Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

LUẬT DOANH NGHIỆP - BÀI 8 : PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.42 KB, 5 trang )

BÀI 8 : PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ

I. KHÁI NIỆM PHÁ SẢN DOANH NGHIệP HỢP TÁC XÃ :
1. Khái niệm :
- Phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã là việc doanh nghiệp, hợp tác xã
lâm vào tình trạng phá sản với dấu hiệu đặc trưng là mất khả năng thanh
toán nợ đáo hạn. Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản chỉ được coi là bị
phá sản khi đã tiến hành thủ tục tuyên bố phá sản.
- Việc xác định 1 doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán được dựa
vào 1 hoặc cả 2 tiêu chí sau.
+ Căn cứ vào dòng tiền của doanh nghiệp, hợp tác xã : doanh nghiệp
bị coi là lâm vào tình trạng bị phá sản khi không thanh toán được các khoản
nợ đến hạn phải trả.
+ Căn cứ vào bảng cân đối tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã :
doanh nghiệp bị coi là mất khả năng thanh toán nếu tổng tài sản của nó ít
hơn tổng các khoản nợ.
2. Phân biệt phá sản với giải thể :
Nếu căn cứ vào hiện tượng phá sản và giải thể là giống nhau, tuy
nhiên xét về bản chất thì đây là 2 thủ tục pháp lý khác nhau thể hiện qua các
yếu tố sau.
+ Lý do : việc phá sản chỉ có thể do 1 nguyên nhân duy nhất gây ra.
Đó là sự mất khả năng thanh toán đáo hạn khi có chủ nợ yêu cầu. Trong khi
giải thể có thể do nhiều lý do khác nhau như mục tiêu đề ra của doanh
nghiệp đã kết thúc; bị thu hồi giấy phép hoạt động, …
+ Thủ tục : Phá sản là một thủ tục tư pháp do tòa án tiến hành, còn
phải thế là 1 thủ tục hành chính là giải pháp mang tính chất tổ chức, người
chủ doanh nghiệp tự mình quyết định.
+ Hậu quả : giải thể bao giờ cũng dẫn đến chấm dứt hoạt động và xóa
tên doanh nghiệp, hợp tác xã trong khi đó phá sản có thể chấm dứt hoạt
động, xóa tên, hoặc có 1 người nào đó mua lại doanh nghiệp để giữ nguyên
tên thậm chí giữ nguyên cả nhãn hiệu hàng hóa để lần nữa hoạt động (trao


đổi chủ sở hữu).
+ Thác đồ của nhà nước : chủ sở hữu, người quản lý điều hành doanh
nghiệp bị phá sản có thể bị đối xử khác với các doanh nghiệp giải thể (ví dụ :
cấm hành nghề kinh doanh có thời hạn).
II. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN :
1. Tòa án Huyện :
Giải quyết phá sản của hợp tác xã đăng ký ở cơ quan cấp huyện
(phòng kế hoạch đầu tư).
 Thẩm quyền của TAND huyện, quyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
có thẩm quyền tiến hành thủ tụch phá sản đối với hợp tác xã đã đăng ký kinh
doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đó.
2. TAND Tỉnh :
TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thủ đô có thẩm quyền
tiến hành thủ tục phá sản đối vớidoanh nghiệp, hợp tác xã đã đăng ký kinh
doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đó. Trong trường hợp cần
thiết, TAND cấp tỉnh lấy lên để tiến hành thủ tục phá sản đối với hợp tác xã
thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện.
TAND tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam, có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh
nghiệp đó.
* Nguyên tắc xác định thẩm quyền của TAND trong việc giải
quyết phá sản.
+ Dựa trên nguyên tắc cấp TA để xác định TA có thẩm quyền TAND
cấp huyện chỉ giải quyết phá sản đối với HTX đăng ký kinh doanh ở cấp
huyện đó mà thôi.
+ Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết phá sản đối với các doanh
nghiệp, HTX đăng ký kinh doanh ở cấp tỉnh. Nếu HTX đăng ký kinh doanh
ở cấp huyện có khoản nợ lớn, liên quan đến người nước ngoài … thì TA cấp
tỉnh lấy lên để giải quyết. TAND tối cao không phải là cơ quan trực tiếp giải
quyết phá sản. Mà chỉ giải quyết khiếu nại, kiến nghị của các bên, của TA,

VKS của cấp tỉnh trong quá trình giải quyết phá sản mà thôi.
+ Căn cứ vào cấp đăng ký kinh doanh, các HTX, doanh nghiệp đăng
ký kinh doanh ở cấp tỉnh nào, cấp huyện nào về nguyên tắc thì sẽ do TAND
cấp tỉnh, cấp huyện đó giải quyết phá sản. Theo đó, TAND huyện giải quyết
phá sản của HTX mà nó đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh
cùng cấp với TAND huyệna đó. TAND tỉnh thì giải quyết phá sản các doanh
nghiệp, HTX đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cùng
cấp với TAND tỉnh đó.
+ Dựa vào trụ sở để xác định thẩm quyền của TA : Nguyên tắc này
chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại VN lâm vào
tình trạng phá sản. Thì toàn quyền giải quyết phá sản thuộc về TAND cấp
tỉnh nơi doanh nghiệp đó có trụ sở giải quyết. Vì đối với các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài tại VN không tiến hành đăng ký kinh doanh như
các doanh nghiệp, HTX Việt Nam, nó được chứng nhận và cấp giấy phép
đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Gồm : Bộ KHĐT, UBND
cấp tỉnh, quản lý khu chế xuất.
III. TRÌNH TỰ THỦ TỤC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP, HTX
(Đ5…….)
1. Nộp đơn và thụ lý đơn.
a) Thủ tục nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản :
- Đối tượng có quyền nộp đơn bao gồm :
+ Chủ nợ không có bảo đảm chủ nợ có bảo đảm một phần trong thời
hạn 30 ngày ……………
+ Đại diện người lao động, đại diện công đoàn có quyền nộp đơn phải
đảm bảo 2 điều kiện (Đ14).
 Doanh nghiệp, HTX không trảa được lương cho người lao động vì
nó lâm vào tình trạng phá sản, người này không được nộp tạm ứng phí phá
sản.
+ Thành viên hợp danh của công ty hợp danh (Đ18).
+ Đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước (Đ16).

+ Cổ đông của công ty cổ phần có quyền nộp đơn (Đ17).
Cổ đông hoặc nhóm cổ đông phổ thông sở hữu trên 20% tổng số vốn
phổ thông trong 6 tháng liên tục được yêu cầu nộp đơn yêu cầu phá sản. Nếu
không triệu tập được đại hội đồng cổ đông  những người này phải nộp tạm
ứng phí phá sản thì TA mới thụ lý đơn.
- Đối tượng có nghĩa vụ nộp đơn (Đ15 LPS 2004).
b) Thụ lý đơn yêu cầu : Đây là công việc mà TA ghi tên người nộp
đơn vào sổ thụ lý đơn khi họ đã nộp tiền tạm ứng phí phá sản (trừ người đại
diện của người lao động) (Đ22).
Hậu quả pháp lý của thụ lý đơn.
- Tạo ra cơ sở ban đầu cho việc TA mở thủ tục phá sản.
- Tòa án trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho người nộp đơn
(Đ24).
- Người nộp đơn có quyền khiếu nại việc trả lại đơn Đ25.
2. Mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, HTX.
Đây là một công việc của TA bằng cách TA ra một quyết định bằng
văn bản để làm căn cứ tiến hành việc mở thủ tục phá sản doanh nghiệp,
HTX.
Thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản (Đ9).
- Được lập ra nhằm hỗ trợ thẩm phán trong quá trình giải quyết phá
sản.
- Thành phần của tổ quản lý, thanh lý tài sản (K2Đ9).
+ Thành phần bắt buộc : Một chấp hành viên của cơ quan thi hành án
cùng cấp làm tổ trưởng. Một cán bộ của TA tham gia vào quá trình giải
quyết phá sản, 1 đại diện của chủ nợ. Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp,
HTX bỉ mở thủ tục phá sản.
+ Thành phần không bắt buộc (phần mềm) : Trường hợp cần thiết có
đại diện của công đoàn, đại diện người lao động.
+ Đại diện cơ quan chuyên môn tham gia tổ quản lý, thanh lý tài sản
thì thẩm phán xem xét giải quyết.

- Chức năng của tổ quản lý, thanh lý tài sản là kiểm tra, giám sát việc
quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp, HTX bị mở tiếp tục phá sản, tổ
quản lý, thanh lý tài sản lập danh sách chủ nợ, danh sách những người mắc
nợ doanh nghiệp (Đ51 Luật phá sản). Thực hiện thanh lý tài sản thông qua
việc phân chia tài sản (Đ35, Đ36, LPS).
 Bản thân tổ quản lý, thanh lý tài sản không có quyền tự mình quyết
định một vấn đề gì cả  Nên nó là cơ quan giúp việc cho TA mà thôi.
4. Hội nghị chủ nợ (giáo trình)
5. Phục hồi hoạt động kinh doanh (giáo trình)
6. Thanh lý tài sản (giáo trình)
7. Tuyên bố phá sản (giáo trình)

×