Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Dẫn liệu điều tra thành phần loài bọ kẹp kìm lucanidae

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.31 KB, 6 trang )

Dẫn liệu điều tra thành phần lồi bọ Kẹp kìm Lucanidae (Insecta:
Coleoptera) tại vùng núi phía Nam dãy Hồng Liên Sơn thuộc huyện Văn
Chấn, tỉnh Yên Bái
Nguyễn Quang Thái, Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Văn Quảng
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại Học Quốc gia Hà Nội
TÓM TẮT
Điều tra thành phần lồi của bọ kẹp kìm (Lucanidae) được tiến hành tại vùng núi
phía Nam thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Phân tích 194 mẫu Lucanidae thu được từ
3 đợt khảo sát khác nhau chúng tôi đã ghi nhận được 31 lồi thuộc 9 giống thuộc họ
Lucanidae. Trong đó giống Neolucanus có số lồi nhiều nhất, 8 lồi tương ứng với 25,9 %
tổng số loài; giống Eligmodontus, Hexarthrius, Rhaetulus, Prismognathus có số lồi ít nhất,
chỉ có 1 lồi, chiếm tỉ lệ 3,2%.
Kết quả nghiên cứu đặc điểm phân bố các loài Lucanidae tại khu vực nghiên cứu
chỉ ra rằng côn trùng họ Lucanidae phân bố chủ yếu cả về số lượng và thành phần lồi tại
rừng rậm, ít bị tác đơng, có số lượng và thành phần lồi ít hơn tại rừng bị tác động mạnh.
MỞ ĐẦU
Dãy núi Hoàng Liên Sơn là một dãy núi ở vùng Tây Bắc Việt Nam rộng 30 km,
chạy dài 180 km theo hướng tây bắc-đông nam, giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu kéo dài
đến tận phía tây tỉnh Yên Bái. Đây là phần cuối của dãy núi Ai Lao Sơn ( 哀牢山) bắt
nguồn từ miền trung tỉnh Vân Nam – Trung Quốc và là đoạn tận cùng phía Đơng Nam của
dãy núi Himalaya. Với những nét đặc trưng về khí hậu, thời tiết, địa hình, vùng núi Hồng
Liên Sơn có hệ động - thực vật vô cùng phong phú được các nhà khoa học đánh giá là một
trong những khu vực có trữ lượng đa dạng sinh học cao nhất cả nước.
Trước đây, các nghiên cứu về đa dạng sinh học nói chung và đa dạng cơn trùng nói
riêng của dãy núi Hoàng Liên Sơn thường được tiến hành chủ yếu tại khu vực Vườn Quốc
gia Hồng Liên (nằm ở phía Bắc dãy Hoàng Liên Sơn), đặc biệt khu vực nằm trên địa bàn
tỉnh Lào Cai, rất ít hoặc hầu như chưa có báo cáo nào về đa dạng cơn trùng, đặc biệt là đa
dạng côn trùng thuộc họ Lucanidae ở phía Nam dãy núi Hồng Liên Sơn, cụ thể là các khu
vực thuộc tỉnh n Bái. Vì vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đa dạng sinh học và đặc
điểm phân bố của các lồi cơn trùng thuộc họ Lucanidae tại huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái
(địa bàn phía Nam dãy núi Hồng Liên Sơn) để có cái nhìn tổng thể hơn về mức độ đa dạng


sinh học cũng như một số đặc điểm phân bố của các loài Lucanidae ở huyện Văn Chấn tỉnh
Yên Bái nói riêng và dãy núi Hồng Liên Sơn nói chung.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Nghiên cứu được thực hiện tại xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái tại các địa
điểm được chọn trước dựa trên đặc điểm của rừng:


+ Sinh cảnh 1: rừng rậm, ít bị tác động cịn gọi là rừng già), chúng tơi đặt bẫy đèn
trên núi ở độ cao 1100m (từ trung tâm xã Tú Lệ đi về phía Nam theo đường mịn đi thẳng
lên núi)
+ Sinh cảnh 2: dọc đèo Khau Phạ, độ cao 1100m; đặc trưng cho sinh cảnh rừng tự
nhiên bị tác động mạnh, số lượng cây gỗ ít (gọi tắt là rừng thứ sinh).
- Các điều tra của chúng tôi được tiến hành ba đợt khác nhau vào các ngày không có
trăng từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2015, mỗi ngày đặt 2 bẫy đèn ở hai địa điểm có đặc điểm
sinh cảnh khác nhau:
+Đợt 1: từ 8/5/2015-10/5-2016
+Đợt 2: từ 5/6/2015-10/6/2015
+Đợt 3: từ 24/7/2016-28/7/2015
Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập côn trùng họ Lucanidae bằng bẫy đèn vào ban đêm các ngày không
trăng, từ 18h30 đến 23h. Sử dụng máy phát điện xách tay cơ động đến các địa điểm nghiên
cứu, thắp sáng bóng đèn ánh sáng trắng cơng suất 250W.
- Điều tra thu thập mẫu vật vào ban ngày từ 9h đến 15h hàng ngày xung quanh các
địa điểm nghiên cứu, sử dụng vợt côn trùng cán dài thu thập trên tán cây, trên mặt đất và
thu bắt cả những cá thể đang bay.
- Làm tiêu bản, định loại và lưu giữ mẫu vật tại Phịng thí nghiệm Bộ mơn Động vật
không xương sống, Khoa Sinh học, Trường Đại học khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia
Hà Nội.
- Định loại mẫu vậtdựa trên đặc điểm hình thái ngồi kết hợp quan sát cơ quan sinh

dục đực. các tài liệu chính liên quan sử dụng để định loại: Pisuth Ek-Amnuuay, 2008;
Fujita, 2010; Huang & Chen, 2013…
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Qua ba đợt nghiên cứu tại thực địa chúng tôi thu được 194 mẫu vật Lucanidae, tiến
hành phân tích định loại t đã xác định được 31 loài thuộc 9 giống côn trùng họ Lucanidae ở
khu vực nghiên cứu. Thành phần loài và đặc điểm phân bố được tổng hợp trong Bảng 1.
Bảng 1. Thành phần loài và phân bố Lucanidae tại khu vực Văn Chấn
Số cá thể trong
các sinh cảnh
STT

Thành phần loài

Rừng
già

Rừng
thứ
sinh

Tổng
số

1

Dorcus bisignatus giselae Bomans, 1991

9

6


15

2

Dorcus affinis Pouillaude, 1913

3

3

6

3

Dorcus reichei Hope, 1842

1

3

4


4

Dorcus tityus Hope, 1842

4


0

4

5

Dorcus capricornus Didier, 1931

2

0

2

6

Eligmodontus kanghianus Didier &Seguy, 1853

4

0

4

7

Hexarthrius vitalisi Didier, 1925

5


4

9

8

Lucanus formosus Didier, 1925

11

1

12

9

Lucanus fujitai Katsura, 2002

1

0

1

10

Lucanus sericeus Didier, 1925

9


0

9

11

Lucanus planeti Planet, 1899

6

1

7

12

Lucanus laminifer Waterhouse, 1890

4

0

4

13

Lucanus marazziorum Zilioli, 2012

3


0

3

14

Neolucanus sinicus Saunders, 1854

4

5

9

15

Neolucanus castanopterus Hope, 1831

2

5

7

16

Neolucanus vicinus Pouillaude, 1913

4


3

7

17

Neolucanus ingae Schenk, 2016

6

0

6

18

Neolucanus maximus Houlbert, 1912

5

1

6

19

Neolucanus giganteus Pouillaude, 1914

5


0

5

20

Neolucanus parryi Leuthner, 1885

4

1

5

21

Neolucanus nitidus Saunders, 1854

2

2

4

22

Odontolabis platynota coomani Didier, 1927

6


9

15

23

Odontolabis cuvera Hope, 1843

3

3

6

24

Odontolabis siva siva Hope & Westwood, 1845

2

1

3

25

Prismognathus siniaevi Ikeda, 1997

3


0

3

26

Prosopocoilus astacoides Hope, 1841

7

5

12

27

Prosopocoilus confucius Hope, 1842

7

1

8

28

Prosopocoilus gracillis Saunders, 1854

4


3

7

29

Prosopocoilus suturalis Olivier, 1789

5

2

7

30

Prosopocoilus denticulatus Boileau, 1901

2

0

2

31

Rhaetulus crenatus kawanoi Maes, 1996

2


0

2


Số lượng mẫu

135

59

194

Số lượng lồi

31

19

31

- Kết quả phân tích cấu trúc thành phần loài trong các giống Lucanidae cho thấy giống
Neolucanus có số lồi nhiều nhất (8 lồi) tương ứng với 25,8% tổng số loài; tiếp đến là
giống Lucanus (6 lồi, 19,4%), Dorcus và Prosopocoilus có 5 lồi tương ứng với 16,1%
tổng số loài; giống Odontolabis 3 loài (9,7%); các giống Eligmodontus, Hexarthrius,
Rhaetulus, Prismognathus có số lồi ít nhất, mỗi giống chỉ có 1 lồi chiếm tỉ lệ 3,2%.
- Trong đó lồi Neolucanus ingae mới chỉ được Schenk ghi nhận và mô tả mới vào năm
2016, cho đến nay chưa phát hiện được loài này ở khu vực khác.
- Loài Lucanus formosus Didier, 1925 trước đây thường bị định loại nhầm lẫn với loài
Lucanus cyclommatoides Didier, 1928 nhưng qua nghiên cứu của tác giả Zioli (2012) cũng

như nghiên cứu đặc điểm hình thái ngồi của mẫu vật thu thập được chúng tơi xác định lồi
này là lồi Lucanus formosus Didier, 1925.
- Đây là lần đầu tiên ghi nhận phân loài Dorcus bisignatus giselae (Bomans, 1991) ở
Việt Nam. Loài Dorcus bisignatus phân bố ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc) theo nghiên cứu của
Nguyễn Quang Thái và Nguyễn Văn Quảng (2015) là phân loài Dorcus bisignatus ssp.
elsiledis (Sesguy, 1954). Đặc điểm khác nhau giữa chúng là phân lồi Dorcus bisignatus
giselae (Bomans, 1991) có 2 vệt sáng màu vàng ở phần cuối mỗi cánh trước, trong khi toàn
bộ cánh trước của phân loài Dorcus bisignatus ssp. elsiledis (Sesguy, 1954) chỉ có một màu
nâu đỏ.
Bên cạnh việc phân tích thành phần lồi chung của khu vực nghiên cứu, chúng tơi tiến
hành phân tích đặc trưng phân bố của Lucanidae theo sinh cảnh với 2 kiểu sinh cảnh được
chọn lựa dựa trên mức độ tác động của con người lên thảm rừng:
+ Sinh cảnh rừng già, ít bị tác động, độ cao 1100m (từ trung tâm xã Tú Lệ đi về
phía Nam theo đường mịn đi thẳng lên núi).
+ Sinh cảnh rừng thứ sinh: dọc đèo Khau Phạ, độ cao 1100m; đặc trưng cho sinh
cảnh rừng bị tác động mạnh, số lượng cây gỗ ít.
- Kết quả cho thấy sinh cảnh rừng già có số lượng lớn loài cao hơn, với 31 loài chiếm
100% tổng số loài trong khu vực nghiên cứu; sinh cảnh rừng thứ sinh bị tác động mạnh có
số lượng lồi ít hơn, 19 lồi chiếm 61,3 % . Như vậy, có thể thấy đặc trưng của thảm rừng
hay mức độ tác động của con người có ảnh hưởng rõ rệt tới thành phần lồi cơn trùng thuộc
họ Lucanidae trong khu vực nghiên cứu, theo chiều hướng mức độ tác động của con người
lên thảm rừng càng lớn thì số lượng lồi của Lucanidae tồn tại càng ít Kết quả này cũng
phù hợp với kết quả điều tra của chúng tôi năm 2015tại vườn Quốc gia Tam Đảo.
- Từ số liệu thu được, chúng tơi thấy có 19 lồi xuất hiện ở cả hai sinh cảnh, chúng là
những loài phân bố rộng theo sinh cảnh, 12 lồi cịn lại chỉ phân bố ở sinh cảnh rừng già, ít
bị tác động, đó là những loài phân bố hẹp theo sinh cảnh: Dorcus tityus Hope, 1842;
Dorcus capricornus Didier, 1931; Eligmodontus kanghianus Didier & Seguy, 1853;
Lucanus fujitai Katsura, 2002; Lucanus marazziorum Zilioli, 2012; Lucanus laminifer



Waterhouse, 1890; Lucanus marazziorum Zilioli, 2012; Neolucanus ingae Schenk, 2016;
Neolucanus giganteus Pouillaude, 1914; Prismognathus siniaevi Ikeda, 1997;
Prosopocoilus denticulatus Boileau, 1901; Rhaetulus crenatus kawanoi Maes, 1996.
- Nhìn chung, những lồi xuất hiện trong sinh cảnh rừng thứ sinh bị tác động mạnh đều
có mặt trong sinh cảnh rừng già ít bị tác động nhưng nhiều loài xuất hiện trong sinh cảnh
rừng già ít bị tác động lại khơng có mặt trong sinh cảnh rừng thứ sinh bị tác động mạnh.
Như vậy, có thể thấy trong khu vực nghiên cứu, Lucanidae phân bố thích hợp nhất, đa dạng
nhất ở sinh cảnh, rừng già, ít bị tác động.
- Như vậy các dẫn liệu về số lượng loài và số loài phân bố hẹp sinh cảnh trong mỗi
kiểu sinh cảnh của Lucanidae có thể là cơ sở khoa học để xem xét mức độ tác động của con
người lên thảm rừng cũng như đánh giá mức độ phục hồi của rừng trong quá trình bảo tồn.
KẾT LUẬN
- Đã thu thập được 31 lồi cơn trùng thuộc 9 giống trong họ Lucanidae tại khu vực huyện
Văn Chấn – tỉnh Yên Bái. Trong đó giống Neolucanus có số lồi lớn nhất (8 lồi chiếm
25,8%), các giống Eligmodontus, Hexarthrius, Rhaetulus và Prismognathus có số lồi ít
nhất, chỉ có 1 lồi chiếm tỉ lệ 3,2%.
- Lần đầu tiên ghi nhận phân loài Dorcus bisignatus giselae (Bomans, 1991) ở Việt Nam,
khác với phân loài thu thập được ở VQG Tam Đảo.
- Cơn trùng họ Lucanidae nói chung phân bố chủ yếu ở vùng rừng rậm được bảo vệ tốt,
phân bố ít hơn cả về số lượng và thành phần loài ở khu vực rừng bị tác động mạnh bởi các
hoạt động của con người.
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới chi cục kiểm lâm tỉnh Yên Bái, đặc biệt các cán
bộ hạt kiểm lâm huyện Văn Chấn đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi hoàn thành nghiên cứu
này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Fujita, H., 2010. The Lucanid Beetles of the world, Mushi-Sha, Tokyo. 472 Pgs.
2. Hoang and Chin, 2013. Stag beetles of China. Formosa Ecological Company.
Taiwan.
3. Mizunuma, T. and S. Nagai, 1994. The Lucanid Beetles of the World. Mushi-sha.

Tokyo.
4. Nguyễn Quang Thái, Nguyễn Văn Quảng, 2015. Kết quả điều tra thành phần lồi cơn
trùng thuộc họ Kẹp kìm – Lucanidae (Insecta: Coleoptera) ở Vườn Quốc gia Tam Đảo –
Vĩnh Phúc. Tạp chí khoa học: Khoa học tự nhiên và công nghệ, Tập 31, Số 4S. 4S: 333338.
5. Pisuth Ek-Amnuuay, 2008. Beetles of Thailand, Siam insec-zoo & Museum,
Bangkok, Thailand, 495 pps.


6. Zioli M. , 2012. Contribution to the knowledge of the stag-beetles of the genus
Lucanus from Laos, with description of Lucanus marazziorum n.sp. (Coleoptera
Lucanidae). Atti Soc. it. Sci. nat. Museo civ. Stor. nat. Milano, 153 (II): 267-276.

SUMMARY
Research on composition of Lucanidae (Insecta: Coleoptera) at Southern
of Hoang Lien Son range of mountains of Van Chan district, Yen Bai
province.
Nguyen Quang Thai, Nguyen Thu trang, Nguyen Van Quang
VNU University of Science, 334 Nguyen Trai, Hanoi, Vietnam
Analyzing 194 specimens collected from 3 serveys in May, June and July 2015 at
Southern of Hoang Lien Son range of mountains Van Chan district, Yen Bai province we
discoved 31 species belonging to 9 genera of family Lucanidae. The results also showed
that the number of species of Lucanid beetles found at dense forest (old forest) was much
more than those at secondary forest with strong human impacts.
Keywords: Lucanidae, Hoang Lien Son, mountain, composition, distribution.



×