Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Da khỏe và những căn bệnh về da mãn tính pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.84 KB, 8 trang )



Da khỏe và những căn
bệnh về da mãn tính


Đã bao giờ bạn phát hiện trên da mình có những mảng nhỏ hoặc
lớn khác nhau và gây cho bạn cảm giác khó chịu chưa? Xin thưa,
có thể bạn đã và đang mắc phải một căn bệnh da liễu nào đó mà
bản thân bạn cũng không phát hiện được.

Rất may, sự phát triển vượt bậc của khoa học y học trong thời kỳ vừa
qua đã cho ra đời những loại thuốc mới có khả năng điều trị kỳ diệu.
Dưới đây là 5 dạng bệnh hay mắc phải nhất về da và những lời
khuyên tốt nhất dành cho người bệnh. Trước hết hãy nghe một bệnh
nhân 62 tuổi, người đã có kinh nghiệm nhiều năm chống lại một căn
bệnh gây đau đớn và ngứa ngáy từ những năm 20 tuổi kể về căn bệnh
vảy nến của mình.


Chị kể, khoảng những năm 25 tuổi, vào một buổi sáng chị phát hiện
trên người xuất hiện những đốm trắng óng ánh. Đi khám, các bác sỹ
kết luận chị bị mắc bệnh vảy nến và kê đơn thuốc điều trị. Tuy nhiên,
chỉ được một thời gian ngắn, căn bệnh lại quay trở lại, gây đau đớn và
ngứa ngáy vô cùng. Cách đây vài năm, sau một đợt điều trị dài ngày
mà không hiệu quả, chị đồng ý tham gia một chương trình thử nghiệm
thuốc điều trị mới.


Rất may, chỉ sau hai đợt sử dụng, căn bệnh vảy nến của chị hết hẳn và
từ đó đến nay chúng không quay trở lại. Không chỉ chị mà hàng trăm


bệnh nhân khác cũng có cảm giác được "tự do" sau một thời gian dài
lệ thuộc vào thuốc.

Chứng viêm da


Đối với căn bệnh này, nguyên nhân sâu sa bắt nguồn từ chàm bội
nhiễm, tuy nhiên chúng thường xuất hiện trên vùng da mặt và đầu
hoặc thậm chí xuất hiện trong tai của bạn. Nó là một sự rối loạn ở
người lớn tuổi và những bệnh nhân mắc bệnh về thần kinh như bệnh
Parkingson.

Đối với vùng da đầu, bác sỹ chuyên khoa da liễu có thể sử dụng loại
dầu gội đầu trị gàu có chứa acid salicylic, kẽm pyrithione hoặc
selenium như Head anh shoulder, Nizoral Còn đối với vùng da mặt
và cổ, các bác sỹ da liễu thường khuyên bạn dùng hydrocotisone để
điều trị. Tùy vào độ nặng của bệnh, đơn thuốc của bạn sẽ nhiều hơn.

Mụn trứng cá bọc Nhiều người thường gọi căn bệnh này là căn bệnh
của tuổi dậy thì. Chúng xuất hiện nhiều nhất trên vùng mặt, đặc biệt là
vùng mũi. Nhiều khi chúng là những vết mụn bọc, nổi lớn và đỏ ứng.
Hiện nay, nguyên nhân gây lên những nốt mụn bọc này chưa được xác
định rõ ràng nhưng các bác sỹ da liễu thường yêu cầu người bệnh cần
tránh các loại thức ăn và đồ uống gây nóng như tránh ăn ớt, hạt tiêu,
uống rượu hoặc để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Hiện nay có một số loại thuốc uống kết hợp với bôi có thể làm xẹp và
tiêu bớt nhân mụn vẫn được các bác sỹ sử dụng trong điều trị. Ngoài
ra các bác sỹ da liễu còn kê cho bệnh nhân một số loại xà phòng hoặc
sữa rửa mặt có hoạt chất loại bỏ các tác nhân gây mụn.


Hoặc mỗi khi rửa mặt, bệnh nhân dùng vài giọt chanh pha với nước, 1
lít nước pha với 10 giọt nước chanh, rửa bằng tay và sau đó thấm khô
nước bằng khăn mềm (không lau).

Một số hoạt chất thường được sử dụng trong điều trị chứng bệnh này
là tetracycline, minocycline, doxycycline, erythromycine. Còn với
những mảng đỏ, bạn cần được điều trị bằng tia lazer chỉ sau 4 - 6 tuần
điều trị, những mảng đỏ sẽ mất hẳn. Tuy nhiên cách điều trị này chẳng
rẻ chút nào

Nấm móng

Một vài nhà nghiên cứu nói rằng, cứ hai bệnh nhân nấm móng thì có
một người trên 50 tuổi. Do đó, nếu bạn có móng chân hoặc móng tay
dày, màu vàng hãy chăm sóc nó một cách cẩn thận, cắt ngắn và giữ
sạch thường xuyên. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là vì sao bệnh
nấm móng trở thành căn bệnh của lứa tuổi. Đó là do sự chuyển động
và bị chấn thương. Sự tổn thương này là do lớp móng ngoài bị tách
khỏi lớp đệm thịt bên trong khiến cho nấm có thể xâm nhập vào dễ
dàng vào bên trong móng.

Cách điều trị nhanh nhất mà các bác sỹ thường áp dụng hiện nay là
dùng thuốc uống. Các hoạt chất trong thuốc đi vào trong máu và đến
tiêu diệt nấm tại lớp đệm dưới móng một cách nhanh chóng. Sau đó,
người bệnh vẫn phải dùng thuốc bôi móng mỗi tối trước khi đi ngủ và
sau khi làm sạch móng. Tuy nhiên, cách điều trị này khá tốn kém.
Ngoài ra với những bệnh nhân nhẹ, bác sỹ có thể dùng loại thuốc bôi
trực tiếp vào móng tay. Thời gian khỏi bệnh của cách điều trị này lâu
hơn.


Chàm bội nhiễm
Nhiều bác sỹ thường ví bệnh chàm bội nhiễm là con quỷ của lớp biểu
bì. Biểu hiện của căn bệnh này là sự xuất hiện của những mảng da
sưng phồng màu đỏ và ngứa dữ dội. Với những bệnh nhân lớn tuổi,
chàm bội nhiễm thường xuất hiện ở những vùng da khô. Ở mỗi độ
tuổi, làn da thường mỏng hơn và khô hơn. Sau khi có những nguyên
nhân tác động như mỹ phẩm trang điểm, kim loại chàm bội nhiễm
thường xuất hiện.

Và lời khuyên các bác sỹ đưa ra là, nếu bạn thấy xuất hiện những
mảng đỏ sưng phồng và không khỏi sau một thời gian ngắn, hãy đến
bệnh viện để được điều trị kịp thời. Ngay khi bắt đầu xuất hiện những
triệu chứng của bệnh, bạn hãy bôi ngay loại kem làm ẩm da, đừng để
cho những vết mụn lan rộng. Làn da càng khô thì càng bôi nhiều kem
ẩm hơn và bôi thường xuyên hơn. Ngay sau đó là tác động vào môi
trường sống trong ngày. Với căn bệnh này, bạn không nên dùng lò
sưởi hoặc máy sưởi.

Bệnh vảy nến Vào những năm 70 của thế kỷ trước, bệnh vảy nến
được coi là bệnh của hệ thống miễn dịch do đó phương hướng điều trị
chỉ là sử dụng thuốc tác động vào hệ thống miễn dịch của người bệnh.
Với bệnh nhân vảy nến vùng da chữ T thường có chu kỳ sống nhanh
hơn những vùng da khác, thường trong vòng 1 ngày hoặc vài ngày
thay vì hàng tuần như bình thường.

Người bệnh thường xuất hiện những mảng da dày với màu sắc óng
ánh như bạc tại vùng mặt, đầu gối, khuỷu tay, chân và lưng. Khoảng
20% bệnh nhân có hiện tượng đau đớn khi những mảng vảy nến này
bung ra.


May mắn vào năm 2003, một loại thuốc mới bắt đầu được đưa vào sử
dụng, đầu tiên tại Mỹ đã giúp cho bệnh nhân vảy nến giảm bớt đau
đớn. Loại thuốc này thực chất là vi khuẩn đã được mã hóa. Chúng tác
động vào hệ thống miễn dịch và ngăn chặn nguyên nhân gây bệnh.

Hiện nay, có rất nhiều hãng dược đã cho ra đời các loại thuốc và dạng
thuốc chữa bệnh vảy nến từ loại vi khuẩn này ví dụ như Amevive và
Raptiva (được chấp nhận năm 2003) thường được các bác sỹ sử dụng
trong thời gian này. Còn nếu bệnh nhân mắc bệnh chưa đến 10% cơ
thể, các bác sỹ sẽ kê loại thuốc bôi để điều trị. Đó là điều đặc biệt
quan trọng với bệnh nhân.

×