Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Pháp Luật Về Hoạt Động Của Website Thương Mại Điện Tử Bán Hàng Và Thực Tiễn Thực Hiện Kinh.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
--------oo

oo--------

BÀI TẬP NHÓM 4
HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
LỚP HỌC PHẦN (121)_01

ĐỀ TÀI
Pháp luật về hoạt động của Website thương mại điện tử
bán hàng và thực tiễn thực hiện kinh doanh của các
doanh nghiệp và cá nhân ở Việt Nam
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Đức Chung

Tháng 10, năm 2021


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT

1

2

3

4


Họ và tên
Lương Thị Thu Trà
(Nhóm trưởng)

Hồng Minh Thu

Mai Trà My

Hồng Việt Hưng

Mã sinh viên

Nội dung
tìm hiểu

Cơng việc khác
Câu hỏi

11195150

Chương 3

Thuyết trình
Word

11194939

11193493

11197019


5

Đinh Thị Ngọc

11193752

6

Lưu Minh Phong

11196106

7

Hồng Minh Phương

11194200

3 + 4.2
(Chương 2)

1 + 2 + 4.1
(Chương 2)

2
( Chương 1)
1.2.3 + 4
(Chương 1)
1.2.2 + 3

(Chương 1)
1.1 + 1.2.1
(Chương 1)

Câu hỏi
Thuyết trình
Powerpoint
Câu hỏi
Thuyết trình
Powerpoint
Thuyết trình
Powerpoint
Dựng video
Câu hỏi
thuyết trình
Câu hỏi
Thuyết trình
Thuyết trình


DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nội dung viết tắt

TMĐT

Thương mại điện tử

VAT


Thuế giá trị gia tăng

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

UNCITRAL

Ủy ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên
Hiệp Quốc

CNTT

Công nghệ thông tin


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU ..................................................................................... 1
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG WEBSITE
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ BÁN HÀNG ...................................................................................... 5
1.

2.

3.

Khái quát chung về hoạt động Website TMĐT bán hàng .............................................. 5
1.1.


Giới thiệu Website TMĐT ............................................................................................ 5

1.2.

Vấn đề lý luận cơ bản về Website TMĐT bán hàng ................................................... 11

Pháp luật về trình tự, thủ tục thiết lập Website TMĐT bán hàng ............................... 18
2.1.

Điều kiện thiết lập Website TMĐT bán hàng.............................................................. 18

2.2.

Thủ tục thông báo thiết lập Website TMĐT bán hàng ................................................ 18

2.3.

Quy trình thơng báo ..................................................................................................... 19

Các vi phạm trong hoạt động Website TMĐT bán hàng .............................................. 21
3.1. Vi phạm về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử ................................................... 21

4.

3.2.

Vi phạm về thông tin trên website thương mại điện tử ...............................................22

3.3.


Vi phạm về giao dịch trên website thương mại điện tử ............................................... 22

Xử lý vi phạm trong hoạt động Website TMĐT bán hàng ...........................................23
4.1. Hành vi vi phạm về thiết lập Website TMĐT bán hàng.................................................23
4.2.

Hành vi vi phạm về thông tin và giao dịch trên Website TMĐT bán hàng.................24

4.3.

Hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin cá nhân trong hoạt động thương mại điện tử ...27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TẠI VIỆT NAM ........................................................................................................................... 30
1.

Tổng quan về hoạt động của website thương mại điện tử bán hàng tại Việt Nam .....30

2.

Thực trạng quy định pháp luật .......................................................................................36
2.1.

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ..................................................................36

2.2.

Điểm mới theo quy định của pháp luật hiện hành .......................................................38


2.3.

So sánh quy định pháp luật về thương mại điện tử của nước ta so với thế giới ..........40


3.

4.

Thực trạng thực thi pháp luật ......................................................................................... 42
3.1.

Thực trạng thực thi pháp luật về phía doanh nghiệp ...................................................42

3.2.

Thực trạng thực thi trong công tác quản lý.................................................................. 51

Đánh giá thực trạng ..........................................................................................................56
4.1.

Về quy định pháp luật..................................................................................................56

4.2.

Về sự thực hiện của doanh nghiệp và cơ quan quản lý ...............................................58

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ BÁN HÀNG....................................................60
1. Sự cần thiết hoàn thiện hệ thống pháp luật về thương mại điện tử cũng như pháp luật

về hoạt động của Website TMĐT bán hàng ..........................................................................60
2. Giải pháp khắc phục những tồn tại của pháp luật về hoạt động Website TMĐT bán
hàng ...........................................................................................................................................61
3. Những kiến nghi nhằm khắc phục những tồn tại trong pháp luật và nâng cao thực thi
pháp luật của Website TMĐT bán hàng ................................................................................65
3.1.

Những kiến nghị về pháp luật .....................................................................................65

3.2.

Kiến nghị giúp nâng cao thực thi pháp luật .................................................................69

KẾT LUẬN...................................................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 74


DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU
Nội dung

Tên hình
Hình 1
Hình 2

Nguồn

Website thương mại điện tử cung cấp
thơng tin chính xác cho người dùng
Logo đã thông báo Bộ Công Thương
Hồ sơ thông báo Website TMĐT,


Hình 3

Website/ứng dụng đã được xác nhận
thơng báo

Hình 4

Hình 5

Hình 6

Hình 7

Hình 8

Tỷ lệ các doanh nghiệp có website qua
các năm
Top 10 Website TMĐT được truy cập
nhiều nhất 2020
Bảng xếp hạng lượng truy cập website

vansvietnam.com.vn
Bộ Công Thương
Cục Thương mại điện tử và
Kinh tế số

VECOM
iPrice Group và
SimilarWeb


iPrice Group

TMĐT ở Việt Nam Quý II/2021
Thông tin website fptshop.com.vn trên
website của Bộ Công Thương
Thông tin về giá sản phẩm trên
fptshop.com.vn

Bộ Công Thương

Website fptshop.com.vn

Thơng tin FPTShop trên hệ thống báo
Hình 9

cáo hoạt động TMĐT của Bộ Cơng

baocao.online.gov.vn

Thương
Hình 10

Website mạo danh FPT Shop
Thơng tin tìm kiếm thevapeclub.vn trên

Hình 11

Website Bộ Cơng Thương


1

fptshop.com.vn
Bộ Cơng Thương


Website kinh doanh hàng khơng rõ
Hình 12

nguồn gốc xuất xứ
Thơng

Hình 13

tin

thevapeclub.vn

kiếm

tìm

ansancosmetics.com trên website Bộ

Bộ Cơng Thương

Cơng Thương
Hình 14

Giả mạo logo “Đã thông báo” của Bộ

Công Thương

2

ansancosmetics.com


LỜI MỞ ĐẦU
Thời đại công nghệ số 4.0, cùng với sự phát triển như vũ bão của Internet, xu hướng
kinh doanh trực tuyến hay bán hàng online đã đem lại hiệu quả kinh tế cho rất nhiều ngành
nghề kinh doanh tại Việt Nam. Những năm gần đây, “thương mại điện tử” (TMĐT) đã
khơng cịn là khái niệm xa lạ trong xã hội hay một lĩnh vực mới mẻ tại nước ta. Có thể coi
năm 2020, đại dịch COVID-19 đã mang đến nhiều biến động đối với nền kinh tế và sự tăng
trưởng bứt phá của TMĐT đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường
tiềm năng nhất khu vực ASEAN. Tuy nhiên, song hành với những cơ hội phát triển thì
TMĐT ở Việt Nam cũng gặp khơng ít những thách thức trong việc xây dựng thị trường
TMĐT lành mạnh, bền vững.
Khi đại dịch COVID 19 xảy ra, đã thúc đẩy nhanh chóng thói quen mua hàng của
người tiêu dùng, chuyển từ thói quen mua hàng truyền thống sang mua hàng qua TMĐT.
Khi tình hình phức tạp, những cửa hàng truyền thống khơng thể mở cửa thì Website thương
mại điện tử như một chiếc phao cứu cánh cho doanh nghiệp Việt Nam. Website TMĐT
bán hàng là nơi để doanh nghiệp và khách hàng trao đổi mua bán với nhau mà khơng phải
tiếp xúc, nó giúp giảm thiểu chi phí thuê mặt mằng, đào tạo đội ngũ nhân viên,… Tuy
nhiên, không thể phủ nhận những rủi ro trong hoạt động của Website thương mại điện tử
bán hàng. Việc kiểm soát chất lượng và các hành vi gian lận thương mại khác khi mua qua
các Website TMĐT bán hàng đang bị buông lỏng. Rất nhiều vụ việc tranh chấp về chất
lượng hàng hóa, về vận chuyển, bảo mật thơng tin khách hàng,… đã xảy ra tuy nhiên vai
trò điều tiết quản lý và trọng tài của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa thực sự
được phát huy. Để khắc phục những điều này địi hỏi khơng chỉ về giải pháp về mặt kỳ
thuật mà cần có hệ thống cơ ở pháp lý đầy đủ, minh bạch, hiệu quả, khả thi, có tính định

hướng đúng đắn, lành mạnh và bền vững.
Từ những thực tế trên, Nhóm 4 nhận thấy việc nghiên cứu toàn diện về Pháp luật
thương mại điện tử nói chung và pháp luật về Hoạt động của Website thương mại điện tử
bán hàng mang ý nghĩa luận và thực tiễn vô cùng to lớn. Là những sinh viên Thương mại
điện tử, chúng em mong muốn sự phát triển bền vững của ngành trong một khuôn khổ pháp

3


luật đầy đủ, hiệu quả, lành manh. Vì vậy, trong bài tập nhóm lần này Nhóm 4 chúng em
chọn đề tài “ Pháp luật về hoạt động của Website TMĐT bán hàng và thực tiễn thực
hiện kinh doanh của các doanh nghiệp và cá nhân ở Việt Nam”. Kết cấu nội dung bài
làm của nhóm gồm 3 phần chính:
-

Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp luật về hoạt động của Website Thương mại điện
tử bán hàng.

-

Chương 2: Tổng quan về tình hình hoạt động của Website TMĐT bán hàng tại Việt
Nam

-

Chương 3: Những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Website
TMĐT bán hàng
Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Phạm Đức Chung đã có những hướng dẫn,

góp ý chi tiết và dễ hiều để giúp Nhóm 4 hồn thiện bài làm của mình. Tuy nhiên, do năng

lực và thời gian làm bài cịn hạn chế nên bài làm khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
Kính mong nhận được sự thơng cảm và đóng góp ý kiến của thầy và các bạn trong lớp giúp
cho bài làm chúng em được hoàn thiện hơn.
Nhóm 4 chúng em xin chân thành cảm ơn!

4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG WEBSITE
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ BÁN HÀNG
1.

Khái quát chung về hoạt động Website TMĐT bán hàng

1.1.

Giới thiệu Website TMĐT

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của Website TMĐT
 Khái niệm
Theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử quy định rõ
khái niệm về Website thương mại điện tử như sau: Website thương mại điện tử (dưới đây
gọi tắt là website) là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn
bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới
thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ
sau bán hàng.
Một website bán hàng chuyên nghiệp và tạo được sự uy tín của khách hàng thì
website đó phải có logo xác nhận màu xanh của Bộ Công Thương. Tức là doanh nghiệp
tạo ra website này cần phải thông báo với Bộ Công Thương thì mới được phép hoạt động.
Điều kiện để thiết lập website bán hàng là:

- Các doanh nghiệp, thương nhân, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ phù hợp hoặc cá
nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân.
- Có tên miền website hợp lệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên
Internet.
- Đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập trang web bán hàng theo quy
định.
 Đặc điểm

5


- Về hình thức thực hiện: Các hoạt động thương mại điện tử được thực hiện thông
qua các phương tiện điện tử có kết nối mạng viễn thơng. Trong hoạt động thương mại
truyền thống, các giao dịch được tiến hành chủ yếu thông qua việc các bên gặp gỡ nhau
trực tiếp để tiến hành đàm phán, giao dịch và đi đến ký kết hợp đồng trên văn bản, giấy tờ

- Về phạm vi hoạt động: Thông qua các phương tiện điện tử, hoạt động thương mại
được thực hiện không phụ thuộc vào vị trí địa lý, thời gian. Các chủ thể có thể tiến hành
các hoạt động thương mại điện tử ở bất cứ nơi nào, tại bất kỳ thời điểm nào.
- Về chủ thể tham gia: Nếu như trong thương mại truyền thống, một giao dịch phải
có ít nhất hai chủ thể tham gia bao gồm người mua và người bán, người cung cấp dịch vụ
và người nhận dịch vụ. Theo quy định của Điều 24 Nghị Định Số: 52/2013/NĐ-CP về hoạt
động thương mại điện tử, các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử bao gồm:
+ Các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập website thương mại điện tử để phục
vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người
sở hữu website thương mại điện tử bán hàng).
+ Các thương nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử để cung cấp môi
trường cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại,
bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ (thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại
điện tử).

+ Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân, tổ chức
cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng
hoá hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người bán).
+ Các thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ trên website thương
mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (khách hàng).

6


+ Các thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật cho người sở hữu website
thương mại điện tử bán hàng và cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại
điện từ (thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng).
+ Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện tử có nối mạng khác để
tiến hành hoạt động thương mại.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, các giao dịch thương mại điện tử còn cần có
thêm cả cơ quan, tổ chức hoặc thương nhân chứng thực. Bởi các giao dịch thương mại điện
tử thường phải đối mặt với các vấn đề an ninh, bảo mật. Do vậy, các giao dịch thương mại
điện tử cần phải có sự trợ giúp của các chủ thể có khả năng và thẩm quyền xác nhận độ tin
cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.
- Về thời gian thực hiện giao dịch: Nhờ việc sử dụng các phương tiện điện tử với
công nghệ hiện đại và công nghệ truyền dẫn không dây, các giao dịch thương mại điện tử
được thực hiện không phụ thuộc vào thời gian. Đây là một lợi thế quan trọng của hoạt động
thương mại điện tử. Lợi thế này giúp người tham gia giao dịch tiến hành tự động hóa một
số bước trong giao dịch thương mại điện tử (như mua hàng trực tuyến qua website) và loại
bỏ sự chênh lệch về thời gian giữa các quốc gia. Do đó, dù ở bất cứ nơi đâu, vào bất cứ
thời điểm nào các cá nhân, doanh nghiệp cũng có thể tiến hành được các giao dịch thương
mại điện tử.
1.1.2. Phân loại Website TMĐT
Theo Điều 25 Nghị định Số 52/2013/NĐ-CP, website thương mại điện tử được phân
làm 02 loại: website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại

điện tử. Theo đó:
- Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương
nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa
hoặc cung ứng dịch vụ của mình.

7


- Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website thương mại điện tử do
thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá
nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
bao gồm các loại sau:
a) Sàn giao dịch thương mại điện tử;
b) Website đấu giá trực tuyến;
c) Website khuyến mại trực tuyến;
d) Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.
Với các hình thức trên, về cơ bản, có thể phân hoạt động thương mại điện tử thành
hoạt động thương mại được thực hiện trên website thương mại điện tử, hoạt động thương
mại được thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử, hoạt động thương mại được thực
hiện trên website khuyến mại trực tuyến, hoạt động thương mại được thực hiện trên website
đấu giá trực tuyến.
Việc phân loại các hoạt động thương mại điện tử như trên có ý nghĩa quan trọng
trong việc xác định trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia vào từng loại hoạt động
thương mại điện tử. Mỗi loại hoạt động thương mại điện tử này có những đặc điểm riêng
về chủ thể tham gia hoạt động và về loại hoạt động thương mại được thực hiện.
Ví dụ, đối với hoạt động thương mại điện tử trên website thương mại điện tử, chủ
thể thực hiện hoạt động thương mại cũng là chủ thể thiết lập website thương mại điện tử.
Còn đối với hoạt động thương mại trên sàn giao dịch thương mại điện tử, thì chủ thể thiết
lập sàn giao dịch khơng phải là chủ thể trực tiếp tham gia và thực hiện giao dịch. Đối với
hoạt động trên website khuyến mại trực tuyến, hoạt động được thực hiện là hoạt động

khuyến mại hàng hoá, dịch vụ cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân có nhu cầu trên cơ
sở của hợp đồng dịch vụ khuyến mại giữa các chủ thể này với thương nhân, tổ chức thiết
lập website. Còn đối với hoạt động trên website đấu giá trực tuyến thì hoạt động được thực
hiện ở trên thông tin này là hoạt động đấu giá.

8


1.1.3. So sánh Website TMĐT bán hàng và sàn giao dịch TMĐT
Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, việc sử dụng website để quảng cáo, giới
thiệu hay cung ứng hàng hóa/dịch vụ đang rất phổ biến. Tuy nhiên, việc nắm bắt và thực
hiện các quy định của pháp luật liên quan đến việc sử dụng website thì khơng phải ai cũng
biết. Đặc biệt, Website thương mại điện tử còn được phân thành 2 loại là website TMĐT
bán hàng và website cung cấp dịch vụ TMĐT. Với mỗi loại lại cần thực hiện những thủ
tục khác nhau.
WEBSITE TMĐT BÁN HÀNG
- Khái niệm: Website thương mại điện tử
do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự
thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến
thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng
dịch vụ của mình.
- Đối tượng thực hiện: Thương nhân, tổ
chức, cá nhân đã được cấp mã số thuế cá
nhân.
- Nội dung thông báo:
+ Tên miền của website thương mại điện
tử;
+ Loại hàng hóa, dịch vụ giới thiệu trên
website;
+ Tên đăng ký của thương nhân, tổ chức

hoặc tên của cá nhân sở hữu website;
+ Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức
hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân;
+ Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng

SÀN GIAO DỊCH TMĐT

- Khái niệm: Website thương mại điện
tử cho phép các thương nhân, tổ chức,
cá nhân khơng phải chủ sở hữu website
có thể tiến hành một phần hoặc tồn bộ
quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ
trên đó.
-Đối tượng thực hiện: Chủ sở hữu
website
- Nội dung thông báo:
+ Đơn đăng ký thiết lập website cung
cấp dịch vụ thương mại điện tử;
+ Bản sao quyết định thành lập (đối với
tổ chức), Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc
giấy phép đầu tư (đối với thương nhân);
+ Đề án cung cấp dịch vụ theo quy định;
+ Quy chế quản lý hoạt động của

9


nhận đăng ký kinh doanh của thương


website cung cấp dịch vụ thương mại

nhân, hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp

điện tử tuân thủ các quy định tại Nghị

quyết định thành lập của tổ chức; hoặc

định này và các quy định của pháp luật

mã số thuế cá nhân của cá nhân;

có liên quan;

+ Tên, chức danh, số chứng minh nhân

+ Cơ chế xử lý, thời hạn xử lý khi nhận

dân, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử

được phản ánh về hành vi kinh doanh vi

của người đại diện thương nhân, người

phạm pháp luật trên website cung cấp

chịu trách nhiệm đối với website thương

dịch vụ thương mại điện tử;


mại điện tử;

+ Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ, các

+ Các thông tin khác theo quy định của

điều kiện giao dịch chung nếu có;

Bộ Cơng Thương.

+ Các tài liệu khác do Bộ Công Thương

- Thời gian giải quyết: Trong thời hạn

quy định.

không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày

- Thời gian giải quyết: Trong thời hạn

nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày

- Cơ quan tiếp nhận, giải quyết: Cục

nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Thương mại điện tử và Công nghệ thông


- Cơ quan tiếp nhận, giải quyết: Cục

tin của Bộ Công thương.

Thương mại điện tử và Công nghệ thông

- Kết quả thực hiện: Khi xác nhận thông

tin của Bộ Công thương.

báo, Bộ Công Thương sẽ gửi cho thương

- Kết quả thực hiện: Khi xác nhận

nhân, tổ chức, cá nhân qua địa chỉ thư

đăng ký, Bộ Công Thương sẽ gửi cho

điện tử đã đăng ký một đoạn mã để gắn

thương nhân, tổ chức qua địa chỉ thư

lên website thương mại điện tử bán hàng,

điện tử đã đăng ký một đoạn mã để gắn

thể hiện thành biểu tượng đã thông báo.

lên website cung cấp dịch vụ thương
mại điện tử, thể hiện thành biểu tượng

đăng ký.

10


1.2.

Vấn đề lý luận cơ bản về Website TMĐT bán hàng

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của Website TMĐT bán hàng
 Khái niệm
Theo Khoản 1 Điều 25 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, Website thương mại điện tử bán
hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để
phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.
Đặc điểm Website TMĐT bán hàng
Hình ảnh và video trực quan, chất lượng
Hình ảnh hay video trực quan về sản phẩm là thứ rất quan trọng bởi nó là thứ khách
hàng muốn nhìn thấy đầu tiên khi tìm kiếm trên một website TMĐT. Vậy nên, các trang
website điện tử đều có chức năng hiển thị phần hình ảnh trực quan với tỷ lệ load ảnh nhanh
chóng để khách hàng khơng phải chờ đợi.
Cung cấp thơng tin nhanh và chính xác
Yếu tố cơ bản và cũng là đặc điểm của website thương mại điện tử nổi trội hơn hẳn
so với website bán hàng thơng thường đó là cung cấp cho khách hàng các thông tin về sản
phẩm một cách NHANH - CHÍNH XÁC - ĐẦY ĐỦ NHẤT.

11


Hình 1: Website thương mại điện tử cung cấp thơng tin chính xác cho người dùng
Nguồn: />

Ở các website thương mại lớn, doanh nghiệp sẽ thiết lập cấu trúc website rất rõ ràng
và khoa học để người mua dễ dàng tìm thấy sản phẩm phù hợp một cách nhanh nhất. Cấu
trúc đó được tích hợp các bộ lọc tìm kiếm để phân luồng rõ ràng các cấp độ như lọc theo
giá cả, theo độ phổ biến, chất liệu sản phẩm, kích cỡ,... Nhờ vậy mà trải nghiệm mua sắm
của khách hàng sẽ trở nên đơn giản hơn.
Thao tác thuận tiện và nhanh chóng
Thao tác thuận tiện và nhanh chóng là đặc điểm của các trang thương mại điện tử
đầu tiên được so sánh với web thường. Đặt vị trí vào tâm thế của khách hàng khi truy cập
vào một website mua hàng, họ ln muốn tìm thấy được thơng tin đầy đủ về sản phẩm mà
mình mong muốn một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất.

12


Tính năng giỏ hàng yêu thích
Tính năng giỏ hàng yêu thích là tính năng giúp cho khách hàng một list các sản
phẩm mà mình muốn lưu lại. Người mua ln bị thu hút nhiều món hàng hơn so với danh
sách mình cần mua như thu hút bởi khuyến mãi hay những đánh giá tốt mà mình cũng đang
dự định mua,...
Từ đó, nhiều khả năng doanh nghiệp sẽ bán thêm được sản phẩm, cịn nếu khách
hàng khơng mua ngay thì đây cũng là trải nghiệm tốt trên website thương mại điện tử của
bạn và chắc chắn sẽ quay lại vào lần sau.
Dễ dàng tương tác với người bán
Đặc điểm của website thương mại điện tử khiến khách hàng cảm thấy yêu thích nữa
đó là sự tương tác hai chiều một cách dễ dàng giữa bên bán và bên mua. Bởi các website
thương mại chuyên nghiệp hiện nay đều trang bị phần mềm chat trực tuyến, một tính năng
tuyệt vời để phía doanh nghiệp có thể tư vấn và hỗ trợ khách hàng một cách nhanh nhất.
Bên cạnh đó, website TMĐT có tích hợp tính năng thảo luận, hỏi đáp và đánh giá
sản phẩm trực tiếp trên trang web giúp doanh nghiệp nhanh chóng tạo được niềm tin từ
phía khách hàng. Đồng thời, khách hàng cũng dễ dàng nhận thấy những mặt hàng bán chạy

của doanh nghiệp để tìm hiểu thêm.
Hình thức thanh toán đa dạng
Ngày nay thanh toán bằng tiền mặt gần như được thay thế bằng thanh toán qua thẻ
ngân hàng, mã QR, chuyển khoản rất nhanh chóng và hiện đại. Việc đa dạng trong hình
thức thanh tốn cũng chính là ưu điểm của các website thương mại điện tử vì nó tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất để cả người mua và người bán đạt được mục đích của mình.
1.2.2. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại
điện tử bán hàng
Căn cứ Điều 27 Nghị định 52/2013/NĐ-CP Về Thương mại điện tử

13


Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử bán
hàng bao gồm:
1. Thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán
hàng theo quy định tại Mục 1 Chương IV Nghị định này.
2. Thực hiện đầy đủ việc cung cấp thông tin trên website theo các quy định tại Mục
này và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của thông tin.
3. Tuân thủ các quy định về bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng quy định tại Mục
1 Chương V Nghị định này.
4. Thực hiện các quy định, tại Mục 2 Chương II Nghị định này nếu website có chức
năng đặt hàng trực tuyến.
5. Thực hiện các quy định tại Mục 2 Chương V Nghị định này nếu website có chức
năng thanh tốn trực tuyến.
6. Cung cấp thơng tin về tình hình kinh doanh của mình khi có u cầu của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử, hoạt
động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thương mại điện tử.
7. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
1.2.3. Cung cấp thông tin trên Website TMĐT bán hàng

Điều 28 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về Cung cấp thông tin trên website
thương mại điện tử bán hàng như sau:
1. Website thương mại điện tử bán hàng phải cung cấp đầy đủ thông tin về người sở
hữu website, hàng hóa, dịch vụ và các điều khoản của hợp đồng mua bán áp dụng cho hàng
hóa, dịch vụ được giới thiệu trên website theo quy định từ Điều 29 đến Điều 34 Nghị định
này.
2. Những thông tin này phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Rõ ràng, chính xác, dễ tìm và dễ hiểu;
b) Được sắp xếp tại các mục tương ứng trên website và có thể truy cập bằng phương
pháp trực tuyến;

14


c) Có khả năng lưu trữ, in và hiển thị được về sau;
d) Được hiển thị rõ đối với khách hàng trước thời điểm khách hàng gửi đề nghị giao
kết hợp đồng.
Theo đó, các thơng tin cần cung cấp trên website TMDT bán hàng gồm:
 Thông tin về người sở hữu website
Điều 29 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định Thông tin về người sở hữu website
như sau:
Thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử bán hàng phải
công bố những thông tin tối thiểu sau trên trang chủ website:
1. Tên và địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc tên và địa chỉ thường trú của
cá nhân.
2. Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân,
hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức, hoặc mã số thuế cá nhân
của cá nhân.
3. Số điện thoại hoặc một phương thức liên hệ trực tuyến khác.
Ví dụ: trang chủ là 1 website TMDT bán mĩ phẩm có ghi

đầy đủ Thơng tin về người sở hữu website:
 Thơng tin về hàng hóa, dịch vụ
Điều 30 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định Thông tin về hàng hóa, dịch vụ như
sau:
Đối với hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên website thương mại điện tử bán hàng,
thương nhân, tổ chức, cá nhân phải cung cấp những thông tin để khách hàng có thể xác
định chính xác các đặc tinh của hàng hóa, dịch vụ nhằm tránh sự hiểu nhầm khi quyết định
việc đề nghị giao kết hợp đồng.
 Thông tin về giá cả
Điều 31 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định Thông tin về giá cả như sau:

15


1. Thơng tin về giá hàng hóa hoặc dịch vụ, nếu có, phải thể hiện rõ giá đó đã bao
gồm hay chưa bao gồm những chi phí liên quan đến việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ như
thuế, phí đóng gói, phí vận chuyển và các chi phí phát sinh khác.
2. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, nếu thơng tin giá hàng hóa hoặc dịch
vụ niêm yết trên website khơng thể hiện rõ giá đó đã bao gồm hay chưa bao gồm những
chi phí liên quan đến việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ như thuế, phí đóng gói, phí vận
chuyển và các chi phí phát sinh khác thì giá này được hiểu là đã bao gồm mọi chi phí liên
quan nói trên.
3. Đối với dịch vụ trên các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử quy định
tại Mục 2 và 4 Chương này, website phải công bố thông tin chi tiết về cách thức tính phí
dịch vụ và cơ chế thanh tốn.
 Thơng tin về điều kiện giao dịch chung
Điều 32 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định Thông tin về điều kiện giao dịch chung
như sau:
1. Thương nhân, tổ chức, cá nhân phải công bố những điều kiện giao dịch chung đối
với hàng hóa hoặc dịch vụ giới thiệu trên website, bao gồm:

a) Các điều kiện hoặc hạn chế trong việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, như giới
hạn về thời gian hay phạm vi địa lý, nếu có;
b) Chính sách hồn trả, bao gồm thời hạn hoàn trả, phương thức trả hoặc đổi hàng
đã mua, cách thức lấy lại tiền, chi phí cho việc hồn trả này;
c) Chính sách bảo hành sản phẩm, nếu có;
d) Các tiêu chuẩn dịch vụ, quy trình cung cấp dịch vụ, biểu phí và các điều khoản
khác liên quan đến việc cung cấp dịch vụ, bao gồm cả những điều kiện và hạn chế nếu có;
đ) Nghĩa vụ của người bán và nghĩa vụ của khách hàng trong mỗi giao dịch.
2. Các điều kiện giao dịch chung phải có màu chữ tương phản với màu nền của phần
website đăng các điều kiện giao dịch chung đó và ngơn ngữ thể hiện điều kiện giao dịch
chung phải bao gồm tiếng Việt.

16


3. Trong trường hợp website có chức năng đặt hàng trực tuyến, người bán phải có
cơ chế để khách hàng đọc và bày tỏ sự đồng ý riêng với các điều kiện giao dịch chung
trước khi gửi đề nghị giao kết hợp đồng.
 Thông tin về vận chuyển và giao nhận
Điều 33 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định Thông tin về vận chuyển và giao nhận
như sau:
1. Thương nhân, tổ chức, cá nhân phải công bố những thông tin sau về điều kiện
vận chuyển và giao nhận áp dụng cho hàng hóa hoặc dịch vụ giới thiệu trên website:
a) Các phương thức giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ;
b) Thời hạn ước tính cho việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, có tính đến yếu tố
khoảng cách địa lý và phương thức giao hàng;
c) Các giới hạn về mặt địa lý cho việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, nếu có.
2. Trường hợp phát sinh chậm trễ trong việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ,
thương nhân, tổ chức, cá nhân phải có thơng tin kịp thời cho khách hàng và tạo cơ hội để
khách hàng có thể hủy hợp đồng nếu muốn.

 Thông tin về các phương thức thanh tốn
Điều 34 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định Thơng tin về các phương thức thanh
toán như sau:
1. Thương nhân, tổ chức, cá nhân phải cơng bố tồn bộ các phương thức thanh tốn
áp dụng cho hàng hóa hoặc dịch vụ giới thiệu trên website, kèm theo giải thích rõ ràng,
chính xác để khách hàng có thể hiểu và lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp.
2. Nếu website thương mại điện tử có chức năng thanh tốn trực tuyến, thương nhân,
tổ chức, cá nhân phải thiết lập cơ chế để khách hàng sử dụng chức năng này được rà soát
và xác nhận thông tin chi tiết về từng giao dịch thanh toán trước khi thực hiện việc thanh
toán.

17


2.
2.1.

Pháp luật về trình tự, thủ tục thiết lập Website TMĐT bán hàng
Điều kiện thiết lập Website TMĐT bán hàng
Theo điều 52 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về Điều kiện thiết lập website

thương mại điện tử bán hàng như sau:
Các thương nhân, tổ chức, cá nhân được thiết lập website thương mại điện tử bán
hàng nếu đáp ứng các điều kiện sau:
1. Là thương nhân, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ phù hợp hoặc cá nhân đã được
cấp mã số thuế cá nhân.
2. Có website với tên miền hợp lệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên
Internet.
3. Đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử
bán hàng theo quy định tại Điều 53 Nghị định này. Các thông tin phải thông báo bao gồm:

+ Tên miền của website thương mại điện tử;
+ Loại hàng hóa, dịch vụ giới thiệu trên website;
+ Tên đăng ký của thương nhân, tổ chức hoặc tên của cá nhân sở hữu website;
+ Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân;
+ Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân,
hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức; hoặc mã số thuế cá nhân
của cá nhân;
+ Tên, chức danh, số chứng minh nhân dân, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử của
người đại diện thương nhân, người chịu trách nhiệm đối với website thương mại điện tử;
+ Các thông tin khác theo quy định tại Điều 9 Thông tư 47/2014/TT-BCT.
2.2.

Thủ tục thông báo thiết lập Website TMĐT bán hàng
Theo điều 52 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về Thủ tục thông báo thiết lập

website thương mại điện tử bán hàng như sau:

18


1. Thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử bán hàng phải thông
báo với Bộ Công Thương thông qua công cụ thông báo trực tuyến trên Cổng thông tin
Quản lý hoạt động thương mại điện tử;
2. Thông tin phải thông báo bao gồm:
a) Tên miền của website thương mại điện tử;
b) Loại hàng hóa, dịch vụ giới thiệu trên website;
c) Tên đăng ký của thương nhân, tổ chức hoặc tên của cá nhân sở hữu website;
d) Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân;
e) Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc
số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức; hoặc mã số thuế cá

nhân của cá nhân;
f) Tên, chức danh, số chứng minh nhân dân, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử của
người đại diện thương nhân, người chịu trách nhiệm đối với website thương mại
điện tử;
g) Các thông tin khác theo quy định của Bộ Cơng Thương.
2.3.

Quy trình thông báo
1. Việc tiếp nhận, xử lý thông báo website thương mại điện tử bán hàng được Bộ

Công Thương thực hiện trực tuyến tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện
tử tại địa chỉ www.online.gov.vn.
2. Thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử bán hàng truy
cập vào Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử và thực hiện các bước sau:
Bước 1: Đăng ký tài khoản đăng nhập với những thông tin sau:
 Tên thương nhân, tổ chức, cá nhân;
 Số đăng ký kinh doanh của thương nhân hoặc số quyết định thành lập của tổ chức
hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân;
 Lĩnh vực kinh doanh/hoạt động;
 Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân;

19


 Các thông tin liên hệ.
Bước 2: Chờ xác nhân đăng ký tài khoản thành cơng
 Trong vịng 3 ngày làm việc, nếu thông tin đầy đủ, thương nhân, tổ chức, cá nhân
được cấp tài khoản đăng nhập và qua bước 3;
 Nếu việc đăng ký tài khoản bị từ chối hoặc có yêu cầu bổ sung, thương nhân, tổ
chức, cá nhân phải tiến hành đăng ký lại hoặc bổ sung theo yêu cầu.

Bước 3: Sau khi được cấp tài khoản, thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành đăng nhập
và thực hiện chức năng thơng báo.
Bước 4: Trong vịng 3 ngày làm việc, Bộ Công thương sẽ phản hồi thông qua địa chỉ
thư điện tử một trong các nội dung sau:
 Xác nhận thông tin khai báo đầy đủ, hợp lệ;
 Cho biết thông tin khai báo chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ; quay lại bước 3 để sửa
đổi hoặc bổ sung thơng tin. Trong vịng 10 ngày làm việc kể từ nhận được thông
báo yêu cầu bổ sung thông tin mà thương nhân, tổ chức, cá nhân khơng có phản hồi
thì hồ sơ thơng báo bị chấm dứt và tiến hành thông báo lại từ bước 3.
Kết quả: Bộ Công thương sẽ gửi cho thương nhân, tổ chức, cá nhân một đoạn mã để gắn
lên website thương mại điện tử bán hàng và thể hiện dưới dạng một biểu tượng. Biểu tượng
này sẽ dẫn người sử dụng đến những thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân tại Cổng
thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử như sau:

Hình 2: Logo đã thơng báo Bộ Công Thương

20


×