Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Thực trạng kiến thức về tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị tại trung tâm y tế thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.34 KB, 45 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Chuyên đề tốt nghiệp này là kết quả quá trình học tập tại Trường Đại học
Điều dưỡng Nam Định của tơi trong hai năm theo học chương trình Điều dưỡng
Chuyên khoa cấp I, chuyên ngành Nội người lớn.
Với lịng thành kính và biết ơn sâu sắc, tơi xin chân thành cảm ơn Ban
giám hiệu nhà trường, cô giáo chủ nhiệm, cùng tồn thể các thầy cơ giáo Trường
Đại học Điều dưỡng Nam Định đã hết lịng nhiệt tình truyền thụ kiến thức và
luôn hỗ trợ cũng như giúp đỡ tơi hồn thành tốt trong q trình học tập và nghiên
cứu tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô hướng dẫn ThS. Trần Thị Vân Anh
đã tận tình chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực hiện và hồn thành chun đề
nghiên cứu.
Tơi xin trân trọng biết ơn các thầy cơ trong Hội đồng đã đóng góp những ý
kiến q báu giúp tơi hồn thiện chun đề được tốt nhất.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè cùng tập thể lớp
chuyên khoa I – K9 đã động viên và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và
nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên

Nguyễn Thị Bích Luyến


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là học viên lớp Chuyên khoa I, chuyên ngành Nội người lớn K9 –
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, xin cam đoan:
Chun đề do chính tơi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS


Trần Thị Vân Anh. Các số liệu và thông tin trong chun đề hồn tồn chính xác,
trung thực và khách quan. Những số liệu này chưa được công bố ở bất kỳ chun
đề nào khác.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về những cam đoan này!
Nam Định, ngày

tháng năm 2022
Học viên

Nguyến Thị Bích Luyến


i

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................v
DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH......................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1.............................................................................................................. 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.......................................................................3
1.1. Cơ sở lý luận......................................................................................................3
1.1.1. Đại cương về Đái tháo đường........................................................................3
1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................10
1.2.1. Tình hình đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam..................................10
1.2.2. Nghiên cứu kiến thức về tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường
type 2......................................................................................................................11
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT..................................................................14

2.1 Giới thiệu về Trung tâm y tế...........................................................................14
2.2. Tình hình người bệnh và thực hiện nghiên cứu..............................................16
2 3. Thực trạng kiến thức về tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2
điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế Thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh...........17
2.3.1. Thông tin chung của đối tượng....................................................................17
2.3.2. Kiến thức về bệnh đái tháo đường của đối tượng nghiên cứu.....................18
CHƯƠNG 3............................................................................................................ 22
BÀN LUẬN............................................................................................................22
3.1. Thực trạng kiến thức về tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2
điều trị tại Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh............................22
3.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu............................................................22
3.1.2. Kiến thức về chế độ ăn của người bệnh ĐTĐ tự chăm sóc.........................24
3.1.3. Kiến thức về sử dụng thuốc của người bệnh ĐTĐ tự chăm sóc.................24
3.1.4. Kiến thức về phịng ngừa biến chứng của người bệnh ĐTĐ tự chăm sóc .25
3.1.5. Kiến thức về kiểm soát đường huyết của người bệnh tự chăm sóc.............26


i

3.1.6. Kiến thức về hoạt động thể dục của người bệnh ĐTĐ tự chăm sóc............26
3.2. Giải pháp tăng cường kiến thức về tự chăm sóc của người bệnh đái tháo
đường type 2 điều trị tại Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh.....27
KẾT LUẬN.............................................................................................................30
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.......................................................................................... 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1

ĐTĐ

Đái tháo đường

2

IDF

Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế

3

DD

Dinh dưỡng

4

NB

Người bệnh

5

ĐD

Điều dưỡng


6

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

7

NVYT

Nhân viên y tế

8

GDSK

Giáo dục sức khoẻ


v

DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH
Hình 1: Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên.............................................................14
Hình 2: Khoa khám bệnh........................................................................................15
Hình 3. Tư vấn cho bệnh nhân................................................................................15
Bảng 2.1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (n=150).............................17
Bảng 2.2: Đánh giá kiến thức chung tự chăm sóc của ĐTNC (n=150).................18
Bảng 2.3: Kiến thức về chế độ ăn của ĐTNC (n=150)..........................................18
Bảng 2. 4: Kiến thức về chế độ ăn của ĐTNC (n=150).........................................19

Bảng 2. 5: Kiến thức về phòng ngừa biến chứng của ĐTNC (n=150)..................19
Bảng 2.6: Kiến thức về kiểm soát đường huyết của đối tượng (n=150)................20
Bảng 2.7: Kiến thức về hoạt động thể lực của ĐTNC (n=150)..............................21


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường được xếp vào nhóm bệnh rối loạn chuyển hố mãn tính,
những người đang và sẽ mắc bệnh ĐTĐ sẽ là gánh nặng cho toàn xã hội. Bên
cạnh đó, bệnh ĐTĐ cịn là bệnh gây nguy hiểm đe doạ đến tính mạng cũng như
gây ra nhiều biến chứng mãn tính ảnh hưởng đến người bệnh. Theo Hiệp hội Đái
tháo đường Quốc tế khu vực Tây Thái Bình Dương ở hội nghị lần thứ 9 cho biết
ĐTĐ đã được xem như “kẻ giết người thầm lặng – the silent killer”[1]. Số người
mắc bệnh ĐTĐ sẽ tăng lên gần 700 triệu người được ước tính đến năm 2045 [2].
Tại Việt Nam, tốc độ phát triển bệnh ĐTĐ diễn ra khá nhanh. Theo báo
cáo của Hiệp hội Đái tháo đường thế giới năm 2015 ở Việt Nam có 3,5 triệu
người mắc bệnh ĐTĐ. Và dự báo đến năm 2040 con số này sẽ tăng lên 6,1 triệu
người mắc. Theo kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y tế có 68,9% người bệnh
ĐTĐ chưa được chẩn đốn. Điều đó cho thấy đây thực sự là một khoảng trống
lớn về sự chênh lệch giữa nhu cầu và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cộng
đồng, đặc biệt đối với bệnh ĐTĐ [2].
ĐTĐ không chỉ mang lại gánh nặng lớn cho người bệnh, mà cịn ảnh
hưởng khơng nhỏ tới gia đình và xã hội. Theo thời gian, bệnh tiến triển âm thầm
gây ra nhiều biến chứng nặng nề liên quan đến các bệnh lý khác như: bệnh tim
mạch, mù loà, suy thận, viêm thần kinh… Nếu người bệnh biết cách tự chăm sóc
bản thân đồng thời kết hợp với tuân thủ điều trị có thể giúp quản lý bệnh tốt hơn
và cải thiện được sức khoẻ cũng như đời sống của người bệnh [3]. Một vài nghiên
cứu cũng đã chỉ ra được rằng khi người bệnh có kiến thức về ĐTĐ thì họ sẽ có
khả năng chăm sóc tốt hơn cho bản thân đồng thời tăng hiệu quả điều trị và góp

phần làm giảm các biến chứng, giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong. Cho đến nay các
nghiên cứu đánh giá về các nội dung liên quan đến vấn đề tự chăm sóc của người
bệnh ĐTĐ vẫn cịn rất ít. Chính vì vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cứu: “Thực
trạng kiến thức về tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị
tại Trung tâm Y tế Thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh năm 2022”


2

Mục tiêu nghiên cứu
1. Mô tả thực trạng kiến thức về tự chăm sóc của người bệnh đái tháo
đường type 2 điều trị tại Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh năm
2022.
2. Đề xuất một số giải pháp tăng cường kiến thức về tự chăm sóc của
người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị tại Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
tỉnh Quảng Ninh.


3

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 . Cơ sở lý luận
1.1.1. Đại cương về Đái tháo đường
1.1.1.1.

Định nghĩa đái tháo đường

Đái tháo đường thuộc nhóm bệnh lý chuyển hoá đặc trưng do tăng đường
huyết với sự khiếm khuyết quá trình tiết Insulin, khiếm khuyết hoạt động của

insulin, hoặc cả hai. Tăng Glucose máu mãn tính trong đái tháo đường sẽ gây các
tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần
kinh, tim và mạch máu [4].
1.1.1.2.

Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường type 2

Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường type 2 của Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ
(ADA) (5) dựa vào một trong bốn tiêu chuẩn sau:
- Glucose huyết tương lúc đói (Fasting Plasma Glucose-FPG) ≥ 126
mg/dL(hay7mmol/L). Bệnh nhân phải nhịn ăn (khơng uống nước ngọt, có thể
uống nước lọc, nước đun sơi để nguội ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua
đêm từ 8-14 giờ), hoặc:
- Đường huyết ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp đường
huyết uống 82,5g (oral glucose tolerance test-OGTT) ≥ 200 mg/dL (hay 11,1
mmol/L). Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo
hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: Bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm trước khi
làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 82,5g glucose, hòa
tan trong 250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó bệnh nhân
ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày.
- HbAlc > 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở
phịng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng đường huyết hoặc mức
đường huyết ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). Nếu khơng có
triệu chứng kinh điển của tăng đường huyết (bao gồm tiểu nhiều, uống nhiều, ăn
nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), xét nghiệm ở trên cần được thực hiện lặp


4


lại lần 2 để xác định chẩn đốn chính xác. Thời gian thực hiện xét nghiệm lần 2
sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.
Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, nên dùng phương pháp đơn giản và
hiệu quả để chẩn đoán đái tháo đường là định lượng đường huyết lúc đói 2 lần
≥126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Nếu HbAlc được đo tại phòng xét nghiệm được
chuẩn hóa quốc tế, có thể đo HbA1C 2 lần để chẩn đoán ĐTĐ [6].
1.1.1.3.

Yếu tố nguy cơ gây ra đái tháo đường type 2

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ năm 2019 (7) các yếu tố nguy cơ gây
bệnh đái tháo đường type 2 bao gồm:
 Tuổi: Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ, tim mạch và đột quỵ ngày
càng cao. ĐTĐ type 2 thường gặp ở người trên 45 tuổi và đang tăng lên đáng kể
ở trẻ em và thanh thiếu niên.
 Chủng tộc: Các nhóm chủng tộc khác nhau có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ
type 2 khác nhau, trong đó người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc
Á có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cao hơn.
 Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền ảnh hưởng mạnh trong bệnh ĐTĐ type
2, tỷ lệ cùng bị ĐTĐ của hai người sinh đôi cùng trứng là 90%, hầu hết người
ĐTĐ type 2 đều có thân nhân bị ĐTĐ.
 Tiền sử ĐTĐ thai kỳ: Những phụ nữ có tiền sử ĐTĐ thai kỳ có nguy cơ
mắc ĐTĐ type 2 cao gấp 7 lần những phụ nữ không mắc ĐTĐ trong thai kỳ.
 Tăng huyết áp: tăng huyết áp là bệnh lý đi kèm thường gặp nhất và là một
trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tử vong và tàn tật, đặc biệt ở những
người mắc bệnh ĐTĐ. 75% người bệnh ĐTĐ có tăng huyết áp và người bệnh
tăng huyết áp có nguy cơ mắc ĐTĐ gấp 2,5 lần sau 5 năm chẩn đoán tăng huyết
áp so với người không mắc bệnh.
 Môi trường và lối sống: Yếu tố này ảnh hưởng tới sự gia tăng tỷ lệ ĐTĐ
type 2 liên quan đến béo phì, ăn các loại thực phẩm giàu năng lượng, giàu

carbohydrat, uống nhiều rượu/bia và ít vận động. Tỷ lệ mắc ĐTĐ type 2 ở những
người thừa cân, béo phì (BMI≥23) cao gấp 1,52 lần so với những người có BMI
bình thưởng (18,5

5

nơng thơn. Những người hoạt động thể lực nhiều có tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ thấp
hơn đáng kể so với người có lối sống tĩnh tại.
 Hút thuốc: Yếu tố này làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn 45% so với
người không hút thuốc và nguy cơ vẫn cao sau 10 năm ngừng hút thuốc [2].
1.1.1.4.

Biến chứng của đái tháo đường type 2

Đái tháo đường nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ tiến
triển nhanh và xuất hiện các biến chứng ảnh hường tới người bệnh. Những biến
chứng này có thể gây tử vong cho người bệnh.
Biến chứng cấp tính:
- Nhiễm toan ceton được biết đến là tình trạng trầm trọng của rối loạn
chuyển hố glucid do thiếu insulin nặng gây ra tình trạng tăng đường huyết, tăng
phân huỷ lipid, tăng sinh thể ceton gây tình trạng toan hố máu. Đây cũng chính
là ngun nhân mà người bệnh phải nhập viện đồng thời cũng là nguyên nhân
gây tử vong cao nhất trong các biến chứng cấp tính của ĐTĐ.
- Tăng áp lực thẩm thấu là tình trạng rối loạn chuyển hóa đưởng nặng do
đường huyết tăng cao, người bệnh có biểu hiện rối loạn ý thức từ lơ mơ đến hôn
mê. Thường gặp ở người bệnh ĐTĐ type 2 cao tuổi (trên 60 tuổi), tỷ lệ tử vong
rất cao (30-50%). Nguyên nhân tử vong thường do biến chứng như tắc mạch, phù
não hoặc trụy mạch.
- Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính rất nguy hiểm ở người bệnh ĐTĐ,

có thể dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
- Nhiễm toan acid lactic là một rối loạn chuyển hóa năng lượng thường gặp
khi có rối loạn cung cấp oxy tổ chức, acid lactic tăng lên ở các tổ chức như: cơ,
xương. Tỷ lệ tử vong rất cao (trên 50% các trường hợp) [2],[6].
Biến chứng mãn tính:
- Biến chứng tim và mạch máu: ĐTĐ type 2 làm tăng nguy cơ bị bệnh tim
mạch, bệnh mạch vành với cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch
máu não, xơ vữa động mạch và tăng huyết áp. Theo Hiệp hội tim mạch Mỹ,
khoảng 75% người bệnh mắc bệnh ĐTĐ tử vong do biến chứng tim mạch.
- Biến chứng thần kinh: Đường huyết tăng cao có thể gây tổn thương thành
mạch máu, mao mạch nuôi dưỡng những sợi thần kinh, đặc biệt ở chân. Tổn


6

thương những sợi thần kinh kiểm sốt việc tiêu hóa có thể gây buồn nơn, nơn,
tiêu chảy hay táo bón. Đối với đàn ơng, có thể bị rối loạn cương dương.
- Biến chứng thận: Khi đường huyết tăng cao gây tổn thương tế bào vi
mạch thận, giảm chức năng lọc, bài tiết nước tiểu của thận. Bệnh nặng dẫn đến
suy thận và hủy hoại chức năng thận.
- Biến chứng mắt: Đường trong mạch máu cao, khiến cho những mạch máu
nhỏ tại võng mạc bị nghẽn, có thể bị vỡ gây tấy đỏ, sưng gây tổn thương mắt
(bệnh võng mạc). ĐTĐ type 2 cũng làm tăng nguy cơ bị các bệnh lý mắt khác
như đục thủy tinh thể, glaucoma.
- Biến chứng chân: Tổn thương thần kinh ở chân và giảm tưới máu chân
làm tăng nguy cơ biến chứng chân. Tổn thương thần kinh ngoại vi dễ dẫn đến
nhiễm trùng, hoại tử, gây loét và có thể phải cắt cụt chi để bảo tồn tính mạng
người bệnh.
- Tổn thương ở da và miệng: ĐTĐ type 2 có thể làm cho da dễ bị nhiễm
trùng hay nhiễm nấm, viêm lợi.

- Loãng xương: ĐTĐ type 2 có thể làm giảm đậm độ xương hơn bình
thường, tăng nguy cơ lỗng xương.
- Bệnh Alzheimer: Đường huyết khơng được kiểm sốt sẽ làm tăng nguy cơ
bị bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ do mạch máu [3],[6].
1.1.2. Tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2
1.1.2.1.

Khái niệm

Tự chăm sóc
Theo Tổ chức Y tế thế giới (1983) tự chăm sóc là các hoạt động cá nhân,
thực hiện để tăng cường sức khoẻ, giúp ngăn ngừa bệnh tật đồng thời hạn chế
được bệnh tật và phục hồi sức khoẻ.
Ngồi ra, các nghiên cứu khác cịn đưa ra khái niệm tự chăm sóc là thực
hành các hoạt động mà cá nhân khởi xướng với việc thực hiện các hoạt động để
duy trì sự sống, đảm bảo sức khoẻ cả về thể chất và tình thần. Tự chăm sóc cũng
chính là q trình học tập và tự định hướng các hoạt động chăm sóc của cá nhân.
Khi thực hiện hoạt động này có hiệu quả thì việc tự chăm sóc có tác động tốt đến
chất lượng cuộc sống, sức khoẻ của người bệnh [8],[9].


7

Tự chăm sóc ở người bệnh ĐTĐ
Tự chăm sóc ở người bệnh ĐTĐ là một quá trình phát triển kiến thức với
việc tập sống chung với bản chất phức tạp của căn bệnh này. Việc chăm sóc hàng
ngày ở người bệnh ĐTĐ được thực hiện bởi chính người đó hoặc có thể được hỗ
trợ từ thành viên trong gia đình. Vì thế việc học tập các kỹ năng tự chăm sóc có
vai trị quan trọng đối với những trường hợp này. Nhu cầu cầu tự chăm sóc của
người bệnh ĐTĐ khơng chỉ giới hạn ở việc kiểm sốt và duy trì hàm lượng

đường huyết trong cơ thể, mà người bệnh cịn phải thực hiện các hoạt động để
ngăn ngừa tình trạng biến chứng, hạn chế khuyết tật kèm theo phục hồi chức
năng.
Có bảy hành vi tự chăm sóc ở những người bệnh ĐTĐ bao gồm: ăn uống
lành mạnh và hợp lý, hoạt động thể chất, theo dõi lượng đường trong máu, tuân
thủ sử dụng thuốc, kỹ năng giải quyết vấn đề tốt, kỹ năng đối phó và giảm thiểu
rủi ro có mối tương quan tích cực với kiểm sốt đường huyết tốt, giảm biến
chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống [10],[11].
1.1.2.2.

Các nội dung tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2

Theo hướng dẫn của Hiệp hội Đái tháo đường thế giới IDF (2017) [2],[4],
[5], Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (2017), Hiệp hội Đái tháo đường Canada
(2018) thì để tự chăm sóc đúng cách, người bệnh ĐTĐ nên tuân thủ các nội dung:
* Sử dụng thuốc
Nền tảng cơ bản của quản lý ĐTĐ chính là lối sống lành mạnh. Tuy nhiên,
trong khoảng từ 2 đến 3 tháng đầu thì việc kiểm sốt hàm lượng đường huyết
bằng cách thay đổi lối sống sẽ mang lại ít hiệu quả. Cho nên cần kết hợp cùng
với thuốc để làm tốt điều này. Sử dụng thuốc cho người bệnh ĐTĐ type 2 có thể
đồng thời giúp kiểm sốt đường huyết trong cơ thể và giảm chỉ số HbA1C từ 0,5
đến 2% [12].
* Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày được xếp vào hoạt động quan trọng nhất
trong điều trị ĐTĐ với mục đích đảm bảo cung cấp đủ số lượng và chất lượng
các thành phần dinh dưỡng cho người bệnh. Đồng thời chế độ dinh dưỡng phù


8


hợp còn giúp điều chỉnh đường huyết về mức an tồn. Thêm vào đó, khi người
bệnh ĐTĐ thực hiện chế độ ăn hợp lý sẽ duy trì được cân nặng mong muốn đảm
bảo cho người bệnh có một sức khoẻ tốt để hoạt động, học tập và làm việc cá
nhân.
Người bệnh ĐTĐ cần đảm bảo cung cấp đủ năng lượng để giữ cân nặng
cơ thể ở mức độ bình thường. Nhưng đối với trường hợp người bệnh gặp tình
trạng béo phì có thể cần giảm từ 3 đến 7% trọng lượng cơ thể để giúp cho việc
cải thiện cũng như kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Chế độ ăn của người bệnh ĐTĐ cần đảm bảo cung cấp cân đối giữa năng
lượng của các chất dinh dưỡng như protien, lipid, glucid, vitamin và khoáng chất.
Những thành phần này cần áp dụng theo tỷ lệ: protein = 15 – 20% năng lượng
khẩu phần, lipid = 20 – 35% năng lượng khẩu phần, glucid = 55%.
* Hoạt động thể lực
Là hoạt động co cơ của cơ thể giúp tăng tiêu hóa năng lượng hơn đối với
trạng thái tĩnh. Những hoạt động tự ý có thể được sắp xếp, lặp đi lặp lại của cơ
thể giúp cải thiện và duy trì tình trạng sức khoẻ. Hoạt động thể lực cịn tăng khả
năng thích ứng về tim mạch, hô hấp cơ, cũng như độ dẻo dai của cơ thể.
Các hình thức thực hiện hoạt động thể lực:
 Bài tập thể dục nhịp điệu: hoạt động này giúp người bệnh ĐTĐ giảm được
hàm lượng cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt trong cơ thể. Hơn nữa, kết quả
này cũng tốt cho tim mạch, giảm huyết áp. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ
khuyến cáo, người bệnh nên tập thể dục nhịp điệu với cường độ vừa phải trong
khoảng thời gian 30 phút/ngày và tần suất 5 ngày trên một tuần để có hiệu quả
tốt.
 Bài tập rèn luyện cơ bắp giúp cải thiện tình trạng isulin, giảm glucose máu
và hỗ trợ cơ xương hiệu quả. Các bài tập cơ bắp nên được thực hiện ít nhất 2
ngày một tuần với cường độ vừa phải. Khi thực hiện bài tập này, người bệnh cần
chú ý khơng được nín thở hoặc sử dụng dụng cụ luyện tập quá nặng. Điều đó có
thể khiến cho huyết áp tăng cao đột ngột.



9

 Bài tập co giãn linh hoạt như yoga, thái cực quyền… Các bài tập này nên
thực hiện khoảng từ 5 đến 10 phút. Trong quá trình tập người bệnh ĐTĐ cần co
giãn cơ vừa phải và nếu cảm thấy đau cần phải dừng hoạt động ngay [12],[13].
* Tự theo dõi đường huyết
Theo dõi đường huyết ở người bệnh ĐTĐ đóng vai trị khá quan trọng, từ
đó giúp người bệnh kiểm soát bệnh tốt hơn, đánh giá được phản ứng của người
bệnh với phương thức điều trị cũng như mục tiêu trong tự chăm sóc của người
bệnh có đạt được hay không. Tần suất theo dõi chỉ số đường huyết của người
bệnh tuỳ thuộc vào giai đoạn cũng như mức độ bệnh: nếu người bệnh mới được
chẩn đoán bệnh và kiểm sốt đường huyết bằng thay đổi lối sống thì nên tự theo
dõi đường huyết từ 2 đến 3 tuần/lần. Nếu người bệnh đang sử dụng thuốc điều trị
thì nên theo dõi đường huyết từ 4 đến 6 lần/ngày, hoặc người bệnh đang dùng
thuốc insulin và đường huyết ổn định thì thực hiện 3 ngày/lần. Nếu người bệnh
tiêm insulin nhiều mũi hoặc bệnh lý đang ở giai đoạn cấp tính thì cần theo dõi từ
4 đến 6 lần/ngày để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, đồng thời
giúp điều chỉnh quá trình điều trị phù hợp [9],[14].
- Các thời điểm có thể thực hiện đo đường huyết: trước bữa ăn sáng (nhịn
ăn), hai giờ sau bữa ăn, trước hoặc sau khi tập thể dục, buổi tối trước khi đi ngủ.
- Thường xuyên kiểm tra đường huyết trong các trường hợp: Tăng hoặc
giảm hoạt động thể lực, căng thẳng về tâm lý, có thay đổi thói quen hàng ngày
như ăn uống, đi công tác, du lịch ..., thay đổi hoặc điều chỉnh thuốc hạ đường
huyết, có các dấu hiệu của tăng đường huyết, ra mồ hôi đêm hoặc đau đầu vào
buổi sáng [3].
* Chăm sóc bàn chân
- Kiểm tra bàn chân hàng ngày ở các vị trí như kẽ chân, kẽ móng để xem
có vết xước, vết chai sạn, vết rộp… Thêm vào đó, người bệnh nên kiểm tra xem
da có bị khơ nứt, đỏ, hoặc căng và nóng khi sờ vào các vùng của bàn chân.

- Vệ sinh bàn chân sạch sẽ: sử dụng nước ấm (khoảng 700C là tốt nhất) để
rửa chân mỗi ngày. Người bệnh nên chú ý lau chân thật khô, nhẹ nhàng, không
cọ xát mạnh. Cắt móng tay, móng chân thường xuyên, cắt móng thẳng ngang
tránh cắt quả sát phần da và khơng cắt vào khóe móng.


1

- Bảo vệ đôi chân với giày kèm theo tất để giữ ấm, tất mềm mại và được
dệt bằng sợi tự nhiên, khơng có đường may. Thay tất sạch và khô mỗi ngày.
- Sát trùng da: khi bị trầy xước da, cần rửa chân sạch bằng nước ấm, thoa
dung dịch sát trùng, rồi băng lại bằng gạc vô trùng. Nếu vết thương lâu lành cần
đi khám bác sĩ để được tư vấn.
- Uống nhiều nước: bệnh ĐTĐ thường gây tiểu nhiều làm người bệnh mất
nước. Vì vậy, người bệnh cần uống nhiều nước, có thể hơn 2 lít nước/ngày để bù
đắp lượng nước thiếu hụt và giúp da luôn được tươi tắn khỏe mạnh [3],[15],[16].
* Vệ sinh răng miệng
Người bệnh cần thực hiện đánh răng ít nhất 2 lần một ngày. Và thường
xuyên khám nha khoa định kỳ.
* Hút thuốc lá
Người bệnh ĐTĐ type 2 không được sử dụng thuốc lá bao gồm cả thuốc
lá điện tử.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam
1.2.1.1. Tình hình đái tháo đường trên thế giới
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (2016) cho thấy tốc độ phát triển
bệnh ĐTĐ đang tăng rất nhanh. Số lượng người trên thế giới mắc ĐTĐ đã tăng
gấp 4 lần so với năm 1980. Còn theo Hiệp hội Đái tháo đường thế giới thì ĐTĐ
là một trong những trường hợp khẩn cấp về sức khoẻ toàn cầu của thế kỷ 21. Sự
gia tăng số lượng người mắc bệnh ĐTĐ dẫn đến tăng đáng kể tỷ lệ tử vong cũng

như chi phí y tế trên tồn thế giới. Tỷ lệ hiện mắc (chuẩn hóa theo độ tuổi) ĐTĐ
đang gia tăng ở tất cả các khu vực. Tổng số người mắc ĐTĐ, trong độ tuổi 18-99,
trong bảy vùng IDF ước tính là: 162 triệu ở Tây Thái Bình Dương; 84 triệu ở
Đông Nam Á; 66 triệu ở châu Âu; 49 triệu ở Bắc Mỹ và Caribbean; 36 triệu ở
Trung Đông và Bắc Phi; 32 triệu ở Nam và Trung Mỹ; và 16 triệu ở Châu Phi.
Các quốc gia thu nhập thấp có tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ thấp nhất trong khi các nước
thu nhập trung bình có bệnh tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Gần một nửa trong số 4
triệu người chết do bệnh ĐTĐ ở độ tuổi dưới 60 tuổi [11].
Tại Đông Nam Á, số người mắc ĐTĐ chiếm 19% (84 triệu) so với tổng số
người mắc bệnh trên thế giới. Trong đó, có hơn một nửa trường hợp được chẩn


1

đốn và điều trị. Cho đến năm 2045 thì con sẽ này ước tính sẽ tăng lên 156 triệu.
Bệnh ĐTĐ tăng nhanh ở các nước có tốc độ phát triển nhanh chẳng hạn như Ấn
Độ (70,2 triệu). Đông Nam Á có số ca tử vong do bệnh ĐTĐ đứng thứ hai thế
giới với 1.3 triệu người. Tổng chi phí Y tế cho bệnh ĐTĐ ở khu vực này là 9,7 tỷ
USD (2017) [17].
1.2.1.2. Tình hình đái tháo đường ở Việt Nam
Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2015, Việt Nam có khoảng 3.5
triệu người mắc ĐTĐ, tương đương 6% dân số trưởng thành. Cứ 08 người, sẽ có
một người trưởng thành ở Việt Nam bị tiền ĐTĐ hoặc ĐTĐ. Trong đó, ngành y
tế mới quản lý được 28,9%; còn 68,9% số người chưa được phát hiện và có tới
hơn 71% số người chưa được điều trị. Tổng chi phí chăm sóc sức khỏe cho bệnh
ĐTĐ ở Việt Nam là 765,6 triệu USD, trong đó chi phí y tế cho mỗi người mắc
bệnh ĐTĐ trung bình là 216,6 USD [3] .
Năm 2017 điều tra tồn tỉnh Thái Bình tại 15 xã, phường tỷ lệ ĐTĐ type 2
trong độ tuổi 30 - 69 là 4,3%, khu vực thành phố là 6,5%, khu vực làng nghề
5,2%, khu vực thị trấn 3,5% và khu vực thuần nông 2,4%. Tỷ lệ ĐTĐ type 2 tăng

dần theo tuổi, cao nhất ở nhóm trên 60 tuổi là 7,51% [12].
Bệnh ĐTĐ type 2 đã và đang là một vấn nạn của xã hội bởi những hệ lụy
của nó. Bệnh rất nguy hiểm, đe dọa đến tình trạng sức khỏe, tính mạng mọi
người bởi gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Theo IDF(2017) cứ 10 người
có 6 người bị biến chứng do ĐTĐ [10].
1.2.2. Nghiên cứu kiến thức về tự chăm sóc của người bệnh đái tháo
đường type 2
Nghiên cứu trên thế giới
Một nghiên cứu được thực hiện năm 2016 đánh giá kiến thức và thực hành
tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 ở Karnataka. Kết quả nghiên
cứu ở 400 người bệnh ĐTĐ type 2 cho thấy có 24% số người bệnh có kiến thức
tốt về tự chăm sóc, 59% có kiến thức trung bình và 17% có kiến thức kém. Trong
số đó, hơn 70% người bệnh khơng biết rằng bệnh thần kinh, nhiễm trùng da và
các vấn đề về mắt có thể là một trong những biến chứng của bệnh ĐTĐ. Đặc
biệt, có khoảng 99,5% số người bệnh tham gia vào nghiên cứu này không kiểm
tra bàn chân và giày dép hàng ngày [15].


1

Nghiên cứu mô tả cắt ngang về kiến thức và thực hành tự chăm sóc bản
thân của bệnh nhân ĐTĐ type 2 ở hai bang của Nigeria trên 380 người bệnh cho
kết quả kiến thức tự chăm sóc bệnh tiểu đường nhìn chung trong nhóm dân số
được nghiên cứu khá cao. Tình trạng học vấn, thu nhập hàng tháng, thời gian
mắc bệnh tiểu đường và thái độ tiêu cực với tình trạng bệnh liên quan đến kiến
thức tự chăm sóc [10].
Nghiên cứu về kiến thức và thực hành chăm sóc bản thân về bệnh đái tháo
đường ở những người bệnh đái tháo đường type 2 tại các cơ sở chăm sóc sức
khỏe đại học được chọn ở ven biển Karnataka từ tháng 01 đến tháng 03 năm và
được thực hiện trên 166 người bệnh cho kết quả: có hơn 65% có kiến thức về các

khía cạnh khác nhau của bệnh tiểu đường. Tổng điểm trung bình của các thực
hành tự chăm sóc ở những người tham gia khơng và có điều trị insulin chuyên
sâu lần lượt là 6,25±1,25SD và 6,20 ± 1,01SD. Nghiên cứu này còn nhấn mạnh
sự cần thiết phải tăng cường các sáng kiến liên quan đến việc nâng cao nhận thức
về bệnh tiểu đường và cải thiện các thực hành tự chăm sóc liên quan đến bệnh
tiểu đường [15].
Nghiên cứu ở Ethiopia trên 375 người bệnh có 235 (63,3%) có kiến thức
tốt, 221 (59,6%) có thái độ tích cực và 201(54,2%) có thực hành tốt về tự chăm
sóc bản thân đối với bệnh tiểu đường. Trình độ học vấn, thu nhập hàng tháng,
thời gian mắc bệnh, các bệnh đi kèm có liên quan đến thái độ của người bệnh.
Tuổi, trình độ học vấn, thu nhập hàng tháng có liên quan đáng kể với việc thực
hành chăm sóc của người bệnh [18].
Nghiên cứu ở Việt Nam
Một nghiên cứu thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang trên 105
người bệnh ĐTĐ khó kiểm sốt điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trung ương Thái
Nguyên năm 2019 và kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người bệnh có kiến thức
tự chăm sóc đạt là 30,5; khơng đạt chiếm tới 69,5% [19].
Nghiên cứu về kiến thức, thực hành chế độ ăn tại Bệnh viện Đa khoa Kiên
Giang năm 2014 và điểm đánh giá theo thang điểm 10. Kết quả nghiên cứu cho
thấy tỷ lệ đối tượng có kiến thức đạt là 29,8%và kiến thức chưa đạt là 70,2%.
Nhóm đối tượng có thái độ tích cực chiếm 96,2% nhóm có thái độ chưa tích cực


1

chiếm 3,8%. Nhóm thực hành đạt chiếm 45% và nhóm thực hành chưa đạt chiếm
55%. Tỷ lệ NB có kiến thức và thực hành đạt chưa cao [9].
Đánh giá kiến thức, thái độ hành vi về chế độ dinh dưỡng và luyện tập của
người bệnh ĐTĐ type 2 tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hooc Môn năm 2019
với

600 trường hợp ĐTĐ type 2. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 46,8% người bệnh
trả lời đúng các câu hỏi kiến thức về chế độ dinh dưỡng, chỉ có 3% người bệnh
trả lời đúng các câu hỏi kiến thức về chế độ luyện tập cho người bệnh ĐTĐ. Tỷ
lệ người bệnh có thái độ đúng về chế độ dinh dưỡng và chế độ luyện tập khá cao,
chiếm 78%. Tuy nhiên chỉ có 26,1% người bệnh có hành vi đúng về bệnh ĐTĐ.
Nghiên cứu cho thấy còn khá nhiều người bệnh chưa có chế độ ăn hợp lý, vẫn
cịn 70,5% người bệnh khơng tham gia thể thao và chỉ có 43,8% người bệnh biết
tự theo dõi đường huyết của mình [20].
Nghiên cứu về kiến thức, thực hành dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ type
2 điều trị nội trú tại Bệnh viện Xanh Pôn năm 2018 trên 150 người bệnh. Kết quả
cho thấy tỷ lệ đối tượng tham gia nghiên cứu đạt kiến thức khá cao (87,42%).
Tuy nhiên tỉ lệ thực hành đạt lại khá thấp (35,76%). Nhóm bệnh nhân có tiền sử
gia đình cũng bị ĐTĐ và chế độ ăn nấu riêng có tỉ lệ đạt thực hành cao hơn nhóm
khơng có tiền sử gia đình mắc ĐTĐ và có chế độ ăn chung với gia đình so với
những người khác [21].


1

CHƯƠNG 2
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
2.1 Giới thiệu về Trung tâm y tế
Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên là Trung tâm Y tế tuyến huyện. Vị trí
nằm gần trục đường chính Quảng Yên - Hạ Long, địa chỉ tại thôn Cửa Tràng, xã
Tiền An, thị xã Quảng Yên, là Trung tâm kết nối các khu dân cư đông đúc của
Quảng Yên và các khu vực lân cận.

Hình 0.1: Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
Đặc điểm Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên:
- Được thành lập theo Quyết định số 1328/QĐ-UBND ngày 29/4/2016 của

UBND tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên và
Bệnh viện Đa khoa thị xã Quảng Yên;
- Là Bệnh viện hạng III; Lĩnh vực hoạt động chuyên môn: Đa khoa.
- Được Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh cấp phép hoạt động và được phê duyệt
danh mục kỹ thuật.
- Đã được Sở Tài Nguyên Môi trường tỉnh Quảng Ninh cấp giấy chứng
nhận chủ nguồn thải chất thải nguy hại và được cấp phép xả thải.
- Đã thực hiện bảo hiểm nghề nghiệp.



×