Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Skkn một số phương pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh trong bài kiểm tra thường xuyên môn ngữ văn lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.63 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LÊ LỢI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH
GIÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT,
NĂNG LỰC HỌC SINH
TRONG BÀI KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN
MÔN NGỮ VĂN LỚP 10

Người thực hiện : Trịnh Thị Minh Hảo
Chức vụ :

Giáo viên

SKKN môn:

Ngữ Văn

skkn


THANH HÓA, NĂM 2022

skkn


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài


Trong các mơn học ở nhà trường mơn Ngữ Văn có ưu thế lớn trong việc bồi
đắp thế giới tâm hồn, hướng con người tới những giá trị cao đẹp trong cuộc sống.
Cái đích mà văn chương hướng tới cũng rất gần với định hướng giáo dục trong thời
đại mới. Đó là giáo dục không chỉ cung cấp kiến thức mà quan trọng hơn giáo dục
góp phần phát triển phẩm chất, năng lực cho người học. Với lợi thế như vậy người
dạy và người học phải càng ý thức rõ vai trò bộ mơn, tích cực đổi mới phương
pháp để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học cần
gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra
và đánh giá thành tích học tập của học sinh. Đánh giá kết quả học tập là q trình
thu thập thơng tin, phân tích và xử lí thơng tin, giải thích thực trạng việc đạt mục
tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra những quyết định sư phạm giúp học
sinh học tập ngày càng tiến bộ. Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục
và Đào tạo quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học
phổ thông cho thấy điểm mới trong đánh giá học sinh là đánh giá vì sự tiến bộ của
người học và khuyến khích giáo viên đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng
trong q trình dạy học. Đổi mới chương trình địi hỏi phải tiến hành đồng bộ các
khâu trong đó có đổi mới đánh giá. Kiểm tra là hình thức và phương tiện của hoạt
động đánh giá, bởi vậy trong quá trình đổi mới đánh giá kết quả học tập của học
sinh trước tiên cần phải đổi mới việc kiểm tra. Thế nhưng trên thực tế, việc kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT hiện nay chưa bám sát mục
tiêu giáo dục, chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, cần được
tiếp tục cải tiến, hoàn thiện. Đặc biệt năm học 2022 – 2023 tới đây là năm học đầu
tiên chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ bắt đầu áp dụng đối với học sinh lớp
10 thì việc đón đầu để đổi mới kiểm tra đánh giá càng trở nên cấp thiết.
Trong quá trình giảng dạy mơn Ngữ văn ở trường THPT, tơi nhận thấy sự
cần thiết của việc đổi mới kiểm tra, đánh giá trong hoạt động dạy và học, đặc biệt
trong kiểm tra thường xuyên sẽ giúp các em học sinh cấp THPT nói chung và học
sinh lớp 10 ở trường nói riêng chủ động tiếp cận, tổng hợp kiến thức, phát huy
được năng lực, phẩm chất, cá tính chứ khơng đơn thuần đáp ứng được yêu cầu

điểm số. Vì vậy tôi đã thực hiện đề tài thực nghiệm “Một số phương pháp đổi mới
kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh trong bài
kiểm tra thường xun mơn Ngữ văn lớp 10”.
1.2.Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của đề tài này là đưa tới những cách tiếp cận để kiểm tra đánh giá
học sinh một cách toàn diện, khách quan, đáp ứng mục tiêu của chương trình giáo
dục phổ thơng mới. Qua đó khơi gợi niềm say mê môn học, sức sáng tạo, rèn luyện

skkn


khả năng tự học, tự nghiên cứu, góp phần định hướng phát triển năng lực và phẩm
chất cho người học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ của đề tài này tôi sẽ tập trung vào các tác phẩm và các đơn
vị kiến thức của chương trình Ngữ Văn 10.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu, tìm tịi, tổng
hợp các tư liệu từ nhiều nguồn làm cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu.Tìm hiểu,
nghiên cứu các nội dung kiến thức của bộ môn Ngữ Văn phục vụ cho đề tài.
- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin: Khảo sát trong phạm vi nhỏ sự hứng
thú/ không hứng thú với các tiết dạy Ngữ Văn để có sự điều chỉnh phương pháp
phù hợp. Trị chuyện, tìm hiểu học sinh, tích cực dự giờ thăm lớp, thu thập trực
tiếp những thông tin dạy và học ở nhà trường để làm cơ sở thực tiễn cho đề tài.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: So sánh ở hai lớp với cách tiếp cận khác nhau
để đánh giá, rút kinh nghiệm.
1.5. Những điểm mới của SKKN
SKKN tập trung vào một số cách thức ra đề kiểm tra cũng như cách đánh giá
đa dạng và toàn diện các lần kiểm tra thường xuyên theo định hướng phát triển
phẩm chất, năng lực của học sinh, đồng thời giúp giáo viên dần tiếp cận với

chương trình giáo dục phổ thơng mới của Bộ GD và ĐT.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện từng bước từ chuyển chương
trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Nghĩa là từ
chỗ chú trọng kiến thức xem học sinh học được cái gì tới việc quan tâm xem học
sinh vận dụng được những gì và phát huy được những năng lực của bản thân thông
qua việc học. Để hiện thực hóa q trình này, địi hỏi các giáo viên phải có một
quy trình dạy học rõ ràng, khoa học. Trong quy trình ấy khơng thể thiếu sự đổi
mới về đánh giá quá trình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá
thành tích học tập của HS.
Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy
việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá.
Đánh giá kết quả học tập theo năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo
tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Đánh giá kết quả học tập đối
với các môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học là biện pháp chủ
yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng trong
việc cải thiện kết quả học tập của HS. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là
đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa.

skkn


Theo TS Đỗ Anh Dũng (Vụ Giáo dục Trung học) một số dấu hiệu khác biệt
cơ bản giữa đánh giá năng lực người học và đánh giá kiến thức, kỹ năng của người
học như sau:
Đánh giá theo hướng
Đánh giá theo hướng
STT
tiếp cận nội dung

tiếp cận năng lực
Các bài kiểm tra trên giấy được Nhiều bài kiểm tra đa dạng (giấy, thực
1 thực hiện vào cuối một chủ đề, hành, sản phẩm dự án, cá nhân,
một chương, một học kì,...
nhóm…) trong suốt quá trình học tập
2

Nhấn mạnh sự cạnh tranh

Nhấn mạnh sự hợp tác

3

Quan tâm đến đến phương pháp học
Quan tâm đến mục tiêu cuối cùng
tập, phương pháp rèn luyện của học
của việc dạy học
sinh

4

Chú trọng vào điểm số

Chú trọng vào quá trình tạo ra sản
phẩm, chú ý đến ý tưởng sáng tạo, đến
các chi tiết của sản phẩm để nhận xét

5

Tập trung vào kiến thức hàn lâm


Tập trung vào năng lực thực tế và
sáng tạo

6

Đánh giá được thực hiện bởi các
Giáo viên và học sinh chủ động trong
cấp quản lí và do giáo viên là chủ
đánh giá, khuyến khích tự đánh giá và
yếu, còn tự đánh giá của học sinh
đánh giá chéo của học sinh
khơng hoặc ít được cơng nhận

7

Đánh giá đạo đức học sinh chú Đánh giá phẩm chất của học sinh toàn
trọng đến việc chấp hành nội quy diện, chú trọng đến năng lực cá nhân,
nhà trường, tham gia phong trào khuyến khích học sinh thể hiện cá tính
thi đua…
và năng lực bản thân

Trong q trình đổi mới kiểm tra đánh giá thì đánh giá thường xuyên
(ĐGTX) là một khâu quan trọng. Theo đó kiểm tra đánh giá thường xuyên theo
hướng phát triển phẩm chất năng lực có điểm khác cơ bản với cách kiểm tra đánh
giá thiên về chuẩn kiến thức, kĩ năng. Đánh giá thường xuyên hay cịn gọi là đánh
giá q trình là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động
giảng dạy môn học, cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên (GV) và học sinh
(HS) nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động giảng dạy, học tập. ĐGTX chỉ những hoạt
động kiểm tra đánh giá được thực hiện trong q trình dạy học, có ý nghĩa phân

biệt với những hoạt động kiểm tra đánh giá trước khi bắt đầu q trình dạy học một
mơn học nào đó (đánh giá đầu năm/đánh giá xếp lớp) hoặc sau khi kết thúc q
trình dạy học mơn học này (đánh giá tổng kết). ĐGTX được xem là đánh giá vì quá

skkn


trình học tập hoặc vì sự tiến bộ của người học. Khi thực hiện kiểm tra đánh giá
thường xuyên cần lưu ý: Xác định rõ mục tiêu để từ đó xác định được phương
pháp hay kỹ thuật sử dụng trong ĐGTX phù hợp, các nhiệm vụ ĐGTX được đề ra
nhằm mục đích hỗ trợ, nâng cao hoạt động học tập, không so sánh HS này với HS
khác, hạn chế những lời nhận xét tiêu cực, trước sự chứng kiến của các bạn học, để
tránh làm thương tổn HS. Thau vào đó hãy dùng những lời khen, sự động viên,
khích lên để tạo ra những rung cảm tích cực ở HS….
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá là hai hoạt động
có liên quan chặt chẽ với nhau; đổi mới kiểm tra đánh giá là động lực đổi mới
phương pháp dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo, nâng cao tính
tích cực chủ động cho học sinh trong q trình chiếm lĩnh tri thức.
Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trước hết cần tập
trung thực hiện qua việc tổ chức kiểm tra thường xuyên liên tục (kiểm tra miệng,
kiểm tra 15 phút).
Từ năm học 2008-2009, Bộ GD&ĐT đã định hướng cách đổi mới kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập của học sinh ở mơn Ngữ văn THPT nói riêng và các mơn
học nói chung với mục tiêu là giúp giáo viên có thể thấy được mức độ tiếp nhận,
lĩnh hội kiến thức của học sinh đến đâu để từ đó điều chỉnh cách dạy học sao cho
các em có thể đạt kết quả cao hơn trong học tập và rèn luyện. Tuy nhiên, trên thực
tế vấn đề này vẫn cịn gặp nhiều khó khăn từ trong nhận thức, quan niệm đến việc
tiến hành làm của cả giáo viên và học sinh.
2.2.1.Về phía giáo viên:

Việc ra đề kiểm tra vẫn cịn mang tính chủ quan, phiến diện một chiều do
giáo viên đưa ra nên sẽ khơng phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh.
Trước đây, các tiết kiểm tra 15 phút giáo viên tự ra đề dẫn đến việc chưa thật sự
công bằng trong kiểm tra, đánh giá giữa các bộ môn cùng khối lớp, ảnh hưởng đến
kết quả học tập của học sinh bởi dung lượng, yêu cầu, hình thức ra đề, cách thức tổ
chức giữa các giáo viên có sự khác nhau. Cách ra đề cũng chưa thực sự có sự đổi
mới, các dạng đề ra cịn đơn điệu hoặc lặp lại theo lối cũ nên khơng có khả năng
kiểm tra được nhiều mảng kiến thức, kỹ năng, cũng như khơng phát huy được tính
sáng tạo, năng lực thực hành vận dụng nghe, nói, đọc, viết của học sinh trong mơn
học. Có những câu hỏi kiểm tra đánh giá ở mức độ học thuộc lịng, kiểm tra trí nhớ
một cách đơn thuần. Người ra đề thường dừng lại ở mức độ kiểm tra đánh giá kiến
thức lý thuyết, khả năng ghi nhớ (nhận biết, tái hiện), ít đặt ra yêu cầu kiểm tra
mức độ thông hiểu và kiểm tra đánh giá kỹ năng vận dụng tri thức, ít địi hỏi học
sinh phân tích, suy luận, khái quát. Cách kiểm tra đánh giá đó gây nên tình trạng

skkn


học tủ, học vẹt, ghi nhớ máy móc nhưng khơng nắm vững bản chất vấn đề, thiếu
kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Việc chấm chữa bài cũng chưa hạn chế được sự chủ quan, cảm tính nhất là
với những bài thể hiện năng lực cảm thụ văn chương nên rất khó đảm bảo sự khách
quan trong đánh giá học sinh. Đặc biệt trong quá trình tập huấn của Bộ để chuẩn bị
cho chương trình giáo dục phổ thơng mới, giáo viên đã được tiếp cận mô đun về
đổi mới kiểm tra đánh giá cho học sinh để từ đó mỗi giáo viên tự học hỏi, trang bị
cho mình những cách làm tốt và hiệu quả nhất.
2.2.2.Về phía học sinh
Một bộ phận học sinh ý thức học tập còn thấp, học theo kiểu đối phó chỉ khi
tới thời điểm kiểm tra mới lo học. Việc học sinh không chủ động, phụ thuộc nhiều
vào kho tài liệu khổng lồ trên mạng, vào bài giảng của các thầy cô mà chưa có ý

thức biến chúng thành của mình sẽ dần triệt tiêu sự sáng tạo, khả năng bộc lộ thiên
hướng và cá tính của chính học sinh.
Từ thực tiễn dạy học bộ mơn Ngữ văn nói chung và tiếp thu phương pháp
dạy học đổi mới trong đó có đổi mới kiểm tra, đánh giá, tôi đã thực hiện một số
biện pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá học sinh qua các tiết kiểm
tra
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Các giải pháp chung
Kế hoạch đổi mới kiểm tra, đánh giá phải được xác định từ đầu năm học,
đầu học kì. Việc đánh giá kết quả bài học (hay một chương, một phần chương
trình,…) cần được tính đến ngày từ khi xác định mục tiêu và thiết kế bài học nhằm
giúp học sinh và giáo viên nắm được những thông tin liên hệ ngược để điều chỉnh
hoạt động dạy và học.
Nội dung kiểm tra, đánh giá phải toàn diện, bao gồm cả kiến thức, kĩ năng
và phương pháp, không phải chỉ yêu cầu tái hiện lại kiến thức và kĩ năng. Cần khắc
phục thói quen khá phổ biến là trong khi chấm bài kiểm tra giáo viên chỉ chú trọng
việc cho điểm, ít có những lời phê nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm của học sinh khi
làm bài, không mấy quan tâm đến việc ra những quyết định sau khi kiểm tra nhằm
điều chỉnh hoạt động dạy và học, bổ sung những lỗ hỏng kiến thức của học sinh,
giúp đỡ riêng đối với học sinh yếu – kém, bồi dưỡng học sinh giỏi. Mặt khác, cần
có biện pháp hướng dẫn học sinh tự đánh giá, có thói quen đánh giá lẫn nhau.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng các hình thức kiểm tra truyền thống, giáo
viên cần tìm hiểu, áp dụng thử và phát triển các phương pháp trắc nghiệm khách
quan (câu đúng – sai, câu nhiều lựa chọn, câu ghép đôi, câu điền khuyết,… ), nhận
rõ những ưu điểm, nhược điểm của phương pháp này, sử dụng phối hợp, hợp lí với
các phương pháp kiểm tra truyền thống.

skkn



Đối với mơn Ngữ Văn sẽ có 4 con điểm kiểm tra thường xun. Vì vậy giáo
viên sẽ có cơ hội vận dụng nhiều cách thức kiểm tra đánh giá khác nhau để cho
điểm học sinh. Mục đích của đánh giá thường xuyên là nhằm thu thập các minh
chứng liên quan đến kết quả học tập của học sinh trong quá trình học để cung cấp
những phản hồi cho học sinh và giáo viên biết những gì họ đã làm được so với mục
tiêu, yêu cầu của bài học, của chương trình và những gì họ chưa làm được để điều
chỉnh hoạt động dạy và học. Đánh giá thường xuyên đưa ra những khuyến nghị để
HS có thể làm tốt hơn những gì mình chưa làm được, từ đó nâng cao kết quả học
tập trong thời điểm tiếp theo.
Đánh giá thường xun cịn giúp chẩn đốn hoặc đo kiến thức và kĩ năng
hiện tại của học sinh nhằm dự báo hoặc tiên đốn những bài học hoặc chương trình
học tiếp theo cần được xây dựng thế nào cho phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí
của học sinh. Đối với đánh giá thường xuyên có thể sử dụng một số phương pháp
sau:
2.3.2. Các giải pháp cụ thể
2.3.2.1. Kiểm tra đánh giá theo hình thức vấn đáp
Theo chương trình cũ mỗi HS được kiểm tra đánh giá theo hình thức này 01
lần trong học kì. Thời điểm kiểm tra thường ở đầu tiết học. Mỗi tiết học kiểm tra từ
1-2 học sinh trong thời gian 3-5 phút. Thường thì học sinh đã kiểm tra rồi thì ít
được kiểm tra lại. Do vậy, học sinh học bài cũ, chuẩn bị bài mới không thường
xuyên.
Cho nên, tôi đã đổi mới nhận thức và phương pháp kiểm tra đánh giá vấn đáp.
Kiểm tra đánh giá vấn đáp (còn gọi là kiểm tra miệng) là cột kiểm tra thường
xuyên đối với mỗi cá nhân học sinh. Mục đích của kiểm tra đánh giá vấn đáp
khơng chỉ là kiểm tra kiến thức cũ mà cịn kiểm tra năng lực tư duy, năng lực đọc
hiểu, rèn luyện kĩ năng nói, phát biểu trình bày trước tập thể.
Với quan điểm trên, chúng tôi thực hiện kiểm tra đánh giá vấn đáp thường
xuyên, linh hoạt hơn; kiến thức kiểm tra rộng hơn; số lần kiểm tra nhiều hơn.
Kiểm tra đánh giá vấn đáp có thể tiến hành ở đầu tiết, giữa tiết và cuối tiết
học, hoặc qua bài tập về nhà. Nội dung kiểm tra đa dạng với các mức độ nhận biết,

thông hiểu, vận dụng kiến thức: kiểm tra kiến thức đã học, kiểm tra việc tiếp thu
bài mới, kiểm tra quá trình vận dụng kiến thức. Điều cốt lõi của kiểm tra đánh giá
vấn đáp là trình bày bằng miệng. Qua trình bày, giáo viên đánh giá về mức độ nắm
bắt kiến thức; kĩ năng, phương pháp trình bày vấn đề...
Câu hỏi kiểm tra được chuẩn bị trong thiết kế bài dạy; cũng có thể là câu hỏi
nảy sinh trong tình huống bài dạy. Song các câu hỏi kiểm tra đánh giá vấn đáp phải
rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo chuẩn kiến thức, kích thích học sinh trả lời. Mỗi phần
kiểm tra, thường có ít nhất hai câu hỏi: 01 câu hỏi nhận biết (tái hiện kiến thứcdành cho học sinh trung bình), 01 câu hỏi thơng hiểu (giải thích, phân tích cảm
nhận - dành cho học sinh khá, giỏi). Trong kiểm tra đánh giá vấn đáp nên có câu

skkn


hỏi gợi mở, câu hỏi phụ để giúp học sinh tăng khả năng lí giải vấn đề. Một câu hỏi
kiểm tra nên hỏi nhiều học sinh, khai thác những ý kiến khác nhau. Sau khi học
sinh trả lời, giáo viên là người trọng tài thực hiện việc nhận xét, phân tích, đánh giá
và kết luận.
* Thời điểm áp dụng câu hỏi kiểm tra đánh giá vấn đáp
- Kiểm tra đánh giá theo hình thức vấn đáp trong hoạt động khởi động
Thường là ở đầu giờ học giáo viên kết hợp kiểm tra bài cũ, sự chuẩn bị bài
mới trong hoạt động khởi động. Nhưng giáo viên cũng có thể đa dạng hóa các hình
thức khởi động để tạo hứng thú cho học sinh bằng cách tổ chức các trò chơi ngắn,
giải ô chữ, tranh ảnh, clip, trả lời các câu hỏi mở...(Về các hình thức này tơi cũng
đã từng thể hiện trong một sáng kiến kinh nghiệm đã được công nhân trước đây).
- Kiểm tra đánh giá theo hình thức vấn đáp trong hoạt động hình thành kiến
thức
Tiến hành giữa giờ học, có thể sử dụng hỏi đáp gợi mở: là hình thức giáo
viên đặt những câu hỏi gợi mở, dẫn dắt học sinh rút ra những nhận xét, những kết
luận cần thiết từ những sự kiện đã quan sát được hoặc những tài liệu đã học, được
sử dụng khi cung cấp tri thức mới. Ví dụ như giáo viên hỏi học sinh những dạng

câu hỏi: từ những chi tiết đã phân tích, em rút ra kết luận gì về tính cách của nhân
vật? Em có cảm nhận gì về tâm tình của nhà thơ qua các câu thơ vừa phân tích?...
Sử dụng dạng hỏi đáp tổng kết: Là dạng hỏi - đáp được sử dụng khi cần dẫn
dắt học sinh khái quát hóa, hệ thống hóa những tri thức đã học sau một vấn đề, một
phần, một chương hay một môn học nhất định. Phương pháp này giúp học sinh
phát triển năng lực khái quát hóa, hệ thống hóa tránh nắm bắt những đơn vị tri thức
rời rạc, giúp các em phát huy tính mềm dẻo của tư duy. Ví dụ như giáo viên có thể
đặt các câu hỏi sau khi kết thúc tác phẩm thơ: Em hãy tổng kết lại mạch cảm xúc
của nhân vật trữ trình được thể hiện trong bài thơ, hoặc giáo viên có thể đặt câu hỏi
sau khi dạy xong về một nhân vật trong tác phẩm văn xi: Em có cảm nhận gì về
nhân vật này?...
-Kiểm tra đánh giá bằng hình thức vấn đáp trong hoạt động luyện tập
Sử dụng dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Mỗi bài trắc nghiệm
khách quan bao gồm nhiều câu hỏi, mỗi câu hỏi thường được trả lời bằng cách tự
chọn một phương án cho trước. Có 4 loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan
+ Loại câu nhiều lựa chọn
+ Loại câu đúng sai
+ Loại câu điền vào chỗ trống
+ Loại câu ghép đôi.
* Minh họa qua đọc hiểu văn bản Tấm Cám
-Phần kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà.
+Giáo viên nêu câu hỏi:

skkn


>Trình bày lại khái niệm và những đặc điểm cơ bản của thể loại truyện cổ
tích. Hãy kể tên những truyện cổ tích em đã từng học, từng đọc.
> Truyện cổ tích được chia làm mấy tiểu loại? Đặc trưng quan trọng của
truyện cổ tích thần kì là gì?

+Học sinh nêu khái niệm, chỉ ra đặc trưng của truyện cổ tích thần kì; giáo
viên nhấn mạnh những vấn đề cơ bản để học sinh vận dụng vào quá trình đọc –
hiểu văn bản.
Về nội dung, truyện cổ tích thần kì thể hiện ước mơ cháy bỏng về hạnh
phúc, lẽ công bằng, phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người. Về nghệ thuật,
truyện cổ tích thần kì có sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển
của câu chuyện.
+ Giáo viên yêu cầu một học sinh lên trước lớp tóm tắt một cách ngắn gọn
câu chuyện.
-Hoạt động khởi động
+ Giáo viên nêu một số câu hỏi gợi hứng thú học tập cho học sinh:
> Sau khi đọc xong tác phẩm ở nhà, em thích nhất / khơng thích nhân vật
nào? Vì sao?
> Sự việc, chi tiết nào trong tác phẩm làm em xúc động nhất? Hãy lí giải
theo suy nghĩ của em?
> Em có suy nghĩ gì về việc mẹ con Cám khơng cho Tấm đi dự lễ hội, thậm
chí cịn bắt cơ nhặt thóc gạo?
> Tại sao Tấm vẫn có thể đi dự hội và cuối cùng trở thành hoàng hậu?
+ Giáo viên định hướng trả lời, qua đó kết hợp giáo dục học sinh:
Tấm được đi lễ hội là nhờ có Bụt giúp. Ngồi ra, cơ cịn nhận được sự giúp
đỡ từ đàn chim sẻ và gà mái – những con vật gần gũi trong cuộc sống của chúng ta
cũng chính là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người bạn xung quanh. Dù ở bất cứ hoàn
cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của bạn bè. Bạn của chúng ta khơng nhất
định là Tiên, là Bụt nhưng có những lúc ta rất cần đến họ. Các em phải biết quý
trọng những tình bạn trong sáng, chân thành. Hơn nữa Tấm là cô gái lương thiện
và những người tốt như Tấm sẽ xứng đáng nhận được sự giúp đỡ của người khác.
Cịn sự việc chúng ta nhìn nhận những bà mẹ kế: với nhân vật dì ghẻ trong
truyện cổ tích “Tấm Cám” và một số truyện cổ tích khác – trên lập trường Tốt –
Xấu; Thiện – Ác của truyện dân gian thì đây là những nhân vật phản diện, đa phần
họ đều độc ác, xấu xa, nhưng nếu ta nhìn nhận họ ở tư cách là người Mẹ, với cách

đánh giá đa diện về một con người thì thật ra họ chỉ không tốt với người khác (con
riêng của chồng), cịn với con mình thì cũng như bao bà mẹ khác, họ sẵn sàng làm
tất cả để con mình được sung sướng, hạnh phúc. Họ chưa hẳn là người xấu theo
cách đánh giá tồn diện, chỉ có điều họ chưa và khơng thể u con người khác như
con mình mà thôi.

skkn


Học sinh có thể tự bộc lộ những suy nghĩ riêng của mình về những điều giáo
viên hỏi. Từ đó, các em có thêm hứng thú để tự khám phá, chuẩn bị tâm thế bước
vào bài học.
Gáo viên cũng có thể thiết kế các slide trong đó có những hình ảnh minh họa
gợi nhớ tới các câu chuyện truyền thuyết, cổ tích…nổi tiếng để các em nhận diện.
Từ đó tạo khơng khí dân gian, khơng khí cổ tích cho bài học.
Sau đây là một ví dụ:

Hình ảnh gợi nhớ truyện Thánh Gióng với hình ảnh chàng Gióng oai hùng
nhổ tre đằng ngà đánh giặc và truyện cổ tích Cây tre trăm đốt

Với những bức tranh này học sinh sẽ gọi tên 2 câu chuyện cổ tích quen
thuộc Thạch Sanh và Tấm Cám.
- Hoạt động hình thành nội dung kiến thức bài học.
+ Giáo viên nêu vấn đề:

skkn


>Em có ấn tượng gì về cơ Tấm và suy nghĩ gì về mẹ con Cám (gợi ý: địa vị
gia đình, đức tính, tầng lớp đại diện trong xã hội…..)?

+Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên khái quát lại thành hai tuyến nhân
vật, dẫn dắt để học sinh phát hiện mâu thuẫn của tác phẩm.
+ Giáo viên tiếp tục nêu câu hỏi:
>Theo em, mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám là mâu thuẫn về vấn đề gì?
(gợi ý: mâu thuẫn mẹ ghẻ - con chồng; mâu thuẫn thiện – ác; mâu thuẫn giữa giai
cấp thống trị với tầng lớp bị trị). Hãy lí giải.
+ Học sinh trả lời, giáo viên định hướng trả lời:
Bản chất mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám là mâu thuẫn giữa mẹ ghẻ với
con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ, đó cũng là mâu thuẫn giữa giai cấp
thống trị với tầng lớp bị trị. Mâu thuẫn đó phát triển thành xung đột giữa Thiện và
Ác trong xã hội.
+Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân:
> Hãy liệt kê những lần hóa thân của Tấm sau khi chết? Em thích hình thức
hóa thân nào nhất? Vì sao?
> Sự hóa thân của Tấm có ý nghĩa gì?
> Hãy tưởng tượng mình là quả thị (do Tấm hóa thân thành), em hãy lí giải
vì sao mình lại rơi vào bị của bà cụ hàng nước?
+ Giáo viên cho học sinh thảo luận vấn đề:
> Nhận xét của em về phần kết của tác phẩm? Em có đồng tình khơng?
> Có ý kiến cho rằng Tấm trả thù mẹ con Cám như vậy là quá tàn nhẫn,
không phù hợp với bản chất hiền lành, lương thiện của Tấm cũng như không phù
hợp với đạo lí của dân tộc Việt Nam. Suy nghĩ của em về hành động trả thù này
của Tấm?
+ Học sinh làm việc theo nhóm, tổng hợp lại ý kiến. Đây là câu hỏi đã được
các em chuẩn bị ở nhà.
Ý nghĩa hành động trả thù của Tấm: đây là hành động của cái Thiện trừng trị
cái Ác, nó phù hợp với quan niệm “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” của nhân
dân ta. Và đích thân Tấm tự ra tay bởi hơn ai hết Tấm hiểu được bản chất con
người mẹ con Cám sau bao lần hãm hại mình. Giữa Tấm và mẹ con Cám chỉ có thể
một bên tồn tại.

+ Giáo viên đặt câu hỏi:
> Theo em, qua câu chuyện này – đặc biệt qua nhân vật Tấm, tác giả dân
gian muốn gửi gắm đến thế hệ sau thơng điệp và ước mơ gì?
+ Học sinh trả lời, giáo viên chốt lại vấn đề:
Truyện phản ánh những ước mơ của nhân dân về cuộc sống: ước mơ về lẽ
công bằng trong xã hội (người lương thiện, hiền lành sẽ được hưởng hạnh phúc; kẻ
tham lam, độc ác sẽ bị trừng trị thích đáng), ước mơ về hơn nhân hạnh phúc, đổi
đời, kết thúc có hậu là biểu hiện cao nhất của ước mơ (nhân vật được hưởng hạnh

skkn


phúc như những gì mà trí tưởng tượng lãng mạn của nhân dân có thể hình dung
được).
+ Giáo viên cho hoàn thành bài tập sau để củng cố đặc trưng của thể loại
truyện cổ tích thần kì:
> Em hãy liệt kê và nêu ý nghĩa của những yếu tố thần kì có trong truyện và
điền vào phiếu hướng dẫn tự học sau:
Yếu tố thần kì
Ý nghĩa
……………………………….
………………………………..
………………………………
……………………………….
> Qua câu chuyện “Tấm Cám”, em hãy rút ra bài học nhận thức và hành
động cho bản thân.
Tác phẩm thể hiện tâm hồn lãng mạn, tinh thần lạc quan, yêu đời và niềm
khao khát vươn tới hạnh phúc, cơng lí của nhân dân lao động.
-Hoạt động luyện tập
+Giáo viên chốt lại những nội dung trọng tâm bài học.

+ Học sinh hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm. Sau đây là một vài ví dụ
Câu 1: Hình tượng nhân vật Tấm thể hiện chủ đề gì?
A. Số phận con người nhỏ bé, bất hạnh
B. Người mồ côi, không nơi nương tựa
C. Người bị áp bức, hà hiếp
D. Số phận con người nhiều lận đận
Câu 2: Truyện “Tấm Cám” phản ánh xung đột gì trong xã hội?
A. Mẹ ghẻ, con chồng
B. Lợi ích cá nhân
C. Thiện và ác
D. Giàu và nghèo
Câu 3: Nhân vật Bụt không xuất hiện kể từ khi Tấm vào cung vì:
A. Bụt không thể xuất hiện nhiều hơn hai lần
B. Tấm đã có sự bảo vệ của Vua
C. Tấm phải tự đấu tranh để sinh tồn
D. Tấm không cần Bụt giúp nữa
Câu 4: Yếu tố nào trong truyện “Tấm Cám” thể hiện rõ nhất đặc trưng
của truyện cổ tích thần kì?
A. Cốt truyện li kì
B. Chi tiết kì ảo
C. Nhân vật đáng thương
D. Ngơn ngữ bình dị
Câu 5: Truyện “Tấm Cám” phản ánh ước mơ chủ yếu nào của nhân dân
ta?
A.Về cuộc sống ấm no
B. Về sự hóa thân thần kì của con người

skkn



C. Về sự giúp đỡ của Bụt
D. Về ước mơ công bằng xã hội
- Hoạt động vận dụng- sáng tạo
Giáo viên nêu câu hỏi cho HS suy nghĩ và về nhà làm vào giấy, tiết sau thu sản
phẩm của HS:
Hình ảnh trầu - cau xuất hiện ở những chi tiết nào truyện cổ tích Tấm
Cám? Từ vai trò của những chi tiết ấy trong việc dẫn dắt cốt truyện, em hãy nêu ý
nghĩa của hình ảnh trầu cau trong văn hoá người Việt.
Giáo viên cũng có thể thiết kế hoặc tham khảo trên mạng các ô chữ để học
sinh vận dụng kiến thức đã học để giải.
Ô chữ tham khảo

Hàng ngang thứ 1: Đây là từ gồm 8 chữ cái chỉ phần thưởng cao nhất dành
cho nhân vật Tấm ở phần 1 của truyện.
Hàng ngang thứ 2: Đây là một từ gồm 7 chữ cái chỉ đồ vật Tấm có được khi
đào chân giường thứ 2?
Hàng ngang thứ 3: Đây là một từ gồm 6 chữ cái chỉ một con vật được Tấm
coi như bạn?
Hàng ngang thứ 4: Từ này gồm 3 chữ cái chỉ một yếu tố thần kì tham gia
vào việc giải quyết mâu thuẫn ở phần 1 của truyện?
Hàng ngang thứ 5: Từ này gồm 7 chữ cái chỉ tính cách của Tấm khi ở nhà
với mẹ con Cám?
Hàng ngang thứ 6: Ở phần 1 mỗi lần bị mẹ con Cám áp bức Tấm chỉ biết
khóc, tìm một từ 7 chữ cái nói về lí do Tấm khóc?
Hàng ngang thứ 7: Đây là một từ gồm 7 chữ cái chỉ phẩm chất (cũng là bản
chất) tốt đẹp của nhân vật Tấm?

skkn



Từ đó học sinh tìm ra từ khóa hàng dọc: Hóa thân (Đây cũng là q trình
Tấm biến hóa thành nhiều hình hài khác nhau để duy trì sự sống và tiếp tục tuyên
chiến, đấu tranh tới cùng với mẹ con Cám, với các ác).
- Hoạt động tìm tịi - mở rộng
>Nêu ý nghĩa truyện “Tấm Cám”.
>Trong truyện “Tấm Cám”, nhân vật Tấm đã có nhiều lần hóa thân. Mỗi
lần hóa thân với một chi tiết khác nhau. Em hãy phân tích ý nghĩa của những chi
tiết đó.
2.3.2.2. Kiểm tra đánh giá 15 phút
Đây có thể coi là phương pháp rất quan trọng trong đánh giá thường xuyên
trong dạy học Ngữ văn. Cơng cụ là bài kiểm tra (trong đó sử dụng cả hai dạng câu
hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi tự luận), bài luận, bảng hỏi ngắn. Các loại
câu hỏi này thường được thiết kế trong sách giáo khoa, các phiếu hỏi hoặc các
phiếu học tập...
*Dạng tự luận:
Là phương pháp giáo viên thiết kế câu hỏi, bài tập, mỗi bài kiểm tra tự luận
thường ít câu hỏi, học sinh có một sự tự do tương đối khi trả lời các vấn đề đặt ra
trong bài kiểm tra.
Câu hỏi tự luận có 2 dạng:
Câu hỏi tự luận mở rộng: là loại câu hỏi có phạm vi mở rộng và khát quát,
học sinh tự do biểu đạt tư tưởng và kiến thức.
Câu hỏi tự luận giới hạn: là loại câu hỏi được diến đạt chi tiết, phạm vi câu
hỏi được nêu rõ để hóc inh biết được độ dài ước chừng của câu trả lời.
- Thiết kế đề 15 phút theo dạng đọc hiểu: Ngay từ đầu năm học, tổ thống nhất
xây dựng ma trận cho đề kiểm tra 15 phút. Các giáo viên dựa vào ma trận để xây
dựng đề kiểm tra phù hợp với đối tượng học sinh. Mỗi đề kiểm tra, giáo viên đưa
ra một ngữ liệu được trích từ các văn bản theo các phong cách ngơn ngữ thích hợp
với khối lớp học. Sau đó, giáo viên đưa ra các câu hỏi kiểm tra năng lực đọc hiểu
ngữ liệu. Mỗi câu hỏi có giá trị từ 1-3 điểm. Mỗi đề kiểm tra 15 phút, có 4 câu hỏi


skkn


theo các mức độ nhận thức gồm 2 câu hỏi nhận biết, 1 câu hỏi thông hiểu và 1 câu
hỏi vận dụng. Nội dung kiểm tra có tính tồn diện: kiểm tra kiến thức Tiếng Việt,
Làm Văn, văn bản văn học.
- Thiết kế đề 15 phút yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội
Vấn đề nghị luận xã hội có thể là từ một tư tưởng đạo lí, một hiện tượng đời
sống hoặc vấn đề rút ra từ một tác phẩm văn học.
- Thiết kế đề 15 phút yêu cầu cảm nhận về một chi tiết, một hình ảnh, câu thơ
tâm đắc nhất hoặc về một nhân vật
* Dạng trắc nghiệm khách quan
- Mỗi bài trắc nghiệm khách quan bao gồm nhiều câu hỏi, mỗi câu hỏi thường
được trả lời bằng cách tự chọn một phương án cho trước.
- Có 4 loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan
+ Loại câu nhiều lựa chọn
+ Loại câu đúng sai
+ Loại câu điền vào chỗ trống
+ Loại câu ghép đôi.
* Đề 15 phút (minh họa)
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ TRUYỆN “TẤM CÁM”:
Nhận biết

-

Nêu

được

Thông hiểu


Vận dụng thấp

các - Hiểu được đặc - Đọc diễn cảm - Lý giải kết thúc

thông tin về văn bản. trưng của thể loại truyện.
- Nắm được hệ thống truyện cồ tích
nhân vật

Vận dụng cao

- Khái quát giá trị,

- Lý giải được nội dung, ý nghĩa

- Nắm được nhựng những mâu thuẫn của truyện.
chi tiết nghệ thuật xung đột giữa các - Lý giải các quan

skkn

của truyện.
- - Viết tiếp
câu chuyện.
- - ………


quan trọng liên quan nhận vật , quan điểm dân gian thể
đến từng nhân vật

điểm dân gian khi hiện


trong

tác

giải quyết các mâu phẩm.
thuẫn đó.

- …….

- Hiểu được ước
mơ, khát vọng của
tác giả dân gian
gửi

gắm

trong

truyện.
ĐỀ XUẤT ĐỀ THAM KHẢO:
ĐỀ 1: ( Thiết kế theo dạng câu hỏi đọc hiểu)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:
“Tấm chết hoá thành chim vàng anh, chim bay một mạch về kinh đến vườn ngự.
Thấy Cám đang giặt áo cho vua ở giếng, vàng anh dừng lại trên cành cây, bảo nó:
– Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng taọ
Rồi chim vàng anh bay thẳng vào cung rồi đậu ở cửa sổ, hót lên rất vui taịVua đi
đâu, chim bay đến đó. Vua đang nhớ Tấm khơng ngi, thấy chim quyến luyến theo
mình, vua bảo:
– Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áọ

Chim vàng anh bay lại đậu vào tay vua rồi rúc vào tay áọ Vua yêu quý vàng anh
quên cả ăn ngủ. Vua sai làm một cái lồng bằng vàng cho chim ở. Từ đó, ngày đêm
vua chỉ mải mê với chim, khơng tưởng đến Cám.
(Truyện cổ tích Việt Nam)
1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?
2. Hãy đặt một nhan đề khác cho văn bản?
3. Phát hiện và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ngữ âm trong văn bản?

skkn


4. Sự hóa thân của Tấm thể hiện điều gì?
ĐỀ 2 (Thiết kế theo dạng câu nghị luận xã hội )
Từ nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám, anh/chị hãy viết một đoạn
văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) bàn về con đường đến với hạnh phúc trong
cuộc sống.
Hoặc: Qua hành trình đấu tranh của nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám,
anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa
câu nói: Hạnh phúc là đấu tranh.
ĐỀ 3 (Thiết kế theo dạng nghị luận văn học)
Cảm nhận của em về lần hóa thân cuối cùng của cơ Tấm trước khi cơ trở lại
làm người trong truyện cổ tích Tấm Cám.
2.3.2.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm học tập
Trong dạy học Ngữ văn, phương pháp này rất cần thiết để đánh giá. Sản
phẩm học tập của HS bao gồm: sản phẩm hoạt động nhóm, phiếu học tập, bài tập
về nhà (được thể hiện qua các báo cáo, thuyết trình, sưu tầm tranh ảnh, sưu tầm
ngữ liệu, video). Trong giới hạn của đề tài này tôi xin đề cập đến cách đánh giá đối
với hoạt động nhóm thơng qua phương pháp thuyết trình.
Đối với phương pháp này tơi sẽ áp dụng khi dạy về tác giả Nguyễn Du (Ngữ
Văn 10). Tôi đã hướng dẫn các em tự tìm hiểu bài này theo cách thức như sau:

 Chia lớp thành 4 nhóm
 Giao việc cho mỗi nhóm:
Nhóm 1: Giới thiệu về cuộc đời tác giả Nguyễn Du bằng các hình thức như
ơ chữ, hỏi đáp có thưởng,…
Nhóm 2: Giới thiệu về nội dung các sáng tác của Nguyễn Du
Nhóm 3: Giới thiệu về tác phẩm Truyện Kiều

skkn


Nhóm 4: Giới thiệu những nét đặc sắc về nghệ thuật trong các sáng tác của
Nguyễn Du.
 Tiến hành thuyết trình
Thời gian 45 phút. Mỗi nhóm trình bày khơng q 10 phút
 Nhận xét, đánh giá và cho điểm
Thực tế cho thấy các em học sinh rất sáng tạo và thể hiện nhiều ý tưởng phong
phú khi tự mình làm ra các sản phẩm học tập. Có nhóm đã thực hiện chương trình
Ai là bá văn (mơ phỏng chương trình nổi tiếng Ai là triệu phú) với cách dẫn linh
hoạt, đưa thêm các thông tin về Nguyễn Du rất khéo léo. Các em cũng thể hiện khả
năng về công nghệ thơng tin rất tốt. Nhiều phần Powerpoil có giao diện đẹp khiến
giáo viên cũng bất ngờ.
Phương pháp này cũng có thể sử dụng sau khi học bài Trình bày một vấn đề
(Ngữ Văn 10) để giáo viên lấy điểm kiểm tra thường xuyên. Đối với hoạt động này
tôi sẽ thực hiện quy trình như sau:
+ Dạy bài Trình bày một vấn đề (Ngữ Văn 10)
+ Giao nhiệm vụ cho từng tổ
 GV đưa ra chủ đề:
Giao tiếp học đường
Thời trang học đường
Áp lực học đường

Tình yêu học đường
Bạo lực học đường
 Bốc thăm chủ đề: 4 nhóm sẽ bốc thăm 1 trong 5 chủ đề trên, chuẩn bị ở nhà
và đại diện lên thuyết trình vào giờ sau.
 Cách thức thuyết trình: Đại diện 4 nhóm sẽ thuyết trình, thời gian không quá
10 phút (Nếu quá 1 phút trừ 0,1 điểm)
 Đánh giá cho điểm: Theo bảng sau

skkn


BẢNG MƠ TẢ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
Tiêu chí

u cầu cần đạt

Số điểm từng nhóm đạt được

Ghi
chú

Mục

Điểm

Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm
1

Thời lượng


2

3

4

Đảm bảo thời lượng
Làm rõ chủ đề

Nội dung

7

Có dẫn chứng, phân
tích, đánh giá
Ngữ điệu

Hình thức

2

thuyết trình

Cách trình bày ngắn
gọn, rõ ràng, hấp
dẫn
Minh

Sáng tạo


1

họa

bằng

tranh ảnh, các slide,
tình huống…

Tổng điểm
Ngồi ra giáo viên đưa ra một bảng tiêu chí phụ để nhóm trưởng đánh giá
thành viên trong q trình làm việc nhóm. Bảng tiêu chí này nhằm mục đích tạo sự
cơng bằng khi đánh giá học sinh (Lưu ý cách đánh giá này khơng nhằm mục đích
cho điểm mà là cơ sở để giáo viên nắm bắt được thái độ, hiệu quả làm việc, khả
năng làm việc nhóm của từng học sinh để khuyến khích, động viên hay nhắc nhở
kịp thời)
PHIẾU ĐÁNH GIÁ DÀNH CHO HỌC SINH

skkn



×