Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Skkn phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức nâng cao chất lượng dạy học ngữ văn ở trường thpt sầm sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT SẦM SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐỂ HỆ THỐNG KIẾN
THỨC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở
TRƯỜNG THPT SẦM SƠN

Người thực hiện: Lương Thị Thủy
Chức vụ: Phó Tổ trưởng chun mơn
SKKN thuộc lĩnh vực (Mơn): Ngữ văn

THANH HĨA NĂM 2022

skkn


Mục lục
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài..................................................................................
1
1.2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................
2


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.............................................
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm………
3
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề........................................................................................................
3
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.........................................................
16
3. Kết luận, kiến nghị
18
3.1. Kết luận................................................................................................
18
3.2. Kiến nghị.............................................................................................
18

skkn


1. Mở đầu
1.1.Lí do chọn đề tài
  Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì
lợi ích trăm năm trồng người” và trong cuốn “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”
Thân Nhân Trung - cũng từng khẳng định : “Dù trong bất kì thời đại nào, giáo dục
ln được coi là động lực phát triển của đất nước”. Trong những năm qua Đảng ta
luôn xác định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo
nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”[1]. Để giáo dục phát

triển xứng tầm với vị thế của mình thì việc đổi mới phương pháp dạy học luôn là
nhiệm vụ trọng tâm, nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của
học sinh; vừa là một nhiệm vụ bức thiết xuyên suốt cả q trình dạy học. Đặc biệt
với bợ mơn Ngữ Văn, là môn học mang sứ mệnh trọng trách cao cả trong việc bồi
đắp tâm hồn, hình thành nhân cách học sinh.Văn học trang bị những cảm xúc nhân
văn, giúp con người hướng tới Chân - Thiện - Mỹ. Nhờ có Văn học mà đời sống
tinh thần của con người ngày càng giàu có, phong phú, tinh tế hơn. Tâm hồn trở
nên bớt chai sạn, thờ ơ, bàng quan trước những số phận, cảnh đời…Điều này càng
quan trọng khi chúng ta đang sống trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại.
Văn học bồi đắp cho học sinh lòng yêu nước, thái độ trân trọng truyền thống và
tình yêu tiếng Việt...Trước vai trị to lớn đó, người giáo viên dạy Văn cũng cần bắt
nhịp với thời cuộc, phải luôn cập nhật thông tin, làm mới bài giảng, cách truyền thụ
kiến thức bằng những phương pháp dạy học mới.
Song thực tế dạy học Ngữ Văn ở trường THPT còn nhiều bất cập, vẫn còn
những tiết dạy học theo phương pháp truyền thống, giáo viên độc chiếm lớp học
khiến cho giờ học trở nên đơn điệu, nhàm chán, làm mất hứng thú học tập ở học
sinh.
Hiện nay, Phương pháp dạy học sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy là một trong
những phương pháp dạy học mới được đánh giá có nhiều ưu điểm. Phương pháp
này được xem như một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở nhà trường
phổ thơng vì chúng giúp giáo viên và học sinh trong việc trình bày các ý tưởng,
tóm tắt, hệ thống hóa kiến thức các bài học, chủ đề, giai đoạn… một cách rõ ràng,
mạch lạc, lôgic và đặc biệt là học sinh phát dễ triển ý tưởng trong quá trình học tập.
Việc vận dụng kĩ thuật sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học khơng địi hỏi q
nhiều thời gian, khơng phải đầu tư nhiều kinh phí, vừa có thể sử dụng những
phương tiện đơn giản như bút viết, phấn màu, giấy bìa…vừa có thể ứng dụng cơng
nghệ thơng tin (Mind Map) để thiết kế. Vì vậy, dạy học kết hợp sử dụng sơ đồ tư
duy mang lại hiệu quả cao mà dễ thực hiện, dễ học, thích hợp với điều kiện giáo
dục ở nhiều vùng miền khác nhau. Qua việc tìm hiểu và vận dụng sơ đồ tư duy vào
giảng dạy tơi nhận thấy nó đã đem lại “luồng sinh khí mới” cho học sinh trong q

trình học văn. Bước đầu đã giảm bớt được tâm lí chán học văn, khơi gợi ở học sinh

1

skkn


tình u đối với mơn học, đồng thời đem đến cho các em cái nhìn mới, với cách tư
duy mới, sự hưng phấn, lôi cuốn trong các giờ học. Trên đây chính là những lí do
tơi chọn phương pháp dạy học: “ Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống
kiến thức nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn ở trường THPT Sầm Sơn” để cùng
trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học, tạo hứng thú, niềm
say mê học tập bộ môn Ngữ văn, giúp cho học sinh phát triển toàn diện. Đặc biệt là
nâng cao chất lượng dạy học các văn bản trong chương trình Ngữ Văn - THPT
Giáo dục học sinh kĩ năng ghi nhớ, quan sát, tổng hợp vấn đề .
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Môn Ngữ Văn THPT- các văn văn học - qua thực tế dạy học ở các lớp 10,11,12 Trường THPT Sầm Sơn năm học 2020 - 2021, 2021-2022.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, Tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
+ Tham khảo tài liệu, sách giáo khoa, báo, mạng internet.
+ Phân tích, tổng hợp khái quát hóa các nguồn tài liệu để xây dựng cơ sở lí thuyết
và nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm ở hai lớp:
. Lớp thực nghiệm: 12A1, 12A4( năm học 2020-2021), 12A10 ( năm học 2022)
. Lớp đối chứng: 12A6 ( năm học 2021-2022)

- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
- Giáo dục và đào tạo là một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống chính trị
của một đất nước vì vậy Luật Giáo dục khẳng định: ‘‘Phương pháp giáo dục phổ
thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp
với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện
kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập”[2]. Vì vậy những năm gần đây để đáp ứng yêu cầu của giáo dục,
các phương pháp, kỹ thuật dạy học mới đã được vận dụng nhiều trong q trình
giảng dạy ở trường phổ thơng và mang lại những tín hiệu khả quan. Theo đó, các
kỹ thuật dạy học tích cực (KTDHTC) đã giúp học sinh phát huy sự tham gia
chủ động vào quá trình học tập, kích thích tư duy, sáng tạo động lực thúc đẩy sự

2

skkn


cộng tác làm việc của học sinh, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho học sinh một
cách đầy đủ hơn.
- Một trong những phương pháp giáo dục tích cực hiện nay là sử dụng kĩ thuật
Sơ đồ tư duy. GD&TĐ - Tony Buzan là “cha đẻ” của Sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy là
một công cụ năng động, hấp dẫn giúp con người suy nghĩ và lên kế hoạch nhanh
chóng cũng như hiệu quả hơn. Và từ khi được “sinh ra” đến nay, nó đã phát huy
hiệu ứng mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực của xã hội, trong đó đặc biệt là giáo dục…
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Bản chất môn ngữ văn là dung lượng kiến thức cần phải ghi nhớ nhiều, chủ yếu
thơng qua kênh chữ. Vì thế qua nhiều năm công tác tại trường THPT Sầm Sơn tôi
đã nhận thấy những thực trạng sau:

Thứ nhất, Thực tiễn dạy học Ngữ văn tại trường THPT trong thời gian gần đây
cho thấy nhiều tiết dạy giáo viên vẫn dạy học theo phương pháp cũ, theo lối mịn:
giáo viên thuyết trình đưa ra quá nhiều kiến thức hàn lâm, khó hiểu... đặc biệt là
quá trình học tập thiếu sự hợp tác giữa giáo viên và học sinh, giáo viên ít dành thời
gian để học sinh được trao đổi, trình bày ý kiến của mình, ít được bàn luận để đưa
ra ý kiến riêng dẫn đến quá trình học tập của học sinh diễn ra một cách thụ động,
thiếu sáng tạo. Như vậy dẫn đến q trình học khơng hình thành cho học sinh
những kĩ năng cần thiết, học sinh không biết cách tự học, không biết cách tự khai
thác kiến thức trong sách giáo khoa, không xác định được trọng tâm kiến thức nên
học sinh thường ít hứng thú, ít đam mê với các tiết học văn.
Thứ hai, hiện nay nhiều học sinh học văn vì điểm số, học để thi, lên lớp, tốt
nghiệp...vì vậy những tiết học văn học sinh thường học theo kiểu đối phó cho xong.
Nên dẫn đến kết quả học tập của các em thường không cao.
Thực trạng dạy và học Ngữ văn trên do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên một
trong những nguyên nhân đó là giáo viên chưa biết áp dụng những phương pháp
dạy học mới, tích cực hoặc có sử dụng nhưng chưa đồng bộ ở tất cả các tiết dạy.
Trong thời gian gần đây, chúng ta đã và đang được tiếp cận với những phương
pháp, kĩ thuật dạy học mới. Trong đó có việc sử dụng Sơ đồ tư duy. Có thể nói, đây
là một bước tiến đáng kể trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay khi mà
khoa học công nghệ phát triển nhất là sự bùng nổ của ngành Công nghệ thông tin.
Việc sử dụng sơ đồ tư duy thay thế cho những phương pháp dạy học truyền thống
đã lạc hậu, lỗi thời để khái quát, cô đọng kiến thức cho học sinh là một sự tất yếu,
bởi sơ đồ tư duy có rất nhiều điểm ưu việt hơn. Việc ứng dụng sơ đồ tư duy vào
trong quá trình dạy học môn Ngữ văn không chỉ lôi cuốn sự hứng thú mà đã làm
“sống lại” niềm đam mê, yêu thích học văn ở các em học sinh.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề
2.3.1. Khái niệm Sơ đồ tư duy (SĐTD)

3


skkn


Sơ đồ tư duy là phương pháp dạy học chú trọng đến cơ chế ghi nhớ, dạy cách
học, cách tự học nhằm tìm tịi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một
chủ đề hay một mạch kiến thức...bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình
ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực[3]. Đặc biệt, đây là một
dạng bản đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, các em có
thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi em có thể vẽ một kiểu khác nhau, dùng những
màu sắc, hình ảnh, chữ viết và các cụm từ diễn đạt khác nhau...Tuy cùng một chủ
đề nhưng mỗi em có thể “thể hiện” nó dưới dạng sơ đồ tư duy theo cách riêng của
mình. Do đó, việc lập bản đồ tư duy đã phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mỗi
học sinh.
2.3.2. Các bước thiết kế một SĐTD
+ Bước 1: Bắt đầu từ trung tâm với từ, cụm từ thể hiện chủ đề (có thể vẽ hình ảnh
minh họa cho chủ đề - nếu hình dung được)
+ Bước 2: Từ hình ảnh trung tâm (chủ đề) chúng ta cần xác định: để làm rõ chủ đề,
thì ta đưa ra những ý chính nào. Sau đó, ta phân chia ra những ý chính, đặt tiêu đề
các nhánh chính, nối chúng với trung tâm.
+ Bước 3: Ở mỗi ý chính, ta lại xác định cần đưa ra những ý nhỏ nào để làm rõ mỗi
ý chính ấy. Sau đó, nối chúng vào mỗi nhánh chính. Cứ thế ta triển khai thành
mạng lưới liên kết chặt chẽ.
+ Bước 4: Cuối cùng, ta dùng hình ảnh (vẽ hoặc chèn) để minh họa cho các ý, tạo
tác động trực quan, dễ nhớ.
Ảnh minh họa cấu tạo Sơ đồ tư duy

2.3.3: Sử dụng SĐTD để hệ thống, củng cố kiến thức sau khi học một phần văn
bản hoặc một văn bản
- Phương pháp 1: Sau mỗi bài học, giáo viên có thể đưa Sơ đồ tư duy tóm tắt kiến

thức trọng tâm để củng cố bài học thay cho cách làm truyền thống là giáo viên tổng
kết bằng việc cho học sinh ghi chép nội dung chính của bài học. Như vậy khi nhìn

4

skkn


vào sơ đồ giáo viên trình chiếu học sinh rất dễ ghi nhớ kiến thức trọng tâm của cả
bài học.
Ví dụ minh họa 3: Sơ đồ tổng kết bài Chiếu cầu hiền- Ngơ Thì Nhậm”[4].

Ví dụ minh họa 2: Sơ đồ tổng kết bài Tây tiến – Quang Dũng [5].

-Phương pháp 2: Giao nhiệm vụ cho học sinh vẽ SĐTD để tổng kết nội dung bài
học.
Giáo viên hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự hệ thống kiến thức trọng tâm, cần ghi
nhớ của bài học bằng cách vẽ SĐTD. Mỗi văn bản học sinh vẽ một SĐTD trên một
trang giấy rời rồi kẹp lại thành tập. Việc làm này sẽ giúp các em khắc sâu được
kiến thức bài học, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình học sinh ôn tập xem lại kiến
thức cơ bản khi cần một cách nhanh chóng, dễ dàng. Đặc biệt là khi các em vẽ
SĐTD sẽ khơi gợi được khả năng sáng tạo của học sinh, giúp giáo viên phát hiện

5

skkn


được những học sinh có tư duy tốt, có tố chất học giỏi môn văn để chọn học sinh
giỏi một cách chính xác.

Ví dụ minh họa: Sau khi học bài “ Chữ người tử tù” [5] giáo viên tiến hành cho
học sinh lập Sơ đồ tư duy hệ thống toàn bộ kiến thức liên quan đến bài học.
+Yêu cầu: -Tổ 1: Vẽ SĐTD Tác giả Nguyễn Tuân.
- Tổ 2: Vẽ SĐTD nhân vật Huấn Cao.
- Tổ 3: Vẽ SĐTD nhân vật Viên Quản Ngục.
- Tổ 4: Vẽ SĐTD cảnh cho chữ. ( Gv có thể đưa ra yêu cầu cao hơn để
một số hs học khá giỏi có cơ hội thể hiện: Trong cảnh cho chữ Huấn Cao đã cho
Viên Quản Ngục chữ gì ? lí giải ngắn gọn vì sao ? Hãy thể hiện bằng SĐTD)
+ Sản phẩm bài làm của học sinh:

6

skkn


7

skkn


2.3.4: Sử dụng SĐTD để củng cố kiến thức sau khi học xong một chủ đề
Theo công văn số 3080/BGDĐT-GDTrH, ngày 27/8/2020 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học. Trong đó các
văn bản được phân loại theo nội dung chủ đề. Vì vậy để học sinh hệ thống được
kiến thức các tác phẩm theo chủ đề, giáo viên có thể sử dụng sơ đồ tư duy để hệ
thống kiến thức cho học sinh đồng thời qua đó giúp học sinh có thể so sánh thấy
được điểm giống và khác nhau giữa các văn bản.
Ví dụ minh họa: Dạy xong chủ đề thơ Nôm đường luật giáo viên đưa bảng SĐTD
hệ thống kiến thức theo chủ đề:


8

skkn


2.3.5: Sử dụng SĐTD để hệ thống, củng cố kiến thức bài ôn tập
Căn cứ vào mục tiêu bài học, tiết dạy ôn tập trọng tâm là củng cố, hệ thống lại kiến
thức đã học cho học sinh. Để tiết ôn tập có hiệu quả giáo viên nên sử dụng SĐTD
hệ thống kiến thức.
Ví dụ minh họa 1: SĐTD bài Ôn tập văn học trung đại (tiết 25-26)[5]

Ví dụ minh họa 2: SĐTD bài Ôn tập Văn học Dân gian (tiết 30-31) [4].
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị trước theo tổ: Vẽ SĐTD đoạn trích
Chiến thắng Mtao-Mxây, Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng
Thủy, Truyện cổ tích Tấm Cám, Đoạn trích Uylitxơ trở về. Đến tiết ôn tập giáo
viên cho học sinh lên bảng thuyết trình về sơ đồ của nhóm mình sau đó giáo viên
nhận xét.

9

skkn


Sản phẩm của học sinh: Tiết ôn tập VHDG lớp 10A10-Trường THPT Sầm Sơn

2.3.6. Sử dụng SĐTD trong việc kiểm tra bài cũ
Kiểm tra bài cũ: Giáo viên đưa ra một từ khóa (hay một hình ảnh trung tâm) thể
hiện chủ đề của kiến thức cũ mà các em đã học, cần kiểm tra, yêu cầu các em vẽ
SĐTD thông qua câu hỏi gợi ý. Trên cơ sở từ khóa (hoặc hình ảnh trung tâm) ấy kết


10

skkn


hợp với câu hỏi định hướng của giáo viên, học sinh sẽ nhớ lại kiến thức và định hình
được cách vẽ SĐTD theo yêu cầu.

Hình ảnh minh họa kiểm tra bài Chí Phèo tại lớp 11A1
2.3.7.Giáo án thực nghiệm:
Đọc văn:

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
- Nguyễn Tuân -

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. KIẾN THỨC
- Đặc điểm chính của hình tượng nhân vật Huấn Cao: cốt cách của một nghệ sĩ tài
hoa; khí phách của một trang anh hùng nghĩa liệt; sự trong sáng, thiên lương của
một con người trọng nghĩa khinh tài.
- Quan niệm về cái đẹp và tấm lòng yêu nước kín đáo của Nguyễn Tn. Xây
dựng tình huống truyện độc đáo, bút pháp lãng mạn và nghệ thuật tương phản…
2. KĨ NĂNG
- Đọc - hiểu một truyện ngắn hiện đại.
- Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
3. THÁI ĐỘ
- Yêu thương, trân trọng những con người nghèo khổ.
- Giáo dục lòng nhân hậu và ý thức biết ước mơ và có niềm tin trong cuộc sống.
4. ĐỊNH HƯỚNG GĨP PHẦN HÌNH THÀNH NĂNG LỰC
-Năng lực giải quyết vấn đề: lí giải vấn đề đời sống được thể hiện qua tác phẩm sự

đề cao cái đẹp, đề cao thiên lương của con người;
-Năng lực sáng tạo: học sinh xác định và hiểu được những ý tưởng mà tác giả muốn
gửi gắm. Trình bày được suy nghĩ của mình trước giá trị cuộc sống được thể hiện
qua tác phẩm.
- Năng lực hợp tác: HS cùng chia sẻ, phối hợp với nhau qua hoạt động thảo luận
11

skkn


nhĩm.
- Năng lực giao tiếp: HS giao tiếp cùng tác giả qua văn bản, nâng cao khả năng sử
dụng tiếng Việt.
- Năng lực thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mỹ: HS cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ
văn học - tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân; biết rung động
trước cái đẹp nhân cách và tài năng của nhân vật.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Phương tiện, thiết bị: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án dạy học, máy
tính, máy chiếu, loa, tranh ảnh…
- Phương pháp dạy học:Nêu vấn đề, Đọc sáng tạo, trao đổi thảo luận, vấn
đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm, trị chơi…
2. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH
- Sách giáo khoa, vở ghi, vở bài tập…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi:Hãy sắp xếp các tác giả sau đây theo đúng xu hướng văn học: Thạch
Lam,
Ngơ Tất Tố, Hồ Chí Minh, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Huy Cận,
Tố Hữu, Nam Cao ?

Đáp án: - Văn học lãng mạn: Thạch Lam, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Huy Cận
- Văn học hiện thực: Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao
- Văn học cách mạng: Hồ Chí Minh, Tố Hữu
2. Khởi động:
Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, một trí thức giàu lịng u nước và tinh thần
dân tộc, suốt đời ơng tơn thờ và “đi tìm cái đẹp, cái thật” (Nguyễn Đình Thi), Dựa
vào những câu chuyện do người cha Nguyễn An Lan kể lại về nhà nho, nhà thơ
Chu Thần Cao Bá Quát, Nguyễn Tuân sáng tạo nên hình tượng nhân vật Huấn
Cao, thổi linh hồn truyện ngắn cho“ Chữ người tử tù”. Cho đến bây giờ và có lẽ
cịn lâu nữa, người ta vẫn khơng biết dịng chữ cuối cùng ông Huấn để lại cho
quản ngục nhà lao tỉnh Sơn là chữ gì. Nhưng điều đó khơng mấy quan trọng. Chỉ
biết rằng nhân cách, khí phách và tâm hồn nhân vật và tác giả thì vẫn sáng mãi.
3. Hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn I. TÌM HIỂU CHUNG:
HS đọc - tìm hiểu tiểu dẫn và 1. TÁC GIẢ:
văn bản.
1.1. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ:
GV TỔ CHỨC CHO HS HOẠT - Nguyễn Tuân (1910 - 1987)
ĐỘNG THEO CẶP ĐÔI.
- Quê quán: Làng Nhân Mục - quận Thanh
Bước 1: Tổ chức cho hs xem Xuân - Hà Nội.
12

skkn


video, GV giao nhiệm vụ
-Nêu vài nét về tác giả Nguyễn

Tuân?
-Nêu những nét chính về sự
nghiêp Nguyễn Tuân?
( GV yêu cầu HS hoạt động theo
cặp đôi, ghi nhớ nội dung của
video để trả lời câu hỏi)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả
thực hiện
Gv nhận xét và tổng kết nội dung
chính về tiểu sử NT.

GV: Dựa vào phần tiểu dẫn SGK
em hãy nêu những hiểu biết của
bản thân về tập truyện Vang bóng
một thời?
HS: trả lời.

GV: Truyện ngắn chữ người tử tù
có những tên gọi nào?
GV TỔ CHỨC CHO HS HOẠT
ĐỘNG NHÓM:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
Tóm tắt truyện chữ người tử tù
bằng sơ đồ?
Lớp chia làm 4 nhóm, hoạt động
trong thời gian 3 phút, tóm tắt vào

- Cuộc đời: + Trước cách mạng: NT Theo
gia đình sống các tỉnh Miền Trung, học hết

bậc thành trung ở nam định, viết văn làm báo
tại Hà nội.
+ Sau các mạng: NT dùng văn
chương phục vụ hai cuộc kháng chiến .
1.2. SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC:
- Tác phẩm chính:
+ Trước cách mạng: Một chuyến đi, vang
bóng một thời, thiếu q hương...
+ Sau cách mạng: Đường vui, tình chiến
dịch, sơng Đà, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi...
- Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn. Suốt đời
đi tìm cái đẹp, có phong cách tài hoa phóng
túng.
2. TẬP TRUYỆN VANG BĨNG MỘT
THỜI:
Nhân vật chính: Những trí thức Hán học tài
hoa lỗi lạc. Họ là lớp nho sĩ cuối mùa, tuy
buông xuôi bất lực nhưng quyết giữ “Thiên
lương” và “sự trong sạch của tâm hồn”.
Nội dung : kể về những phong tục đẹp, cách
ăn chơi thanh lịch tao nhã có văn hố: Thả
thơ, đánh thơ, thưởng trà -> ca ngợi nét đẹp
văn hoá truyền thống dân tộc.
Nội dung : kể về những phong tục đẹp, cách
ăn chơi thanh lịch tao nhã có văn hoá: Thả
thơ, đánh thơ, thưởng trà -> ca ngợi nét đẹp
văn hoá truyền thống dân tộc.
3.TRUYỆN NGẮN CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ:
a. Nhan đề: lúc đầu có tên là “Dịng chữ cuối
cùng” in trên tạp chí“Tao đàn” (1939), sau

được tuyển in trong tập“Vang bóng một
thời” và đổi tên thành “Chữ người tử tù”.
b. Tóm tắt:

13

skkn


giấy A0, mỗi nhóm cử nhóm
trưởng để trình bày.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả
thực hiện
GV cử đại diện từng nhóm trình
bày, cho các nhóm khác nhận xét,
GV đánh giá chung.
GV: Hãy chia bố cục của tác
phẩm?
c,Bố cục: 3 phần
-Từ đầu đến rồi sẽ liệu: Tâm trạng của viên
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn
quan coi ngục khi nghe tin người tử tù sắp
HS Đọc - Hiểu tác phẩm.
được giải đến là Huấn Cao.
Thời gian
-Từ Sớm hôm sau đến trong thiên hạ: Tâm
trạng và thái độ của viên quan coi ngục khi
Huấn Cao Bình diện NT Bình diện NT VQN
Huấn Cao được giải đến.

- Cịn lại: Cảnh cho chữ
Bình diện XH

Khơng gian

Bình diện XH

GV TỔ CHỨC CHO HS HOẠT
ĐỘNG NHÓM THEO BÀN
( 4HS 1 NHÓM)
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi
và điền thong tin câu trả lời vào
phiếu theo sơ đồ ?
Câu1: Hãy xác định thời gian,
khơng gian của truyện ?
Câu 2: Trên bình diện xã hội :
Huấn Cao là người như thế nào?
VQN là người như thế nào ?

II. ĐỌC – HIỂU ĐOẠN TRÍCH:
1.Tình huống truyện :

- Cuộc gặp gỡ, éo le khác thường của hai con
người khác thường :
+ Viên quản ngục - kẻ đại diện cho quyền
lực tăm tối nhưng lại khao khát ánh sáng và
chữ nghĩa.
+ Huấn Cao - người tử tù có tài viết chữ đẹp,
14


skkn


Câu 3: Trên bình diện nghệ thuật:
Huấn Cao là người như thế nào?
VQN là người như thế nào ?
Câu 4: Nhận xét về tình huống
truyện?
GV trình chiếu bảng sơ đồ, gọi hs
các nhóm điến thơng tin.
GV chốt lại: Tình huống truyện là
tình thế xảy ra truyện; khoảng
khắc sự sống hiện ra rất đậm đặc,
khoảng khắc có khi chứa đựng cả
một đời người, thể hiện mâu
thuẫn hoặc quan hệ giữa nhân vật
này với nhân vật khác hoặc mâu
thuẫn trong lòng một nhân vật,
quan hệ giữa nhân vật và xã hội,
môi trường... góp phần thể hiện
chủ đề.
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết
GV TỔNG KẾT NỘI DUNG
QUA VIỆC TỔ CHỨC CHO
HỌC SINH CHƠI TRÒ CHƠI Ô
CHỮ.( Chia lớp làm 2 đội trả lời
5 câu hỏi , mỗi câu trả lời trong
vòng 5s)

GV GỌI HỌC SINH CHỌN

CÂU HỎI BẤT KÌ VÀ TRẢ LỜI.
DỰ ĐỐN CÂU TRẢ LỜI
HÀNG DỌC NHANH NHẤT.

chống lại triều đình phong kiến.
→ Cuộc hội ngộ diễn ra giữa chốn ngục tù
căng thẳng, kịch tính, có ý nghĩa đối đầu giữ
cái đẹp cái thiên lương>< quyền lực tội ác.
→ cái đẹp, cái thiên lương đã thắng thế.

III.TỔNG KẾT:
Câu1: Ai là nhà văn lớn, nghệ sĩ lớn suốt đời
đi tìm cái đẹp? (Nguyễn Tuân)
Câu 2: Viết chữ nhanh và đẹp là biểu hiện
của vẻ đẹp…? ( Tài hoa)
Câu 3: Điều gì là nguồn cảm hứng bất tật của
Nguyễn Tuân ? ( Cái đẹp)
Câu 4: Huấn cao là một anh hung có khí
phách ? ( Hiên ngang)
Câu 5: Nhân vật nào được Huấn Cao coi là
“một tấm lòng trong thiên hạ”? Viên Quản
Ngục
Câu 6: Sự phi thường trong vẻ đẹp của nhân
vật Huấn Cao được xây dựng bằng bút pháp
gì ? ( Lãng mạn)
Câu7: Nghệ thuật viết chữ đẹp gọi là gì ?
(Thư pháp)
Câu 8: Nhân vật phụ có vai trị kết nối giữa
Huấn Cao và Quản Ngục là ai?( Thầy Thơ
Lại)

Câu9:Nguyễn Tuân đã xây dựng được…
truyện độc đáo, làm nổi bật tính cách nhân
vật ? (Tình huống)
Câu 10: Chữ người tử tù được in trong tập
truyện ngắn mang tên ?(Vang bóng một thời)

4. Vận dụng:
Câu 1: Tìm hiểu về nhân vật Huấn Cao, Viên quản Ngục và Cảnh cho chữ ?
15

skkn


Câu 2: Sân khấu hóa cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù?
5. Rút kinh nghiệm:……………………
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
Sau khi vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này trên lớp, tôi thấy rõ hiệu quả mà
nó đem lại: Được các đồng nghiệp trong trường ghi nhận và học sinh ủng hộ học
tập tích cực.
2.4.1. Đối với Học sinh, hoạt động giáo dục
Về phía học sinh,việc sử dụng SĐTD có tác dụng như sau:
- Tăng sự hứng thú trong học tập.
- Phát huy khả năng sáng tạo, năng lực tư duy của học sinh.
- Tiết kiệm thời gian rất nhiều.
- Nhìn thấy được bức tranh tổng thể.                         
- Ghi nhớ tốt hơn.
- Thể hiện phong cách cá nhân, dấu ấn riêng của mỗi học sinh.
2.4.2. Đối với bản thân giáo viên
Sau một thời gian ứng dụng SĐTD trong đổi mới phương pháp dạy học môn

Ngữ văn tại trường THPT Sầm Sơn, tôi nhận thấy bước đầu phương pháp này có
những kết quả rất khả quan.
Bản thân tơi đã nhận thức được vai trị tích cực của việc ứng dụng SĐTD trong
q trình dạy học. Tơi đã tìm hiểu, biết cách sử dụng SĐTĐ một cách hiệu quả
trong hầu hết các khâu của quá trình lên lớp, từ việc kiểm tra bài cũ, củng cố kiến
thức bài học, ôn tập, khái quát, hệ thống kiến thức các chủ đề và đặc biệt là giúp tơi
phát hiện ra những học sinh có khả năng học tốt môn văn để tuyển chọn đội tuyển
HSG bồi dưỡng cho các em...
2.4.3. Đối với đồng nghiệp và nhà trường
- Nhiều đồng nghiệp sau khi sử dụng cũng thấy có nhiều hiệu quả rõ rệt so với
trước kia dạy học theo phương pháp truyền thống.
- Vận dụng phương pháp giảng dạy này Nhà trường sẽ có đội ngũ giáo viên vững
mạnh, đáp ứng yêu cầu thay đổi phương pháp trong giáo dục, đem lại chất lượng
giáo dục cao.
2.4.4. Kết quả thực nghiệm
- Năm học 2020-2021 : Tôi vận dụng phương pháp này với 2 lớp: 12A1 và 12A4
(là lớp học khối A) kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT trung bình của lớp 12A1 là:
7,18; lớp 12A4 là 7,47 (trong khi đó điểm trung bình mơn văn của cả tỉnh 7.059),
hai lớp này có nhiều học sinh đạt điểm 8-9 điểm. Kết quả trên đã minh chứng cho
hiệu quả của việc sử dụng SĐTD trong dạy học Ngữ văn.

16

skkn


- Năm học 2021-2022 tôi đã vận dụng phương pháp này đối với học sinh lớp
12A10. Kết quả là chất lượng giáo dục của học sinh được nâng lên rõ rệt. Cụ thể
như sau:
Bảng điểm kết quả bài thi kiểm tra cuối kì của lớp 12A10 so với lớp 12A6

Năm học 2021-2022
Điểm/

Điểm Điểm
Điểm
Điểm
Điểm
Điểm
Điểm
lớp
số dưới 5
5
6
7
8
9
10
0
0
1
15
21
8
0
12A10 45
0%
0%
2.2% 33.3% 46.7%
17.8%
0%

1
3
11
20
10
0
0
12A6
45
2.2%
6.6% 22.2% 44.5% 24.5%
0%
0%
(Lớp 12A6 - lớp đối chứng không vận dụng phương pháp dạy học sử dụng SĐTD )
Kết quả: Xử lí số liệu thống kê điểm của học sinh

Hình 1: Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra cuối kì của lớp 12A10 và 12A6
17

skkn


Theo bảng thống kê kết quả điểm bài thi kiểm tra cuối kì của hai lớp 12A10 và
12A6( hai lớp này cùng sử dụng chung môt đề kiểm tra và được tổ chức thi tập
trung). Trong đó lớp 12A10 áp dụng phương pháp dạy học sử dụng sơ đồ tư duy để
hệ thống, củng cố kiến thức giờ học Văn đã có kết quả đánh giá tốt hơn lớp 12A6
khơng sử dụng phương pháp dạy học này. Cụ thể là tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi
ở lớp 12A10 tăng lên, xuất hiện nhiều điểm 9, số học sinh có điểm dưới trung bình
khơng cịn so với lớp 12A6. Điều quan trọng và ý nghĩa hơn là đã đẩy mạnh được
phong trào học tập, giúp các em ngày càng u thích học mơn Ngữ văn hơn.

3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Hiện nay, cả dân tộc đang trên con đường đổi mới, trong đó có đổi mới căn bản
và toàn diện nền giáo dục.Với việc vận phương pháp giáo dục mới đặc biệt trong
dạy học bộ môn Ngữ văn ở trường THPT chúng ta sẽ khơng cịn phải lo lắng về
một thế hệ học sinh THPT hổng về kiến thức, nghèo về kỹ năng mà thay vào đó là
một thế hệ trẻ luôn năng động, sáng tạo chủ động chiếm lĩnh tri thức.
Vận dụng Sáng kiến kinh nghiệm: “ Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy để hệ
thống kiến thức nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn ở trường THPT Sầm Sơn”
vào dạy học đã làm cho giờ học văn trở nên tự nhiên, thoải mái, không khô cứng,
bớt căng thẳng, đẩy mạnh việc thực hiện dạy học theo phương châm “học đi đôi với
hành”; đổi mới hình thức, phương pháp học, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết
kết quả học tập của học sinh.
Tôi tin rằng, nếu sáng kiến kinh nghiệm của tôi nêu trên đây được các bạn đồng
nghiệp tham khảo, áp dụng vào quá trình giảng dạy của mình thì việc giảng dạy các
văn bản văn học trong chương trình ngữ văn THPT sẽ dễ dàng, hấp dẫn và hiệu quả
cao.
3.2. Kiến nghị
- Cá nhân tơi ln tự giác bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ.
- Tôi mong rằng tại đơn vị, Sở GD&ĐT sẽ tổ chức các buổi tập huấn về đổi mới
phương pháp giảng dạy, Trường sở tại cần chuẩn bị thêm trang thiết bị hiện đại để
giáo viên linh hoạt hơn trong quá trình lựa chọn phương pháp – kĩ thuật dạy học đa
dạng hơn.
- Mặc dù tơi đã có nhiều tâm huyết để nghiên cứu, xây dựng đề tài, cũng như
được sự góp ý giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp tại trường để hoàn thiện sáng kiến
kinh nghiệm của mình song có thể vẫn cịn nhiều thiếu sót và những điểm chưa phù
hợp ở các tình huống giáo dục khác nhau. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của các bạn đồng nghiệp ở những đơn vị khác để sáng kiến kinh nghiệm của tơi
hồn thiện hơn và có thể áp dụng rộng rãi trong dạy học Ngữ văn tại trường THPT .


18

skkn


XÁC NHẬN CỦA

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2022.

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.

Lương Thị Thủy

19

skkn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Văn kiện đại hội Đảng khóa XII về giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân
lực
[2]. Luật giáo dục, số 43/2019/QH14, Hà Nội ngày 14 tháng 6 năm 2019
[3]. Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. Nguyễn Lăng
Bình (chủ biên)- NXBĐHSP-2015
[4]. Sách giáo khoa Ngữ văn 10, Bộ giáo dục và đào tạo, NXB Giáo dục.
[5]. Sách giáo khoa Ngữ văn 11, Bộ giáo dục và đào tạo, NXB Giáo dục.

[6].Sách giáo khoa Ngữ văn 12, Bộ giáo dục và đào tạo, NXB Giáo dục.

20

skkn


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC
HỘI ĐỒNG SKKN NGÀNH GD VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Lương Thị Thủy
Chức vụ và đơn vị cơng tác: Phó tổ trưởng Tổ Văn -Trường THPT Sầm Sơn
Kết quả
Cấp đánh
Năm học
đánh
TT
Tên đề tài SKKN
giá xếp
đánh giá
giá xếp
loại
xếp loại
loại
1

Phương pháp giảng dạy văn bản
nghị luận thời trung đại trong

chương trình ngữ văn lớp 10- THPT

Hội đồng
khoa khọc
Ngành

C

2014-2015

2

Phương pháp giảng dạy văn bản tác
giả văn học trong chương trình ngữ
văn - THPT

Hội đồng
khoa khọc
Ngành

B

2020-2021

21

skkn




×