Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.06 KB, 47 trang )

VĂN HỌC THIẾU NHI
VĂN HỌC THIẾU NHI
Đỗ Thị Thanh Hương

LỜI NÓI ĐẦU
Cuốn sách này được biên soạn nhằm đáp ứng nhu cầu học môn Văn
học trẻ em của các bạn sinh viên trường Cao đẳng sư phạm mẫu giáo TW3
Thành phố Hồ Chí Minh.
Hy vọng cuốn sách sẽ giúp các bạn sinh viên có được cách nhìn khái
qt và tương đối về môn Văn học trẻ em.
Tuy vậy, cuốn sách này chắc chắn khơng tránh khỏi những sai sót. Tác
giả rất mong các bạn sinh viên và bạn đọc xa, gần quan tâm góp ý, phê bình
để sửa chữa trong lần in sau.

ĐÁNH GIÁ

Chương I. ĐÁNH GIÁ TÁC PHẨM VĂN HỌC
Bài 1. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÁC PHẨM VĂN HỌC
Tác phẩm văn học là một tổ chức nghệ thuật rất tinh vi, phức tạp bao
gồm nhiều mối liên hệ gắn chặt các yếu tố thuộc nội dung tác phẩm và các
yếu tố thuộc hình thức tác phẩm thành một thể thống nhất biện chứng, thành
một chỉnh thể nghệ thuật. Như vậy, một tác phẩm thành công hay không là ở
giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật của nó. Cho nên phân tích và đánh
giá một tác phẩm văn học chúng ta phải căn cứ vào hai mặt đó, đồng thời
cũng xem tác phẩm có thực hiện được 3 chức năng của văn học hay không?
(nhận thức – giáo dục – thẩm mỹ).
I. NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC


Nội dung của tác phẩm bao gồm các yếu tố về đề tài, chủ đề, tư tưởng
v.v…


1. Đề tài:
Đọc bất cứ tác phẩm văn học nào ta cũng gặp những người, những
cảnh vật, những sự kiện, hiện tượng cụ thể. Phạm vi khuôn khổ của các hiện
tượng, tâm trạng được nhà văn mô tả, biểu hiện trong tác phẩm được gọi là
đề tài tác phẩm. Giới hạn của phạm vi đề tài có thể được xác định rộng hẹp
khác nhau. Thí dụ: đề tài về lồi vật thì có tác phẩm: Chú dê đen, Mèo con đi
tìm bạn, Bác gấu đen và hai chú thỏ, Đàn gà con v.v… Đề tài về đồ vật thì có:
Chiếc cầu mới, Hươu cao cổ, Máy tuốt lúa v.v… Đề tài về trẻ em có: Cơ bé
qng khăn đỏ, Tích Chu, Lên bốn, Bạn mới v.v…
2. Chủ đề:
Thông qua nhân vật, sự kiện cảnh ngộ tốt lên vấn đề nội dung đó là
chủ đề. Thí dụ: khi phản ánh hiện thực cuộc sống qua truyện Chú dê đen, tác
giả hướng tới phản ánh một phạm vi xác định của đời sống, các quan hệ xã
hội cụ thể hơn là quan hệ giữa con người với kẻ thù và nêu lên một phương
diện chính: thái độ của con người trước kẻ thù và kết quả của thái độ ấy.
3. Tư tưởng:
Là một nhân tố quan trọng trong nội dung tác phẩm, khuynh hướng tư
tưởng toát ra từ cách hiểu, từ lòng mong muốn giải quyết những vấn đề đặt ra
trong tác phẩm. Thí dụ: trong truyện Chú dê đen, qua việc lý giải khác nhau
của các quan hệ Dê trắng – Sói; Dê đen − Sói; qua thái độ khác nhau của hai
chú dê, tác giả nêu tư tưởng: phải có thái độ dũng cảm, thông minh trước kẻ
thù và nếu thông minh, dũng cảm sẽ thắng kẻ thù cịn hèn nhát, run sợ thì sẽ
bị kẻ thù tiêu diệt.
II. HÌNH THỨC CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC
Hình thức của một tác phẩm văn học bao gồm các yếu tố về ngôn ngữ,
kết cấu, thể loại Hình thức là những phương tiện để biểu hiện nội dưng trong


quá trình sáng tác. Sáng tác là một quá trình tìm tịi nội dung, tìm tịi hình thức
sao cho hình thức phù hợp với nội dung đó.

1. Ngơn ngữ văn học:
Ngơn ngữ văn học chính là ngơn ngữ của đời sống nhân dân đã được
chọn lọc để đưa vào trong tác phẩm văn học. Một tác phẩm văn học sẽ khơng
tác huy được tác dụng xã hội của mình nếu nó được viết bằng một thứ ngơn
ngữ chỉ riêng của nhà văn, khơng có ai hiểu nổi. Ngơn ngữ văn học mang dấu
ấn của lịch sử và thời đại khá rõ. Vì vậy ngơn ngữ văn học là ngơn ngữ trong
sáng, chính xác, hàm súc, cơ đọng. Do đó trong việc phát triển tiếng mẹ đẻ
cho trẻ mẫu giáo, các tác phẩm văn học dành cho trẻ có một ý nghĩa quan
trọng. Với các cháu, đó là những bài học nghe nói thú vị, hấp dẫn, khơng chỉ
giúp trẻ hiểu biết các hiện tượng, sự vật trong cuộc sống mà còn là cơ sở để
trẻ tập luyện cách bộc lộ những nhận thức và tình cảm của mình.
2. Kết cấu:
Bất kỳ tác phẩm nào cũng có kết cấu. Người đọc tiếp xúc với tác phẩm
theo một chiều được qui định, từ trang đầu, dòng đầu cho đến trang cuối,
dòng cuối, không thể tuỳ tiện bắt đầu từ đâu cũng được. Do đó, việc bố trí,
sắp xếp chi tiết nào nổi trước, chi tiết nào nói sau, chuyện gì kể thật kỹ,
chuyện gì chỉ kể lướt qua có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự thành
công của tác phẩm.
Các biện pháp kết cấu trong văn học rất đa dạng. Kết cấu trong thơ trữ
tình khác với kết cấu kịch, truyện. Mỗi tác phẩm văn học lại có một kiểu kết
cấu riêng biệt, cụ thể của mình. Tuy nhiên biện pháp kết cấu thường gặp nhất
là sự bố trí, tổ chức tác phẩm theo kiểu đối lập, tương phản. Thí dụ: các tác
giả dân gian đã đối lập Thạch Sanh nhân nghĩa, ân tình với Lý Thơng vơ ơn,
bạc ác. Cô Tấm hiền hậu, chăm chỉ đối lập với Cám lười nhác, tàn ác. Trong
văn học dành cho trẻ mẫu giáo ta cũng thấy sự phổ biến của các biện pháp
kết cấu này qua sự so sánh dê trắng với dê đen (Chú dê đen); Cô em út với
hai cô chị (Ba cô gái), Tấm – Cám v.v…


3. Thể loại:

Là hình thức chỉnh thể của tác phẩm văn học. Bất kỳ một tác phẩm văn
học nào cũng tồn tại dưới một hình thức loại thể nhất định. Thí dụ: “Chú dê
đen”, “Ba cơ gái”, “Cơ bé qng khăn đỏ” là truyện kể, còn “Hạt gạo làng ta”,
“Đàn gà con”, “Hồ sen” là những bài thơ.
Cũng cần nói thêm rằng thể loại văn học là một hiện tượng có tính lịch
sử. Nó ra đời, biến đổi và phát triển trên cơ sở cuộc sống. Xu hướng chung
của sự phát triển là các thể loại tác phẩm văn học ngày càng phong phú, đa
dạng nhưng cũng có những thể loại đi đến chỗ suy tàn, không tồn tại trong
đời sống văn học nữa. Đối với các tác phẩm văn học đành cho trẻ mẫu giáo
thì chủ yếu là các thể loại: truyện kể, thơ, kịch v.v…
III. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CẦN LƯU Ý KHI PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ
MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC
Một trong những căn cứ để đánh giá tác phẩm là dựa vào các chức
năng văn học. Mức độ giá trị cao, thấp của tác phẩm là tùy thuộc ở khả năng
thực hiện tốt hay không tốt các chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ…
đối với bạn đọc. Vì vậy, việc đánh giá các tác phẩm văn học mẫu giáo cũng
trước hết xuất phát từ căn cứ ấy: ở trường mẫu giáo chúng ta mới chỉ bước
đầu giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học qua những câu chuyện, bài thơ
hoặc hướng dẫn trẻ tập đóng tiểu phẩm theo những kịch bản đơn giản. Vai
trị của cơ giáo trong những giờ dạy này là vơ cùng quan trọng, bởi vì khơng
có cơ giáo, trẻ không thể tiếp xúc được với tác phẩm cũng như phát hiện các
giá trị của tác phẩm một cách độc lập. Do đó, trước hết cơ mẫu giáo phải là
người biết phân tích và đánh giá tác phẩm văn học.
Việc khám phá chính xác những giá trị cơ bản về nội dung, nghệ thuật
của một tác phẩm văn học dù là những tác phẩm ngắn gọn, rõ ràng cũng
hoàn toàn khơng đơn giản, vẫn địi hỏi người cảm thụ, phân tích, tìm hiểu
phải có những kiến thức và phương pháp nhất định.


Giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học, cô giáo cần thông qua việc

đọc, kể tác phẩm giúp các cháu hiểu rõ tác phẩm nói về cái gì? Trong tác
phẩm tác giả đặt rạ và giải quyết vấn đề gì? Tác giả đã thể hiện tất cả những
điều đó như thế nào? Cái hay của tác phẩm là gì? Nói cách khác, cơ giáo cần
giúp các cháu hiểu và rung cảm với những giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật
của tác phẩm trên cơ sở đó tác động đến nhận thức tư tưởng, tình cảm của
trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng cảm nhận và sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ.
Khơng thể phát huy được vai trị, ý nghĩa, tác dụng của văn học trong
sự nghiệp giáo dục mẫu giáo nếu khơng có những tác phẩm văn học hấp dẫn,
có khả năng cuốn hút các cháu. Nếu cơ giáo khơng có khả năng cảm thụ và
truyền đạt tác phẩm, khơng có khả năng phát hiện, lựa chọn rút ra từ tác
phẩm những cái hay, cái đẹp phục vụ cho mục đích giáo dục của mình. Tất cả
những điều đó địi hỏi cơ mẫu giáo phải thường xun rèn luyện, nâng cao
trình độ về mọi mặt, đặc biệt là trình độ tiếng Việt và văn học để có thể phát
huy và đánh giá chính xác các tác phẩm truyện, thơ trong chương trình mẫu
giáo.

Chương II. VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
Bài 2. KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
I. VĂN HỌC DÂN GIAN LÀ GÌ?
Văn học dân gian là một ngành khoa học chuyên biệt nghiên cứu sáng
tác truyền miệng dân gian. Ngành khoa học này xuất hiện ở Việt Nam rất
muộn so với nhiều nước khác trên thế giới. Tuy vậy kể từ năm 1954 cho đến
nay, ngành khoa học này có những bước tiến rất lớn, đã đạt được những
thành tích cơ bản trong việc sưu tầm, giới thiệu sáng tác truyền miệng dân
gian Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu của văn học dân gian là sáng tác truyền miệng
dân gian. Thật ra thì sáng tác truyền miệng dân gian là đối tượng nghiên cứu
của nhiều ngành khoa học (sử học, dân tộc học, ngôn ngữ học v.v…) nhưng



có lẽ khơng một ngành khoa học nào lại đặt cho mình nhiệm vụ nghiên cứu
trọn vẹn, triệt để có hệ thống như văn học dân gian.
Đây thật sự là một ngành khoa học mà đối tượng của nó vừa phong
phú, đa dạng, vừa phức tạp như một bài toán còn rất nhiều ẩn số.
II. SÁNG TÁC TRUYỀN MIỆNG DÂN GIAN LÀ GÌ?
Đó là sáng tác của quần chúng nhân dân lao động. Trong xã hội nơ lệ,
phong kiến thì đó là những sáng tác của những người trực tiếp làm ra của cải
vật chất cho xã hội và bị bóc lột. Trong xã hội tư bản, cơng nhân là một giai
cấp mới tham gia vào lực lượng sáng tạo này.
Như vậy sáng tác truyền miệng dân gian do nhân dân lao động làm ra,
trực tiếp phản ánh cuộc sống lao động, chiến đấu và sinh hoạt của nhân dân,
phản ánh tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, mơ ước, kinh nghiệm, nhân sinh
quan và thế giới quan của quần chúng lao động.
Sáng tác truyền miệng dân gian thuộc nhóm nghệ thuật ngơn từ (dùng
từ ngữ làm phương tiện chính để xây dựng hình tượng). Đối với nhân dân
Việt Nam thì đây là một lĩnh vực vô cùng phong phú và độc đáo. Tiếp xúc với
sáng tác truyền miệng dân gian mỗi người sẽ được lớn lên về nhận thức lịch
sử– xã hội, sẽ giàu có hơn về mặt tư tưởng, tình cảm, sẽ bị lơi cuốn bởi
những hình tượng hồn hảo, những triết lý thần tình, những kinh nghiệm
phong phú, những từ ngữ điêu luyện, những lối sống, nếp nghĩ lành mạnh
của nhân dân. Sáng tác truyền miệng dân gian có thể nói đó là một bộ đại từ
điển bách khoa của mỗi dân tộc. Ở nước ta, do những nguyên nhân lịch sử
và đặc điểm vốn có của một dân tộc yêu chuộng thơ ca mà bộ phận sáng tác
này đã có một khối lượng và một dung lượng hiếm thấy, khai thác, sử đụng
vốn q của cha ơng mãi mãi cịn là cơng việc của nhiều thế hệ.
III. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA SÁNG TÁC TRUYỀN MIỆNG DÂN
GIAN
Cần thiết phải xác định những đặc trưng cơ bản của sáng tác truyền
miệng dân gian để một mặt, phân biệt sáng tác truyền miệng dân gian với các



loại nghệ thuật dân gian khác và mặt khác đây là mặt chủ yếu để phân biệt
sáng tác truyền miệng dân gian với loại nghệ thuật ngôn từ chuyên nghiệp –
sáng tác văn chương bác học. Sáng tác truyền miệng dân gian có một số đặc
trưng cơ bản nổi bật:
1. Tính tập thể:
Đây là đặc trưng cơ bản biểu hiện trong quá trình sáng tác trong nội
dung cũng như trong hình thức sáng tác. Tập thể quyết định sự ra đời và sự
tồn tại của tác phẩm. Mỗi tác phẩm dù ở bất kỳ ở thể loại nào cũng đều là sản
phẩm của tập thể, của nhiều người. Tất nhiên, ban đầu tác phẩm ấy là của
một người, một nhóm người sáng tác. Nếu tác phẩm phù hợp với tâm tư,
nguyện vọng của tập thể thì nó sẽ được nhiều người ghi nhớ, lưu truyền,
thêm bớt, gọt dũa, kết quả là người ta không nhớ tên tác giả ban đầu của nó
nữa. Tác phẩm sẽ khuyết danh và có nhiều dị bản.
2. Tính truyền miệng:
Là phương thức sáng tác đồng thời cũng là phương thức tồn tại của tác
phẩm thuộc mọi thể loại của sáng tác truyền miệng dân gian. Trong môi
trường sinh hoạt dân gian, các tác phẩm được hình thành, lưu truyền và biến
đổi thơng qua “cửa miệng” của tập thể.
Mọi người đều thừa nhận rằng: nghe kể một câu chuyện, nghe hát một
điệu lý, điệu hò người nghe cảm nhận được nhiều hơn chiều sâu và vẻ đẹp
của những tác phẩm ấy, hấp dẫn hơn nếu chỉ tiếp xúc với những tác phẩm ấy
trên trang giấy. Đây cũng là đặc trưng cơ bản của sáng tác truyền miệng dân
gian và hai đặc trưng này là nguyên nhân chủ yếu làm tác phẩm có nhiều dị
bản và khuyết danh.
3. Tính truyền thống:
Nói đến truyền thống là nói đến cái gì mẫu mực, bền vững, tương đối
cố định, có khuôn khổ. Đặc trưng này biểu hiện thông qua sự bền vững tương
đối của lời ca, bản kể, điệp khúc, đặc điểm diễn xướng, phương thức lưu



truyền, nội dung, hình tượng, phong cách ngơn ngữ và chúng hầu như không
thay đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ người này sang người khác.
Sự bền vững tương đối của tác phẩm trong lưu truyền có cơ sở bởi sự
bền vững của xã hội, của những điều kiện lịch sử, của tâm lý nhân dân. Chính
những hình thức bền vững của cuộc sống là nguyên nhân xã hội sâu xa tạo
nên những nét tâm lý tập thể bền vững, những thói quen và thị hiếu thẩm mỹ
ổn định.
4. Tính thay đổi:
Mâu thuẫn với tính truyền thống (xê dịch, vận chuyển, thiếu khuôn khổ,
mặt ổn định). Sự thật đồ là một mâu thuẫn nhưng là mâu thuẫn của sự thống
nhất biện chứng, điều đó có nghĩa là truyền thống của sáng tác truyền miệng
dân gian không phải là một thứ truyền thống chết cứng, bất di bất dịch mà có
biến đổi. Tuy nhiên biến đổi trong sáng tác truyền miệng dân gian không phải
là một thứ biến đổi hỗn loạn, tùy tiện mà biến đổi trên cơ sở của truyền thống.
Vậy thì tính bền vững của sáng tác truyền miệng dân gian chỉ là tương đối.
Nói tóm lại, điều kiện xã hội càng biến đổi mạnh thì khả năng xảy ra sự
thay đổi của sáng tác truyền miệng dân gian càng lớn. Có những thể loại chỉ
nở rộ ở thời đại nào đó và suy tân ở thời đại khác. Sáng tác truyền miệng dân
gian theo đà biến đổi của xã hội mà có thể thay đổi từng phần, từng bộ phận
hoặc tồn cục.
5. Tính ngun hợp:
Sự tồn tại của mỗi tác phẩm bao giờ cũng có sự kết hợp của nhiều yếu
tố: ngôn từ, nhạc, kịch, văn học, triết học, tôn giáo. Sáng tác truyền miệng dân
gian thường đa chức năng. Tính nguyên hợp của sáng tác truyền miệng dân
gian là một hiện tượng tự nhiên, vốn có của một kiểu nghệ thuật khơng
chun.
IV. THỂ LOẠI
− Thần thoại



− Truyện cười
− Dân ca
− Chèo
− Truyền thuyết
− Tục ngữ
− Ca dao
− Tuồng
− Cổ tích
− Câu đố
− Vè
− Múa rối
V. SÁNG TÁC TRUYỀN MIỆNG DÂN GIAN VỚI TRẺ MẪU GIÁO
Sáng tác truyền miệng dân gian đến với trẻ rất sớm và có nhiều sáng
tác phù hợp với trẻ mẫu giáo. Ngay từ khi còn nằm trên võng, trẻ đã nghe
được điệu ru trầm bỗng, những lời ru ấm áp tình người của người thân. Lớn
lên trẻ tiếp xúc với những bài đồng dao giản dị, sinh động, thích thú với
những hình tượng lộng lẫy, táo bạo trong thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ
tích v,v…Vì thế “sáng tác truyền miệng dân gian đã để lại những ấn tượng
sâu sắc trong trí tuệ và tâm hồn trẻ thơ, tác động đến sự phát triển toàn diện
của trẻ. Sáng tác truyền miệng dân gian giúp trẻ nhận biết cuộc sống, biết yêu
điều thiện, ghét điều ác biết ước mơ, tưởng tượng, sống vui tươi, khỏe mạnh
và học tập được những lời hay, ý đẹp trong cách diễn đạt của nhân dân”.
Sáng tác truyền miệng dân gian có đầy đủ khả năng giáo dục con
người mới xã hội chủ nghĩa, vì những sáng tác này hồn tồn có đủ khả năng
giáo dục cho trẻ những khái niệm đạo đức xã hội chủ nghĩa dựa vào những
sáng tác mang đậm nét nhân đạo, giúp trẻ trở thành con người năng động,
sáng tạo trong đời sống hàng ngày.



Bài 3. THẦN THOẠI, TRUYỀN THUYẾT VÀ VIỆC GIÁO DỤC TRẺ
MẪU GIÁO
A. THẦN THOẠI:
I. HOÀN CẢNH XUẤT HIỆN
Ra đời và phát triển gắn với một trình độ kinh tế xã hội còn thấp, là con
đẻ tất yếu của xã hội nguyên thủy, là sản phẩm của hình thái ý thức thuộc giai
đoạn công xã thị tộc (xã hội nguyên thủy là một giai đoạn kéo dài từ thời đại
đồ đá cũ cho đến thời đạt đồ đồng chuyển sang đồ sắt).
II. ĐỊNH NGHĨA
Chúng ta chưa có đầy đủ cơ sở khoa học để coi thần thoại là thể loại
cơ bản của sáng tác truyền miệng dân gian, nhưng mặt khác khi nghiên cứu
sáng tác truyền miệng dân gian chúng ta không thể bỏ qua thần thoại với tư
cách là “mảnh đất ni dưỡng nghệ thuật”. Vậy thần thoại là gì? Thật ra thần
thoại khơng phải là một hiện tượng bí ẩn khơng giải thích được, cũng khơng
phải là cái gì xuất hiện ngẫu nhiên, đột biến, ngoài qui luật
Thần thoại trước hết là những truyện kể về thần, về diện mạo, lai lịch,
hành tung và các mối quan hệ của thần. Thần là “nhân vật” trung tâm, đóng
vai trị chính trong các mối mối quan hệ. Thần có thể hình người, có thể hình
cầm thú hay nửa người, thần cũng có thể biến hố từ hình thức này sang
hình thức khác (thần Dớt là bầu trời, ít đất, khơng khí, con người, biển cả, âm
phủ, con bị mộng, con chó, con lừa, con bọ hung v.v…); có thể đại điện cho
sức mạnh của vũ trụ, trời đất, sơng biển, có thể tạo ra mọi vật v.v… Tóm lại
thế giới của thần cũng đa dạng, nhiều hình, nhiều vẻ, hoạt động của thần
phong phú, tiêu biểu cho nhiều hiện tượng. Cần chú ý rằng sức mạnh của
thần là sức mạnh tự thân, sức mạnh tổng hợp của một hay nhiều hiện tượng
tự nhiên, cũng như sức mạnh tổng hợp của cả tập thể bộ lạc thị tộc. Thần có
thể làm được mọi việc bằng lao động của đôi bàn tay, bằng sức mạnh thần
thánh và tài nghệ tuyệt mỹ. Thần là sản phẩm của một trình độ tư duy ngây



thơ, chất phác. Mọi sự biến hóa, mọi hành động đều chứa đựng lẫn lộn trong
đổ những yếu tố của tư tưởng duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình.
III. NỘI DUNG
Thần thoại của bất kỳ dân tộc nào cũng là sản phẩm của một thời kỳ
phát triển nhất định trong lịch sử loài người, gắn liền với một hình thái kinh tế
và trình độ tư duy, hiểu biết nhất định của con người. Cũng như thần thoại
của các dân tộc khác, thần thoại Việt Nam:
1. Giải thích những hiện tượng chung của vũ trụ, trời đất, phán ánh
cuộc đấu tranh bền bỉ của người xưa để hiểu biết, khám phá tự nhiên và để
chinh phục tự nhiên (Thần trụ trời giải thích do đâu mà có bầu trời, mặt đất,
sông núi, biển cả; Thần mưa, Thần sớm, Thần biển, Thần gió giải thích các
hiện tượng mưa gió, sấm chớp, bão lụt, hạn hán), cắt nghĩa vì sao mà có con
người, vì sao con người ngày một đơng đúc, vì sao con người đến già lại phải
chết v.v… Cần chú ý là thần thoại của các dân tộc trong khi phản ánh những
vấn đề chung giống nhau của tự nhiên và xã hội lồi người, vẫn khơng che
lấp những đặc điểm riêng trong nội dung gắn liền với điều kiện, hoàn cảnh
sống, gắn liền với những tập tục cổ ít nhiều mang những nét đặc thù.
* Kama là thần Ái tình của người ấn Độ, Kama có chiếc xe thần là con
chim vẹt, cánh cung làm bằng cây mía, dây cung là đàn ong kết cánh và mũi
tên là hoa xồi mềm mại. Chim vẹt, cây mía, đàn ong, hoa xồi là những hình
ảnh cụ thể, biểu tượng của mùa xuân trên đất ấn Độ.
* Thần ái tình của Hy Lạp (Erros) và La Mã (Cupido) lại cỡi trên lưng
con thiên nga, tay cầm chiếc cung bằng gỗ cây sầu bi và mũi tên làm bằng lá
cây trắc bá nghĩa là những thứ tiêu biểu thường có ở vùng biển sáng chói và
ấm áp Địa Trung Hải.
2. Phản ánh những ước mơ hồn nhiên, giản dị nhưng hết sức táo bạo
và cao đẹp của con người cổ đại: “Chú Cuội cung trăng”, “Lúa thần”, “ Rắn già
rắn lột”.
IV. NGHỆ THUẬT



1. Có nhiều yếu tố kỳ diệu, trí tưởng tượng phong phú. (Thần Biển là
một con rùa khổng lồ, lớn khơng xiết kể. Thần nằm ngồi biển khơi tít tắp,
khơng đủ, khơng uống. Mỗi khi thần hít vào thì nước biển theo hơi thở của
Thần mà tuồn vào lồng ngực tạo nên nước thủy triều xuống và khi thở ra tạo
nên hiện tượng nước thủy triều lên; còn khi cựa quậy, vùng vẫy thì có gió to,
bão lớn mà người ta gọi đó là sóng thần).
2. Chi tiết ngắn gọn, đơn giản, sống động, cảm nghĩ hồn nhiên mà độc
đáo. Thí dụ: “Cóc kiện trời”, “Chú cuội”, “Sơn Tinh − Thủy Tinh”. Thần núi của
người Việt Nam có tên là Sơn Tinh, là hình ảnh của một phúc thần có tài trí và
diện mạo đẹp đẽ khác thường. Từng cuộc chiến tranh giành một cô gái đẹp
với thủy thần (Thủy tinh), thần là kẻ chiến thắng và là ân nhân của con người
trong công cuộc chinh phục lũ lụt, bảo vệ mùa màng.
B. TRUYỀN THUYẾT:
I. HOÀN CẢNH XUẤT HIỆN
Khi thần thoại đã suy vong và buổi đầu con người chiến thắng tự nhiên,
sản xuất phát triển tiến đến việc trao đổi hàng hóa, tranh giành thị trường và
nảy sinh chiến tranh giữa các bộ lạc con người đã biết lôi kéo những hình
tượng thần gán cho những người trưởng tộc hoặc bộ lạc có cơng bảo vệ
mình trong chiến tranh.
Trong nền văn hóa dân gian Việt, truyền thuyết xuất hiện, tồn tại và
diễn biến trước hết như là sự thay thế, sự hóa thân của thể loại sử thi. Nó là
mắt xích nối liền thần thoại Việt với các truyện dân gian khác.
II. ĐỊNH NGHĨA
Truyền thuyết là những truyện kể dân gian có liên quan đến những sự
kiện và những nhân vật lịch sử có thật, liên quan đến những biến cố trọng đại
mà toàn dân đều chú ý.
Nếu thần thoại là “nghệ thuật không tự giác” của người nguyên thủy thì
truyền thuyết đã là những sáng tác có ý thức thực sự của con người về lịch
sử, về nòi giống tổ tiên, về chủ nghĩa yêu nước ngời sáng của dân tộc.



Trong ý thức nhân dân, truyền thuyết được kể như là một truyện có
thật, một biến cố lịch sử đã xảy ra. Truyện thường gắn liền với những địa
danh, chiến tích lịch sử, lại nêu rõ lai lịch người anh hùng, nguồn gốc xuất
thân, tên tuổi, quê quán…
Truyền thuyết không phải là lịch sử nhưng đúng như lời nhận định của
đồng chí Phạm Văn Đồng: “Những truyền thuyết dân gian thương có một cái
lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lý tưởng hóa, gởi gắm
vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của
sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên những tác phẩm văn hố
đời đời con người ưa thích” (Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người
nghệ sĩ).
III. NỘI DUNG
1. Ca ngợi cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước:
* Nước Âu Lạc là một thực tế lịch sử cũng như An Dương Vương là
một nhân vật lịch sử có thật. Việc thành lập nhà nước đầu tiên này đánh dấu
một bước ngoặc trong quá trình phát triển lâu đài của cộng đồng các bộ lạc
sống ở lưu vực sông Hồng. Truyền thuyết An Dương Vương là sự đan quyện
chặt chẽ của cái bi, cái hùng. Nhân vật An Dương Vương trong lịch sử hiện ra
vừa là người có cơng vừa là kẻ có tội. Chiến cơng của an Dương Vương thể
hiện trong thời kỳ lập nước, nổi bật trong công cuộc xây thành Cổ Loa. Đây là
một ơng vua sáng suốt, biết nhìn xa, trơng rộng, quan tâm tới vận mệnh của
đất nước, tập hợp được sức mạnh của tồn dân. Cịn thất bại của An Dương
Vương là ở chỗ: xa rời nhân dân, ham mê thú vui riêng, ỷ lại vào vũ khí,
khơng thấy hết dã tâm của kẻ thù. Thành Cổ Loa sụp đổ mãi mãi là một bài
học khắc cốt ghi xương mà truyền thuyết muốn nói với bao thế hệ.
* Truyền thuyết Thánh Gióng là bài ca chiến trận hào hùng mn thuở.
Đây là hình tượng tổng hợp sức mạnh đồn kết của dân tộc trong đấu tranh
chống xâm lược (nét tươi tắn ngây thơ ca trẻ thơ kết hợp với những biểu hiện

hào hùng kỳ vĩ của một “thiên tướng”, những nét thực của “nong cơm đĩa cà”
với nét phi thường tập trung của ý chí, của thể chất).


2. Ca ngợi công đức của các vị anh hùng trong các cuộc đấu tranh
chống ngoại xâm vì sự độc lập tự chủ của dân tộc. (Hai Bà Trưng, Bà Triệu,
Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung).
IV. NGHỆ THUẬT
1. Có giá trị cao về mặt tư tưởng và thẩm mỹ.
2. Sức tưởng tượng phong phú, dồi dào; hình tượng lộng lẫy, táo bạo
và hấp dẫn; chi tiết sống động.
V. TÁC DỤNG CỦA THẦN THOẠI VÀ TRUYỀN THUYẾT ĐỐI VỚI TRẺ MẪU
GIÁO
1. Giúp trẻ phần nào hiểu biết các hiện tượng tự nhiên; cảm nhận được
sức mạnh phi thường của con người trong cuộc đấu tranh chinh phục tự
nhiên và đấu tranh bảo vệ đất nước.
2. Giúp các em phát triển trí tưởng tượng, chắp cánh cho ước mơ của
trẻ.
3. Có tác dụng to lớn trong việc giáo dục niềm tự hào dân tộc cho trẻ.
(Chỉ chọn những tác phẩm phù hợp, vừa sức với các cháu. Thí dụ:
“Thánh Gióng”, “Sơn Tinh− Thủy Tinh”).

Bài 4. TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ VIỆC GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO
I. HOÀN CẢNH XUẤT HIỆN
Ra đời khi xã hội bắt đầu có sự phân chia giai cấp vì:
+ Xét nội dung truyện ta thấy có mâu thuẫn giai cấp.
+ Các yếu tố thần linh bớt đi vì trình độ hiểu biết của con người phát
triển.
+ Nhân vật chính của truyện cổ tích là con người hoặc con vật còn
nhân vật thần, bụt, tiên… chỉ là nhân vật phụ để tượng trưng cho lẽ phải,

công lý.


II. ĐỊNH NGHĨA
Trong giới nghiên cứu văn học dân gian, có nhiều quan niệm và cách
định nghĩa khác nhau về truyện cổ tích. Có người cho rằng: truyện cổ tích bao
gồm toàn bộ những chuyện kể về ngày xưa (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,
ngụ ngơn, truyện cười v.v…) Quan niệm này rất rộng khiến ta khơng tìm được
những đặc trưng của từng loại riêng biệt. Vì vậy, chúng ta nhất trí với quan
niệm tách cổ tích ra thành một loại riêng biệt, lấy tên là truyện cổ tích để dễ
nghiên cứu. Vậy: truyện cổ tích là những truyện kể truyền miệng. Bằng tưởng
tượng, truyện mô tả số phận trong các mối quan hệ gia đình, xã hội cụ thể
(truyện trình bày đủ các dạng quan hệ xã hội vốn có của con người trong xã
đi phong kiến như: vua − tôi, thần – dân, giàu − nghèo, thầy – trò, vợ − chồng,
anh − em, bè − bạn v.v…). Thông qua các mối quan hệ đa dạng và phong phú
ấy, cổ tích theo cách riêng của mình phát hiện ra các xung đột xã hội, các
mâu thuẫn giai cấp trong xã hội có giai cấp. Và từ những phát hiện về một
vấn đề trọng đại như vậy, cổ tích hướng nhiệm vụ chủ yếu của mình vào việc
lý giải, tìm lối thốt cho một vấn đề mà chính lịch sử trong những giai đoạn ấy
cũng chưa tạo được tiền đề hiện thực để có thể giải quyết triệt để.
III. PHÂN LOẠI
Ở nước ta, cổ tích từ xưa đến nay được coi là một thể loại của sáng tác
truyền miệng dân gian. Tuy vậy khi tiếp tục phân chia thể loại này thành
những tiểu loại nhỏ hơn thì ý kiến rất khác nhau. Ngày nay, nhiều nhà khoa
học và nghiên cứu thừa nhận bách phân chia cổ tích thành 3 tiểu loại mặc dù
ngay cả cách phân chia này cũng có chỗ chưa thật rõ ràng:
– Cổ tích động vật.
− Cổ tích thần kỳ.
− Cổ tích sinh hoạt.
Chúng ta tạm chấp nhận cách phân chia này.

1. Cổ tích động vật:


Là những truyện cổ tích trong đó nhân vật chính là một con vật nào đó.
Con vật này có thể có mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp với những động vật
khác hoặc với chính con người, song nó ln ln đóng vai trị trung tâm của
các tình tiết câu chuyện, thu hút tập trung sự chú ý theo dõi của người nghe.
Cổ tích động vật có nguồn gốc rất xa xưa. Nó ra đời trên cơ sở hấp thụ
những quan niệm nguyên thủy về vạn vật hữu linh vạn vật tương giao. Nó là
sản phẩm của những thời kỳ con người tiến hành săn bắn, chăn nuôi, thuần
dưỡng động vật. Chính trong quế trình tiếp xúc với các loài động vật ban đầu
ấy, con người đã dần dần phát hiện ra tính khơn ngoan, xảo nguyệt của con
cáo, tinh nhanh nhẹn tinh khơn của con thỏ, tính kiên trì bền bỉ của con kiến,
tính hung hăng tàn bạo của con hổ, tính thật thà hiền lành của con trâu…
Nhìn chung những con vật có mặt trong cổ tích của mỗi dân tộc là những con
vật dân tộc ấy thường xuyên tiếp xúc hơn cả, gây cho họ những ấn tượng
mạnh mẽ nhất về sự thân thương, căm ghét hoặc sợ hãi.
Thí dụ:
− Truyện cổ của Nga ta thường gặp: mụ cáo Lixa quỷ quyệt khôn
ngoan, đa mưu, láu cá; lão sói xám phàm tục, tham lam, tàn bạo và ngu xuẩn;
chú gấu Misha hiền lành, tốt bụng nhưng vụng về, thơ kệch.
− Truyện cổ tích động vật của người Kinh: “Con gà, con thỏ và con hổ”,
“Rắn và Rùa”, “ Tại sao chó ghét mèo”, “Quạ và cơng”, “Trâu và ngựa”,
“Chuột và mèo”, “Chó ba cẳng”, “Con trâu, con hổ và người thợ cày”, “Mưu
con thỏ”. Đây là loại truyện thể hiện tinh vi óc nhận xét, quan sát của con
người về loài vật do vậy truyện giàu màu sắc hiện thực và phong phú trong
các chi tiết trình bày các hành vi, thủ đoạn của các con vật. Qua đó truyện
muốn truyền lại cho chúng ta những kinh nghiệm thực tế, những hiểu biết
thiết thực về thế giới lồi vật.
2. Cổ tích thần kỳ (Cổ tích hoang đường)

Là loại cổ tích mà trong đó yếu tố kỳ diệu đậm đà và có ý nghĩa hơn cả.
Yếu tố này không chỉ tạo ra màu sắc ly kỳ, khác lạ và hấp dẫn của cổ tích mà


cịn có ý nghĩa quyết định trong những thời điểm nhất định. Thiếu nó bản thân
nhân vật khơng thể vượt nổi những thử thách gay go để chiến thắng kẻ thù.
Thí dụ: Tấm Cám, Sọ Dừa, Lấy vợ Cóc, Cây khế, Thạch Sanh, Hà rầm
hà rạc, Nàng tiên ốc, Cây tre trăm đốt v.v…
Trong cổ tích thần kỳ chúng ta cần lưu ý đến ba phần thuộc kết cấu của
cốt truyện:
+ Phần thứ nhất nói về nguồn gốc xuất thân và cuộc đời đau khổ của
nhân vật (mồ côi cha mẹ, mang lốt xấu xí, địa vị thấp kém, nghèo khổ…).
Nhân vật bị hành hạ, bạc đãi, khinh thường, lừa dối, bóc lột, tước đoạt vì vậy
ngay từ đầu nhân vật đã tạo sự thương yêu đồng cảm sâu sắc của nhân dân,
những người đồng cảnh ngộ.
+ Phần thứ hai nói về tài năng và chiến cơng của nhân vật. Vai trò của
các yếu tố kỳ diệu thể hiện rõ rệt nhất ở đây. Nhân vật bao giờ cũng phải trải
qua một hoặc nhiều lần thử thách, kẻ thù luôn gây cho họ vơ vàn những khó
khăn, trắc trở tạo ra những tình huống cực kỳ vơ lý để đẩy nhân vật vào chỗ
chết. Song với sức mạnh, đạo đức, tài năng lại được sự giúp đỡ của những
yếu tố kỳ diệu, nhân vật chính diện bao giờ cũng vượt được trở ngại, tạo ra
sự khoái cảm và thán phục về khả năng và sức mạnh vô địch mà nhân dân
mơ ước cho một con người.
+ Phần thứ ba là phần thưởng dành cho nhân vật chính diện. Và có thể
nói có bao nhiêu dạng phần thưởng là có bấy nhiêu mơ ước của nhân dân
xưa về một xã hội, một con người, một cuộc đời hạnh phúc. Phần thưởng
trước là tiền đề, là cơ sở để chuẩn bị cho nhân vật lập nên những chiến công
kế tiếp và nhận lấy phần thưởng sau (Ví dụ: cơ Tấm nhận được quần áo ngày
hội và đôi giày xinh đẹp là để chuẩn bị gặp vua và chuyển sang một cuộc đời
khác. Thạch Sanh nhận được cung tên vàng khi diệt chằn tinh  tiêu diệt đại

bàng, cứu hoàng tử con vua thủy tề  nhận được cây đàn thần để giải oan
và làm lui quân mười tám nước chư hầu. Phần thưởng cao quý nhất đối với
Thạch Sanh là một đất nước yên vui, một hạnh phúc lý tưởng). Phần thưởng
có xu hướng tương xứng và thích hợp với chiến cơng mà nhân vật giành


được. Theo xu hướng này, phần thưởng sau cao quí hơn phần thường trước
bởi lẽ thử thách sau bao giờ cũng gay go, phức tạp hơn thử thách trước.
Với kết thúc có hậu, truyện cổ tích thần kỳ biểu hiện rực rỡ chủ nghĩa
nhân đạo tiến bộ của nhân dân. Con người nhỏ bé, bị áp bức giờ đây đây
thực sự đổi đời. Họ kết hơn với cơng chúa, hồng tử và lên ngôi, nếu là người
nghèo  giàu sang, nếu xấu xí  đẹp đẽ, nếu đơn độc  quyền thế. Điều
đặc biệt là dù cho nhân vật đã thay bậc đổi ngôi, song trong hành vi cốt cách
chúng ta vẫn thấy nhân vật vẫn là người của nhân dân.
Trong xu thế tích cực, cổ tích đã đem lại cho người nghe một niềm lạc
quan vô bờ bến: Người nghe cảm nhận rằng, ở đâu đó trên thế gian này, đã
hoặc sẽ tồn tại những xã hội thanh bình, xã hội khơng có điều ác và con
người mãi n vui. Đó là thực tế có sức thu hút kỳ diệu mà cổ tích từ bao đời
nay vẫn làm say đắm lịng người.
3. Cổ tích sinh hoạt:
− Đề cập đến những tình huống rất bình thường trong cuộc sống hàng
ngày, cách xử sự trong các mối quan hệ bạn bè, gia đình, thầy trị, cách ứng
phó nhạy bén, mưu trí trong những tình huống khó khăn, cách phơi bày
những thói ba hoa, hống hách, lười nhác, tham lam. Ý nghĩa răn dạy thể hiện
rất đậm trong loại cổ tích này. Mỗi truyện thường chỉ có một tình tiết và cổ tích
sinh hoạt hầu như vắng bóng những yếu tố kỳ diệu. Các nhân vật chính với tư
cách là kẻ đại diện cho trí anh minh của nhân dân, là lực lượng duy nhất
quyết định xu thế phát triển của câu chuyện. Nhân vật chính vẫn là nhân vật
có ý nghĩa tích cực và thường là những người biểu hiện trí khơn của nhân
dân.

Thí dụ: Trương Chi, Vợ khơn lấy chồng dại, Gái ngoan dạy chồng, Mài
dao dạy vợ, Giết chó khun chồng, Người học trị và con chó đá, Chưa đỗ
ông Nghè đã đe hàng Tổng, Cái cân thủy ngân, Thạch Sùng khoe của v.v…
IV. NỘl DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
a) Nội dung:


Điểm nổi bật trong nội dung truyện cổ tích là những mơ ước của nhân
dân hướng về một xã hội cơng bằng, lý tưởng, nột thế giới khơng có nghèo
đói, bệnh tật, đau ốm, một cuộc sống chỉ có niềm vui và người hiền tài.
+ Truyện cổ tích phản ánh những trạng thái sinh hoạt vật chất và tinh
thần của nhân dân trên mảnh đất thân yêu đã nuôi sống họ.
Thí dụ: Sự tích trầu cau, Sự tích bánh dày bánh chưng.
+ Truyện cổ tích biểu thị thái độ của nhân dân với cuộc sống trong xã
hội có giai cấp, vạch trần bản chất xấu xa của giai cấp bóc lột dưới biếng,
kênh kiệu như Cám, tham lam như người anh trong “Cây khế”, lật lọng, tráo
trở như mụ dì ghẻ; lão phú nông trong “Cây tre trăm đốt”; tàn bạo, phản bội,
cướp công như Lý Thông); ca ngợi bản chất tốt đẹp của người lao động
(thông minh, xinh đẹp, chăm chỉ, hiền từ như nhân vật: Tấm, Sọ dừa; lạc
quan, dũng cảm, tài năng như Thạch Sanh…).
+ Phản ánh tâm tư nguyện vọng, những ước mơ của nhân dân: sống
ấm no, hạnh phúc.
b) Nghệ thuật:
− Có tính chất phiếm chỉ không nêu cụ thể tên người, không xác định
cụ thể rõ ràng về không gian, thời gian.
* Thời gian: “Ngày xửa ngày xưa…”, “ở một làng nọ…”, “Trong một nhà
kia…”
* Không gian: không nêu cụ thể tên địa danh, tên làng, tên xóm.
− Là thể loại văn xi, tự sự, cốt truyện cũng như nhân vật hình thành
chủ yếu là do hư cấu, tưởng tượng.

− Sử dụng yếu tố kỳ diệu: có thể nói yếu tố kỳ diệu là một trong những
đặc điểm không thể bỏ qua của cổ tích. Yếu tố kỳ diệu cũng chia thành hai
loại: một loại đại diện cho lực lượng độc hại, bản thân chúng là những trở
ngại, những thử thách gay go mà nhân vật chính phải chiến đấu gian khổ để
khắc phục. Thí dụ: trăn tinh, đại bàng, con quỷ v.v…; một loại sẵn sàng phù


trợ, ủng hộ, giúp đỡ phe chính nghĩa. Thí dụ: Tiên, Bụt, Phật. Ngoài ra cũng
cần kể đến một loại có tính chất trung gian, hễ rơi vào tay người thiện thì vật
ấy sẽ trở nên có ích, ngược lại nó sẽ tác hại ghê gớm theo quyền uy và bản
thân sức mạnh vốn có của nó. Thí dụ: Cây gậy thần, Viên ngọc ước…
(“Người thợ săn và mụ chằng”, “Con chó, con mèo và anh chàng nghèo khổ”).
– Kết cấu:
* Cốt truyện xây dựng theo trình tự thời gian, khơng gian về mạch tình
tiết: nhân vật chính dẫn ta đi từ giai đoạn này  giai đoạn khác, từ trước 
sau, từ gần  xa.
* Nhân vật của cổ tích chia thành hai phe rõ rệt: thiện và ác chính và
phụ. Hai tuyến nhân vật này đối nghịch nhau gay gắt về tài năng, đạo đức,
chiến công và kết cục số phận.
Kết cấu của truyện cổ tích là điển hình của sự trong sáng, rõ ràng,
mạch lạc, dễ thuộc, dễ nhớ mặc dầu ở cổ tích thần kỳ cốt truyện thường
mang tính chất đa tình tiết.
Kết thúc của cổ tích bao giờ cũng có hậu. Chính lối kết thúc độc đáo ấy
đã phản ánh rõ rệt lý tưởng chiến đấu, tinh thần lạc quan và những dự cảm
sáng suốt của nhân dân hướng về một xã hội tương lai.
V. TÁC DỤNG CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH ĐỐI VỚI TRẺ MẪU GIÁO
1. Tuổi thơ là tuổi giàu tưởng tượng và ước mơ. Truyện cổ tích rất hấp
dẫn đối với các em, vì đây là những sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú
của nhân dân.
2. Tuổi thơ khát khao một cuộc sống tốt đẹp. Truyện cổ tích rất phù hợp

với các em vì ở đây nói lên những quan niệm đạo đức công lý xã hội và ước
mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn cuộc sống hiện tại. Từ đó trẻ biết yêu thương,
căm ghét, thích làm điều tốt tránh điều xấu.
3. Truyện cổ tích giúp trẻ làm giàu thêm vốn từ, học tập những lời hay ý
đẹp và cách diễn đạo của nhân dân. Đối với các em, những hình ảnh kỳ diệu,



×