Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Căn bệnh tâm phế mạn và bài thuốc chữa trị pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.54 KB, 6 trang )





Căn bệnh tâm phế mạn và bài thuốc chữa trị


Y học cổ truyền không có bệnh danh cho bệnh tâm phế mạn. Tuy nhiên, đối chiếu
với những triệu chứng của bệnh này như khó thở, tức ngực, ho khạc đờm nhiều,
phù nhận thấy có những điểm phù hợp với những mô tả nằm trong phạm vi các
chứng suyễn, kinh quý, đàm ẩm, thủy thũng trong y học cổ truyền. Chúng tôi xin
giới thiệu một số bài thuốc điều trị tùy theo từng thể bệnh để bạn đọc tham khảo và
áp dụng:
Thể phế khí hư đàm trở ở thượng tiêu
Người bệnh có biểu hiện khó thở, tình trạng này nặng lên khi vận động nhiều, kèm
theo ho, khạc ra nhiều đờm loãng, trắng. Toàn thân sợ gió, ra mồ hôi, người mệt
mỏi. Chất lưỡi bệu sắc nhợt, mạch tế hoặc kết đại.
Phương pháp điều trị: ôn hóa đàm ẩm, giáng khí định suyễn.
Dùng kết hợp hai bài thuốc cổ phương: Linh quế truật cam thang và Tô tử giáng
khí thang gồm: phục linh 16g, quế chi 8g, bạch truật 12g, cam thảo 4g, tô tử 12g,
hậu phác 10g, tiền hồ 10g, trần bì 10g, xuyên quy 12g, sinh khương 3 lát, bán hạ
chế 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần
Gia giảm:
Để bổ phế gia thêm các vị bổ khí: đẳng sâm 16g, hoàng kỳ 16g.
Trường hợp môi xanh tím gia thêm các vị thuốc hoạt huyết, hóa ứ: đan sâm 12g,
xích thược 12g, hồng hoa 6g.
Lưu ý: Trong trường hợp bệnh nhân nghiêng về nhiệt chứng: môi khô, khát nước,
khó thở, tức ngực đờm vàng đặc có thể chuyển sang dùng bài Ma hạnh thạch cam
thang: ma hoàng 4 - 12g, hạnh nhân 12g, thạch cao 12g, cam thảo 8g. Sắc uống
ngày 1 thang, chia 2 lần. Tác dụng: thanh nhiệt, tuyên phế, bình suyễn. Có thể gia
thêm các vị thuốc kim ngân hoa 10g, ngưu bàng tử 8g, hoàng cầm 8g để thanh


nhiệt giải độc ở thượng tiêu.


Thể tỳ thận dương hư - thủy thấp
Người bệnh có biểu hiện khó thở thường xuyên, sắc mặt xanh tím, tay chân lạnh,
phù tím hai chi dưới, đi tiểu ít hay hồi hộp đánh trống ngực thường phải nằm đầu
cao, chất lưỡi bệu nhợt, rêu lưỡi dày nhớt, mạch trầm tế.
Phương pháp điều trị: ôn bổ tỳ thận, hóa đàm lợi thủy.
Dùng kết hợp hai bài Chân vũ thang và Ngũ linh tán gia giảm: hắc phụ tử 6g, can
khương 6g, quế chi 8g, phục linh 16g, bạch truật 16g, trư linh 16g, trạch tả 12g, sa
tiền 12g, trần bì 8g, bán hạ chế 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
Gia giảm: Nếu người bệnh có biểu hiện khí hư nhiều gia đẳng sâm 12g, hoàng kỳ
12g để ích khí, hành thủy.

Theo ThS.BS. Trần Thái Hà

Lời khuyên của bác sĩ
Những người bị bệnh phổi mạn tính khi đã xuất hiện khó thở thì nên để làm việc
nhẹ, không phải gắng sức. Khi đã có dấu hiệu suy tim phải thì phải nghỉ việc hoàn
toàn. Ăn ít muối. Không được dùng một số loại thuốc Tây y như: morphin,
gardenal và các thuốc an thần khác không được dùng cho bệnh nhân tâm phế mạn
vì sẽ gây suy trung tâm hô hấp. Tập thở rất quan trọng, làm tăng độ giãn nở của
phổi và lồng ngực, tăng thông khí phế nang, nhất là tập thở bằng cơ hoành.
Có thể tập khí công dưỡng sinh theo các bài tập dưới sự chỉ dẫn của thầy thuốc
chuyên khoa YHCT. Ngoài ra cần loại bỏ các yếu tố kích thích như thuốc lào,
thuốc lá

×