Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Thực trạng rối loại giấc ngủ ở người bệnh ung thư đang điều trị tại khoa xạ trị xạ phẫu, viện ung thư bệnh viện trung ương quân đội 108

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.56 KB, 56 trang )

i
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành được chuyên đề tốt nghiêp này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn
chân thành đến Ban giám hiệu, các quý thầy cô trường Đại học Điều dưỡng
Nam Định đã nhiệt tình giảng dạy truyền đạt những kiến thức, giúp đỡ tơi trong
suốt q trình học tập, nghiên cứu và thực hiện chuyên đề.
Tôi xin trân thành cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội
108 và các phịng ban có liên quan đã tạo điều kiện cho tơi học tập và hồn thiện
chun đề.
Xin trân thành cảm ơn các bác sỹ, điều dưỡng làm việc tại Khoa Xạ trị Xạ phẫu, Viện ung thư – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã giúp đỡ tơi
trong suốt q trình thu thập số liệu.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Thạc sỹ Nguyễn Thị
Thanh Huyền - Cô đã dành nhiều thời gian quý báu để truyền đạt cho tôi những
kiến thức chun mơn và trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành chuyên đề tốt
nghiệp Điều dưỡng chuyên khoa I.
Cuối cùng tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã ủng hộ và giúp đỡ tơi nhiệt
tình trong q trình học tập và nghiên cứu của mình.
Xin chân trọng cảm ơn!
Nam Định, ngày

tháng

năm 2022

Học viên

Nguyễn Đình Văn


ii
LỜI CAM ĐOAN


Tơi là Nguyễn Đình Văn - Lớp Điều dưỡng CK1- Nội khoa Khóa 9 xin
cam đoan đây là cơng trình của riêng tơi, do chính tơi thực hiện, tất cả các số
liệu trong báo cáo chưa được công bố trong bất cứ cơng trình nào khác. Nếu có
điều gì sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm
Nam Định, ngày

tháng

năm 2022

Người viết cam đoan

Nguyễn Đình Văn


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................iv
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...................................................3
1.1. Cơ sở lý luận................................................................................................3
1.1.1. Đại cương về ung thư............................................................................3
1.1.2. Tổng quan về giấc ngủ và rối loạn giấc ngủ.........................................9
1.2. Cơ sở thực tiễn...........................................................................................16
1.2.1. Tình hình ung thư trên Thế giới và Việt Nam.....................................16
1.2.2. Tình trạng rối loạn giấc ngủ ở người bệnh ung thư trên Thế giới và
Việt Nam........................................................................................................17
Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT..............................................19

2.1. Giới thiệu sơ lược về Khoa Xạ trị - Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện
Trung ương Quân đội 108.................................................................................19
2.2. Thực trạng rối loạn giấc ngủ ở người bệnh ung thư đang điều trị tại Khoa
Xạ trị - xạ phẫu, Viện Ung Thư, Bệnh viện trung ương quân đội 108 năm
2022...................................................................................................................22
2.2.1. Đối tượng và phương pháp khảo sát...................................................22
2.2.2. Kết quả khảo sát..................................................................................23
Chương 3: BÀN LUẬN........................................................................................30
3.1. Thực trạng vấn đề khảo sát........................................................................30
3.1.1. Đặc điểm của đối tượng khảo sát........................................................30
3.1.2. Thực trạng rối loạn giấc ngủ...............................................................31


3.2. Đề xuất một số giải pháp cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ ở người
bệnh ung thư điều trị tại Khoa Xạ trị - xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện
Trung ương Quân đội 108.................................................................................33
3.2.1. Thuận lợi và khó khăn.........................................................................33
3.2.2. Đề xuất giải pháp cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ ở người bệnh
ung thư...........................................................................................................35
KẾT LUẬN..........................................................................................................37
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP........................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC: BỘ CÂU HỎI


i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. DSM-IV (Diagnostic and Statistical

Cẩm nang chẩn đoán và thống kê các


Manual of Mental Disorders):

rối loạn tâm thần

2. IARC (International Agency

for

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế

Research on Cancer):
3. ICSD (International Classification of

Phân loại Quốc tế về rối loạn giấc ngủ

Sleep Disorders):
4. NREM (Non- Rapid Eye Movement):

Trạng thái ngủ khơng có
chuyển động nhãn cầu nhanh

5. REM (Rapid-Eye Movement):

Trạng thái ngủ có chuyển động
nhãn cầu nhanh

6. TNF(Tumo necrosis factor):

Yếu tố hoại tử u


7. ISI (Insomnia Severity Index):

Thang đo rối loạn giấc ngủ

8. PSQI (Pittsburgh Sleep Quality
Index):

Thang đo chất lượng giấc ngủ


i
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Đặc điểm chung của người bệnh.........................................................23
Bảng 2.2: Bảng phân bố người bệnh theo loại ung thư và giai đoạn bệnh..........25
Bảng 2.3: Phương pháp điều trị ung thư ngoài xạ trị của người bệnh.................25
Bảng 2.4: Tiền sử của người bệnh ung thư..........................................................26
Bảng 2.5: Chất lượng giấc ngủ của người bệnh ung thư theo PSQI....................26
Bảng 2.6: Tình trạng sử dụng thuốc ngủ của người bệnh ung thư.......................27
Bảng 2.7: Biểu hiện rối loạn giấc ngủ của người bệnh ung thư theo ISI.............27
Bảng 2.8: Mức độ hài lòng của người bệnh ung thư về giấc ngủ theo ISI..........28
Bảng 2.9: Mức độ ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ đến chất lượng cuộc sống
theo ISI...............................................................................................28
Bảng 2.10: Mức độ lo lắng của người bệnh về giấc ngủ theo ISI........................28
Bảng 2.11: Mức độ ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ đến hoạt động hằng ngày
của người bệnh theo ISI.....................................................................29
Bảng 2.12: Rối loạn giấc ngủ của người bệnh ung thư theo ISI..........................29


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư là một trong những bệnh không lây nhiễm gây tử vong cao và
đang trở thành gáng nặng lớn tại các nước trên Thế giới, đặc biệt là ở các nước
nghèo, các nước đang phát triển. Theo thống kê, năm 2018 có khoảng 18,1 triệu
ca ung thư mới và 9,6 triệu ca tử vong do ung thư [9]. Tại Việt Nam, theo thống
kê của Globocan (2020), ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong
do ung thư. Cứ 100.000 người có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106
người tử vong do ung thư.
Rối loạn giấc ngủ là một tình trạng khó đi vào giấc ngủ, khó ngủ lại
khi thức giấc vào ban đêm, tỉnh dậy q sớm và khơng có khả năng tiếp tục
ngủ [59]. Rối loạn giấc ngủ là triệu chứng hay gặp trên người bệnh ung
thư. Rối loạn giấc ngủ gây ra nhiều hậu quả khác nhau như: Giảm hoạt động
ban ngày, mệt mỏi, giảm hiệu quả điều trị, giảm chức năng miễn dịch [59],
giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, tăng nguy cơ trầm cảm [32],
tăng tỷ lệ tử vong, tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt [53],[59],[64].
Rối loạn giấc ngủ là triệu chứng hay gặp trên người bệnh ung thư. Các
nghiên cứu cho thấy, người bệnh ung thư đang điều trị có rối loạn giấc ngủ
chiếm tỷ lệ cao từ 50 – 70% [32], [52]. Cụ thể: nghiên cứu của Marita và
Pandey (2016), thực hiện trên 205 người bệnh ung thư có 71,21% người bệnh
ung thư có rối loạn giấc ngủ, khó đi vào giấc ngủ chiếm 49,26%, khó duy trì
giấc ngủ là 54,63%, thức dậy q sớm 42,43%, khơng hài lịng về giấc ngủ
hiện tại chiếm 42,43%, rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
chiếm 33,17%, lo lắng về giấc ngủ chiếm 33,65%, ảnh hưởng tới hoạt động
hằng ngày chiếm 41,95% [39]. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị
Múi (2018) tại trung tâm Ung bướu bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương, tỷ lệ
người bệnh ung thư có rối loạn giấc ngủ chiếm tỷ lệ cao 83,7% [5].
Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về rối loạn giấc ngủ trên
người bệnh ung thư [26],[48],[56], tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có nhiều



2

nghiên cứu về vấn đề này. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là bệnh viện
tuyến cuối với số lượng người bệnh điều trị ung thư khá đông. Tuy nhiên, hiện tại
bệnh viện vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá về tình trạng rối loạn giấc ngủ ở
người bệnh ung thư. Với mục đích cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cũng
như giấc ngủ cho người bệnh ung thư điều trị tại bệnh viện Trung ương Quân đội
108 chúng tôi tiến hành khảo sát chuyên đề: “Thực trạng rối loạn giấc ngủ ở
người bệnh ung thư đang điều trị tại Khoa Xạ trị - xạ phẫu, Viện Ung Thư,
Bệnh viện trung ương quân đội 108” nhằm hai mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng rối loạn giấc ngủ ở người bệnh ung thư đang điều trị tại
Khoa Xạ trị - xạ phẫu, Viện Ung Thư, Bệnh viện Trung ương quân đội
108 năm 2022
2. Đề xuất một số giải pháp cải thiện tình trạng rối loạn giấc ở người bệnh
ung thư đang điều trị tại Khoa Xạ trị - xạ phẫu, Viện Ung Thư, Bệnh viện
Trung ương quân đội 108.


3

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Đại cương về ung thư

 Định nghĩa
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân
sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức khơng tn theo
các cơ chế kiểm sốt về phát triển của cơ thể [2],[3].


 Cơ chế sinh bệnh
Cơ chế gen: Ung thư là một bệnh lý về gen, thông thường một tế bào
bình thường để chuyển sang tế bào ung thư phải trải qua một vài đột biến ở
một số gen nhất định. Quá trình này liên quan đến cả hệ thống gen sinh ung
thư (oncogene) và gen kháng ung thư (tumor suppressor gene). Hai loại gen
này có vai trị quan trọng trong quá trình sinh sản tế bào, sự biệt hóa tế bào và
q trình chết của tế được điều hòa một cách chặt chẽ để đảm bảo cho tính
tồn vẹn của cơ quan và tổ chức. Gen sinh ung thư mã hóa những protein
truyền những tín hiệu phân bào khi các gen này bị đột biến sẽ truyền tín hiệu
phân bào sai lạc mà cơ thể khơng kiểm soát được dẫn đến sinh ung thư. Gen
kháng ung thư mã hóa protein kiểm sốt phân bào theo hướng ức chế làm
giảm hoặc ngừng quá trình phân chia của tế bào khi phát hiện thấy có sự
sai hỏng về AND. Khi gen này bị bất hoạt do đột biến sẽ làm biến đổi tế bào
lành thành tế bào ác tính [3].
Cơ chế tế bào: Người trưởng thành trung bình có khoảng 1 triệu tỷ tế bào
xuất phát từ một trứng được thụ tinh. Số lượng tế bào mới trong cơ thể được
tạo bằng số lượng tế bào chết đi và luôn giữ ở mức hằng định (khoảng 1012
tế bào chết mỗi ngày và cần được thay thế). Khi ung thư tế bào sinh sản vô hạn
độ đã phá vỡ mức hằng định (tế bào sinh nhiều hơn tế bào chết) [3].
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào mà tế bào tăng sinh vô hạn độ


4

ngồi sự kiểm sốt của cơ thể. Cơ chế của tăng trưởng số lượng của các quần
thể tế bào có thể do chu trình tế bào được rút ngắn dẫn đến tăng số lượng tế
bào được tạo ra trong một đơn vị thời gian hoặc do giảm vận tốc tế bào chết
đi cũng đưa đến kết quả có nhiều tế bào được tạo ra hơn [3].
Sự tăng sinh vô hạn độ của tế bào ung thư còn liên quan đến cơ chế mất

sự ức chế tiếp xúc: Tế bào bình thường khi đang ở quá trình phân chia nếu
tiếp xúc với tế bào bình thường khác cũng đang phân bào thì quá trình phân
bào chấm dứt. Trong ung thư cơ chế này khơng cịn [3].

 Phân loại
Ung thư là từ chung mô tả trên 200 loại khác nhau được biết đến trên cơ
thể người chia làm 5 nhóm theo tên của tế bào mà chúng bắt đầu [3]:
Ung thư biểu mô
Ung thư mô liên kết
Ung thư hệ bạch huyết và đa u tủy
Ung thư tế bào máu
Ung thư não và tủy sống
Đa số ung thư là bệnh có biểu hiện mạn tính, có q trình phát sinh và
phát triển qua từng giai đoạn. Trừ một số nhỏ ung thư ở trẻ em có thể do đột
biến gen từ lúc bào thai cịn phần lớn các ung thư đều có giai đoạn tiềm tàng lâu
dài có khi hàng chục năm khơng có dấu hiệu gì trước khi phát hiện thấy dưới
dạng khối u, lúc này khối u phát triển nhanh và mới có các triệu chứng của bệnh.
Triệu chứng đau thường xuất hiện khi bệnh đã ở giai đoạn cuối [29].
Phân loại theo giai đoạn
Theo sự tiến triển của ung thư: tại chỗ, tại vùng, toàn thân.
Trong các phương pháp phân loại giai đoạn thì phân loại theo TNM của
Tổ chức chống ung thư quốc tế (UICC) chính xác hơn và nhiều thông tin hơn,
do vậy được áp dụng nhiều nhất.
Theo Tổ chức chống ung thư quốc tế (UICC) [21] có sự kết hợp kết quả
T, N, M và các yếu tố khác cụ thể đối với bệnh ung thư để xác định giai đoạn


5

ung thư cho mỗi người. Hầu hết các loại ung thư có bốn giai đoạn: giai đoạn I

(1) đến IV (4). Một số bệnh ung thư cũng có giai đoạn 0 (khơng).
-

Giai đoạn 0: Các tế bào bất thường có mặt nhưng không lây lan sang

các mô lân cận. Giai đoạn này của ung thư thường được chữa trị cao, hầu hết
được loại bỏ toàn bộ khối u bằng cách phẫu thuật.
-

Giai đoạn I: Giai đoạn này thường là một khối u nhỏ hoặc khối u không

phát triển sâu vào các mơ lân cận, nó cũng khơng lan rộng tới các hạch bạch
huyết hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Nó thường được gọi là ung thư giai
đoạn sớm.
-

Giai đoạn II và III: Các giai đoạn này cho thấy ung thư hoặc khối u lớn

hơn đã phát triển sâu hơn vào các mơ gần đó, chúng cũng có thể lan tới các hạch
bạch huyết nhưng không lan sang các phần khác của cơ thể.
-

Giai đoạn IV: Giai đoạn này có nghĩa là ung thư đã lan ra các cơ quan

khác hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Nó cũng thường được gọi là ung thư di
căn.

 Các phương pháp điều trị ung thư hiện nay
Có 3 phương pháp chính điều trị bệnh ung thư là điều trị tại chỗ (phẫu
thuật), tại vùng (xạ trị) và điều trị toàn thân (hóa chất, nội tiết, miễn dịch – sinh

học). Việc sử dụng một hay nhiều phương pháp tùy thuộc vào loại bệnh và giai
đoạn của bệnh ung thư.
Điều trị phẫu thuật: Có hai loại chỉ định chính là điều trị phẫu thuật triệt
can và tạm thời. Việc áp dụng chỉ định nào hoàn toàn phụ thuộc vào giai đoạn
bệnh. Tuy nhiên, nhiều ung thư khi phát hiện ra bệnh đã ở giai đoạn muộn (giai
đoạn II và IV) do đó hạn chế nhiều đến kết quả điều trị [3].
Phẫu thuật điều trị triệt căn trong ung thư có thể là phẫu thuật đơn độc với
những trường hợp bệnh ở giai đoạn sớm tổn thương khu trú chưa di căn xa hoặc
nằm trong kế hoạch điều trị phối hợp nhiều phương pháp. Chiến lược, chiến
thuật phối hợp như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh một
cách cụ thể chính xác trên mơi trường hợp. Phẫu thuật là phương pháp chính để


6

điều trị triệt căn cho nhiều bệnh ung thư như ung thư dạ dày, đại trực tràng, vú,
cổ tử cung.
Phẫu thuật điều trị tạm thời chỉ định cho những trường hợp bệnh ở giai
đoạn muộn tổn thương đã lan rộng. Căn cứ vào biến chứng do ung thư gây ra mà
phẫu thuật tạm thời cũng có các mục đích khác nhau:
+ Phẫu thuật lấy bỏ u tối đa khi khối u lớn dính việc cắt bỏ khối u triệt
để khó thực hiện có thể thực hiện việc cắt bỏ u tối đa. Việc làm này sẽ sẽ làm
giảm đáng kể khối lượng tổ chức ung thư tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng các
phương pháp điều trị bổ sung khác như xạ trị, hóa trị...
+ Phẫu thuật phục hồi sự lưu thông: làm hậu môn nhân tạo, nối vị tràng,
nối tắt hồi tràng - đại tràng, mở thông dạ dày, mở khí quản... Phẫu thuật cầm
máu thắt động mạch chậu trong ung thư cổ tử cung, thắt mạch cảnh trong thư vòm.
+ Phẫu thuật sạch sẽ chỉ định trong nhiều trường hợp như ung thư vú
giai đoạn muộn, có vỡ loét...
+ Phẫu thuật giảm đau: Phẫu thuật cắt cụt chi, tháo khớp trong ung thư

xương, cắt thần kinh chi phối vùng tổn thương…
Điều trị tia xạ: Điều trị tia xạ là sử dụng tia bức xạ ion hóa để điều trị ung
thư, là phương pháp điều trị thứ 2 sau phẫu thuật đã được áp dụng hơn 100 năm
nay. Có 2 loại điều trị tia xạ [11]:
+ Tia xạ ngồi: Nguồn phóng xạ nằm ngồi cơ thể gồm các máy điều trị
tia xạ như cobalt, gia tốc…Người ta phải thực hiện mô phỏng người bệnh trước
khi xạ trị. Sử dụng một máy X quang đặc biệt có tất cả tính năng của một máy
xạ trị, trừ nguồn phóng xạ được thay bằng đầu đèn phát tia X giúp xác định khu
vực sẽ được chiếu xạ (trường chiếu) trên người người bệnh, giúp cho việc điều
trị được chính xác hơn.
Trong thời đại ngày nay điều trị tia xạ đã có những tiến bộ vượt bậc đặc
biệt, các quang tử và âm điện tử năng lượng cao ngày được sử dụng nhiều hơn,
kỹ thuật tính liều và điều trị ngày càng tinh vi hơn. Với sự phát triển các kiến
thức sâu về vật lý phóng xạ, sinh học phóng xạ cùng với việc phát triển hệ thống


7

vi tính trong lập kế hoạch điều trị đã làm cho điều trị tia xạ chính xác hơn, hiệu
quả điều trị được tăng lên đáng kể góp phần chửa khỏi hơn 50% số ca ung thư
mới được chẩn đoán. Đây là phương pháp áp dụng rộng rãi nhất.
+ Tia xạ áp sát: Nguồn phóng xạ được đặt trong cơ thể người bệnh. Các
đồng vị phóng xạ được sử dụng là các nguồn mềm có thể uốn nắn được như
Cesium 137, Iridium 192 hoặc Radium 226.
Điều trị toàn thân
+ Điều trị hóa chất: Điều trị hóa chất là một trong các biện pháp điều trị
ung thư mang tính chất tồn thân. Bên cạnh các phương pháp điều trị tại chỗ, tại
vùng như phẫu thuật và xạ trị, các biện pháp điều trị tồn thân ngày càng có
những đóng góp quan trọng trong điều trị và chăm sóc người bệnh ung thư. Điều
trị hóa chất (chemotherapy) thường được hiểu như là phương pháp điều trị ung

thư bằng thuốc hóa học gây độc tế bào (cytotoxix drugs) để phân biệt với điều
trị nội tiết (hormonotherapy) dùng các tác nhân nội tiết và điều trị sinh học
(biologictherapy) dùng các tác nhân đáp ứng sinh học (biologicmodulators). Do
vậy người ta thường phát triển khái niệm điều trị hóa chất như là biện pháp điều
trị tồn thân bằng các thuốc hóa học [5].
Phương pháp điều trị hóa chất: Từ khi bắt đầu tiến triển, ung thư đã có thể
cho di căn, do đó các phương pháp điều trị tại chỗ và tại vùng như phẫu thuật và
xạ trị thường không mang lại hiệu quả. Sử dụng các thuốc điều trị ung thư đặc
biệt là các hóa chất chống ung thư có thể ngăn chặn được tiến triển của ung thư.
Hóa chất chống ung thư đều là những chất gây độc tế bào. Điều trị hóa chất dựa
trên sự đáp ứng khác biệt nhau giữa tế bào ung thư và tế bào lành. Đặc trưng
tăng trưởng của ung thư có ảnh hưởng rất lớn đến đáp ứng với hóa trị. Hóa trị
gây đáp ứng (induction chemotherapy) áp dụng đối với các loại ung thư đã ở
giai đoạn muộn.
Hóa trị hỗ trợ (adjuvant chemotherapy) sau khi điều trị phẫu thuật, tia xạ
các ung thư đang còn tại chỗ và tại vùng.


8

Hóa trị tân hỗ trợ (neoadjuvant chemotherapy) hóa trị được thực hiện
trước khi điều trị tại chỗ và tại vùng.
Hóa trị tại chỗ: nhằm mục đích làm tăng nồng độ thuốc tại khối u bằng
cách bơm thuốc vào các xoang, hốc của cơ thể hoặc bơm thuốc trực tiếp vào
động mạch ni khối u.
Chỉ định điều trị hóa trị cịn dựa vào nhiều yếu tố như giai đoại bệnh, loại
bệnh học, tuổi của người bệnh, các phương pháp đã được điều trị trước đó, thể
trạng người bệnh để xác định chỉ định cụ thể của hóa trị.
Hóa trị có thể giúp làm giảm thiểu một số triệu chứng liên quan đến ung
thư và từ đó làm tăng chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống thêm cho

người bệnh ung thư [6].
+ Điều trị miễn dịch mục đích chính là làm tăng sức đề kháng của cơ thể
để cơ thể có thể tự tiêu diệt nốt các tế bào ung thư cịn sót lại mà các phương
pháp kinh điển phuẫu thuật, tia xạ, hóa chất khơng diệt hết được [3],[11].
Có 2 loại chính: Miễn dịch thụ động, dùng kháng nguyên tế bào ung thư
của người bệnh đưa vào cơ thể khác (người khác hoặc động vật thí nghiệm) gây
miễn dịch với tế bào ung thư. Dùng một phần huyết thanh hoặc bạch cầu đã
miễn dịch đó truyền trở lại cho người bệnh với hy vọng dịch ung thư. Phương
pháp này được nghiên cứu ở nhiều nước Pháp và một số nước Châu Âu, chưa có
kết quả rõ rệt. Miễn dịch chủ động dùng một số chất kích thích miễn dịch đưa
vào cơ thể người bệnh: Bơm BCG vào trong bàng quang.…
+ Điều trị ung thư hướng đích (Targeted cancer therapy)
Điều trị ung thư hướng đích là sử dụng các loại thuốc ngăn chặn sự phát
triển và lan rộng của tế bào ung thư bằng cách cản trở các phân tử đặc hiệu liên
quan đến quá trình sinh ung thư và sự phát triển của khối u. Bởi vì các nhà khoa
học gọi các phân tử này là phân tử đích, nên các phương pháp điều trị ngăn cản
chúng gọi là điều trị hướng đích phân tử. Điều trị nhắm vào đích phân tử là
phương pháp điều trị có hiệu quả hơn các phương pháp điều trị hiện nay và ít
gây độc tế bào hơn.


9

+ Điều trị nội tiết: Có một số loại ung thư điều trị bằng nội tiết có tác
dụng lui bệnh tốt, vì vậy được sử dụng như một biện pháp phối hợp. Điều trị nội
tiết bằng cách: Cho thêm nội tiết tố (hooc mơn); áp dụng trong q trình cắt bỏ
tuyến tiền liệt như cắt buồng trứng trong ung thư vú, cắt tinh hoàn trong ung thư
tuyến tiền liệt..; Cho thuốc ức chế sản xuất một nội tiết tố hoặc ức chế tác dụng
của nội tiết tố trên tế bào ung thư (Tamoxiphen kháng Oestrogen trong điều trị
ung thư vú).

1.1.2. Tổng quan về giấc ngủ và rối loạn giấc ngủ

 Giấc ngủ sinh lý
- Khái niệm: Giấc ngủ là một phần thiết yếu của sự tồn tại của con
người, nó là trạng thái tự nhiên khơng có ý thức nhằm duy trì các chức năng
của cơ thể như hơ hấp, tuần hoàn. Ngoài ra giấc ngủ giúp cơ thể nghỉ ngơi
lấy lại năng lượng sau một ngày hoạt động [27].
- Tầm quan trọng của giấc ngủ: Con người dành khoảng một phần ba
đời của mình để ngủ. Giấc ngủ giúp cho cơ thể được nghỉ ngơi, phục hồi
năng lượng và cũng là điều kiện cần thiết cho chức năng của não. Đồng thời
giấc ngủ giúp cho cơ thể hoạt động tốt cả về mặt thể chất và tâm lý [27]. Đối
với giấc ngủ không tốt gây ra nhiều tác hại như cơ thể cảm thấy mệt mỏi và
buồn ngủ, cáu kỉnh, chán nản. Khả năng tập trung và trí nhớ giảm dẫn đến làm
giảm hiệu suất trong học tập cũng như trong công việc, làm tăng nguy cơ tai
nạn. Những người trải qua rối loạn giấc ngủ có nhiều khả năng mắc các
bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, trầm cảm cũng như ung thư,
giảm chất lượng cuộc sống và tăng tỷ lệ tử vong [27],[38].
- Giai đoạn của giấc ngủ: Ở người trưởng thành trung bình mỗi ngày cần
ngủ 7-8 tiếng. Giấc ngủ của con người bao gồm hai trạng thái: Giấc ngủ
không chuyển động mắt nhanh (NREM) và giấc ngủ chuyển động mắt nhanh
(REM) luân phiên nhau qua đêm. Một giấc ngủ ban đêm ở người trưởng
thành bắt đầu ở giấc ngủ NREM còn được gọi là giấc ngủ yên tĩnh bởi vì hầu
hết các chức năng sinh lý giảm trong thời gian này. Giấc ngủ NREM được


1

chia thành bốn giai đoạn từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 4: Giai đoạn 1 (giai
đoạn chuyển tiếp từ trạng thái thức sang ngủ) và dần dần chuyển sang giai
đoạn 2 (giấc ngủ sinh lý), sang giai đoạn 3 và giai đoạn 4. Giai đoạn 3 và 4

được gọi là giấc ngủ đồng bằng hoặc sóng chậm. Trình tự ban đầu này được
theo sau bởi sự trở lại từ giai đoạn 4 đến giai đoạn 3 và giai đoạn 2 và
chuyển nhanh chóng sang giấc ngủ REM đầu tiên. Khoảng thời gian của chu
kỳ này là khoảng 90 phút và thường lặp lại bốn hoặc năm lần trong suốt đêm
[15],[59].
NREM chiếm khoảng 75% đến 80% thời gian của giấc ngủ, trong giai
đoạn NREM hô hấp và nhịp tim ổn định. Giấc ngủ REM chiếm khoảng 20%
đến 25% thời gian của giấc ngủ. Giấc ngủ REM thường được gọi là giấc ngủ
nghịch lý vì não hoạt động nhưng cơ thể thì khơng. Một số người có khả năng
di chuyển bất thường trong suốt giấc ngủ REM tình trạng này được gọi là rối
loạn hành vi. Trong giấc ngủ REM hô hấp và nhịp tim không đều [15].
Giấc ngủ NREM diễn ra vào 1/3 đầu chu kỳ ngủ. Giấc ngủ REM dài
nhất trong 1/3 cuối của đêm. Sự tỉnh giấc vào ban đêm thường xảy ra gần quá
trình chuyển đổi sang giấc ngủ REM và chúng thường không kéo dài đủ để
nhớ vào buổi sáng [15]

 Rối loạn giấc ngủ trên người bệnh ung thư
- Khái niệm rối loạn giấc ngủ:
Theo Savard và Morin (2001) đưa ra khái niệm về rối loạn giấc ngủ là
một tình trạng khó đi vào giấc ngủ, khó ngủ lại khi thức giấc vào ban đêm,
tỉnh dậy q sớm và khơng có khả năng tiếp tục ngủ [59]. Theo Kvale và
Shuster (2006) rối loạn giấc ngủ được đặc trưng bởi một nhóm các triệu
chứng bao gồm khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ, thức dậy quá sớm
và ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày do thiếu ngủ [35]. Theo Castillo và cs
(2017) rối loạn giấc ngủ được mơ tả là khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc
ngủ hay khó ngủ mặc dù có những điều kiện thích hợp để ngủ. Rối loạn giấc
ngủ làm giảm hoạt động ban ngày và được chẩn đoán khi các triệu chứng tồn


1


tại ít nhất 4 tuần [16]. Theo Morin (2004) rối loạn giấc ngủ bao gồm thời gian
ngủ không đủ vào ban đêm hoặc chất lượng giấc ngủ kém được biểu hiện bao
gồm: Khó đi vào giấc ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ, khơng thể ngủ lại được
sau khi thức giấc vào ban đêm cũng như thức dậy vào sáng sớm [47]. Theo
Roth (2007) rối loạn giấc ngủ là khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ
hoặc giấc ngủ khơng theo ý muốn của cá nhân, khó khăn này xuất hiện mặc
dù có những điều kiện thích hợp để ngủ, rối loạn giấc ngủ có liên quan đến sự
mệt mỏi hoặc lo lắng vào ban ngày và nó xảy ra ít nhất 3 lần mỗi tuần và kéo
dài trong ít nhất 1 tháng [57]. Theo Savard và cs (2005) rối loạn giấc ngủ là
khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ và tỉnh dậy q sớm, mức độ khơng
hài lịng với giấc ngủ hiện tại, mức độ ảnh hưởng của những khó khăn về giấc
ngủ với chức năng ban ngày, mức độ mà người khác nhận thấy sự suy giảm
chức năng liên quan đến vấn đề giấc ngủ và mức độ lo lắng về giấc ngủ, nó
được đánh giá trong 2 tuần trước đó [61].
- Hậu quả của rối loạn giấc ngủ trong ung thư:
Rối loạn giấc ngủ trên người bệnh ung thư gây ra những hậu quả khác
nhau. Theo Savard và Morin (2001) rối loạn giấc ngủ dẫn đến giảm hoạt động
ban ngày bao gồm giảm khả năng tập trung và khả năng vận động, giảm trí
nhớ, khó thực hiện các cơng việc đơn giản dẫn đến giảm hiệu quả trong công
việc, gây ra mệt mỏi vào ban ngày, giảm hiệu quả của quá trình điều trị [59].
Rối loạn giấc ngủ liên tục có nguy cơ cao bị trầm cảm, giảm chất lượng cuộc
sống của người bệnh [32], giảm chức năng miễn dịch [59].
Theo Sigurdardottir và cs (2012) đã phân tích tổng hợp trên 16 nghiên
cứu thấy rằng: Những người có giấc ngủ kém (dưới 6 giờ/ngày) có nguy cơ
gia tăng bị ung thư tuyến tiền liệt (RR = 1,38; 95% CI = 0,77 - 2,48) so với
những người ngủ đủ số giờ trung bình (7 - 8 giờ/ngày). Người có giấc ngủ
nhiều hơn trung bình (9 giờ trở lên/ngày) có nguy cơ thấp hơn bị ung thư
tuyến tiền liệt (RR = 0,36; 95% CI = 0,18 - 0,72) [64].
Các bằng chứng khác cho thấy mối liên quan giữa rối loạn giấc ngủ và



1

sức khoẻ của con người, rối loạn giấc ngủ có liên quan đến tăng tỷ lệ tử vong.
Những người ngủ ít hơn (4 hoặc 6 giờ mỗi đêm) có tỷ lệ tử vong (trong 6-9
năm sau đó) cao hơn 1,5 đến 2,8 lần so với những người ngủ từ 7 đến 8 giờ
mỗi đêm hoặc thời gian ngủ dài hơn (9 hoặc 10 giờ/đêm) [59]. Theo Palesh và
cs (2014) nghiên cứu trên 97 phụ nữ ung thư vú thấy những người có giấc ngủ
hiệu quả của thì có tỷ lệ tử vong thấp hơn trong 6 năm tiếp theo (RR = 0,96;
95% CI = 0,94 - 0,98; p < 0,001) và tăng 10% hiệu quả của giấc ngủ đã làm
giảm nguy cơ tử vong xuống 32%. Người bệnh ung thư vú có giấc ngủ hiệu
quả thì có thời gian sống tăng (68,9 ± 4,0 tháng) so với những người có giấc
ngủ khơng hiệu quả có thời gian sống (33,2 ± 4,3 tháng) [53].
- Một số biện pháp can thiệp làm giảm rối loạn giấc ngủ:
Hiện nay các biện pháp điều trị rối loạn giấc ngủ trên người bệnh ung
thư gồm: Điều trị bằng thuốc và không dùng thuốc. Đối với điều trị bằng
thuốc: Một số loại thuốc benzodiazepine dưới dạng thuốc ngủ (urazepam,
temazepam, triazolam) nhưng một số loại thuốc benzodiazepine khác dưới
dạng như thuốc giảm đau (lorazepam, clonazepam, oxazepam). Thuốc
benzodiazepine điều trị chứng mất ngủ trầm trọng và điều trị trong thời gian
ngắn, nó có tác dụng giảm độ ngủ trễ và tăng thời gian ngủ. Tuy nhiên hiệu
quả lâu dài của các thuốc điều trị mất ngủ thì chưa được biết rõ và việc sử
dụng nó cịn đem lại sự rủi ro. Các thuốc có tác dụng kéo dài (như urazepam,
quazepam) có thể gây ảnh hưởng vào ngày hơm sau như buồn ngủ ban ngày,
chóng mặt, suy giảm nhận thức. Ngồi ra việc sử dụng thuốc kéo dài cịn có
thể dẫn đến sự phụ thuộc vào thuốc. Việc bổ sung benzodiazepine vào opioid
có thể làm tăng sự ức chế hô hấp gây ra hậu quả nghiêm trọng [59].
Can thiệp không dùng thuốc gồm yoga, châm cứu. Yoga là một can
thiệp tập thể dục nó giúp cải thiện rối loạn giấc ngủ và suy giảm chất lượng

giấc ngủ đối với người bệnh ung thư. Các bài tập của yoga: Thiền định, hít
thở và thể dục địi hỏi cả sự tham gia tích cực và thụ động của xương, cơ. Tuy
nhiên các bài tập yoga đã khơng được chuẩn hóa và có nhiều biến đổi về nội


1

dung, loại, cường độ và thời gian làm cho nó không thể xác định được liều
thực tế của yoga cần thiết để cải thiện rối loạn giấc ngủ và suy giảm chất
lượng giấc ngủ. Mặc dù các biện pháp can thiệp là an tồn nhưng khơng có
chi tiết cụ thể về các phản ứng phụ của yoga [49].
Theo nghiên cứu của Choi và cs (2017) phân tích tổng hợp trên 12
nghiên cứu sử dụng phương pháp châm cứu: Kết quả của nghiên cứu cho thấy
khơng có sự khác biệt đáng kể giữa châm cứu và sử dụng thuốc (RR = -0,04;
95% CI = -1,28-1,21; p = 0,95). Chỉ có 1 nghiên cứu cho thấy hiệu quả cao
hơn của châm cứu so với các thuốc thông thường (RR = -1,67; 95% CI = 2,79 đến -0,56; p = 0,003). Tuy nhiên phương pháp châm cứu chưa thực sự
mang lại hiệu quả cao (số lượng các buổi điều trị có thể quá ít để tạo ra hiệu
quả đáng kể, điều trị có thể đã không tối ưu, ứng dụng trong châm cứu có thể
khơng thích hợp để điều trị chứng mất ngủ do ung thư). Liều tối ưu, thời gian
lý tưởng, loại châm cứu đối với các loại ung thư hiện vẫn chưa được biết.
Chưa có thử nghiệm lâm sàng nào điều tra liều lượng và các phác đồ điều trị
bằng châm cứu được công bố [19].
 Phương pháp đo lường rối loạn giấc ngủ
- Phương pháp đo lường khách quan: Đánh giá giấc ngủ khách quan được
đo lường bằng phương pháp polysomnography và actigraphy.
Polysomnography để ghi lại giấc ngủ ban đêm được coi là thước đo
chính xác nhất để đo lường về giấc ngủ (thời gian thức, thời gian ngủ và các
giai đoạn ngủ). Polysomnography giám sát các thông số sinh lý về giấc ngủ
như các chức năng hô hấp, thần kinh, tim, tiêu hóa và nội tiết. Năm tham số
được đo bằng điện não đồ (EEG), điện cực đồ thị (EOG), điện tâm đồ (ECG)

hoặc đo điện thế (EMG). Mặc dù polysomnography là "tiêu chuẩn vàng" để
theo dõi giấc ngủ nhưng nó thường được sử dụng trong phịng thí nghiệm, gây
tốn kém, không hiệu quả, rườm rà hoặc không thoải mái. Những lý do này có
thể giải thích tại sao khơng có nghiên cứu lâm sàng nào ở người bệnh ung thư
sử dụng polysomnography để đo lường về giấc ngủ [10].


1

Actigraphy là thiết bị máy tính nhỏ ghi lại và lưu trữ dữ liệu do chuyển
động tạo ra. Actigraphy hiện đại giống như đồng hồ đeo tay và có thể ghi dữ
liệu liên tục trong nhiều ngày, vài tuần hoặc lâu hơn. Actigraphy là một thuật
ngữ chung cho bất kỳ một thiết bị nào để ghi lại và phân tích chuyển động.
Nó là phần mềm để thu thập dữ liệu, truyền tải nó tới máy vi tính và phân tích
dữ liệu về hoạt động hoặc không hoạt động với các thuật tốn để ước tính ngủ
và thức cho các giai đoạn, nó tổng hợp dữ liệu liên tục. Mỗi đồng hồ đeo tay
trị giá khoảng 1.000 đô la Mỹ, việc quản lý và diễn giải dữ liệu tốn nhiều thời
gian nên áp dụng trên lâm sàng với quy mô lớn còn hạn chế [10],[18]. Theo
nghiên cứu của Miaskowski và Lee (1999) đã chỉ ra rằng trên người bệnh ung
thư đã trải qua những căng thẳng về giấc ngủ và gặp nhiều vấn đề về giấc ngủ
hơn khi được đo bằng Actigraphy [44].
- Phương pháp đo lường chủ quan: Đánh giá giấc ngủ chủ quan được sử
dụng phổ biến nhất gồm nhật ký ngủ và bảng câu hỏi tự báo cáo [10].
Nhật ký giấc ngủ là: những báo cáo chủ quan hàng ngày về giấc ngủ và
rối loạn giấc ngủ, nhật ký giấc ngủ cung cấp thông tin về một giấc ngủ đêm
trước. Nhật ký giấc ngủ được sử dụng để ghi lại: Tổng thời gian ngủ, thời gian
bắt đầu ngủ, độ trễ khởi phát ban đầu của giấc ngủ, số lần thức giấc trong thời
gian ngủ, thời điểm thức dậy cuối cùng, thời gian ngủ trưa trong ngày và hiệu
quả của giấc ngủ. Nhật ký giấc ngủ được sử dụng như một cơng cụ để chẩn
đốn rối loạn giấc ngủ và đánh giá hiệu quả của các can thiệp. Nhật ký giấc

ngủ ghi lại các thông tin chi tiết về rối loạn giấc ngủ, những biến đổi về giấc
ngủ và thời gian ngủ. Thơng tin nhật ký có thể hữu ích cho việc xác định,
chẩn đoán rối loạn giấc ngủ và để loại trừ các rối loạn nhịp sinh học. Tuy
nhiên, nhật ký giấc ngủ lại không nắm bắt được các tiêu chuẩn chẩn đoán rối
loạn giấc ngủ theo cẩm nang chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần
(DSM-IV), phân loại Quốc tế về rối loạn giấc ngủ (ICSD-2). Nhật ký giấc ngủ
không thể đưa ra những thông tin cần thiết để chẩn đoán rối loạn giấc ngủ và
nó có thể trở thành gánh nặng nếu sử dụng hàng ngày. Nhật ký giấc ngủ có



×