Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Phòng ngừa và quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng ở Ngân hàng Vietinbank- Chi nhánh Bình Xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.17 KB, 58 trang )

MỤC LỤC
MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT
TMCP CT: Thương mại cổ phần công thương
NHTM: Ngân hàng thương mại
VNĐ: Việt Nam Đồng
KTNB: Kiểm tra nội bộ
TMCP: Thương mại cổ phần
NHCT: Ngân hàng công thương
BQL: Ban Quản Lý
NN & PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TCTD: Tổ chức tín dụng
XLRR: Xử lý rủi ro
DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG
LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hòa trong xu thế hội nhập toàn cầu trong lĩnh vực Tài chính nói chung và
lĩnh vực Ngân hàng nói riêng, thời cơ và thách thức đan xen lẫn nhau, nhiều Ngân
hàng và Tổ chức tín dụng đã ra đời và đã tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Các Ngân hàng muốn tồn tại, phát triển, đạt được lợi nhuận cao và khẳng định được
vị thế của mình trên thị trường thì phải mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hóa sản
phẩm dịch vụ của mình, nâng cao năng lực điều hành nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của nền Kinh tế.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền Kinh tế Việt Nam trong những năm
qua, hệ thống Ngân hàng thương mại cũng chuyển mình và có những bước phát
triển vượt bậc, là một trong những kênh cung cấp vốn chủ yếu trong nền Kinh tế.
Sự lớn mạnh của hệ thống Ngân hàng thương mại gắn liền với công tác tín dụng vì
đây là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho các Ngân hàng thương mại Việt
Nam.
Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO,
điều này đồng nghĩa với việc ngành Ngân hàng của nước ta phải cải cách triệt


để về mọi mặt để đáp ứng được nhu cầu phát triển theo xu hướng phát triển
Ngân hàng đa năng, hiện đại, đa dạng hóa sở hữu…để cạnh tranh trực tiếp với
các Tổ chức tài chính quốc tế. Một trong những vấn đề phát triển hệ thống
Ngân hàng là tiếp tục phát triển tín dụng đi đôi với việc kiểm soát rủi ro tín
dụng. Rủi ro tín dụng không chỉ tác động tới riêng bản thân Ngân hàng thương
mại mà còn tác động tiêu cực tới nền Kinh tế. Chính vì vậy, các Ngân hàng
thương mại nói chung và Ngân hàng Công thương Việt Nam nói riêng đặc biệt
quan tâm đến vấn đề quản lý rủi ro tín dụng và đang trong quá trình tìm ra biện
pháp tối ưu để ngăn chặn và hạn chế tối đa tổn thất nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh của mình.
Vậy làm thế nào để hạn chế rủi ro tín dụng và cách giải quyết rủi ro tín dụng
như thế nào cho hợp lý luôn là câu hỏi lớn với các nhà quản trị Ngân hàng. Vì vậy
việc quản lý, dự báo rủi ro, các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng đã
và đang trở thành một nội dung hết sức quan trọng cần được tiếp tục nghiên cứu
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
Xuất phát từ những lý do trên, sau một thời gian học tập ở trường Đại học Kinh tế
quốc dân và sau thời gian thực tập và nghiên cứu tại Ngân hàng TMCPCT Việt Nam –
Chi nhánh Bình Xuyên, em đã mạnh dạn lựa chọn và trình bày đề tài: “Giải pháp
phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng ở Ngân hàng thương mại cổ phần công
1
thương Việt Nam- Chi nhánh Bình Xuyên” để viết chuyên đề tốt nghiệp.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này giới hạn trong việc nghiên cứu: Chính sách
quản trị rủi ro của Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam nói chung
và của Chi nhánh Bình Xuyên nói riêng. Đồng thời nghiên cứu các hoạt động của
Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Bình Xuyên giai đoạn 2008 đến 2010,
từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương
mại cổ phần công thương Bình Xuyên.
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về lý thuyết tín dụng Ngân hàng và rủi ro
tín dụng, kết hợp nghiên cứu thực tế quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương

mại cổ phần công thương – Chi nhánh Bình Xuyên trong bối cảnh là chi nhánh trực
thuộc của Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu dữ liệu thứ cấp thông qua thu thập và xử lý thông tin nội bộ, các báo
cáo và tài liệu của Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Bình Xuyên, thông
tin trên báo, tạp chí kinh tế, internet, các thông tin khác trong và ngoài ngành Ngân
hàng.
- Phương pháp: thống kê, diễn dịch, quy nạp…đi từ cơ sở lý luận đến thực tiễn.
- Phân tích số liệu và đánh giá số liệu về số tuyệt đối và số tương đối, các chỉ số từ
tài liệu có được. Từ đó đưa ra nhận xét, kết luận về các chính sách để phòng ngừa
rủi ro tín dụng của Ngân hàng.
4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài này được nghiên cứu nhằm mục đích: Thiết lập hệ thống các biện pháp kiểm
soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Bình Xuyên, từ
đó có thể nhân rộng tại các chi nhánh trong toàn hệ thống Ngân hàng Công thương
Việt Nam với những điều chỉnh cho phù hợp với chính sách, sách lược của mỗi
Ngân hàng trong từng giai đoạn cụ thể.
5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, diễn giải viết tắt, danh mục
sơ đồ, bảng biểu. Đề tài được chia làm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ
phần công thương Bình Xuyên
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương
mại cổ phần công thương Bình Xuyên.
2
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN

DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của tín dụng Ngân hàng
1.1.1.1. Khái niệm về tín dụng Ngân hàng
* Khái niệm Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại được hiểu theo nhiều cách khác nhau ở các nước trên
Thếgiới, ở một số nước thì khái niệm này dùng để chỉ một số Tổ chức Tài chính
tiền tệ mà hoạt động kinh doanh chủ yếu của nó là nhận tiền gửi từ các cá nhân hay
tôt chức kinh tế rồi lại để cho các Tổ chức này vay lại.
Các Ngân hàng không được phép kinh doanh tổng hợp các dịch vụ khác như đầu tư
tài chính, cung cấp dịch vụ cho các nhóm ngành nghề riêng biệt. Trong khi đó ở
một số nước khác thì lại cho rằng Ngân hàng thương mại là Ngân hàng được phép
kinh doanh tổng hợp tát cả các dịch vụ Ngân hàng.
Ở Việt Nam, Ngân hàng thương mại được quy định rõ trong luật Ngân hàng
và các Tổ chức tín dụng: “Ngân hàng thương mại là Tổ chức kinh doanh tiền tệ mà
hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách
nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay và thực hiện nghiệp vụ chiết khấu
và làm phương tiện thanh toán”.
Ở Việt Nam, Ngân hàng thương mại được quy định rõ trong luật Ngân hàng và các
tổ chức tín dụng: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ
yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng
số tiền đó để cho vay và thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.
Trên thực tế, các ngân hàng thương mại ở nước ta ngoài việc thực hiện các hoạt động ghi
trong luật nêu trên thì còn phải thực hiện các hoạt động khác phù hợp với yêu cầu phát
triển kinh tế, xã hội thực hiện theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là cho vay để phát
triển một số thành phần kinh tế, ưu đãi đối với một số dự án, một số đối tượng. Do đó, ở
Việt nam các ngân hàng thương mại thường được hiểu như một ngân hàng thực hiện các
dịch vụ tổng hợp về kinh doanh tiền tệ như nhận gửi của khách hàng để cho vay, cung cấp
lại vốn đầu tư và chịu sự giám sát chặt chẽ của Nhà nước.
3
* Khái niệm về tín dụng Ngân hàng

Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay
(ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và
các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng
trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô
điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng với các tổ chức kinh
tế và cá nhân thể hiện dưới hình thức nhận tiền gửi của khách hàng, cho khách hàng
vay, tài trợ thuê mua, bảo hành hay chiết khấu…
Tín dụng ngân hàng chứa đựng 3 nội dung sau:
- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng.
- Sự chuyển nhượng này mang tính tạm thời hay có thời hạn.
- Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.
Nếu thiếu một trong các nội dung trên thì không còn là quan hệ tín dụng.
1.1.1.2. Đặc điểm của tín dụng Ngân hàng
Tín dụng ngân hàng có một số đặc điểm như: tín dụng ngân hàng dựa trên cơ
sở lòng tin. Ngân hàng chỉ đồng ý cấp tín dụng khi tin tưởng rằng khách hàng sẽ sử
dụng nguồn vốn vay của mình đúng mục đích, có hiệu quả và có khả năng hoàn trả
nợ vay đúng hạn; tín dụng mặt khác là sự chuyển nhượng một tài sản có thời hạn
nhằm đảm bảo cho ngân hàng khả năng hoàn trả vốn huy động; tín dụng đồng thời
cũng phải dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi với giá trị hoàn trả lớn hơn giá
trị cho vay; tín dụng cũng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng vì việc thu
hồi được nợ hay không không phụ thuộc vào riêng bản thân khách hàng mà còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác như sự biến động về giá cả, lãi suất, tỷ giá
lạm phát, tăng trưởng kinh tế ; và một đặc điểm nữa là tín dụng phải dựa trên cơ sở
cam kết hoàn trả vô điều kiện của khách hàng cho một khoản vay khi đến hạn.
1.1.1.3. Vai trò của tín dụng Ngân hàng
Thứ nhất, tín dụng Ngân hàng thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các doanh
nghiệp, không chỉ đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước mà
còn tác động đến cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Tín dụng
thúc đẩy sự ra đời của các thành phần kinh tế theo mục tiêu phát triển của đất nước.

Tín dụng Ngân hàng tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá,
ngay cả những hoạt động dịch vụ cũng không thể tách ly sự hỗ trợ của tín dụng
ngân hàng.
Với các ngành sản xuất, chế biến, khai thác…để đảm bảo sản xuất ổn định cần thết
phải có vốn để dự trữ nguyên vật liệu, thành phẩm bù đắp các chi phí sản xuất…
Đồng thời để không ngừng nâng cao năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm, tìm
4
kiếm lợi thế trong cạnh tranh, các doanh nghiệp buộc phải thường xuyên cải tiến
máy móc, thiết bị, đổi mới công nghệ đặc biệt trong thời đại khoa học kỹ thuật phát
triển như vũ bão hiện nay. Tất cả những công việc đó sẽ không thể thực hiện được
nếu thiếu sự hỗ trợ của ngân hàng thông qua hoạt động tín dụng.
Trong lĩnh vực lưu thông, để đảm bảo đưa được hàng hoá từ người sản xuất đến
người tiêu dùng, các doanh nghiệp cần có vốn để dự trữ khối lượng hàng hoá cần
thiết trang trải các chi phí lưu thông, thuế…Hơn nữa, để mở rộng sản xuất kinh
doanh, các doanh nghiệp cần phải dự trữ khối lượng hàng hoá lớn với chủng loại
phong phú, nhưng thông thường các doanh nghiệp này không có nhiều vốn lưu
động. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp này cần đến sự hỗ trợ của
tín dụng ngân hàng.
Với các doanh nghiệp dịch vụ như vận tải, khách sạn, du lịch…sẽ hoạt động ra sao
khi không có vốn của ngân hàng tham gia vào đầu tư xây dựng trang thiết bị vật
chất, phương tiện vận tải…Khi bước vào kinh doanh trong lĩnh vực này đòi hỏi vốn
đầu tư rất lớn nên hầu hết các doanh nghiệp đều cần đến tín dụng ngân hàng và xem
nó như là một trong những nguồn vốn có thể huy động cho mục đích kinh doanh
của doanh nghiệp.
Nói chung, một trong những nguồn vốn quan trọng để bổ sung vốn lưu động và vốn
cố định cho các chủ doanh nghiệp là vốn tín dụng ngân hàng vì nếu chỉ dựa vào vốn
tự có thì quá ít ỏi, không đủ sức cạnh tranh và phát triển trong nền kinh tế thị
trường. Tín dụng ngân hàng sẽ là nguồn vốn tài trợ quan trọng cho các dự án kinh
doanh của doanh nghiệp mới.
Thứ hai, tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế để thực hiện tái sản xuất mở

rộng, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại nâng cao năng suất và hiệu
quả kinh tế, tạo nhiều sản phẩm hàng hoá tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Ngân
hàng với chức năng huy động vốn, tập trung mọi nguồn vốn trong và ngoài nước đã
phần nào đáp ứng nhu cầu về vốn của nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng trở thành
đòn bẩy kinh tế quan trọng nhất giúp các nhà sản xuất kinh doanh thực hiện tái sản
xuất mở rộng và ứng dụng công nghệ để cạnh tranh thắng lợi trên thị trường.
Thứ ba, tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ cho các dự án tạo việc làm,
tăng thu nhập, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, và các chương trình, dự án
mang tính xã hội khác.
Muốn nâng dần thu nhập bình quân đầu người, giải quyết việc làm không thể chỉ
dựa vào quỹ ngân sách Nhà nước hoặc trông chờ vào các khoản vay nước ngoài.
Tín dụng ngân hàng thực sự giữ vai trò quan trọng trong việc đầu tư cho các dự án
có ý nghĩa kinh tế và xã hội để giải quyết những việc như vậy.
Thứ tư, tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung vốn sản xuất
mở rộng quá trình phân công lao động xã hội và hợp tác kinh tế trong nước và quốc
5
tế. Các doanh nghiệp, các Công ty làm ăn có hiệu quả và uy tín được ngân hàng tập
trung đầu tư vốn tạo đà mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ. Tín dụng
ngân hàng sẽ thúc đẩy nhanh chóng quá trình tập trung và tích luỹ vốn, tạo cho các
doanh nghiệp đủ điều kiện hợp tác liên doanh với các tập đoàn kinh tế nước ngoài
đưa nền kinh tế nước ta hoà nhập vào nền kinh tế thế giới.
Thứ năm, thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng, Nhà nước có thể kiểm
soát các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế để đề ra các biện pháp
chính sách quản lý kinh tế và hoạt động của các thành phần kinh tế thông qua các
chính sách về tín dụng như là các chính sách ưu đãi về lãi suất và các điều kiện cho
vay khác cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất theo mục tiêu định hướng phát triển
kinh tế của Nhà nước.
1.1.2. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng tại NHTM
1.1.2.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng
* Khái niệm về rủi ro:

Rủi ro là sự không chắc chắn mang tính khách quan về khả năng xảy ra một
sự kiện không mong muốn. Như vậy, dù con người có nhận biết được rủi ro hay
không thì nó vẫn tồn tại. Một khái niệm khác là: “Rủi ro là sự không chắc chắn về
tổn thất”. Ở Việt Nam trong từ điển kinh tế học hiện đại, rủi ro được định nghĩa:
“Rủi ro là hoàn cảnh trong đó một sự kiện xảy ra với một xác suất nhất định hoặc
trong trường hợp quy mô của sự kiện đó có một phân phối xác suất”.
* Khái niệm về rủi ro tín dụng: là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng
phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ
vốn và lãi.
Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ cả
gốc và lãi của khoản vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn.
Nếu tất cả các khoản đầu tư của ngân hàng được thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi thì
ngân hàng không phải chịu bất cứ rủi ro tín dụng nào. Trong hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng thương mại, rủi ro tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động
của Ngân hàng.
1.1.2.2. Nguyên nhân rủi ro tín dụng ở NHTM
a. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan
Môi trường kinh tế xã hội
Môi trường kinh tế xã hội trong một nước biến động chịu ảnh hưỏng của
những biến động từ nền kinh tế thế giới, đó là nguyên nhân làm phát sinh rủi ro
trong hoạt động kinh doanh của nền kinh tế, từ đó ảnh hưởng tới các lĩnh vực kinh
tế trong đó hoạt động kinh doanh tiền tệ chứa nhiều nguy cơ rủi ro lớn nhất.
6
Sự thay đổi các mối quan hệ quốc tế, các quan hệ ngoại giao của chính phủ
cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro lớn cho hoạt động cho vay của ngân hàng.
Bên cạnh đó hoạt động cho vay phụ thuộc rất nhiều thói quen, truyền thống,
tập quán của người dân. Những yếu tố đó nhiều khi gây khó khăn và hạn chế mở
rộng hoạt động cho vay của các ngân hàng.
Môi trường chính trị, pháp lý
Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại liên quan đến nhiều

lĩnh vực của nền kinh tế, mang tính xã hội cao, khi hệ thống pháp luật ổn định và
lành mạnh thì môi trường kinh doanh của ngân hàng thương mại sẽ có nhiều thuận
lợi. Ngược lại nếu môi trường pháp lý thiếu đồng bộ, có nhiều khe hở thì rất dễ bị
lợi dụng gây ra tình trạng tham ô, chiếm đoạt tài sản…
Môi trường chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát
triển. Ngược lại, nếu doanh nghiệp luôn phải đặt ra trong tình trạng chiến tranh cấm
vận kinh tế, chính trị bất ổn, tệ nạn xã hội tràn lan…đều là những nguyên nhân dẫn
đến việc kìm hãm sản xuất, từ đó gây ra rủi ro đối với các doanh nghiệp nói chung
và đối với rủi ro tín dụng của ngân hàng nói riêng.
Môi trường tự nhiên
Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng hoạt động sản xuất
kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên là yếu tố
khó dự đoán, nó thường xảy ra bất ngờ với thiệt hại lớn ngoài tầm kiểm soát của
con người. Vì vậy khi có thiên tai dịch hoạ xảy ra khách hàng cùng các ngân hàng
cho vay sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, phương án, dự án kinh doanh không có nguồn
thu … Điều đó đồng nghĩa với các ngân hàng phải cùng chia sẻ rủi ro với khách
hàng của mình. Ở Việt Nam do thời tiết diễn biến phức tạp nên môi trường tự nhiên
đươc coi là nguyên nhân gây ra rủi ro khá lớn cho hoạt động kinh doanh của các
ngân hàng khi đầu tư phát triển các thành phần kinh tế.
b. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân từ phía khách hàng:
- Đối với các doanh nghiệp, kinh nghiệm và năng lực hoạt động kinh doanh còn
đang ở trình độ thấp, hầu hết các doanh nghiệp này đều không nắm bắt được thông
tin kịp thời, thiếu thích nghi với cạnh tranh. Vì vậy, khi dự án vay vốn gặp khó
khăn, khả năng trả nợ của khách hàng gặp vấn đề, rủi ro tín dụng là điều không thể
tránh khỏi.
- Lợi dụng điểm yếu của NHTM, nhiều khách hàng đã tìm cách lừa đảo để được
vay vốn. Họ lập phương án sản xuất kinh doanh giả, giấy tờ thế chấp cầm cố giả
mạo, hoặc đi vay ở nhiều ngân hàng với cùng bộ hồ sơ.
7

- Sử dụng sai mục đích so với hợp đồng tín dụng khiến cho nguồn trả nợ trở nên
bấp bênh. Vì vậy, khi khách hàng đã sử dụng vốn sai mục đích, việc thanh toán gốc
và lãi đúng hạn rất khó xảy ra, rủi ro tín dụng xuất hiện.
- Việc trốn tránh trách nhiệm và nghĩa vụ đã uỷ quyền và bảo lãnh cũng là một
nguyên nhân dẫn đến rủi rủi ro cho NHTM. Một số công ty, tổng công ty đứng ra
bảo lãnh hoặc uỷ quyền cho các chi nhánh trực thuộc thực hiện vay vốn của NHTM
để tránh sự kiểm tra giám sát của ngân hàng cho vay chính. Khi đơn vị vay vốn mất
khả năng thanh toán, bên bảo lãnh và uỷ quyền không chịu thực hiện việc trả nợ
thay.
- Doanh nghiệp bị rủi ro khách quan như: Thiên tai, hoả hoạn, động đất, mất trộm…
Đây là trường hợp ít khi xảy ra và khó có thể dự đoán trước.
- Bản thân doanh nghiệp bị lừa đảo hoặc bạn hàng của doanh nghiệp gặp rủi ro.
Trong nền kinh tế doanh nghiệp có rất nhiều mối quan hệ với các tổ chức kinh tế
khác và cũng giống như ngân hàng doanh nghiệp cũng có thể bị rủi ro từ phía các
đối tác của mình làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ, không có khả năng trả nợ cho
ngân hàng.
Nguyên nhân từ Ngân hàng:
Ngoài nguyên nhân khách quan từ môi trường và khách hàng, rủi ro tín dụng
còn xuất phát từ chính bản thân ngân hàng:
- Do chính sách của ngân hàng cho vay không phù hợp, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ
hoặc đặt mục tiêu lợi nhuận quá cao. Chúng ta đều biết đặc điểm của kinh doanh
tiền tệ là: Lợi nhuận cao luôn đi cùng rủi ro lớn, với các ngân hàng cho vay phải
biết lựa sức để xác định lợi nhuận hợp lý cho mình.
- Trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ cho vay yếu kém dẫn
đến cán bộ cho vay không đánh giá chính xác về khách hàng và phương án vay vốn,
từ đó làm phát sinh những hợp đồng cho vay kém an toàn. Mức độ rủi ro trong
trường hợp này sẽ ngày càng tăng trong suốt quá trình kể từ khi xét duyệt đến khi
giám sát và cuối cùng là thu nợ. Cùng với sự hạn chế về trình độ là vấn đề phẩm
chất đạo đức của cán bộ cho vay. Trước sự cám dỗ của vật chất, nhiều cán bộ tín
dụng có thể hành động vô nguyên tắc, vô tổ chức, làm trái quy định, móc ngoặc với

khách hàng, gây tổn thất to lớn cho ngân hàng.
- Ngân hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ khâu bảo đảm tín dụng.
Như cán bộ thẩm định đánh giá sai giá trị tài sản đảm bảo bao gồm cả giá trị hiện tại
và trong tương lai, hoặc lại quá tin tưởng vào tài sản đảm bảo coi đó là “bùa hộ
mệnh” cho công tác thu hồi vốn sau này, mà coi nhẹ công tác kiểm tra, đôn đốc,
giám sát thực hiện dự án, phòng ngừa rủi ro, không có những biện pháp kịp thời
nhằm hạn chế khoản vay có thể dẫn tới nợ quá hạn.
8
- Một yếu tố luôn ảnh hưởng tới khâu thẩm định của cán bộ tín dụng đó là chất
lượng và số lượng thông tin. Bởi vì bản chất hoạt động ngân hàng luôn trong tình
trạng thông tin không cân xứng, cho nên đòi hỏi công tác thẩm định phải sàng lọc
thông tin một cách kỹ càng, chính xác, tránh bỏ sót những dự án hiệu quả cao và
tránh nhận những dự án không có hiệu quả hay hiệu quả thấp. Các ngân hàng chưa
được cung cấp đầy đủ và chính xác, mặc dù Trung tâm thông tin tín dụng CIC đã
được thành lập và đi vào hoạt động nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa cập
nhật. Trong nhiều trường hợp ngân hàng không nắm được đầy đủ thông tin về quan
hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác nên có thể phán quyết sai
lầm khi cho vay.
- Do ngân hàng không thực hiện tốt công tác giám sát tín dụng. Bởi vì, trình độ
nghiệp vụ của cán bộ tín dụng hạn chế, thiếu thực tế, chỉ dựa trên giấy tờ, số liệu
báo cáo của khách hàng. Thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác nghiệp vụ,
kiểm tra, kiểm soát lấy lệ, hời hợt, chỉ mang tính hình thức, không phản ánh đúng
sự thật do chịu áp lực từ cấp trên, từ chính quyền địa phương. Một hệ thống kiểm
soát lỏng lẻo dễ dẫn đến tình trạng thất thoát vốn, giảm thấp hiệu quả hoạt động
kinh doanh.
1.1.2.3. Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng
Việc kinh doanh khó có thể thất bại qua một đêm, do vậy mà sự thất bại đó
thường có một vài dấu hiệu báo động. Có dấu hiệu biểu hiện mờ nhạt, có dấu hiệu
biểu hiện rất rõ ràng. Ngân hàng cần có cách nhận ra những dấu hiệu ban đầu của
khoản vay có vấn đề, tức nợ xấu và có hành động cần thiết nhằm ngăn ngừa hoặc

xử lý chúng. Những khoản nợ xấu thường bao gồm trong các trường hợp:
+ người vay không thể trả nợ đúng hạn một hay nhiều kỳ
+ tài sản tín dụng giảm giá đáng kể
Những biểu hiện của nợ xấu ít nhiều là khác nhau trong các tình huống khác
nhau nhưng cán bộ tín dụng cũng vẫn có thể nhận ra các đặc điểm chung cho hầu
hết các khoản tín dụng có vấn đề như:
Biểu hiện thứ nhất là khách hàng có sự chậm trễ bất thường và không có lý
do cho việc cung cấp các báo cáo tài chính và trả nợ theo lịch đã thỏa thuận; hoặc
chậm trễ trong việc liên lạc với cán bộ tín dụng
Biểu hiện thứ hai đối với khách hàng doanh nghiệp là có sự thay đổi bất
thường trong việc khấu hao, trong kế hoạch trả lương và phụ cấp, trong giá trị hàng
tồn kho, tài khoản thuế và thu nhập
Biểu hiện thứ ba đối với khách hàng doanh nghiệp là có hiện tượng cơ cấu
lại nợ hay hạn chế thanh toán cổ tức, hoặc có sự thya đổi xếp hạng vị trí tín nhiệm
Biểu hiện thứ tư là giá cổ phiếu của công ty đột ngột thay đổi
9
Thứ năm là thu nhập ròng giảm trong một hay nhiều năm, đặc biệt là sự thay
đổi các chỉ tiêu như tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ sinh lời trên vốn cổ
phần (ROE), hay lợi tức trước thuế và lãi suất (EBIT)
Thứ sáu là có những thay đổi bất lợi trong cơ cấu nguồn vốn (chỉ tiêu vốn cổ
phần trên nợ vay), trong việc thanh khoản (chỉ tiêu thanh khoản hiện thời), hay mức
độ hoạt động
Thứ bảy là xảy ra sự chênh lệch của doanh thu hay lưu chuyển tiền tệ so với
kế hoạch khi mà tín dụng đã được cấp
Thứ tám là có những thay đổi bất ngờ, không dự kiến và không có lý do đối
với số dư tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng
1.1.2.4. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng
Tỷ lệ thu nợ
Tỷ lệ thu nợ = (Doanh số thu nợ / Tổng doanh số cho vay) * 100%
Tỷ lệ thu nợ đánh giá khả năng thu hồi nợ từ hoạt động cho vay của ngân

hàng, nếu tỷ lệ thu nợ càng cao thì rủi ro tín dụng càng thấp và hoạt động cho vay
của ngân hàng càng có hiệu quả. Do đó, tỷ lệ này càng cao thì càng tốt.
Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = (Nợ quá hạn / Tổng dư nợ cho vay) * 100%
Tỷ lệ nợ quá hạn thể hiện mối quan hệ giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ, nếu
nợ quá hạn chiếm tỷ lệ càng cao trong tổng dư nợ thì rủi ro tín dụng càng lớn và cho
thấy hoạt động của ngân hàng ngày càng kém hiệu quả. Ngược lại, tỷ lệ này càng
nhỏ thì rủi ro tín dụng càng thấp. Theo quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước,
tỷ lệ này không được vượt quá 5%.
Hệ số rủi ro tín dụng
Hệ số rủi ro tín dụng = (Tổng dư nợ cho vay / Tổng tài sản có) * 100%
Hệ số rủi ro tín dụng phản ánh những khoản mục tín dụng trong tài sản có,
hệ số này càng lớn sẽ thể hiện lợi nhuận của ngân hàng càng cao, nhưng song song
với lợi nhuận cao bao nhiêu thì ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tín dụng tương
ứng.
Tỷ trọng nợ xấu / Tổng dư nợ cho vay
Theo quy định hiện nay, tỷ lệ này phải nằm trong khoảng từ 3% đến 5%.
1.2. PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTM.
1.2.1. Sự cần thiết phải phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
NHTM Việt Nam đã và đang có nhiều thay đổi quan trọng trong công tác
quản lý rủi ro tín dụng. Kỷ luật tín dụng đang được đặt lên hàng đầu. Đảm bảo hoạt
động độc lập của NHTM là yếu tố quan trọng để thực hiện kỷ luật tín dụng. Cũng
10
chính vì lẽ tín dụng ngân hàng có những vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh
tế thị trường, do đó rủi ro tín dụng không những làm mất đi vai trò tích cực của tín
dụng ngân hàng mà ngược lại, nó còn gây những tác hại nghiêm trọng không những
đối với hệ thống ngân hàng, với người đi vay mà đối với cả nền kinh tế và xã hội.
Vì thế yêu cầu đảm bảo an toàn cho mỗi khoản tín dụng ngân hàng là điều bắt buộc.
Nếu không có những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng thì không thể
khắc phục những tác hại to lớn mà rủi ro tín dụng đem lại:

Trước hết, đối với ngân hàng thương mại: Ở mức độ thấp, rủi ro tín dụng làm
mất đi cơ hội, khả năng tích luỹ vốn, làm giảm sức mạnh của ngân hàng; ở mức độ
cao, khi thiệt hại do rủi ro vượt quá giới hạn dự phòng rủi ro thì đối với ngân hàng
thương mại (một trung gian tài chính, nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay
chủ yếu là vốn huy động với đảm bảo rất cao về sự hoàn trả và tính thời hạn) rủi ro
tín dụng có thể làm xói mòn niềm tin vào sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng.
Tác động tâm lý dây chuyền sẽ tạo ra sự rút tiền ồ ạt, kéo theo sự đổ vỡ của hàng
loạt thậm chí cả hệ thống ngân hàng.
Đối với người đi vay: Thông thường rủi ro tín dụng là hệ quả của rủi ro trong
kinh doanh của khách hàng. Với nợ quá hạn, người đi vay hoàn toàn mất nguồn tài
trợ từ các ngân hàng, các cơ hội kinh doanh sẽ tuột mất, tài sản sẽ bị tịch thu hoăc
phát mại, người đi vay sẽ đứng trước nguy cơ phá sản.
Rủi ro tín dụng ở đây được thể hiện qua tình trạng nợ quá hạn, thực chất việc
nợ quá hạn không phải là vấn đề quan trọng nhất mà chính là việc người vay không
có khả năng trả nợ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch sử dụng vốn của
ngân hàng, vì vậy việc phòng ngừa rủi ro tín dụng cốt lõi là hạn chế tối đa nợ quá
hạn không có khả năng thu hồi.
1.2.2. Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM
Thứ nhất, phân quyền phán quyết tín dụng: Ngân hàng cần chú ý hơn đến
việc phân quyền và kiểm soát việc phân quyền phán quyết trong cho vay để có thể
giải quyết nhanh trong cho vay, tăng trách nhiệm của mỗi cán bộ tín dụng trong cho
vay. Có thể kết hợp việc phân quyền những hạn mức tín dụng cho các cán bộ tín
dụng dựa vào kinh nghiệm công tác, năng lực, uy tín của họ để họ có quyền phán
quyết tín dụng, từ đó họ phải chịu trách nhiệm và cũng chủ động, sáng tạo hơn
trong cho vay những khoản nằm trong phạm vi của họ.
Thứ hai, Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến tính chính xác, đầy đủ, kịp
thời của thông tin tín dụng. Ngân hàng cần phải đào tạo các nhân viên của mình
không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn nắm bắt một cách nhanh nhạy để
giúp ngân hàng có được đầy đủ các thông tin cần thiết trong việc quyết định cho
vay.

Thứ ba, tiến hành cho điểm khách hàng để quyết định cho vay.
11
Thứ tư, cần chú trọng trong công tác giám sát các khoản cho vay/khách hàng
vay để xem khách hàng vay có sử dụng vốn đúng mục đích không, tình hình tài
chính khách hàng như thế nào Một số lớn cán bộ tín dụng ở các NHTM Việt
Nam cho rằng giải ngân, thu nợ là xong mà chưa quan tâm đến khâu kiểm tra, giám
sát khoản cho vay/khách hàng vay hoặc là rất lơ là trong việc kiểm tra giám sát và
điều này là rất sai lầm và chính là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng.
Thứ năm, học tập và tiếp thu các công nghệ tiên tiến, các phương thức quản
lý hiện đại của các ngân hàng trên thế giới và trong khu vực.
12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI CHI NHÁNH NHCT BÌNH XUYÊN
2.1. VÀI NÉT VỀ CHI NHÁNH NHCT BÌNH XUYÊN
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển tại chi nhánh NHCT Bình Xuyên
Chi nhánh cấp 2 Ngân hàng Công thương (NHCT) Bình Xuyên thành lập và
đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 2002. Đến năm 2007 chi nhánh được nâng cấp
lên thành chi nhánh cấp 1. Sau 9 năm hoạt động, chi nhánh NHCT Bình Xuyên đã
không ngừng phát triển về quy mô, mạng lưới, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng với chất lượng cao, tạo vị thế vững chắc của một trong số các Ngân hàng
thương mại (NHTM) nhà nước lớn mạnh nhất trên địa bàn. Với hiệu quả cao trong
hoạt động kinh doanh, chi nhánh NHCT Bình Xuyên có nhiều thuận lợi trong việc
thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng, không ngừng tăng thêm các lợi ích, tiện
ích cho khách hàng thông qua các hình thức huy động vốn với lãi suất linh hoạt, hấp
dẫn. Bên cạnh đó ngân hàng còn là một trong những đơn vị luôn đi đầu trong phát
triển và ứng dụng công nghệ hiện đại và đến nay đã hoàn thành chương trình hiện
đại hóa theo chuẩn mực quốc tế dưới sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới – World
Bank. Ngoài các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống như: huy động vốn, cho
vay nền kinh tế, mở tài khoản… chi nhánh NHCT Bình Xuyên còn cung cấp các
dịch vụ mới với chất lượng cao như: thanh toán quốc tế, chi trả kiều hối nhanh gọn,

hiệu quả, dịch vụ chuyển tiền nhanh toàn cầu Western Union, mua bán ngoại tệ giao
ngay, kỳ hạn, hoán đổi, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Visa cards, Master cards,
ATM….
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHCT Bình Xuyên
Chi nhánh NHCT Bình Xuyên có trụ sở chính tại khu công nghiệp Bình
Xuyên, Hương Canh, Vĩnh Phúc.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng TMCP CT Bình Xuyên
13
* Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban:
- Ban Giám Đốc: Có nhiệm vụ điều hành toàn bộ hoạt động của Ngân hàng. Đề ra
chiến lược cũng như phương hướng hoạt động của toàn Ngân hàng, đồng thời chịu
trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh cũng như thực hiện các yêu cầu chính
sách mà Nhà nước đề ra
- Phòng Tổ chức hành chính:
+ Chức năng:
14
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phòng
quản lý
rủi ro và
nợ có vấn
đề
Phòng
Khách
hàng Cá
Nhân
Phòng
tiền tệ kho

quỹ
Phòng kế
toán giao
dịch
Phòng
Khách
hàng
Doanh
nghiệp
Phòng tổ
chức
hành
chính
Phòng
giao dịch
Hương
Canh
Phòng
giao dịch
Yên Lạc
Phòng
giao dịch
Tiền Châu
Phòng
giao dịch
Gia
Khánh
Phòng giao
dịch Liên
Bảo

Phòng
giao dịch
Vĩnh Lạc
Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán
bộ và đào tạo, thi đua, phát triển mạng lưới, đầu mối triển khai ISO tại chi nhánh
theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt
động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi
nhánh.
+Nhiệm vụ:
Thực hiện quy định của Nhà nước và của Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam có liên quan đến chính sách cán bộ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế…
Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộ
phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền
của chi nhánh.
Thực hiện bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo tại chi nhánh.
Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán
bộ, nhân viên chi nhánh.
Làm công tác thi đua của chi nhánh.
Là đầu mối nghiên cứu các đề án mở rộng màng lưới kinh doanh tại chi
nhánh trình Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam quyết định.
Đầu mối triển khai, áp dụng hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9001:2008 tại Chi nhánh;
Thực hiện việc mua sắm tài sản và công cụ lao động, trang thiết bị và
phương tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi
nhánh.Thực hiện theo dõi bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, công cụ lao động theo uỷ
quyền.
Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, nâng cấp và sửa chữa nhà làm việc,
QTK, Phòng giao dịch đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh và quy chế quản lý

đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước và NHCTVN.
Quản lý và sử dụng xe ô tô, sử dụng điện , điện thoại và các trang thiết bị của
chi nhánh. Định kỳ bảo dưỡng và khám xe ô tô theo quy định, đảm bảo lái xe an
toàn. Là đầu mối xây dựng nội quy quản lý, sử dụng trang thiết bị tại chi nhánh.
Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ theo đúng quy định
của Nhà nước và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Đánh máy, in ấn tài
liệu của cơ quan đã được ban giám đốc duyệt. Cung cấp tài liệu lưu trữ cho ban
Giám đốc và các phòng khi cần thiết theo đúng quy định về bảo mật, quản lý an
toàn hồ sơ cán bộ.
Tổ chức thực hiện công tác y tế tại chi nhánh.
15
Chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để hội họp, hội thảo, sơ kết, tổng kết… và
Ban giám đốc tiếp khách.
Thực hiện nhiệm vụ thủ quỹ các khoản chi tiêu nội bộ cơ quan.
Tổ chức công tác bảo vệ an toàn cơ quan: Phối hợp với các phòng Kế toán
giao dịch, Tiền tệ kho quỹ bảo vệ công tác vận chuyển hàng đặc biệt; phòng cháy
nổ: chống bão lụt theo đúng quy định của ngành và các cơ quan chức năng.
Lập báo cáo thuộc phạm vi trách nhiệm của phòng.
Thực hiện một số công việc khác do Giám đốc giao.
- Phòng tiền tệ -kho quỹ:
+ Kiểm tra thực thu, thực chi theo chứng từ kế toán
+ Cân đối thanh khoản, điều chỉnh vốn
+ Kinh doanh vàng, bạc, đá quý và thu đổi ngoại tệ
+ Chịu trách nhiệm bảo quản tiền, vàng, ấn chỉ quan trọng và toàn bộ hồ sơ
thế chấp, cầm cố của khách hàng cho vay.
+ Đào tạo, huấn luyện các giao dịch viên trong nghiệp vụ ngân quỹ và phục
vụ khách hàng.
+ Một số nghiệp vụ có kiên quan khác.
- Phòng kế toán:
Trực tiếp hạch toán kế toán, theo dõi, phản ánh hoạt động sản xuất kinh

doanh, tài chính. Quản lý các loại vốn, tài sản của ngân hàng, tổng hợp, lưu trữ hồ
sơ, tài liệu về hạch toán kế toán, quyết toán và lập báo cáo quyết toán cung cấp cho
nội bộ ngân hàng và các cấp có thẩm quyền theo quy định.
- Phòng khách hàng doanh nghiệp:
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng là các Doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; các khách hàng cá nhân để khai thác vốn bằng
VNĐ và ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản
phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam. Tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất
nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, giới thiệu, tiếp thị các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng cho các Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; các
khách hàng cá nhân. Thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh dự
kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh
doanh của Chi nhánh.
16
- Phòng khách hàng cá nhân:
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân, để
khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín
dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng
dẫn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, giới thiệu,
tiếp thị các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng là các cá nhân.
- Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề:
Phòng này có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý rủi ro
của Chi nhánh; Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân
thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách
hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản
lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam. Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ xấu
(Nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 theo quy định phân loại nợ), nợ đã xử lý rủi ro, nợ

được Chính phủ xử lý; là đầu mối khai thác và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo
quy định của Nhà nước nhằm thu hồi nợ xấu.
- Các phòng giao dịch:
Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; Các nghiệp vụ và cung cấp các
dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Thực
hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm Ngân hàng để khai thác
vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các
sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, giới thiệu, tiếp thị các sản phẩm dịch
vụ ngân hàng cho các khách hàng là các cá nhân, các tổ chức.
2.1.2. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng trong ba năm
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Chênh lệch
2009/2008
Chênh lệch
2010/2009
Số tiền % Số tiền %
Tổng Doanh thu 29,815 48,688 149,132 18,873 63.30 100,444 206.30
Tổng Chi phí 21,935 34,412 79,053 12,477 56.88 44,641 129.73
Lợi nhuận trước thuế 7,880 14,276 70,079 6,396 81.17 55,803 390.89
Lợi nhuận sau thuế 5,748 10,343 50,654 4,595 79.94 40,311 389.74
(Nguồn: Trích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Bình Xuyên trong 3

năm 2008, 2009, 2010 )
Qua bảng 1 ta thấy, trong những năm qua hoạt động kinh doanh của chi nhánh
17
NHCT Bình Xuyên luôn đạt được những kết quả đáng kể, góp phần không nhỏ vào
định hướng phát triển chung của tỉnh, đặc biệt là trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp.
Năm 2008, tổng doanh thu của chi nhánh NHCT Bình Xuyên là 29,815 triệu đồng,
tổng chi phí là 21,935 triệu đồng, lợi nhuận còn lại của Ngân hàng sau khi trừ thuế
là 5,748 triệu đồng.
Năm 2009, doanh thu của ngân hàng tăng 18,873 triệu đồng, tức tăng 63.3% so với
năm 2008, trong khi chi phí chỉ tăng lên 56.88%, tuy doanh thu và chi phí đều tăng
nhưng cũng đã góp phần làm cho lợi nhuận của ngân hàng tăng cao (lợi nhuận sau
thuế tăng thêm 4,595 triệu đồng tức tăng 79.94%).
Biểu đồ 1: Kết quả kinh doanh của Ngân hàng
Đến năm 2010, doanh thu đã tăng lên vượt bậc từ 48,688 triệu đồng lên đến
149,132 triệu đồng (tăng 206.3% so với năm 2006), chi phí tăng 129.73% dẫn đến
việc lợi nhuận sau thuế tăng 389.74% từ 10,343 triệu đồng tăng lên 50,654 triệu
đồng, kết quả kinh doanh năm 2010 của chi nhánh NHCT Bình Xuyên như vậy là
rất khả quan và tăng rất cao so với các năm trước. Nguyên nhân của việc đạt được
kết quả kinh doanh tăng vượt bậc như vậy là do năm 2010 Ngân hàng mở rộng
mạng lưới hoạt động và phát triển hơn nhiều so với những năm trước cả về số lượng
khách hàng lẫn chất lượng sản phẩm dịch vụ, với chiến lược và định hướng phân
khúc thị trường phù hợp, ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng cao và bền vững, kiểm
soát rủi ro hiệu quả; kết thúc năm tài chính 2010 chi nhánh NHCT Bình Xuyên đã
đạt được những kết quả nổi bật.
Hoạt động của chi nhánh NHCT Bình Xuyên đạt được lợi nhuận ngày càng cao, có
được điều này là do: doanh thu của Ngân hàng luôn tăng trưởng hàng năm trong khi
18
tốc độ tăng của doanh thu luôn cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của chi phí; nền
kinh tế của cả nước nói chung và nền kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng đang

ngày càng phát triển hơn với những thành tựu đạt được rất khả quan, đời sống của
người dân cũng theo đó ngày càng được nâng cao, nên nhu cầu về vốn ngày càng
lớn trên thị trường kinh tế và lượng tiền nhàn rỗi ngày càng nhiều trong xã hội đã
đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển và hiệu quả kinh doanh cao của
Ngân hàng; bên cạnh những nguyên nhân đó là sự nổ lực phấn đấu của cả tập thể
ngân hàng, cùng với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo trong hoạt
động kinh doanh, mở rộng đầu tư nhằm tối đa hóa lợi nhuận của Ngân hàng.
Để đánh giá về kết quả kinh doanh của Ngân hàng, bên cạnh việc xem xét tốc độ
tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận, chúng ta cũng nên đề cập đến 1 chỉ tiêu
khác đó là chỉ tiêu về doanh lợi tiêu thụ của ngân hàng vì chỉ số này cho chúng ta
biết được trong một trăm đồng tổng doanh thu thu về thì Ngân hàng có được bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Bảng 2: Doanh lợi tiêu thụ
Đơn vị tính: Triệu đồng
Lợi nhuận sau thuế 5,748 10,343 50,654
Doanh thu thuần 29,815 48,688 149,132
Lợi nhuận / Doanh thu (%) 19.28 21.24 33.97
(Nguồn: Trích Báo cáo kết quả hoạt động kinh của chi nhánh NHCT Bình Xuyên )
Vì doanh thu và lợi nhuận của Ngân hàng tăng hàng năm nên tỷ suất sinh lợi trên doanh
thu cũng có xu hướng tăng hàng năm. Nhìn vảo bảng 2 ta thấy cụ thể như sau:
Năm 2008 tỷ suất này là 19.28% (tức là trong 100 đồng doanh thu thu về Ngân
hàng có được 19.28 đồng lợi nhuận sau thuế) thì đến năm 2009 con số này tăng lên
thành 21.24% tức tăng 1.96% (tức là vào năm 2006 trong 100 đồng doanh thu thì
lợi nhuận sau thuế là 21.24 đồng), con số này tăng tuy không cao nhưng cũng đã
phần nào cho thấy được sự tăng trưởng hiệu quả trong kinh doanh của Ngân hàng.
Sang năm 2010 thì tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng tăng lên đến 33.97%, tức tăng
hơn 10% so với năm 2009, có nghĩa là lợi nhuận có được sau thuế trong 100 đồng
doanh thu thu về của Ngân hàng tăng lên hơn 10 đồng so với năm 2009; điều này
chứng tỏ tình hình hoạt động của Ngân hàng đã có bước phát triển cao trong năm
2010. Nguyên nhân của sự tăng lên vượt bậc này là do tốc độ tăng lợi nhuận quá

nhanh so với tốc độ tăng của doanh thu, làm cho tỷ suất này tăng lên.
2.2. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG, SỬ DỤNG VÀ THU HỒI VỐN TẠI CHI
19
NHÁNH NHCT BÌNH XUYÊN
2.2.1. Tình hình huy động vốn.
Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, một trong
những đặc trưng cơ bản là "đi vay để cho vay" do đó nguồn vốn huy động hay còn
gọi là đầu vào của Ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng, là điều kiện tiên quyết cho
hoạt động của Ngân hàng.
Xác định được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động đối với quá trình
kinh doanh nên chi nhánh NHCT Bình Xuyên không ngừng nỗ lực nghiên cứu nắm
bắt diễn biến về thị trường, về đối thủ cạnh tranh, xử lý thông tin nhanh và chính
xác để đưa ra các giải pháp phù hợp trong việc huy động nguồn vốn cho chi nhánh.
Nhìn vào bảng sau ta sẽ thấy rõ tình hình huy động vốn của chi nhánh NHCT Bình
Xuyên qua 3 năm 2008, 2009, 2010.
Bảng 3: Tình hình huy động vốn
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008
Năm
2009
Năm 2010
Chênh lệch
2009/2008
Chênh lệch
2010/2009
Số tiền % Số tiền %
Tiền gửi không kỳ hạn 7,414 5,674 29,248 8,260 111.41 13,574 86.60
Tiền gửi thanh toán 4,158 9,791 22,425 5,633 135.47 12,634 129.04
Tiền gửi tiết kiệm 3,113 5,399 6,263 2,286 74.43 864 16.00
Tiền gửi của tổ chức tín dụng khác 143 484 560 341 238.46 76 15.70

Tiền gửi có kỳ hạn 100,868 218,653 924,074 117,785 116.77 705,421 322.62
1. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 61,561 169,099 791,176 107,538 174.69 622,077 367.88
Dưới 12 tháng của khách hàng 0 440 70,317 440 69,877 15881.14
Dưới 12 tháng 57,261 04,259 156,659 46,998 82.08 52,400 50.26
Dưới 12 tháng của tổ chức tín dụng khác 4,300 64,400 564,200 60,100 1397.67 499,800 776.09
2. Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng 39,307 49,554 132,898 10,247 26.07 83,344 168.19
Trên 12 tháng của khách hàng 0 2,000 2,000 2,000 0 0
Trên 12 tháng 39,307 47,554 70,898 8,247 20.98 23,344 49.09
Trên 12 tháng của các tổ chức tín dụng
khác
0 0 60,000 0 60,000
Ký quỹ bảo lãnh 152 0 152
Tổng 108,282 234,327 953,474 126,045 116.40 719,147 306.90
(Nguồn: Phòng kế hoạch chi nhánh NHCT Bình Xuyên )
Nhìn vào bảng số liệu ở bảng 3 ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh
NHCT Bình Xuyên tăng trưởng cao qua từng năm. Cụ thể:
- Năm 2008 tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng là 108,282 triệu đồng,
đến năm 2009 tổng nguồn vốn này tăng lên 234,327 triệu đồng tức tăng 126,045
triệu đồng so với năm 2008 với tốc độ tăng là 116.4%. Trong đó huy động từ tiền
20
gửi không kỳ hạn tăng 8,260 triệu đồng (111.41%), huy động từ tiền gửi có kỳ hạn
dưới 12 tháng tăng 107,538 triệu đồng và số tiền huy động từ tiền gửi tiết kiện có kỳ
hạn trên 12 tháng tăng 10,247 triệu đồng; và trong số các loại tiền gửi này thì tiền
gửi của các tổ chức tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng tăng cao nhất – tăng 60,100
triệu đồng từ 4,300 triệu đồng năm 2005 lên đến 64,400 triệu đồng năm 2006 với
tốc độ rất cao 1397.67%.
- Năm 2010 tổng nguồn vốn huy động được của Ngân hàng tiếp tục được
tăng cao tăng lên 306.9% từ 234,327 triệu đồng lên đến 953,474 triệu đồng, tăng
thêm 719,147 triệu đồng; trong đó tốc độ tăng của các loại tiền gửi lần lượt là: tiền
gửi không kỳ hạn tăng thêm 13,574 triệu đồng với tốc độ là 86.6%, tiền gửi tiết

kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng thêm 622,077 triệu đồng với tốc độ tăng là
367.88% và tốc độ tăng của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng là 168.19%
tăng thêm 83,344 triệu đồng. Và trong năm này loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
dưới 12 tháng cũng vẫn là loại tiền huy động được tăng thêm nhiều nhất, tăng thêm
499,800 triệu đồng; tuy nhiên loại tiền gửi có tốc độ tăng cao nhất là loại tiền gửi có
kỳ hạn dưới 12 tháng của khách hàng với tốc độc tăng là 15881.14%.
Biểu đồ 2:Tình hình huy động vốn trong 3 năm
Bảng 4: Cơ cấu tình hình huy động vốn của chi nhánh NHCT Bình Xuyên
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Cơ cấu từng loại hình huy
động (%)
2008 2009 2010
21
Tiền gửi không kỳ hạn 7,414 15,674 29,248 6.85 6.69 3.07
Tiền gửi có kỳ hạn 100,868 218,653 924,074 93.15 93.31 96.92
Ký quỹ bảo lãnh 152 0.01
Tổng 108,282 234,327 953,474 100 100 100
(Nguồn: Phòng kế hoạch chi nhánh NHCT Bình Xuyên )
Bảng 4 cho thấy cơ cấu huy động vốn của chi nhánh NHCT Bình Xuyên
trong 3 năm 2008, 1009, 2010, nhìn chung ta thấy ngân hàng huy động từ tiền gửi
có kỳ hạn nhiều hơn từ tiền gửi không có kỳ hạn rất nhiều lần, cụ thể:
- Vào năm 2008, cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng như sau: huy động từ
tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm 6.85% tổng nguồn vốn huy động được trong năm,

còn lại là tiền gửi có kỳ hạn.
- Năm 2009, số tiền Ngân hàng huy động được từ tiền gửi có kỳ hạn tiếp tục
chiếm tỷ trọng cao (93.31%), cao hơn tỷ trọng của nguồn vốn huy động từ tiền gửi
không kỳ hạn rất nhiều.
- Năm 2010 cơ cấu này vẫn không thay đổi tuy tỷ trọng có sự tăng giảm; tiền
gửi không kỳ hạn giảm xuống còn 3.07%, tiền gửi có kỳ hạn tăng lên 96.92% ngoài
ra còn có sự góp mặt của nguồn vốn huy động từ loại hình ký quỹ bảo lãnh tuy
không đáng kể chỉ chiếm có 0.01% tổng nguồn vốn huy động trong năm.
Như vậy từ năm 2008 đến 2010, qua số liệu từ thực tế ta thấy được rằng khả
năng huy động của Ngân hàng qua từng năm đã đạt hiệu quả cao cho thấy uy tín của
chi nhánh NHCT Bình Xuyên đã tạo nên sự tin tưởng cho khách hàng, tạo nên cơ sở
vững chắc cho việc huy động vốn phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh, có được kết quả này là do một số nguyên nhân sau:
- Từ khi được nâng cấp lên chi nhánh cấp 1, Ngân hàng ngày càng mở rộng mạng
lưới hoạt động, mở thêm các phòng giao dịch, nâng cấp các điểm giao dịch khang
trang hơn, có thái độ và phong cách phục vụ chuyên nghiệp vừa để tiếp thị cho
Ngân hàng vừa để tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho khách hàng; Ngân hàng
đã thực hiện việc quảng bá và tiếp thị rộng rãi hình ảnh của mình trong và ngoài
tỉnh. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn thực hiện các chính sách đối với khách hàng là
các tổ chức kinh tế nhằm duy trì được khách hàng là các tổ chức kinh tế có lượng
tiền gửi cao và ổn định; Thu hút khách hàng cá nhân gửi tiền tiết kiệm bằng uy tín
và sự chuyên nghiệp của Ngân hàng và thực hiện đồng thời với lãi suất ưu đãi.
2.2.2. Tình hình sử dụng vốn
Song song với công tác huy động vốn thì nghiệp vụ sử dụng vốn có vai trò
hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nếu coi
như huy động vốn là điều kiện cần thì sử dụng vốn được coi là điều kiện đủ, quyết
định đến sự sống còn của Ngân hàng. Ngân hàng huy động vốn để cho vay nên nếu
huy động vốn được nhiều mà không cho vay thì dẫn đến hậu quả "ách tắc vốn"
22

×