Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Sự thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong chính sách pháp luật hình sự đối với người phạm tội dưới 18 tuổi ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.52 KB, 69 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG THỊ THANH HUYỀN

SỰ THỂ HIỆN NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG
CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI
PHẠM TỘI DƯỚI 18 TUỔI Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG THỊ THANH HUYỀN

SỰ THỂ HIỆN NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG
CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI
PHẠM TỘI DƯỚI 18 TUỔI Ở VIỆT NAM

Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS,TS.VÕ KHÁNH VINH



HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa
học của luận văn khơng trùng lặp với các cơng trình nghiên cứu có
liên quan đã được cơng bố.

Tác giả luận văn

Đặng Thị Thanh Huyền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỰ THỂ HIỆN
NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI DƯỚI 18 TUỔI ........................ 7
1.1. Nhân đạo - nguyên tắc cơ bản của chính sách pháp luật hình sự đối
với người phạm tội dưới 18 tuổi ....................................................................... 7
1.2. Các lĩnh vực thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong chính sách pháp luật
hình sự đối với người phạm tội dưới 18 tuổi .................................................. 19
Chương 2: SỰ THỂ HIỆN NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG
CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM ĐỐI VỚI
NGƯỜI TUỔI PHẠM TỘI DƯỚI 18 TUỔI .............................................. 26
2.1. Sự thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong các quy định về tội phạm đối
với người phạm tội dưới 18 tuổi ..................................................................... 26
2.2. Sự thể hiện của nguyên tắc nhân đạo trong các quy định về hình phạt

đối với người phạm tội dưới 18 tuổi ............................................................... 31
Chương 3: SỰ THỂ HIỆN NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CHÍNH
SÁCH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI DƯỚI
18 TUỔI .......................................................................................................... 53
3.1. Sự thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong thực tiễn áp dụng chính sách
pháp luật hình sự đối với người phạm tội dưới 18 tuổi .................................. 53
3.2. Hồn thiện chính sách pháp luật hình sự đối với người phạm tội dưới
18 tuổi .............................................................................................................. 57
KẾT LUẬN .................................................................................................... 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 63


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS

:

Bộ Luật hình Sự

LHS

:

Luật Hình Sự

NCTN

:


Người Chưa Thành Niên

TNHS

:

Trách Nhiệm Hình Sự


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam ln đặt chiến lược phát triển con người trong chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của đất nước, câu “trẻ em là tương lai của đất nước”
được toàn xã hội biết đến như là sự khẳng định một chính sách đúng đắn của
Đảng và Nhà nước. Việt Nam là nước đầu tiên của châu Á và là nước thứ hai
trên thế giới tham gia Công ước về quyền trẻ em, nhiều văn bản quy phạm
pháp luật trong nước được ban hành quy định về các vấn đề liên quan đến trẻ
em như vấn đề ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục, lao động...
Có một thực tế đáng buồn là sự phát triển của nền kinh tế thị trường với
những mặt trái của nó đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự nhận thức lệch
lạc của giới trẻ, tình trạng người chưa thành niên (NCTN) phạm tội đã trở
thành mối lo ngại của toàn xã hội. Những năm gần đây, nhà nước đã liên tục
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đưa pháp luật
vào chương trình giảng dạy của nhà trường đã góp phần nâng cao nhận thức
về pháp luật cho các em, tuy nhiên tình trạng tội phạm rất nghiêm trọng và
đặc biệt nghiêm trọng do người chưa thành niên vi phạm cũng ngày một nhiều
hơn, hành vi phạm tội cũng ngày một tinh vi hơn.
Có quan điểm cho rằng, hiện nay loại tội phạm hình sự lứa tuổi vị thành
niên ngày càng tăng với tính chất và mức độ ngày một nguy hiểm cho nên cần

tính đến việc sửa đổi quy định hạ thấp tuổi xuống cịn dưới 17 mới được miễn
án tử hình để ngăn ngừa tội phạm. Tuy nhiên, khơng áp dụng hình phạt tử
hình với NCTN phạm tội là giá trị nhân đạo đặc biệt của pháp luật hình sự
phổ quát trên tồn thế giới chứ khơng phải chỉ riêng của pháp luật hình sự
nước ta.
Đó là vấn đề thuộc về bản chất của pháp luật hình sự. Việc vị thanh
niên phạm tội giết người, thậm chí rất tàn ác thì cũng chỉ là những vấn đề
1


thuộc về hiện tượng xã hội. Khơng thể vì để giải quyết hiện tượng mà phải
làm thay đổi cả bản chất của pháp luật hình sự, trong đó những giá trị nhân
đạo, đặc biệt nhân đạo với trẻ vị thành niên phạm tội đã được tri thức chung
của loài người, xây dựng, đúc kết trở thành những nguyên tắc có giá trị nhân
văn từ lâu đời. Vì vậy, về mặt ngun tắc, khơng thể sửa đổi luật để tử hình
người chưa thành niên phạm tội với mục đích làm giảm cơn đau tức thời của
lương tri con người.
Nguyên tắc nhân đạo là nguyên tắc quan trọng của pháp luật Hình sự
nhằm đảm bảo tính nhân văn, bảo vệ những quyền tối thiểu của con người dù
trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nguyên tắc này thể hiện bản chất nhà nước của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Thể hiện tư tưởng vì con người của định hướng đi lên nhà nước xã
hội chủ nghĩa. Trong suốt chiều dài lịch sử cuộc đấu tranh vì quyền con
người, nhân đạo xuất hiện như một giá trị đích thực. Nhân đạo là niềm khát
vọng cháy bỏng, và ngày càng thực sự trở thành mục tiêu đấu tranh của con
người, nhân đạo thể hiện mạnh mẽ, rõ nét nhất trong pháp luật Việt Nam.
Nhân đạo vừa là thuộc tính, vừa là nội dung cơ bản của cả hệ thống pháp luật
nói chung và của ngành luật hình sự nói riêng. Vì vậy cùng với những giá trị
khác như cơng bằng, bình đẳng, dân chủ...nhân đạo có vai trị to lớn đối với
đối với xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật và toàn bộ đời sống pháp luật

của xã hội. Tuy nhiên trong sách báo nước ta vấn đề nhân đạo chưa được
ngiên cứu tương xứng với vai trị và vị trí của nó, tư tưởng nhân đạo chưa
được đánh giá thấu đáo và đầy đủ.
Hiểu được điều đó để làm sáng tỏ lý luận, thực tiễn cơ bản về tư tưởng
nhân đạo dưới khía cạnh pháp lý và đưa ra các giải pháp hồn thiện, nâng cao,
hiệu quả nên Tơi đã lựa chọn đề tài “sự thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong
chính sách pháp luật hình sự đối với người phạm tội dưới 18 tuổi ở Việt
Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học.
2


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Sự thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong chính sách pháp luật hình sự đối
với người phạm tội dưới 18 tuổi ở Việt Nam là nói đến sự khoan hồng, giảm
nhẹ cho (NCTN) để họ còn cơ hội quay trở lại và hòa nhập vào cuộc sống
ngay trong những chính sách pháp luật do nhà nước ban hành. Vì vậy ở trong
nước đã có nhiều cơng trình nghiên cứu ở các mức độ khác nhau về vấn đề
này. Ở cấp độ luận văn thạc sĩ có các đề tài của các tác giả Mai Chí Đức
“ngun tắc nhân đạo trong luật hình sự việt nam”, Hà Nội, 2017. “Chính
sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội của một số nước trên thế
giới và liên hệ ở Việt Nam” của Hoàng Minh Đức. Tác giả Trần Thu Hằng
“tính nhân đạo trong xây dựng pháp luật hình sự đối với người chưa thành
niên phạm tội”, Hà Nội, 2014. Tác giả Giang Văn Quyết “nguyên tắc nhân
đạo trong luật hình sự và vấn đề áp dụng án tử hình ở Việt Nam”, Hà Nội,
2013. Ở cấp độ luận án tiến sĩ có các đề tài của các nhà nghiên cứu Hồ Sỹ
Sơn “nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam”. Bên cạnh đó có các
bộ luật: Bộ luật hình sự ( BLHS) 1999, BLHS 2015.
Trên cơ sở khảo sát tìm hiểu cho thấy ở nước ta đã có một số cơng trình
nghiên cứu liên quan đến vấn đề nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự
(LHS) của việt nam nhưng các cơng trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức

độ chung chứ chưa có cơng trình nghiên cứu nào làm rõ được sự thể hiện của
nguyên tắc nhân đạo này trong ngay chính sách pháp luật hình sự ở nước ta
đặc biệt là ở độ tuổi dưới 18 phạm tội.
Như vậy, tình hình nghiên cứu trên đây một lần nữa cho phép khẳng
định việc nghiên cứu đề tài “sự thể hiện ngun tắc nhân đạo trong chính sách
pháp luật hình sự đối với người phạm tội dưới 18 tuổi ở Việt Nam ” là địi hỏi
khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn.

3


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là phân tích, đánh giá sự thể hiện nhân đạo trong
chính sách pháp LHS ở nước ta dưới khía cạnh lý thuyết và thực tiễn áp dụng
chúng, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hồn thiện vấn đề đó, cũng như đề
xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng trên thực tế.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đưa ra được những vấn đề lý luận về sự thể hiện nguyên tắc nhân đạo
trong chính sách pháp luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
- Phân tích, đánh giá sự thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong chính sách
pháp luật hình sự ở nước ta.
- Đưa ra các giải pháp hồn thiện sự thể hiện ngun tắc nhân đạo trong
chính sách pháp luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong đời
sống.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu, phân tích sự thể hiện nhân đạo
thơng qua chính sách pháp luật hình sự ra sao và những vấn đề có liên quan.
4.2.Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến áp dụng
nguyên tắc nhân đạo trong chính sách pháp luật hình sự Việt Nam, và áp dụng
những quy định đó vào thực tiễn. Đối tượng chính là NCTN đang hoạt động,
sinh sống trên lãnh thổ đất nước Việt Nam. Từ đó vạch ra những đề xuất cho
chính sách pháp luật hình sự Việt Nam nhằm hồn thiện hơn về nguyên tắc
nhân đạo của BLHS hiện hành.

4


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận quan điểm của chủ nghĩa
Mác-lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, quan điểm của
Đảng và nhà nước ta về đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn còn sử dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích,
so sánh, kết hợp với lý luận và thực tiễn. ngồi ra cịn sử dụng phương pháp
hệ thống và một số phương khác để hoàn thành bài luận văn này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1.Ý nghĩa lý luận
Việc nghiên cứu luận văn này có ý nghĩa quan trọng về phương diện lý
thuyết, cho người đọc hiểu rõ hơn về chính sách pháp luật hình sự nước ta thể
hiện sự khoan hồng nhân đạo đối với người phạm tội, đặc biệt là người chưa
thành niên (NCTN) phạm tội.
6.2.Ý nghĩa thực tiễn
Khi nghiên cứu luận văn với mong muốn sẽ giải quyết nhiều vấn đề
liên quan đến sự nhân đạo trong chính sách pháp luật hình sự của Việt Nam từ
đó đưa ra được những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa nhằm đảm bảo sự
thể hiện nhân đạo đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về sự thể hiện nguyên tắc nhân đạo
trong chính sách pháp luật hình sự đối với người phạm tội dưới 18 tuổi

5


Chương 2: Sự thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong chính sách pháp luật
hình sự Việt Nam đối với người phạm tội dưới 18 tuổi
Chương 3: Sự thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong thực tiễn áp dụng và
giải pháp hồn thiện chính sách pháp luật hình sự đối với người phạm tội
dưới 18 tuổi

6


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỰ THỂ HIỆN NGUN TẮC
NHÂN ĐẠO TRONG CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI
NGƯỜI PHẠM TỘI DƯỚI 18 TUỔI
1.1. Nhân đạo - ngun tắc cơ bản của chính sách pháp luật hình sự
đối với người phạm tội dưới 18 tuổi
Nhân đạo là đạo làm người, đạo làm người thể hiện ở lòng thương yêu,
với ý thức tôn trọng các giá trị danh dự, nhân phẩm của con người, không
làm đau đớn con người. Vậy nguyên tắc nhân đạo là cách thể chế hóa quan
điểm chính sách vì con người của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, quan điểm bao dung coi giáo dục thuyết phục nhân cách trong con
người là chủ yếu. Trong lịch sử phát triển của xã hội nói chung, con người

được coi là giá trị cao nhất. Mục đích phát triển xã hội, cố gắng đưa xã hội
tiến lên một tầm cao mới cũng chỉ vì lợi ích của con người. Một xã hội muốn
phát triển tất cả mọi lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa xã hội thì phải được
sự đồng thuận của nhân dân. Chính vì thế chủ nghĩa Mác-Lenin tun bố yêu
cầu thực hiện tính nhân đạo đối với con người, tất cả vì con người, vì lợi ích
con người. Vì nhân đạo là phạm trù đạo đức thừa nhận và tôn trọng danh dự,
nhân phẩm con người. Nên việt nam chúng ta một đất nước xã hội chủ nghĩa
luôn ln lấy tính nhân đạo của chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nịng cốt, đề cao vai trò của con người. thiết lập mối quan hệ nhân
từ trong đời sống cá nhân cũng như trong đời sống xã hội. Đặc biệt hơn nữa là
tính nhân đạo được đưa vào hệ thống pháp luật nói chung và trong bộ luật
hình sự Việt Nam nói riêng. Tư tưởng nhân đạo trong chính sách pháp luật
nước ta được coi là nền tảng cho nội dung hệ thống pháp luật xã hội chủ
nghĩa. Được thể hiện ở chỗ không phải con người tồn tại vì pháp luật mà

7


ngược lại tính mạng, danh dự, nhân phẩm, lợi ích của con người được khẳng
định, được đảm bảo bởi pháp luật. hay nói cách khác là pháp luật được tồn tại
vì con người. Trong việc điều chỉnh và bảo vệ các quan hệ xã hội, nhân đạo
ảnh hưởng đến các phương pháp điều chỉnh pháp luật, ảnh hưởng đến các
hoạt động của các chủ thể tham gia các quan hệ hình sự, vì vậy, nhân đạo trở
thành nguyên tắc của hệ thống pháp luật nói chung và của pháp luật hình sự
nói riêng. Pháp luật hình sự Việt Nam phản ánh ý thức pháp luật các quan
niệm đạo đức của dân tộc ta, có mục đích, nội dung nhân đạo sâu sắc và được
đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp rất nhân đạo. Trước hết, trong LHS
Việt Nam, nguyên tắc nhân đạo luôn được thể hiện rõ nét trong các chính
sách hình sự của Nhà nước, trong các quy định của BLHS.
1.1.1. Mối quan hệ giữa nhân đạo và pháp luật

Nhân đạo chẳng những có mối liên hệ mật thiết, đan xen và xâm nhập
lẫn nhau với các giá trị xã hội khác như cơng bằng, bình đẳng, dân chủ… vốn
được coi là những yếu tố không thể thiếu của nhân đạo mà cịn có mối liên hệ
mật thiết với pháp luật. Pháp luật được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự có
tính chất bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm
thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, được quy định bởi
cơ sở kinh tế - xã hội, là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm tạo ra trật
tự ổn định trong xã hội. Vai trò của pháp luật thể hiện ở các chức năng như
chức năng điều chỉnh, chức năng giao tiếp và chức năng bảo vệ các quan hệ
xã hội. Cùng là những giá trị xã hội, nhân đạo và pháp luật có mối liên hệ mật
thiết với nhau. Mối liên hệ đó được lý giải như sau:
Thứ nhất, quan hệ sản xuất là nhân tố chi phối cơ bản, nên cả nhân đạo
lẫn pháp luật đều có nội dung vật chất do phương thức sản xuất tương ứng
quyết định. Chính đặc điểm này cho phép lý giải mối quan hệ bản chất giữa
nhân đạo và pháp luật và lý giải vì sao mà pháp luật trước đây khơng có tính
8


nhân đạo thực sự và vì sao mà pháp luật hiện nay có bản chất nhân đạo thực
sự và sâu sắc. Vấn đề là ở chỗ, pháp luật trước đây được xây dựng trên nền
tảng của cơ sở kinh tế hạ tầng thấp kém, do vậy tính nhân đạo được thể hiện
trong pháp luật cũng thấp hơn ngày nay.
Thứ hai, tồn tại trong một xã hội nhất định với tính cách là những nhân
tố quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội, cả nhân đạo và pháp luật đều gắn
liền với lợi ích mà trước hết là lợi ích của giai cấp thống trị về kinh tế và
chính trị trong xã hội đó. Khi mà lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội
phù hợp với lợi ích của các giai cấp và tầng lớp khác trong xã hội, đặc biệt là
phù hợp với lợi ích của đơng đảo nhân dân lao động, thì cả nhân đạo lẫn pháp
luật mới trở thành những đại lượng chung cho những trường hợp riêng cụ thể,
mới trở thành chuẩn mực chung cho mọi thành viên trong xã hội.

Vì vậy, để xác lập nên hệ tư tưởng nhân đạo, giai cấp thống trị chẳng
những phải biểu hiện lợi ích của mình thành lợi ích chung của tồn xã hội mà
cịn phải gắn cho hệ tư tưởng của mình một hình thức phổ biến. Chính đặc
điểm này cho phép lý giải vì sao mà trong những điều kiện xã hội hiện nay,
nhân đạo và pháp luật là những phương tiện hữu hiệu điều chỉnh các quan hệ
xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp. Nhìn từ một góc độ khác, bởi là những bộ
phận cấu thành của hệ tư tưởng thống trị, cả nhân đạo lẫn pháp luật đều có vai
trị tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tư duy, tình cảm và hành vi của mọi
người trong xã hội. Để thực hiện được đầy đủ vai trị đó, cả nhân đạo lẫn pháp
luật phải được dựa trên nền tảng tư tưởng coi con người là giá trị cao nhất, coi
mục đích của tiến bộ xã hội là ngày càng thoả mãn nhiều hơn nhu cầu và lợi
ích chính đáng của con người. Thứ hai, tồn tại trong một xã hội nhất định với
tính cách là những nhân tố quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội, cả nhân
đạo và pháp luật đều gắn liền với lợi ích mà trước hết là lợi ích của giai cấp
thống trị về kinh tế và chính trị trong xã hội đó.Cũng như những cặp phạm
9


trù: thiện – ác, tốt - xấu, công bằng - bất cơng bằng, bình đẳng - bất bình
đẳng, nhân đạo và mặt đối lập của nó là vơ nhân đạo, từ lâu đã trở thành
những tiêu chí đánh giá hành vi của con người. Khi Nhà nước và pháp luật ra
đời, những tiêu chí đó cịn được dùng để đánh giá nội dung và bản chất của
pháp luật mà nhà nước ban hành. Pháp luật là những quy tắc xử sự đã được
chuẩn hố cho tồn xã hội.
Trong khi đó, ngoài phạm vi đã được nâng lên thành luật, nhân đạo cịn
tồn tại dưới những hình thức khác, vì vậy nó cịn khả năng hỗ trợ cho pháp
luật trong những trường hợp hay là lĩnh vực không thể hay không cần thiết
phải điều chỉnh. Chính sự cùng tồn tại của nhân đạo và pháp luật có tác dụng
hỗ trợ cho nhau làm cho các quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp phát
triển lành mạnh, có trật tự, có tính người theo hướng và mục đã xác định

trước. Thứ tư, pháp luật là phương tiện ghi nhận và thực hiện nhân đạo có
hiệu quả nhất. Pháp luật khơng thể là hình thức tồn tại duy nhất của nhân đạo.
Ngồi pháp luật ra, nhân đạo cịn được thể hiện thơng qua các hình thức khác
như chính trị, đạo đức, tập qn, tơn giáo, văn hố,… Mỗi hình thức tồn tại
của nhân đạo có đặc trưng và phương thức tác động của mình tới các quan hệ
xã hội trong sự hỗ trợ lẫn nhau của chúng. Bởi hình thức thể hiện đa dạng
(các nguyên tắc pháp lý, hệ thống các quy phạm pháp luật thực định, án lệ,…
), bởi phạm vi thể hiện rộng (qua hoạt động xây dựng pháp luật, qua cơ chế
điều chỉnh pháp luật, qua ý thức pháp luật của các chủ thể,…) và bởi những
thuộc tính của mình (tính điển hình phổ biến, tính chặt chẽ về hình thức, tính
được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế Nhà nước), pháp luật luôn là
phương tiện ghi nhận và thực hiện nhân đạo có hiệu quả nhất. Trong bối cảnh
tồn cầu hố hiện nay, nhiều giá trị nhân đạo đã mang tính tồn cầu bắt buộc
chung. Điều này được thể hiện trong các điều ước quốc tế phổ biến về nhân
quyền. Những giá trị nhân đạo đó đã tác động sâu sắc tới pháp luật quốc gia,
10


đặc biệt quốc gia có chuẩn mực nhân đạo thấp hơn chuẩn mực chung. Tuy
nhiên, hiện nay vẫn cịn có những giá trị nhân đạo ở các quốc gia còn khác
nhau và thậm chí có điểm trái ngược nhau. Điều này chỉ có thể giải thích được
khi chúng ta thấy được rằng cơ sở kinh tế hạ tầng mà cốt lõi quyết định là lực
lượng sản xuất của các quốc gia còn rất chênh lệch nhau. Do vậy, chúng ta có
thể hiểu được tại sao có quốc gia đã xố bỏ hồn tồn hình phạt tử hình, có
quốc gia vẫn duy trì nó. Tuy nhiên, chuẩn mực nhân đạo của mỗi quốc gia
còn tuỳ thuộc vào tổng thể các yếu tố khác, song cơ sở kinh tế hạ tầng mà cốt
lõi là lực lượng sản xuất của quốc gia đó là yếu tố quyết định.
1.1.2. Nhân đạo – nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam
Trước hết, nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa được thể hiện Bộ luật
Hình sự năm 2015 đó là:

“Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người
đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi
thường thiệt hại gây ra.
Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối cải, thì có thể
áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia
đình giám sát, giáo dục.
Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt trong trại
giam, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có
nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp hành hình phạt.
Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh
sống lương thiện, hồ nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì
được xóa án tích.”
Luật hình sự khơng có mục đích trả thù, hạ thấp nhân phẩm người
phạm tội mà nhằm tạo điều kiện để họ được cải tạo trở thành người có ích cho
xã hội, sống lương thiện.
11


Luật hình sự (LHS) Việt Nam có nhiều quy định nhằm tạo điều kiện
cho người phạm tội tự cải tạo như quy định về miễn trách nhiệm hình sự,
miễn hình phạt, quy định về miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện (án
treo)...v.v...
Trong hệ thống hình phạt của LHS Việt Nam có nhiều loại hình phạt
khơng tước tự do như cảnh cáo, cải tạo không giam giữ..
Nhân đạo, như đã nêu là phạm trù đạo đức thừa nhận và tôn trọng danh
dự, nhân phẩm của con người, coi con người là giá trị cao nhất, coi mục đích
của các quá trình phát triển xã hội và của sự tiến bộ xã hội là vì lợi ích của
mọi người. Trong lĩnh vực xã hội pháp luật, nhân đạo thể hiện ở chỗ khơng
phải con người tồn tại vì pháp luật mà ngược lại, Pháp luật phải tồn tại vì con
người. Thế nên, tư tưởng nhân đạo phải là nền tảng cho nội dung của hệ thống

pháp luật, “chi phối chẳng những phương pháp điều chỉnh pháp luật, mà còn
chi phối cả tính chất của các quan hệ pháp lý cũng như các hoạt động của các
chủ thể tham gia các quan hệ pháp luật”.
Với nghĩa đó, nhân đạo phải trở thành nguyên tắc của hệ thống pháp
luật, với tính cách là một nguyên tắc của pháp luật, nhân đạo đòi hỏi pháp luật
phải thể hiện và bảo vệ được những giá trị nhân đạo của xã hội cụ thể là:
Thứ nhất, ghi nhận và bảo đảm thực hiện đường lối chính sách của
Đảng và Nhà nước trong các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm thực hiện
mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh,…”.
Thứ hai, ghi nhận và bảo đảm thực hiện trên thực tế tư tưởng coi nhân
dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, xác định rõ các hình thức
nhằm đảm bảo cho nhân dân được tham tha rộng rãi vào quản lý các công
việc của nhà nước.
Thứ ba, quy định ngày càng nhiều các quyền và lợi ích, đặc biệt là các
quyền tự do dân chủ của công dân và đảm bảo cho các quyền và lợi ích đó
12


được thực hiện đầy đủ trên thực tế, đồng thời phải xử lý một cách công minh
mọi hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân
Thứ tư, xác lập phạm vi tối thiểu và cần thiết của công quyền trong mối
quan hệ giữa Nhà nước và công dân, đồng thời phải quy định những bảo đảm
thực tế để cơng dân phịng ngừa được các hành vi lạm dụng quyền lực Nhà
nước vi phạm các quyền và lợi ích của họ
Thứ năm, quy định phạm vi pháp lý giống nhau của hành vi và trách
nhiệm pháp lý tương ứng với hành vi vi phạm pháp luật, quy định quyền và
nghĩa vụ pháp lý như nhau đối với mọi thành viên trong xã hội, quy định các
quy phạm loại bỏ đặc quyền, đặc lợi đối với những cá nhân nhất định.
Thứ sáu, quy định các biện pháp trách nhiệm pháp lý không nhằm gây
đau đớn về thể xác, không nhằm hạ thấp hoặc xúc phạm danh dự nhân phẩm

của người vi phạm pháp luật, kể cả người đó là người phạm tội, mà nhằm bảo
đảm công lý, công bằng xã hội, cải tạo giáo dục người vi phạm pháp luật sửa
chữa lỗi lầm để trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội, ngăn ngừa họ
tái vi phạm pháp luật, đồng thời giáo dục người khác ý thức tôn trọng pháp
luật và không vi phạm pháp luật
Thứ bảy, quy định ngày càng đầy đủ, có tính khả thi các trình tự thủ tục
tố tụng các vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hình sự, … để các vụ án đó được
giải quyết một cách nhanh chóng, cơng khai có cơ sở pháp luật, đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.
Ở nước ta, xu hướng nghiên cứu nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự
theo một bình diện: nhân đạo đối với người phạm tội cũng được đề cập trong
khoa học pháp lý hình sự trong những năm gần đây. Để có thể nhận thức được
một cách có cơ sở khoa học về nguyên tắc nhân đạo trong Luật hình sự là
nhân đạo đối với ai, không thể không xuất phát trước hết từ lý luận về đối
tượng điều chỉnh của Luật hình sự. Chúng ta biết rằng, đối tượng điều chỉnh
của luật hình sự là quan hệ xã hội phát sinh khi có hành vi phạm tội xảy ra,
13


trong đó chủ yếu là giữa nhà nước và người phạm tội. Nhà nước là chủ thể có
quyền quy định hành vi nào là tội phạm, quy định loại và mức hình phạt cũng
như các biện pháp cưỡng chế hình sự khác để áp dụng đối với người phạm
tội. Nhà nước cịn là chủ thể thơng qua các cơ quan và những người có thẩm
quyền, có quyền khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử người phạm tội. Người
phạm tội là chủ thể phải chấp hành hình phạt và các biện pháp cưỡng chế hình
sự mà Nhà nước quy định và áp dụng đối với họ. Như vậy, nói đến ngun tắc
nhân đạo trong luật hình sự chỉ có thể hiểu là nói đến nhân đạo của luật hình
sự mà chính xác hơn là nhân đạo của Nhà nước đối với người phạm tội chứ
không thể là nhân đạo của Nhà nước đối với Nhà nước. Mặt khác, đành rằng
nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự cần phải được xem xét khơng chỉ từ

lợi ích của người phạm tội mà cịn phải được xem xét từ góc độ lợi ích của
những cá nhân khác trong xã hội cũng như của tồn xã hội, song điều đó
khơng có nghĩa là cần coi việc “bảo đảm an ninh xã hội và Nhà nước”, (bảo
vệ lợi ích hợp pháp của mọi công dân), bảo vệ tài sản của họ khỏi sự xâm
phạm của tội phạm … cũng thuộc nội dung của nguyên tắc nhân đạo trong
LHS. Điều khẳng định này là có cơ sở bởi lẽ sự nhân đạo đối với xã hội, đối
với Nhà nước và đối với người bị hại…tuy có liên quan, song khơng thuộc
nội hàm của ngun tắc nhân đạo trong LHS. Các quan điểm xuất phát từ tính
chất của hình phạt và các biện pháp tác động khác của LHS, cũng như từ góc
độ áp dụng chúng để nghiên cứu nguyên tắc nhân đạo trong LHS trên một
bình diện: nhân đạo đối với người phạm tội là đáng tin cậy. Tuy nhiên nếu chỉ
xuất phát từ nội dung trừng trị vốn có của hình phạt hoặc tính chất của hình
phạt để làm xuất phát điểm nghiên cứu nhân đạo cũng như nguyên tắc nhân
đạo trong LHS là chưa hồn tồn chặt chẽ và có sức thuyết phục cao.
Ngoài việc lập luận nhân đạo và nguyên tắc nhân đạo trên cơ sở lý luận
về đối tượng điều chỉnh của LHS như đã phân tích, cần lập luận nhân đạo và
nguyên tắc nhân đạo trên cơ sở lý luận về mục đích và nhiệm vụ của Luật
14


hình sự. Vấn đề là ở chỗ, nhân đạo và nguyên tắc nhân đạo trong LHS không
thể không liên quan trực tiếp đến việc xác định mục đích và nhiệm vụ của
ngành luật này, cũng như không thể liên quan trực tiếp đến các phương tiện
mà luật hình sự lựa chọn để giải quyết những nhiệm vụ và đạt được mục đích
đã đề ra. Mục đích mà luật hình sự hướng đến và những phương tiện mà
ngành luật này sử dụng để đạt được mục đích đó khơng chỉ là “cơng việc
mang tính chất nội bộ”. Để phịng ngừa tội phạm, LHS có thể tác động và cần
phải tác động khơng chỉ đến người phạm tội mà cịn tác động trực tiếp đến tất
cả mọi cơng dân. Vậy thì, LHS tác động bằng mọi giá hay chỉ tác động trong
những giới hạn nhất định? Những vấn đề này đều có ý nghĩa quan trọng về

mặt tư tưởng cũng như về mặt chính trị xã hội. Trình độ phát triển hiện nay
của khoa học pháp lý hình sự và tội phạm học cho phép làm sáng tỏ một cách
đầy đủ và chính xác các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm nói chung của
như của từng loại tội phạm nói riêng, đồng thời đề ra được các biện pháp có
cơ sở khoa học để tác động một cách có hiệu quả đến người phạm tội. Con
người là một thực thể phức tạp, năng động, không tách rời môi trường xã hội,
nhưng cũng làm chủ được các hành vi của mình. Nếu muốn tác động tích cực
đến con người cần phải: thứ nhất, tác động đến chính cá nhân đồng thời tác
động đến điều kiện sống của cá nhân đó; thứ hai, cân nhắc tính phức tạp và
tính đặc thù của từng cá nhân cũng như của các dạng cá nhân; thứ ba, chú ý
đến các nhân tố tâm lý – xã hội cũng như các nhân tố khác với môi trường xã
hội mà đơi khi sự tác động của nó đối với cá nhân còn mạnh hơn sự tác động
của Luật hình sự.
Vậy tại sao LHS cần lựa chọn và áp dụng những biện pháp mà hiệu quả
tác động của chúng gắn liền trực tiếp tới những nhân tố nêu trên? Vấn đề là ở
chỗ, LHS muốn hay không muốn phải đồng thời đạt được các mục đích: bảo
vệ các lợi ích khác nhau trong xã hội và cải tạo giáo dục người phạm tội thành
15



×