Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.43 KB, 4 trang )
Dấu hiệu trẻ mắc bệnh phình đại tràng bẩm sinh
Phình đại tràng bẩm sinh rất dễ phát hiện và có thể được điều trị triệt để,
nhưng nếu để muộn, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Con gái tôi 3 tuổi, cháu thường xuyên bị táo bón. Mặc dù đã cải thiện tối đa bằng
chế độ dinh dưỡng nhưng bệnh vẫn không đỡ. Nhiều người nói, trẻ bị phình đại
tràng cũng có biểu hiện táo bón nên tôi rất lo lắng. Xin bác sĩ tư vấn về bệnh này,
nên khám ở đâu để biết chính xác. - Ngô Tuyết Minh (Yên Bái)
Chào bạn,
Phình đại tràng bẩm sinh là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể gặp ở trẻ sơ
sinh. Phình đại tràng rất dễ phát hiện và có thể được điều trị triệt để, nhưng nếu để
muộn, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây bệnh là do thiếu các tế bào thần kinh trên một đoạn ruột (vô
hạch), có thể ngắn hoặc dài làm cho đoạn ruột đó không thể co giãn hoặc nhu động
như bình thường gây cản trở quá trình tiêu hóa và tích tụ thức ăn ở đại tràng.
Những trẻ mắc chứng phình đại tràng thường có các dấu hiệu nhận biết đặc trưng:
Ở trẻ mới sinh: bụng trướng căng, không đi phân su sau hơn 24 giờ, hoặc chỉ đại
tiện khi dùng ống thông đưa vào hậu môn kích thích. Khi được kích thích hậu môn,
trẻ ra rất nhiều phân, dạng như tháo nút tắc ở cống nước.
Ở trẻ lớn, trẻ bị táo bón kéo dài nhiều năm xen kẽ những đợt tiêu chảy với tính chất
đặc trưng là phân rất thối và có màu đen (do phân ứ đọng lâu ngày) và bụng
trướng. Kèm theo, trẻ luôn trong tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể
chất.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý, không phải bất cứ trẻ nào sau khi sinh 24 giờ không đại