Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng có tsbđ hình thành từ vốn vay của nhtm tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.51 KB, 6 trang )

i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Kinh doanh trong hoạt động ngân hàng là loại hình kinh doanh chứa đựng
nhiều rủi ro, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng. Đây là hoạt động chiếm tỷ trọng
lớn của các ngân hàng thương mại. Chính vì vai trị quan trọng đó của hoạt động tín
dụng nên quản lý rủi ro tín dụng trở thành nhiệm vụ quan trọng và thường trực
trong hoạt động quản trị của mỗi ngân hàng.
Chính thức đi vào hoạt động ngày 04/11/1994 theo Giấy phép số 0054/NHGP của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Quân Đội luôn khẳng
định vị trí dẫn đầu trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam. Để giữ vững được
vị trí này, ngồi đẩy mạnh tăng trưởng, NHQĐ khơng ngừng đẩy mạnh công tác
quản trị rủi ro nhằm quản lý và sử dụng an toàn nhất, hiệu quả nhất nguồn vốn kinh
doanh của mình, đem lại lợi nhuận ngân hàng khơng ngừng tăng cao.
Hiện nay, với các sản phẩm tín dụng của mình, NHQĐ đã và đang đáp ứng
được ngày càng đơng đảo nhu cầu của khách hàng, từ đó tăng thêm uy tín và thị
phần của doanh nghiệp trên thị trường. Cũng như các NHTM khác, NHQĐ đang
không ngừng đẩy mạnh nghiên cứu và đưa ra được nhiều sản phẩm tín dụng đa
dạng, các chính sách tín dụng linh hoạt nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng,
trong đó, có các sản phẩm cho vay có TSBĐ hình thành từ vốn vay.
Sản phẩm cho vay có TSBĐ hình thành từ vốn vay đáp ứng được số lượng
lớn các khách hàng cá nhân có nhu cầu mua sắm phục vụ cuộc sống như ơ tơ, nhà,
đất và các doanh nghiệp có nhu cầu trang bị tài sản cố định là máy móc, phương
tiện vận tải cũng như bổ sung vốn lưu động nhưng khơng có TSBĐ, do đó, ngân
hàng tạo thuận lợi cho khách hàng khi nhận chính tài sản hình thành từ vốn vay làm
TSBĐ.
Với loại TSBĐ này, ngân hàng đã tăng mạnh được lượng khách hàng, tăng
trưởng dư nợ và bán chéo được các sản phẩm, dịch vụ khác. Tuy nhiên, chính sự
thuận tiện, linh hoạt của sản phẩm cũng kéo theo sự tăng lên về mức độ rủi ro cho
ngân hàng so với các hình thức cấp tín dụng khác vì bản chất của các TSBĐ này



ii

được hình thành từ vốn vay – hình thành trong tương lai. Chính vì vậy, song song
với việc tăng trưởng dư nợ cho vay đối với loại sản phẩm này, NHQĐ cần tăng
cường các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng, góp phần đảm bảo an tồn và hiệu quả
trong kinh doanh.
Một số sản phẩm cho vay có TSBĐ hình thành từ vốn vay đang được NHQĐ
triển khai thực hiện:
 Sản phẩm “Cho vay mua nhà chung cư, đất dự án”
 Sản phẩm “Cho vay mua căn hộ/nhà, đất”
 Sản phẩm “Cho vay mua ơ tơ trả góp”
 Sản phẩm “Cho vay mua sắm máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ”
 Sản phẩm “Cho vay cầm cố hàng tồn kho luân chuyển”
Với các sản phẩm hiện có, trong thời gian từ 2007 – 2009, NHQĐ đã đạt được
một số kết quả sau:
- Trong 3 năm qua, đặc biệt là năm 2008 và năm 2009 là năm mà nền kinh tế
Thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, nhưng NHQĐ vẫn
đảm bảo tăng trưởng ấn tượng trên mọi mặt và đạt kết quả tốt. Quy mô dư nợ cho
vay liên tục tăng với mục tiêu tăng hơn 45% của năm trước, do đó, NHQĐ đã tiến
hành phát triển mạnh các sản phẩm, dịch vụ của mình trong đó có sản phẩm cho vay
có TSBĐ hình thành từ vốn vay.
Tỷ lệ dư nợ cho vay có TSBĐ hình thành từ vốn vay/dư nợ cho vay chung
của toàn hệ thống năm 2007 là 24,46% đã tăng lên 35,07% ở năm 2008 tương
đương 5.260 tỷ đồng và 33,65% ở năm 2009 tương đương với 9.108 tỷ đồng.
- Các sản phẩm cho vay có TSBĐ hình thành từ vốn vay tại NHQĐ khá đa
dạng và linh hoạt góp phần thu hút thêm lượng khách hàng sử dụng sản phẩm tín
dụng đồng thời kết hợp bán chéo các loại sản phẩm, dịch vụ khác của ngân hàng.
Đặc điểm nổi bật của loại hình tín dụng này chủ yếu áp dụng với các khoản
vay trung, dài hạn và với các khách hàng có uy tín, khả năng trả nợ tốt. Trong
những năm qua, NHQĐ đẩy mạnh phát triển mạnh sản phẩm cho vay mua ơ tơ trả

góp với TSBĐ chính là chiếc ô tô mà NHQĐ tài trợ vốn, đây là loại tài sản mà ngân


iii

hàng dễ quản lý nhất và an toàn nhất do thời gian cho vay khơng q dài (trung bình
từ 36 đến 48 tháng) và có sự phối hợp của Phịng Cảnh sát giao thông và đơn vị
cung cấp bảo hiểm vật chất xe.
Bên cạnh sản phẩm cho vay ô tô trả góp, NHQĐ cũng tập trung phát triển
mạnh sản phẩm cho vay mua nhà chung cư, nhà, đất tại các dự án mới. Trong 3 năm
trở lại đây, cùng với tốc độ đơ thị hố nhanh, mức sống của người dân tăng lên, nhu
cầu mua sắm nhà cửa và xe ô tô làm phượng tiện đi lại ngày càng nhiều, đối tượng
khách hàng có nhu cầu sử dụng loại sản phẩm này đều là các doanh nghiệp và các
cá nhân kinh doanh hoặc làm việc tại các đơn vị lớn có uy tín và thu nhập cao, ổn
định, do đó, NHQĐ xác định đây chính là thị trường khách hàng tiềm năng để khai
thác.
Tuy nhiên, nếu như ở năm 2007, NHQĐ chưa đẩy mạnh phát triển loại hình
cho vay có TSBĐ hình thành từ vốn vay, tỷ trọng của các khoản vay này chỉ chiếm
24,46% tổng dư nợ nên tỷ lệ nợ cần chú ý và nợ xấu chỉ chiếm 4,74% tổng dư nợ
cho vay, tương đương 134,626 tỷ đồng. Sang đến năm 2008 và 2009, tỷ lệ nợ cần
chú ý và nợ xấu đều gia tăng, năm sau cao hơn năm, làm ảnh hưởng đến chất lượng
tín dụng chung của ngân hàng và có nguy cơ làm giảm lợi nhuận khi cho ngân hàng
phải tăng trích lập dự phịng rủi ro đối với các khoản vay này.
Số liệu thống kê của ngân hàng cho thấy có sự giảm sút về chất lượng của
các khoản vay có TSBĐ hình thành từ vốn vay trong 3 năm trở lại đây và do nhiều
nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, không thể phủ nhận thực tế rằng, khi loại sản
phẩm này ra đời đã góp phần làm đa dạng danh mục sản phẩm cho vay, mở rộng
các đối tượng khách hàng, mở rộng thị phần và nâng cao tính cạnh tranh của NHQĐ
so với các ngân hàng khác. Vì vậy, để đảm bảo tăng trưởng quy mơ dư nợ nhưng
vẫn an tồn và hiệu quả, cơng tác quản lý rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay

có TSBĐ hình thành từ vốn vay tại NHQĐ cần được thực hiện nghiêm túc và
thường xuyên.
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến cho chất lượng tín dụng đối với các
khoản vay có TSBĐ hình thành từ vốn vay giảm sút trong thời gian qua:


iv

 Một là: chưa thực hiện nghiêm túc các giai đoạn của quy trình tín dụng
 Hai là: cơng tác thu thập thông tin phục vụ cho việc đánh giá chất lượng tín dụng
cịn chưa được thực hiện thường xun và thiếu chính xác
 Ba là: trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ tín dụng còn
yếu và thiếu.
 Bốn là: sự phối hợp cung cấp thơng tin và hợp tác từ bên ngồi cịn chưa được
nhịp nhàng và độ tin cậy thấp.
 Năm là: kỹ năng thẩm định, định giá TSBĐ và kiểm soát rủi ro tín dụng của cá
nhân cán bộ tín dụng chưa được chú trọng đào tạo.
Từ những nguyên nhân trên và thực tế kinh doanh tại NHQĐ, xin đề xuất
một số giải pháp cần thực hiện trực tiếp tại 2 đơn vị chính có liên quan đến q trình
cho vay đối với khoản vay có TSBĐ hình thành từ vốn vay là đơn vị kinh doanh và
đơn vị hỗ trợ kinh doanh là Khối quản trị rủi ro để tăng cường chất lượng của công
tác quản lý rủi ro đối với sản phẩm tín dụng này.
Các giải pháp tại Khối Quản trị rủi ro:
 Xây dựng và đảm bảo các quy trình, thủ tục quy định về quản trị rủi ro được vận
hành đúng quy định.
 Nâng cao chất lượng tái thẩm định tín dụng.
 Nâng cao vai trị kiểm soát nội bộ.
 Theo dõi, đánh giá và đề ra các biện pháp xử lý nợ xấu để giảm thiểu tổn thất
 Đưa ra định hướng chiến lược phát triển tín dụng trong từng giai đoạn cụ thể.
 Tuyển dụng và bố trí nhân sự

 Đề xuất thành lập các tổ tư vấn/ thẩm định TSBĐ độc lập:
 Ban hành và sử dụng thống nhất mẫu văn bản của ngân hàng:
Các giải pháp tại đơn vị kinh doanh:
 Thực hiện đúng quy trình tín dụng là ngun tắc cơ bản và bắt buộc đối với hoạt
động tín dụng tại NHQĐ
 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng
 Nâng cao chất lượng kiểm sốt tín dụng


v

 Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra sau cho vay
 Nâng cao chất lượng kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng.
 Nghiêm túc thực hiện cơng tác rà sốt khoản vay và nhắc nợ khách hàng.
 Tận thu nợ ngoại bảng, nợ khoanh
 Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng
 Hạn chế rủi ro đạo đức cán bộ tín dụng.
Các giải pháp bổ trợ:
 Phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ bảo hiểm:
 Hợp tác với các đơn vị bên ngoài để quản lý tài sản bảo đảm.
 Thiết lập củng cố mối quan hệ với khách hàng:
 Thiết lập các mối quan hệ khác:
 Đầu tư hệ thống công nghệ thơng tin, hiện đại hóa ngân hàng
 Thành lập các đơn vị trực thuộc để hạn chế mức độ rủi ro
Kiến nghị và đề xuất với các cơ quan chức năng hữu quan:
 Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố cần ban hành biểu giá đất một cách chi tiết
hơn vì hiện tại cịn nêu chung chung, khơng xác định được vị trí chính xác để tham
khảo giá của Nhà nước.
 Để xác định được thơng tin về tình trạng TSBĐ là bất động sản, ngân hàng cần
có sự hỗ trợ của Chính quyền địa phương nơi quản lý tài sản đó, tuy nhiên, hiện tại

các địa phương vẫn quản lý rất lỏng lẻo, hơn nữa mang nặng phong cách hành
chính, gây khó dễ khi đến liên hệ cơng tác.
 Ủy ban nhân dân phối hợp với Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố căn cứ trên các
văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính ban hành và các văn bản khác có liên quan cần
cập nhật thường xuyên các biến động về giá nguyên vật liệu, máy móc, nhân công,
… để các ngân hàng tham khảo làm căn cứ định giá TSBĐ là bất động sản.
 Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Khoa học cơng nghệ, Bộ Tài chính
nghiên cứu ban hành danh mục các loại xe, máy, thiết bị nhập khẩu của nước
ngoài/sản xuất trong nước kèm theo biểu giá tham khảo và tính năng, cơng dụng,


vi

thời hạn sử dụng của từng loại để các ngân hàng tham khảo làm căn cứ định giá
TSBĐ.
 Bộ tư pháp và Bộ Tài nguyên Môi trường nên thống nhất để đưa ra quyết định
lựa chọn một đơn vị duy nhất để các TCTD đăng ký giao dịch bảo đảm đối với bất
động sản chưa được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất/Giấy chứng nhận
Quyền sở hữu nhà ở và Quyền sử dụng đất ở, để tránh việc chồng chéo về mặt thủ
tục khi một tài sản lại được đăng ký giao dịch bảo đảm tại hai nơi.
 Đề nghị các Sở Xây dựng các địa phương nơi có dự án xây dựng triển khai cần
công bố thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc trụ sở cơ
quan để thuận tiện cho các tổ chức và cá nhân đến liên hệ công tác.
 Trung tâm Thơng tin Tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) cần cập nhật
thơng tin thường xun và có hệ thống thơng tin về khách hàng đang có quan hệ tại
các TCTD để hỗ trợ các NHTM trong việc cập nhật thông tin, đánh giá và nhận biết
các rủi ro hoặc nguy cơ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
 Bên cạnh đó, CIC cần cập nhật thường xuyên các thông tin về TSBĐ của khách
hàng/bên thứ ba hiện đang thế chấp/cầm cố tại các TCTD (loại TSBĐ, giá trị định
giá, giá trị bảo đảm, …) để hạn chế rủi ro cho các NHTM khi đánh giá về TSBĐ, tài

sản tích luỹ, uy tín và năng lực tài chính của khách hàng.
 Đề nghị Ngân hàng Nhà nước và các Cơ quan chức năng ban ngành có liên quan
khi ban hành các văn bản quy định cần nhanh chóng ban hành các văn bản hướng
dẫn kịp thời, tránh trường hợp phải chỉnh sửa hoặc hiểu nhầm, hiểu sai.
Từ thực tế kết quả hoạt động kinh doanh đối với sản phẩm cho vay có TSBĐ
hình thành từ vốn vay tại NHQĐ trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009, các
giải pháp và kiến nghị nêu trên nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác quản
lý rủi ro đối với hoạt động tín dụng có TSBĐ hình thành từ vốn vay tại NHQĐ
trong giai đoạn hiện nay, tạo tiền đề cho sự phát triển ngày càng vững mạnh và ổn
định của NHQĐ trong các năm sắp tới.



×