Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

VINH DỰ VÀ TRÁCH NHIỆM – HỌA SỸ MỸ THUẬT THÀNH CHƯƠNG doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.48 KB, 10 trang )





VINH DỰ VÀ TRÁCH NHIỆM – HỌA SỸ MỸ
THUẬT THÀNH CHƯƠNG



Họa sĩ Thành Chương

Hoàng Anh: Cảm tưởng của anh khi nhận được vinh dự này!
Họa sĩ Thành Chương: Tất nhiên là tôi rất vui. Tôi vui vì thấy những nỗ lực làm
việc của mình được xã hội ghi nhận
H.A: Anh là họa sĩ duy nhất trong danh sách 50 nhân vật tiêu biểu có ảnh hưởng
trực tiếp tới kinh tế, văn hóa của Việt Nam năm 2012. Liệu anh có cảm thấy mình
là họa sĩ tiên phong?
T.C: Tôi không dám nhận mình là người tiên phong nhưng tôi thấy mình là
người chấp nhận được thử thách. Bạn hãy xem kỹ nhé, trong 50 nhân vật này thì ít
nhiều đều có tầm ảnh hưởng quốc tế đấy. Có cả người Việt Nam đang sinh sống ở
nước ngoài như giáo sư vật lý Trịnh Xuân Thuận, nghệ sĩ piano Đặng Thái Sơn
H.A: Được ví như người tiên phong, người mở đường, người dũng cảm anh có
thấy mình được ưu đãi gì đặc biệt không?
T.C: ở Việt Nam thì tôi chưa thấy nhưng ở nước ngoài thì tôi đã nhận được một số
“ưu đãi” khi có phát sinh một số công việc nho nhỏ mà tôi không tiện tiết lộ. Điều
này cho thấy việc xử sự là khác nhau cho cùng một con người và cùng một vấn đề.
H.A: Quay trở lại một chút với những vấn đề “vĩ mô” hơn nhé. Với vị trí là người
có mặt trong hầu hết các cuộc chấm giải về nghệ thuật và mỹ thuật từ Hội Mỹ thuật
đến Cục, Bộ anh có thể cho bạn đọc một số nhận xét tương đối về tổng quan mỹ
thuật Việt Nam 2012 không?






Thành Chương - Sớm mùa đông. Sơn mài


T.C: Nếu tôi nói tới những điều này một số họa sĩ lại cho rằng giáo điều. Nhưng
thực sự chưa bao giờ các nghệ sĩ Việt Nam có thể tự do sáng tác tuyệt đối như lúc
này. Tự do sáng tác đã làm nghệ thuật trở nên hết sức phong phú và đa dạng
H.A : Xin lỗi vì đã cắt ngang lời anh một chút có một số nghệ sĩ phàn nàn cho
ràng Nhà nước đang kiểm duyệt quá gắt gao những tác phẩm mang hơi hướng
“chính trị” thế mà anh lại nói tới sự tự do tuyệt đối !?
T.C: Ai bảo là “không tự do tuyệt đối” hãy chỉ cho tôi xem. Nếu bạn không có ý đồ
“cài cắm chính trị” vào thì tôi khẳng định không có một ai “sờ” tới bạn cả. Còn nói
về cá nhân của mỗi người nghệ sĩ khi sáng tác hãy làm vì nghệ thuật, cống hiến
cho nghệ thuật và đừng lấy chính trị để cho tác phẩm của mình “nhanh nổi” và
“gây sốc” với công chúng. ở các nước Âu, Mỹ cũng vậy thôi họ cũng có những
điều “cấm kỵ” riêng hoặc tương đồng hoặc trái ngược với Việt Nam tùy theo
phong tục, tập quán
H.A: Vậy, nếu đã tự do sáng tác như vậy thì tại sao sự phát triển của hội họa Việt
Nam vẫn chưa có “số má” trong khu vực. Anh có thể cho ví dụ về một vài nguyên
nhân trực tiếp hay gián tiếp
T.C: Theo tôi, vấn đề ở đây là từ nội tại cá nhân người nghệ sĩ có thể vì lười, vì
kém tài. Mấy năm vừa rồi tôi có dịp nhiều lần ngồi vào các Hội đồng nghệ thuật và
mỹ thuật với tư cách giám khảo mà nổi cộm nhất là việc chấm, chọn các logo, áp
phích cho các cuộc thi. Ví dụ như việc chọn áp phích về đề tài dân số. Khi chấm
thi xong, lúc công bố kết quả thì cả Hội đồng nghệ thuật mới giật mình sửng sốt vì
một tác giả đã ẵm trọn gần như tất cả các giải (khoảng 6 hay 7 giải gì đó). Nhưng
lúc đó không làm thế nào để thay đổi được cả; vì khi chấm Hội đồng chỉ dựa vào

tác phẩm thôi. Hay như những tác phẩm về đề tài phòng chống lao cũng vậy. Một
tác giả mà được cả 3 giải cao nhất. Điều tương tự này cũng xảy ra thường xuyên
trong những triển lãm mỹ thuật khu vực hàng năm của HMTVN.
H.A: Anh có thể nói chi tiết hơn không?
T.C: Tôi có thể khẳng định rằng chưa bao giờ các triển lãm mỹ thuật khu vực lại
khởi sắc rầm rộ và đồng đều như thời gian gần đây. Hội MTVN đã có công rất lớn
trong việc phát triển này. Bây giờ, mỗi khi có triển lãm khu vực thì với địa phương
đã trở thành một sự kiện văn hóa lớn và đối với anh chị em nghệ sĩ là một ngày
hội. Khi triển lãm lớn và thu hút được nhiều họa sĩ sáng tác như vậy thì chắc chắn
sẽ xuất hiện những gương mặt ưu tú và xuất sắc những cá nhân ấy thực sự là nổi
trội và tất nhiên họ sẽ được giải. và từ đó, liên tục các năm sau họ đều trau dồi kỹ
năng, tri thức nghề nghiệp và dĩ nhiên tác phẩm của họ ngày càng tốt chính vì thế
năm nào cũng chỉ ngần ấy gương mặt đấy lại được giải. Điều này sẽ xảy ra những
phản ứng rất trái chiều trong anh chị em trong giới và gây "khó xử" cho HĐNT.
Chẳng nhẽ cứ trao mãi giải cho họ nếu thế thì anh chị em họa sĩ khác sẽ có ý
kiến nhưng chẳng lẽ lại không trao giải cho họ trong khi những tác phẩm của họ
rất tốt. Không trao không được
H.A: Vậy, HMT có hướng giải quyết như thế nào?
T.C: Chúng tôi cũng đang "đau đầu" tìm hướng giải quyết đây. Có 2 luồng ý kiến.
Thứ nhất là có thể tổ chức những cuộc thi ở quy mô cao cấp hơn để những tác giả
ấy quy tụ triển lãm riêng. Thứ hai bàn bạc với tác giả là nếu năm nay đã được
nhiều giải rồi thì năm tới sẽ chỉ trưng bày tác phẩm trong triển lãm cho công chúng
thưởng thức chứ không tham dự chấm giải nữa
H.A: Hướng giải quyết này liệu có khả thi hay không, đã phải là hướng giải quyết
tốt nhất chưa hay là mọi nghệ sĩ phải tự học hỏi và trau dồi hơn nữa về nghề
nghiệp để có thể vượt lên chính bản thân mình
T.C: Thực ra, hầu hết các họa sĩ yêu quý của chúng ta đều luôn cố gắng lắng nghe,
rèn luyện và phấn đấu chỉ có một số rất ít người đã không chấp nhận sự thật là
mình kém tài từ đó dẫn đến sự gièm pha, ganh tị cũng như dẫn đến việc nhái và
chép

H.A: Đó chính là sự thiếu chuyên nghiệp ?
T.C: Với tình hình hiện nay thì chúng ta vừa thiếu chuyên nghiệp, vừa thiếu luật.
Thiếu chuyên nghiệp vì nhiều họa sĩ vẫn chưa nghiêm túc với nghề. Thiếu luật vì
luật về nghệ thuật rất khó áp dụng và điều chỉnh. Hai điều này đều cần có thời
gian.





Thành Chương - Ngắm trăng. Sơn mài


H.A: Vậy, chúng ta lại có quyền hy vọng ở tương lai?
T.C: Tất nhiên là thế rồi. Và điều quan trọng nhất ở mỗi cá nhân người nghệ sĩ
hiện nay là sự lao động nghệ thuật nghiêm túc cho bản thân. Anh phải nghiêm túc
và có trách nhiệm với chính nghề nghiệp của anh thì anh mới có trách nhiệm với
xã hội được. Và khi anh nghĩ được như thế thì anh sẽ thấy thật vinh dự khi vừa
được làm một người nghệ sĩ cống hiến sáng tác nghệ thuật vừa làm lợi kinh tế cho
chính mình, vừa làm tròn trách nhiệm của người nghệ sĩ với đất nước đó chẳng
phải là vinh dự và trách nhiệm lớn lao hay sao?
H.A: Đây cũng là điều tất cả chúng ta đều mong muốn. Cảm ơn anh về cuộc
chuyện trò rất ý nghĩa này.

×