Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH BẰNG NHỮNG THỦ THUẬT DẠY PHẦN “WARM UP” TRONG MỘT VÀI TIẾT HỌC TIẾNG ANH KHỐI 7 TRƯỜNG THCS BẮC SƠN, BỈM SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 12 trang )

1

ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ BỈM SƠN

TRƯỜNG MẦM NON PHÚ SƠN

BÁO CÁO BIỆN PHÁP

GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON

Người thực hiện: Trần Thị Thắm
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường mầm non Phú Sơn

BỈM SƠN, NĂM 2022


2
I. LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP:
Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước.
Việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của nhà nước, trách nhiệm
của mỗi gia đình.Việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi cịn nhỏ là vô cùng
quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách
tồn diện cho trẻ sau này. Trong những năm gần đây, giáo dục luôn khơng
ngừng đổi mới về hình thức, nội dung và phương pháp tổ chức dạy học cho trẻ.
Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ là tiền đề quan trọng cho sự phát
triển toàn diện của trẻ.
Đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi "Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội”
cho trẻ chính là một sự chuẩn bị quan trọng nhất, là một nền tảng giúp hình
thành nên cách sống tích cực của trẻ. Với những nội dung gần gũi với trẻ như:


Giữ vệ sinh cá nhân và bảo vệ thân thể; nhận biết được những điều an toàn hay
nguy hiểm với bản thân; ứng phó với những tình huống bất ngờ; ứng xử văn
minh, lịch sự. Trên thực tế chương trình giáo dục mầm non chưa có những hoạt
động giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội riêng biệt cho trẻ mà tích hợp giáo
dục qua các hoạt động trong ngày, đa số giáo viên chưa biết cách tận dụng các
cơ hội trong ngày để lồng ghép nội dung giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội
cho trẻ, chưa biết chọn nội dung giáo dục phù hợp với độ tuổi của trẻ. Hơn nữa,
trong xã hội hiện nay các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức của
trẻ mà không chú ý đến việc phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, luôn
bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, nhút nhát, thiếu tự tin khơng có
khả năng chờ đến lượt, khơng biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, các
kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế. Bên cạnh đó, trẻ chưa biết cách xử lý phù
hợp với những tình huống diễn ra hằng ngày như: thưa, gửi, cảm ơn, xin lỗi,
thăm hỏi, giúp đỡ hay những hành vi gây hại với môi trường: vứt rác bừa bãi,
hái hoa, bẻ cành, khơng thích chăm sóc cây cối, con vật xung quanh.
Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy trẻ, tôi nhận thấy được tầm
quan trọng của việc giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội đối với sự
phát triển tồn diện nhân cách của trẻ, tơi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để
phát triển tình cảm và các kỹ năng xã hội cho trẻ một cách linh hoạt, đạt được
kết quả cao nên tôi đã chọn “Biện pháp giáo dục phát triển tình cảm và kĩ
năng xã hội cho trẻ tại trường mầm non” để nghiên cứu và thực hiện.
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
1. Thực trạng:
Đầu năm học tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công công tác lớp
mẫu giáo 5-6 tuổi A2. Tơi thấy việc giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã
hội cho trẻ có một số thuận lợi và khó khăn sau:
1.1 Thuận lợi:
- Lớp học rộng rãi, thống mát, có cơ sở vật chất trang thiết bị tương đối
đầy đủ để giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ.
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động thuận lợi cho việc rèn luyện

phát triển tốt các kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ.


3
- Phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên về tình hình của con ở nhà,
thường xuyên dành thời gian trao đổi với cơ giáo để cùng chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Giáo viên yêu nghề, mến trẻ.
1.2. Khó khăn:
- Khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều, một số trẻ trong lớp còn rụt
rè, nhút nhát, thiếu tự tin, một số trẻ lại hiếu động gây cản trở cho việc truyền
thụ kiến thức của cô và tiếp thu bài của trẻ.
- Tài liệu, sách báo về giáo dục tình cảm - kĩ năng xã hội cho trẻ để giáo
viên nghiên cứu, tham khảo chưa có nhiều.
- Đa số trẻ được bố mẹ nuông chiều nên trẻ chưa có kỹ năng xã hội cần thiết.
1.3. Kết quả khảo sát:
Từ những thực trạng trên vào đầu năm học tôi đã thực hiện khảo sát các
nội dung về phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội trên trẻ để nắm bắt được khả
năng nhận thức, đặc điểm phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội của từng trẻ ở lớp
tôi để lựa chọn những biện pháp giáo dục một cách phù hợp.
Đạt
Nội dung khảo sát

Kỹ năng nhận thức về
bản thân cho trẻ
Trẻ có kỹ năng ứng xử
phù hợp với những
người gần gũi xung
quanh.
Trẻ có kỹ năng hợp
tác.

Trẻ có kỹ năng giao
tiếp lịch sự, lễ phép.
Trẻ có kỹ năng tự
phục vụ.
Trẻ có kỹ năng tự
kiểm sốt cảm xúc.

Số
trẻ

Tốt

khá

Trung
bình
Tỷ
Số
lệ
trẻ
%

Số
trẻ

Tỷ
lệ
%

Số

trẻ

Tỷ
lệ
%

25

6

24

8

32

7

25

5

20

7

28

25


5

20

8

25

6

24

25

5

25

5

Chưa đạt
Số
trẻ

Tỷ
lệ
%

28


4

16

9

36

4

16

32

9

36

3

12

7

28

8

32


4

16

20

8

32

9

36

3

12

20

9

36

7

28

4


16

2. Biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.1. Biện pháp 1: Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ qua
hoạt động học:
Như chúng ta đã biết, ở trường mầm non khơng có hoạt động giáo dục
phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ riêng biệt mà thơng qua sử dụng
hình thức tích hợp, lồng ghép với nội dung bài dạy của các lĩnh vực để dạy và


4
hướng trẻ tới cảm xúc, tình cảm, hành vi, kỹ năng xã hội cần thiết. Qua các tiết
học hàng ngày trẻ được tham gia vào nhiều hoạt động như: hát – múa, đọc thơ,
kể chuyện, khám phá khoa học… Chính vì vậy, lồng ghép nội dung giáo dục về
tình cảm, về kỹ năng sống vào các hoạt động học có nhiều ưu thế nhằm hình
thành cho trẻ những thói quen, hành vi lễ phép, ứng xử có văn hóa…
Ví dụ: Qua hoạt động khám phá khoa học "Cây xanh và môi trường sống".
Tôi đàm thoại với trẻ:
Cây xanh để làm gì? Cây xanh có ích lợi như thế nào?
Muốn có nhiều cây xanh chúng ta phải làm gì?
Tơi trị chuyện với trẻ về lợi ích của cây xanh thơng qua đó cơ giáo dục
trẻ khơng ngắt lá bẻ cành, mà phải biết bảo vệ chăm sóc cây xanh để cây cho ta
nhiều lợi ích và phê phán những tệ nạn chặt cây phá rừng gây ô nhiễm môi
trường, gây nên những thảm họa thiên tai: cháy rừng, lũ lụt…
Đối với hoạt động phát triển thể chất bài “Trèo lên xuống thang”
Tôi giáo dục trẻ siêng năng thể dục, tập đều đặn giúp cơ thể khoẻ mạnh, trong
lúc tập trẻ có các kỹ năng trèo biết phối hợp chân tay nhịp nhàng, thơng qua đó
trẻ có ý thức quan tâm tới bản thân, tính kỷ luật khơng chen lấn, khơng xơ đẩy
bạn khi trẻ sinh hoạt tập thể.
Đối với hoạt động học tạo hình: "Vẽ người thân trong gia đình".

Cơ có thể đàm thoại với trẻ:
Gia đình con gồm có những ai?
Gia đình con thuộc gia đình nhỏ hay gia đình lớn?
Mọi người sống trong gia đình phải như thế nào với nhau?
Con định vẽ về ai trong gia đình con?
Qua giờ tạo hình đó tơi giáo dục trẻ biết u thương, kính trọng đối với
ơng bà, cha mẹ, anh chị, biết nhường nhịn em bé. Biết vâng lời, ngoan ngoãn,
chăm chỉ học hành, lễ phép…

Hình ảnh: Trẻ vẽ về người thân trong gia đình
Hoạt động làm quen với tác phẩm văn học: Xuất phát từ những tình hình
đặc điểm của lớp, tôi đã cho trẻ làm quen với một số câu chuyện, bài thơ. Thông


5
qua nội dung thơ, truyện giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ một cách nhẹ nhàng,
phù hợp với lứa tuổi, khơng gị bó, áp đặt mà đạt hiệu quả cao.
Ví dụ: Câu chuyện: Bác Gấu đen và hai chú thỏ
Tơi đàm thoại cùng trẻ: Thỏ xám có tính cách như thế nào?
Thỏ trắng có tính cách như thế nào?
Con thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
Tơi giáo dục cho trẻ lịng thật thà, chăm lo lao động, hình thành cho trẻ lòng
nhân ái đối với mọi người xung quanh, giúp đỡ các bạn trong lớp, chơi cùng bạn
đoàn kết, nhường nhịn lẫn nhau.
Hoạt động âm nhạc
Tôi cho trẻ hát múa, nghe hát các bài hát, trẻ lắng nghe và hiểu được nội
dung của bài hát, và với sự hướng dẫn, giảng nội dung, ý nghĩa của bài hát trẻ
tiếp thu được nhiều điều hay , bổ ích…
Ví dụ: qua bài hát “Bông hoa mừng cô”
Tôi đàm thoại cùng trẻ: Bài hát nói về ai?

Đối với cơ giáo các con phải như thế nào?
Khi tặng hoa cho cô giáo các con phải đưa bằng mấy tay?
Thơng qua đó giáo dục cho trẻ khi nhận hoặc trao vật gì với người lớn phải trao
hoặc nhận bằng hai tay, khi nhận phải biết nói cảm ơn.
Vì vậy, việc giáo dục cho trẻ về tình cảm và kỹ năng xã hội thơng qua các
hoạt động học đã giúp trẻ lớp tôi biết chào hỏi mọi người, biết nói lời cảm ơn,
xin lỗi đúng lúc, biết yêu thương mọi người, chơi với bạn vui vẻ, đồn kết.
2.2. Biện pháp 2: Giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
Trẻ ở lứa tuổi này rất dễ nhớ nhưng cũng chóng qn. Chính vì vậy, ở
mọi lúc mọi nơi, bất cứ khi nào, vào lúc nào tôi cũng lồng ghép được nội dung
giáo dục những kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ. Tôi luôn nhắc nhở và giáo dục
trẻ thường xun để hình thành thói quen tốt cho trẻ. Vì thói quen là những hành
vi được tự động hoá, được lặp đi lặp lại nhiều lần và gắn liền với nhu cầu, lúc đó
trẻ thực hiện các hành vi, cử chỉ, lời nói một cách tự nhiên.
Hàng ngày, tơi thường tập cho trẻ có thói quen giữ vệ sinh môi trường:
không vứt rác bừa bài, vẽ bậy lên tường… và thường xuyên cho trẻ vệ sinh cá
nhân, vệ sinh thân thể: rửa mặt, rửa tay, chân sạch sẽ, quần áo gọn gàng. Nhắc
nhở trẻ chào hỏi mọi người khi có khách vào lớp, cũng như khách đến nhà.
Như trong giờ đón, trả trẻ: Tơi ân cần, nhẹ nhàng và chuẩn mực trong xưng hô
với bố mẹ trẻ, nhắc trẻ đến lớp chào cơ, chào bạn sau đó chào tạm biệt bố mẹ để vào
lớp. Tơi trị chuyện cởi mở, tự nhiên đối với trẻ để trẻ tự bộc lộ bản thân.
Ví dụ: Khi đón trẻ tơi lại gần gũi với trẻ, trị chuyện hỏi han trẻ:
Nhà con có em khơng?
Nếu em địi đồ chơi của con thì con sẽ làm gì?
Trong gia đình của mình anh chị em đối xử như thế nào với nhau?
Từ đó tơi có thể kể chuyện có nội dung về gia đình cho trẻ, qua đó giáo
dục trẻ lịng nhân ái, biết thể hiện tình cảm u thương gắn bó, biết quan tâm
chia sẻ công việc với mọi người.



6
Hoạt động ngoài trời: Trong giờ hoạt động ngoài trời tôi cũng giáo dục trẻ
thông qua việc quan sát các đồ vật, sự vật, hiện tượng và từ đó giáo dục trẻ.
Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát “Cây vũ sữa” cơ đàm thoại cùng trẻ:
Đây là cây gì?
Cây vũ sữa cho chúng ta những gì?
Để cây lớn lên, xanh tươi tốt thì chúng mình phải làm gì?
Giáo dục trẻ: Nhân dân ta có câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Muốn nhắc nhở chúng ta khi ăn quả ngọt ta phải nhớ đến người trồng ra
cây đó. Để được những quả ngọt người ta phải dầm sương dãi nắng, chăm chút
cho cây mới có được. Nên các con phải biết ơn, kính trọng và yêu quý những
người lao động. Sau đó tơi cho trẻ thực hiện chăm sóc cây như nhổ cỏ tưới nước
cho cây từ đó hình thành ở trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh cơng cộng và kỹ năng
lao động vừa sức để làm cho mơi trường xanh - sạch - đẹp.

Hình ảnh: Trẻ nhổ cỏ, nhặt lá cây, chăm sóc cây trong sân trường
Ngồi ra, Trong giờ chơi tự do, hay giờ hoạt động ngồi trời trẻ có hành
vi cử chỉ gì đó sai với bạn, tơi sẽ hỏi trẻ và phân tích cho trẻ hiểu được hành vi
ứng xử của mình đã đúng hay chưa và để trẻ tự nhận lỗi, xin lỗi bạn. Khi cho trẻ
chơi tôi luôn nhắc nhở trẻ phải chơi cùng bạn, chơi đồn kết, khơng tranh dành,
xơ đẩy nhau.
Hoạt động góc:
Đối với trẻ lứa tuổi này trẻ học bằng chơi, chơi mà học, trong giờ vui chơi trẻ
được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau phản ánh sinh hoạt cuộc sống
của người lớn, tôi tiến hành lồng ghép lễ giáo vào vui chơi, qua đó trẻ được đối
thoại những câu chào hỏi lễ phép, câu cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay, tôi
theo dõi quan sát lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩn
mực. Qua đó giúp trẻ hình thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp.
Ví dụ: Qua trị chơi phân vai - y tá - bác sĩ.
Trẻ đã biết đóng vai bác sĩ trẻ đã biết thăm hỏi bệnh nhân ân cần, xưng hô,

cô, chú, bác…
Bác sĩ đã biết hỏi bệnh nhân: cháu đau chỗ nào? Đau ra sao?


7
Và trẻ đã biết trả lời: cháu bị đau bụng …..
Trẻ đóng vai bác sĩ đã biết kê đơn thuốc cho bệnh nhân.
Trẻ đóng vai cơ y tá phát thuốc dặn bệnh nhân uống thuốc ngày mấy lần,
Trẻ đóng vai bệnh nhân nhận thuốc, nhận đơn thuốc bằng hai tay và nói lời
cảm ơn đối với cơ y tá, bác sĩ.
Ví dụ: Qua trị chơi bán hàng:
Người bán hàng hỏi: Cơ, chú mua gì ạ?
+ Bác cho tơi mua quả cam.
Người mua hỏi: Bao nhiêu tiền một cân cam vậy cơ?...

Hình ảnh: Trẻ chơi đóng vai
Ngồi ra thì góc xây dựng cũng giúp trẻ phát triển tình cảm và kỹ năng xã
hội như biết hợp tác cùng nhau, biết phân công công việc cụ thể rõ rằng, và cùng
nhau cố gắng hồn thành những cơng việc…

Hình ảnh: Trẻ chơi ở góc xây dựng
Qua hoạt động vui chơi cháu mạnh dạn dần, thành thạo dần trong giao
tiếp, trong ứng xử, chào hỏi đối với mọi người xung quanh mình.Từ đây trẻ lớp
tơi đã hết nói trống khơng . Trẻ biết nói và trả lời đầy đủ câu, biết xưng hô chuẩn
mực đối với cô và bạn.
Hoạt động nêu gương cuối ngày, cuối tuần cũng giúp tôi giáo dục và phát
triển kỹ năng xã hội cho trẻ. Qua hoạt động này tôi giúp những trẻ nhút nhát, thụ


8

động mạnh dạn, tự tin hơn với mọi hoạt động trong ngày. Bản thân trẻ rất thích
được khen ngợi khi làm đúng, làm tốt các hoạt động khi trẻ ở trường, ở lớp. Trẻ
được lên cắm cờ trẻ sẽ rất phấn khởi, tự hào với các bạn bè, mong chờ được
khoe với bố mẹ vào mỗi buổi chiều, và kể lại vì sao mình được lên cắm cờ cho
bố mẹ biết. Từ đó tơi đã dần tạo cho trẻ tính mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với
bạn bè, biết giúp đỡ cô, biết làm việc tốt với bản thân và người khác để được
công nhận. Tôi sẽ đưa ra các tiêu chí được lên cắm cờ: Bé chăm, bé ngoan, bé
sạch. Với mỗi tiêu chí trẻ phải đạt được và được cô và các bạn công nhận đã làm
được những gì, làm tốt hay chưa và có được thưởng cờ hay không. Sau khi xem
xét và nhận được sự đồng tình của các bạn, những trẻ đạt được các tiêu chí trên
sẽ nhận và cắm cờ bé ngoan.

Hình ảnh: Hoạt động nêu gương cuối ngày
Với cách làm này trẻ sẽ luôn vui vẻ, tự tin, phấn đấu để cuối ngày được
lên cắm cờ từ đó ln diễn ra sự cố gắng hồn thành mọi tiêu chí đã đưa ra để
được nhận cờ, hoa bé ngoan. Kết quả giúp trẻ tự có nhu cầu hồn thiện bản thân
mình cao hơn, trẻ sẽ mạnh dạn tự tin hơn trong các hoạt động trong ngày, dần
dần thói quen tốt nảy sinh trở thành một nhu cầu, một kỹ năng sống tốt của trẻ.
Như vậy, giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội mọi lúc mọi nơi giúp trẻ có
những tình cảm đối với con người, cây xanh, con vật… Trẻ có những kỹ năng
xã hội phù hợp đối với các sự vật hiện tượng xảy ra trong cuộc sống của mình
hàng ngày.
2.3. Biện pháp 3: Phát triển tình cảm và kỹ năng sống cho trẻ qua hoạt động
tham quan dã ngoại:
Tham quan dã ngoại là hoạt động mà ở đó trẻ được tham gia vào các hoạt
động, được trải nghiệm giúp trẻ phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội một cách tự
nhiên nhất.
Ví dụ: Nhân ngày 22/12 ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam trẻ
được đi tham quan dã ngoại tại lữ đoàn pháo binh 368.
Trẻ được gặp gỡ, giao lưu cùng các chú bộ đội, trẻ được quan sát các chú

đi điều lệnh, quan sát nơi các chú học tập, rèn luyện; nơi tăng gia sản xuất của


9
các chú…Từ đó giáo dục trẻ tình u đối với những người lính, những người
đang ngày đêm ra sức học tập giữ gìn bảo vệ tổ quốc, trẻ mạnh dạn, tự tin khi trị
chuyện cùng các chú.

Hình ảnh: Trẻ vui chơi cùng các chú

Hình ảnh: Trẻ nhổ cỏ, chăm sóc vườn rau.

Qua hoạt động này trẻ được thể hiện tình yêu với con người, tình yêu với
thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá, với làng xóm, phố phường, quê hương đất nước…
theo những cách riêng của trẻ. Trẻ dần hình thành các hành vi giao tiếp văn
minh nơi cơng cộng, có tính kỷ luật, khơng nóng vội, biết nhường nhịn, chia sẻ
hợp tác cùng nhau để công việc đạt hiệu quả cao.
3. Hiệu quả đạt được sau khi áp dụng biện pháp:
Sau khi áp dụng biện pháp giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
tại nhóm lớp tơi giảng dạy đã đạt được một số hiểu quả như sau:
3.1. Đối với trẻ:
- Trẻ có sự phát triển về tình cảm và kỹ năng xã hội cần thiết phù hợp với
độ tuổi.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp, khi bày tỏ ý kiến và tham gia tích cực
vào các hoạt động tại trường, lớp.
- Có những hành vi ứng xử phù hợp với các sự vật hiện tượng, với mọi
người xung quanh.
- Phát huy ở trẻ được tính kiên trì, trung thực, biết nhường nhịn, chơi đồn
kết cùng với bạn và tự thực hiện được những nhu cầu của bản thân khi cần thiết.
3.2. Đối với bản thân:

- Bản thân tơi đã nắm bắt được mục đích, vai trò và tầm quan trọng của
việc giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ.
- Có thêm nhiêu kinh nghiệm và biết vận dụng linh hoạt các phương pháp,
biện pháp giáo dục trẻ phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội qua các hoạt động
một cách có hiệu quả.


10
4. Các kết quả, minh chứng về sự tiến bộ của trẻ khi áp dụng biện pháp.
4.1. Bảng khảo sát trên trẻ sau khi áp dụng biện pháp:
Đạt
Nội dung khảo sát

Kỹ năng nhận thức về
bản thân của trẻ
Kỹ năng ứng xử phù
hợp với những người
gần gũi xung quanh
của trẻ
Kỹ năng hợp tác cho
trẻ
Kỹ năng giao tiếp lịch
sự, lễ phép của trẻ
Kỹ năng tự phục vụ
cho trẻ
Kỹ năng kiểm soát
cảm xúc của trẻ

Số
trẻ


Tốt

khá

Trung
bình
Số Tỷ
trẻ
lệ
%

Số
trẻ

Tỷ
lệ
%

Số
trẻ

Tỷ
lệ
%

25

15


60

6

24

4

25

13

52

9

36

25

14

56

8

25

14


56

25

15

25

13

Chưa đạt
Số
trẻ

Tỷ
lệ
%

16

0

0

3

12

0


0

32

3

12

0

0

7

28

4

16

0

0

60

7

28


3

12

0

0

52

8

32

4

16

0

0

4.2. Các minh chứng:

Hình ảnh: Trẻ mạnh dạn, tự tin khi lên biểu diễn âm nhạc


11

Hình ảnh: Trẻ hợp tác cùng nhau lau dọn, sắp xếp đồ dùng đồ chơi


Hình ảnh: Trẻ lớp tơi tự phục vụ bản thân trong giờ ngủ

Hình ảnh: Trẻ lớp tơi lịch sự, lễ phép khi trị chuyện với các chú bộ đội


12
III. KẾT LUẬN
3. Kết luận, bài học kinh nghiệm:
Việc giáo dục, rèn luyện phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ là
một việc làm quan trọng và cần thiết. Qua thời gian áp dụng biện pháp để giáo
dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ ở lớp tôi đã nhận thấy được sự
chuyển biến rõ nét về việc hình thành các kỹ năng giao tiếp, hợp tác làm việc
theo nhóm, biết chia sẻ, cách ứng xử với nhau một cách thân thiện và phát triển
những phẩm chất tốt đẹp như: trẻ chủ động, thực hiện tốt mọi cơng việc được
giao, phát huy tính kiên trì, độc lập, tính trung thực, biêt nhường nhịn, đoàn kết
với bạn bè… Trẻ tự tin, mạnh dạn bày tỏ ý kiến, tham gia tích cực vào các hoạt
động ở trường lớp, biết quan tâm bảo vệ môi trường xung quanh.
Qua đây bản thân tôi cũng đã rút ra được một số kinh nghiệm cho bản
thân. Đó là, phải tự mình học hỏi trau dồi kiến thức, cập nhật được những gì mới
nhất xảy ra hàng ngày trong xã hội. Ln có biện pháp sáng tạo mới trong giảng
dạy và chăm sóc giáo dục trẻ. Dành thời gian, chú ý nhiều hơn đến những trẻ cá
biệt để có biện pháp giáo dục phù hợp, phải động viên khen thưởng sửa sại kịp
thời cho trẻ nhằm kích thích những việc làm tốt, và hạn chế những hành vi xấu
của trẻ. Có sự thống nhất phương pháp giáo dục của cơ giáo trong lớp cũng như
phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
     Trên đây là biện pháp giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non mà bản thân tôi đã thực hiện. Trong q
trình thực hiện khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự nhận xét,
góp ý của Ban giám khảo để tơi hồn thiện biện pháp trên đạt kết quả cao hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Phú Sơn, ngày 15 tháng12 năm 2022.
Tôi xin cam đoan đây là biện pháp của tôi
viết không sao chép nội dung của người
khác.
Người thực hiện



×