CHƯƠNG I: Một số vấn đề lý luận chung
I . Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp ra nứoc ngoài.
1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp ra nựớc ngoài.
Đầu tư ra nước ngoài là phương thức đầu tư vốn và tài sản ở nước
ngoài ,để tiến hành sản xuất,kinh doanh ,dịch vụ với mục đích kiếm lợi
nhuận và mục tiêu kinh tế xã hội nhất định. Dưới góc độ tài chính quốc tế thì
đó là sự chuyển một luồng vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác để kinh
doanh với mục đích là kiếm lợi nhuận cao. Quá trình đầu tư ra nước ngoài
chịu ảnh hưởng tác động rất lớn của tỷ giá hối đoái trên thị trường quốc tế và
những rủi ro của các biến động kinh tế chính trị thế giới.
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là hình thức chủ đầu tư nước ngoài đầu tư
toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn vào các dự án nhằm dành quyền điều hành
và trực tiếp điều hành đối tượng mà họ đã bỏ vốn .
Theo nghi định của Chính Phủ số 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài, thì Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là việc nhà đầu tư
chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư và trực tiếp
tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó ở nước ngoài.
Bản chất của của đầu tư trực tiếp ra nứớc ngoài là sự di chuyển một
khối lượng nguồn vốn kinh doanh dài hạn giữa các quốc gia nhằm thu lợi
nhuận cao hơn.Đó chính là hình thức xuất khẩu tư bản để thu lợi nhuận
cao .Do đi kèm với đầu tư vốn là đầu tư công nghệ và tri thức kinh doanh
nên hình thức này thúc đẩy mạnh mẻ quá trình CNH-HĐH ở các nước nhận
đầu tư .
1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một hình thức đầu tư quốc tế ,tức là nó đưa
vốn ra nước ngoài tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh với nhiều
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam. Thực trạng và giải pháp
1
mục đích khác nhau,có thể mục đích lợi nhuận,hay một mục đích chính trị
nào khác .Nó có một số đặc điểm như sau:
- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có đặc điểm khác với các
nguồn vốn khác với các nguồn vốn đầu tư trong nước khác là việc xuất các
nguồn vốn này không phải là một hình thức cho vay,đây không phải là một
nguồn nợ đối với nước nhận vốn đầu tư.Nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm về
hiệu quả hoạt động của nguồn vốn.Thay vì nhận được lãi suất trên vốn đầu
tư ,nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt
động có hiệu quả .
- Chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp điều hành hoặc tham gia quản lý và điều
hành quá trình thực hiện và vận hành dự án đầu tư tùy theo tỷ lệ góp vốn .
- Vốn đầu tư trực tiếp bao gồm vốn góp để hình thành vốn pháp định ,vốn
vay hoặc vốn bổ sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp để triển khai ,mở rộng
dự án
- Thông qua vốn đầu tư của doanh nghiệp ,nước tiếp nhận vốn có thể tiếp
thu khoa học công nghệ ,kỷ thuật tiến tiến ,kinh nghiệm quản lý hiện đại của
nước đi đầu tư hoặc là nước đi đầu tư sẽ tận dụng được sự phát triển của
nước nhận đầu tư về nguồn nhân lực trình độ cao,cơ sở hạ tầng phát triển,
phương tiện thông tin liên lạc hiện đại …Tạo mọi điều kiện thuận lợi mà bên
trong nước của chủ đầu tư không có được,hoặc yêu cầu của dự án cần nền
tảng tương thích mới có thể phát triển được.
1.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
1.3.1 Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh ( BCC).
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hay nhiều bên( gọi
là các bên hợp doanh) qui định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh
cho mỗi bên để tiến hành kinh doanh mà không thành lập một pháp nhân
mới .
Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải có sự tham gia hay bên hợp doanh là
nước nhận đầu tư, hợp đồng này khác với hợp đồng khác đó là nó phân chia
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam. Thực trạng và giải pháp
2
kết quả kinh doanh và trách nhiệm của các bên cụ thể được ghi trong hợp
đồng không áp dụng đối với hợp đồng thương mại, hợp đồng giao nhận sản
phẩm, mua thiết bị trả chậm và các hợp đồng khác không phân chia lợi
nhuận. Nội dung chính của hợp đồng này bao gồm:
- Quốc tịch, địa chỉ, đại diện có thẩm quyền của các bên hợp danh.
- Mục tiêu và phạm vi kinh doanh.
- Sản phẩm tiêu thụ chủ yếu, tỷ lệ xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm trong
nước
- Quyền và nghĩa vụ của các bên hợp doanh.
- Đóng góp của các bên hợp doanh, phân chia kết quả kinh doanh, tiến độ
thực hiện hợp đồng.
Trong quá trình kinh doanh các bên hợp doanh được phép thỏa thuận thành
lập ban điều phối để theo dõi giám sát công việc thực hiện hợp đồng, những
ban điều phối không phải là đại diện pháp lý cho các bên hợp doanh. Mỗi
bên hợp doanh phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình trước pháp
luật và có nghĩa vụ tài chính tùy theo bên nước nhận đầu tư qui đình. Trong
quá trình hoạt động các bên hợp doanh được quyền chuyển nhượng vốn cho
các đối tượng khác nhưng cũng phải ưu tiên cho đối tượng đang hợp tác .
Hình thức này có đặc điểm :
- Hai bên hợp tác kinh doanh trên cơ sở văn bản hợp đồng phân định trách
nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi .
- Thời hạn hợp đồng do hai bên thõa thuận.
- Vấn đề nguồn vốn kinh doanh không nhất thiết phải đề cập trong bản hợp
đồng.
1.3.2 Hình thức Doanh Nghiệp liên doanh.
Hình thức Doanh Nghiệp liên doanh là một tổ chức kinh doanh quốc
tế của các bên tham gia có quốc tịch khác nhau.Trên cơ sở góp vốn cùng
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam. Thực trạng và giải pháp
3
kinh doanh, nhằm thực hiện cam kết trong hợp đồng liên doanh và điều lệ
doanh nghiệp liên doanh, phù hợp với khuôn khổ luật pháp nước nhận đầu
tư. Nhiều công ty thâm nhập thị trường nước ngoài bằng cách xây dựng một
liên doanh với những công ty đóng tại thị trường đó. Hầu hết các liên doanh
cho phép hai công ty tận dụng được các lợi thế so sánh tương đối riêng của
chúng trong một đề án nhất định. Chẳng hạn hãng General Mill tiến hành
liên doanh với Nestle SA, nhờ đó ngũ cốc được General Mill sản xuất có thể
bán ra nước ngoài thông qua mạng lưới phân phối bán hàng do Néstle thiết
lập. Hãng Xerox và Fuji của nhật đã tiến hành một liên doanh cho phép
Xerox thâm nhập vào thị trường nhật và cho phép Fuji tham gia vào kinh
doanh Photocopy.
Hình thức này có đặc điểm :
- Về pháp lý : Hình thức liên doanh là một pháp nhân của nước nhận
đầu tư. Hoạt động theo luật pháp của nước nhận đầu tư. Hình thức liên
doanh do các bên tự thỏa thuận, phù hợp với các quy định của luật pháp của
nước nhận đầu tư. Như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty trách nhiệm vô
hạn, các hiệp hội góp vốn…Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên và quyền
quản lý Doanh nghiệp liên doanh phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn và được ghi
trong hợp đồng liên doanh và điều lệ của doanh nghiệp.
- Về tổ chức: Hội đồng quản trị của doanh nghiệp là mô hình chung
cho mọi doanh nghiệp liên doanh, không phụ thuộc vào quy mô, lĩnh vực,
ngành nghề. Đây là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Doanh nghiệp liên doanh.
- Về kinh tế : Luôn có sự gặp gỡ và phân chia lợi ích giữa các bên trong
liên doanh và cả các bên đứng phía sau các liên doanh. Đây là vấn đề hết sức
phức tạp .
- Điều hành sản xuất kinh doanh: Quyết định sản xuất kinh doanh dựa
vào các quy định pháp lý của nước nhận đầu tư về việc vận dụng nguyên tắc
nhất trí hay quá bán .
1.3.3 Doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài :
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam. Thực trạng và giải pháp
4
Doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh doanh
quốc tế có tư cách pháp nhân, trong đó nhà đầu tư nước ngoài đóng góp
100% vốn pháp định, tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp .
Đặc điểm cơ bản của hình thức này là :
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một pháp nhân của nước
nhận đầu tư nhưng toàn bộ doanh nghiệp lại thuộc sở hữu của người nước
ngoài. Hoạt động sản xuất kinh doanh theo nước nhận đầu tư và điều lệ của
doanh nghiệp . Hình thức pháp lý của Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
do nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn trong khuôn khổ của pháp luật .Quyền
quản lý doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn chịu trách nhiệm .
- Nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp .Phần kết quả của doanh nghiệp sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài
chính với nước sở tại là thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài .
- Nhà đầu tư nước ngoài tư nước ngoài tự quyết định các vấn đề các
vấn đề trong doanh nghiệp và các vấn đề liên quan để kinh doanh đạt hiệu
quả cao nhất trong khuôn khổ của pháp luật cho phép .
1.3.4 Ngoài ra, tùy từng quốc gia có thể có các hình thức đầu tư trực tiếp
khác như hình thức BOT;BTO; BT ; Hình thức cho thuê – bán thiết bị ; công
ty cổ phần ; công ty quản lý vốn.
1.4 Vai trò của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
1.4.1 Một số mô hình đầu tư ra nước ngoài:
a. Mô hình MacDougall-Kempt
Mục tiêu của mô hình chỉ ra rằng. Khi thực hiện đầu tư ra nước ngoài,
năng suất cận biên của việc sử dụng vốn giữa các nước chủ nhà có xu hướng
cân bằng . Kết quả là các nguồn lực kinh tế được sử dụng có hiệu quả, tổng
sản phẩm gia tăng và đem lại sự giàu có cho các nước tham gia đầu tư .
Mô hình được xây dựng dựa trên giả định sau:
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam. Thực trạng và giải pháp
5
+ Nền kinh tế thế giới được thực hiện bởi nước đầu tư và nước chủ nhà,
trong đó nước đầu tư có sự dư thừa vốn còn nước chủ nhà lại khan hiếm về
vốn đầu tư.
+ Năng suất cận biên của vốn đầu tư giảm dần và điều kiện cạnh tranh của 2
nước là hoàn hảo, giá cả của vốn đầu tư được qui định bởi luật này .
U
O
1
S Q O
2
Trong đó :
O
1
M : Năng suất cận biên ở nước đầu tư.
O
2
M : Năng suất cận biên ở nước đầu tư.
O
1
O
2
: Tổng vốn đầu tư của cả hai nước .
O
1
Q: Tổng vốn đầu tư của chủ nhà.
• Trước khi có đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nước đi đầu tư sản xuất được tổng sản phẩm là O
1
MTQ và của nước nhận
đầu tư là O
2
mUQ. Giá cả sử dụng vốn ở nước nhận đầu tư là QT thấp hơn ở
nước chủ nhà là QU, do đó vốn đầu tư sẽ chảy tư nước đi đầu tư sang nước
tiếp nhận đầu tư (Q → S) cho đến khi năng suất cận biên của hai nước là
bằng nhau:
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam. Thực trạng và giải pháp
6
T
P
U
SP = O
1
E = O
2
e
Tổng sản phẩm của hai nước là:
O
1
MTQ + O
2
MUQ
• Sau khi có đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Tổng sản phẩm của nước đi đầu tư là O
1
MPS và của nước tiếp nhận đầu
tư là O
2
MPm. Lợi ích thu được từ hoạt động đầu tư nước ngoài :
- Tổng sản phẩm của hai nước sau khi có đầu tư nước ngoài là ( O
1
MPS
+ O
2
mPS ) và có sản lượng tăng thêm là PUTV. Như vậy kết quả là đầu tư
nước ngoài đã góp phần làm tăng sản lượng thế giới.
- Mặc dù sản lượng của nước đi đầu tư giảm xuống một khoản là SPNQ
nhưng điều đó không có nghĩa làm giảm thu nhập quốc dân, trái lại còn cao
hơn khi thực hiện đầu tư. Bởi vì nguồn thu nhập gia tăng được gia tăng từ
nước chủ nhà :
( Tổng nguồn thu nhập này = Gía cả sử dụng vốn x Tổng vốn đầu tư ở nước
chủ nhà- SPQW )
Tương tự thu nhập của nước chủ nhà cũng tăng thêm một lượng bằng PWU.
Một phần tăng của nước chủ nhà trả cho nước đi đầu tư SPWQ. Như vậy ,
đầu tư nước ngoài không chỉ làm tăng sản lượng của thế giới mà còn đem lại
lợi ích cho cả nước đầu tư và nước chủ nhà.
b. Lý thuyết chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm :
Giả định : các nhà sản xuất đạt được lợi thế độc quyền xuất khẩu nhờ việc
cho ra đời sản phẩm mới, hoặc cải tiến những sản phẩm đang được sản xuất
dành riêng cho thị trường nước ngoài .
Trong giai đoạn đầu của vòng đời sản phẩm mới, giai đoạn thử nghiệm
sản xuất được tiến hành tập trung tại chính quốc gia đó ( ngay cả khi chi phí
sản xuất ở bên ngoài thấp hơn). Trong giai đoạn này để thâm nhâp thị trường
nước ngoài, các công ty có thể thực hiện xuất khẩu sản phẩm. Tuy nhiên, khi
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam. Thực trạng và giải pháp
7
sản phẩm trở nên tiêu chuẩn hóa trong giai đoạn phát triển, các nhà sản xuất
sẽ khuyết khích việc đầu tư ra nước ngoài nhằm thu hút tận dụng lợi thế chi
phí sản xuất thấp ( yếu tố đầu vào , ưu đãi của nhà nước ) và quan trọng hơn
cả là nhằm ngăn chặn khả năng mất thị trường vào tay các nhà sản xuất địa
phương.
1.4.2 Vai trò của đầu tư ra nước ngoài.
Đầu tư ra nước ngoài là một lĩnh vực mới trong chiến lược đầu tư ở nước ta.
Ngày nay đầu tư ra nước ngoài ngày càng có vị trí quan trọng ,chiếm tỷ trọng
ngày càng lớn trong công tác đầu tư của nền kinh tế ,thể hiện một vai trò hết
sức lớn . Cụ thể vai trò của chúng được phân tích ở một số khía cạnh sau đây:
Thứ nhất : Tạo cơ hội nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài
chính .Đầu tư ra nước ngoài nó có lợi ích cho cả bên, bên nhận đầu tư và bên
đầu tư. Đầu tư ra nước ngoài là hình thức luân chuyển vốn dư thừa tương đối
trong nước ra nền kinh tế khác ở nước ngoài. Nó giải quyết được vấn đề sử
dụng số vốn thừa tương đối này sao cho có hiệu quả cao nhất…Việc mở
rộng và phát triển hoạt động đầu tư ra nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho
việc di chuyển các nguồn lực ra khỏi phạm vi của một quốc gia, với một
phạm vi rộng hơn và môi trường khác hơn đó là trên bình diện quốc tế.
Trong môi trường đó các nhà đầu tư có thể lựa chọn môi trường và lĩnh vực
đầu tư ra nước ngoài có lợi nhuận cao hơn đầu ở trong nước .
Thứ hai : Đầu tư ra nước ngoài tạo cơ hội mở rộng thị trường kinh
doanh, tăng cường học hỏi kinh nghiệm kinh doanh, nâng vị thế hình ảnh
của nước chủ đầu tư trên thị trường quốc tế. Khi đầu tư ra nước ngoài thì sẽ
có cơ hội cung ứng sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp mình tại nước sở tại
một cách hợp pháp, dễ dàng, không chịu các điều kiện ràng buộc ngặt nghèo
khi xuất khẩu hàng hóa trực tiếp phải chịu. Đây là điều kiện tốt để thâm
nhập sâu vào thị trường nội địa của nước sở tại, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Khi đầu tư vào một nước phát triển, với cơ sở vật chất và điều kiện hiện đại,
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam. Thực trạng và giải pháp
8
tác phong công nghiệp. Đây là cơ hội tốt để hoàn thiện phương cách quản lý
hiện đại của Doanh nghiệp mà trong nước không có điều kiện áp dụng, học
tập cơ chế quản lý hiện đại .
Thứ ba : Thúc đẩy các nền kinh tế quốc gia nhanh chóng hòa nhập vào
nền kinh tế thể giới. Ngày nay, khu vực hóa và quốc tế hóa đời sống kinh tế
đã trở thành xu thế mang tính thời đại. Mở rộng đa phương hóa và đa dạng
hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập quan hệ kinh tế quốc tế.
Việc mở rộng hợp tác quốc tế nhằm mục đích kết hợp các yếu tố trong nước
với các yếu tố nước ngoài và khai thác các có hiệu quả nguồn lực ngoài
nước phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Việc mở
rộng các quan hệ tài chính quốc tế thông qua các hình thức đầu tư ra nước
ngoài góp phận thúc đẩy các nền kinh tế quốc gia nhanh chóng hòa nhập với
nền kinh tế thế giới. Trong điều kiện nền kinh tế mang tính toàn cầu hóa cao
độ, tính liên phụ thuộc nền kinh tế các nước ngày càng tăng lên, không một
quốc gia nào tự mình giải quyết mọi vấn đề nếu không mở rộng giao lưu
kinh tế với các nước khác. Đặc biệt đối với các nước nghèo và chậm phát
triển. Việc tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài giữa các nước với nhau
là tất yếu dẫn đến sự di chuyển các nguồn lực tài chính từ các quốc gia này
sang quốc gia khác. Hay nói cách khác thông qua hoạt động đầu tư giữa các
nước với nhau các nguồn tài chính được phân phối trên phạm vi thế giới .Sự
phân phối có tác động tích cực và tiêu cực đến sự phát triển kinh tế xã hội
của mỗi quốc gia, do vậy đòi hỏi mỗi một quốc gia nên cân nhắc trên cả khía
cạnh sử dụng các nguồn lực trong nước tham gia vào các hoạt động hợp tác
quốc tế, trên cả khía cạnh khai thác và sử dụng các nguồn lực ngoài nước
phục vụ cho sự phát triển của quốc gia mình. Các nguồn lực di chuyển
không chỉ là vốn mà quốc gia có thể có thể tranh thủ được công nghệ ,kỷ
thuật tiên tiến ,giải quyết được vấn đề lao động…
2. Tính tất yếu của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
2.1 Vấn đề toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế .
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam. Thực trạng và giải pháp
9
Toàn cầu hóa, xét về bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ và rộng
lớn những mối quan hệ ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau, trong các mối
quan hệ kinh tế - thương mại của tất cả các khu vực, tiểu khu vực ,các quốc
gia, các dân tộc trên toàn thế giới. Toàn cầu hóa là xu thế quốc tế hóa phát
triển ở giai đoạn cao. Toàn cầu hóa là xu thế hướng đi đến hình thành một
nền kinh tế thế giới thống nhất trên phạm vi toàn cầu, trong đó có sự tham
gia của các quốc gia trên thế giới. Dưới tác động qua lại lẫn nhau ảnh hưởng
phụ thuộc lẫn nhau, bổ sung cho nhau của các nền kinh tế ngày càng tăng,
các yếu tố cản trở nền sản xuất càng mất đi bởi sự tự do hóa nền kinh tế và
thương mại toàn cầu. Một đặc trưng cơ bản của toàn cầu hóa nền kinh tế thế
giới là sự phát triển nhanh chóng của quan hệ kinh tế - thương mại và quan
hệ chủ yếu hàng hóa dịch vụ ,vốn , lao động…trên phạm vi toàn thế giới.
Trong những mối quan hệ đó, các quốc gia liên kết chặt chẽ với nhau, phụ
thuộc lẫn nhau trong sự phân công và hợp tác kinh doanh – thương mại trên
phạm vi toàn cầu, có sự lưu thông hàng hóa dịch vụ, vốn, công nghệ, các
nguồn nhân lực trên phạm vi toàn cầu, chịu sự điều tiết của các qui tắc
chung toàn cầu. Chính vì vậy, hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu, quá trình
mỗi quốc gia tạo điều kiện tự do hóa và hỗ trợ (theo cam kết song phương
hoặc đa phương cấp chính phủ) cho hoạt động của các dòng vốn, hàng hóa,
dịch vụ lao động qua biên giới nước mình theo cả hai chiều: dòng vào và
dòng ra …Thực tiễn thế giới chứng tỏ rằng một nước mà dòng đầu tư ra
nước ngoài càng mạnh thì càng có nhiều khả năng mở rộng thị trường, tăng
cơ hội đầu tư kinh doanh, tăng việc làm và tăng động lực phát triển kinh tế
đất nước. Mỹ, Nhật -những nước có nền kinh tế đứng nhất nhì thế giới –
cũng đồng thời là những nước có dòng đầu tư ra nước ngoài lớn nhất thế
giới. Đặc biệt, chính phủ Nhật Bản là tấm gương điển hình về sự quan tâm
hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Những hiệp định đầu tư cấp
chính phủ được ký kết để mở lối và tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi, an toàn
cho doanh nhân Nhật Bản triển khai các hoạt động kinh doanh của mình ở
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam. Thực trạng và giải pháp
10
nước ngoài. Ngay cả các điều kiện kèm theo những khoản ODA và viện trợ
khác ( thường là chỉ định nguồn cung cấp và chủ thầu…,cũng có mục tiêu
ngầm, nhưng rất quan trọng và rõ ràng là tạo điều kiện cho các doanh nhân
Nhật Bản bán được hàng, cung cấp thiết bị công nghệ hay trực tiếp đảm
nhận tư vấn và tham gia triển khai nhiều dự án được tài trợ từ nguồn viện trợ
của chính phủ Nhật Bản tại nước nhân viện trợ. Hoặc như Trung Quốc,
không những đứng đầu các nước đang phát triển về kết quả thu hút FDI,mà
từ hàng chục năm nay họ còn luôn có dòng đầu tư ra nước ngoài lớn hàng
đầu trong nhóm các nước đang phát triển.Điều này góp phần giải thích vì
sao hàng xuất khẩu của trung quốc vừa bành trướng ồ ạt,vừa len lỏi vững
chắc vào tận hang cùng ngõ hẻm thị trường trên toàn thế giới –nhất là những
nơi doanh nhân Trung Quốc đầu tư ra thành công như Mỹ , Liên Bang Nga
và các nước SNG …
Song , đối với những nước mới tham gia hội nhập kinh tế quốc tế ,đặc
biệt là nước tham gia WTO như nước ta ,thì vấn đề hỗ trợ các doanh nhân và
doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa quan tâm đúng mức .Dường như
nhiều người còn mang nặng tâm lý : trong nước đang còn thiếu vốn thì
không nên đầu tư ra nước ngoài,bởi đầu tư ra nước ngoài làm giảm sút
nguồn vốn đầu tư trong nước .Nói cách khác họ chỉ coi trọng dòng vốn chảy
vào ,mà ít quan tâm hỗ trợ dòng vốn chảy ra ,nhất là dòng đầu tư ra nước
ngoài của doanh nhân , doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước .
Toàn cầu hóa nó vừa là một xu thế ,nó vừa là một cơ hội lớn cho nền
kinh tế việt nam .Biết nhận thức hội nhập sâu rộng để tạo thuận lợi cho nền
kinh tế phát triển , tăng vị thế ,đưa nước ta lên tầm cao mới
2.2 Rào cản chính sách giữa các nước với nhau trong vấn đề lưu thông hàng
hóa và tiền tệ ( chính sách bảo hộ )
Trong một thế giới mà các nước mở của giao lưu giữa các nền kinh tế
với nhau thì xu hướng cạnh tranh thương mại giữa các nước phát triển và
đang phát triển ngày càng quyết liệt.
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam. Thực trạng và giải pháp
11
Do mở cửa, tự do hoá thương mại các nước đang phát triển đang phải
tiếp tục đối mặt với chế độ bảo hộ mậu dịch mà chủ yếu bằng các hàng rào
phi thuế quan ngày càng quyết liệt của các nước phát triển. Mặc dù sự ràng
buộc pháp luật của WTO đối với hàng rào thuế quan ngày càng được hoàn
thiện nhưng các nước phát triển vẫn lợi dụng những sơ hở trong “luật chơi”
để tiến hành bảo hộ mậu dịch.WTO với tư cách là tổ chức thương mại lớn
nhất toàn cầu cũng đã có những quy định rõ ràng về chính sách bảo hộ.Nếu
công nghiệp nội địa của một thành viên WTO do sự tăng vọt nhập khẩu sản
phẩm nào đó mà bị tổn hại hoặc đe dọa tổn hại ,thì nước đó có thể tạm thời
hạn chế nhập khẩu sản phẩm đó .Sự tổn hại trong trường hợp này phải
nghiêm trọng .Theo GATT ( điều 19 ) thì có thể áp dụng các biện pháp bảo
hộ .Nhưng không thể áp dụng thường xuyên Trong điều kiện cạnh tranh gay
gắt khi bước vào toàn cầu hoá, quyền lợi và mục đích khác nhau nên tranh
chấp lợi ích kinh tế thương mại là không thể tránh khỏi. Đặc biệt là tranh
chấp thương mại giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát
triển. Đây là một xu thế có những nội dung mới đáng chú ý.
Vấn đề bức xúc nhất hiện nay đối với các nước đang phát triển là chủ
nghĩa bảo hộ mậu dịch của các nước công nghiệp phát triển đang cản trở nỗ
lực tự do hoá mậu dịch nông sản của các nước đang phát triển, cản trở công
cuộc xoá đói giảm nghèo ở các nước này. Ngân hàng Thế giới (WB) vừa
công bố nghiên cứu cho thấy nếu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
thành công trong việc dỡ bỏ các rào cản thương mại, các nước nghèo nhất
thế giới sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Theo ước tính của WB, việc xoá bỏ
thuế quan, trợ cấp và các chương trình hỗ trợ trong nước sẽ giúp nền kinh tế
thế giới có thêm 300 tỷ đôla vào năm 2015, trong đó có 2/3 là lợi nhuận thu
được từ nông nghiệp. Tính theo tỷ trọng GDP, lợi ích kinh tế mà các nước
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam. Thực trạng và giải pháp
12
đang phát triển nhận được sẽ nhiều hơn 1/3 so với các nước giàu và lợi ích
kinh tế mà các nước châu Phi cận Xahara sẽ được hưởng nhiều nhất.
Tại Hội nghị Bộ trưởng của nhóm 20 nước đang phát triển ở Niu Đêli
Ấn Độ (tháng 3/2005), các nước này đã tiếp tục đưa ra đề nghị từ bỏ chính
sách bất bình đẳng trong mậu dịch nông sản, tiến tới bãi bỏ hoàn toàn trợ giá
xuất khẩu nông sản của các nước phát triển. Trong bối cảnh Hội nghị APEC
tại Pusan Hàn Quốc tháng 11/2005 và Hội nghị các Bộ trưởng của WTO ở
Hồng Kông vào tháng 12/2005, nhóm các nước đang phát triển đã thể hiện
lập trường ngày càng kiên quyết hơn trong thương lượng về tự do hoá
thương mại toàn cầu.
Tuy nhiên khả năng đạt được thoả thuận buôn bán toàn cầu là rất khó khăn.
Vòng đàm phán Đoha tiếp tục trong năm 2005 vẫn còn nhiều tranh cãi và
chưa đạt được tiến bộ đáng kể nào. Cuộc họp mới đây nhất tại Giơnevơ và
Luân Đôn trong các ngày từ 7-10/11/2005 giữa các nước thành viên WTO
và 5 đối tác buôn bán hàng đầu là Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu, Ấn Độ
và Brazin đã kết thúc mà chưa thể thu hẹp được bất đồng. Cuộc đấu tranh
bền bỉ mới đạt được tín hiệu tích cực là chính phủ Mỹ trong dự thảo ngân
sách tài khoá tới đã đề nghị cắt giảm trợ cấp nông nghiệp, trợ giá xuất khẩu
và kêu gọi các nước giàu khác cũng nên làm như vậy.
Ngoài các cuộc tranh chấp thương mại về hàng nông sản, còn vô số các
hàng hoá khác của các nước đang phát triển gặp phải các cuộc tranh cãi mà
chưa có hồi kết. Ví dụ như tháng 1/2005, Mỹ đã đưa ra phán quyết rằng Ấn
Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Brazin và Êcuađo đã bán phá giá
tôm, mở đường cho việc áp đặt thuế trừng phạt trung bình khoảng 17%.
Tháng 11/2005, Mỹ tuyên bố duy trì thuế chống phá giá đối với hàng tôm
đông lạnh của Thái Lan và Ấn Độ, mặc dù hai nước này đã nỗ lực đòi cắt
giảm thuế sau khi bị tàn phá bởi sóng thần ở Ấn Độ Dương hồi cuối năm
2004. Thái Lan là nước xuất khẩu tôm lớn nhất sang Mỹ đã nộp đơn kiện lên
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam. Thực trạng và giải pháp
13
Tổ chức thương mại thế giới WTO và cho rằng loại thuế này của Mỹ đã vi
phạm các luật thương mại.
Đối với xuất khẩu hàng hóa gặp các rào cản khó khăn như vậy , nó đòi hỏi
phải có một chính sách mới để hạn chế tình trạng bảo hộ…gây thiệt hại đến
tình hình phát triển của doanh nghiệp , khả năng xuất khẩu ra nước ngòai
của các nước. Và đầu tư ra nước ngoài là một sự lựa chọn đúng đắn.
Một số rào cản thương mại
Ngoài rào cản truyền thống là sử dụng thuế quan, các nước phát triển có
xu hướng áp dụng một số rào cản thương mại thông dụng khác sau đây:
Rào cản phi thuế quan: Là rào cản không dùng thuế quan mà sử dụng các
biện pháp hành chính để phân biệt đối xử chống lại sự thâm nhập của hàng
hoá nước ngoài, bảo vệ hàng hoá trong nước. Các nước công nghiệp phát
triển thường đưa ra lý do là nhằm bảo vệ sự an toàn và lợi ích của người tiêu
dùng, bảo vệ môi trường trong nước đã áp dụng các biện pháp phi thuế quan
để giảm thiểu lượng hàng hoá nhập khẩu.
Nhật Bản quy định cấm nhập khẩu đậu lạc có chứa Apflatoxin, Pháp không
cho nhập khẩu thịt bò mà trong quá trình chăn nuôi có sử dụng chất tăng
trọng. Tháng 2/2002 EU loại Trung Quốc ra khỏi danh sách các nước được
phép xuất khẩu thuỷ sản vào khu vực do nước này không đáp ứng được yêu
cầu kiểm soát dư lượng kháng sinh Cloramphenicol.
Rào cản kỹ thuật TBT (Technological Barrier to Trade): Đây là hàng rào
quy định về hệ thống quản trị chất lượng, môi trường, đạo đức kinh doanh,
điểm kiểm soát tới hạn..., đối với các doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị
trường. Hệ thống TBT gồm có:
Hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001:2000
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam. Thực trạng và giải pháp
14
Hệ thống này đã được trên 140 quốc gia áp dụng. ISO 9001:2000 đề cập chủ
yếu đến các lĩnh vực về chất lượng, theo Tổ chức Phát triển công nghiệp của
Liên hợp quốc (UNIDO) các doanh nghiệp áp dụng hệ thống này sẽ:
- Đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.
- Nâng cao tinh thần làm việc và đoàn kết của nhân viên trong doanh nghiệp.
- Vượt qua rào cản trong thương mại quốc tế.
- Gia tăng thị phần, diện tích, lợi nhuận và phát triển bền vững.
Trong thực tế, sản phẩm của doanh nghiệp nào được cấp giấy chứng nhận
phù hợp với ISO 9001:2000 sẽ dễ dàng thâm nhập thị trường các nước phát
triển.
Hệ thống quản trị môi trường ISO 14001:2000
Hệ thống này xem xét khía cạnh bảo vệ môi trường của tổ chức và của sản
phẩm. thị trường thế giới hiện nay rất chú trọng đến vấn đề môi trường, tổ
chức Môi trường thế giới đã khuyến cáo các doanh nghiệp nên cung ứng
những sản phẩm “xanh và sạch”. Mức độ ảnh hưởng đến môi trường của 1
sản phẩm có vai trò lớn tới sức cạnh tranh của sản phẩm đó trên thị trường.
Hệ thống thực hành sản xuất tốt GMP (Good Manufacturing Practices).
Đây là 1 hệ thống đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là
dược phẩm. Các nước lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Australia... đều yêu cầu
các sản phẩm là thực phẩm và dược phẩm khi nhập vào thị trường nước họ
phải được công nhận đã áp dụng GMP. Bộ Y tế Việt Nam quy định đến năm
2005 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm nào không đạt GMP sẽ không được
cấp số đăng ký sản xuất thuốc.
Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP (Hazard
Analysis Critical Control Point):
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam. Thực trạng và giải pháp
15
Đây là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp chế biến hàng thuỷ sản
nếu muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ, EU, NB, Australia, Canada..., Bộ
Thuỷ sản Việt Nam quy định các doanh nghiệp chế biến hàng thuỷ sản phải
áp dụng HACCP kể từ năm 2000.
Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội SA 8000:
Đây là tiêu chuẩn quốc tế dựa trên công ước quốc tế về lao động của Tổ
chức Lao động Quốc tế (ILO) của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và nhân
quyền. Các nước Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada... quy định cấm nhập khẩu
hàng hoá mà trong quá trình sản xuất có sử dụng lao động trẻ em, lao động
cưỡng bức, phân biệt đối xử, bắt người lao động làm việ quá thời hạn cho
phép của Luật lao động.
Ngoài ra còn 1 số hệ thống khác như QS 9000: áp dụng cho các doanh
nghiệp sản xuất ôtô; Q-Base: áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2.3 Phát triển không đồng đều giữa các ngành kinh tế
Giữa các ngành kinh tế trong một nước có sự phát triển không đồng đều
nhau .điều này có được do nhiều nguyên nhân ví dụ như: sự ưu tiên phát
triển giữa các vùng của chính phủ ; do nền tảng phát triển trước kia của nền
kinh tế đó;vị trí địa lý thuận lợi tạo môi trường thu hút vốn ;tất cả đều dẫn
đến sự phát triển không đồng đều .có ngành phát triển ở mức độ quá cao dẫn
đến có một tình trạng thừa tương đối các giá trị tư bản dẫn đến hiện tượng
chu chuyển tư bản giũa các vùng với nhau,với nhiều mục đích khác nhau.ví
dụ như lợi nhuận , sự thuận lợi hơn trong buôn bán hàng hóa , hay là một
mục đích chính trị nào đấy…
2.3.1 Trình độ sản xuất đạt mức độ nhất định
Trình độ phát triển của một nền sản xuất tác động mạnh mẽ đến xu
hướng đầu tư ra nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thì theo
viện nghiên cứu quản lý TW (CIEM), trình độ máy móc thiết bị của các
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam. Thực trạng và giải pháp
16
doanh nghiệp hiện nay đạt mức trung bình tiến tiến. Phần lớn các doanh
nghiệp đang sử dụng các dây chuyền công nghệ , máy móc thiết bị có mức
đồng bộ từ mức trung bình đến cao và thuộc thế hệ từ những năm 80 trở lại
đây. Số doanh nghiệp sử dụng dây chuyền công nghệ đồng bộ thấp và chắp
vá thuộc thế hệ từ những năm 70 còn không nhiều. Về mức độ làm chủ công
nghệ ,các doanh nghiệp vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguyên liêu nhập khẩu,
thiết bị công nghệ nhập khẩu ; phụ thuộc ít hơn vào bí quyết công nghệ và
chuyên gia nước ngoài. Nền tảng công nghệ trong nước phát triển tương đối
toàn diện những khoảng cách giữa các ngành có sự chênh lệch. Sự khác biệt
về trình độ công nghệ giữa các doanh nghiệp phân theo ngành là tương đối
rõ nét do khác nhau về đặc thù ,về lịch sử phát triển , cấu trúc ,đặc trưng
công nghệ ,đặc trưng của sản phẩm thị trường,chiến lược phát triển của
ngành. Tuy nhiên việc so sánh trình độ công nghệ giữa các doanh nghiệp
thuộc các ngành này so với ngành khác để có được cái nhìn toàn diện để nên
chú trọng đầu tư cái gì cho hợp lý.CIEM đã thực hiện khảo sát đối với hai
nhóm doanh nghiệp may và hóa chất với một số đánh giá chung như sau:
- Trong lĩnh vực dệt may ,trình độ của doanh nghiệp may trong ngành
đã nâng lên một bước so với những khảo sát trước đây ,trong khi đó trình độ
công nghệ trong doanh nghiệp dệt chưa có sự cải tiến đáng kể . Nguyên
nhân do ngành may công nghệ không quá phức tạp, vốn đầu tư thấp, sản
phẩm chủ yếu xuất khẩu, nên có tốc độ đổi mới công nghệ nhanh hơn, vì vậy
máy móc thiết bị trong các doanh nghiệp may khá tiên tiến,đồng bộ và hiện
đại .Trong khi đó máy móc thiết bị trong nhiều doanh nghiệp dệt ít nhiều
được cải tiến nhưng vẫn còn ở mức thấp, lạc hậu và chắp vá ,dẫn đến năng
suất thấp ,do đầu tư vào thiết bị dệt đòi hỏi vốn lớn , thời gian thu hồi vốn
dài trong khi hiệu quả thấp . sự không tương đồng này cần phải tận dụng,
khai thác, tránh lảng phí .
- Trong lĩnh vực hóa chất ,trình độ công nghệ chưa đồng bộ . Doanh
nghiệp thuộc các phân ngành như hóa mỹ phẩm ,cao su-săm lốp ; điện hóa
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam. Thực trạng và giải pháp
17
(pin, ắc qui);khí công nghiệp có trình độ công nghệ tiên tiến hơn các phân
ngành khác như phân bón;hóa chất cơ bản .- Trong ngành nông nghiệp thì
Việt nam có nền nông nghiệp rất phát triển biểu hiện là trong các năm gần
đây xuất khẩu gạo của nước ta đứng vị trí thứ hai thế giới , công nghệ giống
cây trồng, kỷ thuật nông nghiệp so với một số nước tương đối hiện đại.
Nông nghiệp tiếp tục là hướng ưu tiên hợp tác giữa Việt nam và châu phi ,
điều kiện tốt để ngành nông nghiệp được xuất khẩu ra nước ngoài. Sự thành
công của phương thức hợp tác Nam-Nam này được đánh giá cao không chỉ
bởi nó góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp địa phương khi các chuyên gia
Việt Nam còn ở châu Phi mà còn bởi vì những lĩnh vực hợp tác nông nghiệp
này vẫn tiếp tục được phát triển sau khi chuyên gia Việt Nam đã rời đi, vì
những bí quyết đó đã được chuyển giao cho người địa phương để họ có thể
tự mình đảm đương công việc. Nhận ra hiệu quả của chương trình này, FAO
đã đề nghị nhân rộng hình thức hợp tác này tới các nước đang phát triển ở
châu Phi và Đông Nam Á. Tính đến 5/2000, Việt Nam đã ký hợp đồng theo
hình thức 3 bên với 14 nước và có thể sẽ mở rộng ra 30 nước khác trên khắp
thế giới. Để làm được vịêc này, Việt Nam đã có kế hoạch gửi 14.000-18.000
chuyên gia tới những nước này. Thành công trong viêc chuyển giao công
nghệ này giúp khai thác tốt hơn năng lực đang còn dư thừa trong nước, tạo
công ăn việc làm .
- Không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp mà ngành công nghiệp như
khai thác dầu khí, công nghiệp xây dựng cơ bản, điện lực…là những thế
mạnh của Việt Nam cần tìm chỗ đứng không chỉ trong nước mà còn ra cả
thế giới.
Sự “ thừa tương đối về nhu cầu công nghệ ” do sự phát triển không đồng
đều, nó đòi hỏi tìm một nơi để có thể tận dụng ưu thế, vừa có điều kiện phát
triển chính nó _đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một giải pháp hợp lý .
2.3.2 Mở rộng thị trường _xu hướng chung của các công ty lớn
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam. Thực trạng và giải pháp
18
Các công ty không ngừng thực thi các chiến lược nhằm phát triển
luồng tiền mặt của mình và do đó nâng cao được giá trị cho các cổ đông. Có
một số chiến lược nhằm phát triển trong khu vực nội địa. Những chiến lược
này thường được thực thi không khó lắm vì thông tin về thị trường đã được
biết và việc kinh doanh không cần thiết phải thay đổi nhiều. Một số chiến
lược khác nhằm vào thị trường nước ngoài có thể rất khác so với thị trường
trong nước, chúng tạo ra cơ hội cho sự phát triển các lưồng tiền mặt của
công ty. Nhiều hàng rào ngăn cản việc thâm nhập thi trường các nước lẫn
nhau đã được tháo gỡ hoặc đã được giảm bớt trong những năm gần đây do
đó đã khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư ra nước ngoài (sản
xuất và bán hàng ở nước ngoài). Ví dụ một doanh nghiệp của việt nam, là
Viettel “Trong chiến lược phát triển lâu dài, Viettel theo hướng đa ngành, đa
nghề, đầu tư tại thị trường trong nước nhưng cũng có đầu tư ra thị trường
nước ngoài chúng tôi cho rằng khi đầu tư ra nước ngoài sẽ đồng thời khai
thác thị trường trong nước tốt hơn. Hơn nữa, khi đợi khai thác xong thị
trường trong nước mới đầu tư ra nước ngoài, thì Viettel sẽ không còn cơ hội
đầu tư. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đầu tư song song''. Trong khối doanh
nghiệp nhà nước tới nay, có vài tập đoàn mới được hình thành ở những lĩnh
vực quan trọng như Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn công
nghiệp Than - Khoáng sản, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông, Tập đoàn Dệt
may, Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Vinashin...
Chương II :Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
1. Tình hình đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp việt nam
1.1 Tình hình cấp giấy phép đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho các doanh
nghiệp Việt Nam trong thời gian qua.
Từ nhu cầu mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả hơn các nguồn lực
sản xuất tranh thủ các ưu đãi ngày càng nhiều từ các nước nhận đầu tư do quá
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam. Thực trạng và giải pháp
19
trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với sự khuyến khích và tạo
điều kiện của nhà nước, ngày càng nhiều các doanh nghiệp đầu tư hoặc đang
xúc tiến các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài .
Trong giai đoạn 1989-1998, trước khi ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-
CP ngày 14/4/1999 của Chính phủ quy định Đầu tư ra nước ngoài ( ĐTRNN)
của doanh nghiệp Việt Nam, có 18 dự án ĐTRNN với tổng vốn đăng ký đạt
trên 13,6 triệu USD; quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 0,76 triệu USD/dự án.
Trong thời kỳ 1999-2005 sau khi ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP, có
131 dự án ĐTRNN với tổng vốn đăng ký đạt trên 559,89 triệu USD, tăng gấp
7 lần về số dự án và gấp 40 lần về tổng vốn đầu tư đăng ký so với thời kỳ
1989-1998; quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 4,27 triệu USD/dự án, cao hơn
giai đoạn 1989-1998.
Từ năm 2006 khi ban hành Nghị định 78/2006/NĐ-CP ngày 09/9/2006 của
Chính phủ quy định về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam tới hết năm 2007
có 100 dự án ĐTRNN với tổng vốn đăng ký đạt trên 816,49 triệu USD; tuy
chỉ bằng 76% về số dự án, nhưng tăng 45% về và gấp 40 lần tổng vốn đầu tư
đăng ký so với giai đoạn 1999-2005; quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 8,16
triệu USD/dự án, cao hơn thời kỳ 1999-2005.
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tăng dần theo các năm, trong những năm
gần đây đầu tư nước ngoài không những tăng về số dự án mà còn tăng lên cả
vốn đầu tư. Điều này được biểu hiện trong bảng dưới đây.
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam. Thực trạng và giải pháp
20
Bảng biểu thị số dự án và số vốn trong các năm tư 1989 đến 2007
Năm Số dự án Vốn đăng ký
(USD)
Vốn bình quân /dự
án(USD)
1989 1 563.380 563.380
1990 1 - -
1991 3 4.000.000 1.333.333
1992 3 5.282.051 1.760.684
1993 5 690.831 138.166
1994 3 1.306.811 435.604
1998 2 1.850.000 925.000
1999 10 12.337.793 1.233.779
2000 15 6.865.370 457.691
2001 13 7.696.452 592.035
2002 15 171.959.576 11.463.972
2003 25 27.309.485 1.092.379
2004 17 12.463.114 733.124
2005 37 368.452.598 9.958.178
2006 35 349.006.156 9.971.604
2007 64 391.200.000 6.112.500
Tổng 249 1.390.000.000 5.582329
Nguồn: cục thống kê.
Sự hoàn thiện ngày một đầy đủ của luật pháp là cơ sở pháp lý quan trọng
nhất thúc đẩy sự đầu tư ra nước ngoài.
1.2 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo nước nhận đầu tư
Các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư sang 35 quốc gia và vùng lãnh
thổ, nhưng chủ yếu tại: Châu Á có 167 dự án, tổng vốn đầu tư là 751,03 triệu
USD, chiếm 67% về số dự án và 54% tổng vốn đầu tư đăng ký. Trong đó
tập trung nhiều nhất tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với 86 dự án, tổng
vốn đầu tư là 583,8 triệu USD, đã thực hiện 328 triệu USD, chiếm 35% về
số dự án và 42% tổng vốn đầu tư đăng ký. Phần lớn các dự án đầu tư sang
Lào trong lĩnh vực công nghiệp nhiệt điện, trồng cao su, khai thác khoáng
sản. Cũng tại I Rắc, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng ký kết đầu tư vào 1
dự án thăm dò, khai thác dầu khí có vốn đầu tư cam kết là 100 triệu USD
hiện chưa triển khai được do tình hình an ninh bất ổn tại khu vực này.
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam. Thực trạng và giải pháp
21
Châu Phi có 2 dự án thăm dò, khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam với tổng vốn đầu tư 360,36 triệu USD, chiếm 23,5% tổng vốn đầu tư
đăng ký gồm (i) có 1 dự án tại địa bàn Angiêri vốn đầu tư là 243 triệu USD,
sau giai đoạn thăm dò, thẩm lượng dự án đã phát hiện có dầu và khí ga ; (ii)
1 dự án tại Madagasca vốn đầu tư là 117,36 triệu USD hiện có kết quả khả
quan.
Châu Âu có 37 dự án, tổng vốn đầu tư là 463,84 triệu USD, chiếm 14,6% về
số dự án và khoảng 10% tổng vốn đầu tư đăng ký, trong đó, Liên bang Nga
có 12 dự án, tổng vốn đầu tư là 78 triệu USD.
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo đối tác nhận vốn đầu tư 1989-2006.
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam. Thực trạng và giải pháp
22
Số dự
án
Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ)
(*)
Tổng số
Trong đó: Vốn điều lệ
Tổng số
Chia ra
Nước
ngoài
góp
Việt
Nam
góp
TỔNG SỐ 190 969.7 681.0 324.5 356.5
Trong đó:
An-giê-ri 1 243.0 243.0 208.0 35.0
Cô-oét 1 1.0 1.0 1.0
Căm-pu-chia 16 57.1 52.2 13.1 12.1
Cộng hòa Séc 2 1.9 0.3 0.3
CHLB Đức 4 4.8 3.5 2.5 0.9
Hàn Quốc 3 1.3 1.3 0.2 1.0
Đặc khu hành chính
Hồng Công (TQ) 5 1.8 1.6 0.7 0.9
Hoa Kỳ 22 44.4 44.1 22.0 22.1
In-đô-nê-xi-a 2 9.4 9.4 9.4
I-rắc 1 100.0 100.0 100.0
Lào 65 504.19 264.59 49.0 133.6
Liên bang Nga 14 73.3 32.2 11.8 20.5
Ma-lai-xi-a 4 18.7 18.7 0.7 18.1
Nam Phi 1 1.0 1.0 1.0
Nhật Bản 5 2.1 1.6 0.6 1.0
Xin-ga-po 14 27.0 27.3 24.2 3.1
Tát-gi-ki-xtan 2 3.5 3.5 1.4 2.1
CHND Trung Hoa 3 3.5 2.6 0.6 1.9
U-crai-na 5 4.3 4.3 0.4 3.9
Madagasca
1
117.3
117.3
117.3 0
(*)
Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án
đã được cấp giấy phép từ các năm trước.
Nhìn lại quá trình đầu tư ra nước ngoài của các DN Việt Nam nhận thấy
các DN chủ yếu đầu tư vào thị trường truyền thống bởi đây là những thị
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam. Thực trạng và giải pháp
23
trường doanh nghiệp Việt Nam am hiểu luật pháp và cách thức hợp tác nên
rủi ro ít. Tuy nhiên, năm 2008 các DN Việt Nam sẽ mở rộng thị trường đầu
tư hơn trước, đã tìm đến những thị trường khó tính như Trung Đông. Trong
năm 2008, thị trường ở khu vực Đông Âu, Bắc Phi, châu Mỹ La tinh, Trung
Đông, cũng đang là điểm đầu tư hấp dẫn của nhiều DN Việt Nam. Tại mỗi
khu vực trên các DN Việt Nam sẽ đầu tư vào một số lĩnh vực trọng tâm bao
gồm dầu khí (Đông Nam Á, châu Phi), điện lực (Lào, Trung Quốc), khai
thác khoáng sản (Lào), viễn thông (Lào, Campuchia, Hồng Kông,
Singapore, Hoa Kỳ), giao thông vận tải (Singapore, Hồng Kông, Nga), kinh
doanh xuất nhập khẩu, thương mại bán lẻ (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,
Singapore, Trung Quốc)...
1.3 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo ngành đầu tư
Các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam tập trung
chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp với 100 dự án, tổng vốn đầu tư là 893,6
triệu USD, chiếm 40,16% về số dự án và 64,3% tổng vốn đăng ký đầu tư ra
nước ngoài. Trong đó, đáng chú ý có một số dự án quy mô vốn trên 100
triệu USD, như: dự án Thủy điện Xekaman 3 của Công ty cổ phần đầu tư và
phát triển điện Việt – Lào với tổng vốn đầu tư 273 triệu USD, dự án thăm dò
khai thác dầu khí tại Angiêri của Tập đoàn dầu khí Việt Nam với tổng vốn
đầu tư 243 triệu USD, 2 dự án thăm dò khai thác dầu khí của Công ty đầu tư
phát triển dầu khí tại Madagascar với tổng vốn đầu tư 117,36 triệu USD, tại
I Rắc tổng vốn đầu tư 100 triệu USD.
Tiếp theo là đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp với
53 dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài là 286 triệu USD, chiếm
21,3% về số dự án và 20,57% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trong
đó, phần lớn là dự án trong lĩnh vực trồng cao su, cây công nghiệp tại Lào
với một số dự án quy mô lớn như: (i) Công ty cổ phần cao su Dầu Tiếng
Việt – Lào, tổng vốn đầu tư 81,9 triệu USD, (ii) Công ty cao su Đắc Lắc,
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam. Thực trạng và giải pháp
24
tổng vốn đầu tư 32,3 triệu USD, (iii) Công ty cổ phần cao su Việt – Lào,
tổng vốn đầu tư 25,5 triệu USD.
Đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ có 96 dự án với tổng vốn đăng
ký đầu tư ra nước ngoài là 210,4 triệu USD, chiếm 38,5% về số dự án và
15,14% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trong đó, có một số dự án
lớn như: dự án đầu tư sang Campuchia để khai thác mạng viễn thông di động
của Công ty viễn thông quân đội Viettel với tổng vốn đầu tư 27 triệu USD,
dự án đầu tư sang Liên bang Nga để xây dựng trung tâm thương mại, văn
phòng cho thuê của Công ty cổ phần đầu tư Việt Sô với tổng vốn đầu tư 35
triệu USD, dự án đầu tư sang Singapore để đóng mới tàu chở dầu của Công
ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí với tổng vốn đầu tư 21 triệu USD, .... Còn lại là
các dự án có quy mô vừa và nhỏ đầu tư vào các địa bàn như Hoa Kỳ,
Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc....
Như vậy , lĩnh vực các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài công
nghiệp với 100 dự án ,tiếp theo là đến dịch vụ có 96 dự án ; nông nghiệp là
53 dự án .Các doanh nghiệp việt nam đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công
nghiệp và xây dựng như thăm dò ,khai thác dầu khí chủ yếu trong lĩnh vực
công nghiệp và xây dựng như thăm dò khai thác dầu khí ;sản xuất chế biến
hàng gia dụng ,vật liệu xây dựng
1.4 Đầu tư ra nước ngoài phân theo hình thức đầu tư
Hình thức đầu tư ra nước ngoài thì trong thời gian đầu, Việt Nam chủ
yếu đầu tư dưới dạng hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) trong các lĩnh vực
thăm dò, khai thác dầu khí và dựa vào quan hệ quốc gia mà Chính Phủ Việt
nam có quan hệ hữu hảo. Sau khi chính phủ ban hành nghị định
22/1999/NĐ-CP thì hoạt động đầu tư ra nước ngoài chuyển sang hai hình
thức chủ yếu là doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài với số lượng các dự án ngày càng gia tăng nhưng tỷ lệ vốn đầu tư
không lớn và chủ yếu đầu tư sang các nước đang phát triển và nước kém
phát triển như Lào , Campuchia… Từ năm 2004, các doanh nghiệp việt nam
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam. Thực trạng và giải pháp
25