Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Skkn nâng cao hiệu quả dạy học phần địa lí tự nhiên lớp 12 thông qua các trò chơi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 30 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT NGUYỄN MỘNG TUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
LỚP 12 THƠNG QUA CÁC TRÒ CHƠI

Người thực hiện: Lê Thị Huệ
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Địa lí

THANH HỐ NĂM 2022
1

skkn


MỤC LỤC
1.

Mở đấu

Trang

1.1

Lí do chọn đề tài


3

1.2

Mục đích nghiên cứu

4

1.3

Đồi tượng nghiên cứu

4

1.4

Phương pháp nghiên cứu

5

1.5

Điểm mới của SKKN

6

2

Nội dung


6

2.1

Cơ sở lí luận

6

2.1.1

Cơ sở về tâm lý, sinh lý của việc dạy học.

7

2.1.2

Cơ sở về quan hệ hợp tác trong xã hội.

8

2.2

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh 9
nghiệm.

2.3.

Cách thức thực hiện giải pháp

10


2.3.1

Tìm hiểu về “trò chơi” trong dạy học

10

2.3.2

Thiết kế các bước tiến hành trò chơi cơ bản

11

2.3.3

Nguyên tắc thiết kế, tổ chức các trò chơi

12

2.3.4

Những lưu ý để tổ chức các trò chơi có hiệu quả

12

2.3.5

Minh họa một số trị chơi trong dạy học địa lí lớp 12, phần

25


địa lí tự nhiên thơng qua các tiết dạy cụ thể
2.4

Hiệu quả do sáng kiến mang lại

25

3

Kết luận và kiến nghị

27

3.1

Kết luận

28

3.2

Kiến nghị

29

2

skkn



1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Nhân loại đã bước sang ngưỡng của thế kỷ XXI, thế kỷ mà tri thức, kỹ năng
của con người được coi là yếu tố quyết định sự phát triển xã hội. Trong hòa nhập với
cộng đồng quốc tế, để có thể đứng vững và vươn lên được, chúng ta không những
đựơc học hỏi kinh nghiệm , áp dụng những thành tựu khoa học thế giới mà cịn phải
sáng tạo, tìm những con đường riêng phù hợp với hoàn cảnh đất nước, con người Việt
Nam.
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực
phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập
quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi
mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận
kỹ năng sống đó là: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để
cùng chung sống. Mục tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu
là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh.
Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã và đang được đổi mới theo hướng phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm của
từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho
học sinh. Để nâng cao chất lượng dạy và học thì đổi mới phương pháp, hình thức dạy
học là con đường tất yếu. Vì thế, bản thân tơi ý thức được trách nhiệm của mình trong
việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, có sự tìm tịi, nghiên cứu và vận dụng
những kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn giảng dạy của mình. Một trong số các phương
pháp mà bản thân khá là tâm đắc và đã áp dụng hiệu quả trong các năm dạy học lớp
12 đó là tổ chức các trị chơi trong dạy học Địa lí tự nhiên lớp 12 ở trường THPT.
Qua tình hình thực tế dạy học khối 12 tại trường, tôi quan sát thấy tâm lí các
em thường nghĩ Địa lí là mơn phụ nên thái độ học tập chưa thật sự nghiêm túc, cịn lơ
là khi nghe giảng, chính vì vậy để giúp các em thấy môn học càng ngày càng trở lên
3


skkn


hứng thú hơn và từ đó thấy u thích mơn học hơn thì giáo viên cần tạo cho các em
một tâm lí thoải mái, khơng áp lực, cảm thấy vui, thấy hứng thú trong từng tiết học.
Trò chơi là một trong những hình thức tổ chức dạy học đổi mới giáo viên có thể sử
dụng kết hợp cùng các phương pháp dạy học khác để bài giảng thêm sinh động và hấp
dẫn người học.
Chương trình học kì I chủ yếu là kiến thức về tự nhiên, về bản chất thì nội
dung kiến thức này tương đối khó nhưng giữa các bài lại có mối liên hệ mật thiết với
nhau, nếu giáo viên biết kết hợp các phương pháp một cách nhịp nhàng sẽ nâng cao
được kết quả dạy học của mình. Bởi những lí do trên tơi mạnh dạn đưa ra giải pháp
“Nâng cao hiệu quả dạy học phần Địa lí tự nhiên lớp 12 thơng qua tổ chức các

trị chơi” mà cá nhân đã áp dụng thành công trong nhiều năm để chia sẻ trong đề tài
này.
1.2.Mục đích nghiên cứu
Với chương trình học phổ thơng, mơn Địa lí có nhiều ưu điểm áp dụng các
phương pháp đổi mới trong giảng dạy vừa cung cấp kiến thức vừa hình thành năng
lực cho học sinh, đặc biệt năng lực gắn bó chặt chẽ giữa lí thuyết và thực tiễn phát
triển kinh tế - xã hội, góp phần đào tạo những lao động khơng chỉ có kiến thức mà cịn
có năng lực thực hành. Việc sử dung các trò chơi cho học sinh trong dạy học Địa lí
Việt Nam góp phần nâng cao hiệu quả thực tiễn, đảm bảo học đi đôi với hành. Các em
chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát
triển của đất nước trong những năm tới.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong phạm vi đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu v các bài học về địa lí tự
nhiên trong học kì I trong chương trình Địa lí lớp 12 . Để thực hiện được đề tài, tôi
chọn các lớp 12 mà tơi đang trực tiếp dạy đó là lớp: 12A1,12A2,12A3 và 12A8.

1.4. Phương pháp nghiên cứu

4

skkn


Trong q trình nghiên cứu tơi đã vận dụng phối hợp các phương pháp, trong
đó có các phương pháp chủ yếu sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết gồm:
+Phương pháp hệ thống cấu trúc: Phương pháp này coi quá trình dạy học là
một hệ thống, tồn tại và phát triển trong mối quan hệ tương hỗ và tạo nên cấu trúc
chặt chẽ.
+Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp dạy học giáo dục một số kĩ năng
sống cho học sinh, nghiên cứu thực trạng áp dụng phương pháp này.
+Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: Phương pháp này nhằm nghiên cứu
tổng hợp các tài liệu trong và ngoài nước, từ đó tìm ra phương thức tối ưu thực thi
trong dạy học Địa lí THPT.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
+ Phương pháp thực nghiệm: Phương pháp thu thập và xử lý các thông tin về
thực trạng thiết kế và thực hiện giáo dục một số kĩ năng sống cho HS.
+ Phương pháp quan sát sư phạm: Sử dụng phương pháp này để thu thập
thông tin hỗ trợ cho việc đánh giá thực trạng và đánh giá kết quả thực nghiệm.
+Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê tốn học để
xử lí và đánh giá các kết quả điều tra và thực nghiệm.
1.5. Những điểm mới của SKKN
- Phần lớn các giờ dạy trên lớp, giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học như
thuyết trình, phân tích giảng giải, vấn đáp, nêu vấn đề….tuy nhiên hoạt động của học
sinh không đa dạng, chỉ tập trung ở một số học sinh tích cực, chưa tạo được một
khơng khí lớp học sơi nổi, hấp dẫn tất cả học sinh trong lớp cùng tham gia, vẫn có

một số học sinh tham gia với tâm lí bắt buộc, gị ép và làm cho xong nhiệm vụ
- Giáo viên cũng đã thiết kế một số trò chơi trong một số tiết học, đặc biệt đối
với các lớp xã hội. Đa phần giáo viên chủ yếu sử dụng các trò chơi này trong phần
củng cố bài và ít khi dùng trong hình thành kiến thức mới, hoặc trong nội dung bài
học, các trị chơi cịn đơn lẻ, ít được phổ biến về cách thức tổ chức, hình thức và nội
5

skkn


dung. Do vậy, giáo viên gặp khó khăn trong việc thiết kế, tổ chức, đa dạng hóa các trị
chơi và hình thức tổ chức các hoạt động trong tiến trình bài giảng, dẫn tới nội dung và
phạm vi áp dụng các trò chơi này trong một giờ dạy cũng bị thu hẹp
Thực tế khi dạy học địa lí lớp 12, tôi nhận thấy rằng một số phương pháp dạy
học truyền thống thường gây tâm lí nhàm chán cho học sinh, đặc biết đối với các em
chọn theo ban khoa học tự nhiên, mơn địa lí khơng phải là mơn học trọng tâm của các
em, sẽ dẫn đến học sinh chán nản, không tập trung vào bài giảng, ngủ gật trong
giờ….không khí lớp học sẽ rất căng thẳng điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí của
thầy và trị trong mỗi giờ giảng. Việc tạo cho học sinh một không gian lớp học thoải
mái nhất giúp học sinh vừa có thể tiếp thu kiến thức cơ bản, vừa được vui chơi, giảm
đi những áp lực, căng thẳng vốn có là điều cần thiết và sẽ nâng cao được hiệu quả dạy
học, chính vì vậy bản thân đã tìm tịi và áp dụng, thiết kế các trò chơi trong các tiết
học bằng cách đa dạng các trò chơi hơn, phạm vi áp dụng các trò chơi trong bài học
rộng hơn, không chỉ trong phần củng cố hoặc kiểm tra kiến thức mà cịn có thể sử
dụng rộng rãi trong phần hình thành kiến thức mới cho học sinh với các trò chơi linh
hoạt phù hợp với nội dung bài học và điều kiện lớp học.

6

skkn



2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Trò chơi là hoạt động rất quen thuộc, gần gũi và thích thú đối với học sinh
(HS), nhất là HS phổ thơng. Trị chơi chứa đựng chủ đề, nội dung nhất định mà người
tham gia phải tuân thủ. Trò chơi vừa mang tính chất vui chơi, giải trí, đồng thời cũng
có ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục cho HS. Theo A.X. Macarenco: “Trị chơi có một ý
nghĩa quan trọng trong đời sống trẻ. Trong khi trẻ chơi như thế nào thì sau này khi
lớn lên, trong cơng tác trẻ phần lớn sẽ như thế ấy” (dẫn theo Nguyễn Thị Hòa, 2008,
tr 15). Tổ chức trò chơi học tập (TCHT) là một phương pháp dạy học tích cực đã
được nhiều giáo viên (GV) vận dụng vào hoạt động dạy học, giúp HS lĩnh hội kiến
thức nhẹ nhàng, nhưng lại được HS tiếp nhận một cách hứng thú, vui vẻ, thoải mái,
làm cho chất lượng dạy học được nâng cao. Đồng thời, thơng qua hoạt động, trị chơi
có thể phát triển ở HS các năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức, sử
dụng công nghệ thông tin và sáng tạo…
2.1.1.Cơ sở về tâm lý, sinh lý của việc dạy học.
Đặc điểm sinh lí của học sinh lứa tuổi từ 6 đến 18 tuổi là đi từ tư duy cụ thể
tiến đến hình thành và phát triển tư duy trừu tượng, cho nên trong dạy học “trò chơi
học tập” giúp các em chú ý đến trực quan, việc làm cụ thể. Đặc điểm tâm lý của học
sinh ở lứa tuổi này là ham hiểu biết, ưa thích hoạt động, giàu trí tưởng tượng cho nên
cách dạy học phải khêu gợi tính tị mị, phải tránh đơn điệu về hình thức hoạt động,
phải gợi mở được vấn đề, các em được tham gia, trải nghiệm, tuy chơi nhưng mà học.
 Khi học tập học sinh sẽ sử dụng hết các giác quan như mắt, tai và các hoạt
động của tay, miệng để tham gia vào việc học, do đó hình thức tổ chức dạy học mà
hiệu quả nhất là thầy tổ chức - trò hoạt động. Học sinh ở lứa tuổi này thường hay có
tính so sánh giữa bạn với mình, do đó cần tổ chức cho các em có cơ hội để khẳng định
mình trong lớp bằng những việc làm cụ thể, để các em tự đánh giá cho mình cho bạn
từ đó phấn đấu để bằng bạn, phấn đấu để giữ danh hiệu trong nhóm- trong lớp, vì thế
phương pháp dạy học phải linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng học sinh, chính các

7

skkn


em sẽ đánh giá kết quả học tập của mình thông qua hoạt động nhận xét cho bạn sau
mỗi hoạt động học tập.
2.1.2 Cơ sở về quan hệ hợp tác trong xã hội.
 Mơ hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường có tác dụng chuẩn
bị cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội trong đó mỗi người sống và làm việc
theo sự phân cơng hợp tác với tập thể cộng đồng. Việc tổ chức dạy học trị chơi học
tập nó rèn luyện tính tự chủ và sáng tạo của học sinh có những hoạt động học sinh tự
làm giáo viên không cần can thiệp trực tiếp vào. Tạo ra cơ hội để học sinh hoà nhập
với cộng đồng: Học sinh tập lắng nghe ý kiến của người khác, tập thể hiện quan điểm
của chính mình. Tạo điều kiện để học sinh phát huy hết khả năng của mình theo
hướng phân hố trong dạy học, có những nhiệm vụ lại nhiều nhiệm vụ nhỏ cần phân
chia mỗi người làm một việc nhỏ theo một dây truyền hoàn hảo để rồi hoàn thành một
nhiệm vụ chung. Giúp các em biết được có những nhiệm vụ cần có sự hợp tác của
nhiều người, đó là tinh thần đồn kết, đó là sự cần thiết phải có sự giúp đỡ của những
người xung quanh, từ đó tạo vốn kĩ năng sống cho các em là trong gia đình cũng như
trong xã hội đơi lúc cần có sự đồn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. Đất
nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập quốc tế vì vậy hợp tác quốc tế là vấn đề tất
yếu để thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường; các em là những chủ nhân của nước nhà
trong tương lai, vì thế trong trường học cần tạo và hình thành cho các em thói quen, kĩ
năng trong việc “quan hệ hợp tác” với đối tác để hoàn thành nhiệm vụ chung. Từ các
hoạt động tưởng chừng là vui chơi nhưng nó lại mang lại những thơng điệp về tri
thức, giá trị nghệ thuật cao, chơi chỉ là phương tiện để đạt được mục đích khác.  
Tổ chức các trị chơi nhằm đa dạng các hoạt động học tập của học sinh cũng
như đa dạng hóa phương pháp giảng dạy của giáo viên. Tránh sự nhàm chán trước
đây dạy học lặp đi lặp lại các bước theo theo một khuôn khổ.

Thơng qua trị chơi, học sinh được luyện tập, làm việc cá nhân, làm việc theo
đơn vị tập thể theo sự phân cơng với tinh thần hợp tác. Trị chơi học tập có nhiều ưu
điểm, khơng những giúp học sinh tự khám phá, hình thành hệ thống kiến thức mà còn
8

skkn


tạo cho các em có sự thi đua, tính nhanh nhẹn, cởi mở, vui vẻ khi đến trường tạo điều
kiện cho sự phát triển tồn diện ở học sinh.
Tăng tính đoàn kết, tăng sự tương tác, hỗ trợ giữa các học sinh trong lớp. Trò
chơi là một cầu nối giúp người học phá bỏ những cản trở, mẫu thuẫn giữa các bạn,
xóa nhà ranh giới khoảng cách giữa các thầy cơ và học trị, từ đó học sinh cảm nhận
thầy cô thật gần gũi và thân thiện.
Phát triển năng lực người học: giúp phát triển các năng lực của người học, từ
những năng lực chung đến năng lực của mỗi cá nhân đó là năng lực về ngơn ngữ, ứng
xử, năng lực hợp tác…Đối với mơn Địa lí cịn phát triền những năng lực chun biệt
về bộ mơn, sự hình thành các kĩ năng về tính tốn, đọc bản đồ, Astlat.
Tổ chức trị chơi góp phần thu hút học sinh vào hoạt động học tập, trị chơi là
một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn HS do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của
các em với bài học, nâng cao hiệu quả tiết học. Gia tăng nguồn năng lượng tích cực:
góp phần tăng thêm năng lượng cho học sinh.
Trị chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, do đó giảm
tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyết mới.
Thể hiện năng lực của người giáo viên, năng lực công nghệ thông tin, kĩ năng soạn
thảo câu hỏi và thiết kế các trò chơi, năng lực linh hoạt, xử lí các tình huống có thể
xảy ra trong q trình tiến hành trị chơi.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Một là, cơ sở vật chất của các trường học cịn hạn chế. Bởi, để hồn thành tốt
thực hiện các trị chơi qua dạy học Địa lí cần có cơ sở hạ tầng vật chất hỗ trợ như máy

chiếu, mạng Internet, bố trí phịng học... Thơng qua các điều kiện này, GV sẽ có nhiều
thuận lợi để tổ chức hoạt động giáo dục cho HS. Đồng thời, HS sẽ có cơ hội để phát
triển kĩ năng hơn vì dạy học Địa lí mà chỉ dùng lời, khơng sử dụng các đồ dùng trực
quan, tư liệu… hỗ trợ thì q khơ và trừu tượng, hạn chế khả năng tưởng tượng và
sáng tạo của HS.
Hai là, quan niệm chưa đúng về bộ môn. Ở một số trường THPT hiện nay, từ
cấp quản lí, đến GV, cha mẹ HS và HS đều coi Địa lí là mơn phụ. Vì vậy, việc đầu tư
cơ sở vật chất, thời gian cho dạy, học bộ môn chưa nhiều. Bản thân các GV coi đó là
9

skkn


“mơn phụ” thật khó địi hỏi HS và phụ huynh các em chú trọng đến việc học tập bộ
môn. Điều này khiến GV lên lớp khơng có nhiệt huyết, HS học tập đối phó, thờ ơ với
Địa lí.
Ba là, thời lượng học mơn Địa lí lớp 12 mỗi tuần từ 1 – 2 tiết (học kì một là 1
tiết/tuần; học kì hai là 2 tiết/tuần). Thời lượng mỗi tiết chỉ có 45 phút, nên hạn chế
thời gian hoạt động của HS.
Bốn là, PPDH mới, lấy HS làm trung tâm, tuy nhiên, vai trò của người GV rất
quan trọng. GV là người tổ chức các hoạt động học và điều khiển q trình đó. Để tổ
chức các trị chơi cho HS, GV phải chủ động tìm tịi nghiên cứu cụ thể các nội dung
liên quan đến các bài học. Tìm hiểu các trò chơi cho phù hợp yêu cầu từng bài Địa lí
có ưu thế để tiến hành giáo dục HS. Tuy nhiên, GV ở hầu hết các trường phổ thông
chưa áp dụng được nhiều trò chơi hoặc chỉ dừng ở các trị đơn giản nên khơng phát
huy được tinh thần học tập chủ động, tích cực của HS.
Năm là, đối tượng HS lớp 12 ở THPT không phải đều giống nhau về tâm sinh lí
và nhận thức, khả năng học tập, hoạt động... Khi GV phân công nhiệm vụ chuẩn bị
tìm tịi tài liệu ở nhà, nhiều em hạn chế khả năng và năng lực sẽ khơng hồn thành
được nhiệm vụ, có được sự hỗ trợ từ GV tuy nhiên nhiều em nhút nhát sẽ ngại hoạt

động, nhất là hoạt động nhóm với các bạn khác. Một số HS khơng hợp tác với GV, ỷ
lại các bạn khi hoạt động nhóm. Vì thế khơng thể hồn thành tốt q trình học.
2.3. Cách thức thực hiện giải pháp
2.3.1. Tìm hiểu về “trò chơi” trong dạy học
Dựa trên việc thu thập các thông tin, tài liệu từ nhiều nguồn như internet, sách, các
video, clip minh họa, các giờ dạy của đồng nghiệp...sau đó tổng hợp về “trị chơi”
với các nội dung cơ bản sau:
- Khái niệm về trò chơi
Trò chơi là một hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thỏa mãn những nhu
cầugiải trí đa dạng của con người và đồng thời là một một phương pháp giáo dục thực
hành hiệu quả trong hoạt động dạy và học. Trò chơi phải hướng vào học sinh, lấy học
sinh làm trung tâm. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn. Giáo viên phải tìm trị
chơi có tác dụng phát huy trí sáng tạo, tính tích cực của học sinh, nhằm tạo ra những
thế hệ học sinh nhanh nhẹn, sáng tạo trên mọi lĩnh vực.
- Phân loại trò chơi
10

skkn


+ Nhóm trị chơi dùng lời (mơ tả bằng lời…): Đố vui, đốn từ, trả lời nhanh...
+ Nhóm trị chơi ứng dụng cơng nghệ (hồn tồn hoặc kết hợp dùng lời) ơ chữ,
kahoot, chiếc nón kì diệu,nhanh như chớp, Ai là triệu phú...
+ Nhóm trị chơi sử dụng phương tiện trực quan (Átlat, mơ hình, sơ đồ, lược đồ
trống..) đuổi hình bắt chữ , Bingo, xếp hình, lật tranh....
2.3.2. Thiết kế các bước tiến hành trò chơi cơ bản
Bước 1: Xác định mục tiêu
- Về kiến thức: Đó là những kiến thức cơ bản của bài cần cung cấp cho học sinh,
những yêu cầu cụ thể về kiến thức cần đạt được trong một bài học và ở trong từng nội
dung của mục bài.

- Về kỹ năng: Kỹ năng hiểu biết, kỹ năng phân tích biểu đồ, lược đồ, tranh ảnh, hình
vẽ, tương tác, hợp tác nhóm...
- Về thái độ: Giáo dục học sinh tính tự giác, trung thực, sự kiên trì, tính kỷ luật và tinh
thần đồng đội trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Giúp các em nhận
ra những giá trị giáo dục đạo đức đạt sau mỗi trị chơi, cách nhìn nhận vấn đề đa chiều
từ đó biết liên hệ và vận dụng vào cuộc sống.
Bước 2: Lựa chọn trò chơi
- Trò chơi phải phù hợp với nội dung kiến thức, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương
pháp dạy học trong đó bao gồm hoạt động của giáo viên và học sinh trên lớp.
- Tổ chức trò chơi địa lý phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức và
hồn cảnh học tập của học sinh, phù hợp với điều kiện vật chất và khơng gian, thời
gian.
Bước 3: Thiết kế trị chơi
- Thiết kế các hoạt động học tập của học sinh là cơng việc có vai trị quan trọng giúp
cho giáo viên chủ động trong q trình dạy học, cơng việc thiết kế càng kỹ lưỡng,
càng khoa học bao nhiêu thì kết quả của việc tổ chức các hoạt động học tập của học
sinh ở trên lớp càng đạt hiệu quả cao, đồng thời giúp giáo viên tự tin, sáng tạo trong
q trình dạy học. Do đó trong một tiết dạy học Địa lí người giáo viên ngồi việc nắm
11

skkn


vững chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm công việc chuẩn bị cho một tiết dạy phải công
phu, kỹ lưỡng, khi lên lớp giáo viên phải chủ động tích cực hơn.
Bước 4: Hướng dẫn chơi
- Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trị chơi.
- Tổ chức người tham gia trị chơi: Số người tham gia, số đội tham gia , phân cơng
trọng tài hoặc nhóm trưởng


-

Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ…), các dụng cụ cần thiết
như: mơ hình, tranh, phấn viết bảng, mảnh bìa, hệ thống câu hỏi, hoặc máy chiếu…
Tùy đặc điểm của mỗi trị chơi để có sự chuẩn bị cho phù hợp.
- Cách chơi: Giáo viên hướng dẫn từng ừng việc làm cụ thể của cá nhân hoặc đội
chơi, thời gian, quán triệt những điều không được làm để đạt hiệu quả cao.
- Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm , các giải (nếu có)
Bước 5: Tiến hành trị chơi
Bước 6: Đánh giá kết quả, có thể giáo viên đánh giá hoặc học sinh các nhóm sẽ tự
đánh giá lẫn nhau.
Bước 7: Điều chỉnh trò chơi để phù hợp hơn với đặc trưng các lớp.
2.3.3. Nguyên tắc thiết kế, tổ chức các trò chơi
+ Rõ ràng, dễ hiểu, giúp cho học sinh dễ hình dung.
+ Đơn giản: các trị chơi tổ chức cần đơn giản, khơng q phức tạp, dễ tiến hành.
+ Có tính bao qt: bao quát toàn thể học sinh trong lớp học, tất cả học sinh đều
đươc tham gia, tạo tính đồn kết.
+ Cơng bằng: có sự cơng bằng giữa các học sinh với nhau, giữa các trò chơi…
Trong trò chơi học tập giáo viên cần chú ý đến sự tự nguyện, bình đẳng giữa các
học sinh. Tất cả học sinh đều có vị trí nhiệm vụ như nhau khi tham gia trị chơi.
2.3.4. Những lưu ý để tổ chức các trị chơi có hiệu quả
- Các trị chơi phải:
+ Đảm bảo tính chính xác về kiến thức: gần gũi cuộc sống của các em
+ Đảm bảo chính xác về thời gian: khơng nên kéo dài quá nhiều thời gian
12

skkn


+ Đảm bảo tính vừa sức, khơng q khó, khơng quá dễ, phù hợp khả năng các em.

+ Phương tiện đơn giản dễ thực hiện, dễ đánh giá
+ Trò chơi đảm bảo tính giáo dục để tạo hứng thú cho học sinh
+ Tránh lạm dụng trò chơi, dễ gây nhàm chán. Người giáo viên phải ln sáng tạo, cải
biên trị chơi phù hợp với lứa tuổi, tâm lý, trình độ các em để tạo sự cuốn hút. Tùy
theo nội dung và mục tiêu của từng phần trong bài mà tổ chức hoạt động trị chơi cho
phù hợp, có thể đầu giờ, giữa tiết học hoặc ở phần củng cố.
- Sau mỗi trò chơi giáo viên phải nhận xét, tổng kết, đánh giá và không nên chú trọng
nhiều đến chuyện thắng thua để nâng cao tinh thần cộng tác, đoàn kết và học hỏi
nhau cùng tiến bộ. Giáo viên không nên chỉ tập trung vào những học sinh khá giỏi mà
còn để ý, khuyến khích động viên những học sinh yếu, học sinh có tác phong chậm
hay rụt rè tham gia, tạo điều kiện cho các em rèn luyện tác phong, hoà
đồng với tập thể.
- Giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các
khâu: từ chuẩn bị, tiến hành trò chơi và đánh giá sau khi chơi.        
2.3.5. Minh họa một số trị chơi trong dạy học địa lí lớp 12, phần địa lí tự nhiên
thơng qua các tiết dạy cụ thể
Trò chơi 1: Trả lời nhanh
Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi (tiết 1)- Phần đặc điểm chung của địa hình nước ta
Bước 1: Giới thiệu thể lệ trò chơi, giáo viên sẽ chiếu lần lượt 10 tấm hình. HS ghi
nhanh tên các đối tượng/địa danh chỉ địa hình nước ta trong ơ trống tương ứng ở
phiếu học tập. Thời gian hoàn thành 30 giây.
Bước 2. GV chiếu lần lượt các tấm hình tương ứng với các câu hỏi trả lời nhanh:


Địa danh nghỉ dưỡng nào có tên là thành phố hoa?



Dãy núi nào dài nhất nước ta?




Công trình nhân tạo nào đồ sộ nhất nước có từ thời Lý, Trần?



Tên loại cơng trình xun qua núi?



Hiện tượng thường xảy ra miền núi dốc do mưa lớn, không giữ được đất?
13

skkn




Tên đỉnh núi cao nhất nước ta?



Tên hang động lớn nhất thế giới tỉnh Quảng Bình?



Tên Cao Nguyên ở vùng Tây Bắc, nổi tiếng là vùng trồng chè lớn?




Tên hình thức canh tác chủ yếu ở miền núi phía Bắc trong trồng lúa, là danh
thắng cấp quốc gia?



Dạng địa hình thấp, được bồi tụ chủ yếu bởi phù sa?

Sạt lở

       

Mộc Châu

  Fansipan

Ruộng bậc thang

  Sơn Đoòng

Đồng bằng

Bước 3. Đánh giá: GV công bố đáp án, HS chấm chéo kết quả và báo cáo
Trị chơi 2: Ơ chữ
Bài 2. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Bước 1: GV nêu nhiệm vụ cho các đội chơi
+ Các đội được lựa chọn số thứ tự của ô chữ hàng ngang. Sau khi nghe gợi ý về các ô
chữ hàng ngang, đội chơi sẽ có 15 giây để suy nghĩ và trả lời. Trả lời đúng, đội đó
được 10 điểm. Nếu hết thời gian, đội đó chưa đưa ra được câu trả lời, thì đội bên cạnh
sẽ có quyền trả lời, nếu trả lời đúng được 5 điểm.
Bước 2: Tiến hành chơi

- Hàng ngang 1: Gồm 7 chữ cái, đây là tên nước láng giềng nằm ở phía Tây Nam của
đất nước?
14

skkn


- Hàng ngang 2: Gồm 7 chữ cái, đây là vùng biển rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở.,
thuộc chủ quyền quốc gia trên biển.
- Hàng ngàng 3: Gồm 5 chữ cái,Thành phố Hà Nội có chức năng như thế nào ở Việt
Nam?
- Hàng ngang 4: Gồm 9 chữ cái, nước nào có chung đường biên giới với nước ta ở
phía bắc?
- Hàng ngang 5: Gồm 7 chữ cái, vùng biển nào nằm phía trong đường cơ sở?
- Hàng ngang 6: Gồm 7 chữ cái, “vùng đất gồm toàn bộ phần …. và các hải đảo”.
Trong dấu “…” là từ gì?
-Hàng ngang 7: Gồm 8 chữ cái, Việt Nam nằm ở rìa phía Đơng của bán đảo gì?
C

N

A

M

P

U

C


H

I

A

L

Ã

N

H

H



I

T

H



Đ

Ơ


U



C

D

Ư

T

R

U

N

G

Q



I

T

H




Y

Đ



T

L

I



N

Đ

Ơ

N

G

Ơ

N


G

Trị chơi 3 : Hiểu ý đồng đội
- GV chuẩn bị các từ khóa vào mỗi tờ phiếu nhỏ và hướng dẫn luật chơi, học sinh gợi
ý xem từ khóa và chỉ sử dụng hành động để đưa ra gợi ý cho người cịn lại đốn.
+ Ví dụ 1: Khi dạy bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng của biển
Phần mở đầu trước khi vào bài giáo viên tổ chức cho học sinh chơi lần lượt bốc thăm
từ khóa và đốn. Việc tổ chức trị chơi này góp phần kiểm tra nhanh kiến thức, tạo
khơng khí vui tươi, sơi nổi trong giờ học, giúp tiết học được diễn ra thoải mái và nhẹ
nhàng hơn. Các từ khóa như : biển Đơng, nhiệt đới, mưa nhiều, muối, cồn cát, đảo
ven bờ, cảng biển, bão, sạt lở, hải sản, san hơ, sóng, điều hịa...
+ Ví dụ 2: Bài 14 : Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

15

skkn


GV chọn ngẫu nhiên 3 cặp lên bốc thăm lượt thi. Mỗi cặp lên thi sẽ bốc thăm 1 chủ đề
. Trong thời gian 2 phút thì 1 bạn sẽ dùng lời để diễn đạt cho đồng đội đoán đúng từ
hoặc cụm từ đó. Lưu ý, khơng được dùng từ đồng nghĩa, hoặc ký hiệu, ám hiệu
khác…
Rừng

Sinh vật

Đất

1. Cháy rừng


1. Đa dạng sinh học

1. Suy thoái

2. Trồng rừng

2. Tuyệt chủng

2. Nhiễm mặn

3. Khai thác bừa bãi

3. Chất nổ

3. Nghèo dinh dưỡng

4. Lâm tặc

4. Sách đỏ

4. Cải tạo đất

5. Đất trống đồi trọc

5. Vườn quốc gia

5. Thâm canh

6. Giao đất gia rừng


6. Ơ nhiễm nước

6. Định canh, định cư

Trị chơi 4: Taboo
- Giáo viên phổ biến về trò chơi: Taboo là phiên bản nâng cao của trò chơi hiểu ý
đồng đội, Taboo trong tiếng anh nghĩa là điều cấm kị, không được nói. Trị chơi này
cá nhân tơi đã từng áp dụng trong các tiết học hoặc các tiết ôn tập kiểm tra.
- Luật chơi: trên mỗi tấm thẻ có 1 từ khóa và kèm 2 dữ kiện đó là từ Taboo . Người
chơi phải diễn đạt nhanh nhất có thể cho đồng đội của mình đốn ra từ chính có in
trên thẻ, nhưng tuyệt đối không được nhắc đến từ chính và 2 dữ kiện có trên tấm thẻ.
Bộ thẻ Taboo gồm 1 từ chính và 2 dữ kiện
Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (áp dụng cho học sinh chơi trước khi chuyển
sang mục 4: các miền địa lí tự nhiên)
Câu

Từ chính

Taboo

Taboo

1

Bạch Mã

Vườn quốc gia

Huế- Đà Nẵng


2

ĐB ven biển miền Trung

Hẹp ngang

Nhiều cát, ít phù sa

3

Gió mùa

Thổi theo mùa

Chênh lệch khí áp

4

Hồng Liên Sơn

Miền Bắc

Đỉnh Phanxipang

5

ĐB Sơng Hồng

Tam giác châu

16

skkn

S.Hồng và S Thái Bình


6

ĐB Sơng Cửu Long

7

Mưa và khơ

Hình thang cân

Sơng Mê Cơng

Tây Nguyên và

Phân mùa

Nam Bộ
8

Xâm thực

Miền núi


Mưa nhiều

Trò chơi 5: Bingo
- Để tiến hành trị chơi này một cách có hiệu quả, giáo viên cần chuẩn bị các câu hỏi,
các mảnh giấy 3x3, 4x4, 5x5, hoặc dặn dò học sinh về nhà đọc sách trước sau đó kẻ
sẵn mẫu các ơ đúng yêu cầu.
- Giáo viên phổ biến luật chơi, cho học sinh tiếp tục đọc sách giáo khoa và ghi các từ
khóa, các thuật ngữ vào ơ trống trong một khoảng thời gian nhất định.
Các học sinh sau khi ghi xong thì bắt đầu lựa chọn câu hỏi, giáo viên đọc to câu hỏi
được chọn và cho đáp án. Nếu học sinh dò đúng các thuật ngữ ứng với các câu mỗi
hàng dọc hoặc ngang thì Bingo.
+ Ví dụ về câu hỏi dành cho Bingo phiên bản 3x3 (3 cột, 3 hàng) trong bài 11: Thiên
nhiên phân hóa đa dạng (tiết 1)
Câu 1:Ranh giới của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là? ( Dãy Bạch Mã trở ra)
Câu 2. Nhiệt độ trung bình năm của phần lãnh thổ phía Bắc là ( trên 200c)
Câu 3.Biên độ nhiệt độ năm của phần lãnh thổ phía Bắc .... ( lớn)
Câu 4. Khí hậu trong năm vào mùa đơng của phần lãnh thổ phía Bắc có 2-3 tháng
nhiệt độ trung bình là

( < 180c)

Câu 5: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc là ( rừng nhiệt đới
gió mùa)
Câu 6. Tại sao Miền Bắc lại trồng được rau ôn đới? ( mùa đông lạnh )
Câu 7: Ở vùng lãnh thổ phía Bắc, thành phần lồi chiếm ưu thế là: (Nhiệt đới)
Câu 8: Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đơng lạnh là khí hậu đặc trưng của phần lãnh
thổ nào của nước ta?

(Phía Bắc)


Câu 9. Phần lãnh thổ phía Nam có ranh giới từ:
17

skkn

( Dãy Bạch Mã trở vào)


Câu 10: Nhiệt độ trung bình năm của phần lãnh thổ phía Nam là ( trên 250c)
Câu 11.Biên độ nhiệt độ năm của phần lãnh thổ phía Nam là

( nhỏ)

Câu 12.Phần lãnh thổ phía Nam ,khí hậu phân chia thành những mùa nào? ( MưaKhô)
Câu 13. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam là ( rừng cận
xích đạo gió mùa)
Câu 14. Thành phần thực – động vật chủ yếu của lãnh thổ phía Nam là ( Xích đạo và
nhiệt đới)
Câu 15: Sự phân hóa thiên nhiên của vùng biển – thềm lục địa, vùng đồng bằng ven
biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo (Đơng – Tây).
Câu 16.Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái của vùng nào? (cận nhiệt đới
gió mùa)
Trị chơi 7: Domino
- Cách 1: GV phát bộ thẻ học tập cho học sinh và hướng dẫn luật chơi : bạn nào
được chia thẻ “START” (bắt đầu) sẽ được đi trước và đặt thẻ xuống. Các thành viên
khác sẽ đọc ý cịn lại và tìm ơ kiến thức ghép vào tương ứng.
Cách 2: GV in to các thẻ Domino, gắn nam châm hoặc băng dính 2 mặt ở phía sau
các thẻ để HS lên dán lên bảng. Sau đó phát thẻ cho HS, mỗi HS 1 thẻ (GV tùy theo
số lượng HS từng lớp để làm số thẻ phù hợp). GV là người đi đầu tiên và đọc to ý cịn
lại. HS có thẻ đáp án sẽ đọc to hoặc chạy lên dán vào bảng.

Ví dụ : Thiết kế bộ thẻ trò chơi domino gồm 20 quân (áp dụng ở phần củng cố bài
15 : Bảo vệ mơi trường và phịng chống thiên tai).

18

skkn


Trị chơi 8 : Ghép nối
Trị chơi này về hình thức khá quen thuộc với tất cả các học sinh nên giáo viên chỉ
cần nói tóm tắt về luật chơi, cách thức tổ chức có thể cá nhân hoặc theo đội nhóm.
Dưới đây là hai hình thức đơn giản về ghép nối cột 1, 2 và ghép đôi các nội dung liên
quan với nhau.

19

skkn


Ví dụ 3: Ghép hình

- Ở trị chơi này cịn có ghép hình hay cịn gọi là mảnh ghép thần kì, có thể sử
dụng trong củng cố một bài hoặc ôn tập nhiều bài.

20

skkn


Trị chơi 9: Đố vui

Ví dụ: Bộ 13 câu đố về “Các con sông” áp dụng dạy các bài 10 hoặc 13 Địa lí 12
1.Sơng gì tên gọi đã xanh ? (sơng Lam)
2. Sơng gì khơng nhuộm mà quanh năm hồng ? (sơng Hồng)
3. Sơng gì lấp lánh chiến cơng đời Trần ? (Bạch Đằng)
21

skkn


4. Sơng gì tiếng vó ngựa phi vang trời ? (sông Mã)
5. Sông nào bên đục bên trong? (Sông Thương)
6. Sơng nào nước chảy ngược dịng lạ chưa? (Sơng Kì Cùng)
7. Sơng gì mang tên đội bóng? (sơng Lam hay sơng Cả)
8. Sơng gì mang tên nước mắt? (Sơng Nhật Lệ)
9. Sơng nào sóng nước hữu tình. Ngát thơm xứ Huế thần kinh mơ màng?
(Sông Hương)
10. Sông nào lạnh lẽo tâm can, chảy qua Đà Nẵng Quảng Nam trung phần?
(Sông Hàn)
11. Sơng gì tên con số? (Sơng Ba)
12. Sơng nào chảy xuống Nam phần,
Đổ ra chín nhánh cửa sơng như rồng,
Phun nước vào đến biển Đông,
Phù sa bồi đắp cho đồng lúa xanh? (Sông Cửu Long)
13. Sông nào trước? sông nào sau?
Như rồng uốn khúc đẹp màu phù sa. (Sông Tiền và Sơng Hậu)
Trị chơi 10: Trả lời nhanh
Dưới đây là bộ câu hỏi trả lời nhanh mà bản thân đã biên soạn và áp dụng để hỏi bài
cũ hoặc củng cố kiến thức, ơn tập kiểm tra.
Ví dụ 1: Bộ 10 câu hỏi trả lời nhanh
Câu 1. Thời gian gió mùa mùa đơng thổi vào nước ta chủ yếu từ: (tháng XI đến tháng

IV năm sau)
Câu 2. Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa nhiều ở khu vực nào? (Tây
Nguyên và Nam Bộ)
Câu 3. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới do vị trí địa lí nước ta nằm ở (vùng nội chí
tuyến BBC)
Câu 4. Gió Phơn Tây Nam hoạt động mạnh nhất ở vùng :(Bắc Trung Bộ)

22

skkn


Câu 5: Dãy núi nào tạo nên sự đối lập về thời tiết mưa khô giữa Tây Nguyên Và
Duyên hải Nam Trung Bộ : (Dãy Trường Sơn)
Câu 6. Ven biển miền Trung thường mưa nhiều vào mùa nào? (Thu-đông)
Câu 7: Ranh giới tự nhiên giữa hai miền Bắc Nam là: (Bạch Mã)
Câu 8: Nhờ có Biển Đơng nên khí hậu nước ta mang đặc tính....(hải dương)
Câu 9: Miền Bắc thường phân thành hai mùa là... ( đông và hạ )
Câu 10: Nửa cuối mùa hạ, gió thổi vào đồng bằng Bắc Bộ có hướng: Đơng Nam
Ví dụ 2: Bộ 4 câu hỏi trả lời nhanh với 3 dữ kiện
Câu 1: Đây là loại gió nào?
- Thổi quanh năm trong khu vực nội chí tuyến.
- Ở Bắc Bán Cầu hướng Đơng Bắc và Nam Bán Cầu hướng Đơng Nam
- Tính chất chung là khơ và nóng
Đáp án : gió mậu dịch ( tín phong)
Câu 2: Đây là tỉnh nào?
- Thuộc khu vực Nam Trung Bộ
- Có nhiều vịnh biển lớn
- Nha Trang và Cam Ranh đều là thành phố
Đáp án : Khánh Hịa

Câu 3: Đây là khu vực nào?
- Địa hình gồm 3 dải, phía đơng và tây đều là núi, ở giữa là các cao nguyên
- Hướng núi chủ yếu là Tây Bắc- Đơng Nam
- Khu vực có địa hình cao nhất cả nước
Đáp án: Tây Bắc
Câu 4: Ở đâu?
- Nằm ở phía Bắc nước ta, cảnh quan đẹp, thu hút nhiều khách du lịch
- Được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới
- Thuộc tỉnh Quảng Ninh
Đáp án: Vịnh Hạ Long
23

skkn


Trò chơi 11 : Đánh bài
- Ưu điểm của trò chơi này đó là phục vụ cho tiết ơn tập tốt, có hiệu quả, biến các
kiến thức dài dịng thành những phần dễ hiểu. Để có một tiết tổ chức trị chơi đánh
bài thành cơng thì người giáo viên cần chuẩn bị chu đáo từ khâu thiết kế các quân bài
cho đến việc hướng dẫn và phổ biến luật chơi.
Hình ảnh thiết kế mặt trước và sau lá bài

- Có nhiều cách chơi như sau:
+Trộn hết bài, chia đều cho tổng học sinh của nhóm, người chia bài đi trước, ai có đáp
án đánh ra đi trước, đi cho đến khi hết thẻ, ai hết trước thì thắng.
+Tách câu hỏi và đáp án riêng, người cầm cái bốc câu hỏi, đọc lên, đếm đến 5, người
có đáp án đánh ra
+ Úp hết bài xuống, chơi trò lật bài, lật được câu hỏi thì úp lại, lật đáp án sai thì úp,
đúng thì lật lại câu hỏi, bỏ ra ngồi và lật tiếp.
+ Chơi theo đội, phát đáp án cho các nhóm, gv để chồng câu hỏi úp trên bàn, gv bốc

câu hỏi và đọc to. Hs có đáp án thì hơ lên, sai trừ điểm đúng thì cộng.
Ví dụ: Tiết ôn tập kiểm tra 1 tiết học kì I năm học 2021- 2022.

24

skkn


- Giáo viên giao nhiệm vụ cho các tổ trước đó tóm tắt các kiến thức cơ bản của các
bài 2,6,7,8,9,10 bằng sơ đồ tư duy. Tổ 1 và 3 trình bày 3 bài đầu, tổ 2 và 4 trình bày
3 bài sau.
- Tới tiết ôn tập, đại diện các nhóm lên trình bày báo cáo bằng sơ đồ tư duy đã chuẩn
bị trước, nhóm khác cũng nhiệm vụ sẽ bổ sung, giáo viên nhận xét đánh giá.
Thời gian còn lại giáo viên phổ biến luật chơi đánh bài, 4 tổ xong trước sẽ được cho
điểm, các em học sinh đều hào hứng với trò chơi này

Trò chơi 12: Kahoot
- Kahoot là trò chơi trực tuyến với chức năng tạo câu hỏi trắc nghiệm với tối đa 4 lựa
chọn. Để tiến hành trò chơi này, giáo viên và học sinh cần tạo tài khoản trên trang
web : create.kahoot.it, đồng thời hệ thống wifi và internet phải ln hoạt động.
- Trị chơi này phù hợp trong giai đoạn học sinh và giáo viên đang nghỉ.
2.4. Hiệu quả do sáng kiến mang lại
Thơng qua q trình tổ chức trị chơi trong dạy học Địa lí tự nhiên 12 học kỳ I năm
học 2021 - 2022 tôi nhận thấy một số hiệu quả nhất định, góp phần nâng cao chất
lượng học tập bộ mơn Địa lí 12 so với những năm trước đó.
- Về hứng thú của học sinh đối với môn học:
25

skkn



×