Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Nuôi Tôm Nước Lợ Ven Biển Vùng Bắc Trung Bộ Và Đề Xuất Giải Pháp Ứng Phó 4933158.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 37 trang )

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN NI TƠM NƯỚC LỢ VEN BIỂN
VÙNG BẮC TRUNG BỘ VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ
TS. Cao Lệ Quyên
Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản (VIFEP)

Mở đầu
Vùng duyên hải Bắc Trung bộ (BTB), bao gồm 6 tỉnh ven
biển là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị
và Thừa Thiên Huế là khu vực có hoạt động ni trồng thủy sản
(NTTS) ven biển nói chung và ni tơm nước lợ nói riêng phát
triển và ngày càng đóng vai trị quan trọng trong đời sống kinh
tế - xã hội của người dân ven biển. Tuy nhiên, trong bối cảnh
biến đổi khí hậu (BĐKH) đang và sẽ tiếp tục diễn ra hết sức
phức tạp thì hoạt động ni trồng thủy sản ven biển của khu vực
cũng là một trong những lĩnh vực chịu tác động lớn từ BĐKH
và các tác động này nếu không có biện pháp can thiệp, có thể đe
dọa các mục tiêu tăng trưởng bền vững của thuỷ sản trong vùng
đã được xác định trong Chiến lược phát triển ngành thuỷ sản
đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và Quy hoạch tổng thể phát triển
ngành thuỷ sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Tuy nhiên, hiện chưa có các đánh giá đầy đủ về tác động của
BĐKH đến diện tích, cơ sở hạ tầng (CSHT) và sản lượng tôm
nuôi nước lợ ven biển BTB theo các kịch bản BĐKH quốc gia.
Hiện tại, mới chỉ có một số nghiên cứu tác động của biến đổi
khí hậu đối với ni trồng thủy sản được thực hiện ở đồng bằng
3


sông Cửu Long (ĐBSCL) và một số vùng khác, như nghiên cứu


của Kam và các cộng sự (2010) về tác động của BĐKH đến
nuôi tôm và cá tra ở ĐBSCL, nghiên cứu của Phạm Quang Hà
và cộng sự (2011) về tác động của BĐKH đến nông nghiệp và
thủy sản tại một số tỉnh, nghiên cứu của Viện Kinh tế và Quy
hoạch Thuỷ sản (VIFEP) phối hợp với Trung tâm Nghề cá thế
giới (WorldFish) (2015) về tình trạng dễ bị tổn thương với
BĐKH của lĩnh vực NTTS; hoặc nghiên cứu của Viện Nghiên
cứu NTTS 1 (RIA 1) (2014) về xây dựng mơ hình NTTS ven
biển ứng phó với BĐKH thực hiện ở khu vực đồng bằng sông
Hồng (ĐBSH). Đối với khu vực duyên hải Bắc bộ và BTB, mới
chỉ có nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Thanh và các cộng sự
(2015) về thiệt hại bằng tiền của lĩnh vực NTTS trước tác động
của BĐKH tại một số tỉnh. Bởi vậy, rất cần thiết phải thực hiện
nghiên cứu về tác động của BĐKH đến một số yếu tố quan
trọng của nuôi tôm nước lợ tại vùng BTB như yếu tố về diện
tích, CSHT và sản lượng tôm nuôi theo kịch bản BĐKH đã
được ban hành.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các tác động của BĐKH
đến NTTS có thể được giảm nhẹ thơng qua các biện pháp thích
ứng hiệu quả của người ni và các tổ chức cộng đồng thông
qua việc quản lý trang trại hiệu quả về mùa vụ, môi trường
nuôi... cũng như tuân thủ tốt kỹ thuật nuôi và sử dụng hợp lý
các loại vật tư đầu vào như thức ăn, hoá chất, chế phẩm sinh
học, thuốc thú y và năng lượng trong hoạt động nuôi. Bởi vậy,
việc tiến hành triển khai một số mơ hình NTTS để thử nghiệm
một số giải pháp thích ứng cũng là những thực hành tốt để cho
cộng đồng xem xét học tập. Kết quả của mơ hình sẽ củng cố
thêm cơ sở thực tiễn để nâng cấp các giải pháp mang tính đồng
4



bộ và khả thi hơn để giải quyết được các khâu từ kỹ thuật cho
đến tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong ứng
phó với BĐKH.
Từ các lý do trên cho thấy, rất cần thiết phải có đánh giá
mang tính dự báo về tác động của BĐKH đến diện tích ni,
CSHT kèm theo và sản lượng tơm ni nước lợ theo các kịch
bản về BĐKH đã được Chính phủ ban hành năm 2012 cũng như
triển khai mơ hình thử nghiệm một số giải pháp ứng phó với
BĐKH ở cấp độ cộng đồng địa phương, làm cơ sở đề xuất các
giải pháp thích ứng tổng hợp và nhân rộng trong thực tiễn.
1. Mục tiêu nghiên cứu
1.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được tác động của BĐKH đến nuôi tôm nước lợ
ven biển vùng BTB và đề xuất được các giải pháp thích ứng
tổng hợp, nhằm góp phần phát triển NTTS ven biển bền vững
trong bối cảnh BĐKH.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được tác động của BĐKH đến diện tích, CSHT và
sản lượng ni tơm nước lợ ven biển BTB;
- Xây dựng được mơ hình thử nghiệm ni tơm nước lợ ven
biển ứng phó với biến đổi khí hậu tại một số địa phương;
- Xây dựng được các giải pháp ứng phó tổng hợp để quản lý
và phát triển nuôi tôm nước lợ ven biển bền vững ứng phó với
biến đổi khí hậu;
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong các đối tượng nuôi trồng thủy sản ven biển, tôm nước
5



lợ, nhuyễn thể và cá biển là 3 nhóm đối tượng quan trọng được
xác định là những nhóm ni mặn, lợ chủ lực của ngành thủy
sản. Trong đó, tơm ni nước lợ (mà chủ yếu là tôm sú và tôm
thẻ chân trắng) chiếm vị trí quan trọng trong giá trị và kim
ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản. Năm 2016, trong tổng số
0,85 triệu ha ni mặn lợ trên tồn quốc, diện tích ni tơm
nước lợ là 0,7 triệu ha, chiếm tới 82,4% (Tổng cục Thuỷ sản,
2016). Chính vì vậy, đối tượng nghiên cứu chính của nhiệm vụ
này được xác định là tôm nuôi nước lợ ven biển với hai đối
tượng chính là tơm sú và tơm thẻ chân trắng.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện tại các vùng nuôi tôm nước
lợ thuộc 6 tỉnh ven biển của vùng BTB, bao gồm: Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.
Trong đó, việc đánh giá tác động được thực hiện cho cả vùng
duyên hải BTB gồm 6 tỉnh, cịn việc xây dựng mơ hình thử
nghiệm được thực hiện tại 2 tỉnh là Thanh Hoá và Hà Tĩnh, thử
nghiệm với đối tượng tôm sú và tơm chân trắng trong 04 mơ
hình: 02 mơ hình tơm sú tại Thanh Hóa và 02 mơ hình tơm chân
trắng tại Hà Tĩnh.
3. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Dựa trên phương pháp tiếp cận của Uỷ ban Liên chính phủ
về BĐKH (IPCC, 2007) về đánh giá tác động của BĐKH, đã có
một số nghiên cứu liên quan đến đánh giá ảnh hưởng của
BĐKH đến NTTS ven biển. Nghiên cứu của Chen (2011) tại
Đài Loan về tác động của nhiệt độ bề mặt nước biển đến sản
lượng cá măng đã áp dụng mơ hình nhiệt độ phi tuyến tính theo
thời gian để xây dựng mối quan hệ giữa nhiệt độ trung bình năm

6


và nhiệt độ nhỏ nhất trong mùa đông (tháng 1-3 hằng năm) với
sản lượng cá măng nuôi trên biển. Trong nghiên cứu này, dữ
liệu để chạy mơ hình là sản lượng cá măng được thu thập trong
giai đoạn năm 1982-2008 từ Cục Nông nghiệp của thành phố
Cao Hùng (Đài Loan) và số liệu nhiệt độ bề mặt nước biển từ
năm 1960-2008.
Kết quả nghiên cứu của Chen (2011) cho thấy, nhiệt độ bề
mặt nước biển trung bình năm khơng có ảnh hưởng ở mức đáng
kể đến sản lượng cá măng. Thay vào đó thì nhiệt độ thấp nhất
trong các tháng mùa đơng có tác động tiêu cực đáng kể đến sản
lượng cá măng nuôi tại khu vực nghiên cứu. Đây là một hướng
nghiên cứu tiềm năng được xem xét chỉnh lý, phát triển và áp
dụng vào việc lượng hóa các tác động của BĐKH đến sản lượng
nuôi tôm nước lợ trong phạm vi nghiên cứu này.
Trong nghiên cứu của Ủy ban Kinh tế vùng Châu Mỹ La tinh
và Caribe (ECLAC, 2011) về tác động của BĐKH đến lĩnh vực
nông nghiệp Guyana, trong đó có thủy sản, mơ hình kinh tế
lượng đã được áp dụng để lượng hóa mối quan hệ này. Trong
mơ hình, nhóm tác giả đã xây dựng được mối quan hệ về sự phụ
thuộc của sản lượng hải sản (bao gồm cả khai thác và NTTS
trên biển) với các yếu tố như giá hải sản xuất khẩu, nhiệt độ bề
mặt nước biển (SST) và lượng mưa năm (Rain) theo 3 kịch bản
BĐKH đến năm 2050 của IPCC xây dựng (kịch bản đối chứng BAU, kịch bản B2 và A2). Mơ hình kinh tế lượng được xây
dựng cho thấy, mối quan hệ phụ thuộc giữa sản lượng thủy sản
của Guyana với sự thay đổi của lượng mưa và nhiệt độ bề mặt
nước biển được dự báo trong kịch bản BĐKH của IPCC (2007).
Khi lượng mưa trong tương lai tăng lên 0,1 m (100 mm) thì sản

lượng thủy sản Guyana sẽ giảm đi khoảng 1,3%. Mối liên hệ
7


này cũng phù hợp với giả thiết là lượng mưa tăng sẽ làm giảm
cường độ khai thác và gây thiệt hại cho các cơng trình cơ sở hạ
tầng có liên quan đến nghề cá. Tương tự như vậy với nhiệt độ
bề mặt nước biển, cũng có mối quan hệ nghịch với sản lượng
thủy sản, tuy không lớn. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, các
tác giả đã không xem xét đồng thời tác động của các yếu tố kỹ
thuật (công nghệ ni, sử dụng con giống, thức ăn, hóa chất,...)
đến sản lượng thủy sản, cũng như tần suất và cường độ các cơn
bão, lũ lụt hoặc hạn hán có thể xảy ra trong cả thời kỳ nghiên
cứu nên kết quả mô hình cần được xem xét thêm. Tuy nhiên,
đây cũng là một hướng nghiên cứu được xem xét và điều chỉnh
để áp dụng vào việc lượng hóa các tác động của BĐKH đến
nuôi tôm nước lợ trong nghiên cứu này.
Đến nay, mặc dù hiện tượng BĐKH toàn cầu do con người
gây ra đã được thừa nhận, nhưng từ phương diện nghiên cứu
khoa học, thơng tin liên quan đến BĐKH cịn chứa nhiều yếu tố
không chắc chắn. Nghiên cứu tổng quan của De Silva và Soto
(2009), De Silva (2012), Cochrane et al. (2009), Badjeck et al.
(2010) về tác động tiềm tàng của BĐKH đến ngành thủy sản
cho thấy, các nghiên cứu tác động BĐKH trong ngành thủy sản
đều chứa đựng yếu tố khơng chắc chắn, thường dựa trên các
tính chất đặc thù của giống lồi thủy sản và mối tương quan với
mơi trường tự nhiên để phán đoán. Đây là những điểm cần lưu ý
khi thực hiện đánh giá tác động của BĐKH đến năng suất, sản
lượng, diện tích và CSHT hoạt động ni tơm nước lợ trong
nghiên cứu này.

3.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Do ảnh hưởng của BĐKH mang tính tồn cầu, rất phức tạp
và khó dự báo, nghiên cứu về BĐKH nói chung và BĐKH trong
8


NTTS nói riêng ln phức tạp và mang tính khơng chắc chắn.
Bởi vậy, theo Trần Văn Nhường và các cộng sự (2014), khi
triển khai nghiên cứu ở cấp ngành hoặc các quy mơ nhỏ hơn
như hộ gia đình và cộng đồng thì việc nhận thức và tách biệt tác
nhân BĐKH ra khỏi các tác nhân khác để nghiên cứu theo
phương pháp nghiên cứu khoa học thuần túy gặp rất nhiều khó
khăn. Ở Việt Nam, phương pháp tiếp cận hệ thống trong nghiên
cứu BĐKH đã được áp dụng, từ nghiên cứu định tính để giúp
nhận diện các biểu hiện của BĐKH đến các phương pháp
nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH và đề xuất giải pháp
thích ứng cho đối tượng nghiên cứu. Năm 2011, Viện Khoa học
Khí tượng Thủy văn và Môi trường (IMHEN, 2011) đã ban
hành tài liệu hướng dẫn “Đánh giá tác động của BĐKH và xác
định các giải pháp thích ứng” làm cơ sở cho các Bộ, ngành, địa
phương áp dụng trong đánh giá tác động của BĐKH đến từng
lĩnh vực cụ thể. Quy trình hướng dẫn của IMHEN (2011) nhấn
mạnh phương pháp tiếp cận hệ thống trong đánh giá tác động
của BĐKH (bao gồm 7 bước) và được kế thừa một phần trong
đánh giá tác động của BĐKH đến nuôi tôm nước lợ trong
nghiên cứu này.
Thời gian qua, tại Việt Nam đã có một số hoạt động nghiên
cứu, đánh giá được thực hiện nhằm đánh giá các tác động của
BĐKH đến sản xuất NTTS và đề xuất các giải pháp ứng phó.
Các nghiên cứu được tiến hành rải rác trên khắp các vùng miền,

nhưng chủ yếu tập trung tại vùng đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) và đồng bằng sơng Hồng, một số tập trung phân tích
các tác động trong quá khứ đã xảy ra, hoặc đánh giá định tính
để nhận diện các tác động, một số tập trung phân tích khía cạnh

9


kinh tế của thích ứng hoặc tính tốn chỉ số dễ bị tổn thương của
đối tượng nghiên cứu (Cao Lệ Quyên và nnk, 2014).
Các tác động của BĐKH đến NTTS ven biển cũng được Mai
Văn Tài và nnk (2014) nhận diện thơng qua việc áp dụng mơ
hình Động lực - Áp lực - Hiện trạng - Tác động - Ứng phó
(DPSIR). Bốn yếu tố BĐKH có tác động lớn đến NTTS ven
biển là (1) Nước biển dâng; (2) Thay đổi nhiệt độ theo mùa và
nhiệt độ cực đoan; (3) Kiểu mưa và lượng mưa thay đổi; và (4)
Bão và tố lốc.
Thông qua các cuộc tham vấn với các bên liên quan như
người ni tơm, chính quyền địa phương, và các nhà khoa học
trong và ngoài nước, Vũ Vi An và nnk (2014) đã đánh giá nhận
thức về tác động của BĐKH cũng như xác định được 5 yếu tố
liên quan đến biến đổi khí hậu có tác động đến nghề nuôi tôm ở
ĐBSCL, bao gồm: nhiệt độ tăng, nước biển dâng, mưa to và trái
mùa, bão tố. Lý thuyết tiếp cận hệ thống cũng được Trần Hoài
Giang và nnk (2014) áp dụng để nghiên cứu sơ bộ về khả năng
phục hồi, thích ứng và chuyển hóa của các hệ thống nuôi trồng
thủy sản (NTTS) ven biển ĐBSCL đối với BĐKH. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, BĐKH có tác động đa phương diện đến
nghề NTTS ven biển trong vùng và theo cả hai chiều hướng tiêu
cực lẫn tích cực, được dự đoán ngày càng gia tăng trong tương

lai, như làm tăng diện tích sản xuất thủy sản nước lợ và giảm
diện tích sản xuất thủy sản nước ngọt; giảm diện tích ni các
lồi nhuyễn thể; giảm năng suất NTTS và tăng nguy cơ dịch
bệnh; gây thiệt hại về người, tải sản và cơ sở hạ tầng NTTS.
Khả năng phục hồi của các hệ thống NTTS trong vùng ĐBSCL
đối với BĐKH chưa cao, đồng thời khả năng thích ứng và
chuyển hóa với BĐKH còn thấp. Nguyên nhân là do các biện
10


pháp nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH từ cấp quản lý
đến cộng đồng người nuôi chưa được chủ động và cịn nhiều bất
cập.
Đối với hoạt động ni tơm nước lợ tại Thanh Hoá, trong
luận án tiến sỹ về Khoa học môi trường, tác giả Cao Lệ Quyên
(2016) đã bước đầu phân tích, làm sáng tỏ và vận dụng cơ sở lý
thuyết và thực tiễn trong xây dựng mô hình tương quan hồi quy
đa biến về mối quan hệ giữa sản lượng tôm nuôi nước lợ với các
yếu tố BĐKH để dự báo được tác động của BĐKH đến ni
tơm tại Thanh Hóa ở cả hai cấp độ: cộng đồng người nuôi tôm
địa phương và cấp tỉnh. Theo kết quả luận án, phần lớn các yếu
tố biểu hiện của BĐKH có ảnh hưởng tiêu cực tới sản lượng
tơm ni nước lợ ở tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là các yếu tố về số
cơn bão và số ngày nắng nóng trên 35°C trong năm. Kết quả
này góp phần khẳng định nghiên cứu của các tác giả Staples và
Heales (1991), Fast & Boyd (1992), Bùi Quang Tề (2003)1 và
Ngô Đăng Nghĩa (2008) khi cho rằng, nhiệt độ tăng cao trên
35°C làm cho tơm ni giảm ăn hoặc thậm chí bỏ ăn, suy giảm
sức đề kháng, dễ bị nhiễm bệnh và giảm tốc độ tăng trưởng.
Điều này cũng đã được đề cập trong nghiên cứu của Bùi Quang

Tề (2003) khi phân tích hiện tượng tôm nuôi bị chết tới 57%
trong tổng số diện tích thả tơm tại 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu
và Cà Mau năm 2002. Tác giả này đã khẳng định, nguyên nhân

1

Đối với tôm sú nuôi thương phẩm, nhiệt độ thích hợp nhất là 28-320C. Khi nhiệt độ
nước trong ao là 350C tỷ lệ sống của tôm sú (Penaeus monodon) là 100%, nhưng ở
nhiệt độ 37,50C tơm chỉ cịn sống 60%, nhiệt độ 400C tỷ lệ tôm sống là 40%. Với tôm
lớt (Panaeus merguiensis) ở 340C tỷ lệ sống 100%; ở 360C chỉ cịn 50% tơm hoạt động
bình thường, 5% tơm chết; ở 380C thì 50% tơm chết, ở 400C thì 75% tơm chết (Bùi
Quang Tề, 2003). Như vậy, có thể thấy mức nhiệt độ nước 350C chính là ngưỡng chịu
đựng của tôm nuôi.

11


chính của thiệt hại năm 2002 là do hiện tượng El-Nino hoạt
động mạnh trong năm 2002 đã làm nhiệt độ khơng khí tại khu
vực Nam bộ tăng cao với thời lượng nắng nóng kéo dài hơn
mức bình thường, “dẫn đến nhiệt độ nước ở các đầm nuôi tôm
cũng tăng cao, chúng đã gây sốc cho tôm, làm cho tôm yếu, dễ
bị bệnh và chết” (Bùi Quang Tề, 2003).
Do tác động trên diện rộng, nên các yếu tố này có ảnh hưởng
kéo dài tới hai, ba năm sau; gây ra những thiệt hại lớn về môi
trường nuôi và cơ sở hạ tầng quan trọng trong vùng nuôi tôm.
Thông qua kết quả chạy tương quan giữa nhiệt độ nước và nhiệt
độ không khí ở khu vực ven biển tỉnh Thanh Hóa tại các trạm
Tĩnh Gia và Sầm Sơn với hệ số tương quan (r) giữa nhiệt độ
khơng khí và nhiệt độ nước trong cả 2 trường hợp lần lượt là

0,995 và 0,972 (trạm Tĩnh Gia); 0,99 và 0,941 (trạm Sầm Sơn)
(đều cao gần bằng 1), với giá trị sig. < 0.05, luận án đã cho thấy
mối tương quan giữa 2 biến số nhiệt độ khơng khí và nhiệt độ
nước có ý nghĩa thống kê với tương quan thuận chiều chặt chẽ
với nhau. Bởi vậy, luận án của Cao Lệ Quyên (2016) đã chứng
minh được việc sử dụng biến nhiệt độ khơng khí như là một
biến “gián tiếp” thay thế cho biến nhiệt độ nước trong mơ hình
hồi quy dự báo tác động của BĐKH là có cơ sở khoa học đáng
tin cậy.
Trong nghiên cứu của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường
(2012), đã xác định hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp bao
gồm các cơng trình thủy lợi nội đồng; cơng trình đê đập và các
cơng trình ngăn mặn, giữ ngọt. Trong nghiên cứu này, các tác
giả đã nhận diện được các tác động của BĐKH đến hệ thống cơ
sở hạ tầng nông nghiệp và nông thôn trong cả nước: Các hiện
tượng khí hậu cực đoan bão, lũ quét và hạn hán làm hư hại các
12


cơng trình thủy lợi, các tác động của mực nước biển dâng cản
trở thoát nước và tăng xâm nhập mặn. Trong nghiên cứu này,
các phương pháp xác định thiệt hai do thiên tai, biến đổi khí hậu
đến cơ sở hạ tầng nông nghiệp được áp dụng bao gồm: phương
pháp dự kiến ảnh hưởng; phương pháp tương tự thực nghiệm;
phương pháp xác định thiệt hại do biến đổi khí hậu; và một số
phương pháp khác. Ngoài ra, nghiên cứu của Viện Nước, Tưới
tiêu và Môi trường (2012) cũng sử dụng phần mềm MapInfor để
phục vụ cho việc xây dựng cảnh báo ảnh hưởng của BĐKH đến
hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và được kế thừa
một phần trong xây dựng phương pháp nghiên cứu của nhiệm

vụ này.
Trong nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (Worldbank) do
Kam và cộng sự (2010) thực hiện ở ĐBSCL, nhóm tác giả đã sử
dụng các cơng cụ kinh tế để tính tốn chi phí của các giải pháp
thích ứng với BĐKH của các hệ thống nuôi tôm trong khu vực.
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy, nếu khơng có giải pháp
thích ứng, thu nhập của các hộ ni tơm có thể giảm 130 triệu
đồng/ha vào năm 2020 và lên đến 950 triệu đồng/ha năm 2050.
Chi phí thích ứng với BĐKH trong ni tơm có thể sẽ tăng bao
gồm gia tăng chi phí bơm nước và lấy nước tại các đầm nuôi
tôm, và có thể chiếm khoảng 2,4% tổng chi phí hằng năm (giai
đoạn 2010-2050). Nghiên cứu này mới tập trung đánh giá khía
cạnh kinh tế do BĐKH ở quy mơ cấp hộ gia đình tại vùng
ĐBSCL, chưa đánh giá được tác động của BĐKH đến sản lượng
tôm nuôi nước lợ trong vùng.
Tại vùng Bắc bộ và BTB, nghiên cứu của Nguyễn Ngọc
Thanh và các cộng sự (2015), thông qua việc áp dụng mơ hình
hàm sản xuất Cobb-Douglas, cũng đã lượng giá tác động của
13


BĐKH đến NTTS (cả nước ngọt và mặn lợ) của 10 tỉnh thuộc
khu vực Bắc bộ và BTB. Theo kết quả nghiên cứu này, đến năm
2050, với giá so sánh năm 2012 và tỷ lệ chiết khấu là 3%/năm
thì biến động của nhiệt độ theo kịch bản BĐKH có thể gây thiệt
hại cho sản xuất NTTS tại đây khoảng gần 460 tỷ đồng, sự thay
đổi của lượng mưa gây thiệt hại gần 60 tỷ đồng và 65 tỷ đồng là
thiệt hại do bão (Nguyễn Ngọc Thanh và các cộng sự, 2015).
Tuy nhiên, do nghiên cứu này có phạm vi lượng giá tác động
đối với thủy sản của toàn khu vực Bắc Bộ với tổng số 10 tỉnh,

thành và cho cả lĩnh vực khai thác và NTTS nên chưa thể đánh
giá chi tiết về tác động của BĐKH đến lĩnh vực nuôi tôm nước
lợ. Nghiên cứu này sẽ xem xét kế thừa cách tiếp cận của
Nguyễn Ngọc Thanh và các cộng sự (2015) trong việc áp dụng
hàm Cobb-Douglas để lượng hóa được tác động của BĐKH đến
sản lượng nuôi tôm nước lợ của vùng duyên hải BTB.
Áp dụng phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương
với BĐKH của IPCC (2007) và kế thừa phương pháp đánh giá
của nhóm tác giả Kam và cộng sự (2010), nghiên cứu của Viện
Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản (VIFEP) phối hợp với Trung
tâm Nghề cá Thế giới (2015) cũng đã áp dụng phương pháp xây
dựng chỉ số tổn thương và tiếp cận không gian với sự hỗ trợ của
GIS và các công cụ khác để so sánh mức độ tổn thương của lĩnh
vực NTTS với BĐKH giữa các tỉnh. Theo đó, những tỉnh ven
biển của 2 vùng ĐBSH và ĐBSCL là những vùng có mức độ dễ
bị tổn thương cao. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng vẫn chưa tập
trung đánh giá sâu cho lĩnh vực nuôi tôm nước lợ do phạm vi
nghiên cứu trải rộng trên tồn quốc nên việc phân tích đánh giá
khó có thể thực hiện sâu cho từng lĩnh vực. Tuy nhiên, đây cũng
là hướng nghiên cứu được xem xét kế thừa, áp dụng trong việc
14


đánh giá tác động của BĐKH đến diện tích ni tôm nước lợ
trong nghiên cứu này.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp kế thừa
Thu thập, phân tích và kế thừa các tài liệu, số liệu, báo cáo
nghiên cứu có liên quan như: Tài liệu hướng dẫn Đánh giá tác
động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng (IMHEN,

2011), các quy hoạch phát triển NTTS ven biển của 6 tỉnh
duyên hải BTB, các quy hoạch phát triển KTXH, quy hoạch sử
dụng đất của địa phương, các tài liệu về điều kiện tự nhiên cho
phát triển nuôi tôm nước lợ ven biển của 6 tỉnh, chiến lược và
quy hoạch phát triển thủy sản toàn quốc, các báo cáo đánh giá
tác động và đề xuất giải pháp thích ứng trong NTTS của các tác
giả trong và ngoài nước… và các tài liệu khác có liên quan.
Thơng tin thứ cấp cịn được thu thập để phục vụ cho việc
chạy mơ hình hồi quy đa biến nhằm lượng hoá và dự báo được
tác động của BĐKH đến sản lượng tôm nuôi nước lợ ở cấp tỉnh.
Dữ liệu sử dụng cho mơ hình là số liệu thứ cấp được thu thập từ
các nguồn khác nhau như: các quy hoạch phát triển NTTS 6
tỉnh, các Niên giám thống kê của tỉnh hoặc của ngành nônglâm-thủy sản, các số liệu quan trắc về khí tượng, thủy văn của
Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia và Đài Khí tượng Thủy
văn các tỉnh.
Dữ liệu theo chuỗi thời gian từ 1990-2013 của các tỉnh trong
vùng BTB (riêng tỉnh Thanh Hoá, chuỗi số liệu được thu thập từ
năm 1972-2015) của sản lượng tơm ni, diện tích ni, vốn
đầu tư, lao động, nhiệt độ trung bình năm, số ngày có nhiệt độ
trên 35°C tại các trạm đo ven biển, lượng mưa năm vùng ven
15


biển và số lượng các cơn bão có ảnh hưởng đến các tỉnh được
thu thập và phân tích trong mơ hình hồi qui.
4.2. Phương pháp thu thập thơng tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp được thu thập qua tham vấn cán bộ địa
phương và thảo luận nhóm PRA với các cộng đồng người nuôi
tôm địa phương trong việc thiết kế, triển khai mơ hình thử
nghiệm và đề xuất giải pháp ứng phó với BĐKH.

Do giới hạn về thời gian và nguồn lực, nên nhiệm vụ đã xác
định lựa chọn và thử nghiệm 4 mơ hình với 2 cấp độ là cấp độ
cộng đồng (hỗ trợ CSHT cho vùng nuôi và tập huấn nâng cao
năng lực cho cộng đồng của vùng nuôi) và cấp độ trang trại (hỗ
trợ CSHT cho trang trại ni và quy trình kỹ thuật cho hộ gia
đình) ở 2 tỉnh Thanh Hóa (xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hoá)
và Hà Tĩnh (xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà).
4.3. Phương pháp thống kê trong xây dựng mơ hình
hồi qui đa biến để lượng hóa tác động của BĐKH đến sản
lượng NTTS
Áp dụng mơ hình tương quan hồi quy đa biến để xây dựng
mối quan hệ giữa sản lượng tôm nuôi nước lợ tại các tỉnh vùng
BTB với các biến đầu vào: diện tích, lao động, vốn đầu tư, nhiệt
độ trung bình mùa hè theo năm, số ngày có nhiệt độ trên 35°C
trong năm tại các trạm đo ven biển, lượng mưa TB năm và
lượng mưa mùa hè, và số lượng cơn bão có ảnh hưởng trong
năm để lượng hóa tác động của BĐKH đến ni tơm nước lợ.
Mơ hình nghiên cứu khung có dạng như sau:
Y= β0 + β1X1 + β2x2 +…+ β6x6+ t
Trong đó:
Y: Là sản lượng tơm ni
16

(I)


β0, β1, β2,…, β6: Là hệ số biến thiên của các yếu tố đầu vào
của sản xuất và các yếu tố BĐKH và được ước lượng bằng
phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS). Các thông số này
cho biết mỗi khi a1, a2,…,a6 tăng lên một đơn vị sẽ làm cho x 1,

x2,…,x6 tăng lên bao nhiêu đơn vị.
x1, x2,…,x6: Là các biến đầu vào của sản xuất và biến BĐKH
(diện tích, lao động, vốn đầu tư, nhiệt độ, lượng mưa, số lượng
cơn bão…).
Để ứng dụng được phương pháp này cần có 07 chuỗi số liệu
về ni tơm và BĐKH ở các tỉnh nghiên cứu trong giai đoạn
1990-2013 (riêng tỉnh Thanh Hoá, chuỗi số liệu được thu thập
từ năm 1972-2015) như sau: Y (Sản lượng nuôi tôm của tỉnh
theo từng năm); a1 (diện tích ni tơm của tỉnh theo từng năm);
a2 (năng suất nuôi tôm của tỉnh theo từng năm); a 3 (nhiệt độ
mùa hè của tỉnh theo từng năm); a 4 (tổng lượng mưa mùa hè của
tỉnh theo từng năm); a5 (số lượng cơn bão và áp thấp đổ bộ vào
tỉnh theo từng năm); a6 (tổng lượng mưa cả năm); t (biến xu thế
thời gian) (riêng tỉnh Thanh Hoá được bổ sung thêm biến a 5 về
số ngày có nhiệt độ nắng nóng trên 35°C trong năm).
4.4. Phương pháp tiếp cận không gian (spatial
approach) trong đánh giá tác động đến diện tích và
CSHT
Áp dụng phương pháp tiếp cận khơng gian (spatial
approach) và các công cụ hỗ trợ như GIS và viễn thám trong
đánh giá tác động của BĐKH đến diện tích ni và CSHT kèm
theo.Các tác động chính của BĐKH đến diện tích ni tơm
nước lợ và CSHT được thể hiện qua bảng sau:

17


Bảng 1: Tóm tắt các tác động chính của BĐKH
đến ni tơm và phương pháp đánh giá
Các yếu tố

khí hậu

Đối tượng bị
tác động

Tác động, rủi ro

Phương pháp
đánh giá

Thay đổi
lượng mưa,
NBD

Diện tích
ni tơm
nước lợ

Gây ngập lụt làm
giảm diện tích

Lập bản đồ các
vùng ngập

Nước biển
dâng

Diện tích
ni tơm
nước lợ


Xâm nhập mặn
sâu, mở rộng
diện tích tiềm
năng chuyển đổi
sang ni tơm
nước lợ

Phương pháp
GIS chồng lấp
bản đồ để phân
vùng ảnh
hưởng

Các hiện
tượng khí

Cơ sở hạ
tầng ni
tơm nước lợ

Tàn phá, làm hư
hỏng CSHT nuôi
trồng thủy hải
sản…

Thống kê, đánh
giá và dự báo
thiệt hại


hậu cực đoan
khác:
Bão, áp thấp
nhiệt đới…

Nguồn: Chỉnh lý từ IMHEN (2011)
Các bước triển khai đánh giá tác động của BĐKH, NBD đến
diện tích ni tơm sẽ được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Xây dựng Cơ sở dữ liệu không gian (geodatabase)
khu vực nghiên cứu.
Cơ sở dữ liệu không gian bao gồm các lớp bản đồ được phân
tích, biên tập đưa về thống nhất cùng một hệ tọa độ, hệ quy
chiếu, bao gồm:
- Lớp bản đồ hành chính: tỉnh, huyện, xã, thơn/xóm/ấp, ghi
18


chú địa danh;
- Lớp bản đồ thủy văn: hệ thống sông, cửa sông;
- Lớp bản đồ hải văn: nền biển, đường đẳng sâu;
- Lớp bản đồ địa hình: bình độ cái, bình độ con, ghi chú địa
danh;
- Lớp bản đồ các tuyến đê chính: đê các cấp, kè, cơng trình đê
điều;
- Lớp bản đồ các cơng trình thủy lợi chính: cống, kênh
mương;
- Lớp bản đồ các điểm độ cao;
- Lớp bề mặt địa hình (dạng raster) được xây dựng từ mơ
hình địa hình TIN; kết xuất từ hệ thống điểm độ cao;
- Lớp bản đồ ảnh vệ tinh.

Bước 2: Xây dựng bản đồ hiện trạng diện tích ni tơm nước
lợ và cơ sở hạ tầng tương ứng.
Hiện trạng vùng nuôi tôm nước lợ được xây dựng thành lớp
bản đồ dạng vectơ (polygon) và nhập vào CSDL.
Bước 3: Xác định kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho địa
phương.
Bước 4: Đánh giá tác động BĐKH, nước biển dâng cho các
vùng hiện trạng (diện tích ni tơm nước lợ) bằng phương pháp
GIS, phương pháp đánh giá và dự báo thiệt hại. Do vùng BTB đã
có hệ thống đê ngăn mặn được đầu tư trong nhiều năm qua nên
tác động của NBD đến XNM và mức độ ngập lụt tại vùng này
chủ yếu là diễn ra ở khu vực ngoài đê biển - nơi chủ yếu diễn ra
hoạt động nuôi tôm quảng canh cải tiến. Bởi vậy, việc đánh giá
tác động của BĐKH và NBD đến diện tích và CSHT của các
19


vùng nuôi tôm BTB sẽ chủ yếu tập trung ở khu vực ngồi đê
biển.
Ngồi ra, việc đánh giá cịn được phản ánh gián tiếp thơng qua
việc tính tốn chỉ số điều kiện phơi lộ (Exposure - E) cho các
vùng nuôi tôm nước lợ. Các phương pháp GIS được sử dụng trên
cơ sở kế thừa bản đồ chỉ số E do nhóm tác giả Viện Kinh tế và
Quy hoạch Thủy sản và Trung tâm Nghề cá Thế giới (2015) xây
dựng được trong nhiệm vụ “Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương
với biến đổi khí hậu làm cơ sở xây dựng các chính sách và hoạt
động hỗ trợ”. Lớp bản đồ các vùng nuôi tôm nước lợ được xây
dựng dưới dạng vector, được chồng lớp lên lớp bản đồ chỉ số E –
dạng raster. Các giá trị chỉ số E của tồn bộ các picxel nằm trong
một vùng ni được tổng hợp qua phép giao cắt với đối tượng

polygon của vùng ni và lấy giá trị trung bình. Giá trị trung bình
này được gán thành thuộc tính cho vùng ni tương ứng.
Từ kết quả chồng lớp bản đồ cho thấy các hệ thống CSHT
kèm theo trên diện tích đó cũng bị ảnh hưởng ở các mức độ khác
nhau (từ rất thấp đến rất cao). Vì vậy mức độ thiệt hại do ảnh
hưởng của BĐKH đến CSHT tại các vùng nuôi cũng được xác
định thơng qua một biến gián tiếp. Đó là tính tốn tỷ lệ giữa diện
tích ni tơm bị tác động do BĐKH (có kèm theo hệ thống
CSHT trong vùng) ở mức độ từ thấp đến rất cao và tổng diện tích
ni tơm của từng tỉnh và của cả vùng. Trên cơ sở đó luận giải và
đánh giá được mức độ tác động của BĐKH đến cơ sở hạ tầng của
từng tỉnh và toàn vùng.
Các giá trị được quy đổi về thang từ 0 đến 1 thông qua công
thức sau:
Chỉ số E quy đổi = (giá trị thực - giá trị MIN)/ (giá trị MAXgiá trị Min)
20


Sau đó, kết quả tính tốn được tham chiếu theo bảng phân loại
như sau:
Bảng 2: Phân loại các mức độ về điều kiện tác động (E)
STT

Chỉ số điều kiện tác động

Mức độ tác động

1

0 - 0,2


Rất thấp

2

0,2- 0,4

Thấp

3

0,4 - 0,6

Trung bình

4

0,6-0,8

Cao

5

0,8 - 1

Rất cao

Nguồn: Iyengar và Sudarshan (1982).
Dựa trên kết quả tính tốn các chỉ số, chỉ những diện tích được
xác định ở mức độ bị tác động từ thấp, trung bình đến rất cao mới

được đánh giá là chịu tác động của BĐKH, cịn những diện tích
có chỉ số điều kiện bị tác động “rất thấp” thì coi như chưa bị ảnh
hưởng của BĐKH.
Sau đó, kết quả tính chỉ số điều kiện phơi lộ E được chồng lớp
lên bản đồ diện tích ni tơm của vùng BTB và các tỉnh trong
vùng (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và
Thừa Thiên Huế) để có được bức tranh tổng qt về mức độ tác
động đến diện tích ni và CSHT kèm theo.
4.5. Phương pháp chuyên gia
Áp dụng phương pháp chuyên gia (hội thảo tham vấn, trao đổi
trực tiếp, gửi báo cáo xin ý kiến) để tham vấn về phương pháp
nghiên cứu, công cụ nghiên cứu và kết quả của nghiên cứu.

21


5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1. Dự báo tác động của BĐKH đến sản lượng nuôi tôm
nước lợ ven biển theo kịch bản BĐKH
5.1.1. Mối quan hệ giữa sản lượng tôm ni và các yếu tố
BĐKH
Áp dụng mơ hình khung hàm sản xuất số (I) ở trên trong đánh
giá tác động của BĐKH đến sản lượng tôm nuôi của 6 tỉnh BTB,
kết quả đã xây dựng được mối tương quan giữa sản lượng tôm
nuôi tại các tỉnh với các yếu tố BĐKH như sau:
Bảng 3: Hàm số về mối tương quan giữa sản lượng tôm nuôi
tại các tỉnh với yếu tố BĐKH
TT

Tỉnh


Hàm số về mối tương quan

1

Thanh
Hoá

Ln(SLt) = -0,099 +0,019T + 0,643Ln(SLt-2) 0,097Ln(DTt) – 0,294Ln(DTt-2) + 0,356Ln(DTt-3) +
0,079Ln(VDTt)
+
0,204Ln(VDTt-1)

0,168Ln(VDTt-3) - 0,221Ln(LDt) + 0,054NDt–
0,00006LMt +0,007SCBt – 0,025SCBt-1 0,029SCBt-2 – 0,001NDtren35t – 0,004NDtren35t-1
– 0,006NDtren35t-2 – 0,004NDtren35t-3 + 0,133D1

2

Nghệ An

Y = 7478,29 + 1,77Acreage + 758,71Prod –
211,50Rain – 3,66Temp – 64,14Storm

3

Hà Tĩnh

LnY
=

5,451
+
2,091Ln(Acreage)
+
3,439Ln(Capital) + 1,209Ln(Labour) – 0,008(Rain)
– 0,093(Temp) – 0,032(Storm) + 0,161(T)

4

Quảng
Bình

Y = 1326,20 + 0,90Acreage + 1233,90Prod 11,02Rain - 16,69Temp - 331,28Storm

5

Quảng Trị

Y = 22142,19 + 1,47Acreage+ 1107,55Prod –
583,40Rain – 86,44Temp – 75,89Storm +
39,05Rain2 – 90,82(T)

6 Thừa
Thiên-Huế

lnY = 3,98 + 1,20Ln(Acreage) + 0,83Ln(Labour) +
0,67Ln(Capital) - 0,15(Temp)- 0,00013(Rain) (6)

22



Kết quả ước lượng mối quan hệ giữa sản lượng tơm ni và
các yếu tố đầu vào tại phương trình (1) (3) (6) trong bảng số 3 ở
trên cho thấy, nếu lao động ni tơm nước lợ tăng 1% thì sản
lượng tôm nuôi các tỉnh Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế tăng trung
bình lần lượt khoảng 0,07%,1,2% và 0,8%. Diện tích là một yếu
tố đầu vào quan trọng của sản xuất. Sản lượng tơm ni phụ
thuộc vào diện tích ni trồng qua các năm. Nếu diện tích ni
tơm tăng 1% sẽ làm cho sản lượng tôm tỉnh Hà Tĩnh và Thừa
Thiên – Huế tăng lên đáng kể, khoảng 2,1% và 1,2%. Riêng đối
với mơ hình tại Thanh Hố cho thấy, nếu diện tích ni tơm năm
nay tăng lên 1% sẽ làm sản lượng tôm nuôi hai năm sau giảm đi
khoảng 0,3%, nhưng sản lượng tơm ni ba năm sau đó lại tăng
lên khoảng 0,4%. Điều này có thể giải thích là diện tích ni tơm
tại địa phương đã biểu hiện xu hướng tới hạn, nếu tăng diện tích
ni nữa sẽ vượt ngưỡng sức tải môi trường, dẫn đến giảm năng
suất và sản lượng ni (Cao Lệ Qun, 2014). Đối với các tỉnh
cịn lại, nếu tăng 1 ha nuôi tôm, sản lượng tôm ni tỉnh Nghệ
An, Quảng Bình và Quảng Trị tăng lên lần lượt 1,77; 0,9; 1,47
tấn. Vốn đầu tư cũng góp phần vào tăng sản lượng tôm nuôi. Nếu
vốn đầu tư tăng 1%, sản lượng tôm Hà Tĩnh tăng cao, khoảng
3,4%, trong khi tỉnh Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế tăng ít, lần
lượt 0,2% và 0,7%. Năng suất cũng ảnh hưởng đến sản lượng
tôm nuôi. Khi năng suất nuôi tôm các tỉnh Nghệ An, Quảng
Bình, Quảng Trị tăng lên 1 tấn/ha thì sản lượng tơm tăng lên
758,7; 1233,9; 1107,5 tấn.
Các yếu tố mơi trường có ảnh hưởng khơng nhỏ và tiêu cực
đến sản lượng nuôi tôm các tỉnh vùng BTB. Nắng nóng ảnh
hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tơm. Khi nhiệt độ tỉnh
Hà Tĩnh và Thừa Thiên-Huế tăng 1°C làm cho sản lượng giảm

23


tương ứng 0,09% và 0,15%. Khi đó, sản lượng tơm nuôi tỉnh
Quảng Trị giảm đáng kể, xấp xỉ 86,4 tấn cịn sản lượng tỉnh Nghệ
An và Quảng Bình giảm đi lần lượt 3,6 và 16,7 tấn. Riêng đối với
tỉnh Thanh Hóa, số lượng ngày nắng nóng trên 35°C ảnh hưởng
tiêu cực tới sản lượng nuôi tôm. Theo kết quả mô hình tại Thanh
Hố, số lượng ngày nắng cao trong năm có ảnh hưởng tới tơm
ni kéo dài tới ba năm. Nếu số ngày nắng trên 35°C tăng lên
một ngày sẽ làm cho sản lượng tôm nuôi năm sau tương ứng
giảm đi 0,4%, hai năm sau giảm đi 0,6% và ba năm sau tiếp tục
giảm 0,4%. Điều này có thể giải thích là do nắng nóng kéo dài đã
làm giảm sức đề kháng của tôm, phát sinh dịch bệnh, suy giảm
chất lượng môi trường và làm nghèo dinh dưỡng tự nhiên trong
thủy vực. Đồng thời, nắng nóng kéo dài có thể gây ảnh hưởng
đến nguồn tôm sú bố mẹ (vốn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn lợi
tôm sú tự nhiên) và hoạt động sản xuất giống tôm sú, dẫn đến
ảnh hưởng đến chất lượng giống tôm sú thả nuôi trong các năm
tiếp theo. Kết quả tổng quan cho thấy, một năm tại Thanh Hóa có
trung bình khoảng 24,5 ngày có nhiệt độ nắng nóng trên 35°C,
tập trung chủ yếu trong các tháng mùa hè (tháng 4-tháng 7). Như
vậy, thiệt hại do tác động của yếu tố này gây ra với hoạt động
nuôi tôm hằng năm tại địa phương là tương đối lớn và đây cũng
là điểm cần lưu ý trong việc đề xuất giải pháp thích ứng với các
biến động của yếu tố nhiệt độ ở phần sau.
Bên cạnh đó, lượng mưa và số cơn bão trong năm có ảnh
hưởng tiêu cực đến sản lượng tôm nuôi. Khi lượng mưa tăng lên
1mm thì sản lượng tơm ni các tỉnh Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế
giảm tương ứng 0,008% và 0,00013%; còn các tỉnh Nghệ An,

Quảng Bình, Quảng Trị giảm lần lượt 211,50; 11,02 và 583,4 tấn
tôm nuôi. Nếu số lượng cơn bão tăng lên 1 cơn thì sản lượng tơm
24


ni tại Hà Tĩnh giảm 0,032%; cịn các tỉnh Nghệ An, Quảng
Bình, Quảng Trị giảm lần lượt 64,14; 331,28 và 75,89 tấn tơm
ni. Riêng đối với tỉnh Thanh Hố, nếu số lượng cơn bão năm
nay tăng lên 1 cơn sẽ làm cho sản lượng tôm nuôi năm sau giảm
2,5% và năm sau nữa giảm 2,9%. Điều này có thể giải thích là do
bão đã làm suy giảm chất lượng mơi trường trong và xung quanh
khu vực nuôi, xáo trộn môi trường của các thủy vực nước cấp.
Đồng thời bão cũng làm hư hỏng, thiệt hại CSHT quan trọng cho
nuôi tôm như đê, kè, bờ bao, lều trại, máy móc, thiết bị... đòi hỏi
nhiều thời gian và nguồn lực lớn để có thể khắc phục.
5.1.2.Kiểm định các mơ hình hồi qui
Kiểm định hiện tượng tự tương quan bằng kiểm định
Breusch-Godfrey cho thấy, p-value của Chi bình phương trong
mơ hình (1) (2) (3) (4) (5) lần lượt là 0,54; 0,1295; 0,073; 0,9732;
0,578 lớn hơn so với α=0,05. Như vậy, các mơ hình trên khơng
có hiện tượng tự tương quan. Mơ hình (6) tại Thừa Thiên - Huế
có D=1,929 ≈ 2 (nằm trong phạm vi 1 < d < 3) nên mơ hình này
cũng khơng có hiện tượng tự tương quan.
Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến thông qua kiểm định
hệ số VIF cho thấy, các biến đầu vào của mơ hình vẫn còn hiện
tượng đa cộng tuyến do hệ số VIF đều >2. Cụ thể, trong mơ hình
(3) (6) biến Acreage có giá trị VIF = 16,253;82,19. Biến Labour
có VIF = 8,924; 332,49. Biến Captial có VIF = 86,648; 133,12.
Mơ hình (2) (4) (5) hệ số VIF của biến (Acreage, Prod) tương
ứng bằng (2,335; 2,201); (2,639; 4,628); (10,07; 4,15). Để khắc

phục hiện tượng đa cộng tuyến ta cần loại bỏ các biến có VIF >
2. Tuy nhiên, đây lại là những biến đầu vào quan trọng của hàm
sản xuất, bản thân các biến này có mối quan hệ rất chặt với nhau,
bởi vậy, các biến này vẫn được đưa vào mơ hình và sử dụng để
25


dự báo.
Riêng đối với mơ hình số (1) tại Thanh Hoá, khi kiểm tra hiện
tượng phương sai sai số thay đổi bằng kiểm định ARCH. Kết quả
chỉ ra rằng, mô hình này khơng có hiện tượng phương sai sai số
thay đổi do p-value của Chi bình phương bằng 0,31 lớn hơn so
với 0,05.
Sử dụng kiểm định Ramsey RESET kiểm tra hiện tượng đa
cộng tuyến của mơ hình số (1) cũng cho thấy, giá trị p-value của
F-statistic bằng 0,78 là lớn hơn so với α = 0,05. Có thể nói rằng
mơ hình số (1) khơng có hiện tượng đa cộng tuyến. Như vậy, mơ
hình số (1) tại Thanh Hố có độ tin cậy cao nhất so với 5 mơ hình
cịn lại. Nguyên nhân có thể là do chuỗi số liệu đầu vào để chạy
mơ hình được thu thập dài hơn (với 44 quan sát, từ 1972-2015)
và có độ tin cậy lớn hơn so với các mơ hình cịn lại. Biến đầu vào
về số lượng ngày nắng nóng trên 35°C trong năm cũng được thu
thập để chạy trong mơ hình của Thanh Hố và biến này có ý
nghĩa thống kê.
5.1.3.Dự báo tác động của BĐKH đến sản lượng tôm nuôi
theo kịch bản
Kịch bản BĐKH và nước biển dâng (NBD) các tỉnh vùng
BTB của Bộ Tài Nguyên & Môi trường (TN&MT) xây dựng
trong kịch bản chung của quốc gia đến năm 2100 với các mốc
thời gian 10 năm tính từ năm 2020 (Bộ TN&MT, 2012) và kịch

bản phát thải trung bình (B2) được khuyến nghị áp dụng trong
đánh giá tác động. Dựa trên sự thay đổi của nhiệt độ và lượng
mưa trong kịch bản đó, giả định các yếu tố đầu vào khơng thay
đổi, ta dự báo được tác động của BĐKH đến sản lượng tôm nuôi
như sau:
26


Đối với tỉnh Thanh Hóa, khi khơng có các giải pháp thích ứng,
so với sản lượng tơm kỳ vọng đạt được khi chưa cân nhắc đến
các tác động của BĐKH là 4.510 tấn năm 2020 và 8.940 tấn năm
2030, thì các tác động của BĐKH theo kịch bản đã làm giảm
8,6% và 13,2% sản lượng tôm nuôi nước lợ tại địa phương trong
giai đoạn đến năm 2020 và 2030 (Hình 1).

Hình 1: So sánh sản lượng tơm ni kỳ vọng và sản lượng
tôm nuôi đạt được dưới tác động của BĐKH (khi khơng có các giải
pháp thích ứng) tại Thanh Hố

Từ Hình 1 cho thấy, thiệt hại do tác động của BĐKH theo kịch
bản thể hiện xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2020 đến 2030
khi khoảng cách giữa sản lượng tôm nuôi kỳ vọng và sản lượng
tôm nuôi đạt được dưới tác động của BĐKH (khi không áp dụng
các giải pháp thích ứng) có xu hướng dãn rộng theo thời gian.
Đối với tỉnh Nghệ An, năm 2020 khi lượng mưa trung bình
mùa hè tăng lên 1,2mm và nhiệt độ trung bình mùa hè tăng lên
27



×