan điểm của nhân vật mà nhà văn khơng đề cập tới.
BT hình ảnh: Mỗi khi đọc tơi phải lưu giữ một hình ảnh trong đầu về câu
chuyện. Tơi có thể vẽ nó ra trong NKĐS và chia sẻ với các bạn trong nhóm. Khi
vẽ hình cần chú thích hình ảnh đó đến từ đâu? Điều gì làm tơi nghĩ ra nó và vì
sao tơi lại muốn vẽ về nó? Vẽ các cảnh sau:
- Mị trong đêm tình mùa xn, trong đêm đơng cắt dây trói cứu A Phủ.
- Tràng dẫn thị về nhà, trẻ con và người dân bàn tán/cảnh bữa cơm (cháo
cám) ngày đói.
- Tiếng thét của Tnú như một lời hiệu triệu tập hợp sức mạnh của người
dân Xô man.
- Cảnh chị em Việt – Chiến khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm gửi/
Dịng sơng gia đình.
- Hình ảnh chiếc thuyền ngồi xa.
- Vịng hoa trên mộ Hạ Du.
- Tình cha con giữa Xô – cô – lốp và Va – ni – a; Ban đêm thức giấc thì
gối ướt đẫm nước mắt; Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ
phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ;
- Ông lão Xan – ti – a – gô chiến đấu với con cá kiếm; cá kiếm tung mình
lên khỏi mặt nước; đương đầu với đàn cá dữ.
Trên đây, là một số kiểu dạng bài tập được chúng tôi lựa chọn để hướng
dẫn học sinh viết Nhật ký đọc sách.
2.3.1.2.Viết Nhật ký đọc sách
Quá trình viết NKĐS gồm 2 giai đoạn:
Chuẩn bị bài mới: Giáo viên giao nhiệm vụ ở nhà cho học sinh chuẩn bị
bài mới thông qua hệ thống các bài tập. Để có các dạng bài tập cho học sinh,
giáo viên phải nghiên cứu kĩ, trong 10 loại bài tập ấy, loại bài tập nào phù hợp
với tác phẩm và với yêu cầu cần đạt. Sau đó, chia nhóm, các thành viên trong
nhóm làm một, đến hai dạng bài tập. Yêu cầu học sinh thực hiện. Kết quả này sẽ
được các em mang ra trao đổi trong nhóm và nhóm khác. Trong tiết dạy giáo
viên đóng vai trị là người điều khiển, định hướng, kích thích các em mạnh dạn
bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình. Qua đây, rèn cho các em kĩ năng giao tiếp,
9
skkn
đặc biệt là sự tự tin bày tỏ ý kiến, đồng thời cũng rèn kĩ năng nói, hùng biện,
tranh luận trước đám đông…
- Sau khi học xong tác phẩm: giáo viên cho học sinh tự do viết NKĐS
bằng câu hỏi mở: Sau khi học xong tác phẩm, em ấn tượng nhất với điều gì?
Viết ra? Cịn vấn đề gì chưa hài lòng hoặc hài lòng, hãy viết ra? Nếu em là nhà
văn em sẽ vết tiếp câu chuyện đó như thế nào?... Kết quả của những suy nghĩ,
cảm nhận này sẽ được học sinh một lần nữa trình bày trong tiết kiểm tra bài cũ,
thậm chí trong những tiết học có cùng chủ đề với tác phẩm đã học. Qua đây, rèn
cho học sinh kĩ năng, năng lực tạo lập một văn bản.
Trong NKĐS chúng tơi cịn hướng dẫn học sinh ghi lại những đánh giá
của các nhà lí luận phê bình nổi tiếng về tác giả và tác phẩm mà các em được
học. Những nhận xét đánh giá này sẽ giúp các em hiểu hơn về nhà văn và các
sáng tác của họ. Đồng thời cũng giúp các em vận dụng linh hoạt trong quá trình
viết bài để bài văn có chiều sâu của cảm xúc và lí luận.
Trên cơ sở các dạng bài tập được tổng hợp (mang tính chọn lọc) ở phần
hướng dẫn viết NKĐS, các em đã thể hiện việc viết nhật kí của mình có nhiều
sáng tạo. Đặc biệt, có bước chuyển lớn trong việc đọc và tiếp cận tác phẩm
trước, trong và sau quá trình tìm hiểu tác phẩm.
2.3.1.3. Sử dụng Nhật ký đọc sách trong giờ học đọc – hiểu văn bản
Trong giờ đọc hiểu văn bản, giáo viên khơi gợi các vấn đề mang tính định
hướng. Sau đó, kích thích khả năng thảo luận, chia sẻ, tranh luận về kết quả viết
NKĐS của mình thơng qua thảo luận nhóm và thảo luận chung trên lớp, thơng
qua các hình thức phát vấn, trao đổi…
Các em được tự do phát biểu và thể hiện quan điểm của mình, bảo vệ cho
quan điểm của mình. Giáo viên lắng nghe, ghi nhận, điều phối để hoạt động học
đi vào nội dung kiến thức trọng tâm. Đặt ra các vấn đề mà các em chưa nghĩ tới
để học sinh tiếp tục suy nghĩ, phát triển thêm cái học sinh đã có, đồng thời khơi
gợi để học sinh nói rõ hơn về điều mình nghĩ, mình làm. Sau khi các em đã trao
đổi, thảo luận giáo viên chốt lại kiến thức trọng tâm của bài học.
Để phát huy được hiệu quả của NKĐS, giáo viên phải tạo được mơi
trường để học sinh tự tin và tự do trình bày quan điểm, suy nghĩ, tình cảm, cảm
xúc. Tơn trọng tính cách và cá tính sáng tạo của mỗi học sinh khi viết và nói.
Khích lệ những suy nghĩ độc đáo, mới lạ và tích cực. Khích lệ những ý kiến
tranh luận, phản biện có cơ sở lí lẽ. Tơn trọng và tiếp nhận tích cực các phản
ứng đa dạng từ phía người học.
Trong q trình đọc – hiểu giáo viên đồng thời tập cho học sinh làm việc
theo nhóm để các em không chỉ phát biểu với thầy cô mà còn trao đổi, tranh
10
skkn
luận với nhau. Trong khi học sinh thảo luận theo nhóm, giáo viên đi đến các
nhóm để quan sát và hỗ trợ từng nhóm một khi các em cần. Diễn biến của mỗi
giờ dạy không được định trước mà căn cứ vào nhu cầu và mối quan tâm của học
sinh. Nói cách khác, giáo viên phải điều chỉnh các hoạt động dạy học sao cho
phù hợp với phản hồi của học sinh đối với văn bản. Theo đó, có nhiều cách hiểu
có thể có về một tác phẩm vì ý nghĩa của nó khơng chỉ được hình thành bởi
chính văn bản mà còn được người đọc kiến tạo trong quá trình tương tác tích
cực với kết quả sáng tạo của nhà văn, chịu ảnh hưởng của những giá trị văn hóa,
tri thức, thẩm mĩ…mà người đọc có được. Với tinh thần đó, giáo viên cần tơn
trọng những đánh giá, phản hồi đa dạng của học sinh và tổ chức các hoạt động
dạy học phù hợp với sự đa dạng đó.
Giáo viên khuyến khích học sinh tự ghi chép theo cách của mình, chứ
khơng ghi chép ngun xi lại nội dung bài dạy của thầy cơ. Tuy nhiên, để tránh
tình trạng lan man, không đúng trọng tâm, chúng tôi, trong quá trình dạy sẽ định
hướng, điều phối và yêu cầu học sinh nắm kiến thức cơ bản theo chuẩn kĩ năng
kiến thức. Hoạt động này thường được chúng tôi sơ đồ hóa bằng sơ đồ tư duy.
Chỉ yêu cầu học sinh nắm nội dung trong sơ đồ tư duy. Còn lại, khuyến khích
các em ghi chép theo cách hiểu của mình.
Trong tiết đọc – hiểu, chúng tôi cũng chú ý đến hoạt động đọc của học
sinh. Khơng có thời gian đọc tồn văn bản nên chúng tơi u cầu học sinh đọc
một đoạn tiêu biểu. Sau khi đọc xong, cùng với việc viết NKĐS ở nhà, chúng tôi
cho học sinh nêu nhận xét, phát biểu cảm tưởng và trình bày ý nghĩa của tác
phẩm đối với các em. Với những tác phẩm chứa đựng nhiều tình huống, chúng
tơi khơi gợi để học sinh thể hiện thái độ hay nói về những lựa chọn hành xử có
thể có khi các em đặt mình vào hồn cảnh của nhân vật, liên hệ với những trải
nghiệm của các em để cảm nhận về những điều có trong tác phẩm. Làm như vậy
sẽ khuyến khích các em có những phát biểu đa dạng. Nhờ những nhận xét và
phát biểu đó, chúng tơi có thể biết được cảm xúc, suy nghĩ, nhu cầu và sự phát
triển nhân cách của từng học sinh. Bằng cách này, văn bản sẽ giúp các em liên
hệ với bản thân và cuộc sống xung quanh, giúp các em trưởng thành trong tình
cảm và nhận thức, có bản lĩnh và nghị lực trước những tình huống khó khăn
trong cuộc sống, biết u quý cuộc sống và con người quanh mình. Đây là cách
để chúng tơi đạt được u cầu về tình cảm và thái độ qua mỗi văn bản.
Ở một số văn bản, trong nhật kí chúng tơi cho học sinh được đa dạng các
hình thức lựa chọn sau khi các em đã đọc xong tác phẩm. Các em có thể viết lại
câu chuyện, vẽ một nhân vật trong truyện, thậm chí nhập vai… Sau đó chia sẻ
kết quả này với các bạn trên lớp. Cách này, giúp học sinh tự khám phá, thể
11
skkn
nghiệm và phát triển năng lực nhận thức. Giáo viên chỉ hỗ trợ và chia sẻ thêm
các trải nghiệm của mình khi cần thiết.
Trong giờ đọc – hiểu để phát huy hết hiệu quả và sự tích cực của học sinh,
giáo viên phải sử dụng hệ thống câu hỏi hướng vào việc giúp các em biết cách
đọc văn bản. Cụ thể, câu hỏi chuyển từ gợi ý, dẫn dắt học sinh đi đến cách hiểu
(về nội dung tư tưởng và nghệ thuật) sang các câu hỏi mang tính giả mã và kiến
tạo nghĩa. Phải sử dụng hệ thống các câu hỏi để yêu cầu học sinh phải đọc kĩ
văn bản, bám sát chi tiết. Mặt khác, nó phải giúp học sinh có hứng thú để nói
những gì các em nhìn thấy, cảm nhận (nhiều khi chỉ là ấn tượng có tính chất trực
giác), bày tỏ suy nghĩ, đánh giá khi đọc tác phẩm, kích thích khả năng suy luận,
liên tưởng của học sinh, giúp các em liên hệ nội dung của tác phẩm với kiến
thức, trải nghiệm cá nhân mà học sinh có được trước khi đọc tác phẩm. Ví dụ
như: Văn bản gợi cho em điều gì mà em đã chứng kiến hoặc trải qua?; Em có ấn
tượng gì trong khi đọc và sau khi đọc tác phẩm? Vì sao em có ấn tượng đó?;
Nếu là nhà văn….; Nếu là nhân vật…; Qua đó, nói về những thay đổi về quan
niệm đối với cuộc sống, cách nhìn con người, sở thích, mối quan tâm…mà tác
phẩm tạo ra cho học sinh.
Trong q trình các em trình bày, chúng tơi u cầu học sinh khơng đọc
mà trình bày tóm tắt những gì mình đã viết, các thành viên trong nhóm và các
nhóm khác có thể ngắt lời của bạn để yêu cầu giải thích hoặc bổ sung thêm ý
kiến của mình.
Sau các hoạt động trên giáo viên sẽ kết lại hoạt động học bằng kiến thức
trọng tâm qua sơ đồ tư duy. Giáo viên có thể u cầu cơng việc sau đó cho học
sinh như: Từ một nội dung lớn trong sơ đồ tư duy, học sinh hãy phát triển/cụ thể
hóa/chi tiết hóa thêm các nội dung để làm nổi bật nội dung ấy. Sau đó, chọn một
ý mà học sinh tâm đắc nhất và viết thành đoạn hoàn chỉnh. Điều này sẽ rèn cho
học sinh không chỉ nhớ bài học qua những kiến thức trọng tâm mà còn giúp các
em có kĩ năng lập ý, tìm ý và phát triển ý theo cách của các em.
Nội dung cụ thể của việc sử dụng NKĐS trong giờ đọc – hiểu văn bản
chúng tôi sẽ giới thiệu qua tiết học cụ thể ở bài Chiếc thuyền ngoài xa của nhà
văn Nguyễn Minh Châu trong phần sau.
2.3.1.4. Sử dụng Nhật ký đọc sách trong kiểm tra bài cũ
Học sinh, theo sự hướng dẫn của giáo viên, khi ở nhà sẽ hình dung lại nội
dung bài học, viết lại những gì trước đó hiểu chưa chính xác hoặc viết tiếp
những điều theo học sinh nhà văn nên viết hoặc ngẫm về thông điệp mà nhà văn
muốn gửi tới qua tác phẩm. Trong tiết kiểm tra bài cũ hoặc tiết rèn kĩ năng, học
12
skkn
sinh được phép thể hiện lại những gì mình thu được sau bài học Như vậy, một
tác phẩm sẽ được bản thân học sinh thẩm thấu qua ít nhất 3 lần tìm hiều.
2.3.2. Sử dụng Nhật ký đọc sách trong đọc – hiểu tác phẩm Chiếc thuyền
ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) - chương trình Ngữ văn 12
Chúng tơi đã triển khai sử dụng NKĐS trong nhiều tác phẩm mà chủ yếu
là các tác phẩm tự sự, kịch. Trong phần này, chúng tôi xin giới thiệu việc sử
dụng NKĐS của học sinh trong tác phẩm: Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn
Nguyễn Minh Châu.
2.3.2.1. Hướng dẫn viết Nhật ký đọc sách
Để học sinh viết được NKĐS, giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị hệ
thống câu hỏi, bài tập phù hợp với nội dung tác phẩm. Sau tiết học, trong phần
dặn dị, chúng tơi dành ra (3-5 phút) phát câu hỏi và định hướng cách làm. Hệ
thống câu hỏi được chúng tôi chuẩn bị cho học sinh đối với tác phẩm Chiếc
thuyền ngoài xa gồm 9 bài tập. Do học sinh đã quen với cách làm này và cũng
đã được phân nhóm từ trước nên học sinh sẽ chủ động lựa chọn các dạng bài tập
phù hợp với mình. Trong đó, chúng tôi lưu ý học sinh không được lựa chọn
trùng nhau. Chúng tôi tiến hành thể nghiệm ở lớp 12A7 với sĩ số là 44 học sinh,
chia thành 4 nhóm, trung bình mỗi nhóm là 11 học sinh và kết quả lựa chọn của
các em trên mỗi nhóm như sau:
STT
Loại bài tập
Số lượng chọn/nhóm
1
Điểm sách/phê bình sách
2
Quan điểm
3
Giải thích
4
Nghệ thuật và biện pháp
tu từ đặc biệt
5
Hồ sơ nhân vật
6
Trình tự của truyện
7
Hình ảnh
8
Bản thân và truyện
9
Đặc sắc của truyện
Sau khi học sinh lựa chọn loại bài tập, các em về nhà tự đọc tác phẩm và
viết vào NKĐS của mình. Kết quả được đem ra trao đổi với các bạn trong nhóm
và giữa các nhóm với nhau trong giờ đọc – hiểu.
2.3.2.2. Sử dụng Nhật ký đọc sách trong giờ đọc – hiểu
Chúng tôi xin dẫn ra vắn tắt một số phần chuẩn bị và trình bày tiêu biểu
của HS trong tiến trình của giờ đọc - hiểu như sau:
13
skkn
- Phần tìm hiểu chung: Chúng tơi cho học sinh trình bày những hiểu biết của
mình về nhà văn Nguyễn Minh Châu; những nhận định, đánh giá về Nguyễn
Minh Châu và tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. Các em đã thể hiện được năng
lực đọc thực sự của mình. Cụ thể, các em tìm được những đánh giá nhận định rất
có giá trị như:
“Nguyễn Minh Châu – người mở đường xuất sắc cho văn học Việt Nam
thời kì đổi mới, người đã đi được xa nhất trong cao trào đổi mới của văn học
Việt Nam đương đại. Nói như nhà văn Nguyễn Khải, sau này đã có người đứng
trên vai ông để mà to lớn hơn, nhưng vị trí tiên phong và những cống hiến có
tính chất khai phá của ông là không thể phủ nhận. Tìm ra hướng đi mới cho văn
học cả trên bình diện nội dung và phản ánh lẫn bút pháp thể hiện, nhà văn đã
công khai với bạn đọc một cách viết mới: hiện đại mà vẫn đậm đà truyền thống.
Ông đã đi được một chặng đường xa, dù nhọc nhằn nhưng thật nhiều ý nghĩa”.
(Đào Thị Mai Ngọc).
“Nguyễn Minh Châu người mở đường tinh anh và tài năng nhất của Văn
học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc).
“Với một loại các bài phê bình, tiểu luận…cùng những tác phẩm không
chỉ minh họa xuất sắc cho bước chuyển âm thầm mà quyết liệt trong quan niệm
sáng tác mà cịn đạt tới sự hồn thiện nghệ thuật, Nguyễn Minh Châu đã tạo cho
mình một vị thế khơng thể thay thế trong giai đoạn quá độ của văn học trước và
sau năm 1975, trở thành một nhà văn đặt nền móng tồn diện và sâu sắc cho sự
đổi mới cả về quan niệm nghệ thuật lẫn phương thức biểu đạt”. (Hoàng Thị
Hường – Đh Đà Nẵng).
“Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn
xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài
năng sau này” (Nguyễn Khải).
- Phần Đọc – hiểu văn bản
Hoạt động 1: Do các em phần đông là học sinh vùng biển, cuộc sống của các em
cũng như gia đình và những người xung quanh gắn liền với nghề biển nên chúng
tôi cho học sinh trải nghiệm lại cuộc sống của mình bằng việc kể/trình bày lại
những cảnh thiên nhiên trên biển/tình huống em đã gặp trong những gia đình
sống ở biển. Hoạt động này nhằm tạo hứng thú cho học sinh nhập bài, đồng thời
cũng cho học HS nhận thấy, tác phẩm văn học rất gần với cuộc sống quanh các
em. Tạo cho các em tâm thế trước khi tìm hiểu tác phẩm.
- HS kể lại câu chuyện về một gương mặt ngư dân trẻ tiêu biểu mà em biết:
gương mặt này khiến em nghĩ đến những nhân vật như Phác, chị của Phác trong
tác phẩm. Tuy nhỏ tuổi nhưng vì cuộc sống mưu sinh đã phải vất vả cùng bố,mẹ
14
skkn
lăn lộn với cuộc sống trên biển không được cắp sách đến trường học tập như các
bạn cùng trang lứa. Kể lại về người đàn ông vũ phu với vợ mà các em đã chứng
kiến ở cuộc sống vùng biển chung quanh mình. Có học sinh cho rằng Là phụ nữ
cũng là người phải biết quý trọng bản thân và cuộc đời mình. Gặp phải những
lão chồng vũ phu như thế thà là một bà mẹ đơn thân, vui vẻ ni con cịn hơn”.
HS cũng kể, miêu tả được nhiều cảnh biển lúc bình minh.Trong cảm nhận của
các em thiên nhiên vơ cũng đẹp. Có em cịn vẽ ra được cảnh biển lúc bình minh
khi dân chài tung lưới.
Từ hoạt động này, chúng tôi dần khơi gợi học sinh đi vào tác phẩm.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức bài học thông qua hoạt động thảo luận.
Các em trao đổi với nhau và trao đổi kết quả giữa các nhóm với nhau về
nội dung các em đã viết NKĐS ở nhà theo các dạng bài tập/câu hỏi mà giáo viên
yêu cầu. Chúng tơi cho học sinh trao đổi, nhóm khác có quyền cắt ngang u
cầu bổ sung giải thích. Chúng tôi đã ghi lại những ý kiến, thảo luận của các em.
Cụ thể như sau:
1. Tóm tắt câu chuyện:
Nhiều HS đã thể hiện sự sáng tạo của mình bằng việc tóm tắt lại câu
chuyện qua trình tự các sự kiện. Điều này cho thấy các em thực sự đọc tác
phẩm, chuyển tải từ ngơn từ qua trí tưởng tượng bằng bình ảnh và cách nghĩ
sinh động của mình.
2. Hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng:
Sau khi nhận diện được hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. HS
bắt đầu trao đổi về ý đồ nghệ thuật của nhà văn qua hai phát hiện này. Học sinh
có nhiều ý tưởng xoay quanh vấn đề này như: Qua tác phẩm, Nguyễn Minh
Châu muốn nhắn nhủ: đừng vội đánh giá con người, sự vật ở dáng vẻ bề ngoài
mà ta phải nhìn nhận mọi sự vật trong tính chỉnh thể của nó, trong mối quan hệ
với những yếu tố khác. Qua tác phẩm, Nguyễn Minh Châu cũng muốn khẳng
định cái mĩ cần đi liền với cái chân, cái thiện, có như vậy cái đẹp mới là đạo
đức”. Hoặc “Cuộc đời không đơn giản xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch
lý, khơng thể nhìn bề ngồi, xem mặt mà bắt hình dong được”; “Cuộc sống luôn
tồn tại những mặt đối lập, mâu thuẫn: đẹp – xấu, thiện – ác... Và con người
cũng vậy không ai thuần tốt cũng không ai thuần xấu, luôn luôn là sự kết hợp
của hai mặt trắng – đen, rồng – phượng, thiên thần – ác quỷ...”.
Sau khi HS trao đổi, thảo luận, chúng tôi đưa ra một tình huống giả định
cho các em tiếp tục thảo luận. Đó là: “Giả sử có ai đó muốn can thiệp vào tác
phẩm của nhà văn bằng cách đảo vị trí hai phát hiện này, tức là để cho người
nghệ sĩ chứng kiến bi kịch của gia đình người hàng chài trước và hôm sau mới
15
skkn
phát hiện ra vẻ đẹp của cảnh biển lúc sương mờ. Theo em, có được khơng? Vì
sao? Từ đó, đọc ra ý tưởng về nghệ thuật của nhà văn về cách nhìn nhận và đánh
giá con người và mọi sự vật hiện tượng trong đời sống?”.
HS thảo luận, phần lớn các em đều cho rằng khơng thể được. Vì “đây là
dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Phải để cảnh tượng “trời cho” xuất hiện trước
như là vỏ bọc bên ngồi hịng che giấu cái bản chất thực của đời sống bên
trong”. Từ đó, các em nêu ra ý tưởng của nhà văn như: “Đừng nhầm lẫn hình
thức bề ngồi với nội dung bên trong, đừng bao giờ nghĩ nội dung và hình thức
lúc nào cũng thống nhất”.
Như vậy, từ ý tưởng nghệ thuật của nhà văn HS không chỉ phát hiện ra mà
cịn có liên hệ rất thực tế với cuộc sống và bản thân để hiểu và nắm sâu hơn về
vấn đề.
3. Về câu chuyện của người đàn bà ở tòa án
Qua bài tập quan điểm nhiều học HS đã trình bày được cái nhìn của mình
về nhân vật và cách chọn lựa của nhận vật. Cụ thể:
- Nếu em là người đàn bà hàng chài ấy em sẽ làm gì? Có đồng tình với sự hy
sinh ấy khơng? Có em thì đồng tình, có em khơng đồng tình và đều có những lí
giải hợp lí. Phần lớn các em hứng thú và sơi nổi khi đặt mình vào nhân vật để
nói lên quan điểm của mình. Và mỗi lần các em nói lên quan điểm của mình,
phần nào chúng tôi đã nhận ra được thái độ, cách ứng xử của các em trước vấn
đề. Đây là cách để chúng tôi hướng tới uốn nắn những suy nghĩ nhận định của
các em trước vấn đề.
- Nếu em là người chồng ấy? HS trả lời là em sẽ không đánh đập vợ con, đẻ ít
thơi em sẽ ra khơi thả câu buông lưới; em chỉ cảm thấy thương người đàn ơng
ấy...
- Là người ngồi cuộc em nhìn như thế nào về người chồng?
Câu hỏi này khiến các em sôi nổi hơn cả với các ý kiến nhân vật rất đáng
thương; đáng trách; người đàn ông là người vừa đáng thương vừa đáng trách
và đều có lí giải hợp lí.
- Theo em, bạo lực gia đình có tác hại thế nào đối với trẻ em? Người phụ nữ
ngày nay có quyền như thế nào trong gia đình?
HS viết: “Bạo hành gia đình là kiểu ngược đãi thành viên trong gia đình,
là cách đối xử mất hết tình người... đây là tệ nạn mà xã hội cần loại trừ. Bạo
hành gia đình có ảnh hưởng rất tệ đối với trẻ em. Do đó, là phụ nữ trong gia
đình chúng ta khơng được phép khoanh tay đứng nhìn mà phải đấu tranh, lên
án, phê phán những hành vi đó và quyết tâm lọai trừ chúng ra khỏi cuộc sống
văn minh này”.
16
skkn
Với bài tập điểm sách/phê bình:
- Nếu là nhà văn em sẽ kết thúc tác phẩm như thế nào?
HS chọn kiểu kết thức có hậu với cách giải quyết cũng rất khác nhau.
- Tác phẩm này theo em có gì hạn chế không?
Với bài tập nghệ thuật đặc sắc trong truyện:
Các em phát hiện ra nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu trưng trong tác
phẩm và có nhiều phát hiện thú vị như: chiếc thuyền ngoài xa, chiếc xe rà phá
mìn, con dao găm.
Sau mỗi trao đổi của các em, chúng tôi chốt lại nội dung trọng tâm qua sơ
đồ tư duy. Chúng tôi cũng chỉ yêu cầu HS nắm vững những yêu cầu cần đạt của
tác phẩm qua những nội dung chính. Các em được phép tự do phát triển ý, ghi
lại kiến thức bài học theo cách hiểu của mình, khơng đọc chép cho học sinh đọc
như trước đây.
(Chèn sơ đồ tư duy Chiếc thuyền ngoài xa)
+ Cuối tác phẩm, sau khi học xong chúng tôi cho HS viết NKĐS bằng câu hỏi
bài tập. Khuyến khích HS suy nghĩ tiếp. Cụ thể với tác phẩm này, chúng tôi yêu
cầu học sinh:
1. Theo em nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn gửi đến chúng ta thơng điệp gì về
cuộc sống và về nghệ thuật?
Những thông điệp HS rút ra: không được đơn giản, dễ dãi trong cách nhìn
cuộc sống và con người mà phải có cái nhìn đa chiều để phát hiện ra bản chất
thực sự sau vẻ bề ngoài của hiện tượng”; trong thời bình con người đang phải
đối diện với sự tha hóa về nhân cách của con người, cần phải sẵn sàng đấu
tranh cho một cuộc chiến mới – cuộc chiến bảo vệ nhân tính con người”; phải
ngăn chặn, lên án nạn bạo hành”; chúng ta cần khai sáng cho họ về giá trị con
người”; nghệ thuật chân chính phải phản ánh đúng bản chất cuộc sống trên
tinh thần vì sự tiến bộ của con người, vì chân, thiện, mĩ của con người.
2. Từ tác phẩm, em suy nghĩ gì về cuộc sống quanh em?
HS kể về câu chuyện bạo hành của một gia đình ở nơi em sống và nhắn
nhủ những lời kêu gọi xúc động: Xin hãy bao dung, hãy thương yêu con người,
để vấn nạn bạo hành gia đình chỉ cịn đọng lại trong quá khứ, để niềm vui trở về
bên bàn cơm nhỏ và để tương lai sáng lên trong mắt trẻ thơ.”
3. Từ tác phẩm, em thu hoạch được gì về văn học sau năm 1975 (về đề tài, chủ
đề, những đổi mới…)?
4. Chọn một luận điểm chính trong sơ đồ tư duy, phát triển ý và viết thành một
đoạn văn hoàn chỉnh.
17
skkn