Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Skkn vận dụng phương pháp flipped classroom vào dạy bài khúc xạ ánh sáng vật lí 11 cơ bản nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 11 trường thpt ngọc lặc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.03 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT NGỌC LẶC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP FLIPPED CLASSROOM
VÀO DẠY BÀI “KHÚC XẠ ÁNH SÁNG” - VẬT LÍ 11
CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO
HỌC SINH LỚP 11 - TRƯỜNG THPT NGỌC LẶC

Người thực hiện: Hoàng Thị Tuyến
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Vật Lí

THANH HOÁ, NĂM 2022

skkn


MỤC LỤC
1. Mở đầu...................................................................................................................... 1
1.1. Lí do chọn đề tài................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................1
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.............................................................................2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.........................................................2
2.1.1. Phương pháp dạy học Flipped Classroom.....................................................2
2.1.2. Ưu và nhược điểm của phương pháp Flipped Classroom..............................4
2.1.3. Tổ chức dạy học theo phương pháp Flipped Classroom................................5


2.1.4. Cơ sở vận dụng thành công phương pháp Flipped Classroom.......................6
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.......................8
2.2.1. Thực trạng hoạt động tự học của HS.............................................................8
2.2.2. Ứng dụng CNTT, truyền thông trong việc tự học môn Vật lý ở trường
THPT...................................................................................................................... 8
2.2.3. Nhận xét........................................................................................................9
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề...............................................9
2.3.1. Tiến trình dạy học theo phương pháp Flipped Classroom.............................9
2.3.2. Một số công cụ hỗ trợ dạy học theo phương pháp FC.................................12
2.3.3. Công cụ và cách thức kiểm tra đánh giá......................................................12
2.3.4. Thực nghiệm sư phạm.................................................................................13
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường..........................................................................18
2.4.1. Sử dụng mơ hình lớp học đảo ngược giúp bồi dưỡng năng lực tự học, thúc
đẩy tính chủ động và phát triển tư duy của HS......................................................18
2.4.2. Sử dụng mơ hình lớp học đảo ngược trong dạy học trực tuyến...................19
2.4.3. Sử dụng mơ hình lớp học đảo ngược trong các giờ tự chọn........................19
2.4.4. Bồi dưỡng học sinh giỏi..............................................................................19
3. Kết luận, kiến nghị.................................................................................................19
3.1. Kết luận............................................................................................................19
3.2. Kiến nghị..........................................................................................................19

skkn


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tên đầy đủ


Ghi chú

GV

Giáo viên

Giáo viên

HS

Học sinh

Học sinh

CNTT

Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin

PPDH

Phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học

FC

Flipped Classroom


Flipped Classroom

TN

Thực nghiệm

Thực nghiệm

ĐC

Đối chứng

Đối chứng

skkn


1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 3, khóa VII năm 1993 đã khẳng định:
“Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho
giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Hiện nay, việc nâng cao chất lượng giáo dục
là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong xã hội. Trong bối cảnh
cả đất nước đang chung tay đẩy lùi đại dịch Covid-19, toàn ngành Giáo dục và
Đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát huy
tính tích cực chủ động của học sinh.
Năng lực tự học thuộc nhóm các năng lực cốt lõi cần phải hình thành cho
người học ngay từ bậc học phổ thơng. Làm thế nào để bồi dưỡng năng lực tự
học trong thời đại công nghệ thông tin? Với những phương tiện công nghệ thông
tin (CNTT) và truyền thông ngày càng hiện đại, người học dễ dàng truy cập

thông tin đa lĩnh vực, đa chiều, thu thập xử lí thơng tin như thế nào, vận dụng
thông tin thu thập được ra sao để giải quyết các vấn đề học tập nhằm đạt mục
tiêu học tập các nhân, tiến đến xác lập được các kỹ năng tự học, làm hành trang
tự học suốt đời? Năm học 2022 - 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu thực
hiện chương trình giáo dục phổ thông mới bảo đảm phát triển phẩm chất và
năng lực người học. Vì vậy, năng lực tự học càng phải được hình thành và rèn
luyện sớm cho học sinh.
Trong những năm gần đây, phương pháp dạy học Flipped Classroom - Lớp
học đảo ngược - đã bắt đầu cho thấy được tính hiệu quả tại các trường phổ thơng
và đại học ở Mỹ. Cụ thể có thể đề cập đến chương trình học tập trực tuyến của
phương pháp này giúp học sinh (HS) chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức mới
dưới sự trợ giúp, hướng dẫn kịp thời của GV. Ở Việt Nam, một số tài liệu đã
giới thiệu phương pháp này đến với nhiều GV. Tuy nhiên, do điều kiện thực tế
chưa ủng hộ, nên việc áp dụng cụ thể hóa phương pháp này vẫn cịn nhiều hạn
chế.
Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: Vận dụng phương pháp Flipped
Classroom vào dạy bài “Khúc xạ ánh sáng” - Vật Lí 11 cơ bản nhằm phát
triển năng lực tự học cho học sinh lớp 11 - Trường THPT Ngọc Lặc.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tơi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục đích :
- Vận dụng phương pháp Flipped Classroom vào dạy bài “Khúc xạ ánh sáng”
Vật lí 11 cơ bản, để phát huy tính tích cực của HS, rèn luyện cho các em các kỹ
năng, kỹ xảo về việc thu thập, xử lí thơng tin nhằm hình thành, rèn luyện và phát
triển năng lực tự học của HS.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 11 trường THPT Ngọc Lặc - huyện Ngọc
Lặc - Thanh Hóa.
- Học sinh học đến chương “Khúc xạ ánh sáng” - Vật lý 11 (Cơ bản).
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1


skkn


Trong q trình thực hiện đề tài, tơi đã sử dụng kết hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu khác nhau, như:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài.
+ Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa Vật lý 11, Cơ bản.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Điều tra cơ bản: Tìm hiểu, đánh giá thực trạng ở trường, lớp.
+ Tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Trao đổi tổng kết kinh nghiệm dạy học.
+ Thực nghiệm sư phạm: Nhằm xác định hiệu quả của nội dung đề xuất.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Phương pháp dạy học Flipped Classroom
Flipped có nghĩa là được lật lại, hay đảo ngược lại, còn Classroom là lớp
học, do đó Flippep Classroom được tạm dịch là “Lớp học đảo ngược”. Lớp học
đảo ngược là một mô hình dạy học mới ra đời khoảng 10-15 năm nay ở Mỹ,
được áp dụng rỗng rãi trong nhiều trường học, từ tiểu học đến đại học, đã đảo
ngược cách tổ chức dạy học theo lớp học truyền thống. Vậy Flippep Classroom
(FC) - Lớp học đảo ngược thực chất là gì?
Theo phương pháp truyền thống, thời lượng của một tiết học sẽ tập trung
vào việc GV giảng giải kiến thức cho HS , còn việc vận dụng các kiến thức của
HS lại trở thành công việc về nhà. Thực tế cho thấy, PPDH truyền thống không
đủ thời gian cho GV vừa truyền đạt kiến thức mới vừa giúp HS vận dụng các
kiến thức đó. FC đưa ra một giải pháp - Hãy đảo ngược quá trình dạy học truyền
thống.
Phương pháp FC bắt đầu bằng việc HS tự làm việc với bài giảng trước tại

nhà thơng qua đọc tài liệu, tóm tắt tài liệu, nghe giảng thông qua các phương
tiện hỗ trợ như video clip, trình chiếu PowperPoint, và khai thác tài liệu trên
mạng. Bài giảng trở thành bài tập ở nhà mà HS phải chuẩn bị trước khi lên lớp.
Toàn bộ thời gian trên lớp sẽ dành cho các hoạt động ứng dụng lý thuyết vào
giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm để xây dựng hiểu biết dưới sự định hướng của
GV. FC giúp giảm thiểu thời gian tiếp thu thụ động kiến thức và tăng thêm thời
gian đào sâu tư duy, phát triển các kĩ năng của HS. Không chỉ hướng tới sự chủ
động tích cực của người học, mơ hình này cũng chú trọng tương tác giữa người
học và GV, HS tham gia phát biểu, thảo luận, xây dựng bài giảng chốt kiến thức
cùng GV. Đồng thời, HS học theo nhóm và giúp đỡ lẫn nhau. Đây là một quá
trình mà cả người học ở trình độ cao và trình độ trung bình đều có lợi. GV có
nhiều thời gian trợ giúp HS yếu kém hiểu bài và giúp HS có tư duy tốt mở rộng
kiến thức. HS có nhiều thời gian để hiểu hết nội dung bài học thay vì bị giới hạn
trong thời gian của tiết học trên lớp. Mơ hình lớp học này thay đổi vai trò của
GV từ “một nhà hiền triết trên bục giảng” thành “một người hướng dẫn” và cho
phép GV làm việc với từng cá nhân hay nhóm nhỏ HS trong các buổi lên lớp.

2

skkn


Hình 1: Mơ hình lớp học đảo ngược
Như vậy, mọi hoạt động trên lớp học đảo ngược đều xoay quanh người
học, lấy người học làm trung tâm, thúc đẩy học trị tích cực và năng nổ hơn. HS
được tạo cơ hội để trình bày ý tưởng; đặt câu hỏi; làm rõ những thắc mắc, quan
niệm sai lầm và phát triển năng lực vận dụng kiến thức. Theo Benjamin Bloom,
trong môi trường lớp học đảo ngược, các hướng dẫn cá nhân có hiệu quả hơn so
với mơi trường lớp học thơng thường. Người học sẽ học tập ở hai không gian
trong và ngoài phạm vi lớp học làm tăng thời lượng và hiệu quả học tập.

Hoạt động của
người tham gia
Ngồi khơng
gian lớp học

Trong không
gian lớp học

Người dạy

Người học

- Soạn tài liệu giảng dạy,
video bài giảng
- Chia sẽ với người học trên
hệ thống quản lí học tập.

- Tự học, xem, tìm hiểu
bài giảng
- Ghi chú những điều chưa
hiểu, chuẩn bị các câu hỏi
dành cho người dạy
- Điều phối lớp học. Trả lời Chủ động tham gia lớp
câu hỏi tình huống thực tế học. Đặt câu hỏi, thực
của người học.
hành, thảo luận ứng dụng
các kiến thức

Như vậy, lớp học đảo ngược bao gồm 2 cấu thành: phần hoạt động học tập
nhóm giàu tính hợp tác, tương tác trên lớp học (theo thời khóa biểu của nhà

trường) và phần nhiệm vụ (bắt buộc) tự học ở nhà trên máy tính với các video
bài giảng, học liệu điện tử.

Hình 2: Hai cấu thành của mơ hình lớp học đảo ngược

3

skkn


2.1.2. Ưu và nhược điểm của phương pháp Flipped Classroom.
2.1.2.1. Những ưu điểm của phương pháp Flipped Classroom.
FC đảo ngược quá trình dạy học truyền thống. Với phương pháp này, HS
khơng học kiến thức mới tại lớp, thay vào đó HS sẽ tìm hiểu bài học tại nhà dưới
sự định hướng của GV với bài giảng trực tuyến (video bài giảng, video thí
nghiệm). Tiết học trên lớp tập trung phát triển thêm các kiến thức mở rộng và
rèn luyện các kĩ năng.
- Thời gian của tiết học trên lớp được sử dụng hiệu quả. Với việc kiến thức mới
đã được HS chuẩn bị tại nhà, thời gian trên lớp được GV sử dụng để giúp HS
mở rộng thêm kiến thức, vận dụng các kiến thức đó và rèn luyện các kĩ năng
khác cho HS. Thúc đẩy sự hình thành và phát triển tư duy bậc cao của HS. Theo
thang nhận thức của Bloom thì mơ hình lớp học đảo ngược giúp HS phát triển
nhận thức qua từng cấp bậc: ghi nhớ, hiểu (giai đoạn tiếp cận với video, học
liệu), và sau đó là ứng dụng, phân tích, tổng hợp (giai đoạn xử lí thơng tin, xây
dựng kiến thức thơng qua các hoạt động do GV tổ chức trên lớp).

Hình 3: So sánh lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược
trên thang đo cấp độ tư duy của Bloom
- FC tăng thời gian tương tác giữa GV và HS. Ngoài ra nó cũng tạo ra một diễn
đàn mà qua đó HS có thể trao đổi thêm với GV về những thắc mắc chưa rõ về

nội dung bài học. Từ đó, hình thành cho HS thói quen đặt câu hỏi, thói quen làm
việc nhóm; giao tiếp, hợp tác với bạn, với thầy.
- Với FC, HS chủ động theo khả năng của bản thân. Với việc tự học kiến thức
mới tại nhà thông qua các video bài giảng, tài liệu không bị giới hạn trong thời
lượng một tiết học, HS có thể chủ động sắp xếp thời gian và thời lượng học tập
để phù hợp với khả năng bản thân và rèn luyện khả năng tự học, tự giác.
- FC khuyến khích HS chuẩn bị trước khi đến lớp. Sau khi đã học tập với tài liệu
trực tuyến tại nhà, HS có thể chuẩn bị những ý tưởng và thắc mắc để góp phần
định hình các buổi học trên lớp. [5]
- GV đóng vai trị hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động học tập của HS nên có nhiều
thời gian để theo dõi quan sát hoạt động của HS, có điều kiện tập trung cho
nhiều đối tượng HS khác nhau nhất là các đối tượng cần nhiều sự hỗ trợ hơn so
với các bạn.
4

skkn


- HS có trách nhiệm hơn đối với việc học hành của mình, chủ động, tự chủ học
tập.
- Hỗ trợ các HS vắng mặt nhờ các bài học luôn trực tuyến và được lưu trữ lại.
- HS tiếp thu tốt hơn có thể được chuyển tiếp tới các chương trình học cao hơn
mà khơng ảnh hưởng gì đến các bạn cịn lại.
- Phụ huynh có nhiều cơ hội hỗ trợ cho HS chuẩn bị bài tốt hơn trong thời gian
tự học ở nhà.
2.1.2.2. Những nhược điểm của phương pháp Flipped Classroom.
- Khơng phải mọi HS đều có đủ điều kiện về máy tính và kết nối Internet để tự
học trực tuyến.
- Cách thức học mới, học trực tuyến sẽ gây khó khăn trong bước đầu thực hiện.
- GV gặp khó khăn trong kiểm soát việc tự học trực tuyến tại nhà của HS.

- Địi hỏi GV phải có sự đầu tư và chuẩn bị công phu, kĩ lưỡng. GV không chỉ
chuẩn bị bài giảng trực tuyến mà cịn phải có trình độ chun mơn vững chắc để
thiết kế bài giảng trên lớp.
- Tại Việt Nam, phần lớn HS đã quen với cách học truyền thống, kiến các em
khá thụ động, tinh thần tự giác, khả năng tự học chưa cao.
- Nếu tổ chức lớp học không cẩn thận, và chuẩn bị chưa chu đáo thì FC sẽ trở lại
là một phương pháp lớp học truyền thống.
Những phân tích trên có thể cho thấy FC chỉ phù hợp với một số bài học
chứ không thể áp dụng đại trà, chỉ thành cơng khi có các phương tiện học tập
phù hợp. Ngồi ra, vai trò của GV trong việc thiết kế, điều hướng, hỗ trợ HS
trong các hoạt động nhóm trên lớp cũng rất quan trọng, quyết định sự thành
công của mô hình.
2.1.3. Tổ chức dạy học theo phương pháp Flipped Classroom.
Lớp học đảo ngược cho thấy có nhiều tiềm năng và hiệu quả hơn so với
phương pháp dạy học truyền thống. Để đạt được hiệu quả, một bài dạy theo
phương pháp FC gồm 2 phần quan trọng:
* Công tác chuẩn bị trước khi lên lớp:
- Bước 1: Chuẩn bị. HS phải tự chuẩn bị kiến thức bài mới tại nhà
thông qua các bài giảng mà GV cung cấp.
Ở bước này, người GV phải có một hệ thống (hoặc diễn đàn, lớp học trực
tuyến) để tương tác với HS và qua đó tải lên các tài liệu, các bài giảng của mình.
Tại đây HS sẽ chuẩn bị bài mới với các tài liệu này. Các tài liệu học tập này phải
rõ ràng, dễ hiểu và gây hứng thú cho HS.
- Bước 2: HS làm các bài kiểm tra trực tuyến và phản hồi các vấn đề
thắc mắc.
Đây là bước kiểm tra kiến thức mà HS tiếp thu được qua bài giảng tự học
ở nhà. Bên cạnh đó, thơng qua các câu hỏi HS đặt ra giúp GV xác định được
phần mà HS quan tâm hoặc chưa hiểu rõ, để từ đó triển khai bài giảng trên lớp.
Các bài kiểm tra phải có độ khó nhất định, địi hỏi HS phải xem bài giảng mới
có thể hồn thành tốt.

* Cơng việc thực hiện trong tiết lên lớp:
- Bước 3: Triển khai bài giảng trên lớp.
5

skkn


Trong bước này, GV làm rõ các kiến thức, liên hệ thực tế, rèn luyện các
kỹ năng: tư duy phản biện, làm việc nhóm cho HS. Bài giảng bắt đầu với các
câu hỏi được lấy từ các câu hỏi trong bước 2 của HS. GV cần tổng hợp các câu
hỏi này và đưa các câu hỏi mà nhiều HS cùng thắc mắc hoặc câu hỏi thú vị
thành các câu hỏi thảo luận cho cả lớp. Sau đó là các bài tập vận dụng tăng dần
mức độ khó dưới sự hướng dẫn của GV.
- Bước 4: Các bài tập rèn luyện HS tự giải quyết.
Như vậy, qua các hoạt động học tập theo phương pháp FC, HS sẽ được
rèn luyện tính tự giác, tích cực, đúng kế hoạch, tự đặt câu hỏi khi tự học ở nhà...
Khi học với bạn, HS được rèn luyện các kỹ năng trao đổi làm việc nhóm; Khi
học thầy, HS hỏi thầy, lắng nghe, ghi chép, học hỏi phong thái giao tiếp của thầy.
HS còn được học và rèn luyện các kỹ năng viết, nói, thuyết trình,... Mơ hình lớp
học đảo ngược đã tạo điều kiện phát triển kỹ năng này. Trên lớp, HS được tham
gia hoạt động nhóm, rèn luyện các kỹ năng hợp tác, giao tiếp, trình bày... Muốn
vậy, HS phải có những kiến thức nền tảng nhất định. Chính tự học là chìa khóa
giúp HS thực hiện tốt hoạt động trên lớp của mình, có thể hiểu sâu hơn chủ đề
được học so với khi học tập độc lập, đồng thời các kĩ năng hoạt động nhóm, kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng tự học cũng được nâng cao lên.
2.1.4. Cơ sở vận dụng thành cơng phương pháp Flipped Classroom.
Có rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến sự thành công
của phương pháp Flipped Classroom.
Các yếu tố khách quan là nội dung kiến thức trong chương trình đã phù
hợp với phương pháp FC hay chưa, điều kiện CNTT để triển khai phương pháp

này, nguồn tài liệu dạy học…
Các yếu tố chủ quan ở bản thân GV và HS tham gia phương pháp dạy
học này. Trong đó vai trị của GV là tối quan trọng quyết định sự thành bại của
phương pháp. Vì vậy để đạt được thành cơng với phương pháp này, cần xác định
mục tiêu và lên kế hoạch giảng dạy kĩ lưỡng, hạn chế những khuyết điểm của
phương pháp. [7]
* Bước 1: Xác định phạm vi nội dung kiến thức và thời gian mà GV sẽ áp
dụng phương pháp Flipped Classroom.
Đầu tiên chúng ta phải hiểu rằng không có một PPDH học nào là tuyệt đối
hiệu quả, và phương pháp FC cũng vậy. Có những phần kiến thức nếu áp dụng
phương pháp này sẽ không đạt được hiệu quả cao vì vậy việc xác định phạm vi
nội dung kiến thức để áp dụng FC là rất quan trọng, nó giúp HS khơng gặp
nhiều khó khăn trong việc xây dựng và liên kết các nội dung kiến thức.
Ngoài ra do FC là một phương pháp mới và mức độ thành cơng cịn phụ
thuộc vào từng lớp HS vì vậy GV cần cân nhắc khoảng thời gian áp dụng
phương pháp (ví dụ: nửa học kì hoặc một học kì). Sau đó nếu kết quả học tập
của HS tỏ ra khả quan hơn so với phương pháp cũ thì tiếp tục mở rộng phạm vi
và thời gian áp dụng phương pháp.
* Bước 2: Tìm kiếm hoặc xây dựng nguồn bài giảng, tài liệu dạy học.
Có rất nhiều nguồn tài liệu có thể sử dụng cho phương pháp như: video,
sách, tạp chí, internet. Hiện nay có nhiều nguồn tài liệu có sẵn để dạy học theo
phương pháp này như thư viện bài giảng Khan Academy, … và nhiều nguồn
6

skkn


khác. GV cần xác định và tìm kiếm nguồn tài liệu phù hợp với phần kiến thức
cần dạy và phù hợp với HS. Bên cạnh đó GV có thể tự xây dựng những tài liệu
này để phục vụ cho mục đích giảng dạy của mình một cách hiệu quả nhất. Giáo

án của GV gồm hai phần chính: video bài giảng truyền thống và nội dung bài
dạy hay tương tác của GV với HS ở lớp. Giữa nội dung video bài giảng cho HS
xem trước ở nhà với nội dung thảo luận trên lớp phải đảm bảo kết cấu hài hòa và
hợp lý. Tuy nhiên, ngoài yếu tố sư phạm muốn bài giảng có chất lượng, người
GV phải có nhiều kĩ năng mềm để các video bài giảng trở nên hấp dẫn thu hút
và tiết học trên lớp trở nên thú vị, kích thích được mong muốn chiếm lĩnh kiến
thức của HS.
* Bước 3: Chuẩn bị cho học sinh khi bắt đầu áp dụng phương pháp mới.
Trong khi HS đang kém hứng thú với việc học tập môn học trên lớp thì
việc áp dụng một PPDH mới có thể đem lại một trong hai hiệu ứng: HS có thể
sẽ cảm thấy hứng thú hơn hoặc là HS lo lắng phải thích nghi thêm một phương
pháp mới. Vì vậy việc chuẩn bị tâm thế cho HS cũng khá quan trọng. GV cần tổ
chức một buổi giới thiệu về phương pháp này, lắng nghe những thắc mắc và trấn
an được những lo lắng của HS, làm cho HS thấy được những ưu điểm của
phương pháp và cho HS biết những việc mà họ cần thực hiện trong phương pháp
* Bước 4: Cách hướng dẫn và kiểm sốt q trình tự học trước khi đến lớp.
GV không thể chỉ cung cấp các nguồn tài liệu cho HS và mong muốn họ
có thể tự định hướng và tự giác làm việc trước khi đến lớp. GV cần định hướng
cũng như có một cơ chế kiểm soát được hoạt động của HS trước khi đến lớp.
* Bước 5: Hoạt động trong tiết học tại lớp
Điều quan trọng nhất trong bước này chính là việc các nội dung kiến thức
phải thống nhất trong các hoạt động trước và trong lớp học. Ngồi ra mục đích
của phương pháp là đặt HS vào trung tâm quá trình dạy học vì vậy tiết học trên
lớp có thể tổ chức theo hình thức học tập nhóm, GV có thể đặt các câu hỏi thảo
luận, hoặc giao các chủ đề thảo luận cho mỗi nhóm, sau đó từng nhóm sẽ trình
bày về chủ đề của mình cho cả lớp. Hoạt động trong lớp có thể tổ chức theo
nhiều hình thức khác nhau nhưng nhất thiết khơng thể giống tiến trình của một
lớp học truyền thống. Nếu tiết học trên lớp lại là một buổi thuyết giảng thì đó
khơng phải là phương pháp Flipped Classroom.
* Bước 6: Đánh giá kết quả học tập của học sinh

Phương pháp FC hoàn toàn khác với dạy học truyền thống vì vậy việc
đánh giá HS cũng phải có tiêu chuẩn đánh giá riêng.
Ngồi ra, như đã trình bày ở trên phương pháp FC có thành cơng hay
khơng còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan là GV, người GV phải có trình độ
chun mơn, năng lực sư phạm và kỹ năng sử dụng CNTT trong giảng dạy, thể
hiện qua việc xây dựng tài liệu học tập, video bài giảng một cách khoa học, phù
hợp với đối tượng người học [8].
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng hoạt động tự học của HS
Để tìm hiểu thực trạng hoạt động tự học của HS ở trường THPT. Tôi
đã tiến hành khảo sát 1300 HS của trường THPT Ngọc Lặc - Thanh Hóa.
7

skkn


Bảng kết quả: Tự đánh giá kỹ năng tự học của bản thân
STT

Kỹ năng

Tốt
115
90
100
95
90

1
2

3
4
5
6

Mức độ
Khá Chưa tốt
405
780
135
1075
180
1020
125
1080
85
1125

Kỹ năng nghe giảng và ghi chép
Kỹ năng hoạt động nhóm
Kỹ năng trình bày, phát biểu ý kiến trên lớp
Sử dụng CNTT trao đổi với bạn bè, GV
Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá trong học tập
Kỹ năng khai thác tài liệu học tập bằng
79
48
1173
phương tiện CNTT và truyền thông
7 Kỹ năng lập kế hoạch học tập
89

83
1128
Từ ý kiến khảo sát được, có thể thấy rằng hoạt động học tập của HS rất
thụ động, nhiều HS chưa có hoặc yếu khả năng tự học, đặc biệt 91% HS chưa có
kĩ năng khai thác tài liệu học tập bằng phương tiện CNTT; 87% HS cho rằng
mình chưa có khả năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập; 88% HS chưa có kĩ
năng lập kế hoạch học tập. Chỉ có 40% HS nắm được kĩ năng nghe giảng, ghi
chép nhưng ở mức độ chưa cao.
2.2.2. Ứng dụng CNTT, truyền thông trong việc tự học môn Vật lý ở trường
THPT
Khảo sát những hoạt động hàng ngày trên Internet của HS theo bảng sau:
Mức độ
Mục đích và mức độ sử
STT
Thường Thỉnh
Khơng sử
dụng Internet
Rất ít
xun thoảng
dụng
1
Đọc tin tức, giải trí
955
262
83
0
2
Trao đổi mail, facebook,..
1105
123

72
0
3
Tra cứu tài liệu học tập
133
365
232
570
Tham gia khóa học trực
4
213
184
263
640
tuyến
Tìm các tài liệu để mở
rộng hiểu biết, những hiện
5
93
284
143
780
tượng thực tế liên quan đến
vấn đề đang học
Phân tích số liệu cho thấy có gần 75% HS thường xuyên truy cập Internet
để đọc tin tức, xem phim ảnh giải trí. Có 85% HS thường xun trao đổi email,
facebook, tán gẫu với bạn bè. HS sử dụng Internet phục vụ cho học tập rất hạn
chế: cụ thể chỉ có 10% HS tra cứu tài liệu học tập trên Internet; 16% HS tham
gia các khóa học trực tuyến; 60% HS chưa bao giờ sử dụng Internet tìm các tài
liệu mở rộng hiểu biết, tìm hiểu những hiện tượng thực tế liên quan đến vấn đề

đang học. Hầu như giải trí, giao lưu bạn bè là mục tiêu chính khi sử dụng
Internet.

8

skkn


2.2.3. Nhận xét.
Từ kết quả khảo sát thực trạng hoạt động tự học của HS và ứng dụng
CNTT trong dạy học Vật lí ở trường THPT Ngọc Lặc, tơi rút ra được một số kết
luận sau:
- Đa số HS đều có máy tính ở nhà nhưng phần lớn sử dụng để chơi game, nghe
nhạc, xem phim, tán gẫu với bạn bè. Cũng có em tìm kiếm các tài liệu tham
khảo, tham gia thi thử, học trực tuyến nhưng chưa nhiều. Nguyên nhân một phần
là các em chưa được định hướng, chỉ dẫn cách khai thác tài ngun có ích trên
mạng.
- Thời lượng dành cho các tiết thực hành và bài tập trong phân phối chương
trình ít nên GV thường cơ đọng nội dung trong các tiết lí thuyết để có dư thời
gian cũng cố và hướng dẫn giải bài tập, ít quan tâm đến việc mở rộng kiến thức
và liên hệ thực tế, đó cũng là tác nhân làm HS không cảm nhận được tầm quan
trọng của môn học Vật lí, khơng hứng thú với mơn học. Việc khảo sát cho thấy
có nhiều em HS thường xuyên nỗ lực trong học tập, chịu khó học hỏi bạn bè,
thầy cơ. Tuy nhiên, vẫn cịn một lượng khơng nhỏ HS học thụ động, đối phó,
chưa biết cách tự học tốt, chủ yếu là nghe giảng và ghi chép trong suốt thời gian
học, ghi nhớ thuộc lòng kiến thức chứ chưa nắm được bản chất, thuộc tính nội
dung đã học.
Xuất phát từ tính cấp thiết và nhu cầu của xã hội, cần tạo một mơi trường
học tập để HS có thể tự học và bồi dưỡng các năng lực tự học, trong phạm vi
sáng kiến tôi đã vận dụng phương pháp FC (Lớp học đảo ngược) trong dạy học

một số vấn đề, với hy vọng mang lại hiệu quả cao trong học tập. Đặc biệt, trong
q trình làm sáng kiến, có thời điểm HS nghỉ học để tránh dịch Covid - 19, tôi
đã áp dụng mơ hình này cho một nhóm HS rất thiết thực.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Tiến trình dạy học theo phương pháp Flipped Classroom
Tiến trình dạy học một bài theo phương pháp FC cơ bản sẽ đi theo 03
bước chính:
- Bước 1: HS tự học kiến thức mới tại nhà thông qua tài liệu giáo viên cung
cấp hoặc video clip bài giảng trực tuyến.
- Bước 2: Các hoạt động mở rộng kiến thức hoặc rèn luyện kĩ năng thực hành,
làm bài tập tại lớp.
- Bước 3: Các bài tập tự rèn luyện cho học sinh tại nhà.

9

skkn


Hình 4: Các bước tổ chức dạy học theo phương pháp Flipped Classroom
GV cần xây dựng kế hoạch cho mỗi hoạt động theo mẫu sau:
Tên hoạt động:
Thời gian:........................................... (khi nào, bao lâu)
Địa điểm :................................(ở nhà, phịng thí nghiệm, thực địa hay lớp học)
1. Mục tiêu
Nêu rõ mục tiêu của hoạt động(tự học nội dung gì?, tìm hiểu hình thành kiến
thức nào?, hệ thống hóa kiến thức, luyện tập những gì?, vận dụng thực
tiễn,tìm tịi mở rộng ra sao?)
2. Nội dung
Mơ tả tình huống/ nội dung cần đạt theo mục tiêu dựa vào chương trình, sách
giáo khoa về kiến thức, kĩ năng, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS.

3. Gợi ý tổ chức hoạt động
+ Câu lệnh chuyển giao nhiệm vụ + yêu cầu sản phẩm hoạt động
(Kỹ thuật dạy học nào?)
+ Hoạt động của HS: ghi chép nhận nhiệm vụ, thực hiện, thảo luận, báo cáo;
được hỗ trợ giúp đỡ và tham gia đánh giá bạn khi cần thiết...
+ Hoạt động của GV: Chuyển giao nhiệm vụ, hướng dẫn thực hiện, theo dõi
trợ giúp , nghiệm thu kết quả, tổng hợp/ đánh giá/ kết luận...
+ Chuẩn bị học liệu: (SGK, vở ghi, phiếu học tập, video bài giảng, slide, tài
liệu bổ trợ...), thiết bị dạy học (tranh ảnh, mơ hình, thí nghiệm thực/ ảo/ mơ
phỏng...)
4. Sản phẩm mong đợi
Dự kiến kết quả mong đợi trong hoạt động này. (Đáp án của câu lệnh)
5. Gợi ý đánh giá
+ GV đánh giá quá trình, đánh giá sản phẩm, đánh giá kết quả
+ HS đánh giá lẫn nhau như thế nào (nếu cần)
Hướng dẫn cụ thể dưới đây mang tính chất gợi ý. GV có thể thiết kế
2.3.1.1. Hoạt động tự học kiến thức mới tại nhà
1. HS đọc Phiếu định hướng học bài mới ở nhà để tiếp nhận nhiệm vụ.
2. HS xem Video bài giảng, kết hợp với nghiên cứu các tài liệu bổ trợ như Slide
bài giảng; SGK, tham khảo: tệp video, hình ảnh, mơ phỏng minh họa nội
dung bài học. HS ghi lại những vấn đề chưa rõ, đặt ra các câu hỏi cần thảo
luận.
3. HS làm bài tập trắc nghiệm trên mạng để tự kiểm tra xem bản thân đã hiểu
nội dung bài học mới chưa. Nếu chưa đạt 50% câu trả lời đúng thì HS xem lại
video bài giảng và các tài liệu bổ trợ. Tiếp tục ghi lại những câu hỏi, vấn đề
chưa rõ.
4. HS chia sẽ các vấn đề chưa rõ, các câu hỏi cần thảo luận lên diễn đàn trực
tuyến để GV và các bạn cùng đọc trước khi lên lớp. Nếu có thời gian, HS và
GV có thể thảo luận qua mạng về các vấn đề , câu hỏi này.
5. GV tổng hợp các vấn đề còn chưa rõ và kết quả bài trắc nghiệm trên mạng để

chuẩn bị nội dung cho hoạt động tổ chức thảo luận trên lớp.
10

skkn


Kế hoạch cho Hoạt động tự học kiến thức mới ở nhà nên được trình bày
theo mẫu trên.
2.3.1.2. Hoạt động thảo luận, luyện tập, thực hành ở lớp
Thời gian trên lớp sẽ dành cho 2 hoạt động chính:
A. Hoạt động thảo luận về nội dung bài học mới
B. Hoạt động luyện tập, thực hành nội dung bài học mới
Kế hoạch cho 2 hoạt động này cũng nên được trình bày theo mẫu ở trên.
a. Hoạt động thảo luận về nội dung bài học mới
GV tổ chức hoạt động trao đổi, thảo luận sâu các vấn đề chưa rõ, đặc biệt chú
trọng trả lời các câu hỏi phổ biến mà nhiều HS đặt ra sau Hoạt động học bài mới
ở nhà. GV thể chế hóa, hệ thống hóa kiến thức mới mà HS cần ghi nhớ một cách
chính xác, đầy đủ; làm cơ sở cho việc luyện tập, thực hành, vận dụng.
b. Hoạt động luyện tập, thực hành nội dung bài học mới
GV tổ chức hoạt động cho HS:
- Luyện tập/giải bài tập: đặc biệt các bài tập cũng cố nội dung bài học và vận
dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề học tập trong các tình huống tương tự;
thảo luận các phương pháp giải bài tập, phương án giải quyết vấn đề hay và tối
ưu.
- Thực hành các kiến thức, kỹ năng đặc thù gắn với nội dung bài học (vẽ đồ thị,
làm thí nghiệm,...) theo nhóm hoặc cá nhân.
GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện Hoạt động vận dụng, mở rộng ở nhà.
GV giao Phiếu định hướng học bài mới ở nhà (nếu bài học sau cũng theo mơ
hình lớp học đảo ngược).
2.3.1.3. Hoạt động vận dụng, mở rộng ở nhà.

Kết thúc giờ học trên lớp, nếu những nội dung trao đổi trên lớp chưa hoàn
thiện, GV sẽ hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc của HS qua mạng. HS kiểm tra
lại kiến thức đã học trong giờ học và tự tìm hiểu mở rộng thêm. Sau giờ học tại
lớp, HS sẽ kết hợp lượng kiến thức đã thu được trong giờ học trực diện cùng với
tư duy của bản thân để hoàn thành bài kiểm tra ở mức nâng cao. Kết quả của
bài kiểm tra này sẽ là sự đánh giá chính xác nhất phần kiến thức mà HS thu
được và khả năng áp dụng thuần thục kiến thức đó vào việc làm bài tập.
- Nếu bài học tiếp theo GV vẫn sử dụng phương pháp FC thì sau giờ lên lớp, GV
chuẩn bị cho Hoạt động học bài mới ở nhà; tạo video bài giảng mới hoặc bổ
sung video bài giảng cũ sao cho phù hợp với trình độ tiếp thu bài giảng của HS
hiện tại. HS cũng chuyển về Hoạt động học bài mới; nghiên cứu video bài giảng
mới và học liệu điện tử mới của GV. Như vậy, Hoạt động vận dụng, mở rộng ở
nhà là nhiệm vụ luyện tập, vận dụng nâng cao và làm bài kiểm tra ở mức độ vận
dụng thấp, vận dụng cao.
- Nếu bài học tiếp theo GV khơng sử dụng phương pháp FC thì Hoạt động vận
dụng, mở rộng ở nhà nên tập trung vào các nhiệm vụ:
+ Tìm tịi, mở rộng kiến thức của bài học hoặc
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Kế hoạch cho Hoạt động vận dụng, mở rộng ở nhà nên được trình bày
theo mẫu trên.
11

skkn


2.3.2. Một số công cụ hỗ trợ dạy học theo phương pháp FC.
Với yêu cầu của phương pháp FC, HS phải học trước kiến thức mới tại nhà,
do đó cần phải có một website học trực tuyến hoặc cung cấp tài liệu cho HS tự
học tại nhà. Trong nội dung của sáng kiến, tôi chọn cách cung cấp video bài
giảng cho HS xem tại nhà. Do đó yêu cầu cần thiết phải có một website dạy học

trực tuyến và các video bài giảng. Hiện nay có nhiều website hỗ trợ việc mở một
lớp học trực tuyến như www.edmodo.com, www.flipitphysics.com,…Tuy nhiên
phần lớn đều tính phí hoặc miễn phí thì khơng có đủ chức năng cho việc mở một
lớp học hiệu quả. Do đó, tơi đề xuất một cách thức phù hợp với điều kiện thực tế
là sử dụng các công cụ của Face book, Google, Youtube. Với điều kiện thực tế
của HS trường THPT Ngọc Lặc là hầu hết các em HS đều sở hữu một tài khoản
Facebook, vì vậy việc dùng Facebook để tạo một lớp học trực tuyến là hồn tồn
khả thi và dễ dàng. GV có thể sử dụng công cụ “Group” để tạo một lớp học và
yêu cầu HS tham gia vào nhóm này. Ngồi ra, GV có thể sử dụng phần mềm
Zoom để tạo lớp học. Như vậy, chúng ta đã có một nơi để trao đổi tài liệu và hỏi
đáp trực tiếp giữa GV và HS.
Về video bài giảng, tơi đã nghiên cứu và tìm tài liệu trên Youtube. Sau đó,
gửi đường dẫn video này vào nhóm Facebook của lớp học. Như vậy, tất cả HS
đều có thể tiếp cận và xem video bài giảng này một cách dễ dàng.
Tiếp theo là bài kiểm tra sau khi xem video bài giảng, chúng ta có thể sử
dụng công cụ “Google Form” của Google để tạo một bài kiểm tra với nhiều hình
thức. Ở đây, tơi chủ yếu dùng hình thức trắc nghiệm. Google Form có chức năng
tạo một bài kiểm tra, sau đó thống kê câu trả lời. Nhờ đó GV có thể nắm bắt
được bao nhiêu phần trăm HS trả lời đúng hoặc sai, từ đó có thề điều chỉnh hoạt
động trên lớp phù hợp.
2.3.3. Công cụ và cách thức kiểm tra đánh giá.
Phương pháp FC có thành cơng hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào việc
HS có chuẩn bị kiến thức mới ở nhà hay khơng. Vì vậy việc đảm bảo HS phải tự
học ở nhà là rất quan trọng, chúng ta không thể chỉ hi vọng HS tự giác mà phải
có một cơ chế kiểm sốt và có hình thức thưởng phạt thì mới thúc đẩy được tinh
thần tự giác, tự học của HS.
- Trên lớp học trực tuyến sau mỗi bài giảng, HS phải làm một bài kiểm tra nhỏ
(hình thức trắc nghiệm, hoặc tự luận ngắn…). Các bài kiểm tra này sẽ lấy điểm
kiểm tra 15 phút.
- Trong mỗi bài kiểm tra sẽ có phần cuối cùng để HS đặt câu hỏi về những thắc

mắc trong bài. HS nào có câu hỏi hay sẽ được điểm cộng để khuyến khích các
em học tập. (1 điểm cộng có thể bằng 1 điểm vào điểm kiểm tra 15’).
- Học sinh nào không làm các bài kiểm tra sau bài giảng bị nhận điểm trừ.
- Ngồi ra có thể đánh giá điểm cộng, trừ bằng quan sát hoạt động của HS trên
lớp. Đánh giá dựa trên kĩ năng làm việc nhóm, xây dựng bài …
Bài kiểm tra sau video bài giảng như đã trình bày ở trên, chúng ta sẽ sử
dụng công cụ Google Form của Google để tạo bài kiểm tra. Với Google Form,
chúng ta có thể thu thập từng bài kiểm tra của HS và đánh giá được số điểm.
Ngoài ra với chức năng thống kê câu trả lời, GV có thể dựa vào đó và xem xét
các phần kiến thức mà nhiều HS nhầm lẫn, qua đó xây dựng tiến trình dạy học
12

skkn


trên lớp nhấn mạnh vào những phần kiến thức này.

Hình 5: Chức năng thống kê câu trả lời của Google Form
2.3.4. Thực nghiệm sư phạm.
2.3.4.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm.
Trên cơ sở các cơng cụ và tiến trình dạy học đã thiết kế, tôi tiến hành
thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi của việc áp dụng phương pháp
FC vào dạy học ở trường THPT Ngọc Lặc. Qua đó, đánh giá xem các cơng cụ,
tiến trình dạy học này có giúp HS tích cực, chủ động trong q trình học tập, hiểu
sâu kiến thức hơn khơng. Do thời gian thực nghiệm và khuôn khổ trong phạm vi
sáng kiến, và các điều kiện khách quan khác nên tôi chỉ thực nghiệm được một
tiết bài “Khúc xạ ánh sáng”, vì vậy kết quả thực nghiệm cũng chưa phản ánh
được hết tính khả thi của phương pháp.
2.3.4.2. Đối tượng thực nghiệm.
- Đối tượng chọn 2 lớp 11 thuộc Trường THPT Ngọc Lặc giảng dạy là 11A 1 làm

thực nghiệm (TN) và lớp 11A2 là đối chứng (ĐC) cho đề tài này.
- Nội dung giảng dạy lí thuyết ở 2 lớp thực nghiệm và đối chứng là như nhau
theo chương trình SGK vật lý 11 CB THPT hiện hành.
- Ở lớp TN: Chúng tơi tiến hành cho trong q trình giảng dạy GV sử dụng một
số thí nghiệm và máy vi tính hỗ trợ trong các giờ dạy. Tùy thuộc vào tình hình
cụ thể về cơ sở vật chất mà chúng tơi chọn hình thức sử dụng các phương tiện
dạy học cho phù hợp.
- Ở lớp đối chứng: GV giảng dạy theo phương pháp thông thường. Các tiết dạy
được tiến hành theo đúng tiến độ được qui định bởi PPCT của bộ GD & ĐT.
2.3.4.3. Tiến hành thực nghiệm
Nội dung thực nghiệm bài 26 “Khúc xạ ánh sáng” - Vật lí 11 cơ bản. Do
khn khổ trong phạm vi sáng kiến, tơi xin trình bày như sau:
GIÁO ÁN: BÀI 26
TIẾT 49: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- Trình bày được những đại lượng cơ bản trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng:
góc tới, góc khúc xạ, tia tới, tia khúc xạ, mặt phẳng tới, mặt phân cách giữa hai
13

skkn


môi trường trong suốt khác nhau, pháp tuyến.
- Làm rõ được nội dung và công thức của định luật khúc xạ ánh sáng.
- Phân biệt được các khái niệm chiết suất tỉ đối, chiết suất tuyệt đối.
2. Kỹ năng:
- Thực hành thí nghiệm và xử lí kết quả thí nghiệm
- Vận dụng kiến thức giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến

khúc xạ ánh sáng.
- Kĩ năng làm việc nhóm.
3. Thái độ: Rèn luyện cho học sinh có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào
thực tiễn.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Phát triển năng lực tư duy, sáng tạo; thiết kế phương án thí nghiệm, tiến hành
thí nghiệm.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác (làm việc nhóm).
- Năng lực CNTT.
- Năng lực chuyên biệt Vật lí.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Video bài giảng “Khúc xạ ánh sáng”. Link bài giảng
/>- Bài kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến kiến thức bài “Khúc xạ ánh sáng”.
- Phiếu thực hành thí nghiệm.
- Bộ thí nghiệm đo chiết suất nước bằng bình chứa và đèn laser.
2. Học sinh
- Xem trước video bài giảng “Khúc xạ ánh sáng” tại nhà.
- Làm bài kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến tại nhà.
- Đọc trước phiếu thí nghiệm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động trước khi lên lớp (Hoạt động tự học kiến thức mới ở nhà).
Hoạt động GV
Hoạt động HS
- GV đưa các nội dung cho HS - HS chuẩn bị các nội dung theo yêu
chuẩn bị trước tại nhà bao gồm
cầu
- Video bài giảng “Khúc xạ ánh - Xem video bài giảng
sáng”

- Làm bài kiểm tra
- Bài kiểm tra trắc nghiệm trực Đọc trước phiếu thực hành thí nghiệm
tuyến
Phiếu thực hành.
2. Hoạt động trên lớp.
Hoạt động 1: Thảo luận nội dung kiến thức bài “Khúc xạ ánh sáng”
(15 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

14

skkn


- GV chia lớp thành 4 nhóm: GV yêu
cầu đại diện 1 nhóm lên trình bày kết
quả thu được khi làm việc tại nhà.
Các nhóm cịn lại theo dõi, bổ sung
kết quả.
- GV giải đáp các câu hỏi của HS.
- GV kết luận kiến thức trọng tâm
của bài.
Như vậy ta vừa tóm tắt xong các
kiến thức chính của bài khúc xạ ánh
sáng. Bây giờ ta sẽ vận dụng định
luật này để thực hiện thí nghiệm sau.

- HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm
lên bảng trả lời.

- Các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ
sung kết quả
- HS nêu các câu hỏi còn vướng mắc.
- HS khắc ghi kiến thức.

Hoạt động 2: Tìm hiểu thí nghiệm (5 phút)
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Thí nghiệm: Đo chiết suất nước bằng bình
chứa và tia laser.
- GV giới thiệu thí nghiệm ứng dụng cơng thức - HS chú ý lắng nghe, nhận
định luật khúc xạ ánh sáng khi chiếu ánh sáng thức vấn đề.
từ không khí vào dung dịch để đo được chiết
suất của dung dịch.
- GV hướng dẫn học sinh sử dụng bộ thí
nghiệm. Dụng cụ gồm: 1 bình chứa dung
dịch, một đèn laser, một thước trịn đo góc.
Với những dụng cụ như trên, hãy đề xuất - HS các nhóm thảo luận
phương án đo chiết suất của chất lỏng ?
và trả lời.
GV kết luận: Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Đổ dung dịch vào bình chứa sao cho
mực nước ngang đường kính của thước đo góc.
Bước 2: Bật đèn laser và điều chỉnh các góc tới - HS nhận thức vấn đề.
và đọc góc khúc xạ thu được. (chú ý tia laser
phải đi qua tâm của thước đo góc).
Bước 3: Đọc ghi các giá trị góc tới và góc khúc
xạ vào bảng. Dùng biểu thức định luật khúc xạ
ánh sáng tính chiết suất của dung dịch.
Hoạt động 3: Thực hành thí nghiệm (25 phút)

GV u cầu các nhóm nhận bộ thí nghiệm và phiếu thực hành thí
nghiệm để bắt đầu tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn, giám sát của GV.
3. Tổng kết bài học
Tổng kết kiến thức bài học và giao các bài tập tự rèn luyện cho HS tại nhà.

15

skkn


Hình 6: Học sinh báo cáo phần chuẩn bị bài mới trước lớp

Hình 7: Học sinh thảo luận nhóm trên lớp

Hình 8: Thí nghiệm đo chiết suất dung dịch bằng hiện tượng khúc xạ ánh sáng
16

skkn


2.3.4.4. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm.
2.3.4.4.1. Về kết quả kiểm tra đánh giá thực nghiệm sư phạm.
Xử lí kết quả thăm dị ý kiến HS
+ Có 100% HS được hỏi ý kiến cho rằng các thí nghiệm và hình ảnh trực quan
trong thực tế làm cho giờ học thêm sinh động và hấp dẫn.
+ Có 100% được hỏi ý kiến HS cho rằng phải mất nhiều thời gian để nghiên cứu
bài.
+ Có 91,83% được hỏi ý kiến HS cho rằng việc học tập theo phương pháp FC
giúp các em củng cố niềm tin vào bài giảng của GV và tiếp thu vào bài giảng
của mình, ý kiến trái ngược là 1,36% và 7,28% HS cho rằng nó bình thường.

+ Có 93,6% HS được hỏi ý kiến sự minh họa các hiện tượng trong thực tế giúp
các em hiểu rõ hơn, nắm chắc kiến thức mà mình lĩnh hội
+ Có 97,73% HS được hỏi ý kiến cho rằng học tập với phương pháp FC khuyến
khích sự tị mị, óc sáng tạo, lịng đam mê tìm tịi, khả năng suy luận.
+ Có 95,46% HS được hỏi cho rằng thích học những tiết mà GV có sử dụng
phương pháp FC.
* Đánh giá định tính
Qua q trình giảng dạy ở trường THPT Ngọc Lặc, kết hợp quá trình theo
dõi các giờ học tôi nhận thấy:
+ Đối với lớp thực nghiệm: đa số đều tự giác tham gia vào hoạt động học tập,
các em tỏ ra rất hứng thú và tham gia hoạt động tích cực. Ngay cả những HS
trong lớp rất ít khi tham gia xây dựng bài cũng trở nên rất hứng thú đóng góp ý
kiến. Khơng khí lớp học sơi nổi, HS nắm kiến thức một cách vững chắc. Nhờ đó
phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS. Khơng những vậy,
các em cịn rèn luyện được kĩ năng mềm như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng
nghe tích cực, kĩ năng hợp tác, kĩ năng quản lí thời gian, kĩ năng tìm kiếm, kĩ
năng xử lí thơng tin, kĩ năng giải quyết vấn đề. Đó là một trong các kĩ năng rất
cần thiết khi các em bước sang thế kỉ 21, thế kỉ của hội nhập và phát triển.
+ Đối với lớp đối chứng: Trình độ tương như lớp thực nghiệm, đa số các em chú
ý lắng nghe, không tỏ ra hứng thú trong quá trình học, ít tham gia xây dựng bài,
khơng khí lớp học trầm lắng. HS khơng có hoặc có thì rất hạn chế các tri thức về
kĩ năng giải quyết vấn đề, khả năng quan sát sự kiện cũng như không phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em.
* Đánh giá định lượng
Bài kiểm tra được thực hiện sau khi học xong bài “Khúc xạ ánh sáng”. Kết quả
thu được ở lớp đối chứng (ĐC) và lớp thực nghiệm (TN) như sau:
Lớ
p



số
45

TN

100 0%
%
45
0

0%
0

5

100 0%

0%

11,1

ĐC

1
0

2
0

3

0
0%

Số học sinh đạt điểm
4
5
6
7
4
11
7
12
9%

8
7

9
4

10
0

15,5
%
2

9%

0%


1

0

24.4
%
15

15,5
%
10

26,6
%
4

17,8 33,5

22.2

8,8% 4,4% 2,2.

8

0%
17

skkn




×