Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Một số dẫn liệu về chất lượng nước và đa dạng thành phần tảo lục (chlorophyta) ở hồ công viên trung tâm thành phố vinh tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA SINH HỌC

HOÀNG THỊ THU THỦY

Mét sè dẫn liệu về chất l-ợng n-ớc
và đa dạng thành phần tảo lục (Chlorophyta )
ở hồ Công viên Trung tâm - thµnh phè Vinh tØnh NghƯ An

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CỬ NHÂN SINH HỌC

VINH - 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA SINH HỌC

Mét sè dÉn liƯu vỊ chất l-ợng n-ớc
và đa dạng thành phần tảo lục (Chlorophyta )
ở hồ Công viên Trung tâm - thành phố Vinh tØnh NghƯ An

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CỬ NHÂN SINH HỌC

Người hướng dẫn :

TS. Lê Thị Thúy Hà

Người thực hiện


:

Hoàng Thị Thu Thủy

Lớp

:

49B - Sinh

VINH - 5.2012


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học này, tôi đã nhận được sự
chỉ bảo, giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của TS. Lê Thị Thuý Hà. Tôi xin
gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới sự giúp đỡ đó.
Xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Sinh học, Trung tâm thực
hành thí nghiệm Trường Đại học Vinh, cùng các thầy, cô giáo trong Bộ mơn
Thực vật, bộ mơn Sinh lý - Hố sinh, CN. Nguyễn Thanh Lam, ThS. Nguyễn
Tiến Cường đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
thực hiện bài khóa luận này.
Sau cùng tôi xin chân thành cảm ơn người thân và bạn bè đã động viên
và giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn !
Vinh, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Hoàng Thị Thu Thủy



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

.................................................................................................. 1

Chương 1:

TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 3

1.1.

Vài nét tình hình nghiên cứu vi tảo (Tảo Chlorophyta)
trên thế giới và ở Việt Nam ...................................................... 3

1.1.1.

Tình hình nghiên cứu vi tảo trên thế giới nói chung và tảo
Lục nói riêng ............................................................................ 3

1.1..2.

Tình hình nghiên cứu vi tảo ở Việt Nam ................................. 6

1.1.3.

Đặc điểm chung của ngành tảo Lục ( Chlorophyta) ................ 8

1.2.


Vài nét về chất lượng nước trong các thuỷ vực trên thế
giới và ở Việt Nam ................................................................... 9

1.2.1.

Chất lượng nước trong các thuỷ vực trên thế giới ................... 9

1.2.2.

Chất lượng nước trong các thủy vực ở Việt Nam .................. 14

1.3.

Mối quan hệ của các yếu tố môi trường với sự sinh
trưởng, phát triển và phân bố của tảo Lục.............................. 17

1.4.

Sử dụng vi tảo trong chỉ thị chất lượng môi trường nước...... 19

Chương 2:

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 21

2.1.

Đối tượng nghiên cứu ............................................................. 21

2.2.


Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................... 21

2.2.1.

Địa điểm nghiên cứu .............................................................. 21

2.2.2.

Thời gian nghiên cứu ............................................................. 22

2.3.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................ 23

2.3.1.

Phương pháp thu mẫu nước và mẫu tảo ................................. 23

2.4.

Phương pháp phân tích các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa ........... 23

2.5.

Phương pháp phân tích mẫu tảo ............................................. 24

2.5.1.

Phương pháp xác định thành phần loài .................................. 24


2.5.2.

Phương pháp xác định số lượng ............................................. 24


Chương 3:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH MỘT SỐ
CHỈ TIÊU THỦY LÝ, THỦY HĨA Ở CƠNG VIÊN
TRUNG TÂM ....................................................................... 26

3.1.

Kết quả phân tích một số chỉ tiêu thuỷ lý, thủy hóa ở hồ
Công viên trung tâm ............................................................... 26

3.1.1.

Kết quả phân tích chỉ tiêu thủy lý .......................................... 26

3.1.2.

Kết quả phân tích chỉ tiêu thủy hóa ........................................ 29

3.1.3.

Đánh giá sơ bộ về chất lượng nước ở hồ Công viên Trung
tâm - Thành phố Vinh - Nghệ An .......................................... 39

3.2.


Kết quả nghiên cứu thành phần loài tảo Lục
(Chlorophyta) ở hồ công viên Trung tâm, Thành phố
Vinh - Nghệ An ...................................................................... 39

3.2.1.

Thành phần các loài................................................................ 39

3.2.2.

Sự phân bố taxon trong các bộ thuộc ngành tảo Lục
(Chlorophyta) ......................................................................... 48

3.2.3.

Sự phân bố thành phần loài theo đại điểm ngiên cứu ............ 50

3.2.4.

Sự biến động thành phần loài qua các đợt thu mẫu ............... 51

3.2.5.

Đánh giá sơ bộ về thành phần tảo Lục ở hồ Công viên
Trung tâm - Thành phố Vinh - Nghệ An ............................... 52

3.3.

Mối quan hệ giữa thành phần các loài tảo Lục với các chỉ

tiêu chất lượng nước ở công viên Trung tâm - Thành phố
Vinh - Nghệ An ...................................................................... 53

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 55
1.

Kết luận .................................................................................. 55

2.

Kiến nghị ................................................................................ 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 57


DANH MỤC HÌNH, BẢNG

Hình:
Hình 2.1.

Sơ đồ các điểm thu mẫu ......................................................... 22

Bảng:
Bảng 1.1.

Thể tích các nguồn nước tự nhiên (Theo V.P. Kushelep, 1979)...... 11

Bảng 1.2.

Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm thủy vực

(QCVN) .................................................................................. 12

Bảng 1.3.

Chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lượng nước (Theo Lee & Wang).... 12

Bảng 1.4.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt .......... 15

Bảng 3.1.

Nhiệt độ nước qua các đợt nghiên cứu (0C) ........................... 27

Bảng 3.2.

Độ trong của nước qua các đợt nghiên cứu (cm) ................... 29

Bảng 3.3.

pH của nước qua các đợt nghiên cứu ..................................... 30

Bảng 3.4.

Oxy hòa tan của nước qua các đợt nghiên cứu (mgO2/l) ....... 31

Bảng 3.5.

Oxy hoá học qua các đợt nghiên cứu (mgO2/l) ...................... 33


Bảng 3.6.

Oxy sinh học qua các đợt nghiên cứu (mgO2/l) ..................... 34

Bảng 3.7.

Hàm lượng amoni qua các đợt nghiên cứu (mg/l) ................. 36

Bảng 3.8.

Hàm lượng nitrit qua các đợt nghiên cứu (mg/l).................... 37

Bảng 3.9.

Hàm lượng phôtphat qua các đợt nghiên cứu (mg/l) ............. 38

Bảng 3.10.

Danh lục thành phần loài tảo Lục (Chlorophyta) và mật
độ phân bố của chúng ở hồ Công viên Trung tâm Thành phố Vinh - Nghệ An .................................................... 40

Bảng 3.11.

Sự phân bố thành phần loài theo mức độ bộ và họ ............... 48

Bảng 3.12.

Các taxon bậc chi đa dạng nhất .............................................. 49

Bảng 3.13.


Sự biến động thành phần loài theo địa điểm nghiên cứu ............. 50

Bảng 3.14.

Mối quan hệ giữa một số chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa với số
lượng loài tảo Lục qua các đợt nghiên cứu ............................ 54


Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1.

Biến động nhiệt độ nước qua các đợt nghiên cứu (t0C) ......... 27

Biểu đồ 3.2.

Biến động độ trong qua các đợt nghiên cứu (cm) .................. 29

Biểu đồ 3.3.

Biến động pH qua các đợt nghiên cứu ................................... 30

Biểu đồ 3.4.

Biến động oxy hoà tan qua các đợt nghiên cứu (mg/l) ......... 32

Biểu đồ 3.5.

Biến động oxy hoá học qua các đợt nghiên cứu (mg/l) ......... 33


Biểu đồ 3.6.

Biến động oxy sinh học qua các đợt thu mẫu ........................ 35

Biểu đồ 3.7.

Biến động amoni qua các đợt nghiên cứu (mg/l) ................... 36

Biểu đồ 3.8.

Biến động nitrit qua các đợt nghiên cứu (mg/l) ..................... 37

Biểu đồ 3.9.

Biến động phôtphat qua các đợt nghiên cứu (mg/l) ............... 38

Biểu đồ 3.10. So sánh % về các loài tảo thuộc các họ của ngành tảo
Lục Chlorophyta ..................................................................... 49


MỞ ĐẦU
Vi tảo (Microalgae) là những thực vật bậc thấp, có khả năng quang tự
dưỡng, sống chủ yếu trong môi trường nước, là mắt xích đầu tiên trong phần
lớn các chuỗi thức ăn ở thủy vực. Vì vậy, thành phần và sinh khối của chúng
có vai trò quyết định năng suất sinh học ở quần xã thủy sinh vật.
Tảo Lục (Chlorophyta) là một ngành tảo lớn với khoảng 8000 loài (Van
den Hoek et all, 1995) [48]. Ở Việt Nam cũng đã định loại được 539 loài
(Dương Đức Tiến, 1982) [29]. Tảo Lục có hình dạng, kích thước, sắc thể, môi
trường sống, sinh sản,... rất đa dạng và phong phú. Nhiều loài thuộc Bộ
Chlorococcales là thức ăn gián tiếp hoặc trực tiếp của nhiều loài động vật phù

du và cá. Mặt khác, nhờ có khả năng quang hợp nên chúng góp một phần
không nhỏ trong việc duy trì hàm lượng oxy hoà tan trong nước, nhiều loài
tảo Lục còn có vai trò trong việc cải tạo chất lượng nước trong các thủy vực
và là sinh vật chỉ thị cho mức độ ô nhiễm.
Đối với đời sống con người tảo Lục không trực tiếp mang lại lợi ích
kinh tế nhưng thiếu chúng sản lượng cá và các động vật thủy sinh là thực
phẩm cho con người sẽ bị suy giảm.
Như vậy, tảo Lục có tầm quan trọng rất lớn đối với hệ sinh thái trên trái
đất và đời sống của con người. Việc nghiên cứu điều tra về thành phần loài tảo
Lục là cơ sở cho việc quy hoạch hợp lý khoa học cho sản xuất, đảm bảo phát
triển kinh tế bền vững gắn liền với bảo vệ môi trường nước không bị ô nhiễm.
Hồ Công viên Trung tâm - Thành phố Vinh - Nghệ An là một trong
những địa điểm vui chơi giải trí của người dân thành phố. Tuy nhiên phần lớn
các nước thải trong thành phố đổ trực tiếp vào hồ không xử lý thông qua cống
cầu Nại và cống cầu Thông. Vì vậy, muốn sử dụng hồ vào mục đích vui chơi,
giải trí,... cần có những hiểu biết về chất lượng nước và số lượng thành phần
các loài tảo Lục tại địa điểm nghiên cứu.

1


Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành chọn đề tài: “Một số dẫn liệu
về chất lượng nước và đa dạng thành phần tảo Lục (Chlorophyta) ở hồ
Công viên Trung tâm -Thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An”.
 Mục tiêu của đề tài nhằm:
- Cung cấp một số dẫn liệu về chất lượng nước.
- Nghiên cứu sự đa dạng về thành phần loài của ngành tảo Lục
(Chlorophyta).
- Tìm hiểu mối liên quan giữa các yếu tố môi trường nước với sự phân
bố của ngành tảo Lục (Chlorophyta).

 Nội dung nghiên cứu của đề tài là:
- Xác định một số chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa của hồ Công viên Trung
tâm - Thành phố Vinh - Nghệ An.
- Xác định thành phần loài và sự biến động của ngành Chlorophyta.
- Xem xét mối quan hệ giữa các thành phần loài với các yếu tố sinh thái.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vài nét tình hình nghiên cứu vi tảo (Tảo Chlorophyta) trên thế giới và
ở Việt Nam
1.1.1. Tình hình nghiên cứu vi tảo trên thế giới nói chung và tảo Lục nói
riêng
Vi tảo là những cơ thể quang tự dưỡng, có kích thước hiển vi sống chủ
yếu trong môi trường nước. Tuy chúng ý nghĩa to lớn nhưng mãi đến thế kỷ
XVIII, con người mới bắt đầu quan sát thấy hình dạng cấu trúc vi tảo nhờ sự
phát triển về kính hiển vi của Robert Hooke (1665). Sự hiểu biết về tảo đi sau
hàng thế kỷ so với kích thước về thực vật bậc cao, bởi lẽ con người bằng mắt
thường không thể quan sát được cấu tạo tế bào vi tảo vì chúng có kích thước
quá nhỏ. Việc phát hiện ra " tế bào" đơn vị cấu trúc của cơ thể sống đã hình
thành tri thức về vi sinh vật và khởi đầu cho những nghiên cứu về vi tảo [32].
Nghiên cứu tảo được tiến hành theo nhiều hướng, đầu tiên là những nghiên cứu
điều tra phân loại, sau đó đi sâu nghiên cứu khả năng ứng dụng tảo trong cuộc
sống thực tiễn nhằm phục vụ lợi ích của con người [12].
Sang thế kỷ XIX người ta bắt đầu viết sách về tảo và những hiểu biết về
chúng của các tác giả: Agardh C. (1785 - 1859) với tác phẩm Species algarum
(1820 - 1828); Kuetzing F. T (1845, 1871) [17]... Cơ sở phân loại của các tác
giả chủ yếu dựa vào sự quan sát, mô tả những đặc điểm hình thái bên ngoài.

Tuy nhiên, các công trình này không có những giá trị căn bản đối với phân loại
tảo lúc bấy giờ mà đến ngày nay nhiều số liệu vẫn còn giá trị [17].
Năm 1914, giáo sư Lindau G. (1886 - 1923) người Đức đã cho ra cuốn
"Tảo học". 16 năm sau cuốn sách được Mechior H. (1930) sửa chữa, bổ sung
và xuất bản, trong đó mô tả chi tiết và vẽ hình 467 loài tảo Lục [46].
Từ thập kỷ 40 - 50 về sau của thế kỷ 20, do sự phát triển chung của
khoa học nên những kiến thức về tảo ngày càng được nâng cao và phong phú,
3


các nghiên cứu về tảo đi theo hướng sinh thái: tảo nước ngọt, tảo biển, tảo đất,
tảo bì sinh, tảo sống trên băng huyết. Hàng loạt các công trình nghiên cứu
theo các hướng trên cũng như các công trình chuyên khảo phục vụ cho việc
điều tra phân loại tảo ra đời: Zabelina M. M. - Kisselev A. (1951), Kisselev
(1954), Popova T. G. (1955, 1976), Kosschikov A. A. (1953), Gollerbakh M.
M. (1953), Ergashev A. (1979), Asauls I. (1975), Palamar - Mordvinseva G.
M. (1982) [theo 23].
Cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có một quan điểm thống nhất về hệ
thống phân loại tảo nói chung. Tùy theo từng tác giả mà sự phân loại, sắp xếp
các taxon của các ngành tảo là khác nhau, dựa vào các đặc tính màng bao
quanh chloroplast của tảo để chia chúng thành 4 nhóm:
- Nhóm không có chloroplast.
- Nhóm chỉ có vỏ bao chloroplast mà không có màng nội chất nhám
chloroplast (chỉ có 2 lớp màng).
- Nhóm có vỏ bao chloroplast và có thêm một màng nội chất nhám bao
quanh chloroplast (có 3 lớp màng).
- Nhóm có vỏ bao chloroplast và có thêm hai màng nội chất nhám bao
quanh chloroplast (có 4 lớp màng) [25].
Căn cứ những đặc tính trên và một số tiêu chí như: các lĩnh vực cá thể
phát triển (morphogenese), đặc điểm cấu trúc siêu hiển vi của roi (flagellum),

của màng bao thể màu (pigment) với các phổ màu khác nhau, các chỉ tiêu sinh
lý - sinh hóa, đặc điểm của quá trình nguyên phân và phân bào...của vi tảo mà
vào năm 1995, Van den Hoek và cộng sự đã chia tảo thành 11 ngành [48].
Tóm lại, đến nay vẫn chưa có sự thống nhất quan điểm của các nhà
khoa học trên thế giới về hệ thồng phân loại tảo. Hiện nay, phân loại học nói
chung và vi tảo nói riêng không dừng lại ở mức độ dấu hiệu hình thái mà còn
áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại để xác lập hệ số đồng
dạng di truyền giữa các loài (hệ số Nei và Li) giúp cho việc xác định loài với

4


độ chính xác cao, đồng thời cho phép các nhà tảo học xác định được cây hệ
thống phát sinh của tảo ngày càng hoàn thiện hơn.
Riêng về tảo Lục (Chlorophyta) cũng có nhiều hệ thống phân loại khác
nhau. Theo Wille (1897) gồm có 6 họ là Volvocales, Tetrasporaceae,
Chlorosphaeraceae, Pleurococcaceae và Hydrococcales [44]. Năm 1935
Fritsch F.E chia tảo Lục thành 6 bộ: Volvocales, Chlorococcales,
Oedogoniales, Conjugales, Siphonales và Charales. Đến năm 1971, Round
F.E lại chia tảo Lục thành 3 ngành gồm 6 lớp và 37 bộ. Còn Bold và Wynne
(1985) thì chỉ có 1 ngành tảo lục chia thành 15 bộ, đây là hệ thống được sử
dụng rộng rãi nhất vì rất thuận lợi cho việc phân loại tảo Lục. Gần đây nhất
(1995), Van Den Hoek và cộng sự phân chia ngành tảo Lục thành 11 lớp:
Prasinophyceae,
Dasycladophyceae,

Chlorophyceae,

Ulvophyceae,


Trentepohliophyceae,

Bryopsidophyceae,
Pleurastrophyceae,

leubsormidiophyceae, Zygnematophyceae và Chrophyceae [13].
Các loài trong bộ tảo Lục rất đa dạng. Chúng có thể có cấu tạo đơn bào,
cộng bào, hoặc dạng tập đoàn. Đa số các đại diện của bộ Chlorococcales
thường gặp trong các thủy vực ở đồi núi cao, trung du và đồng bằng, hiếm
gặp trong các thủy vực nước lợ và nước mặn hoặc suối nước chảy xiết.
Cùng với việc điều tra phân loại và những nghiên cứu về sinh thái,
sinh lý thì nghiên cứu ứng dụng vủa vi tảo đã được đề cập khá sớm. Năm
1871, A. C. Phaminxin - nhà sinh lý thực vật người Nga, lần đầu tiên đã nuôi
tảo trong môi trường nhân tạo và đã chứng minh có thể tiến hành quang hợp
bằng chiếu sáng nhân tạo [12]. Năm 1880, M.Beireink (người Nga) đã phân
lập được vi tảo không bị nhiễm khuẩn. Tuy vậy, mãi đến năm 1940, người ta
mới chú ý đến giá trị thực tiễn của vi tảo và đối tượng được chú ý hàng đầu là
Chorella do tảo này có hàm lượng protein cao (47% trọng lượng khô) [12].
Có thể công nhận nước Đức là nước đầu tiên chú ý tới phát triển công nghệ vi
tảo.

5


Ngày nay, việc nghiên cứu ứng dụng của vi tảo ngày càng được chú ý.
Một số loài tảo được sử dụng tạo ra nguồn protein, vitamin bổ sung thức ăn
vào cho người và gia súc, gia cầm, cung cấp hợp chất hóa học dùng trong
nhiều lĩnh vực khác nhau như: các loại sáp, sterol, hydrat cacbon, agar....
Những nghiên cứu ứng dụng tảo trong y học cũng có nhiều thành quả.
Nghiên cứu sử dụng vi tảo để chống ô nhiễm môi trường đặc biệt là

môi trường nước là hướng nghiên cứu rất mới thu hút được sự quan tâm của
nhiều nhà khoa học. Người ta đã tiến hành xử lý nước thải bằng vi khuẩn, bể
sinh học, cánh đồng sinh học, hồ sinh học,... Ở Mỹ, người ta đã sử dụng nhiều
hồ sinh vật để xử lý nước thải, trong đó phải kể đến khả năng làm sạch nước
thải của tảo Chlorella thuộc ngành tảo Lục (Chlorophyta).
1.1..2. Tình hình nghiên cứu vi tảo ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các dẫn liệu đầu tiên về khu hệ tảo được thực hiện bởi các
nhà khoa học nước ngoài. Năm 1904, Bois M. và Petit P. đã mô tả 38 loài tảo
silic tìm thấy trong ao hồ của Sài Gòn. Năm 1933, Fiere đã xác định được 43
loài Flagelles ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Đến cuối thế kỷ XVIII, công trình
nghiên cứu đầu tiên về tảo là cuốn thực vật biển ở vịnh Nha Trang - Việt Nam
(Marine plans in the vicinity of Nha Trang - Việt Nam) của nhà khoa học
người Pháp Dawson A.Y (1954) [42]. Tác giả đã nghiên cứu hệ thống và
công bố 209 loài và dưới loài trong đó có 7 loài mới cho khoa học [42].
Từ thập kỉ 60 trở đi mới xuất hiện các công trình nghiên cứu về tảo của
các nhà khoa học Việt Nam. Năm 1960, Vũ Văn Cương khi nghiên cứu về
thực vật thuỷ sinh ở Sài Gòn đã công bố 4 taxon tảo Lục [38]. Nguyễn Văn
Tuyên (1980), với công trình nghiên cứu khu hệ tảo nước ngọt miền Bắc Việt
Nam đã công bố 979 loài và dưới loài bao gồm 136 loài tảo mắt, 18 loài tảo
lam, 388 loài tảo lục, 2 loài tảo vòng, 10 loài tảo giáp và 260 loài tảo silic
trong đó có 766 loài mới đối với Việt Nam [34]. Năm 2002, ông lại công bố
công trình về sự đa dạng sinh học tảo trong thuỷ vực nội địa Việt Nam với
1539 loài vi tảo ở các loại thủy vực nội địa Việt Nam [35]. Có thể nói đây là
6


công trình phản ánh đầy đủ khu hệ tảo nước ngọt ở nước ta trong đó có 530
loài tảo Lục [33] . Tác giả Dương Đức Tiến trong luận án Tiến sỹ Khoa học
của mình (1982) đã xác định được 1402 loài vi tảo trong các thủy vực nội địa
Việt Nam [32]. Năm 1997, Dương Đức Tiến cùng với Võ Hành đã biên soạn

cuốn " Tảo nước ngọt Việt Nam, phân loại bộ tảo Lục (thuộc bộ
Chlorococcales)", trong đó mô tả chi tiết đặc điểm phân loại hơn 800 loài và
dưới loài tảo Lục ở Việt Nam [31].
Ở miền Trung, Võ Hành (1983) ở hồ chứa Kẽ Gỗ (Hà Tĩnh) đã công
bố 191 taxon bậc loài và dưới loài [theo 23]. Năm 1994, tác giả công bố 45
loài tảo Lục (thuộc bộ Chlorococcales) sống trong nước ngọt ở khu vực
Bình Trị Thiên và bổ sung 19 taxon mới đối với khu vực này [9]. Tiếp đó
(năm1995), khi nghiên cứu 121 thuỷ vực nước ngọt thuộc 5 tỉnh Bắc Trường
Sơn (1995), tác giả đã phát hiện 65 taxon ở bậc loài và dưới loài thuộc bộ
Chlorococcales [10]. Lê Thị Thúy Hà, Võ Hành (1999) đã xác định được
136 loài thuộc 5 ngành vi tảo ở sông La (Hà Tĩnh) [7]. Năm 2001, Nguyễn
Đình San đã công bố 196 loài và dưới loài tảo và vi khuẩn lam ở 20 thủy
vực các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh (6 thủy vực dạng hồ) [23]. Năm
2004, tác giả Lê Thị Thuý Hà lại công bố 129 loài và dưới loài thuộc ngành
tảo Lục trong tổng số 409 loài và dưới loài thực vật nổi ở vùng Tây Nam hệ
thống sông Lam (Nghệ An - Hà Tĩnh) trong luận án tiến sĩ Sinh học [6]...
Bên cạnh việc điều tra về thành phần loài vi tảo trong các thuỷ vực thì
một số công trình còn đề cập tới mối quan hệ giữa mật độ tế bào với một số
các yếu tố môi trường: Lê Thu Hà, Nguyễn Thuỳ Liên (2005) [8]. Võ Hành
và cộng sự (1995) [11], Đặng Đình Kim và cộng sự (1996) [20], Lê Hồng
Anh và cộng sự (1997-1998) [2], [3],...
Những cơng trình nghiên cứu về khả năng ứng dụng thực tiễn của vi
tảo trong việc xử lý ô nhiễm môi trường nước hiện nay đã và đang được rất
nhiều nhà khoa học quan tâm. Dương Đức Tiến (1989) trong đề tài: " Nuôi
trồng tảo Spilulina có hàm lượng protein cao từ nước thải nhà máy phân đạm
7


và hóa học Hà Bắc " [30], Lê Hiền Thảo (1997) đã sử dụng Chlorella
pyrenoidosa xử lý ô nhiễm nước ở một số hồ Hà Nội, kết quả cho thấy hiệu

quả làm sạch sau 5 ngày đạt giá trị lớn nhất [27], Nguyễn Đình San (2001) sử
dụng Chlorella pyrenoidosa Chick. và Scenedesmus quadricauda Breb. xử lý
nước thải ở 6 cơ sở sản xuất ở thành phố Vinh và vùng phụ cận [theo 23],
Năm 2004, Nguyễn Đức Diện đã khẳng định khả năng chống chịu và hấp thu
kim loại nặng trong môi trường nước của 10 loài vi tảo (có 5 loài thuộc chi
Chlorella và 1 loài thuộc chi Scenedesmus) trong đó Chlorella sp2 vừa có khả
năng hấp thụ lượng đáng kể Cr và Ni từ dung dịch, vừa gây ức chế mạnh lên
sinh trưởng và tổng hợp sắc tố của tảo [4],…
Ở nước ta việc nghiên cứu nuôi trồng vi tảo với quy mô công nghiệp
để thu sinh khối lớn để chế biến thức ăn cho động vật ở nước hay cho mục
đích khác được tiến hành gần đây cùng với sự phát triển của nghề cá, đặc
biệt là nghề nuôi cá biển nhằm mục đích cung cấp thức ăn tươi sống có chất
lượng cao cho giai đoạn giống của các đối tượng nuôi trồng thuỷ sản. Những
vi tảo sử dụng cho mục đích này gồm: Chaetoceros sp., Skeletonema
costatum, Navicula sp., Chlorella sp., Chlamydomonas, Dunalliela salina,
Isochrysis galbana…
1.1.3. Đặc điểm chung của ngành tảo Lục ( Chlorophyta)
Trong số các vi sinh vật quang tự dưỡng của các thủy vực, tảo Lục
(Chlorophyta) là ngành rất phong phú và đa dạng về thành phần loài cũng
như cấu trúc hình thái, phân biệt với các loại tảo khác ở chỗ cơ thể có màu lục
giống như ở thực vật bậc cao. Tảo Lục (Chlorophyta) là một ngành tảo lớn với
khoảng 8000 loài phân bố khắp mọi nơi có ánh sáng, chủ yếu ở trong nước
ngọt, một số ở trong nước mặn, trên đất ẩm, có khi ở trên thân cây hoặc bờ
tường, vách đá ẩm; ngoài ra còn gặp ở dạng cộng sinh hoặc ký sinh [24].
Tảo Lục có thể đơn bào, tập đoàn hay đa bào hình sợi, hình cầu, hình
sợi, phân nhánh hoặc hình bản mỏng, có khi có cấu tạo cộng bào ( tản hình
ống thông, trong chứa nhiều nhân). Cơ thể tảo đơn bào là những tế bào đơn
8



độc hay dính lại với nhau thành cộng đơn bào (xenobie) hoặc hình thành tập
đoàn. Cấu trúc cơ thể tảo Lục theo các dạng: dạng chuyển động bao gồm các
cơ thể đơn bào có khả năng chuyển động có dạng hình cầu, hình bầu dục hay
hình quả lê, tiết diện ngang gần giống hình tròn; dạng panmela (hay dạng tạm
thời) không chuyển động thường thấy ở những tảo trong một giai đợn nào đó
mất khả năng di động; dạng hạt; dạng có lối sống bám, nội sinh và kí sinh gặp
những loài tảo mọc trên các cơ thể đang sống hay những loài sống trên các
tảng đá ven biển [24]…
Cấu tạo tế bào tảo Lục có vách tế bào thường bằng xenlulozo, pectin
hóa nhầy, một số dạng ít nguyên thủy nhất mới là tế bào trần (chỉ có vách
ngoại sinh chất). Thể màu có nhiều hình dạng khác nhau: hình bản, hình sao,
hình dải xoắn, hình hạt... chứa diệp lục a và b, carotin, xantophin (với 10 loại
chất khác nhau), trong đó diệp lục a và b chiếm ưu thế so với các chất màu
phụ khác nên tản bao giờ cũng có màu lục. Chất dự trữ là tinh bột tập trung
quanh hạch tạo bột nằm trong thể màu, đôi khi chất dự trữ có thể là những
giọt dầu [24].
Tảo Lục sinh sản sinh dưỡng bằng phân đôi tế bào (dạng đơn bào) bằng
khúc tản (dạng sợi); sinh sản vô tính bằng động bào tử 2 roi bằng nhau hay
bào tử bất động; sinh sản hữu tính bằng cả 3 hình thức: đẳng giao, noãn giao
và dị giao, một số có sinh sản theo kiểu tiếp hợp giữa 2 tế bào sinh dưỡng.
Hợp tử hình thành thường tiết ra màng bọc, sau một thời gian nghỉ, nảy mầm
và phân chia giảm nhiễm cho ra tản mới [24].
1.2. Vài nét về chất lượng nước trong các thuỷ vực trên thế giới và ở Việt
Nam
1.2.1. Chất lượng nước trong các thuỷ vực trên thế giới
Nước là nguồn tài nguyên rất cần cho sự sống trên Trái đất. Nhà triết
học Hi Lạp cổ đại Emepedocles (490 - 430 TCN) đã cho rằng có 4 yếu tố khởi
nguyên cấu tạo nên mọi vật là khí trời, nước, lửa và đất. Các nền văn minh

9



lớn của nhân loại cũng sớm nảy nở trên các con sông lớn. Ngày nay, người ta
khám phá thêm nhiều khả năng to lớn của nước đảm bảo cho sự phát triển của
nền văn minh nhân loại hiện tại cũng như trong tương lai.
Theo ước tính thì khối lượng nước ở trạng thái tự do phủ trên bề mặt
Trái đất là trên 1,4 tỷ km3 chiếm 3/4 diện tích bề mặt Trái Đất, nhưng so với
trữ lượng ở lớp vỏ giữa (chừng 200 tỷ km3) thì nó chỉ chiếm không quá 1%.
Nhưng lượng nước này nếu phủ trên bề mặt Trái đất sẽ có độ dày 0,3 - 0,4m.
Nhà bác học Pháp Renet Colia đã nêu một hình ảnh so sánh nếu coi Trái đất
là quả cầu đường kính 10m thì nước đại dương chứa hết trong cái bể 225l,
nước băng đóng ở hai cực chứa hết trong một xô 5l, nước ngọt trên mặt đất đổ
đầy một chai, còn lượng nước ngầm mà loài người dùng trong một năm chỉ
rót vừa một ly [40].
Nước trong tự nhiên bao gồm toàn bộ các đại dương, biển, vịnh, sông
suối, ao hồ, nước ngầm, băng huyết, hơi ẩm trong đất, trong không khí. Nhìn
chung nước tồn tại ở ba dạng: dạng lỏng, dạng hơi, dạng rắn. Nhờ những tác
nhân vật lý của mình và dưới tác động của môi trường, nước chuyển dạng tồn
tại và tạo thành chu trình nước trên toàn cầu [26]. Khối lượng các nguồn nước
khác nhau được trình bày ở bảng sau:

10


Bảng 1.1. Thể tích các nguồn nước tự nhiên (Theo V.P. Kushelep, 1979)
Thể tích x 1000 km3

Tỉ lệ %

Đại dương


1.370.223

93,96

Nước ngầm

60.000

4,12

Băng

24.000

1,65

Hồ

280

0,02

Hơi ẩm trong đất

85

0,006

Hơi ẩm trong không khí


14

0,001

Sông, suối

1,2

0,0001

1.454.603,2

100

Nguồn nước

Tổng

Nước trong tự nhiên luôn là một dung dịch phức tạp chứa nhiều chất
hòa tan và không hòa tan khác nhau. Hàm lượng và thành phần các chất đó
trong nước được gọi là thành phần hóa học của nước. Thành phần hóa học của
nước không ổn định và thường xuyên biến đổi do sự chi phối của quá trình
sinh học, hóa học, vật lý của môi trường xung quanh [42].
Để đánh giá chất lượng của nguồn nước, người ta dựa vào các thông số
vật lý, hóa học, sinh học như: pH, nhiệt độ, độ trong, màu sắc, độ dẫn nhiệt,
hàm lượng oxi hòa tan (DO), các loại muối vô cơ (NO3-, PO43-,....), cặn lơ lửng
(SS), độ kiềm, độ cứng, kim loại nặng, coliform và các sinh vật chỉ thị khác
[33]. Từ những thông số nói trên, người ta phân loại các mức độ ô nhiễm của
các thủy vực. Đối với nguồn nước mặt, người ta dựa vào các chỉ tiêu thủy hóa

như: PH, DO, BOD, COD, NH4+, NO3- ,BOD5 , thể hiện ở bảng sau:

11


Bảng 1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm thủy vực (QCVN)
(Trích: Kỹ thuật môi trường, NXB GD, 2002) [5].
Chỉ tiêu
TT

pH

NH4+

NO3-

PO43-

DO

COD

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

(%)


(mg/l)

BOD5
(mg/l)

<0,05

< 0,01

< 0,01

100

<= 6

<= 2

100

6 - 20

2-4

Nguồn nước
1

Nước rất sạch

2


Nước sạch

3

Nước hơi bẩn

6-9

0,4 - 1,5

0,3 - 1

0,05 - 0,1

50 - 90

20 - 80

4-6

4

Nước bẩn

5-9

1,5 - 3

1-4


0,1 - 0,15

20 - 50

50 -70

6-8

5

Nước bẩn nặng

4 - 9,5

3-5

4-8

0,15 - 0,3

5 -20

70 - 100

8 - 10

6

Nước rất nặng


3 - 10

>5

>8

> 0,3

<5

> 100

> 10

7- 8

6,5 - 8,5 0,06 - 0,4 0,1 -0,3 0,01 - 0,05

Hai nhà môi trường Đài Loan Lee $ Wang (1978) [51]. đề nghị phân
loại mức độ ô nhiễm nước dựa trên 4 tiêu chí là: Lượng oxi hòa tan (DO), nhu
cầu oxi sinh hóa (BOD5), chất rắn lơ lửng (SS) và đạm amonium.
Bảng 1.3. Chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lượng nước (Theo Lee & Wang)
DO (mg/l)

BOD5 (mg/l)

SS (mg/l)

NH4+ (mg/l)


> 6,5

<3,0

< 20

< 0,5

Ô nhiễm nhẹ

4,5 - 6,5

3,0 - 4,9

20 - 49

05, - 0,9

Ô nhiễm trung bình

2,0 - 4,4

5,0 - 15

50 - 100

1,3 - 3,0

< 2,0


> 15

> 100

> 3,0

Mức đợ ơ nhiễm
Khơng ơ nhiễm

Ơ nhiễm nặng

Cùng với sự phát triển của xã hội loài người mà nhu cầu về nước của
con người ngày càng tăng. Chất lượng nước các thủy vực trên thế giới ngày
càng biến đổi sâu sắc do nguồn nước thải chưa qua xử lý đổ trực tiếp ra các
thủy vực gây ô nhiễm, qua đó gây ảnh hưởng đến đời sống của con người.
12


Nếu như thời Trung cổ, mỗi người chỉ dùng 25l nước/ngày thì hiện nay, mỗi
người tiêu thụ tới 200 - 300l nước/ngày. Thành phố Matxcơva cung cấp cho
mỗi đầu người 600l nước, ở Paris là 560l nước/người/ngày. Nước trong nông
nghiệp chiếm tới 80% nhu cầu nước của xã hội. Việc sản xuất lương thực
thực phẩm cho một khẩu phần hằng ngày đòi hỏi 1.800 lit nước. Giáo sư M.I
Livovic ước tính mỗi năm nhân loại dùng hết 3.300 km3 nước ngọt. Lượng
nước tiêu dùng này so với trữ lượng nước ngọt phục hồi (46.000 km3) thì
chẳng đáng là bao, so với tổng trữ lượng nước ngọt (35 triệu km3) lại càng
nhỏ bé. Đã khan hiếm nguồn nước, con người lại làm ô nhiễm các nguồn
nước thiên nhiên sẵn có. Nước bẩn cũng khiến cho các sinh vật sống trong
nước bị chết hoặc kém phát triển. Nước bẩn còn làm hỏng các cấu trúc bê
tông, cốt thép, các tàu thuỷ, ăn mòn bánh xe tua bin [40].

Chất lượng nước các thủy vực trên thế giới càng ngày càng biến đổi sâu
sắc, do các nguồn nước thải chưa qua xử lý đổ trức tiếp qua các thủy vực gây
ô nhiễm, qua đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của con người. Ví dụ:
Hàm lượng PO43- ở trong nước cao có ảnh hưởng đến thần kinh làm giảm chỉ
số trí tuệ, SO42- cao gâu bệnh Methomoglo ở trẻ em, NO2- cao là nguyên
nhân gây bệnh ung thư, Cl- cao làm giảm lượng tinh trùng trong tinh dịch dẫn
tới vô sinh [15]. Tổng coliform vượt quá chỉ tiêu cho phép (50 - 240
MNP/100ml) thì gây bệnh đường ruột như lị, ỉa chảy,... Hàng năm hàng loạt
bệnh tật đã xuất hiện do liên quan đến nguồn nước vào năm 1980 tại Ấn Độ
(Bom Bay, Pata, Della) người dân đã chịu hiểm họa của bệnh viêm gan mà
nguyên nhân là do ô nhiễm hệ thống cấp nước [40]...
Theo những thống kê về tình hình ô nhiễm nước trên thế giới cho thấy,
tại các sông ngòi Châu Âu nồng độ muối NO 3- vượt 2,5 lần tiêu chuẩn cho
phép (100mg/l) và gấp 45 lần so với mức nền tự nhiên. Nồng độ PO 43- cao
gấp 2,5 lầm tiêu chuẩn cho phép. Hàng năm các con sông này mang vào đại
dương 320 triệu tấn Fe; 3,2 triệu tấn Pb; 1,6 triệu tấn Mn; 3,2 triệu tấn Ca; 6,5

13


triệu tấn P vá cả thế giới hàng năm làm ô nhiễm môi trường bởi 10 triệu tấn
dầu mỡ và 700 tấn Hg [19].
Hiện nay, người ta thường dùng các chỉ tiêu vật lý, hoá học, vi khuẩn
và thuỷ sinh vật để đánh giá chất lượng nước theo các dạng tác động của nước
thải lên hệ sinh thái thuỷ vực. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc
gia mà người ta có thể đưa ra những tiêu chuẩn môi trường cho riêng mình.
1.2.2. Chất lượng nước trong các thủy vực ở Việt Nam
Việt Nam có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào. Lượng nước bình
quân đầu người đạt tới 17000 m3/năm [5]. Hàng năm Việt Nam tiếp nhận một
lượng nước mưa trung bình là 637 tỷ m3/năm. Ngoài ra, còn thu nhận được

lượng nước từ các quốc gia có chung đường biên giới như Trung Quốc, Lào,
Campuchia là 132 tỷ m3/năm. Trong đó, một phần đi vào các thủy vực nước
đứng (ao, hồ), một phần được dự trữ trong đất, phần còn lại được đi vào hình
thành dòng chảy ở sông ngòi. Tổng lượng nước chảy qua lãnh thổ ra biển là
880 tỷ m3/năm, mỗi năm có 325 tỷ km3 là hình thành trên lãnh thổ, còn lại là
chảy từ nước ngoài vào, chủ yếu qua các hệ thống sông lớn: sông Hồng 44,12
tỷ m3/năm, sông Cửu Long 500 tỷ m3/năm [15].
Do nền kinh tế chưa phát triển nên nhu cầu dùng nước hiện nay chưa
cao. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn đang gặp những bất cập về tài nguyên
nước như lũ lụt úng ngập vào mùa mưa, khan hiếm nước về mùa khô, chất
lượng nước sông thay đổi do sự xâm nhập mặn ở vùng hạ du mà đặc biệt đó là
hiện tượng nước ngày càng bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và sản xuất.
Với tớc độ cơng nghiệp hố, đơ thị hố khá nhanh cùng với sự gia tăng
dân số gây áp lực nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi
trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô
nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn, đặc biệt ở các thành phố lớn.
Thí dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy,
nước thải thường có độ pH trung bình từ 9 - 11, chỉ số nhu cầu oxy sinh hóa

14


(BOD), nhu cầu oxy hoá học (COD) có thể lên đến 700 mg/l và 2.500 mg/l,
hàm lượng chất rắn lơ lửng,… cao gấp nhiều lần cho phép [36].
Theo kết quả đề tài nghiên cứu môi trường nước nông thôn của Trung
tâm Thông tin - Ứng dụng tiến bộ Khoa học - Công nghệ (thuộc Sở KH - CN
Ninh Thuận) trên địa bàn tám thôn thuộc năm huyện, thị trong thời gian gần
đây cho thấy tình trạng nước ô nhiễm có những chỉ số cao từ vài chục đến vài
trăm lần so với tiêu chuẩn cho phép. Ở các hệ thông kênh mương tự chảy
thuộc các thôn Ba Tháp (xã Tân Hải), Bỉnh Nghĩa (xã Phương Hải) so với tiêu

chuẩn cho phép thì độ đục cao gấp 90 - 150 lần do nước chưa qua xử lý, Hàm
lượng amoniac tính theo N có từ 0,95 - 2,01 mg/lit [22].
Ở thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở
sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim loại màu, khai thác than; về mùa
cạn tổng lượng nước thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15%
lưu lượng sông Cầu; nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4 - 9 và hàm lượng
NH4+ là 4 mg/l, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó
chịu. Nước thải của sản xuất gang có mùi phenol, hàm lượng NH 4+ cao, từ 15
- 30 mg/l; hàm lượng chất hữu cơ cao, từ 87 - 126 mg/l [39]...
Căn cứ vào những tiêu chuẩn quy định quốc tế vào điều kiện cụ thể của
nước ta, bộ Khoa học - Công nghệ - Môi trường đã đưa ra Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT được trình bày ở
bảng sau: [1].
Bảng 1.4. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
Giá trị giới hạn
Thông số

TT

Đơn vị

A

B

A1

A2

B1


B2

1

pH

mg/l

6-8,5

6-8,5

5,5-9

5,5-9

2

Oxi hòa tan (DO)

mg/l

6

5

4

2


3

Tổng số chẩt rắn lơ lửng (TSS)

mg/l

20

30

50

100

15


4

Nhu cầu oxi hóa học (COD)

mg/l

10

15

30


50

5

Nhu cầu oxi sinh học (BOD5)

mg/l

4

6

15

25

6

Amoni (NH4+) (tính theo N)

mg/l

0,1

0,2

0,5

1


7

Nitrat (NO3-)(tính theo N)

mg/l

2

5

10

15

8

Florua (F-)

mg/l

1

1,5

1,5

2

9


Clorua (Cl-)

mg/l

250

460

6000

-

10 Nitrit (NO2-)(tính theo N)

mg/l

0,01

0,02

0,04

0,05

11 Phophat (PO43-)(tính theo P)

mg/l

0,1


0,2

0,3

0,5

12 Xianua (CN-)

mg/l

0,005

0,01

0,02

0,02

13 Asen (As)

mg/l

0,01

0,02

0,05

0,1


14 Cadimi (Cd)

mg/l

0,005

0,005

0,01

0,01

15 Chì (Pb)

mg/l

0,02

0,02

0,05

0,05

16 Crom III (Cr3+)

mg/l

0,05


0,1

0,5

1

17 Crom VI (Cr6+)

mg/l

0,01

0,02

0,04

0,05

18 Đồng (Cu)

mg/l

0,1

0,2

0,5

1


19 Kẽm (Zn)

mg/l

0,5

1

1,5

2

20 Niken (Ni)

mg/l

0,1

0,1

0,1

0,1

21 Sắt (Fe)

mg/l

0,5


1

1,5

2

22 Thủy ngân (Hg)

mg/l

0,001

0,001

0,001

0,002

23 Chất hoạt động bề mặt

mg/l

0,1

0,2

0,4

0,5


24 Tổng dầu, mỡ (oils & grease)

mg/l

0,01

0,02

0,1

0,3

25 Phenol (tổng số)

mg/l

0,005

0,005

0,01

0,02

Aldri+Dieldrin

mg/l

0,002


0,004

0,008

0,01

Endri

mg/l

0,01

0,012

0,014

0,02

BHC

mg/l

0,05

0,1

0,13

0,15


Endosufan (Thiodan)

mg/l

0,005

0,01

0,01

0,02

Lindan

mg/l

0,3

0,35

0,38

0,4

Chlordane

mg/l

0,01


0,02

0,02

0,03

26

Hóa chất bảo vệ thực vật Clo
hữu cơ

16


Heptachlor

mg/l

0,01

0,02

0,02

0,05

Paration

mg/l


0,1

0,2

0,4

0,5

Malation

mg/l

0,1

0,32

0,32

0,4

2,4D

mg/l

100

200

450


500

2,4,5T

mg/l

80

100

160

200

Paraquat

mg/l

900

1200

1800

2000

29 Tổng hoạt động phóng xạ a

Bq/l


0,1

0,1

0,1

0,1

30 Tổng hoạt động phóng xạ b

Bq/l

1

1

1

1

31 E.Coli

MNP/100ml

20

50

100


200

32 Coliform

MNP/100ml 2500

5000

7500

10000

27

Hóa chất bảo vệ thực vật
photpho hữu cơ

28 Hóa chất trừ cỏ

Ghi chú: Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất
lượng nước, phục vụ cho các mục đích nước khác nhau:
A1 - Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích như loại
A2, B1 và B2.
A2 - Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công
nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng
như loại B1 và B2.
B1 - Dùng cho mục đích tưới thủy lợi hoặc cho các mục đích sử dụng
khác, các yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc mục đích sử dụng như loại B2.
B2 - Giao thông thủy và các mục đích khác yêu cầu chất lượng nước thấp.


1.3. Mối quan hệ của các yếu tố môi trường với sự sinh trưởng, phát triển
và phân bố của tảo Lục
Vi tảo nói chung và tảo Lục nói riêng sống trong môi trường nước, vì
vậy, giữa tảo với nước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn
nhau để tạo nên cân bằng sinh thái. Thành phần loài của một quần xã sinh vật
ở một vùng được xác định bởi các yếu tố môi trường mà các yếu tố này chính
17


là điều kiện để các quần thể sinh vật đó tồn tại phát triển. Nếu trong quá trình
tồn tại và phát triển, các yếu tố môi trường trở nên gây hại cho một sinh vật
nào đó, thì sinh vật này sẽ bị loại trừ ra khỏi quần thể kể cả khi các điều kiện
gây hại này chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn. Các điều kiện sinh thái chủ
yếu là các các yếu tố vô sinh như hàm lượng các chất dinh dưỡng, nhu cầu
oxy, chất độc và các chất gây ô nhiễm khác. Trong nước các yếu tố nhiệt độ,
ánh sáng, pH, hàm lượng oxi hòa tan và các và các muối dinh dưỡng ảnh
hưởng trực tiếp lên sự tồn tại và phát triển của thủy sinh vật nói chung và vi
tảo nói riêng. Ánh sáng có ảnh hưởng theo chiều sâu của tảo, tảo Lục chiếm
ưu thế ở tầng nước mặt [12].
Đối với các loài vi tảo sống trong các thuỷ vực thì thành phần loài, sự
phân bố và những biến động về mặt định tính cũng như định lượng của chúng
chịu ảnh hưởng của tổ hợp gồm nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là ánh
sáng, nhiệt độ, sự xáo trộn của cột nước (các yếu tố vật lý) và các yếu tố hóa
học như độ muối, các ion chủ đạo và các muối dinh dưỡng của nitơ (N),
photpho (P) và silic (Si).
Ánh sáng chính là nguồn năng lượng khởi đầu cho toàn bộ sự sống ở
trên Trái Đất. Nguồn sáng cho thuỷ vực bao gồm từ mặt trời, mặt trăng và do
một số sinh vật phát ra. Ánh sáng ảnh hưởng đến sự phân bố của tảo theo độ
sâu. Tầng mặt từ 0 - 20m tảo Lục phát triển mạnh. Trong nhóm thực vật nổi,
tảo Lục và tảo Lam có nhu cầu về ánh sáng lớn nhất, vì thế chúng tập trung ở

tầng nước mặt [13].
Nhiệt độ cũng là một yếu tố sinh thái không kém phần quan trọng so
với ánh sáng. Nó chi phối sự phân bố địa lý và sự biến động số lượng cũng
như thành phần loài vi tảo trong thuỷ vực theo từng thời gian khác nhau. Vào
mùa đông, ở những nơi có xuất hiện băng tuyết thì nhiệt độ xuống rất thấp,
các loài thực vật nổi hầu như vắng mặt, có chăng chỉ là một số các loài thuộc
ngành tảo Lục (ví dụ: Chlamydomonas nivalis), số còn lại rất ít thì thuộc các
ngành tảo khác [16].
18


×