Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Đa dạng sinh học cá ở phá tam giang, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 56 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SINH HỌC

Nguyễn Công Sơn

ĐA DẠNG SINH HỌC CÁ Ở
PHÁ TAM GIANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy
Ngành: Sư phạm Sinh học
(Chương trình đào tạo: Chuẩn)

Cán bộ hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Xuân Huấn

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SINH HỌC

Nguyễn Công Sơn

ĐA DẠNG SINH HỌC CÁ Ở
PHÁ TAM GIANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy
Ngành: Sư phạm Sinh học
(Chương trình đào tạo: Chuẩn)


Cán bộ hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Xuân Huấn

Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Xuân Huấn
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận
này.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô, cán bộ trong Bộ môn Động vật có
xương sống và Phịng Sinh thái và Tài ngun Sinh vật, Trung tâm Nghiên cứu Khoa
học Sự sống, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia
Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi tiến hành thực hiện đề tài, phân tích mẫu tại phịng thí
nghiệm và cung cấp những tài liệu cần thiết giúp tơi hồn thành khóa luận.
Đặc biệt, tơi xin cảm ơn bố mẹ, người luôn bên cạnh động viên giúp tôi vững
bước trong cuộc sống và phấn đấu trong học tập. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn
đến tất cả các thành viên trong gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do những hạn chế về kiến thức cũng như thời
gian thực hiện nên không thể tránh khỏi những sai sót. Chúng tơi mong nhận được
những ý kiến đóng góp q báu từ các thầy cơ, anh chị và các bạn để có thể hồn
thiện kết quả của nghiên cứu này và những nghiên cứu tiếp theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng

năm 2017

Sinh viên


Nguyễn Công Sơn


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa là

TW

Trung ương

FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations
(Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc)

THCS

Trung học Cơ sở

THPT

Trung học Phổ thông

UBND

Ủy ban Nhân dân



DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1. Một số chỉ tiêu dùng trong phân loại cá …….…………………………. 13
Bảng 2. Danh sách các loài cá phân bố ở Phá Tam Giang ……..………………. 17
Bảng 3. Tính đa dạng về bậc họ, lồi của 13 bộ cá ở Phá Tam Giang ...……….. 24
Bảng 4. Tỉ lệ các loài trong các họ cá tại khu vực nghiên cứu …………………. 26
Bảng 5. Các loài cá kinh tế ở phá Tam Giang ………………………………….. 29
Bảng 6. Các loài cá cần được bảo vệ tại Phá Tam Giang ………………………. 30
Bảng 7: Sản lượng thủy sản ở Tam Giang qua các năm 2003 - 2008 .……….… 32


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1. Sơ đồ khu vực phá Tam Giang, Thừa Thiên - Huế .................................... 11
Hình 2. Các thuật ngữ chun mơn và chỉ tiêu hình thái chính dùng trong định loại
cá Vây tia (cá Xương) ................................................................................. 14
Hình 3. Các loại vẩy và cách tính vẩy, các kiểu miệng, vị trí các xương hàm và các
kiểu răng dùng trong định loại cá Vây tia (cá Xương) .............................. 15
Hình 4. Các đặc điểm cấu tạo, hình dạng của mang, bóng bơi, tia vây, đuôi và vây
đuôi dùng trong định loại cá Vây tia (cá Xương) ...................................... 16
Hình 5. Biểu đồ số lượng họ và loài của các bộ cá ở Phá Tam Giang .................. 25
Hình 6. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ bậc loài của 13 bộ cá ở Phá Tam Giang ................ 28


MỤC LỤC

Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 2
1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẦM PHÁ VEN BIỂN ........................................................ 2

1.1.1. Khái niệm về đầm phá ven biển ..................................................................... 2
1.1.2. Hệ thống đầm phá Việt Nam …...................................................................... 2
1.1.3. Tài nguyên thuỷ sản vùng đầm phá – ven biển Việt Nam ........................... 3
1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CÁ Ở VIỆT NAM VÀ KHU VỰC NGHIÊN
CỨU ..................................................................................................................... 3
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu cá ở Việt Nam ................................................................ 3
1.2.2. Lịch sử nghiên cứu khu hệ cá ở tỉnh Thừa Thiên – Huế ............................ 6
1.3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU..................................................................................................................... 7
1.3.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 7
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 8
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................... 11
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ......................................................................... 11
2.2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ..................................................... 11
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................................... 11
2.2.2. Thời gian nghiên cứu .................................................................................... 11
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 12
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu .............................. 12
2.3.2. Phƣơng pháp định loại trong phịng thí nghiệm ……................................ 12
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 17
3.1. ĐA DẠNG LOÀI SINH HỌC CÁ Ở PHÁ TAM GIANG, TỈNH THỪA
THIÊN – HUẾ .................................................................................................. 17


3.1.1. Thành phần loài cá ở vùng phá Tam Giang ………………...……............ 17
3.1.2. Cấu trúc thành phần lồi cá và tính đa dạng của khu hệ cá qua các bậc
phân loại ........................................................................................................ 24
3.1.3. Các lồi cá có giá trị kinh tế ......................................................................... 28
3.1.4. Các loài cá quý hiếm, cần đƣợc bảo vệ tại khu vực nghiên cứu .................30
3.2. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ NUÔI TRỒNG THUỶ, HẢI SẢN Ở

PHÁ TAM GIANG ......................................................................................... 31
3.2.1. Khai thác tự nhiên ....................................................................................... 31
3.2.2. Nuôi trồng thủy sản ..................................................................................... 32
3.2.3. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hận cần nghề cá …............................................ 33
3.2.3.1. Cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão …………..….…..………. 33
3.2.3.2. Cơ sở đóng, sửa tàu cá ………………………………………….………. 33
3.2.3.3. Sản xuất kinh doanh ngƣ cụ và chế biến thủy sản …………....……… 34
3.2.3.4. Luồng lạch giao thông nghề cá ………………………………….……... 34
3.2.4. Thách thức đối với nguồn lợi cá ở vùng Tam Giang ................................. 34
3.2.5. Đề xuất một số biện pháp khai thác và bảo vệ nguồn lợi cá khu vực đầm
phá Tam Giang……………………………………..….…………………. 35
3.2.5.1. Khai thác hợp lí nguồn lợi thủy sản ……….……………….………….. 35
3.2.5.2. Nuôi trồng thủy sản .................................................................................. 36
3.2.5.3. Chống ô nhiễm ……………………………………………..…………… 37
3.2.5.4. Giáo dục, đào tạo và khuyến khích kinh tế ............................................ 37
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 41
PHỤ LỤC 1 ……………………………………………………….……….……... 44
PHỤ LỤC 2 ……………………………………………………….……….……... 45


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là Quốc gia nằm tiếp giáp Biển Đơng, có đường bờ biển dài trên 3260
km cùng với các hệ thống sơng ngịi trong nội địa rộng lớn, đã tạo nên nguồn lợi thủy
sản vô cùng đa dạng và phong phú. Đây chính là các yếu tố đóng vai trị to lớn trong
việc phát triển ngành thủy sản, là một phần khơng thể thiếu trong tiến trình phát triển
kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển, ngành thủy sản đang
phải đối mặt với rất nhiều thách thức, trong đó có sự suy giảm nguồn lợi thủy sản trên
các thủy vực nội địa, vùng biển và ven biển. Nguyên nhân trực tiếp làm suy giảm
nguồn lợi thuỷ sản là sự gia tăng dân số với tốc độ nhanh, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm

thủy sản ngày càng cao; số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản tập trung quá nhiều ở
vùng ven bờ. Một số loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, các hệ sinh thái thủy
vực tại một số nơi đang bị phá hủy.
Phá Tam Giang thuộc hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, có diện tích khoảng
52 km , trải dài khoảng 24 km theo hướng Tây Tây Bắc - Đơng Đơng Nam, từ cửa
2

sơng Ơ Lâu đến cửa sông Hương, nằm trên địa phận của 4 huyện là Phong Điền,
Quảng Điền, Hương Trà và Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đây là phá lớn của Việt
Nam, chiếm khoảng 11% diện tích đầm phá ven biển của cả nước. Độ sâu của phá từ
2-4 m, có nơi sâu tới 7 m. Hàng năm, sản lượng khai thác ở phá Tam Giang đạt hàng
nghìn tấn thủy sản, mang lại nguồn lợi lớn cho nhân dân địa phương. Để góp phần
đánh giá tính đa dạng về thành phần loài cá, phục vụ cho khai thác hợp lý nguồn thủy
sản nói chung và cá nói riêng ở phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài nghiên cứu “Đa dạng sinh học cá ở phá Tam Giang, tỉnh Thừa
Thiên - Huế” nhằm mục đích:
1. Xác định thành phần lồi cá ở phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
2. Đánh giá sự đa dạng của khu hệ cá và đưa ra một số đề xuất nhằm khai
thác hợp lý, bền vững nguồn lợi cá tại khu vực nghiên cứu.

1


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁT QUÁT VỀ ĐẦM PHÁ VEN BIỂN
1.1.1. Khái niệm về đầm phá ven biển
Đầm phá là một bộ phận được tách ra khỏi một vực nước nhờ một dạng tích tụ
chắn ngồi. Theo định nghĩa này, đầm phá là một phần của biển được tách khỏi biển
nhờ một dạng tích tụ chắn ngồi (như đảo cát, doi cát, rạn san hơ,…) có thể là một hồ

nước ngọt tách ra khỏi một hồ nước lớn hơn hoặc một con sơng, cũng có thể là một
vùng cửa sông, một nhánh sông vùng cửa hoặc một đầm lầy… có nước biển chảy vào
[19].
Như vậy định nghĩa này rất rộng, chỉ nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm cả
đầm phá xa bờ (offshore lagoon) và ven bờ (coastal lagoon), cả vực nước mặn và nước
ngọt. Ở Việt Nam, có mặt các đầm phá xa bờ (thường được gọi là vũng) như ở các
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do án tiêu san hô tạo thành và các đầm phá ven bờ
như đầm phá ven biển miền Trung nước lợ, nước mặn và thậm chí có lúc đạt trạng thái
siêu mặn (đầm Lăng Cơ, đầm Ơ Loan) [19].
Tuy nhiên, cho tới nay đã có nhiều định nghĩa đầm phá, mỗi định nghĩa có điểm
nhấn mạnh nào đó nhưng tất cả đều bổ sung cho nhau nhằm chỉ một đối tượng xác
định:[19]
- Vốn là một phần của biển, đại dương.
- Được tách ra khỏi biển, đại dương nhờ một dạng tích tụ có thể theo cơ chế cơ
học - thể cát chắn hoặc cơ chế sinh học - rạn san hơ.
- Có cửa (một cửa hoặc nhiều cửa) ăn thơng với biển.
1.1.2. Hệ thống đầm phá ven biển Việt Nam
Vùng biển ven bờ Việt Nam gồm ba loại địa hệ ven bờ tiêu biểu: vũng vịnh, cửa
sông và đầm phá ven bờ. Đầm phá là những loại hình thuỷ vực đặc sắc ở ven biển
Miền Trung, từ vĩ độ Bắc 110 - 160 Bắc chiếm 21% chiều dài bờ biển nước ta. Hiện
nay, nước ta có 12 đầm phá, đó là:
- Phá Tam Giang - Cầu Hai, đầm Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế).
- Đầm Trường Giang (Quảng Nam).

2


- Đầm An Khê, đầm Nước Mặn (Quảng Ngãi).
- Đầm Trà Ổ, đầm Nước Ngọt, đầm Thị Nại (Bình Định).
- Đầm Cù Mơng, đầm Ơ Loan (Phú n).

- Đầm Thuỷ Triều (Khánh Hoà).
- Đầm Nại (Ninh Thuận).
Đầm phá Việt Nam với diện tích biến thiên từ 2,8 km2 đến 216 km2, như vậy
lớn nhất là phá Tam Giang - Cầu Hai (216 km2) [4,21].
Các đầm phá ở Việt Nam thuộc các lagoon ven bờ vĩ độ thấp nhiệt đới ẩm và
được chia thành 3 kiểu: kiểu gần kín (nearly-closed); kiểu kín từng phần (partly-closed)
và kiểu đóng kín (closed). Kiểu gần kín ở đây mang cả hai yếu tố “hở” và “kín từng
phần” do các nguyên nhân địa phương gây ra [19].
1.1.3. Tài nguyên thuỷ sản vùng đầm phá - ven biển Việt Nam
Trong vùng đầm phá, diện tích chiếm chủ yếu là phần nước và thềm lục địa do đó
nguồn lợi thuỷ sản đóng vai trị quyết định trong tổng thể nền kinh tế của vùng. Nguồn
lợi thuỷ sản vùng đầm phá khá đa dạng và giàu có, tương tự như các vùng nước nổi hay
rạn san hô. Mặc dù tính khơng ổn định của vùng hạn chế những lồi hẹp sinh cảnh
nhưng lại tạo điều kiện cho các loài rộng sinh cảnh phát triển tốt, đông đảo về số lượng
tạo nên sản lượng thuỷ sản lớn. Hơn nữa, vùng đầm phá có nhiều nơi sống đặc trưng
nên có nhiều đặc sản, có giá trị thương mại cao.
Thực tế hiện nay, nguồn thuỷ sản chủ yếu được khai thác, đánh bắt từ khu vực
gần bờ, đánh bắt ở các ngư trường xa bờ chỉ chiếm 10-20%. Hướng khai thác và sử
dụng nguồn lợi thuỷ sản vùng đầm phá bao gồm hai hướng có quan hệ hữu cơ với nhau
là khai thác và ni trồng, trong đó ni trồng đang và sẽ trở thành nhiệm vụ chiến
lược của ngành thuỷ sản, không chỉ trong sản xuất các mặt hàng thuỷ sản như cá, tơm,
cua, hàu,… mà cịn là giảm bớt áp lực đến nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên ven bờ, bảo tồn
đa dạng sinh học cho vùng đầm phá.
1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CÁ Ở VIỆT NAM VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu cá ở Việt Nam
Hoạt động nghiên cứu về cá ở Việt Nam hình thành và phát triển tương đối muộn
so với thế giới. Lịch sử nghiên cứu cá ở nước ta có thể chia làm các giai đoạn như sau:

3



* Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám năm 1945
+ Thời kì phong kiến (trước năm 1854)
Thuộc thời kỳ này chủ yếu là những hiểu biết lẻ tẻ về đời sống các lồi cá, nghề
ni cá cũng như nghề khai thác cá, chế biến cá, làm nước mắm… được ghi chép ở
trong các cuốn Sử học và Kinh tế học thời phong kiến [23].
+ Thời kì Pháp thuộc (từ năm 1854 - 1945)
Trong thời kì này, chủ yếu gồm những nghiên cứu về cá của các tác giả nước
ngoài như các nhà nghiên cứu người Pháp, Anh, Mỹ, Trung Quốc. Những hiểu biết về
cá ở thời kì này đã mang đầy đủ tính chất khoa học của nó.
Về hình thái phân loại, khu hệ và phân bố địa lý cá [23]
Các cơng trình nghiên cứu về mặt này được coi là phong phú. Có thể kể đến các
cơng trình sau:
- Đóng góp cho khu hệ cá Bắc bộ (H. E. Sauvage, 1884).
- Cá nước ngọt ở Đông Dương (J. Pellegrin, 1906).
- Đông Dương, nguồn lợi biển và nước ngọt (A. Gruvel, 1925).
- Góp phần nghiên cứu các lồi cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam (P. Chevey & J.
Lemasson, 1937).
- Các loài cá Nam bộ (J. Pellegrin & P. Chevey, 1940).
Về giải phẫu, sinh thái, sinh lý và hóa sinh cá [23]
Có các nghiên cứu:
- Hiện tượng mấu xương ở cá Đù (P. Chabanaud, 1926).
- Phương pháp tính tuổi cá bằng vẩy (P. Chevey, 1929 – 1930).
- Sinh học sinh sản cá Chép, cá Trê và cá Chuối ở miền Bắc Việt Nam (J. -Lemasson,
Nguyễn Hữu Nghi, 1939 – 1942).
Về ni cá [23]
Có các nghiên cứu:
- Ni cá nước ngọt ở Bắc bộ (J. Lemasson, 1933 – 1935).
- Nuôi cá ruộng ở đồng bằng và miền núi Bắc bộ (J. Lemasson & J. Benas, 1942).


4


* Giai đoạn sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay
Sau cách mạng tháng Tám, đặc biệt sau khi miền Bắc được hồn tồn giải phóng,
các hoạt động nghiên cứu khoa học được chuyển dần về cho các nhà khoa học Việt
Nam. Nhiều cơng trình đã có những đóng góp nhất định cho việc phát triển nghề ni
cá và đánh cá.
+ Thời kỳ 1945 – 1954
Do ảnh hưởng của chiến tranh, công tác nghiên cứu gần như bị ngưng trệ, chỉ có
một số nghiên cứu về khu hệ cá với quy mô nhỏ [23].
+ Thời kỳ 1954 – 1975
Ở giai đoạn này nghiên cứu ngư loại bắt đầu phát triển mạnh và các cơng trình
nghiên cứu do chính các nhà khoa học Việt Nam thực hiện, nhưng do điều kiện đất
nước bị chia cắt nên việc nghiên cứu chủ yếu tập trung ở miền Bắc. Các cơng trình
nghiên cứu có thể kể đến như:
- Mai Đình n (1966): Các lồi cá sơng Hồng [23];
- Nguyễn Văn Hảo (1964): Các lồi cá sơng Thao [23];
- Nguyễn Đức Đạt (1864): Các lồi cá sơng Lơ [23];
- Trần Đình Trọng (1966): Các loài cá Chép [23];
- Sinh thái học các loài cá nước ngọt miền Bắc (Mai Đình Yên, 1964; Hồ Thế An,
1965; Nguyễn Văn Hảo, 1966, Thái Bá Hồ, 1971) [23];
- Các loài cá kinh tế ở vịnh Bắc Bộ (Bùi Đình Chung, 1969; Lê Minh Viễn, 1971;
Nguyễn Phi Đính, 1973) [23];
- “Khu hệ cá vịnh Bắc Bộ” - L.I. Besednov (1971) [23].
+ Thời kỳ 1975 đến nay
Sau năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, hoạt động nghiên cứu khoa học
nói chung được đẩy mạnh, nhiều nghiên cứu chuyên sâu về ngư loại được tiến hành
trong cả nước. Một số cơng trình tiêu biểu có thể nhắc tới như:
- “Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam” của Mai Đình n (1978) cơng

bố 201 lồi, 103 giống [22];

5


- “Định loại các loài cá nước ngọt Nam bộ” của Mai Đình Yên (chủ biên), Nguyễn
Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hồng Yến, Hứa Bạch Loan (1992) cơng bố 255
lồi [24].
Bên cạnh đẩy mạnh nghiên cứu, cịn có sự hợp tác giữa các cơ quan, tổ chức
trong và ngoài nước trong việc nghiên cứu và tạo dựng cơ sở dữ liệu cho khai thác và
bảo vệ nguồn lợi cá Việt Nam như:
- “Nghiên cứu nguồn lợi cá nổi ven bờ vịnh Bắc Bộ” (1974 – 1976) do Viện nghiên cứu
Hải sản Hải Phòng và Viện nghiên cứu Hải dương học Nha Trang thực hiện.
- Bộ Thủy sản (1996): “Nguồn lợi Thủy sản Việt Nam” [2].
- Báo cáo “Nguồn lợi cá biển – cơ sở phát triển của nghề cá biển Việt Nam” của Bùi
Đình Chung, Chu Tiến Vĩnh, Nguyễn Hữu Đức năm 1999 [20].
Trong những năm gần đây, công tác nghiên cứu ngư loại cũng được đẩy mạnh
trong các Viện nghiên cứu, trường Đại học. Các nghiên cứu về khu hệ cá có thể tìm
thấy trong các ấn phẩm của các đơn vị như: Khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học
Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; Khoa Sinh học, Đại học Sư phạm Hà Nội; Đại học
Thủy sản (Nha Trang), Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, … Các nghiên cứu này
góp phần đánh giá mức độ đa dạng sinh học cá ở các khu vực khác nhau cũng như trên
cả nước, đồng thời ngày một hoàn thiện cơ sở dữ liệu khoa học về các loài cá ở Việt
Nam.
1.2.2. Lịch sử nghiên cứu khu hệ cá ở tỉnh Thừa Thiên - Huế
- Trần Đức Thạnh, Nguyên Văn Tiến, Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Nam và Lê Văn Miên
(2005) đã nghiên cứu về “Những đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái đầm phá Tam
Giang - Cầu Hai”.[18]
- Nguyễn Văn Hoàng, Nguyễn Hữu Dực đã nghiên cứu “Cấu trúc thành phần loài khu
hệ cá phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên - Huế” [8].

- Đỗ Văn Mười đã nghiên cứu “ Đánh giá sự suy thoái và khả năng phục hồi hệ sinh
thái đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên - Huế” [11].
- Nguyễn Hạnh Luyến đã nghiên cứu “Đa dạng Sinh học cá và các đề xuất các giải
pháp khái thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi cá ở vùng biển cửa sông Thuận An, Thừa
Thiên - Huế” [10].

6


1.3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lí
Tỉnh Thừa Thiên - Huế có giới hạn tọa độ địa lý 160 - 160 45’ vĩ độ Bắc, 1070 1080 15’ kinh độ Đông. Vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế tiếp giáp với 33 xã, thị trấn
với tổng diện tích tự nhiên 93.490 ha. Diện tích mặt nước đầm phá Tam Giang
21.918,47 ha, chiếm 48,2 % tổng số diện tích mặt nước các đầm phá ven bờ Việt Nam.
b. Địa hình
Địa hình phức tạp và chia thành 4 vùng: Vùng núi chiếm hơn 70%; vùng gò đồi
chiếm 18%; vùng đồng bằng chiếm 7,5% và vùng đầm phá, cồn cát ven biển chiếm
4,5% diện tích của tỉnh.
c. Khí hậu
Khí hậu tỉnh Thừa Thiên - Huế mang bản chất nhiệt đới gió mùa, nhưng đã bị
biến đổi và phân hoá theo 3 quy luật: Quy luật phân hoá theo sườn Tây - Đơng Trường
Sơn; quy luật phân hố theo độ cao và quy luật phân hoá theo dạng địa hình.
* Nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm khơng khí
Lượng mưa giảm dần từ Đông sang Tây, tăng dần từ Bắc vào Nam với tổng
lượng trung bình hàng năm đạt trên 2.000mm. Nền nhiệt độ của tỉnh cao, tiêu biểu cho
chế độ nhiệt của vùng nhiệt đới. Mùa lạnh, nhiệt độ trung bình dưới 20o C. Mùa nóng
có nhiệt độ trên 25o C. Độ ẩm khơng khí cao, trung bình năm đạt 85,8 - 87,2%. Vùng
núi cao có độ ẩm trung bình cao hơn vùng đồng bằng ven biển.
* Gió

Các hướng gió chính là Đơng Nam, Tây Bắc, Tây Nam (gió mùa mùa Hạ) thổi từ
tháng 5 đến tháng 9, tốc độ gió trung bình 1,3 - 1,6 m/s và Đơng Bắc (gió mùa mùa
Đơng) bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tốc độ trung bình đạt 1,6 - 1,9 m/s.
Bão lụt thường đổ bộ vào tỉnh từ tháng 9, 10. Tuy vậy, cũng có những năm khơng có
bão. Lụt thường xảy ra vào tháng 5 - 6 thường gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông
nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

7


d. Đặc điểm thủy văn
Chế độ thủy văn của đầm phá Tam Giang chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ
thủy văn các sơng (trong khu vực có lượng mưa lớn, mạng lưới sông dày đặc, sông
thường ngắn và dốc...) và chế độ hải văn của vùng bờ Tây vịnh Bắc Bộ tác động thông
qua các cửa Thuận An và Tư Hiền. Tuy nhiên, tính chất chia cắt tương đối của các bộ
phận trong hệ thống đầm phá dạng đường bờ và phân bố độ sâu của nó cũng có vai trò
to lớn quyết định đặc điểm thủy văn của vực nước.
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Dân số
Theo ước tính, dân số ở Thừa Thiên – Huế trước đây cũng như hiện nay là khá
lớn. Dân cư ở đây tăng khá nhanh và có nhiều biến động. Sự gia tăng nhanh dân số này
là do nguyên nhân muốn sinh đơng con, nhất là con trai để có lực lượng sản xuất, có
con trai để nối dõi tơng đường. Mặc dù tỉ suất sinh (TFR - là số con sinh sống bình
quân của một người phụ nữ trong suốt cả cuộc đời) của cả nước đã giảm đáng kể (trung
bình 2 con/phụ nữ) nhưng TFR của dân cư thủy diện còn khá cao (từ 2,86 – 3,52 con).
Tỉ suất sinh cao và trình độ dân trí thấp là một trong những bài tốn khó giải quyết nhất
của chính quyền địa phương [37].
Tính đến năm 2015, dân số tỉnh Thừa Thiên – Huế có 1.143.572 người.[37]
Trong đó:
-


Nam: 567.253 người.

-

Nữ: 576.319 người.

-

Mật độ dân cư là 228 người/Km2.

-

Về phân bố, có 556.056 người sinh sống ở thành thị và 587.516 người sinh sống
ở vùng nông thôn.

Sự phân bố của các điểm dân cư mặt nước thường nhỏ hơn so với cư dân làm
nông nghiệp định cư trên bờ. Đặc biệt, sau khi thực hiện chủ trương tái định cư trên bờ,
các điểm cư dân thủy diện định cư tăng lên và có quy mơ lớn hơn so với dân chưa định
cư cịn sống trên thuyền.
b. Văn hóa – xã hội:
Nhiều chỉ tiêu về xã hội đạt và vượt mức bình quân chung của cả nước như tỉ lệ
hộ nghèo, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng, tỉ lệ lao động qua đào tạo, ...
8


- Văn hóa phát huy được vai trị là trung tâm lớn của cả nước với các hoạt động đa
dạng gắn với du lịch, nhất là thông qua các Festival. Công tác bảo tồn, trùng tu và tôn
tạo giá trị văn hóa và lịch sử được quan tâm. Quần thể kiến trúc Cố đơ Huế tiếp
tục được Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt [37].

- Giáo dục và đào tạo có chuyển biến tích cực về chất lượng. Tỉ lệ học sinh đạt khá,
giỏi và tỉ lệ tốt nghiệp phổ thông hàng năm đã tăng cao. Nhiều học sinh đoạt giải cao
trong các kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia. Đội ngũ giáo viên cơ bản đủ, đồng bộ, trên
99,8% đạt chuẩn. Mạng lưới trường học phát triển cả về số lượng và chất lượng. 84%
số trường được kiên cố hoá; có 79% trường tiểu học, 100% trường THCS và trường
THPT được nối mạng internet [37].
- Lĩnh vực y tế phát triển nhanh theo hướng chuyên khoa, chuẩn hóa và xã hội hóa.
Tồn tỉnh có 120 xã được cơng nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế, 100% trạm y tế có bác
sỹ, bình qn một vạn dân có 14,3 bác sĩ và 41,4 giường bệnh, cao hơn mức bình quân
chung của cả nước. Bệnh viện Trung ương Huế, bệnh viện trường Đại học Y - Dược
Huế đã phát triển theo hướng chuyên sâu, kỹ thuật cao; trong một số lĩnh vực, đã đạt
bước tiến bộ về trình độ khoa học, công nghệ cao, Bệnh viện TW Huế được chọn là
một trong hai bệnh viện của cả nước được phép phẫu thuật ghép tim [37].
c. Kinh tế
Nhìn chung các vùng lãnh thổ của khu vực có nhiều những chuyển biến tích
cực. Diện mão Đô thị và Nông thôn khởi sắc [37].
- Về đô thị đã thành lập thị xã Hương Thuỷ; thị trấn Phú Đa; thành lập mới 5 phường ở
thành phố Huế trên cơ sở chia tách xã Hương Sơ và chuyển đổi 3 xã thành Phường.
Các khu công nghiệp, khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, khu kinh tế cửa khẩu A Đớt
được Chính phủ cho phép thành lập đã góp phần thúc đẩy nhanh q trình đơ thị hóa.
Tỉ lệ đơ thị hố từ 31,3% (năm 2005) tăng lên trên 45% (ước năm 2010). Các khu vực
đô thị được đầu tư đồng bộ hơn về hạ tầng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân trong đô thị [37].
- Vùng ven biển và đầm phá được tập trung phát triển tồn diện nơng, lâm, ngư nghiệp
gắn với xây dựng và phát triển nông thôn mới. Kết cấu hạ tầng điện, đường, trường,
trạm đang được đầu tư theo hướng kiên cố hoá. Trong hai năm 2008 và 2009, UBND
Tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt Chương trình định cư dân thủy diện gắn với XĐGN, thực
hiện thí điểm xây dựng chính sách “treo thuyền” gắn với sắp xếp nò sáo, dồn điền đổi
9



thửa ở vùng đầm phá, từng bước ổn định cuộc sống của nhân dân. An ninh nông thôn
và tuyến biển được giữ vững [37].
- Vùng gò đồi, miền núi được tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực thông qua xây dựng
các mơ hình sản xuất kinh doanh và chuyển giao kỹ thuật; ưu tiên đầu tư hạ tầng giao
thông, thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế, thơng tin liên lạc, ... Hồn
thành xóa nhà ở tạm của đồng bào các dân tộc thiểu số và nhà ở tạm của các hộ nghèo.
Đời sống của nhân dân ổn định và có mặt phát triển, nhất là ở các xã đặc biệt khó khăn.
Đã có 16/32 xã được cơng nhận thốt khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. Huyện miền
núi Nam Đông được Đảng và Nhà nước công nhận là huyện anh hùng trong thời kỳ đổi
mới [37].

10


Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là thành phần loài cá phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu là phá Tam Giang. Tỉnh Thừa Thiên – Huế.(Hình 1)

Hình 1. Sơ đồ khu vực phá Tam Giang, Thừa Thiên - Huế
Nguồn: Google maps 2016
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Mẫu cá và các tài liệu liên quan được thu thập trong đợt thực địa: Từ ngày
23/7/2015 đến 28/7/2015.
Mẫu cá được bảo quản trong dung dịch formalin 8 - 10% và lưu giữ tại Phòng
Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Sự sống, Khoa Sinh

học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Thời gian phân tích, định loại mẫu được tiến hành từ tháng 11/2015 đến 4/2017
11


tại phịng thí nghiệm.
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu
Khóa luận sử dụng các tư liệu phỏng vấn ngư dân địa phương về các thông tin
liên quan đến đối tượng nghiên cứu như: tên phổ thông; tên địa phương, phương tiện
và sản lượng đánh bắt, nơi xuất hiện, mùa xuất hiện, mùa vụ khai thác…
Trong q trình nghiên cứu, khóa luận sử dụng các tài liệu có liên quan đến
vùng nghiên cứu để tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và những tư liệu có
liên quan đến thành phần loài cá của phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu, định loại trong phịng thí nghiệm
Mẫu cá được tiến hành định loại trong phịng thí nghiệm bằng phương pháp
phân tích, so sánh hình thái.
Tài liệu chính sử dụng trong định loại tại phịng thí nghiệm là: “FAO species
identification guide for fishery purposes - The living marine resources of Western
Central Pacific. Vol 3, 4, 5, 6” của FAO (1999 - 2001) [28-31] và “Fishes of Japan with pictorial keys to the species, English edition - vol. I, II” của Tetsuji Nakabo
(2002) [32,33]; “Ngư loại phân loại học” của Vương Dĩ Khang (1962) [9]; và “Cá
nước ngọt Việt Nam. Tập 1, 2, 3” của Nguyễn Văn Hảo (2005) [5-7]. Bên cạnh đó,
khóa luận cũng tham khảo thêm tài liệu “Fishes of the Cambodian Mekong” của Water
J. Rainboth (1996) [34].
Trang web fishbase.org [39] được sử dụng để tham khảo, so sánh, kiểm tra lại
tên khoa học, khu vực phân bố của các loài cá đã được phân tích.
Tên Tiếng Việt (tên phổ thơng) của các loài cá được xác định chủ yếu theo
Danh lục cá biển Việt Nam - Tập 1, 2, 3 của Nguyễn Hữu Phụng và các tác giả khác
[12-14]. Danh sách cá sau khi xác định tên khoa học, tên Tiếng Việt được sắp xếp
theo hệ thống phân loại của William N. Eschmeyer [25-27].

* Một số chỉ tiêu dùng trong phân loại:
Phương pháp phân tích, so sánh hình thái thường sử dụng khóa phân loại dựa
trên các chỉ tiêu đếm và chỉ tiêu đo (Bảng 1). Các số đo và đếm được xác định trên
nhiều cá thể của cùng một loài. Sử dụng các dụng cụ: Thước đo, compa, kim mũi
mác,… khi định loại mẫu cá.
12


Bảng 1. Một số chỉ tiêu dùng trong phân loại cá
Chỉ tiêu đếm

Chỉ tiêu đo

- D: Vây lưng (Dorsal fin)

- Chiều dài tồn thân cá: L

Với cá có 2 vây lưng, D1 kí hiệu cho vây

- Chiều dài trừ vây đi: Lo

lưng thứ nhất, D2 kí hiệu cho vây lưng

- Chiều dài mõm: P

thứ 2.

- Đường kính mắt: O

- A: Vây hậu môn (Anal fin)


- Khoảng cách giữa hai ổ mắt: OO

- P: Vây ngực (Pectoral fin)

- Chiều dài đầu: T

- V: Vây bụng (Ventral fin)

- Chiều cao lớn nhất của thân: H

- C: Vây đuôi (Caudal fin)

- Chiều cao nhỏ nhất của thân: h

- L1: Vảy đường bên (với cá có đường
bên)

- Khoảng cách trước vây lưng: DA

- Squ: Vảy dọc thân (với cá khơng có
đường bên)

- Khoảng cách trước vây hậu môn: Y

- Chỉ tiêu đếm khác: Số hàng răng, số
lượng râu, số lược mang, số gai ở bụng,
số các lỗ dưới cằm, …

- Khoảng cách từ vây lưng đến đuôi: DB

- Khoảng cách trước vây bụng (z)
- Chiều dài gốc vây lưng (Dl)
- Chiều dài gốc vây hậu mơn (Al)

Ngồi các chỉ tiêu đo và chỉ tiêu đếm, trong phân loại cũng dùng thêm 1 số đặc
điểm khác về hình dạng như kiểu miệng, vảy, răng, hình dạng vây đi, đường bên,…
Các chỉ tiêu chính sử dụng trong định loại các nhóm cá được mơ tả trong hình 2, 3, 4.

13


Hình 2. Các thuật ngữ chun mơn và chỉ tiêu hình thái chính dùng trong định
loại cá Vây tia (cá Xƣơng)
Nguồn: FAO species identification guide for fishery purposes - The living marine
resources of Western Central Pacific [28]

14


Hình 3. Các loại vẩy và cách tính vẩy, các kiểu miệng, vị trí các xƣơng hàm và các
kiểu răng dùng trong định loại cá Vây tia (cá Xƣơng)
Nguồn: FAO species identification guide for fishery purposes - The living marine
resources of Western Central Pacific [28]

15


Hình 4. Các đặc điểm cấu tạo, hình dạng của mang, bóng bơi, tia vây, đi và vây
đi dùng trong định loại cá Vây tia (cá Xƣơng)
Nguồn: FAO species identification guide for fishery purposes - The living marine

resources of Western Central Pacific [28]

16


Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐA DẠNG SINH HỌC CÁ Ở PHÁ TAM GIANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
3.1.1. Thành phần loài cá ở phá Tam Giang
Dựa trên số mẫu vật thu được trong đợt khảo sát năm 2015 ở phá Tam Giang,
chúng tôi đã xác định được 105 loài cá thuộc 46 họ của 13 bộ.(Bảng 2)
Bảng 2. Danh sách các loài cá phân bố tại Phá Tam Giang
STT

Tên khoa học
I.

Tên Việt Nam

ELOPIFORMES

BỘ CÁ CHÁO BIỂN

1. Elopidae
1

Họ cá Cháo biển

Elops saurus Linnaeus, 1766


Cá Cháo biển

2. Megalopidae
2

Họ cá Cháo lớn

Megalops cyprinoides (Broussonet, 1782)
II.

ANGUILLIFORMES

Cá Cháo lớn
BỘ CÁ CHÌNH

3. Anguillidae

Họ cá Chình

3

Anguilla bicolor bicolor McClelland,1844

Cá Chình mun

4

Anguilla marmorata Qouy & Gaimard, 1824

Cá Chình hoa


5

Anguilla nebulosa McClelland, 1844

Cá Chình phi

4. Muraenidae

Họ cá Lịch biển

6

Gymnothorax fimbriatus (Bennett, 1832)

Cá Lụy

7

Gymnothorax undulatus (Lacepede, 1803)

Cá Lịch vân sóng

5. Ophichthidae

Họ cá Chình rắn

8

Pisoodonophis boro (Hamilton, 1822)


Cá Nhệch boro

9

Ophichthus parilis (Richardson, 1848)

Lệch Khoai

10

Ophichthus macrochir (Bleeker, 1853)

Lệch Cu

17


×