Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Skkn tạo hứng thú học tập môn toán cho học sinh lớp 7 thông qua các bài toán thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 16 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU
Trang
1. Lý do chọn đề tài : …………………………………………………………..2
2. Mục đích nghiên cứu : ……………………………………………………...3
3. Đối tượng nghiên cứu : ……………………………………………………..3
4. Phương pháp nghiên cứu: …………………………………………………..3
PHẦN 2. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến : ……………………………………………….3
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng: ………………………………..3
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề : …………………………4
4. Hiệu quả của sáng kiến: ……………………………………………….…. 12
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận : …………………………………………………………………… 15
2. Kiến nghị : …………………………………………………………………..15
DANH MỤC SÁNG KIẾN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN ……………….16
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………...17

1

skkn


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Tốn học là mơn học giữ vai trị quan trọng trong suốt bậc học phổ thơng.
Là một mơn học khó, địi hỏi ở mỗi học sinh phải có một sự nỗ lực rất lớn để
chiếm lĩnh những tri thức cho mình. Tốn học là công cụ giúp học tốt các môn
học khác và gắn liền với nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống thực tế. Bên
cạnh đó nó cịn có tiềm năng phát triển các năng lực tư duy và phẩm chất trí tuệ,
giúp học sinh hoạt động có hiệu quả trong mọi lĩnh vực của đời sống. Bởi vậy


việc rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn
và liên hệ đến các môn học khác là điều cần thiết với nhu cầu phát triển của xã
hội, phù hợp với mục tiêu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Vì thế việc dạy
học Tốn ở trường phổ thông phải luôn gắn với thực tiễn và dạy học tích hợp
liên mơn, nhằm rèn cho học sinh kỹ năng và giáo dục cho các em ý thức sẵn
sàng ứng dụng Tốn học một cách có hiệu quả trong các lĩnh vực của cuộc sống.
Theo quan niệm từ trước tới nay, mơn Tốn là một mơn học khơ khan,
máy móc; đa phần học sinh khi nhắc đến việc học Tốn là học sinh cảm thấy
chán nản, khơng ham thích trong việc học. Vì thế, nhiệm vụ của bản thân tôi là
một giáo viên trực tiếp giảng dạy các em phải ln tìm ra những phương pháp
dạy học tích cực, tạo cảm giác thoải mái, ham thích khi học mơn Tốn cho học
sinh, làm cho các em các em u thích bộ mơn, hăng hái phát biểu ý kiến trong
giờ học, từ đó mới tìm hiểu thêm các phương pháp khác để lấp chỗ hổng của
kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài tập Toán cho các em.
Nhằm đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy học sinh
làm trung tâm, giúp học sinh giải quyết được những khó khăn vướng mắc trong
học tập và hiểu được sự gần gũi của toán học với thực tế đời sống, đồng thời
nâng cao chất lượng bộ môn toán nên tôi đã chọn đề tài: “ Tạo hứng thú học
tập mơn Tốn cho học sinh lớp 7 thơng qua các bài tốn thực tế”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tạo hứng thú học Toán cho học sinh, thấy được ứng dụng của Tốn học
vào thực tế, từ đó các em tích cực hơn trong q trình xây dựng bài.
Giúp học sinh giảm thiểu tâm lí lo sợ khi học toán, bồi đắp cho các em
niềm yêu thích môn toán, từ đó có động cơ học tập đúng đắn, đồng thời phát
triển và bồi dưỡng năng lực ứng dụng toán học của học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu
Các bài toán thực tiễn trong chương trình Toán học lớp 7, gần gũi với
cuộc sống hằng ngày.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, tôi đã vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học như:

nghiên cứu tài liệu dạy và học tích cực; một số phương pháp và kĩ thuật dạy học
áp dụng cho chương trình sách giáo khoa cải cách; sách giáo khoa, sách giáo
viên, tài liệu trên mạng Internet; học hỏi và rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp
thông qua các tiết dự giờ, các cuộc thi, các chuyên đề…
Kết hợp nhiều phương pháp: tích lũy, điều tra cơ bản, tổng kết kinh
nghiệm sư phạm và sử dụng một số phương pháp thống kê tốn học trong việc
phân tích kết quả thực trạng và thực nghiệm sư phạm …
2

skkn


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong những năm gần đây, Giáo dục Việt Nam đang tập trung đổi mới,
hướng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại, bắt kịp xu hướng của các nước
trong khu vực và trên thế giới. Một trong những mục tiêu lớn của giáo dục nước
ta hiện nay đó là hoạt động giáo dục phải gắn với thực tiễn và “Đổi mới chương
trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ;
dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh
giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng
cường thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”
Lịch sử đã cho thấy rằng, Toán học có nguồn gốc từ thực tiễn chính sự
phát triển của thực tiễn đã có tác động lớn đối với Tốn học. Thực tiễn là cơ sở
để nảy sinh, phát triển và hồn thiện các lí thuyết Tốn học. Cho nên các giai
đoạn phát triển của Toán học đều gắn với những mối liên hệ phong phú như:
Liên hiện giữa Toán học với nhu cầu hoạt động thực tiễn của con người, liên hệ
giữa Toán học với sự phát triển của các ngành khoa học khác, liên hệ giữa các
nội dung Toán học với nhau. Ngược lại, Toán học lại xâm nhập vào thực tiễn,
thúc đẩy thực tiễn.

Bên cạnh đó, với mỗi cá nhân việc có tư duy Tốn học tốt có liên quan
mật thiết đến năng lực phân tích, giải quyết vấn đề, diễn đạt ý tưởng một cách
hiệu quả trong những tình huống thực tế. Cụ thể là ngày nay, con người phải đối
mặt với ngày càng nhiều đến vấn đề liên quan đến Toán học như các kiên thức
về số lượng, định lượng, hình khơng gian, thống kê, biểu đồ… Ví dụ, khi đi du
lịch ta cần đến kĩ năng đọc bản đồ, phân tích lịch trình; khi mua hàng, gửi tiền
tiết kiệm, đầu tư khinh doanh,…ta cần biết đến tính tốn sao cho có lợi nhất.
Như vậy năng lực Toán học là năng lực rất cần thiết đối với mỗi cá nhân, là kĩ
năng quan trọng trong thời buổi xã hội thông tin và tri thức ngày nay.
Do đó, việc đưa các bài tốn có nội dung thực tiễn đưa vào giảng dạy mơn
Tốn nhằm phát triển năng lực của học sinh là hết sức cần thiết bởi Tốn học
đóng vai trị quan trọng đối với mỗi cá nhân, với xã hội cũng như sự phát triển
của cộng đồng.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng đề tài
Qua thực tiễn trong giảng dạy và tìm hiểu học sinh đã có những ý kiến
như: kiến thức tốn học khơ khan, khó tiếp thu, đa sớ các em không hiểu rõ học
kiến thức đó ứng dụng gì vào thực tế.
Thời lượng tiết học ngắn nên việc rèn luyện kĩ năng để vận dụng kiến
thức vào giải các bài tốn thực tiễn và kiến thức liên mơn gặp khó khăn. Nội
dung kiến thức trong bài học cịn nhiều, cho nên giáo viên còn lo sợ và
thường lấy kiến thức sách giáo khoa mà chưa dám đưa các vấn đề thực tế vào
bài dạy.
Đa số học sinh chưa có thói quen tư duy khi gặp các bài tốn thực tiễn,
nhiều em chưa vận dụng được để chuyển từ ngôn ngữ thực tế sang ngơn ngữ
tốn học, kể cả với một số em học khá, giỏi. Các em chưa thực sự nghiên cứu,
tìm hiểu các vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày mà có thể vận dụng
3

skkn



toán học vào giải quyết. Hầu hết học sinh chỉ mang tư tưởng học để thi, nên thụ
động, thiếu đam mê tìm tịi, nghiên cứu, sáng tạo thơng qua các bài tốn thực
tiễn. Vì vậy trong mợt sớ hoạt đợng dạy học, những kiến thức có liên quan với
thực tiễn thì cần đưa những bài tốn thực tiễn để học sinh thấy rõ toán học gần
gũi với thực tế và là hơi thở của cuộc sống. Trên cơ sở đó, giáo viên xây dựng
hệ thống câu hỏi phù hợp, đặt ra các tình huống trong cuộc sống để học sinh tự
trải nghiệm và tìm tịi cách giải quyết.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Để xây dựng bài toán thực tế cần có 4 bước:
Bước 1. Xác định chủ đề dạy học và các bài toán thuận lợi cho việc liên
hệ với thực tế.
Bước 2. Tìm các tình huống có liên quan đến thực tế phù hợp với các bài
toán đã xác định ở bước đầu tiên.
Bước 3. Xác định điều kiện các đại lượng và điều chỉnh các yếu tố để phù
hợp với thực tiễn.
Bước 4. Phát biểu bài toán có liên quan đến thực tiễn.
Sau đây, tôi xin đưa ra một số biện pháp mà tôi đã áp dụng trong nhiều
giờ học và nhận được sự thích thú của học sinh trong học tập.
Biện pháp 1: Sử dụng các bài toán thực tiễn vào hoạt động khởi động
Hoạt động khởi động đóng vai trò quan trọng trong giờ học. Nó là hoạt
động khởi đầu nên có tác động đến cảm xúc, trí tuệ của người học trong toàn tiết
học. Nếu tổ chức tốt hoạt động này sẽ tạo ra một tâm lý thoải mái, tự nhiên để
lôi kéo học sinh vào giờ học. Vì thế người học sẽ không còn cảm giác mệt mỏi,
lo lắng như khi giáo viên kiểm tra bài cũ. Các em sẽ được thoải mái tham gia
vào hoạt động học tập mà khơng hề hay biết. 
Tạo ra tình huống có vấn đề trong hoạt động khởi động nhằm kích
thích hứng thú học tập cho học sinh, làm cho việc học tập trở nên tự giác,
tích cực, chủ động. Tình huống có vấn đề hướng cho học sinh tập trung suy
nghĩ vào một mục đích cụ thể, làm cho học sinh hiểu rõ ý nghĩa của vấn đề

cần giải quyết. Từ đó kích thích hoạt động tư duy hướng tới mục tiêu r õ ràng
và hiệu quả hơn.
Cách tạo tình huống có vấn đề từ các hiện tượng thực tế dễ hấp dẫn, lôi
cuốn học sinh, tạo điều kiện để các em thực hiện tốt các hoạt động hình thành
kiến thức trong quá trình học tập về sau. Giáo viên thường thực hiện nhiệm vụ
đó ở khâu đặt vấn đề vào bài mới hoặc khâu chuyển ý từ mục trước sang mục
sau trong bài học.
Khi nêu tình huống có vấn đề, giáo viên có thể đưa ra những thực tế gần
gũi xung quanh học sinh; thực tế ở những môn học và khoa học khác. Tuy nhiên
ta cũng cần phải chú ý các bài toán thực tế đưa ra cần đảm bảo tính chân thực,
khơng địi hỏi q nhiều kiến thức bổ sung, con đường từ lúc nêu cho đến lúc
giải quyết vấn đề càng ngắn càng tốt. Sau đây là một số ví dụ thực tế mà tôi đã
sử dụng trong các tiết học:
Ví dụ 1: Trong hoạt động khởi động bài “Định lí Py-ta-go”, giáo viên có
thể đưa ra bài toán sau:
4

skkn


Bài toán: “ Một sân vận động hình chữ nhật có chiều rộng là 65m, chiều
dài là 100m, em hãy cho biết độ dài đường chéo sân vận động trên? ”

Ở
bài toán này, học sinh sẽ đưa ra phương án là đo độ dài. Khi đó,
giáo viên đưa ra câu hỏi: Nếu thước đo không đủ độ dài để đo thì ta làm như thế
nào?
Nếu học sinh đưa ra phương án là chia đường chéo thành các đoạn nhỏ, đo độ
dài từng đoạn một rồi cộng các độ dài lại, thì giáo viên có thể giải thích cách
làm đó có thể sẽ cho kết quả khơng chính xác. Vậy muốn có kết quả chính xác

mà khơng cần thiết phải đo đạc ta sẽ làm như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp
các em tìm được đáp án.
Vì vậy, sau khi học về định lí Py-ta-go, học sinh phát hiện ra độ dài
đường chéo sân vận động chính là độ dài cạnh huyền của tam giác vuông biết 2
cạnh góc vuông là 65m và 100m. Từ đó, học sinh giải quyết được bài toán.
Ví dụ 2: Trong hoạt động khởi động bài “Đại lượng tỉ lệ thuận”, giáo
viên có thể đưa ra bài toán tình huống sau:
Bài toán: “Bác Minh đến cửa hàng mua 180 m dây thép nhưng người
bán hàng lại cân cho bác 4,5 kg dây thép và giải thích cứ 5m dây thép đó nặng
125g. Bác Nam vẫn chưa hiểu tại sao? Em hãy giải thích giúp bác nhé!”
Với bài toán này, học sinh cần sử dụng kiến thức về đại lượng tỉ lệ thuận
và mối liên hệ giữa khối lượng và chiều dài của cuộn dây. Qua đó, học sinh giải
quyết được vấn đề thực tế là chỉ cần cân cuộn dây có thể biết được chiều dài
cuộn dây đó.
Biện pháp 2: Sử dụng các bài toán thực tiễn vào hoạt động củng cố
kiến thức
Hoạt động củng cố giúp học sinh nắm vững được hệ thống kiến thức theo
mục tiêu bài học. Bên cạnh đó đây còn là bước quan trọng để giáo viên kiểm tra
và đánh giá kết quả dạy học của mình. Trong hoạt động này, giáo viên có thể
đưa ra các bài tốn thực tế liên quan đến kiến thức toán học vừa xây dựng để
học sinh hiểu rõ và khắc sâu kiến thức. Cũng qua đó mà học sinh thấy được tốn
học thật gần gũi với cuộc sống, giúp các em hứng thú hơn trong học tập, ghi nhớ
kiến thức một cách chủ động.
5

skkn


Ví dụ 1: Sau khi dạy xong bài “Một số bài tốn về đại lượng tỉ lệ thuận”
ta có thể cho học sinh làm bài tập sau:

Bài toán: “Để làm nước dâu, người ta thường ngâm dâu theo công thức 2kg dâu
ngâm với 2,5kg đường. Hỏi cần bao nhiêu kilôgam đường để ngâm 5kg dâu?”
Bài giải

Bài tập trên giúp học sinh vận dụng kiến thức vào thực tế một cách rất tự nhiên
đó là kiến thức về đại lượng tỉ lệ thuận.
Ví dụ 2: Sau khi dạy xong bài “Đại lượng tỉ lệ nghịch”, giáo viên cho học
sinh làm bài toán:
Bài toán: “Cho biết 35 công nhân xây một ngôi nhà hết 168 ngày. Hỏi 28
công nhân xây ngôi nhà đó hết bao nhiêu ngày? (Giả sử năng suất làm việc của
mỗi công nhân là như nhau)”.

Trên đây là bài làm của học sinh khi học xong về đại lượng tỉ lệ nghịch, khi hiểu
rõ kiến thức học sinh dễ dàng nhận ra được số công nhân và số ngày hoàn thành
là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
Ví dụ 3: Sau khi dạy xong bài “Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác.
Bất đẳng thức tam giác”, giáo viên có thể đưa ra bài tốn sau:
Bài toán 1: Một trạm biến áp và một khu dân cư được xây dựng cách xa
hai bờ sông tại hai địa điểm A và B (hình vẽ). Hãy tìm trên bờ sơng gần khu dân
cư một địa điểm C để dựng một cột mắc dây điện từ trạm biến áp về cho khu
dân cư sao cho độ dài đường dây là ngắn nhất ?
Hướng dẫn
6

skkn


Nếu C nằm trên đoạn thẳng AB (A, B, C thẳng hàng), tức là:
Nếu A,B, C khơng thẳng hàng thì ba điểm A, B, C tạo thành tam giác ABC.
Theo bất đẳng thức tam giác ta có:


Từ (1) và (2) suy ra 
Do đó AC+BC ngắn nhất khi C nằm giữa A và B (A, B, C thẳng hàng).
Vậy địa điểm C thuộc đoạn thẳng AB và nằm gần với bờ sông.
Bài toán 2: Ba thành phố A, B, C là ba đỉnh của một tam giác biết rằng:
AC = 40km; AB = 100km (hình 20).
a. Nếu đặt ở C máy phát sóng truyền thanh có bán
kính hoạt động bằng 60km thì thành phố B có nhận
được tín hiệu khơng? Vì sao?
b. Cũng câu hỏi như vậy với máy phát sóng có bán
kính hoạt động bằng 145km?
Hướng dẫn
a) Theo đề bài AC = 40km, AB = 100km ⇒ AC < AB.
Trong
có:
(hệ quả bất đẳng thức tam giác)
⇒ CB > 100 – 40 = 60km
Nếu đặt tại C máy phát sóng truyền thanh có bán kính hoạt động bằng 60km thì
thành phố B khơng nhận được tín hiệu.
b) Trong
có: BC < AC + AB (bất đẳng thức tam giác) nên:
Vậy nếu đặt tại C máy phát sóng truyền thanh có bán kính hoạt động bằng
145km thì thành phố B nhận được tín hiệu.
Biện pháp 3: Sử dụng bài tốn thực tiễn trong các giờ luyện tập, ơn
tập chương, ôn tập cuối năm
Trong các giờ luyện tập, ôn tập chương, ôn tập cuối năm học sinh vận
dụng các kiến thức đã học để giải toán. Điều này đặc biệt thuận lợi khi đặc điểm
của các bài toán thực tiễn là tích hợp và kết nối các nội dung kiến thức.
Ví dụ 1: Trong tiết luyện tập bài “Tính chất dãy tỉ số bằng nhau”, giáo
viên có thể đưa ra bài toán thực tế sau để học sinh hiểu sâu hơn về kiến thức áp

dụng trong thực tế:
7

skkn


Bài toán: “Ba đơn vị kinh doanh góp vốn theo tỉ lệ 3; 5; 7. Hỏi mỗi đơn
vị được chia bao nhiêu tiền lãi nếu tổng số tiền lãi là 450 triệu đồng và tiền lãi
được chia tỉ lệ với số vốn đã đóng?”
Dưới đây là bài làm của học sinh trong giờ luyện tập:

Ví dụ 2: Khi luyện tập về “Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng”,
giáo viên có thể đưa ra bài tập sau:
Bài toán: Hai thơn A và B nằm cùng phía đối với dịng sơng bờ xy (thẳng). Cần
xây dựng một trạm bơm nước C ở bờ sông để phục vụ cho cả hai thôn. Xác
định vị trí xây trạm bơm để cho đợ dài các đường ống dẫn nước từ C đến A và B
là ngắn nhất ?

Hướng dẫn:
Lấy điểm

sao cho xy là đường trung trực của

.

Mà:
(bất đẳng thức trong tam giác)
Nên để độ dài các đường ống dẫn nước từ C đến A và B là ngắn nhất thì tổng
nhỏ nhất, khi đó


nhỏ nhất. Suy ra

thẳng hàng.
8

skkn


Biện pháp 4: Liên hệ kiến thức Toán học với các bộ môn khác gần với
thực tế như Vật lý, Hóa học, Sinh học, Cơng nghệ, …
Biện pháp này hướng đến việc liên hệ thực tiễn môn Toán với các mơn
học khác trong nhà trường. Các hoạt động này có thể được tiến hành trong các
giờ học toán, nhưng cũng có thể được các giáo viên bộ mơn khác tiến hành trong
khi dạy học các bộ mơn đó.
Ví dụ 1: Bài toán có nội dung liên quan đến kiến thức môn Vật lý:
Bài toán: “Hai thanh kim loại đồng chất có thể tích là
và
. Hỏi
mỗi thanh nặng bao nhiêu gam biết khối lượng của cả hai thanh là 222,5g ?”

Để giải được bài toán này, học sinh cần nhớ được công thức trong môn
Vật lý là: m = D.V (trong đó m là khối lượng, V: thể tích, D: khối lượng riêng),
từ đó vận dụng kiến thức về đại lượng tỉ lệ thuận xác định được khối lượng và
thể tích của hai thanh kim loại đồng chất là hai đại lượng tỉ lệ thuận.
Ví dụ 2: Sau khi dạy xong bài “Tính chất dãy tỉ số bằng nhau”, tôi đã cho
học sinh áp dụng làm bài toán thực tế sau:
Bài toán: “Học sinh của ba lớp 7 cần phải trồng và chăm sóc 24 cây xanh. Lớp
7A có 32 học sinh, lớp 7B có 28 học sinh, lớp 7C có 36 học sinh. Hỏi mỗi lớp
phải trồng và chăm sóc bao nhiêu cây xanh, biết số cây xanh tỉ lệ với số học
sinh?”


Qua bài toán này, giáo viên có thể khai thác kiến thức liên môn với môn sinh
học và môn Giáo dục công dân qua các câu hỏi:
9

skkn


? Cây xanh có vai trò gì đối với con người?
? Bản thân em cần làm gì để giữ gìn mơi trường xanh, sạch, đẹp?
*Tích hợp liên mơn:
Mơn sinh học: học sinh biết được ý nghĩa của quá trình “quang hợp” của
cây xanh, lá cây nhờ có diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh
sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi, duy trì sự sống của các sinh vật.

Môn giáo dục công dân: Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường,
bảo vệ cây xanh, giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của việc trồng cây. Hằng năm,
nước ta thường tổ chức các hoạt động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”
góp phần hạn chế ơ nhiễm mơi trường, giữ cho khơng khí trong lành, chống xói
mịn, hạn chế lũ lụt.

Biện pháp 5. Tăng cường liên hệ thực tế qua các tiết học
Giáo viên cần cho học sinh thấy được sự thuận lợi, tầm quan trọng của
việc vận dụng kiến thức toán học vào thực tế qua nội dung bài học. Do đó trong
q trình dạy học những kiến thức có thể giải quyết hoặc giải thích những vấn
đề trong thực tế khi đó giáo viên khơng nên bỏ qua cơ hội cho các em thấy được
tầm quan trọng của toán học với thực tế.
Sau khi học xong bài “Định lí Py-ta-go”, giáo viên nêu ra một số ứng
dụng trong cuộc sống:
Ví dụ 1: Khi làm nhà tre, nhà gỗ người thợ mộc đục các lỗ A, B, C của trụ

chống AB, phần quá giang AC, vì kèo BC sao cho AB, AC, BC tỉ lệ với 3; 4; 5
thì khi dựng lên, bao giờ trụ chống cũng vng góc với q giang, giúp cho mái
nhà rất chắc chắn.
10

skkn


Ví dụ 2: Khi xây móng nhà, để kiểm tra xem hai phần móng AB và AC có vng
góc với nhau hay không, người thợ cả thường lấy AB = 3dm, AC = 4dm, rồi đo
BC, nếu BC = 5dm thì hai phần móng AB và AC vng góc với nhau.

Cả hai ví dụ trên đều sử dụng định lí Py-ta-go đảo, nếu
thì tam giác ABC vuông tại A, tức là AB vuông góc với AC. Từ đó, học sinh
hiểu được ý nghĩa của định lí Py-ta-go gắn với thực tiễn đời sớng.
Ví dụ 3. Tính chiều dài MN mà chiếc thang trên xe phải vươn tới để đến
được nóc ngôi nhà cao tầng chữa cháy.
M

N
B
8m
Dưới đây là hình ảnh học sinh lớp 7B hoạt động nhóm và sản phẩm của các em:

11

skkn


Qua ví dụ trên, giáo viên có thể tuyên truyền cho học sinh thấy được tính chất

nguy hiểm của tai nạn cháy nổ, trách nhiệm của bản thân trong việc phòng
chống cháy nổ và các biện pháp phòng ngừa cháy nổ trong gia đình.

Kho bóng đèn Rạng Đông cháy lớn
Đám cháy tại thành phố Thanh Hóa
4. Hiệu quả của sáng kiến.
Sau một thời gian áp dụng sáng kiến “Tạo hứng thú học tập mơn tốn cho
học sinh lớp 7 thơng qua các bài tốn thực tế”, tơi đã ghi được những kết quả
ban đầu:
+ Giờ học sơi nổi, khơng gị bó, khơng khơ khan. Học sinh u thích mơn
Tốn hơn, nhiều học sinh đã mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình trước tập thể.
+ Với học sinh trung bình, yếu: Giảm thiểu tâm lí lo sợ, giúp các em thấy
thoải mái hơn trong giờ học Toán.
+ Với học sinh khá, giỏi: Có hứng thú, say mê môn Toán, tích cực tìm
hiểu các hiện tượng trong thực tiễn và áp dụng kiến thức tốn học để giải thích.
+ Học sinh hiểu bài và nắm chắc kiến thức hơn. Từ đó hình thành được
các hoạt động tự giác tiếp thu kiến thức, kỹ năng trong môn học làm cho kết quả
học tập cao hơn.
12

skkn


Qua khảo sát sở thích học toán của học sinh, tôi đã thu được kết quả: Tỉ lệ
học sinh thích giờ học Toán tăng từ 24,4% lên 68,8%; số học sinh có biểu hiện
chán nản, mệt mỏi trong giờ Toán đã giảm rõ rệt từ 33,4% xuống còn 8,8%.
Kết quả khi chưa thực hiện biện pháp (đầu năm học 2021-2022 )
Rất thích
Bình thường
Khơng thích

Số học
Khới
sinh
SL
%
SL
%
SL
%
7
45
11
24,4
19
42,2
15
33,4
Kết quả sau khi thực hiện biện pháp ( Cuối năm học 2021-2022)
Rất thích
Bình thường
Khơng thích
Số học
Khới
sinh
SL
%
SL
%
SL
%

7
45
31
68,8
10
22,4
4
8,8

Kết quả khảo sát chất lượng bộ mơn Tốn đầu năm học 2021-2022
(Khi chưa thực hiện biện pháp )
Lớp
7

Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
44
7
15,9
10
22,7
17

25,3
10
22,7
Kết quả khảo sát chất lượng bộ mơn Tốn cuối năm học 2021-2022
(Sau khi thực hiện biện pháp )
Sĩ số

Khối

Sĩ số

7

44

SL
11

Giỏi

Khá

Giỏi

Khá

%
25,0

SL

16

%
36,4

Trung bình
SL
%
11
34,1

Yếu
SL
2

%
4,5

Nhìn vào bảng kết quả, ta dễ dàng nhận thấy sau khi áp dụng kinh nghiệm
so với trước khi áp dụng kinh nghiệm thì tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng nhiều, tỉ lệ
học sinh yếu cũng giảm.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
13

skkn


1. Kết luận
Qua thực tế nghiên cứu và giảng dạy mơn tốn, tơi nhận thấy việc đưa các
bài tốn có nội dung thực tiễn vào giảng dạy và những gợi ý về phương pháp

dạy học mới đã góp phần giúp cho học sinh thoải mái, phấn khởi trong giờ học
toán, từ đó nâng cao được kết quả học tập. Đề tài này tôi đã áp dụng vào giảng
dạy lớp 7B trường THCS Yên Dương năm học 2021- 2022 và đạt hiệu quả rõ
rệt. Với việc áp dụng các biện pháp trên, số lượng học sinh u thích bộ mơn
tăng, chất lượng bộ môn được nâng lên rõ rệt.
Với đề tài này, tơi hi vọng sẽ giúp các em học sinh có tâm lí thoải mái,
nắm vững hơn kiến thức của mơn học, từ đó phát huy được khả năng tư duy,
sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu, vận dụng kiến thức tốn học vào thực tiễn.
Nội dung mà tơi trình bày trên đây chỉ là những kinh nghiệm của bản thân
được đúc rút qua thực tế giảng dạy trên lớp nên rất mong sự đóng góp ý kiến của
các đồng nghiệp để việc giảng dạy của tôi đạt kết quả cao hơn.
2. Kiến nghị
Phịng giáo dục nhân rộng SKKN có nhiều ứng dụng trong giảng dạy để
giáo viên trong toàn huyện có cơ hội học hỏi, trau dồi kinh nghiệm.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Yên Dương, ngày 25 tháng 4 năm 2022
Tôi xin cam đoan sáng kiến này là của
bản thân, tuyệt đối không sao chép
của người khác.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Thị Lương

DANH MỤC
14

skkn



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Lương
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Yên Dương

TT

1
2
3

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD
cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc
C)

Năm học

đánh giá xếp
loại

Huyện

B

2012-2013

Huyện

B

2014- 2015

Huyện

A

2016- 2017

Một số phương pháp phân tích
đa thức thành nhân tử
Hướng dẫn học sinh lớp 9 giải
bài tốn hình học bằng phương
pháp phân tích đi lên.
Hướng dẫn học sinh lớp 9 giải
phương trình vơ tỉ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

15

skkn


1. Phương pháp dạy học - Hoàng Chúng - NXB Giáo dục. 2000
2. Tạp chí dạy học ngày nay- Nhiều tác giả- NXBGiáo dục. 2006
3. Sách giáo khoa toán 7 - Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Sách giáo viên Toán 7 - Nhà xuất bản Giáo dục
5. Sách bài tập toán 7 - Nhà xuất bản Giáo dục
6. Toán chuyên đề và nâng cao Đại số 7 - Vũ Dương Thụy - Nguyễn Ngọc
Đạm - Nhà xuất bản Giáo dục.
7. 500 bài toán chọn lọc Toán 7 - Nguyễn Ngọc Đạm - Nguyễn Quang Hanh Ngô Long Hậu - Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
8. Nâng cao và phát triển tốn 7 - Vũ Hữu Bình - Nhà xuất bản Giáo dục.

16

skkn



×