Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Skkn sử dụng tư liệu gốc trong giảng dạy phần lịch sử việt nam giai đoạn 1930 1945 (lớp 12) nhằm phát triển năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 39 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THCS&THPT THỐNG NHẤT

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI
SỬ DỤNG TƯ LIỆU GỐC TRONG GIẢNG DẠY PHẦN LỊCH SỬ
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930-1945 (LỚP 12) NHẰM
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

Người thực hiện: Lê Thị Tuyết
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử

THANH HÓA NĂM 2022

skkn


DANH MỤC VIẾT TẮT
TT

Nội dung

Viết tắt

1

Dạy học Lịch sử


DHLS

2

Trung học phổ thông

THPT

3

Giáo viên

GV

4

Học sinh

HS

5

Sáng kiến kinh nghiệm

6

Sách giáo khoa

SKKN
SGK


MỤC LỤC

skkn


1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài…………………….............................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu……………...............................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................2
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.................................................2
2. NỘI DUNG.......................................................................................................2
2.1. Cơ sở lí luận..................................................................................................2
2.2. Thực trạng của vấn đề....................................................................................3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề..............................................4
2.3.1.Sử dụng tư liệu gốc để gây hứng thú, tạo động cơ học tập cho HS trong
phần khởi động của bài học……………………………………………………4
2.3.2. Sử dụng tư liệu gốc để khôi phục lại biểu tượng chân thực lịch sử cho
HS……………………………………………………………………………….5
2.3.3.Sử dụng tư liệu lịch sử gốc để cụ thể hóa sự kiện cho học sinh...................8
2.3.4.Sử dụng tư liệu gốc để tổ chức học sinh trao đổi, thảo
luận.........................9
2.3.5.Tổ chức học sinh tự học với tư liệu lịch sử……………………………..10
2.3.6.Sử dụng tư liệu lịch sử gốc cho hoạt động luyện tập, vận dụng và mở
rộng……………………………………………………………………………12
2.3.7.Tiến hành dạy thực nghiệm……………………………………………..13
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm…………………………………….18
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................19
3.1. Kết luận........................................................................................................19

3.2. Kiến nghị.................................................................................................19

skkn


1. MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, việc nắm vững tri
thức lịch sử không chỉ giúp HS hiểu sâu sắc về tiến trình lịch sử phát triển của
thế giới và dân tộc mà còn giáo dục các em lòng yêu quê hương đất nước và ý
thức trách nhiệm trước cuộc sống hiện tại.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc dạy-học lịch sử THPT nhận
được sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các nghành và xã hội, nhất là khi Bộ
giáo dục và Đào tạo đưa Chương trình giáo dục phổ thơng-chương trình tổng thể
năm 2018 để bộ môn Lịch sử là môn học tự chọn từ năm học 2022-2023 đã làm
dậy sóng dư luận. Nhiều ý kiến bày tỏ sự lo lắng thực sự cho “số phận” mơn học
vì vốn dĩ học sinh đã ngại, sợ, khơng thích học Lịch sử. Nếu theo chương trình
giáo dục 2018, HS sẽ càng “quay lưng” với học Lịch sử...
Thực tế cho thấy, HS bản chất khơng phải khơng thích Lịch sử mà một
phần do cách dạy đọc –chép của chúng ta khiến cho các em có tâm lý đối kháng
với mơn học. Do đó, để HS hứng thú với việc học Lịch sử, mỗi GV cần phải đổi
mới phương pháp dạy học.
Với bản thân, tôi luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới
phương pháp dạy học nên ln tìm tịi những phương pháp phù hợp để lơi cuốn
HS ham mê với Lịch sử. Trong q trình đó, tôi nhận thấy việc sử dụng tư liệu
gốc là một trong những biện pháp tạo sự hứng thú học tập, phát huy năng lực HS
và nâng cao hiệu quả bài học Lịch sử.
Tư liệu lịch sử gốc mang những thông tin đầu tiên về sự kiện, hiện tượng
lịch sử, được ra đời cùng với thời gian và không gian của sự kiện là bằng chứng
gần gũi, xác thực nhất của lịch sử, mang tính khách quan cao. Vì thế, tư liệu gốc

có giá trị lịch sử đặc biệt mà khơng một loại tài liệu lịch sử nào có được. Dạy
học sử dụng tư liệu gốc giúp HS khôi phục lại bức tranh của quá khứ một cách
khoa học, chính xác và sinh động nhất, góp phần phát triển năng lực học tập lịch
sử một cách sáng tạo và chủ động.
Sử dụng tư liệu gốc trong dạy học Lịch sử không phải là vấn đề mới.
Nhưng trên thực tế, GV thường khai thác và sử dụng tư liệu gốc chủ yếu mang
tính hình thức, minh họa chưa khai thác nhằm phát triển năng lực cho HS. Điều
này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới phương pháp sử dụng tư liệu gốc trong
dạy học Lịch sử.
Xuất phát từ thực tế giảng dạy, từ yêu cầu đổi mới giáo dục về nội dung và
phương pháp dạy học ở trường THPT, tôi chọn đề tài: “Sử dụng tư liệu gốc
trong giảng dạy phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930-1945 (lớp 12) nhằm
phát triển năng lực học sinh” làm đề tài SKKN trong năm học 2021-2022.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận dạy học nói chung và thực tiễn việc DHLS
THPT nói riêng, đề tài tập trung khẳng định tầm quan trọng của việc sử dụng tư
liệu gốc trong dạy học lịch sử. Đồng thời sưu tầm hệ thống tư liệu gốc có thể
khai thác, sử dụng trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam 1930-1945 và đề xuất
một số biện pháp sử dụng tư liệu gốc để phát triển năng lực HS.
1

skkn


1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu vào một số biện pháp
sử dụng tư liệu gốc khi dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930-1945 nhằm
phát triển năng lực HS.
-Phạm vi nghiên cứu: Do năng lực bản thân và thời gian thực hiện đề tài
không cho phép, tôi chỉ giới hạn việc khai thác và sử dụng những tư liệu gốc

thành văn trong giờ học nội khóa để phát triển năng lực HS.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp sưu tầm, xử lý tư liệu lịch sử gốc.
-Phương pháp phân tích, tổng hợp.
-Phương pháp khái quát, so sánh.
-Phương pháp thực nghiệm.
5. Điểm mới của đề tài.
Đề tài đề xuất một số biện pháp sử dụng tư liệu gốc dạy phần Lịch sử Việt
Nam 1930-1945, lớp 12 giúp HS hứng thú với bộ môn, phát triển năng lực, đem
đến hiệu quả cao trong học tập Lịch sử.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của việc sử dụng tư liệu gốc trong dạy trong Lịch sử ở
trường THPT.
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tư liệu gốc
Tư liệu gốc với vai trò là một trong những căn cứ khoa học, bằng chứng
lịch sử quan trọng nhất mang tính hấp dẫn và sát thực. Hiện nay có rất nhiều
quan niệm khác nhau về tư liệu gốc vì phụ thuộc vào quan niệm của từng người
và từng thời kỳ lịch sử. Cuối thế kỷ XIX, nhà sử học người Đức E.Bernheim cho
rằng “Sử liệu là những dấu vết do tư tưởng và hành động của con người từ quá
khứ để lại” [7]. Trong nước, Tiến sỹ Trần Viết Thụ đưa ra khái niệm tư liệu gốc
“là những văn kiện, tư liệu có liên quan trực tiếp đến sự kiện, ra đời vào thời
điểm xảy ra các sự kiện như các văn tự cổ, các hiệp ước, điều ước, Tuyên
ngôn…” [13]. Theo Nguyễn Văn Ninh thì “Tư liệu lịch sử gốc là tư liệu lịch sử
mang những thông tin đầu tiên về sự kiện lịch sử được phản ánh lại, ra đời cùng
thời gian và không gian của sự kiện, là bằng chứng gần gũi sát thực nhất của lịch
sử” [11].
Trên cơ sở tham khảo ý kiến từ các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước,
chúng ta có thể hiểu: Tư liệu lịch sử gốc là những tư liệu mang những thông tin
đầu tiên về sự kiện, hiện tượng lịch sử, được phản ánh, ra đời cùng với thời gian
và không gian của sự kiện do chính chủ thể lúc đó ghi lại, mang tính khách

quan, xác thực nhất của lịch sử.
Về hình thức, tư liệu gốc được chia làm hai loại: tư liệu vật chất (như
công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt, vũ khí của người xưa, thành qch, cung
điện, hình vẽ, ghi âm, ghi hình…) và tư liệu thành văn (gồm các văn tự, tuyên
ngôn, hiệp ước, điều luật) ra đời tại thời điểm diễn ra sự việc.
Về đặc điểm, tư liệu lịch sử gốc có những đặc điểm sau:
-Tư liệu lịch sử gốc là bằng chứng thật của quá khứ, ra đời trong thời
điểm sự kiện, hiện tượng lịch sử xảy ra, là nguyên gốc, nguyên văn nên mang
tính khách quan, chân thực nhất và sống động nhất.
2

skkn


-Tư liệu lịch sử gốc đưa lại những nhận thức trực tiếp, những thông tin
trực tiếp về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.
- Đây là loại tư liệu khó khai thác, nội dung đơn lẻ nên khi nghiên cứu,
học tập với loại tư liệu này sẽ vấp phải nhiều khó khăn.
2.1.2. Ý nghĩa của việc sử dụng tư liệu gốc trong dạy học lịch sử ở trường
THPT
Với những đặc điểm nêu trên, tư liệu lịch sử gốc được ví như “bà hồng”
của các nguồn tư liệu. Dó đó, trong dạy học lịch sử, việc sử dụng tư liệu gốc
theo là điều hết sức cần thiết và hữu ích.
Về mặt kiến thức: tư liệu lịch sử gốc là nguồn cung cấp kiến thức quan
trọng cho học sinh, tạo biểu tượng rõ ràng, cụ thể, có hình ảnh, tăng thêm tính
sinh động, hấp dẫn và gây hứng thú cho HS, phát huy trí sáng tạo, tích cực chủ
động cho các em.
Về thái độ: Việc sử dụng tư liệu lịch sử gốc theo hướng phát triển năng
lực HS khơi dậy những cảm xúc lịch sử, là cơ sở để giáo dục đạo đức cho các
em.

Về kỹ năng: phát triển toàn diện năng lực của HS nhất là năng lực tư duy,
phân tích, đánh giá, nhận xét, kỹ năng tự học một cách tích cực chủ động.
2.2. Thực trạng của việc sử dụng tư liệu gốc trong dạy học Lịch sử tại
trường THPT
Sử dụng tư liệu gốc trong dạy học lịch sử là một trong những phương
pháp dạy học tích cực, gây hứng thú cho HS học tập lịch sử, đem lại hiệu quả
cao cho bài học, song trên thực tế, việc sử dụng còn rất hạn chế.
Đối với giáo viên: qua khảo sát bằng phiếu điều tra, phỏng vấn [Phụ lục 1]
của GV sở tại là trường THCS và THPT Thống Nhất và một số trường THPT
trên địa bàn lân cận như Yên Định I, II, III; THPT Vĩnh Lộc, THPT Lê Văn
Hưu… có kết quả sau:
Năm học 2021 - 2022
Số lượng GV

Mức độ sử dụng
Không sử dụng tư liệu gốc
Ít khi sử dụng tư liệu gốc

42

%

13
25

31
60

Thường xuyên sử dụng tư liệu gốc
4

9
Tổng
42
100
Nhìn vào bảng số liệu, có thể nhận thấy việc hiện trạng GV sử dụng tư
liệu gốc trong dạy học lịch sử là rất ít. Nguyên nhân này là do GV cho rằng
“thiếu nguồn tư liệu gốc”, phải “mất q nhiều thời gian cơng sức sưu tầm và
khó sử dụng” dẫn đến hiệu quả bài học chưa cao. Tuy nhiên, trong số ít GV sử
dụng “thường xuyên” tư liệu gốc thì họ biết cách sử dụng rất đa dạng như trình
bày miệng, giải thích, minh họa cho kiến thức bài học, tổ chức cho HS tranh
luận, đóng vai, ra đề kiểm tra, hoạt động ngoại khóa… Nhờ vậy, hiệu quả bài
học rất cao, HS thích và ham học lịch sử.
3

skkn


Đối với HS: GV cũng sử dụng phiếu điều tra [Phụ lục 2] tại trường THCS
và THPT Thống Nhất thu được kết quả sau:
Năm học 2021 - 2022
Số lượng HS

Mức độ sử dụng
Thường xuyên sử dụng tư liệu gốc
Thỉnh thoảng sử dụng tư liệu gốc

156

%


0
6

0
0.4

Chỉ khi thầy cô yêu cầu
21
13,6
Không bao giờ sử dụng tư liệu gốc
129
84
Tổng
156
100
Qua điều tra, GV nhận thấy phần lớn các em vẫn yêu thích học lịch sử
nhưng các em hầu như không được tiếp cận và biết cách khai thác tư liệu lịch sử
gốc. Thực tế khảo sát cho thấy, nếu GV có sự đầu tư kỹ lưỡng, biết kết hợp các
phương pháp dạy học, sử dụng tư liệu gốc phù hợp trong bài dạy thì HS rất hứng
thú học tập Lịch sử. Điều đó cho thấy, môn Lịch sử không phải là môn học thiếu
tính hấp dẫn với HS nếu chúng ta là những người dạy học thực sự truyền lửa
trong mỗi tiết dạy của mình.
2.3.Những giải pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề
Lịch sử Việt Nam lớp12 giai đoạn 1930-1945 có vị trí đặc biệt quan trọng,
chứa đựng hàm lượng nội dung lịch sử phong phú, đa dạng, quyết định đến tiến
trình của lịch sử dân tộc. Nắm bắt tầm quan trọng của giai đoạn lịch sử này, tôi
thường thử nghiệm và áp dụng những phương pháp giảng dạy mới, sinh động,
có tính thuyết phục để lơi cuốn HS, trong đó có việc sử dụng tư liệu gốc phù hợp
trong mỗi giờ dạy bằng những biện pháp như sau:
2.3.1.Sử dụng tư liệu gốc để gây hứng thú, tạo động cơ học tập cho HS

trong phần khởi động của bài học.
Khởi động là bước để GV thu hút HS vào bài học, tuy ngắn nhưng có tác
dụng dẫn dắt cho cả một chuỗi hoạt động sau đó. Sử dụng tư liệu gốc để mở đầu
bài học là cách hấp dẫn, lôi cuốn HS vào bài học.
Ví dụ: Dạy bài: Phong trào dân chủ 1936-1939 (Bài 15, Lịch sử 12), GV
sử dụng hình ảnh chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức, Nhật,Ý, Mặt trận nhân dân
thắng thế ở Pháp [Phụ lục 3] kết hợp với trích dẫn tư liệu: “Hồn cảnh mới
nhiệm vụ mới bắt buộc Đảng phải có con đường chính trị mới, con đường chính
trị mới bắt buộc phải có một con đường tổ chức mới” [1] để mở đầu bài học.
GV dẫn dắt “Những năm 30 của thế kỉ XX tình hình thế giới có nhiều thay đổi
tác động đến Việt Nam, từ đó Đảng cộng sản Đơng Dương có những thay đổi
trong sự chỉ đạo cách mạng. Vậy sự chỉ đạo đó như thế nào? Phong trào cách
mạng nào diễn ra dưới sự chỉ đạo này? Để sáng tỏ, chúng ta sẽ tìm hiểu bài học
hơm nay. Cách mở đầu như vậy, GV sẽ kích thích động cơ học tập cho HS, HS
cũng sẽ tự định hướng vấn đề cần tìm hiểu trong bài học.
Dạy bài Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám
(1939-1945). Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời (Bài 16, Lịch sử 12), GV
sử dụng hình ảnh Lán Khuổi Nậm [Phụ lục 4] cùng với đoạn trích dẫn “Trong
4

skkn


lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, khơng địi được
độc lập, tự do cho tồn thể dân tộc, thì chẳng những tồn thể quốc gia dân tộc
còn mãi chịu khiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm
cũng không địi lại được [3]. GV đưa ra tình huống có vấn đề: Tại sao Hội nghị
8 đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu? Nhiệm vụ đó được Đảng giải
quyết như thế nào? Để sáng tỏ, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hơm nay.
Với cách tạo tình huống có vấn đề trên, HS bị thu hút về nội dung bài học,

các em sẽ huy động kiến thức của mình để giải quyết vấn đề, gây hứng khởi cho
việc tìm hiểu kiến thức mới.
Như vậy, GV hồn tồn có thể sử dụng tư liệu gốc mở đầu bài học. Đây là
cách thu hút các em vào khám phá những tri thức chứa đựng trong tư liệu.
2.3.2.Sử dụng tư liệu gốc khôi phục lại biểu tượng chân thực lịch sử cho HS.
Sử dụng tư liệu gốc là một trong những biện pháp tạo biểu tượng lịch sử
chân thực và sinh động nhất cho HS. GV có thể thiết kế các phiếu học tập với
dạng câu hỏi gợi ý để tạo biểu tượng lịch sử chân thực cho các em.
Ví dụ, khi dạy mục I. Việt Nam trong những năm 1929-1933 bài Phong
trào cách mạng 1930-1935 (Bài 14, Lịch sử 12), GV sử dụng tư liệu gốc kết hợp
với câu hỏi gợi mở tạo biểu tượng cho HS về cuộc sống của nhân dân ta dưới tác
động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
THÔNG TIN HỖ TRỢ HỌC SINH
Tư liệu 1: Sự phát triển kinh tế ở Đông Dương.
“Trước cuộc khủng hoảng, trung bình hàng năm, đồng bằng Bắc Kỳ xuất khẩu
180.000 tấn lúa. Nhưng khối lượng lúa đó hồn tồn khơng phải dư thừa. Bắt
đầu từ năm 1932, khả năng xuất khẩu đó hồn tồn biến mất. Sau lúa là than.
Sản xuất than năm 1931 của Việt Nam được 2 triệu tấn, chỉ bằng 2% tổng số
than sản xuất ở Đông Nam Á. Tuy nhiên do tác động của cuộc khủng hoảng kinh
tế, số xuất khẩu trong những năm 1931-1933 cũng giảm mạnh” .[19]
Tư liệu 2: “Nông dân đồng bằng Bắc Bộ”.
“Lương công nhân không bao giờ vượt quá từ 2 đến 2,5 phơrăng mỗi ngày.
Trong các xưởng dệt, ngày bắt đầu làm việc từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối. Nông
dân Bắc Kỳ càng ảm đạm, lúa gạo sụt giá, thuế tăng. Những gia đình bần cố
nơng có thể thu nhập 12 xu cho 6 người trong một ngày. Họ phải nhắm mắt vay
của địa chủ với bất kỳ tỉ lệ lãi nào để sống vất vưởng, cầm cố, bán chác tất cả
những tài sản nghèo nàn của mình.” [15].
Câu hỏi:
1.Đọc tư liệu 1, em hãy cho biết kinh tế Việt Nam như thế nào dưới tác động của
cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933?

2.Dựa vào tư liệu 2, em hãy nhận xét về đời sống nhân dân ta trong những năm
1929-1933?
3.Rút ra nguyên nhân bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931?
Học trên tư liệu, HS được khắc sâu kiến thức về tình hình Việt Nam trong
cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.Toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam và
Đơng Dương chìm đắm trong cảnh tiêu điều. Cơng nhân thất nghiệp, lương bị
cắt giảm. Nông dân rên xiết dưới gánh nặng sưu thuế, tô tức và nặng lãi. Các
tầng lớp khác cũng lao đao. Thêm vào đó là sự đàn áp dã man nhân dân ta của
5

skkn


thực dân Pháp sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái, đẩy mâu thuẫn ngày càng sâu sắc
giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai. Giữa lúc này, Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời đã đưa đến sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931.
Một ví dụ khác, khi dạy mục II.3. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành
Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10/1930)-Bài 14, Lịch sử 12,
GV sử dụng tư liệu:
THÔNG TIN HỖ TRỢ HỌC SINH
Tư liệu 1: Tiểu sử và sự nghiệp Trần
Phú
“Ông sinh năm 1904 tại ở xã Tùng
Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Năm 1927, ông sang Liên Xô, học ở
trường Đại học Phương Đông của
Quốc tế Cộng sản. Tháng 4 năm
1930, ông về nước, được giao soạn
thảo Luận cương Chính trị và được
bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của

Đảng. Năm 1931, ông bị thực dân
Pháp bắt và sau những địn tra tấn
của kè thù, ơng qua đời tại Nhà
thương Chợ Quán ở tuổi 27 với lời
nhắn nhủ "Hãy giữ vững khí tiết chiến
Trần Phú (1904-1931)
đấu".
Tư liệu 2: Trích Luận cương chính trị
“Cách mạng Đơng Dương bao gồm
cả cách mạng thổ địa đánh đổ phong
kiến làm cho người cày có ruộng và
cách mạng phản đế, đánh đổ đế quốc
Pháp... nhiệm vụ của cuộc cách mạng
dân tộc dân chủ tiến thẳng lên chủ
nghĩa xã hội không thông qua giai
đoạn phát triển của chủ nghĩa tư
bản...Trong cuộc cách mạng tư sản
dân quyền, giai cấp vô sản và nông
dân là hai động lực chính, nhưng vơ
sản có cầm quyền lãnh đạo thì cách
Bản thảo Luận cương chính trị
mạng mới thắng lới được...” [4].
Câu hỏi:
1.Đọc tư liệu 1, em có suy nghĩ gì cuộc đời và những đóng góp cho cách
mạng Tổng bí thư Trần Phú?
2.Đọc tư liệu 2, em hãy nêu nội dung và nhận xét về Luận cương chính trị?
Dựa trên tư liệu, HS sẽ tạo biểu tượng sâu sắc về Trần Phú, đánh giá
khách quan về Luận cương chính trị. Trần Phú là Tổng Bí thư đầu tiên của
Đảng, đã có những đóng góp to lớn đối với cách mạng Đơng Dương. Luận
cương chính trị do ơng soạn thảo đã vạch ra con đường chống đế quốc, chống

6

skkn


phong kiến ở Đơng Dương tồn diện và tương đối hồn chỉnh. Tuy nhiên, Luận
cương có hạn chế như nặng về đấu tranh giai cấp, cách mạng ruộng đất, chưa
thấy rõ khả năng cách mạng của các tầng lớp khác ngồi cơng nơng. Khơng chỉ
được cung cấp kiến thức, qua tư liệu cịn giáo dục các em lịng kính phục và học
tập về Trần Phú với tư tưởng bất hủ “Hãy giữ vững khí tiết chiến đấu”.
Dạy mục I. Tình hình Việt Nam trong những năm 1939-1945 (Bài 16,
Lịch sử 12-Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám 19391945.Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời), GV tạo biểu tượng cho HS về
nạn đói năm 1945 thông qua phiếu học tập, tư liệu và các câu hỏi gợi mở như
sau:
PHIẾU HỌC TẬP
Tư liệu 1: Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam
“Nạn đói vơ cùng khủng khiếp. Nó kéo
dài cái chết khiến nạn nhân bị các cơn
đói dày vị, đau khổ, tủi nhục. Nhìn
thấy người thân chết mà khơng cứu
được, biết đến lượt mình rồi sẽ chết mà
khơng thốt được. Muốn tìm cái sống
đã phải dứt bỏ nhà cửa, quê hương, mồ
mả tổ tiên ra đi, mong sao được cứu
sống, nhưng rồi lại chết gục ở đầu
đường xó chợ… những trẻ em nhay vú
mẹ đã chết, người đi lĩnh chẩn bế đứa
con trên tay nhưng con đã chết… Hàng
nghìn hộ chết cả nhà, nhiều dịng họ
chết cả họ, hàng chục xóm làng chết cả

xóm, cả làng”. [6]
Tư liệu 2: Trích “Tin trong nước” nói về chính sách “Phá lúa trồng đay” của
Nhật-Pháp.
“Vì Nhật cần có đay để làm bao cát và bông để làm thuốc súng nên Tây ra sức
khuyên nhân dân ta giồng bông, giồng đay. Giồng bơng và đay càng nhiều thì
đất trồng lúa càng ít và nhân dân ta sẽ chết đói. Thế là Tây làm lợi cho Nhật và
làm hại cho ta... nhiều nơi ở thượng du, Tây bắt ta bỏ lúa trồng đay và bông
đến mùa mỗi xuất đinh phải nạp 1 cân sợi. Người nào không nạp sẽ bị phạt
nặng. Ở Thái Bình, phải bỏ đay để cấy lúa. Ai khơng nghe thì bị bắt”. [6]
Câu hỏi:
1.Tư liệu 1,2 phản ánh đời sống của nhân dân ta như thế nào dưới ách thống trị
phát xít Pháp-Nhật?
2.Nhiệm vụ bức thiết của cách mạng lúc này gì? Đảng cần phải chuyển hướng
đấu tranh như thế nào?
Dựa trên tư liệu gốc, HS có được biểu tượng chân thực về tình cảnh bi
thảm nhân dân ta dưới ách bóc lột Pháp-Nhật. Đây chính là cơ sở để Đảng
chuyển hướng đấu tranh tại Hội nghị Đảng tháng 11/1939 và hoàn chỉnh chủ
trương ở Hội nghị tháng 5/1941 nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạng
là giải phóng dân tộc.
7

skkn


2.3.3.Sử dụng tư liệu lịch sử gốc để cụ thể hóa sự kiện cho học sinh.
Tư liệu gốc là một dạng của tài liệu lịch sử cho nên nó là một phương tiện
quan trọng để cụ thể hóa sự kiện, hiện tượng lịch sử cho HS, từ đó tăng thêm
tính sinh động cho bài giảng.
Ví dụ, để cụ thể hóa sự kiện phát xít Nhật đảo chính Pháp khi dạy mục
III.1. Khởi nghĩa từng phần (bài 16, Lịch sử 12), GV sử dụng tư liệu:

“Ngay bây giờ, chúng ta đã nhận thấy rõ mấy hiện tượng sau này, biểu
hiện cho một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc:
-Hai quân cướp nước cắn xé nhau chí tử.
-Chính quyền Pháp tan rã.
-Chính quyền Nhật chưa ổn định.
-Các tầng lớp đứng giữa hoang mang.
-Quần chúng cách mạng muốn hành động….” [3]
Yêu cầu HS đọc tư liệu, kết hợp với trả lời các câu hỏi:
1.“Chỉ thị Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” được ra đời trong
hoàn cảnh nào?
2. Nhận xét về nội dung của Chỉ thị? Vì sao Chỉ thị nhấn mạnh “Mặc dù tình
hình chính trị khủng hoảng sâu sắc, những điều kiện khởi ở Đông Dương hiện
nay chưa thực sự chín muồi”?
Thơng qua làm việc với tư liệu gốc, HS sẽ phân tích, đánh giá, nhận định
về lí do Nhật đảo chính Pháp vì “hai con chó đế quốc không thể ăn chung một
miếng mồi béo như Đông Dương”. Qua đó HS nhận rõ bản chất hèn hạ của thực
dân Pháp vì “trong gần 5 năm chúng đã bán nước ta 2 lần cho Nhật”. Từ sau sự
kiện này, Pháp mất quyền cai trị ở Đông Dương. Cuộc đảo chính chỉ mới làm
xuất hiện tình thế cách mạng, điều kiện Tổng khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi
vì kẻ thù chính của dân tộc lúc này là phát xít Nhật chỉ mới suy yếu, chưa bị tiêu
diệt hoàn toàn.
Dạy mục III.3.Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám 1945 (Bài 16, Lịch
sử 12), GV đưa tư liệu về Bảo Đại đọc chiếu thoái vị và yêu cầu HS trả lời các
câu hỏi:
“Ngày 30/8/1945, theo giờ đã định, năm
vạn nhân dân nội thành Huế đã tập trung
trước cửa Ngọ Môn… Bảo Đại đọc chiếu
thoái vị. Bảo Đại hai tay dâng chiếc kiếm
dài nạm ngọc và sau đó là chiếc ấn hình
vng. Tơi thay mặt Chính phủ lâm thời

của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp
nhận hai vật tượng trưng cho chế độ phong
kiến: xóa bỏ chính thể qn chủ từ ngày
xưa để lại và chấm dứt ngôi vua cuối cùng
Bảo Đại thoái vị, trao ấn kiếm của triều Nguyễn.” [16]
1. Đọc tư liệu, em hãy cho biết ngày 30/8/1945 đánh dấu sự kiện gì?
2.Ý nghĩa của sự kiện này như thế nào?
8

skkn


Từ tư liệu, HS khắc sâu một sự kiện đã ghi dấu vào lịch sử dân tộc khi
vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị, trao ấn kiếm cho chính quyền Cách mạng, đánh
dấu sự kết thúc của chế độ phong kiến già cỗi ở Việt Nam.
Khi dạy mục IV. Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa được thành lập
(2.9.1945) (Bài 16, Lịch sử 12) để cụ thể hóa sự kiện nước Việt Nam dân chủ
Cộng hòa ra đời, GV yêu cầu HS đọc tư liệu về Tuyên ngôn độc lập [Phụ lục 5]
kết hợp với việc trả lời các câu hỏi:
1.Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thành lập như thế nào?
2.Cảm nghĩ của em khi Tun ngơn nhấn mạnh “Tồn thể dân tộc Việt
Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững
quyền tự do, độc lập ấy”?
Từ làm việc với tư liệu, HS không chỉ cụ thể hóa sự kiện nước Việt Nam
dân chủ Cộng hòa ra đời là thành quả thắng lợi của Cách mạng tháng Tám mà
cịn tự hào về ý chí sắt đá của nhân dân Việt Nam, quyết giữ vững độc lập, tự do
dân tộc, lòng biết ơn Bác về những đóng góp của Người với đất nước.
Như thế, việc sử dụng tư liệu gốc như trên không những cụ thể hóa sự
kiện lịch sử mà cịn giáo dục tư tưởng, thái độ, đồng thời phát triển kỹ năng
phân tích, tư duy cho HS.

2.3.4.Sử dụng tư liệu gốc để tổ chức học sinh trao đổi, thảo luận
Để giờ học không cịn mang tính độc thoại, GV cần cho HS thảo luận,
tranh luận, phản bác ý kiến của người khác, bảo vệ ý kiến của mình dưới nhiều
hình thức như tranh luận giữa cá nhân với HS, tranh luận theo nhóm hay tranh
luận giữa GV với HS... Việc sử dụng tư liệu gốc để thảo luận và tranh luận là
phương pháp dạy học tích cực, phát triển năng lực HS tối đa.
Ví dụ, khi dạy mục V.1. Nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng
Tám (Bài 16, Lịch sử 12), GV có thể tổ chức cho HS tranh luận về vấn đề “Cách
mạng tháng Tám thắng lợi có phải là một sự ăn may?”. GV đưa ra nguồn tư liệu
gốc nhận xét về Cách mạng tháng Tám như sau:
Nhà sử học người Na Uy Stein Tonesson cho rằng: “Bằng việc tạo ra
khoảng trống quyền lực các cường quốc đã làm đảo lộn tồn bộ tình hình và do
đó đã mời Việt Minh giành chính quyền”.[9]
Giáo sư William. J. Duiker, nhà sử học người Mỹ nhận định: “Sự tan rã
nhanh chóng của chính phủ ở cả các khu vực thành thị và nơng thơn đi đơi với
sự trì hỗn đổ bộ của lực lượng chiếm đóng Đồng Minh sau khi Nhật Bản đầu
hàng đã tạo ra một khoảng trống chính trị ở tất cả các đầu mối quyền lực”. [9]
Em có đồng ý với các quan điểm trên hay khơng? Hãy tìm những nguồn
liệu chứng minh để có đánh giá đúng đắn nhất về nguyên nhân thắng lợi của
Cách mạng tháng Tám?
HS sẽ chủ động tìm tư liệu để minh chứng cho quan điểm của mình. Đến
giờ học, GV sẽ chia nhóm tranh luận và cần giữ vai trò chủ đạo của mình, hướng
HS vào trọng tâm của cuộc tranh luận. Sau khi HS trình bày sản phẩm của mình,
GV đưa ra kết luận và gợi mở cho các em những suy nghĩ sâu sắc hơn. Cách
mạng tháng Tám nổ ra và thắng lợi là do sự chuẩn bị lâu dài, chu đáo, kỹ lưỡng
của toàn Đảng, toàn dân sau 15 năm đấu tranh liên tục (1930-1945). Thông qua
các cao trào cách mạng, ta đã xây dựng được lực lượng chính trị, lực lượng vũ
9

skkn



trang và căn cứ địa cách mạng. Chiến thắng của phe Đồng minh trước phát xít
vào năm 1945 đã tạo thời cơ để Việt Nam giành độc lập nhưng phải có sự chuẩn
bị từ trước thì mới có điều kiện để đón nhận thời cơ này. Chính vì vậy, Cách
mạng tháng Tám 1945 hồn tồn khơng phải là một sự “ăn may”. Các quan
điểm về cách mạng tháng Tám trên là khơng có cơ sơ khoa học.
Sử dụng tư liệu gốc cho HS tranh luận, thảo luận như trên có khả năng
phát huy tính tích cực, chủ động của từng HS trong học tập Lịch sử.
2.3.5.Tổ chức học sinh tự học với tư liệu lịch sử gốc
Tổ chức HS tự học lịch sử giúp HS đào sâu, củng cố, mở rộng kiến thức,
phát triển năng lực nhận thức, năng lực thực hành và các kỹ năng, kỹ xảo. Ngoài
ra tự học lịch sử cịn hình thành các em những phẩm chất, thái độ như tính tự
giác, kiên nhẫn, tự tin và chuyên cần trong học tập, sự say mê nghiên cứu khoa
học. Sử dụng tư liệu gốc là phương pháp giúp HS tự học một cách hiệu quả. GV
có thể tổ chức các hoạt động tự học cho HS ở trên lớp và ngồi giờ học.
Ví dụ, khi dạy mục II.3. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách
mạng. Hội nghị lần thứ 8 ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông
Dương (Bài 16, Lịch sử 12), GV sử dụng tư liệu gốc và yêu cầu HS trả lời:
Tư liệu 1: “Việt Minh chủ trương liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước,
không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu
hướng chính trị đặng cùng nhau mưu cuộc giải phóng sinh tồn... Coi quyền lợi
dân tộc cao hơn hết thảy, Việt Minh sẵn sàng giơ tay đón tiếp những cá nhân
hay đồn thể, khơng cứ chủ nghĩa quốc tế hay quốc gia, miễn thành thực muốn
đánh đuổi Nhật - Pháp để dựng nên nước Việt Nam tự do, độc lập”. [4]
Tư liệu 2:
“Sau khi giành được độc lập, Việt Minh chủ trương: 1.Đối với tư sản: Được tự
do kinh doanh, được giúp đỡ mở mang các ngành kỹ nghệ cần thiết. 2. Đối với
địa chủ: Quyền sở hữu ruộng đất cần được coi trọng; được khai phá đất hoang.
3.Đối với nhà buôn: Được tự do thông thương; sản nghiệp thương mại được

pháp luật bênh vực. 4. Đối với thợ thuyền được hưởng Luật Lao động bỏ các
giấy giao kèo nô lệ, lập giấy giao kèo chung giữa chủ và thợ; thợ thuyền già có
lương hưu trí, cải thiện chế độ học việc.5. Đối với dân cày: Có đủ ruộng cày;
được cứu tế trong những năm mất mùa. Tá điền được giảm địa tô”. [4]
Từ hai tư liệu trên, em hãy cho biết:
-Vì sao Mặt trận Việt Minh đã khắc phục triệt để nhược điểm của Luận
cương (10/1930) về mặt lực lượng cách mạng?
-Mặt trận Việt Minh khác với những mặt trận trước đây ở điểm nào?
Làm việc với tư liệu và trả lời các câu hỏi trên, HS đã tự khám phá, chiếm
lĩnh được tri thức lịch sử một cách hiệu quả, hiểu sâu hơn về Mặt trận Việt Minh
là hình ảnh của khối đại đồn kết dân tộc, khác với các mặt trận trước đó vì đã
thực hiện chức năng của một chính quyền.
Sử dụng tư liệu gốc để hướng dẫn HS nắm vững kiến thức về phương
pháp tự học lịch sử. Khi dạy mục II.4. Chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính
quyền (Bài 16, Lịch sử 12), GV cho HS đọc tư liệu, trả lời câu hỏi:

10

skkn


“Cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng
chiến của toàn dân,vũ trang toàn dân
cho nên trong khi tập trung lực lượng để
lập một đội quân đầu tiên phải duy trì
lực lượng vũ trang… Đội Việt Nam
Tuyên truyền Giải phóng quân là quân
đội đàn anh, mong cho chóng những
quân đội đàn anh em khác. Tuy lúc đầu
quy mơ cịn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó

rất vẻ vang”.

1.Đội Việt Nam tuyên Truyền giải phóng quân do ai thành lập? Đứng đầu là ai?
2.Đội Việt Nam Tun truyền Giải phóng qn chính trị hay quân sự quan trọng
hơn?
Tự học với tư liệu gốc, HS hiểu hơn về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải
phóng quân. Đây là đội tuyên truyền nên thiên về chính trị hơn quân sự, gồm 34
chiến sĩ do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy, biên chế thành 3 tiểu đội và được
trang bị 34 khẩu súng các loại. Chỉ hai ngày sau khi thành lập, Đội đã lập liên
tiếp hai chiến công oanh liệt: Hạ đồn Phay Khắt (ngày 25/12) và đồn Nà Ngần
(ngày 26/12), mở đầu truyền thống “đánh thắng trận đầu” của Quân đội ta. Cũng
từ đây, đồng chí Võ Nguyên Giáp bắt đầu bước vào cuộc đời của một vị tướng
cầm quân, trở thành người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, lãnh đạo
quân ta lập nên những chiến công vang dội.
GV sử dụng tư liệu gốc để HS chuẩn bị cho bài học mới. Chẳng hạn,
trước khi tìm hiểu về phong trào cách mạng 1930-1931 (Bài 14, Lịch sử 12) GV
cung cấp tư liệu gốc, yêu cầu HS đọc trước:
Tư liệu 1: Trong bài Nghệ Tĩnh đỏ, Nguyễn Ái Quốc viết:
“Địa thế hai tỉnh nhiều từng núi, đất đai cằn cỗi, nông giang chẳng có, ở đây
thường xảy ra lụt, bão. Do đó nhân dân đói khát và nơi ăn chốn ở rất khổ sở,
sưu thuế nặng nề và nạn áp bức chính trị làm cho cảnh ngộ của họ càng cực
cùng cực hơn. Nhân dân Nghệ Tĩnh nổi tiếng cứng đầu. Trong thời kỳ Pháp xâm
lược cũng như các phong trào cách mạng quốc gia (1905-1925), Nghệ Tĩnh đã
nổi tiếng. Trong cuộc đấu tranh, công nhân và nông dân Nghệ Tĩnh vẫn giữ
vững thống cách mạng của mình” .[8]
Tư liệu 2: Tồn quyền Robanh nói lên sự thất vọng của đế quốc Pháp với bọn
tay sai phong kiến.
“Chỉ trong vòng vài tuần, chủ nghĩa Cộng sản lan dần từ chỗ này đến chỗ khác,
hầu như khắp các làng trong thung lũng sông Cả và đồng bằng Hà Tĩnh. Họ
hoàn toàn bất lực, chẳng thể làm điều gì để ngăn cản sự mở rộng của phong

trào. Chính quyền bản xứ thuộc mọi cấp trong tỉnh đều tê liệt, không thể nêu tên
một người cầm đầu nào, không thể nhờ cậy vào một sự trợ giúp nào của các
chức trách cấp xã, khiến người ta có cảm giác rằng họ đã mất hết tất cả uy
quyền trên đám quần chúng mà họ cai trị”. [10]
11

skkn


Nhờ tự học với những tư liệu gốc trước về phong trào, HS sẽ tiếp thu bài
học mới trên lớp tốt và hiệu quả hơn.
GV hướng dẫn HS tự học lịch sử bằng tư liệu gốc không chỉ nắm vững,
hiểu sâu kiến thức mà cịn hình thành ở các em phẩm chất của người lao động tự
tin, sáng tạo.
2.3.6. Sử dụng tư liệu lịch sử gốc cho hoạt động luyện tập, vận dụng và mở
rộng
Hoạt động luyện tập, vận dụng và mở rộng là một trong những phương
thức giúp HS củng cố, hoàn thiện kiến thức đồng thời giúp các em có tư duy độc
lập, rèn luyện các kỹ năng đã học.
Có nhiều hình thức luyện tập cho HS ở cuối giờ học, trong đó cách tạo
khơng khí vui vẻ, thoải mái, giành được nhiều sự thích thú của HS là thơng qua
trị chơi lịch sử. Ví dụ sử dụng trị chơi “Ai là triệu phú”, “Bí ẩn đằng sau ơ số”
hoặc “Từ khóa bí mật”... Ở các trị chơi, GV lồng ghép lồng ghép các đoạn tư
liệu ngắn, các hình ảnh tư liệu. Đây là hình thức “học mà chơi”, “chơi mà học”
rất có hiệu quả, kích thích sự tò mò, hăng hái của HS nhất là GV kèm theo cho
điểm nếu HS giải mã đúng.
Ví dụ: Dạy Phong trào cách mạng 1930-1935 (Bài14, Lịch sử 12), ở phần
luyện tập, GV sử dụng trị chơi “Bí ẩn đằng sau ô số” với 5 ô số, GV khéo léo sử
dụng tư liệu gốc trong các câu hỏi:
Ô số 1: Đối tượng cách mạng của phong trào 1930-1931?

Ô số 2: Nguyên nhân nào quyết định bùng nổ phong trào 1930-1931?
Ô số 3: Phong trào phát triển đỉnh cao ở địa phương nào?
Ô số 4: “Trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền, giai cấp vô sản và nông dân
là hai động lực chính, nhưng vơ sản có cầm quyền lãnh đạo thì cách mạng mới
thắng lợi được”. Nội dung trên được trích trong văn kiện nào?
Ơ số 5: “Hãy giữ vững khí tiết chiến đấu”. Đây là câu nói của ai?
Từ những ơ số, HS có sự liên kết với nhau để dẫn đến đồng chí Trần PhúTổng bí thư đầu tiên của Đảng là bí ẩn đằng sau ơ số.
Một cách khác, GV có thể sử dụng tư liệu gốc bằng việc tổ chức trò chơi
Ai là triệu phú với hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trong phần luyện tập Bài 16Lịch sử 12 (Tiết 24) [Phụ lục 9]. Kết thúc trò chơi, nếu HS trả lời đúng, GV sẽ
trao cho các em danh hiệu “Triệu phú tri thức” với phần thưởng là điểm 10.
Thực tế cho thấy, nếu GV sử dụng tư liệu gốc khéo léo kết hợp với hình
thức trị chơi ở phần luyện tập cuối bài sẽ rất có hiệu quả cho HS khắc sâu kiến
thức và gây hứng thú với mơn học.
GV cũng có thể sử dụng tư liệu gốc ở phần Vận dụng và mở rộng, giúp
HS lĩnh hội kiến thức lịch sử để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn.
Chẳng hạn, Bài 16- Lịch sử lớp 12 (Tiết 24) GV trích Tun ngơn Độc
lập [Phụ lục 5] của Chủ tịch Hồ Chí Minh và yêu cầu HS làm bài tập:
1.Em hãy tưởng tượng mình được nghe Bác đọc trực tiếp Tun ngơn
Độc lập tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) vào ngày 2/9/1945. Viết một bài
phát biểu cảm nghĩ về sự kiện lịch sử trọng đại này?
2.Từ bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945, hãy chỉ
ra bài học kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
12

skkn


Với cách học lịch sử với tư liệu gốc ở trên, HS khơng bị đi vào lối mịn,
khơng phải học thuộc những số liệu khô khan mà ngược lại, các em được thỏa
sức trí tưởng tượng của mình để sáng tạo, hiệu quả học lịch sử nhờ vậy mà được

nâng lên rõ rệt.
Trên đây là một số biện pháp mà GV sử dụng tư liệu gốc trong giảng dạy
phần Lịch sử Việt Nam 1930-1945 (lớp 12) nhằm phát triển năng lực, gây hứng
thú cho HS trong học Lịch sử.
2.3.7. Tiến hành dạy thực nghiệm.
Bài 16
Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945).
Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời. (PPCT Tiết 24)
I. MỤC TIÊU.
1.Kiến thức. HS cần nắm:
-Sự kiện Nhật hoàng đầu hàng Đồng minh khơng điều kiện đã tạo ra thời
cơ “Nghìn năm có một" cho cách mạng Việt Nam tiến hành tổng khởi nghĩa.
-Sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945.
-Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của Cách
mạng tháng Tám năm 1945.
2. Thái độ.
-Bồi dưỡng cho HS niềm tự hào về sự nghiệp lãnh đạo quần chúng đấu
tranh cách mạng của Đảng.
-Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức học tập, phấn đấu để giữ gìn, phát
huy thành quả cách mạng, tiếp tục sự nghiệp của đất nước trong thời kì đổi mới.
3. Kĩ năng.
-Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử.
-Kỹ năng tự học, tìm hiểu và xử lý tư liệu lịch sử.
4. Định hướng phát triển năng lực.
-Năng lực chung: Tự học, hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề.
-Năng lực chuyên biệt: tái hiện sự kiện, thực hành khai thác và sử dụng
kênh hình có liên quan đến bài học; liên hệ, so sánh, đối chiếu...
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
-Thiết bị dạy học: Lược đồ Cách mạng tháng Tám, tranh ảnh, tư liệu liên

quan, máy vi tính kết nối máy chiếu.
-Học liệu (tư liệu tham khảo): Tư liệu lịch sử 12, Hướng dẫn sử dụng
kênh hình trong SGK lịch sử 12, Hệ thống tư liệu lịch sử gốc trong dạy học lịch
sử ở trường phổ thông....
2. Chuẩn bị của học sinh.
Sưu tầm tư liệu lịch sử gốc, tranh ảnh, thơ ca về Cách mạng tháng Tám.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC TRÊN LỚP
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
*Mục tiêu: giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị
tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, tạo ra hứng thú và và một tâm thế tích cực
để HS bước vào bài học mới.
13

skkn


*Phương thức: GV cho HS xem đoạn phim tư liệu Bác đọc Tuyên ngôn
Độc lập, yêu cầu trả lời câu hỏi: Đoạn tư liệu trên gắn với sự kiện gì của dân
tộc? Hiểu biết của em về sự kiện này?
*Gợi ý sản phẩm: Qua xem tư liệu HS nhận diện, biết được sự kiện trọng
đại ngày 2/9/1945. GV dẫn dắt HS vào bài mới: “Ngày mồng 2/9/1945, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đọc Tun ngơn Độc lập tại Ba Đình-Hà Nội, khai sinh ra
nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, đánh dấu Cách mạng tháng Tám thành công.
Vậy nguyên nhân nào đưa đến thắng lợi vĩ đại này? Ý nghĩa và bài học kinh
nghiệm của cuộc cách mạng này như thế nào, chúng ta bước vào tìm hiểu bài
học hơm nay”.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI  
HOẠT ĐỘNG 1. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
Mục tiêu và phương thức hoạt động
Gợi ý sản phẩm

1. Mục tiêu : Trình bày được bối cảnh (thời 3. Tổng khởi nghĩa tháng Tám
cơ), chủ trương, diễn biến, kết quả Tổng 1945
khởi nghĩa tháng Tám 1945.
2. Phương thức: GV tổ chức HS hoạt động a.Nhật đầu hàng Đồng minh, lệnh
cá nhân.
Tổng khởi nghĩa được ban bố.
-GV cho học sinh làm việc với SGK, đọc tư -Về thời cơ cách mạng.
liệu Thư kêu gọi tổng khởi nghĩa của Hồ +Ngày 15/8/1945, Nhật Hồng
Chí Minh và quan sát hình ảnh [Phụ lục 6] đầu hàng Đồng minh không điều
“Hỡi đồng bào yêu quý!
kiện, Chiến tranh thế giới thứ hai
Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã kết thúc.
đến. Toàn đồng bào hãy đứng dậy đem sức +Tại Đơng Dương, qn Nhật
ta mà giải phóng cho ta. Nhiều dân tộc bị rệu rã, chính phủ thân Nhật Trần
áp bức trên thế giới đang ganh nhau tiến Trọng Kim hoang mang. Thời cơ
bước, giành quyền độc lập... Tiến lên! Tiến cho tổng khởi nghĩa đã đến. Đây
lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy là thời cơ " Ngàn năm có một".
dũng cảm tiến lên!”
-Đảng Cộng sản Đông Dương đã
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS:
nhanh chóng chớp thời cơ.
+Lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa của Hồ Chí +Ngày 13/8/1945, Trung ương
Minh ra đời trong bối cảnh nào? Bối cảnh Đảng và Tổng bộ Việt Minh họp
cành này đã tạo ra thời cơ như thế nào cho thành lập Ủy ban Khởi nghĩa
Cách mạng tháng Tám?
Toàn quốc. Ủy ban Khởi nghĩa
+Nêu chủ trương của Đảng và Tổng bộ Việt Toàn quốc ban bố “Quân lệnh số
Minh?
1”, chính thức phát lệnh Tổng
-HS báo cáo sản phẩm. GV nhận xét, đánh khởi nghĩa trong cả nước.

giá: khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, + Ngày 14, 15/8/1945, Hội nghị
Trung ương Đảng, Tổng bộ Việt Minh đã toàn quốc của Đảng họp ở Tân
phát động Tổng khởi nghĩa toàn quốc. Lời Trào
kêu gọi Tổng khởi nghĩa của Bác đã cho +Từ ngày 16, 17/8/1945, Đại hội
thấy Đảng đã chớp được “Thời cơ nghìn quốc dân ở Tân Trào tán thành
năm có 1” quý hiếm và vô cùng khẩn cấp.
chủ trương tổng khởi nghĩa,
thơng qua 10 chính sách của Việt
Minh, cử ra Ủy ban Dân tộc giải
14

skkn


phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh
làm Chủ tịch.
b.Diễn biến cuộc Tổng khởi
nghĩa.
-Chiều ngày 16-8-1945, một đơn
vị của đội Việt Nam Giải phóng
quân giải phóng thị xã Thái
Nguyên.
-Ngày 18-8-1945, 4 tỉnh giành
chính quyền sớm nhất: Bắc
Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh,
Quảng Nam.
+Ngày 19|8, Hà Nội giành chính
quyền,23/8,Huế giành chính
quyền, 25/8, Sài Gịn giành chính
quyền.

+Ngày 28/8, Hà Tiên và Đồng
Nai Thượng giành chính quyền.

-GV cho HS quan sát các hình ảnh [Phụ lục
7] và đọc tư liệu:
“Ngày 30/8/1945, theo giờ đã định, năm
vạn nhân dân nội thành Huế đã tập trung
trước cửa Ngọ Mơn… Bảo Đại đọc chiếu
thối vị. Đọc xong, Bảo Đại hai tay dâng
chiếc kiếm dài nạm ngọc và sau đó là chiếc
ấn hình vng....”
-GV giao nhiệm vụ cho HS:
+Diễn biến của Tổng khởi nghĩa?
+Từ những sử liệu trên, em hãy cho biết
ngày 30/8/1945 đánh dấu sự kiện gì?
+ Ý nghĩa sự kiện này như thế nào?
HS báo cáo sản phẩm, GV nhận xét, chốt ý:
Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám diễn ra
trên quy mô hầu hết các địa phương trên cả
nước. Thời gian diễn ra trong khoảng 14
ngày (từ 14 đến 28/8/1945), nhanh chóng ít
đổ máu và tương đối triệt để. Khi vua Bảo +Ngày 30/8, Bảo Đại đọc chiếu
Đại đọc chiếu thoái vị, trao ấn kiếm cho thoái vị, chế độ phong kiến Việt
chính quyền Cách mạng, đánh dấu sự kết Nam chấm dứt.
thúc chế độ phong kiến ở Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG 2.Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa được thành lập 2/9/1945
Mục tiêu và phương thức hoạt động
Gợi ý sản phẩm
1.Mục tiêu:
IV.Nước Việt Nam dân chủ

-Nội dung của Bản Tun ngơn độc lập.
Cộng hịa được thành lập
-Sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng (2/9/1945)
hịa.
1. Hồn cảnh lịch sử của bản
2. Phương thức: GV tổ chức HS hoạt động Tuyên ngơn độc lập
cá nhân.
-Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt
-GV chuyển giao nhiệm vụ: quan sát hình Nam cải tổ thành Chính phủ lâm
ảnh [Phụ lục 8], đọc tư liệu [Phụ lục 5] và thời nước Việt Nam Dân chủ
trả lời câu hỏi:
Cộng hịa, Hồ Chí Minh soạn
+Nước Việt Nam Dân chủ cộng hịa được thảo Tun ngơn độc lập.
thành lập như thế nào?
-Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường
+Nêu nội dung cơ bản của Tun ngơn độc Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ
lập?
Chí Minh thay mặt Chính phủ
+Cảm nghĩ của em khi Tun ngơn nhấn lâm thời đọc Tun ngơn độc lập
mạnh “Tồn thể dân tộc Việt Nam quyết tuyên bố nước Việt Nam Dân chủ
đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng Cộng hịa thành lập.
và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập 2. Ý nghĩa của Tuyên ngôn độc
ấy”?
lập
-HS báo cáo sản phẩm. GV nhận xét, đánh -Tuyên ngôn độc lập là văn kiện
giá:
lịch sử quan trọng khai sinh
15

skkn



Tuyên ngôn độc lập là văn kiện lịch sử vô ra nước Việt Nam  Dân chủ Cộng
giá chẳng những khai sinh ra nước Việt hòa.
Nam mới mà còn mở ra kỷ nguyên mới cho -Ngày 2/9, trở thành ngày Quốc
lịch sử dân tộc - kỷ nguyên độc lập tự do, khánh của nước Việt Nam.
gắn liền với giải phóng người lao động.
HOẠT ĐỘNG 3.Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh
nghiệm của cách mạng tháng Tám năm 1945.
Mục tiêu và phương thức hoạt động
Gợi ý sản phẩm
1.Mục tiêu:
V. Nguyên nhân thắng lợi, ý
Nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng nghĩa lịch sử và bài học kinh
Tám 1945.
nghiệm của cách mạng tháng
2. Phương thức: GV tổ chức HS hoạt động Tám năm 1945.
nhóm, chia lớp làm 2 nhóm để tranh luận 1. Nguyên nhân thắng lợi
vấn đề “Cách mạng tháng Tám thắng lợi có - Chủ quan:
phải là một sự ăn may?”.
+Xuất phát từ truyền thống yêu
-GV chuyển giao nhiệm vụ:
nước.
Đọc tư liệu và trả lời câu hỏi:
+Sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình
Nhà sử học người Na Uy Stein Tonnesson: của Đảng với đường lối đúng đắn.
“Bằng việc tạo ra khoảng trống quyền lực +Kết quả của quá trình chuẩn bị
các cường quốc đã làm đảo lộn tồn bộ tình kỹ càng chu đáo của tồn Đảng,
hình và do đó đã mời Việt Minh giành chính toàn dân trong suốt 15 năm kể từ
quyền”.

năm 1930.
Giáo sư William. J. Duiker, nhà sử học + Toàn dân đồng lịng, nhất trí ,
người Mỹ: “Sự tan rã nhanh chóng của khơng sợ hy sinh, gian khổ, quyết
chính phủ ở cả các khu vực thành thị và tâm giành độc lập.
nơng thơn đi đơi với sự trì hỗn đổ bộ của
các lực lượng chiếm đóng của Đồng Minh
sau khi Nhật Bản đầu hàng đã tạo ra một
khoảng trống chính trị ở tất cả các đầu mối
quyền lực”.
Em có đồng ý với các quan điểm trên hay - Khách quan:
không? Hãy tìm những nguồn liệu chứng +Những thắng lợi của Hồng quân
minh để có đánh giá đúng đắn nhất về Liên Xô và quân Đồng minh
nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng trong cuộc chiến chống phát xít
Tám?
mà trực tiếp là phát xít Nhật đã
-GV chia làm 2 nhóm đồng ý và không tạo ra thời cơ khách quan thuận
đồng ý với các quan điểm trên để HS tiến lợi đê nhân dân ta khởi nghĩa
hành tranh luận.
giành chính quyền
-HS thực hiện nhiệm vụ, cử đại diện nhóm
báo cáo sản phẩm. GV chốt lại:
Thắng lợi của cách mạng tháng Tám là kết
quả của 15 năm đấu tranh liên tục của nhân
dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng thông qua
các cao trào cách mạng. Chiến thắng của
phe Đồng Minh trước phe phát xít trong
16

skkn



năm 1945 đã tạo thời cơ để Việt Nam giành
độc lập. Sự chuẩn bị lâu dài, chu đáo, kỹ
lưỡng về lực lượng chính trị, lực lượng vũ
trang, căn cứ địa cách mạng, tiến tới tổng
khởi nghĩa giành chính quyền của Đảng ta
đã chứng minh khiến những quan điểm
Cách mạng tháng Tám không phải là một sự
“ăn may”.
1.Mục tiêu:
2. Ý nghĩa lịch sử của Cách
Nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng mạng tháng Tám năm 1945.
tháng Tám 1945.
- Phá tan xiềng xích nơ lệ của
2. Phương thức: GV tổ chức HS hoạt động Pháp hơn 80 năm và Nhật gần 5
cá nhân.
năm, lập nên Nhà nước Việt Nam
-GV chuyển giao nhiệm vụ:
Dân chủ Cộng hoà.
Đọc SGK và trả lời câu hỏi:
-Mở ra một kỉ nguyên mới: kỉ
+Nguyên nhân chủ quan và khách quan nào nguyên độc lập, tự do, kỉ nguyên
dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng nhân dân nắm chính quyền, làm
Tám?
chủ đất nước.
+Ngun nhân nào giữ vai trị quyết định? -Đảng Cộng sản Đơng Dương trở
Vì sao?
thành Đảng cầm quyền…
-HS báo cáo sản phẩm, GV nhận xét, chốt ý. -Góp phần vào thắng lợi của cuộc
1.Mục tiêu:

chiến tranh chống chủ nghĩa phát
Bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng xít; cổ vũ các dân tộc thuộc địa
Tám 1945.
trong đấu tranh tự giải phóng.
2. Phương thức: GV tổ chức HS hoạt động 3.Bài học kinh nghiệm của
cá nhân.
Cách mạng tháng Tám năm
-GV chuyển giao nhiệm vụ:
1945
Đọc SGK và trả lời câu hỏi:
-Đảng phải có đường lối đúng
+Nêu các bài học kinh nghiệm của Cách đắn.Đảng phải nắm bắt tình hình
mạng tháng Tám?
và đề ra chủ chương phù hợp.
+Hiện nay ta cần vận dụng những bài học -Xây dựng mặt trận dân tộc thống
trên như thế nào trong công cuộc xây dựng nhất.
đất nước?
-Kết hợp đấu tranh chính trị với
-HS thực hiện nhiệm vụ, GV nhận xét.
đấu tranh vũ trang…
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
1. Mục tiêu. Nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt
động hình thành kiến thức về phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa
tháng Tám.
2. Phương thức. Giáo viên củng cố kiến thức bằng việc tổ chức trò chơi Ai là
triệu phú [Phụ lục 9]
3. Gợi ý sản phẩm.
Câu 1.B       Câu 2. C   
Câu 3.C    
 Câu 4.C      

Câu 5.A    
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG.
1. Mục tiêu. Nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải
quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
17

skkn


2. Phương thức. Giáo viên giao nhiệm vụ HS (HS có thể làm bài tập ở nhà):
Đọc Tuyên ngôn độc lập [Phụ lục 5] làm các câu hỏi:
1.Em hãy tưởng tượng mình được nghe Bác đọc trực tiếp Tun ngơn độc lập tại
tại quảng trường Ba Đình vào ngày 2/9/1945. Hãy viết một bài phát biểu cảm
nghĩ với tư cách là một người được chứng kiến sự kiện lịch sử trọng đại này.
2.Từ bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945, hãy chỉ ra bài
học kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
3. Gợi ý sản phẩm.
1.HS có thể viết theo cảm nghĩ khác nhau tùy theo sự tưởng tượng sáng tạo của
các em.
2. Bài học kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Phương pháp kiểm nghiệm
Để đánh giá hiệu quả của đề tài tôi tiến hành 2 hình thức: một là điều tra
về hứng thú học tập của HS; hai là cho làm bài kiểm tra. Tôi tiến hành kiểm
nghiệm ở 2 lớp 12: Lớp 12A3 là lớp dạy thực nghiệm và lớp12a4 là lớp dạy đối
chứng. Hai lớp có lực học đều nhau, có HS tiếp thu nhanh, khá.
2.4.2. Kết quả kiểm nghiệm
Về hứng thú học Lịch sử, tôi thu được kết quả sau:
Lớp thực nghiệm 12A3 Lớp đối chứng12A4
41 HS

41 HS
Nội dung khảo sát

Khơng

Khơng
Hứng thú học Lịch sử

36

5

15

26

Hiểu được kiến thức

35

6

19

22

Tích cực phát biểu ý kiến.

30


11

18

23

Tự nguyện, có nhu cầu học.

29

12

12

29

Về kết quả kiểm tra: Tôi cho học sinh 2 lớp làm đề kiểm tra 15 phút [Phụ
lục 10], thu bảng điểm sau:
Tổng
Loại giỏi
Loại khá
Loại trung
Loại yếu
số
bình
bài
Lớp
Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ

Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
lượng %
lượng
%
lượng %
lượng %
12A3 41
10
24
25
60
6
16
0
0%
12A4 41
1
2,4% 14
34%
22
53,6% 4
10%
Kết quả cả 2 mặt ở trên cho thấy, việc vận dụng tư liệu lịch sử gốc phối
hợp với các phương tiện dạy học phù hợp sẽ đem lại hiệu quả cao trong dạy lịch
sử ở trường THPT.
18


skkn


Trong quá trình giảng dạy tại trường THCS và THPT Thống Nhất, những
năm gần đây, nắm bắt được xu thế đổi mới của tồn nghành và bộ mơn, tơi và
các đồng nghiệp ln tìm tịi đổi mới phương pháp giảng dạy, trong đó có việc
sử dụng tư liệu gốc phù hợp trong bài dạy nên bước đầu có những tín hiệu khả
quan. Đó là kết quả 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và 2021, điểm trung
bình mơn sử khối 12 là 5.94 (năm 2020, xếp thứ 10 toàn tỉnh), 6.25 (năm 2021,
xếp thứ 6 toàn tỉnh). Tuy kết quả cịn khiêm tốn, nhưng làm cho tơi và các đồng
nghiệp vững tin hơn vào việc đổi mới phương pháp dạy học của mình.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Từ việc áp dụng đề tài trong giảng dạy, tôi nhận thấy việc sử dụng tư liệu
lịch sử gốc là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp HS hiểu biết sinh động,
cụ thể về Lịch sử, làm cho bài giảng trở nên hấp dẫn, thuyết phục, gây hứng thú
và kích thích sự yêu thích của các em đối với môn học. Quan trọng hơn, GV sẽ
khơi dậy được khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, sự phát triển năng lực nhận
thức và niềm say mê học tập ở các em.
Tuy nhiên, khi sử dụng tư liệu lịch sử gốc, GV phải lưu ý:
Thứ nhất, xác định rõ mục đích sử dụng. Các tư liệu gốc trong dạy học
lịch sử ở trường THPT không phải nhằm cho HS nghiên cứu để trở thành nhà sử
học mà mục đích là để các em có được cái nhìn khách quan, hình thành cách
tiếp cận tri thức khoa học.
Thứ hai, sử dụng tư liệu gốc trong dạy học lịch sử cần phải đáp ứng mục
tiêu bài học, phải làm nổi bật nội dung cơ bản của bài, bảo đảm tính khoa học.
GV cần chọn tư liệu gốc phù hợp, tránh việc sử dụng tư liệu gốc một cách tràn
lan, nặng nề biến giờ học thành nghiên cứu tư liệu gốc.
Thứ ba, sử dụng tư liệu gốc phải đảm bảo tính vừa sức, trình độ và tâm lý
của HS. GV cần cung cấp cho HS nội dung tư liệu gốc ngắn gọn, dễ hiểu.

Thứ tư, sử dụng tư liệu gốc trong dạy học lịch sử cần phải kết hợp nhuần
nhuyễn với các phương pháp dạy học khác như kết hợp với lời nói sinh động,
tranh ảnh, các đồ dùng trực quan, trao đổi thảo luận… có như vậy, việc sử dụng
tư liệu lịch sử gốc mới phát huy được tác dụng tối đa hiệu quả.
3.2. Kiến nghị
Từ kết quả đạt được bước đầu trong sáng kiến kinh nghiệm và từ thực tiễn
dạy học hiện nay, tôi xin phép được đề xuất một vài kiến nghị sau:
Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: Cần tiếp tục đổi mới SGK theo hướng
phát triển năng lực HS, đưa nhiều nguồn tư liệu gốc vào SGK để GV và HS
thuận tiện khai thác.
Đối với Sở GD&ĐT Thanh Hóa: cần đầu tư cho việc đổi mới các trang
thiết bị dạy học hiện đại ở các nhà trường THPT. Qua các buổi tập huấn, học tập
chuyên đề cần phổ biến những kinh nghiệm giảng dạy hay và có hiệu quả.
Đối với nhà trường và giáo viên:
Nên cung cấp nhiều hơn những tài liệu tham khảo cho GV, HS có điều
kiện tiếp cận, học tập.
19

skkn


Giáo viên phải chịu khó đầu tư thời gian, cơng sức để sưu tầm tư liệu, sắp
xếp thành hệ thống theo từng tiết học, từng chương, từng phần phù hợp với nội
dung và kiến thức cơ bản trong SGK.
Trong quá trình viết sáng kiến, do năng lực nghiên cứu khoa học của bản
thân hạn chế nên đề tài còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự nhận xét,
đóng góp của các đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
Yên Định, ngày 20 tháng 05 năm 2022
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết
Vũ Văn Thành

Lê Thị Tuyết

20

skkn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu trích dẫn.
1.Dẫn theo Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 124.
2.Dẫn theo Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng tồn tập, Tập 3,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.29.
3.Dẫn theo Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng tồn tập, tập 7,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 136.
4.Dẫn theo Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng tồn tập, tập 7,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 149-150.
5.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng tồn tập, Tập 7, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
6.Dẫn theo Báo Việt Nam Độc lập, số 124, ngày 1/5/1942.
7.Dẫn theo Hà Văn Tấn (2008), Một số vấn đề lí luận sử học, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, tr.132.
8.Dẫn theo Hồ Chí Minh tồn tập (2001), Tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, tr. 167.
9.Dẫn theo GS.TS. Phạm Hồng Tung, Cấu trúc quyền lực ở Việt Nam sau cuộc

đảo chính ngày 9/3/1945 và vấn đề “khoảng trống quyền lực” trong Cách mạng
tháng Tám, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003.
10.Dẫn theo Tập san Khoa học xã hội số 2, tháng 3.1977.
II. Tài liệu tham khảo.
11.Biện pháp sử dụng tư liệu gốc trong dạy học lịch sử ở trường phổ thôngNguyễn Văn Ninh, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (2018).
12.Các con đường và biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử- Nguyễn Thị
Côi, NXB Đại học sư phạm Hà Nội (2007).
13.Đổi mới việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm, Hội thảo Lịch sử Hội giáo
dục Việt Nam 1996, Đại học Quốc gia-Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
14.Hệ thống tư liệu lịch sử gốc trong dạy học lịch sử ở trường phổ thôngNguyễn Văn Ninh, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (2018).
15.Nơng dân đồng bằng Bắc Kỳ- P.Gourou: Tạp chí Công nhân Pháp, 1936.
16.Những ngày tháng Tám-Hồi ký cách mạng, Nxb Văn học,1961.
17.Phương pháp dạy học lịch sử- Phan Ngọc Liên-Trần văn Trị, NXB Giáo dục,
2001.
18.Sách giáo khoa Lịch sử 12-Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên), NXB Giáo dục,
19.Sự phát triển kinh tế ở Đông Dương- A. Gaudel, Báo Sài Gòn, 1936.
III. Tham khảo các trang Web
1. />2. />3. />
skkn


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Tuyết
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường

THCS&THPTThống Nhất.


Cấp đánh giá
xếp loại

TT

Tên đề tài SKKN

1.

Sử dụng kênh hình và tài liệu
văn học nhằm nâng cao hiệu
quả bài học lịch sử khi dạy

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

C

2007-2008

A

2011-2012

C


2014-2015

C

2017-2018

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

bài xây dựng và phát triển
văn hóa dân tộc trong các thế
kỷ X-XV lớp 10 cơ bản.
2.

Phương pháp sử dụng số liệu,
so sánh và giải thích khái
niệm lịch sử trong giảng dạy

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

phần lịch sử thế giới cận đại
lớp 10-chương trình chuẩn
3.

Sử dụng kiến thức liên môn
nhằm nâng cao hiệu quả bài

Sở GD&ĐT

Thanh Hóa

học trong dạy phần Lịch sử
Việt Nam 1858-1918 lớp 11chương trình chuẩn.
4.

Một số biện pháp nâng cao
hiệu quả ơn tập trắc nghiệm
Lịch

sử

12-chương

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

trình

chuẩn

skkn


×