Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Sự thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong chính sách pháp luật hình sự đối với người phạm tội dưới 18 tuổi ở việt nam ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.89 KB, 69 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG THỊ THANH HUYỀN

SỰ THỂ HIỆN NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG
CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI
PHẠM TỘI DƯỚI 18 TUỔI Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG THỊ THANH HUYỀN

SỰ THỂ HIỆN NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG
CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI
PHẠM TỘI DƯỚI 18 TUỔI Ở VIỆT NAM

Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS,TS.VÕ KHÁNH VINH



HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa
học của luận văn không trùng lặp với các công trình nghiên cứu có
liên quan đã được công bố.

Tác giả luận văn

Đặng Thị Thanh Huyền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỰ THỂ HIỆN
NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI DƯỚI 18 TUỔI ........................ 7
1.1. Nhân đạo - nguyên tắc cơ bản của chính sách pháp luật hình sự đối
với người phạm tội dưới 18 tuổi ....................................................................... 7
1.2. Các lĩnh vực thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong chính sách pháp luật
hình sự đối với người phạm tội dưới 18 tuổi .................................................. 19
Chương 2: SỰ THỂ HIỆN NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG
CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM ĐỐI VỚI
NGƯỜI TUỔI PHẠM TỘI DƯỚI 18 TUỔI .............................................. 26
2.1. Sự thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong các quy định về tội phạm đối
với người phạm tội dưới 18 tuổi ..................................................................... 26
2.2. Sự thể hiện của nguyên tắc nhân đạo trong các quy định về hình phạt

đối với người phạm tội dưới 18 tuổi ............................................................... 31
Chương 3: SỰ THỂ HIỆN NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH
SÁCH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI DƯỚI
18 TUỔI .......................................................................................................... 53
3.1. Sự thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong thực tiễn áp dụng chính sách
pháp luật hình sự đối với người phạm tội dưới 18 tuổi .................................. 53
3.2. Hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự đối với người phạm tội dưới
18 tuổi .............................................................................................................. 57
KẾT LUẬN .................................................................................................... 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 63


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS

:

Bộ Luật hình Sự

LHS

:

Luật Hình Sự

NCTN

:


Người Chưa Thành Niên

TNHS

:

Trách Nhiệm Hình Sự


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam luôn đặt chiến lược phát triển con người trong chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của đất nước, câu “trẻ em là tương lai của đất nước”
được toàn xã hội biết đến như là sự khẳng định một chính sách đúng đắn của
Đảng và Nhà nước. Việt Nam là nước đầu tiên của châu Á và là nước thứ hai
trên thế giới tham gia Công ước về quyền trẻ em, nhiều văn bản quy phạm
pháp luật trong nước được ban hành quy định về các vấn đề liên quan đến trẻ
em như vấn đề nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, lao động...
Có một thực tế đáng buồn là sự phát triển của nền kinh tế thị trường với
những mặt trái của nó đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự nhận thức lệch
lạc của giới trẻ, tình trạng người chưa thành niên (NCTN) phạm tội đã trở
thành mối lo ngại của toàn xã hội. Những năm gần đây, nhà nước đã liên tục
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đưa pháp luật
vào chương trình giảng dạy của nhà trường đã góp phần nâng cao nhận thức
về pháp luật cho các em, tuy nhiên tình trạng tội phạm rất nghiêm trọng và
đặc biệt nghiêm trọng do người chưa thành niên vi phạm cũng ngày một nhiều
hơn, hành vi phạm tội cũng ngày một tinh vi hơn.
Có quan điểm cho rằng, hiện nay loại tội phạm hình sự lứa tuổi vị thành
niên ngày càng tăng với tính chất và mức độ ngày một nguy hiểm cho nên cần

tính đến việc sửa đổi quy định hạ thấp tuổi xuống còn dưới 17 mới được miễn
án tử hình để ngăn ngừa tội phạm. Tuy nhiên, không áp dụng hình phạt tử
hình với NCTN phạm tội là giá trị nhân đạo đặc biệt của pháp luật hình sự
phổ quát trên toàn thế giới chứ không phải chỉ riêng của pháp luật hình sự
nước ta.
Đó là vấn đề thuộc về bản chất của pháp luật hình sự. Việc vị thanh
niên phạm tội giết người, thậm chí rất tàn ác thì cũng chỉ là những vấn đề
1


thuộc về hiện tượng xã hội. Không thể vì để giải quyết hiện tượng mà phải
làm thay đổi cả bản chất của pháp luật hình sự, trong đó những giá trị nhân
đạo, đặc biệt nhân đạo với trẻ vị thành niên phạm tội đã được tri thức chung
của loài người, xây dựng, đúc kết trở thành những nguyên tắc có giá trị nhân
văn từ lâu đời. Vì vậy, về mặt nguyên tắc, không thể sửa đổi luật để tử hình
người chưa thành niên phạm tội với mục đích làm giảm cơn đau tức thời của
lương tri con người.
Nguyên tắc nhân đạo là nguyên tắc quan trọng của pháp luật Hình sự
nhằm đảm bảo tính nhân văn, bảo vệ những quyền tối thiểu của con người dù
trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nguyên tắc này thể hiện bản chất nhà nước của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Thể hiện tư tưởng vì con người của định hướng đi lên nhà nước xã
hội chủ nghĩa. Trong suốt chiều dài lịch sử cuộc đấu tranh vì quyền con
người, nhân đạo xuất hiện như một giá trị đích thực. Nhân đạo là niềm khát
vọng cháy bỏng, và ngày càng thực sự trở thành mục tiêu đấu tranh của con
người, nhân đạo thể hiện mạnh mẽ, rõ nét nhất trong pháp luật Việt Nam.
Nhân đạo vừa là thuộc tính, vừa là nội dung cơ bản của cả hệ thống pháp luật
nói chung và của ngành luật hình sự nói riêng. Vì vậy cùng với những giá trị
khác như công bằng, bình đẳng, dân chủ...nhân đạo có vai trò to lớn đối với
đối với xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật và toàn bộ đời sống pháp luật

của xã hội. Tuy nhiên trong sách báo nước ta vấn đề nhân đạo chưa được
ngiên cứu tương xứng với vai trò và vị trí của nó, tư tưởng nhân đạo chưa
được đánh giá thấu đáo và đầy đủ.
Hiểu được điều đó để làm sáng tỏ lý luận, thực tiễn cơ bản về tư tưởng
nhân đạo dưới khía cạnh pháp lý và đưa ra các giải pháp hoàn thiện, nâng cao,
hiệu quả nên Tôi đã lựa chọn đề tài “sự thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong
chính sách pháp luật hình sự đối với người phạm tội dưới 18 tuổi ở Việt
Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học.
2


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Sự thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong chính sách pháp luật hình sự đối
với người phạm tội dưới 18 tuổi ở Việt Nam là nói đến sự khoan hồng, giảm
nhẹ cho (NCTN) để họ còn cơ hội quay trở lại và hòa nhập vào cuộc sống
ngay trong những chính sách pháp luật do nhà nước ban hành. Vì vậy ở trong
nước đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các mức độ khác nhau về vấn đề
này. Ở cấp độ luận văn thạc sĩ có các đề tài của các tác giả Mai Chí Đức
“nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự việt nam”, Hà Nội, 2017. “Chính
sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội của một số nước trên thế
giới và liên hệ ở Việt Nam” của Hoàng Minh Đức. Tác giả Trần Thu Hằng
“tính nhân đạo trong xây dựng pháp luật hình sự đối với người chưa thành
niên phạm tội”, Hà Nội, 2014. Tác giả Giang Văn Quyết “nguyên tắc nhân
đạo trong luật hình sự và vấn đề áp dụng án tử hình ở Việt Nam”, Hà Nội,
2013. Ở cấp độ luận án tiến sĩ có các đề tài của các nhà nghiên cứu Hồ Sỹ
Sơn “nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam”. Bên cạnh đó có các
bộ luật: Bộ luật hình sự ( BLHS) 1999, BLHS 2015.
Trên cơ sở khảo sát tìm hiểu cho thấy ở nước ta đã có một số công trình
nghiên cứu liên quan đến vấn đề nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự
(LHS) của việt nam nhưng các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức

độ chung chứ chưa có công trình nghiên cứu nào làm rõ được sự thể hiện của
nguyên tắc nhân đạo này trong ngay chính sách pháp luật hình sự ở nước ta
đặc biệt là ở độ tuổi dưới 18 phạm tội.
Như vậy, tình hình nghiên cứu trên đây một lần nữa cho phép khẳng
định việc nghiên cứu đề tài “sự thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong chính sách
pháp luật hình sự đối với người phạm tội dưới 18 tuổi ở Việt Nam ” là đòi hỏi
khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn.

3


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là phân tích, đánh giá sự thể hiện nhân đạo trong
chính sách pháp LHS ở nước ta dưới khía cạnh lý thuyết và thực tiễn áp dụng
chúng, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện vấn đề đó, cũng như đề
xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng trên thực tế.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đưa ra được những vấn đề lý luận về sự thể hiện nguyên tắc nhân đạo
trong chính sách pháp luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
- Phân tích, đánh giá sự thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong chính sách
pháp luật hình sự ở nước ta.
- Đưa ra các giải pháp hoàn thiện sự thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong
chính sách pháp luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong đời
sống.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu, phân tích sự thể hiện nhân đạo
thông qua chính sách pháp luật hình sự ra sao và những vấn đề có liên quan.
4.2.Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến áp dụng
nguyên tắc nhân đạo trong chính sách pháp luật hình sự Việt Nam, và áp dụng
những quy định đó vào thực tiễn. Đối tượng chính là NCTN đang hoạt động,
sinh sống trên lãnh thổ đất nước Việt Nam. Từ đó vạch ra những đề xuất cho
chính sách pháp luật hình sự Việt Nam nhằm hoàn thiện hơn về nguyên tắc
nhân đạo của BLHS hiện hành.

4


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận quan điểm của chủ nghĩa
Mác-lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, quan điểm của
Đảng và nhà nước ta về đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn còn sử dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích,
so sánh, kết hợp với lý luận và thực tiễn. ngoài ra còn sử dụng phương pháp
hệ thống và một số phương khác để hoàn thành bài luận văn này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1.Ý nghĩa lý luận
Việc nghiên cứu luận văn này có ý nghĩa quan trọng về phương diện lý
thuyết, cho người đọc hiểu rõ hơn về chính sách pháp luật hình sự nước ta thể
hiện sự khoan hồng nhân đạo đối với người phạm tội, đặc biệt là người chưa
thành niên (NCTN) phạm tội.
6.2.Ý nghĩa thực tiễn
Khi nghiên cứu luận văn với mong muốn sẽ giải quyết nhiều vấn đề
liên quan đến sự nhân đạo trong chính sách pháp luật hình sự của Việt Nam từ
đó đưa ra được những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa nhằm đảm bảo sự
thể hiện nhân đạo đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về sự thể hiện nguyên tắc nhân đạo
trong chính sách pháp luật hình sự đối với người phạm tội dưới 18 tuổi

5


Chương 2: Sự thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong chính sách pháp luật
hình sự Việt Nam đối với người phạm tội dưới 18 tuổi
Chương 3: Sự thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong thực tiễn áp dụng và
giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự đối với người phạm tội
dưới 18 tuổi

6


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỰ THỂ HIỆN NGUYÊN TẮC
NHÂN ĐẠO TRONG CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI
NGƯỜI PHẠM TỘI DƯỚI 18 TUỔI
1.1. Nhân đạo - nguyên tắc cơ bản của chính sách pháp luật hình sự
đối với người phạm tội dưới 18 tuổi
Nhân đạo là đạo làm người, đạo làm người thể hiện ở lòng thương yêu,
với ý thức tôn trọng các giá trị danh dự, nhân phẩm của con người, không
làm đau đớn con người. Vậy nguyên tắc nhân đạo là cách thể chế hóa quan
điểm chính sách vì con người của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, quan điểm bao dung coi giáo dục thuyết phục nhân cách trong con
người là chủ yếu. Trong lịch sử phát triển của xã hội nói chung, con người

được coi là giá trị cao nhất. Mục đích phát triển xã hội, cố gắng đưa xã hội
tiến lên một tầm cao mới cũng chỉ vì lợi ích của con người. Một xã hội muốn
phát triển tất cả mọi lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa xã hội thì phải được
sự đồng thuận của nhân dân. Chính vì thế chủ nghĩa Mác-Lenin tuyên bố yêu
cầu thực hiện tính nhân đạo đối với con người, tất cả vì con người, vì lợi ích
con người. Vì nhân đạo là phạm trù đạo đức thừa nhận và tôn trọng danh dự,
nhân phẩm con người. Nên việt nam chúng ta một đất nước xã hội chủ nghĩa
luôn luôn lấy tính nhân đạo của chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nòng cốt, đề cao vai trò của con người. thiết lập mối quan hệ nhân
từ trong đời sống cá nhân cũng như trong đời sống xã hội. Đặc biệt hơn nữa là
tính nhân đạo được đưa vào hệ thống pháp luật nói chung và trong bộ luật
hình sự Việt Nam nói riêng. Tư tưởng nhân đạo trong chính sách pháp luật
nước ta được coi là nền tảng cho nội dung hệ thống pháp luật xã hội chủ
nghĩa. Được thể hiện ở chỗ không phải con người tồn tại vì pháp luật mà

7


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full















×