Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt chất sinh học của lá trầu miền bắ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 50 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Ths. Phạm Thế Chính đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cơ trong khoa Hóa học trường ĐHKH
đã trực tiếp truyền thụ cho chúng em những kiến thức nền tảng hết sức quan
trọng trong thời gian học tập tại trường, và đã tạo cho em những điều kiện thuận
lợi để chúng em có điều kiện nghiên cứu những mảng kiến thức bổ ích và quý
báu.
Em xin cảm ơn những người bạn, những anh chị đã cho những ý kiến
đóng góp quan trọng trong q trình tìm hiểu vấn đề.
Mặc dù đã cố gắng nhưng trong bài khơng tránh khỏi những sai sót và
khiếm khuyết, em rất mong được sự đóng góp của thầy cơ.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 4 năm 2011.
Sinh viên
Hoàng Thị Thanh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN................................................................................................4
1.1 KHÁI QUÁT VỀ THỰC VẬT HỌ HỒ TIÊU (PIPERACEAE)..............................4
1.2 KHÁI QUÁT VỀ CHI HỒ TIÊU..............................................................................5
1.3 KHÁI QUÁT VỀ CÂY TRẦU KHÔNG..................................................................5
1.3.1 Đặc điểm thực vật...................................................................................................5
1.3.2 Nguồn gốc và phân bố..........................................................................................6
1.3.3 Thành phần hóa học của trầu không.....................................................................6
1.3.3.1 Các hợp chất tecpenoit.........................................................................................7
1.3.3.2 Các hợp chất phenolic (polyphenol)....................................................................8
1.3.3.3 Các hợp chất ankaloit.........................................................................................11


1.3.3.4 Steroit và axit béo từ trầu khơng........................................................................12
1.4 GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG VĂN HĨA, CƠNG DỤNG TRONG Y HỌC VÀ
HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA TRẦU KHÔNG PIPER BETLE L................................13
1.4.1 Tục nhai trầu- một nét đẹp văn hóa.......................................................................13
1.4.2 Cơng dụng của trầu khơng trong y học cổ truyền.................................................14
1.4.3 Hoạt tính sinh học của trầu khơng........................................................................15
Chương 2: THỰC NGHIỆM..........................................................................................18
2.1 MẪU THỰC VẬT...................................................................................................18
2.2 DỤNG CỤ, HÓA CHẤT.........................................................................................18
2.3 NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU.............................19
2.3.1 Nhiệm vụ của đề tài..............................................................................................19
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................19
2.3.3 Thiết bị nghiên cứu...............................................................................................19
2.4 ĐIỀU CHẾ CÁC CẶN CHIẾT TỪ LÁ TRẦU (PIPER BETLE L.).......................19
2.5 KHẢO SÁT CÁC CẶN CHIẾT LÁ TRẦU BẰNG SKLM...................................20
2.5.1 Các bước tiến hành sắc ký lớp mỏng (SKLM).....................................................20
2.6 NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP CÁC CHẤT TỪ CẶN CHIẾT M..............................21
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................25
1


3.1 ĐIỀU CHẾ CÁC CẶN CHIẾT TỪ LÁ TRẦU (PIPER BETLE L.).......................25
3.2 KHẢO SÁT CÁC CẶN CHIẾT CỦA LÁ TRẦU BẰNG SKLM..........................26
3.2.1 Kết quả khảo sát cặn chiết n-hexan (H) bằng SKLM...............................................26
3.2.2 Kết quả khảo sát cặn chiết diclometan (M) bằng SKLM.........................................27
3.2.3 Kết quả khảo sát cặn chiết etylaxetat (E) bằng SKLM.............................................27
3.3 PHÂN LẬP CÁC CHẤT TRONG CẶN CHIẾT M BẰNG SẮC KÝ CỘT..............28
3.4 XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC PHÂN TỬ CỦA CÁC CHẤT PHÂN LẬP ĐƯỢC..........29
3.4.1 Xác định cấu trúc của T1.........................................................................................29
3.4.2 Xác định cấu trúc phân tử của CM2......................................................................31

KẾT LUẬN....................................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................34
PHỤ LỤC.......................................................................................................................37

2


MỞ ĐẦU
Trầu không là cây vườn quen thuộc gắn liền với văn hóa Việt Nam từ
ngàn xưa, đã đi vào nhiều câu chuyện và dân ca khắp mọi miền của đất nước.
Người ta sử dụng lá trầu không để ăn và làm thuốc trong y học dân tộc. Tập tục
ăn trầu là một nét văn hóa đặc trưng của lễ tết Việt Nam cũng như nhiều dân tộc
phương đông khác như Srilanka, Ấn Độ, Malaysia _ lá trầu được xem là biểu
tượng của lịng tơn kính, sự may mắn và hòa hợp. Trong y học dân gian, người ta
dùng lá trầu không giã nhỏ, cho thêm nước sôi vào dùng để rửa những vết loét,
mẩn ngứa. Nước pha lá trầu không chữa bệnh viêm kết mạc…
Việc nghiên cứu thành phần hóa học của trầu khơng đã được nghiên cứu
tại một số quốc gia trên thế thế giới, và đã phân lập được một số hợp chất q,
có vai trị sinh học quan trọng. Theo “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt
chất sinh học của lá trầu miền Bắc” của ThS. Phạm Thế Chính đã phân lập
được egeunol là thành phần chính trong tinh dầu miền Bắc. Thành phần hóa học
chủ yếu của trầu không philippine là chavibetol và chavibetol axetat. Trầu khơng
Ấn Độ thì eugenol và hydroxychavicol là thành phần chính.
Ở Việt Nam chưa có nhiều số liệu cơng bố về các thành phần hóa học của
trầu khơng, hơn nữa những bài thuốc trong dân gian sử dụng lá trầu khơng để
chữa bệnh chưa có tiêu chuẩn kiểm nghiệm về thành phần hóa học nào tạo nên
hoạt tính đó, vì vậy cần phải nghiên cứu kỹ thành phần hóa học của lá trầu. Đó là
lý do chúng tơi chọn đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học dịch chiết kém
phân cực của lá trầu không”.


3


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 KHÁI QUÁT VỀ THỰC VẬT HỌ HỒ TIÊU (PIPERACEAE)
Piperaceae được biết đến là họ hồ tiêu, hiện được xếp là một họ rộng của
các thực vật có hoa. Nhóm này bao gồm khoảng 3610 lồi thuộc 5 chi chính:
Piper, Piperomia, Zippellia, Manekia, Verhuellia. Phần lớn những cây hồ tiêu có
thể tìm thấy trong 2 chi chính là: Piper (2000 loài) và Peperomia (1600 loài).
Các thành viên của Piperaceae là những cây nhỏ, những bụi cây, hoặc các loại
thảo mộc [21]. Thân: cỏ hay dây leo nhờ dễ bám; Lá: đơn, ngun, mọc cách, có
hay khơng có lá kèm. Phiến lá hình tim hay hình trứng, gân lá hình chân vịt hay
lơng chim; Cụm hoa: gié khơng phân nhánh mọc ở nách lá hay đối diện với lá.
Mỗi hoa mọc ở nách một lá bắc, xếp theo đường xoắn ốc và thường áp sát vào
trục hoa; Hoa: trần, lưỡng tính, cũng có thể là đơn tính, mẫu 3 với 2 vịng nhị;
Bộ nhị: 6 nhị đính trên 2 vịng, nhưng số nhị thường giảm do trong vịng có thể
mất đi hồn tồn hoặc một phần; Bộ nhụy: thơng thường là 3 nỗn, nhưng cũng
có thể là 4 hoặc 5 nỗn, hợp thành một bầu ơ; Qủa: mọng, chứa một hạt, hạt có
nội nhũ và ngoại nhũ [4].
Các cây tiêu biểu trong họ:
+ Rau càng cua: Piperomia Pellucida dùng làm rau ăn.
+ Trầu: Piper Betel L. thân, lá, quả chữa nhức mỏi, đau dạ dày, ăn không
tiêu.
+ Lá lốt: Piper lolot C.DC toàn cây chữa phong hàn, rối loạn tiêu hóa.
+ Tiêu dài: Piper Longum L. quả trị đau bụng, tiêu chảy, nước rễ sắc chữa
bệnh viêm phế quản, ho, cảm lạnh.
+ Tiêu: Piper Nigrum L. dùng làm gia vị. [4]

4



1.2 KHÁI QUÁT VỀ CHI HỒ TIÊU
Chi hồ tiêu (piper) là một chi lớn, gồm khoảng 1200 loài, phân bố chủ yếu
ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới điển hình. Trong vùng Đơng Nam Á có
khoảng 400 lồi. Ở nước ta, theo Phạm Hoàng Hộ (1991) chi hồ tiêu có khoảng
40 lồi, thường là những cây thân bụi, thân thảo và cây dây leo. Lá mọc so le,
nguyên hay chẻ ba. Cụm hoa bơng tán, hoa lưỡng tính hoặc đơn tính, khơng có
bao hoa, xếp thành bơng dày đặc và dài, hoa có hai nhị đính trên trục hoặc ở gốc
bầu. Quả mọng dời khơng có cuống hoặc có cuống, chỉ có một hạt có phơi nhũ to
[2].
1.3 KHÁI QT VỀ CÂY TRẦU KHƠNG
Trầu khơng có tên khoa học là Piper betle L. thuộc họ hồ tiêu
(pipieraceae). Ngoài ra ở những vùng khác nhau lại có tên khác nhau như: trầu
lẹt (Huế), trầu cay, trầu lương, hruè eehang (Buôn Mê Thuột), mô-lu
(Campuchia), piper betle, vine piper (Anh), bétel (Pháp)…
1.3.1 Đặc điểm thực vật
Trầu không là loại cây lâu năm, là loại dây leo bám, cành hình trụ nhẵn có
khía dọc, bén rễ ở những mấu, lá mọc so le, hình tim trịn, gốc đơi khi hơi lệch,
đầu nhọn dài khoảng 10 đến 13cm, rộng 4,5 đến 9cm, hai mặt nhẵn, mặt trên
sẫm bóng, gân nổi rất rõ ở mặt dưới. Cuống lá có bẹ kéo dài, cụm hoa mọc
buông thõng ở kẽ lá thành bông ngắn. Lá bắc trịn hoặc hình trái xoan, hoa đực
dài có cuống, có lông, hoa cái dài khoảng 5cm, cuống phủ lông dày, bầu có lơng
ở đỉnh, quả mọng và trịn. Tồn thân có tinh dầu thơm, cay [1,6].

5


Hình 1: Hình ảnh cây trầu khơng Piper betle L.
1.3.2 Nguồn gốc và phân bố

Trầu khơng có nguồn gốc ở miền Trung và Đông Malaysia, được trồng từ
2500 năm trước, sau đó lan sang Madagasca và Đơng Phi. Ở Trung Quốc, trầu
không cũng được ghi chép từ đời nhà Tần 618-907 sau công nguyên. Đầu thế kỷ
XV cây bắt đầu được đưa sang Châu Âu. Ngày nay trầu không được trồng phổ
biến ở khắp các nước nhiệt đới vùng Nam Á và Đông Nam Á như Ấn Độ,
Srilanka, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, philippine, Việt Nam, Trung Quốc…
Ở Việt Nam, trầu khơng cũng được nhắc đến trong truyện cổ tích “TrầuCau” từ thời vua Hùng, cách đây 2000 năm. Hiện nay trầu không được trồng
khắp nơi (trừ vùng cao núi lạnh, trên 1500 m). Việc trồng trầu không ở Việt Nam
cũng như các nước Châu Á thường gắn liền với tục ăn trầu của người dân [1].
1.3.3 Thành phần hóa học của trầu không
Thành phần các chất chứa trong lá trầu tươi [25]:

Bảng 1: Thành phần các chất chứa trong lá trầu tươi
6


Thành phần

Hàm lượng

Thành phần

Hàm lượng

Nước

85-90%

Riboflavin


1,9-30μg/100g

Protein

3-3,5%

Tannin

0,1-1,3%

Chất béo

0,4-1%

Nitrogen

2-7%

Chất khoáng

2,3-3,3%

Photphorus

0,005-0.6%

Chất xơ

2,3%


Kali

1,1-4,6%

Chlorophyll

0,01-0,25%

Canxi

0,2-0,5%

Cacbohydrate

0,5-6,1%

Sắt

0,005-0,007%

Axit nicotinic

0,63-0,89 mg/100g Iot

3,4 μg/100g

Vitamin C

0,005-0,01%


Tinh dầu

0,08-0,2%

Vitamin A

1,9-2,9mg/100g

Năng lượng

44 kcal/100g

Thiamine

10-70 μg/100g

Từ những bài báo và tạp chí trong nước cũng như trên thế giới, thành phần
hóa học của trầu khơng được phân ra như sau:
1.3.3.1 Các hợp chất tecpenoit
Tecpen là những hợp chất hữu cơ chứa C, H, O và tồn tại trong thiên
nhiên mà có bộ khung cacbon gồm nhiều mắt xích giống với khung cacbon của
isopren, tức là biểu diễn bởi công thức (iso-C5)n với n ≥ 2.
Theo nhiều kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, trong thành
phần hóa học của trầu khơng có chứa một số hợp chất tecpenoit.
Qua khảo sát thành phần hóa học tinh dầu trầu ở 3 vùng miền của Việt
Nam cho thấy thành phần thay đổi theo các vùng miền địa lý: tinh dầu trầu miền
Bắc có hàm lượng các hợp chất tecpen thấp, cịn tinh dầu trầu miền Nam trong
thành phần chính chỉ có một xiclic monotecpenoit là (R)-(-)-p-ment-1-en-4-ol
(terpinen-4-ol), với hàm lượng 19,28%. Trong khi đó tinh dầu trầu miền Trung
hàm lượng secquitecpenoit chiếm tới 25,6% bao gồm: δ-cadinen (1) , γ-cadinen

(2), α-cadinol (3) và monotecpenoit là terpinen-4-ol (4) [8, 9] .
7


HO

OH

(1)

(2)

(3)

(4)

Theo kết quả nghiên cứu của Saeed S.A, Farnar S và các cộng sự khác đã
phân lập được tritecpene từ trầu khơng, ứng dụng khả năng chống tiểu cầu hình
dĩa và khả năng kháng viêm của nó [28].
1.3.3.2 Các hợp chất phenolic (polyphenol)
Phenylpropenoit (C6-C3) là những hợp chất có một nhân benzen liên kết
với gốc allyl, và nhân benzen liên kết với ít nhất một nhóm hydroxy ở dạng tự do
hoặc liên kết với một nhóm chức khác như ete, este..
Trong nhiều tài liệu nghiên cứu về thành phần hóa học của trầu khơng
piper betle cho thấy thành phần chính là eugenol và các dẫn xuất của nó. Như
trong cơng trình nghiên cứu của Lê Thanh, Nguyễn Xuân Dũng và Piet A.
Leclercq đã nghiên cứu và xác định được thành phần chính của tinh dầu trầu
trồng ở Huế là eugenol (10) [9]. Phạm Thế Chính cũng đã phân lập được eugenol
là thành phần chính lớn nhất trong tinh dầu trầu miền Bắc [3]. Như vậy tinh dầu
trầu khơng cịn là nguồn nguyên liệu để sản xuất eugenol, một đơn hương quí, là

nguyên liệu đầu cho tổng hợp các đơn hương và định hương khác phục vụ cho
cơng nghiệp hương liệu.
Ngồi ra, theo kết quả nghiên cứu thành phần hóa học của trầu không
Philippine do AgnesM.Rimando và các cộng sự nghiên cứu đã phân lập được các
thành phần chính trong tinh dầu trầu và các chất hòa tan trong ete. Thành phần
chính của tinh dầu trầu là: chavibetol (5) , metyl chavibetol (6), allylpyrocatechol
(7), safrole (8), chavibetol acetate (9), eugenol (10), allylpyrocatechol điaxetat
(11) và một số chất khác với hàm lượng nhỏ. Thành phần chính của các chất hịa
tan trong ete là allylpyrocatechol (2.38%). Như vậy thành phần chính của tinh
8


dầu trầu là các hợp chất phenol và tecpen, tỷ lệ của chúng khác nhau tùy thuộc
vào nguồn gốc của lá trầu. Chavibetol được coi là thành phần đặc trưng của trầu
Philippine, tuy nhiên tinh dầu trầu Ấn Độ thì eugenol lại là thành phần chính
(30-90%) [11].
Nghiên cứu của Pitchaon Maisuthisakul, Ph.D về hoạt tính chống oxy hóa
của các hợp chất phenolic từ lá trầu cho thấy thành phần các chất chứa trong lá
trầu có tác dụng này là chavicol, chavibetol, chavibetol axetat và eugenol [27].
OCH 3

OCH3
OH

OH
OCH 3

OH
O
O


(5)

(6)

(7)
OH

OCH3

OCOCH3
OCH3

OCOCH3

(9)

(8)

(10)

OCOCH3

(11)

Theo nghiên cứu của M.Nagabhushan và các cộng sự cũng đã nghiên cứu
và phân lập được eugenol - thành phần chính của tinh dầu trầu [23].
Cũng theo nghiên cứu khác của S. Bhattacharya cùng các cộng sự đã phân
lập được allylpyrocatechol từ dịch chiết etanol của lá trầu không tại Ấn Độ và
ứng dụng nó để chống lại bệnh viêm loét dạ dày, bằng cách thử nghiệm trên

chuột [29].
Tại Ấn Độ, K.Ghosh và T.K.Bhattacharya cũng đã nghiên cứu thành phần
hóa học của trầu không Piper betel Linn, phân lập được một số hợp chất chính

9


trong đó có hợp chất phenolic là 4-allyl resorcinol (12). Hợp chất này thu được
từ cặn chiết etylaxetat của rễ cây trầu [17].
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các hợp chất
phenolic trong trầu khơng, Amonkar cùng các cộng sự đã phân lập được chavicol
(13) là thành phần chính trong tinh dầu trầu. Nó cịn được coi như là một chất
chống đột biến [12].

OH
HO
OH

(12)

(13)

Lignanoit và Neolignanoit
Zing H.W. cùng các cộng sự đã phân lập được piperol A (14), piperol B
(15), piperbetol (16), metylpiperbetol (17) từ lá trầu khơng Piper betle L. có khả
năng ức chế sự quần tụ huyết tố hình dĩa của thỏ, được gây kích thích bằng nhân
tố hoạt hóa huyết tố hình dĩa (PAF) trong sự phụ thuộc vào nồng độ. Hơn nữa,
piperbetol, metylpiperbetol, piperolA, và piperol B không làm ảnh hưởng đến
thành phần cAMP trong các thành phần còn lại của huyết tố hình dĩa [34].
H


H 3CO

H3 CO

HO

H3 CO

H3C
HO

H3CO
OCH 3

piperol A

H

OCH3
H
piperol B

O

(14)

(15)

H 3C


H3CO

H3C

H3 CO

AcO

HO

AcO

H3 CO

piperbetol

O

H

O

OCH3

H
metylpiperbetol

(16)


(17)

10

OCH3
O


1.3.3.3 Các hợp chất ankaloit
Ankaloit là một nhóm hợp chất thiên nhiên mà hầu hết là các dị vòng chứa
nitơ, có tính bazơ, có trong một số sinh vật nhất định. Nhiều nghiên cứu trong và
ngoài nước đã phân lập và xác định được một số ankaloit từ cây trầu khơng.
K.Ghosh và T.K.Bhattacharya nghiên cứu về thành phần hóa học của rễ
cây trầu không piper betle Linn và phân lập được Aristololactam (18) từ phân
đoạn benzen _ ete dầu [17].
Ngoài ra, năm 2009, C.M.Lim, G.C.L.Ee cùng các cộng sự khác đã phân
lập được 6 alkaloit từ trầu không ở Malaysia: Pellitorine (19), (E)-1-[3’,4’(methylenedioxy) cinnamoyl]-piperidine (20), Cepharadione A (21), 2,4tetradecadienoic acid isobutyl amide (22), Piperine (23), piperolactam D (24)
[16].
O

8

HO

7

9

MeO


NH
6

10
5

1
4

2
3

(18)
1'

8

10

6

4

2
1

9

5


7

3

NH

3'

O

2'

O '
4

4'

O

3'

2'

O

3

1'

2

5'

(20)
O

O

MeO
NH

NH

6

MeO
H

(21)

(22)
11

N
6''

6'

(19)
OH


1

2''

3''
4''

5''


H

O

O

O
O

O

NCH3

O

N

H

O


H

H

H
H

(23)

(24)

1.3.3.4 Steroit và axit béo từ trầu không
Theo nghiên cứu về thành phần hóa học của của thân cây trầu piper betle
do Yan Yin, Xiang Zhong Huang và các cộng sự nghiên cứu, sử dụng các kỹ
thuật sắc ký đã phân lập và tinh chế được 9 hợp chất. Cấu trúc của các hợp chất
này được xác định dựa trên cơ sở phân tích quang phổ. Kết quả đã phân lập được
9 hợp chất từ các phân đoạn ete dầu hỏa và phân đoạn etylaxetat của dịch chiết
axeton 70%. Trong 9 hợp chất đó có các hợp chất steroit là: 6βhydroxystigmast-4-en-3-on (25), β-sitosterol (26), stigmasterol (27). Đây là lần
đầu tiên phân lập được steroit từ cây xanh [33].
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của K.Ghosh và T.K.Bhattacharya về thành
phần hóa học của rễ cây trầu không Ấn Độ, đã phân lập được hợp chất steroit là
stigmas-4-en-3,6-đion (28) [17].

O

6
3

4


OH

HO

(25)

(26)

12


O

HO

O

(27)

(28)

Trong trầu khơng cũng tìm thấy một số axit béo. Theo nghiên cứu về
thành phần hóa học của thân cây trầu không của Yan Yin, Xiang Zhong Huang
và các cộng sự đã phân lập và xác định được axit 23-hydroxyursan-12-en-28-oic
(29) [33].
Ngồi ra, axit stearic (30) cũng được tìm thấy trong trầu khơng.

COOH
COOH


(29)

(30)

1.4 GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG VĂN HĨA, CƠNG DỤNG TRONG Y HỌC
VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA TRẦU KHƠNG PIPER BETLE L.
1.4.1 Tục nhai trầu- một nét đẹp văn hóa
Ngày xưa người Việt thường có thói quen ăn trầu và đã trở thành phong
tục. Tục ăn trầu tương truyền có từ thời vua Hùng và gắn liền với chuyện cổ tích
“trầu cau”. Miếng trầu gồm có 4 ngun liệu: cau có vị ngọt, lá trầu khơng có vị
cay, rễ chay có vị đắng, và vơi tơi có vị nồng, đôi khi người ta cho thêm cả sợi
thuốc lá. Ăn trầu thể hiện nếp sinh hoạt mang đậm tính dân tộc độc đáo của
người Việt Nam, ăn trầu làm thơm miệng, chắc răng, hạ khí, tiêu cơm.
“Miếng trầu là đầu câu chuyện”- là thay cho lời mở đầu nồng nàn để mọi
câu chuyện trở lên gần gũi và thân thiết hơn.
13


Tục ăn trầu đã trở thành nét văn hóa khơng phai nhòa trong tâm hồn người
Việt. Trong lễ cưới hỏi, mâm thờ cúng tổ tiên không thể thiếu trầu cau, trong dịp
lễ tết và một số lễ hội khác cũng vậy.
Không chỉ ở Việt Nam mà các quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ,
Malaysia, Philippine, Sri Lanka,… lá trầu cũng chiếm vị trí quan trọng trong đời
sống văn hóa và trong các dịp cưới hỏi, hôn nhân.
1.4.2 Công dụng của trầu không trong y học cổ truyền
Trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, vào các kinh : phế tỳ,
vị, có tác dụng trừ phong thấp, chống lạnh, hạ khí, tiêu đờm, tiêu viêm, sát trùng.
Y học dân gian nhiều nước có kinh nghiệm dùng nước sắc lá trầu để rửa
vết thương và những chỗ lở loét ngoài da. Y học Ayurveda sử dụng lá trầu làm

thuốc kích dục. Tại Malaysia, lá trầu được dùng chữa đau đầu, viêm khớp. Ở
Thái Lan, trầu chữa đau răng. Ở Indonesia, dân gian dùng trầu làm thuốc kháng
sinh, kháng khuẩn, diệt nấm. Lá trầu có thể được dùng để xơng hơi, hít qua mũi
để trị nhức đầu, làm thơng mũi hoặc sát trùng đường hơ hấp. Ngồi ra, tinh dầu
trầu cũng được dùng trong công nghệ sản xuất dược phẩm, nước hoa, làm sạch
miệng hoặc chất tẩy mùi [6].
Ở Ấn Độ, lá và tinh dầu trầu không được dùng điều trị các bệnh xuất tiết,
bệnh phổi và làm thuốc đắp, thuốc súc miệng hoặc thuốc ngửi trong bệnh bạch
hầu. Lá trầu không có trong thành phần chế phẩm thuốc cổ truyền Ấn Độ phối
hợp với một số dược liệu khác trị hen phế quản.
Ở Việt Nam trầu không được dùng chữa hàn thấp nhức mỏi, đau bụng đầy
hơi, vết thương nhiễm trùng có mủ sưng đau, hen suyễn khi thời tiết thay đổi,
đờm nhiều khó thở, cảm mạo, bỏng, mụn nhọt, hắc lào, mề đay, ghẻ ngứa, sâu
kiến đốt, viêm quanh răng, viêm tai, viêm họng. Ngày dùng 8 – 16g, dưới dạng
thuốc sắc. Dùng ngoài, đắp lá tươi giã nát hoặc ngâm lá với nước để rửa.
Lá trầu không và gừng sống ép lấy nước chữa ho, kho thở, đầy bụng.
Nước ép lá trầu không nhỏ vào tai chữa đau tai. Súc miệng hàng ngày với nước
14


có dịch ép lá trầu không phòng được viêm họng, có tác dụng hổ trợ các thuốc
chữa bệnh bạch hầu. Lá trầu không và lá ráy, giã nhỏ, hơ nóng, đắp chữa sưng
tấy. Trầu không (3 – 5 lá), hạt cau (1 hạt) phơi khô, tán bột rắc làm thuốc cầm
máu. Lá trầu không (2 – 4 g), nhai nuốt nước chữa đau bụng lạnh dạ, tiêu chảy,
nôn mửa, không tiêu [6].
1.4.3 Hoạt tính sinh học của trầu khơng
Trong trầu khơng có nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học mạnh, có khả
năng kháng lại nhiều loại vi khuẩn. Như trong nghiên cứu của T.Nalina và
Z.H.A.Rahim đã thử hoạt tính sinh học của dịch chiết thô của lá trầu Malaysia
lên vi khuẩn gây sâu răng trong khoang miệng người là Streptococcus mutans

[31,32].
Cao lá và tinh dầu trầu không có hoạt tính ức chế in vitro các chủng vi
khuẩn: tụ cầu vàng, phế cầu, Staphylococcus albus, Bacillus subtilis, B.
anthracis, liên cầu tan máu, Escherichia coli, Salmonella typa, phảy khuẩn tả,
Shigella flexneri, Sh. Shigae, Proteus vulgaris, Sarcina lutea và Erwinia
carotovona, các chủng nấm: Candida albicans, C. stellatoides, Aspergillus niger,
A. flavus, A. oryzae, Curvularia lunata, Fusarium oxysporum và Rhizopus cans.
Hoạt tính diệt nấm có thể so sánh với resorcinol. Nước cất lá có tác dụng ức chế
sự phát triển của trực khuẩn lao in vitro trong thử nghiệm pha loãng với nồng độ
ức chế thấp nhất 1:5000 [25].
Trầu không có tác dụng kháng Entamoeba histolytica phân lập từ bệnh
phẩm. Tinh dầu diệt động vật nguyên sinh Paramaecium caudatum với độ pha
loãng đến 1:10.000. Trầu không có tác dụng diệt nấm mạnh đối với 24 chủng
Trichophyton rubrum, 3 chủng T. mentagrophytes, 3 chủng T. tosurans, 1 chủng
T. verrucosum, 4 chủng Microsporum canis, 2 chủng M. gypseum và 2 chủng
Epidermophyton floccosum [1].
Trầu không có tác dụng chống co thắt trên mô cơ trơn, ức chế sự tăng quá
mức của nhu động ruột, gây trung tiện, có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung
15


ương ở động vật có vú. Liều chết có tác dụng gây mê sâu và gây chết sau vài giờ.
Trầu không đã được đánh giá về tác dụng làm giảm trạng thái căng thẳng về thần
kinh ở người và có tác dụng tốt trên bệnh nhân hen phế quản. Piperbetol,
methylpiperbetol, piperol A và piperol B, phân lập từ trầu không, ức chế đặc
hiệu sự kết tập tiểu cầu thỏ gây bởi yếu tố hoạt hoá tiểu cầu một cách phụ thuộc
vào nồng độ. Liều ức chế IC50 của các chất trên và ginkgolid B vào khoảng 18,2;
10,6; 114,2; 11,8 và 4,8 µmol/lít, tương ứng. Hoạt lực ức chế của ginkgolid B
bằng khoảng 2,8; 1,2; 22,8 và 1,4 lần lớn hơn của piperbetol, methylpiperbetol,
piperol A và piperol B. Các kết quả nghiên cứu cho thấy piperbetol,

methylpiperbetol, piperol A và piperol B là những chất đối kháng với cụ thể của
yếu tố hoạt hoá tiểu cầu in vitro [34].
Cao cồn cuống lá trầu không cho chuột cống trắng cái uống 4 liều khác
nhau (250 – 1000 mg/kg/ngày), trong những ngày 1 – 10 sau khi giao hợp, có tác
dụng chống làm tổ phụ thuộc vào liều. Với liều uống 1g/kg, tỷ lệ ức chế làm tổ
90%. Tác dụng chống làm tổ do hoạt tính kháng steroid của cao trầu không.
Đồng thời trọng lượng tử cung giảm, và cùng với tác dụng chống làm tổ, có thể
trầu không tác động đến sự tiết hoặc việc sử dụng progesteron. Cao cồn cuống lá
trầu không được cho chuột cống trắng đực uống với liều 800 – 1500 mg/kg, và
cho chuột nhắt trắng đực uống với liều 50 – 100 mg/kg trong 60 ngày liên tục để
nghiên cứu về tác dụng trên khả năng sinh sản và những thông số về hormon
nam tính khác trên các cơ quan sinh sản nam. Những kết quả nghiên cứu gợi ý
về tác dụng ức chế sự sinh tinh trùng hoặc kháng androgen của trầu không ở
chuột [29].
Trong thử nghiệm về tác dụng gây biến trạng gen gián phân, sự trao đổi
chéo, và đột biến ngược trên những chủng lưỡng bội của Saccharomyces
cerevisiae cho thấy cao nước lá trầu không không gây sự đột biến ở men khi
không có sự hoạt hoá chuyển hoá, không làm tăng tần suất những thể biến trạng,
thể tái hợp và thể đột biến ngược, không gây chết tế bào và không ức chế sự
16


phân chia tế bào. Việc đánh giá hàm lượng DNA ở nhân các tế bào tuyến ở dạ
dày chuột nhắt trắng in situ bằng phương đo quan tế bào cho thấy sự biến đổi có
ý nghĩa của hàm lượng trung bình DNA sau thời gian dài (6 – 10 tháng) nhai lá
trầu không với hạt cau và vôi tôi.
Cao nước lá trầu không chế thành thuốc mỡ có tác dụng làm vết thương ở
thỏ chóng lành do thúc đẩy nhanh sự co và sự biểu mô hoá vết thương, ít ảnh
hưởng đến sự tạo mô hạt. Mỡ trầu không chứa 1% cao trầu không đã được áp
dụng cho 18 bệnh nhân bỏng vôi từ độ hai tới độ ba. Kết quả 7 bệnh nhân bỏng 6

– 18% khỏi sau 10 – 15 ngày, 7 bệnh nhân bỏng 40% khỏi sau 25 – 38 ngày, 4
bệnh nhân bỏng 25 – 46% khỏi sau 54 – 124 ngày. Mỡ trầu không 1% có tác
dụng tốt trị bỏng độ hai nông và sâu, và có tác dụng hạn chế đối với bỏng độ ba.
Dùng uống, trầu không làm giảm sốt ở một số bệnh nhân bỏng [1].
Thuốc đắp không gây xót và phản ứng phụ khác. Tinh dầu trầu không có
tác dụng kích ứng trên da và niêm mạc, và gây phản ứng viêm khi tiêm dưới da
hoặc bắp thịt. Lá trầu không có tác dụng chống oxy hoá; đun nóng với dầu, mỡ,
bơ, ngăn chặn được sự ôi khét. Tác dụng này do phenol, đặc biệt là
hydroxychavicol có trong trầu không. Ảnh hưởng về mô bệnh học của  việc nhai
lá trầu không, hạt cau, với thuốc lá đã được nghiên cứu trên chuột nhắt trắng với
mô hình niêm mạc tuyến dạ dày: cho chuột uống liên tục trong 5 tháng cao chiết
từ thuốc lá với lá trầu không, hạt cau và vôi với liều thường dùng của người
nghiện nhai trầu, nhận thấy có hiện tượng dị sản ruột rõ rệt ở tất cả chuột. Tác
dụng này chủ yếu do thuốc lá; trầu không và vôi có tác dụng bảo vệ làm giảm
hiện tượng dị sản và loạn sản do thuốc lá. Các kết quả thí nghiệm làm sáng tỏ 
nguyên nhân của hiện tượng người nhai trầu thường xuyên với thuốc lá khối
lượng lớn dễ mắc bệnh ung thư [1].

17


Chương 2
THỰC NGHIỆM
2.1 MẪU THỰC VẬT
Nguyên liệu thực vật là lá trầu thu hoạch vào tháng 2 năm 2009 tại Hải
Dương. Tên khoa học được giám định tại Phòng thực vật, Viện Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 5 kg nguyên liệu
tươi được rửa sạch, loại bỏ phần hư hỏng, phơi khơ ở điều kiện thường sau đó
sấy ở nhiệt độ 40-450C đến khơ giịn rồi nghiền nhỏ thu được 1kg bột mịn khơ,
dùng để nghiên cứu thành phần hóa học của trầu khơng.

2.2 DỤNG CỤ, HĨA CHẤT
Các dung mơi hữu cơ dùng để chiết mẫu thực vật, khảo sát sắc kí lớp
mỏng, sắc kí cột phải là dung mơi tinh khiết (PA).
Dung mơi etyl axetat kỹ thuật được rửa axít 3 lần với dung dịch Na 2CO3 5%,
sau đó được rửa bằng nước cất đến pH = 7. Làm khô bằng Na2SO4 khan sau đó
bằng CaCl2 khan, cất lấy etyl axetat ở phân đoạn có nhiệt độ sơi 76-780C.
Dung mơi n-hexan kỹ thuật được rửa bằng axít H 2SO4 đậm đặc, sau đó
bằng nước cất đến pH = 7, làm khô bằng Na 2SO4 khan và cất lấy ở phân đoạn có
nhiệt độ sơi 67- 680C.
Sắc kí lớp mỏng (SKLM) được chạy trên những bản nhôm tráng sẵn sili
cagel 60F254 độ dầy 0,2 mm của hãng Merck.
Các sắc kí đồ lớp mỏng được nhận bằng thuốc thử vanilin/H 2SO4đ 1%
(dùng để nhận biết các nhóm chất như steroit, tecpenoit, các chất màu, chất
sáp…) được điều chế như sau: cho 0,2g vanilin vào 10 ml H2SO4 đặc 98% khuấy
đến cho tan hết, thu được dung dịch thuốc thử. Thuốc thử FeCl 3 5% trong etanol
(dùng để nhận biết các hợp chất phenolic).
Chất hấp phụ dùng trong q trình sắc kí cột là silicagel cỡ hạt 0,0400,063 mm của hãng Merck.
18


2.3 NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU
2.3.1 Nhiệm vụ của đề tài
-Khảo sát SKLM để tìm được hệ dung môi tối ưu cho sắc ký cột.
- Phân lập các chất từ cặn chiết M.
- Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được.
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Dùng các phương pháp sắc ký: sắc ký lớp mỏng, sắc ký cột để phân tích,
phân lập và nhận biết các chất.
Kết hợp các phương pháp phổ để xác định công thức cấu tạo các hợp chất
phân lập được: Phổ hồng ngoại (IR), phổ khối lượng (MS), phổ cộng hưởng từ

hạt nhân một chiều (1H-NMR, 13C-NMR, DEPT) và 2 chiều (HSQC, HMBC).
2.3.3 Thiết bị nghiên cứu
- Dung môi được loại trên máy cất quay chân không RV-10 control D của
Đức.
- Phổ hồng ngoại (IR) được ghi trên máy Impac 410-Nicolet FT-IR.
- Phổ khối lượng LC-MS (70eV) được ghi trên máy LC-MS-OBBITRAPXL hãng Thermo SCIENTIFIC-USA
- Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR): 1H-NMR, 13C-NMR, 13C-NMR-DEP135, 13C-NMR-DEP-90, HSQC, HMBC, được ghi trên máy Brucker Advance500 MHz, chuẩn nội TMS (tetrametyl silan), độ chuyển dịch hóa học (δ) được
biểu thị bằng ppm, hằng số J tính theo Hz.
2.4 ĐIỀU CHẾ CÁC CẶN CHIẾT TỪ LÁ TRẦU (PIPER BETLE L.)
Ngâm 1000g bột củ bột lá trầu khô trong 2 l metanol trong ba ngày ở nhiệt
độ phòng. Lọc Butsne lấy dịch và ngâm thêm 2 lần nữa. Gộp dịch lọc, loại bớt
metanol dưới áp suất giảm đến còn 600 ml. Thêm nước để nồng độ metanol là
60%. Chiết 5 lần bằng n-hexan, mỗi lần 100 ml thu được cặn n-hexan (cặn H).
Thêm nước vào dịch bị chiết đến 50% metanol, chiết 5 lần bằng diclometan, mỗi
lần 100 ml, thu được cặn diclometan (cặn M). Pha loãng dịch đến nồng độ
metanol là 25% rồi chiết tiếp 5 lần bằng etyl axetat, mỗi lần 100 ml, thu được
19



×