Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Sản Xuất Nông Nghiệp Tỉnh Bến Tre 6577652.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.28 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
________________

Đặng Thị Bé Thơ

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP
TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

Thành Phố Hồ Chí Minh - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
________________

Đặng Thị Bé Thơ

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP
TỈNH BẾN TRE
Chun ngành :
Mã số
:

Địa lý học
60 31 05 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS ĐẶNG VĂN PHAN

Thành Phố Hồ Chí Minh - 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên: Đặng Thị Bé Thơ. Là học viên cao học khóa 22 chuyên ngành Địa lý
học của trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh, niên khóa 2011 - 2013.
Tôi xin cam đoan:
 Nội dung luận văn “TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN
XUẤT NƠNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE” là do chính tác giả độc lập nghiên cứu và
hồn thành, khơng sao chép của ai.
 Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được sử dụng.
 Luận văn có tham khảo, sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên
các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 09 tháng 09 năm 2013

Tác giả luận văn

Đặng Thị Bé Thơ

1



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực, cố gắng, quyết tâm của bản thân,
tác giả còn nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu, hữu ích của Q thầy, cơ, bạn bè,
gia đình, người thân.
 Đầu tiên, xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến gia đình, nhất là mẹ tơi - đấng
sinh thành, ni nấng, dạy bảo.
 Với tất cả tình cảm chân thành, xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS. TS Đặng
Văn Phan - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong suốt q trình nghiên cứu
đề tài.
 Mãi khắc sâu cơng ơn của Ban Giám hiệu, phịng Sau đại học, khoa Địa lý
cùng các bạn học viên cao học Địa Lý khóa 22 trường ĐHSP TPHCM đã nhiệt tình
giúp đỡ, ủng hộ, động viên tinh thần tơi trong thời gian qua.
 Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc, cán bộ, nhân viên của các
thư viện ở TP HCM: thư viện Quốc gia, thư viện Khoa học Tổng hợp, thư viện Đại
học Sư phạm, thư viện Đại học Kinh tế.
 Luôn luôn ghi nhớ sự giúp đỡ của Viện nghiên cứu BĐKH Cần Thơ; Sở NN
& PTNT, Sở TN & MT, Cục Thống kê, Chi cục Thủy lợi và Bảo vệ Thực vật tỉnh
Bến Tre.
Tác giả luận văn

Đặng Thị Bé Thơ

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2
MỤC LỤC .................................................................................................................... 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 5
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 6
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ....................................................................... 6
3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu đề tài .......................................................................... 7
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................. 7
5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 9
6. Kết cấu đề tài ................................................................................................................. 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP ......................................................................... 12
1.1. Biến đổi khí hậu ......................................................................................................... 12
1.1.1. Khái niệm KH, thời tiết và BĐKH ....................................................................... 12
1.1.2. Nguyên nhân gây ra BĐKH .................................................................................. 13
1.1.3. Biểu hiện của BĐKH ............................................................................................ 16
1.1.4. Tác động của BĐKH............................................................................................. 17
1.2. Nông nghiệp................................................................................................................ 26
1.2.1. Đặc điểm của SX NN............................................................................................ 26
1.2.2. Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến SX NN ....................................................... 27
1.3. Biểu hiện BĐKH ........................................................................................................ 28
1.3.1. Biểu hiện BĐKH ở Việt Nam ............................................................................... 28
1.3.2. Biểu hiện biến đổi khí hậu ở ĐBSCL ................................................................... 33
1.4. Tác động của BĐKH đến SX NN ............................................................................. 34
1.4.1. Tác động của BĐKH đến SX NN ở Việt Nam ..................................................... 34
1.4.2. Tác động của BĐKH đến ĐBSCL ........................................................................ 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE ..................................................... 40
2.1. Khái quát tỉnh Bến Tre ............................................................................................. 40
2.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ ........................................................................... 40

2.1.2. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................................. 40
3


2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................................... 52
2.2. Thực trạng SX NN trong điều kiện BĐKH ở tỉnh Bến Tre ................................... 58
2.2.1. Giá trị SX ngành NN ............................................................................................ 58
2.2.2. Thực trạng ngành trồng trọt .................................................................................. 60
2.2.3. Thực trạng phát triển ngành chăn nuôi ................................................................. 65
2.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở tỉnh Bến Tre ....................................................... 69
2.3.1. Nhiệt độ ................................................................................................................. 69
2.3.2. Lượng mưa ............................................................................................................ 70
2.3.3. Lũ lụt và mực nước dâng ...................................................................................... 73
2.3.4. Bão, áp thấp nhiệt đới và lốc xoáy........................................................................ 76
2.3.5. Xâm nhập mặn và hạn hán .................................................................................... 78
2.3.6. Sạt lở đất ven sông ................................................................................................ 84
2.4. Thực trạng tác động của BĐKH đến SX NN tỉnh Bến Tre ................................... 85
2.4.1. Tác động của BĐKH đến SX NN ......................................................................... 86
2.4.2. Hệ quả của sự tác động BĐKH đến SX NN ......................................................... 95

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ BĐKH ĐỐI VỚI SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP TỈNH BẾN TRE...................................................................................... 110
3.1. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam ........................................ 110
3.1.1. Giải pháp chung ứng phó với BĐKH ................................................................. 110
3.1.2. Giải pháp cụ thể ứng phó với BĐKH trong NN ................................................. 114
3.2. Giải pháp ứng phó với BĐKH của ĐBSCL........................................................... 116
3.2.1. Giải pháp chung ứng phó với BĐKH ................................................................. 116
3.2.2. Giải pháp cụ thể ứng phó với biến đổi khí hậu trong NN .................................. 118
3.3. Giải pháp ứng phó với BĐKH của tỉnh Bến Tre .................................................. 119
3.3.1. Giải pháp chung ứng phó với BĐKH ................................................................. 119

3.3.2. Giải pháp cụ thể ứng phó với BĐKH trong NN ................................................. 123

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 129
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 133

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATNĐ:

Áp thấp nhiệt đới

BĐKH:

Biến đổi khí hậu

ĐBSCL:

Đồng bằng sơng Cửu Long

ĐDSH :

Đa dạng sinh học

GDP

:


Tổng sản phẩm quốc nội

HST

:

Hệ sinh thái

HƯNK:

Hiệu ứng nhà kính

IPCC

:

Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH

KH

:

Khí hậu

KNK

:

Khí nhà kính


KT – XH:

Kinh tế - xã hội

LHQ

:

Liên Hiệp Quốc

NBD

:

Nước biển dâng

NN

:

Nông nghiệp

NN & PTNT:

Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn

PGS

:


Phó giáo sư

SX

:

Sản xuất

TP

:

Thành phố

TP HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

TS

Tiến sĩ

:

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
BĐKH đã, đang và sẽ là một thảm họa mang tính tồn cầu. Việt Nam là một trong năm

quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH (Ai Cập, Surianme, Bahamas,
Bangladesh). ĐBSCL là một trong ba đồng bằng sẽ bị tổn thương nhất trên thế giới (đồng
bằng sông Nile ở Ai Cập và sông Hằng ở Ấn Độ, Bangladesh). Trong số 13 tỉnh thành
ĐBSCL, Bến Tre là tỉnh chịu tác động trực tiếp bởi BĐKH. BĐKH tác động mạnh mẽ đến
SX NN, sức khỏe con người, ĐDSH, tài nguyên thiên nhiên… NN phụ thuộc rất nhiều vào
tự nhiên nên khi thời tiết thay đổi thất thường sẽ làm cho quá trình SX NN gặp nhiều khó
khăn. Việt Nam là quốc gia đang phát triển lao động NN còn chiếm tỷ lệ lớn, vai trò của NN
đối với nền kinh tế đất nước rất quan trọng. Bởi lẽ, NN phát triển vững mạnh sẽ là tiền đề
vững chắc cho các ngành kinh tế khác phát triển.
Quê hương Đồng khởi là nơi tôi được sinh ra và khơn lớn từng ngày bên cạnh dịng
sơng êm đềm, cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát. Thật là tự hào và hạnh phúc biết bao khi
được là người con của quê hương anh hùng Bến Tre có TP trẻ Bến Tre đang từng ngày thay
da đổi thịt, hòa nhập với nhịp điệu phát triển chung của đất nước, đang và sẽ mang trên
mình lâu dài “Chiếc áo rực rỡ đầy màu sắc”! Bến tre được biết đến với những rặng dừa
xanh bát ngát, với sầu riêng cơm vàng hạt lép thơm ngon, với tơm, cua, nghêu, sị phong
phú... Hiện nay, dưới tác động của BĐKH, ngành NN của tỉnh Bến Tre đang phải đối mặt
với nhiều thách thức. Ví dụ như NBD, xâm nhập mặn, thời tiết biến động, hạn hán, dịch
bệnh xuất hiện ngày càng nhiều ở gia súc, gia cầm (tụ huyết trùng, H1N1...), cây lúa (rầy
nâu, đạo ơn...), cây dừa (bọ cánh cứng, bọ vịi voi), cây ăn trái (sâu đục thân, bọ xít...)... Hạn
hán kéo dài, nhiệt độ tăng cao, lượng mưa giảm đã và sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất,
sản lượng của cây trồng và vật ni.
Vì vậy đây là những lý do đã thôi thúc tôi quyết định lựa chọn và tiến hành nghiên cứu
đề tài “Tác động của BĐKH đến SXNN tỉnh Bến Tre” nhằm góp phần ứng phó với
BĐKH một cách hiệu quả hơn.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

6



Mục tiêu chính của đề tài là làm rõ sự tác động của BĐKH đến SX NN tỉnh Bến Tre. Từ
đó, đưa ra những giải pháp nhằm ứng phó với sự tác động của BĐKH đến SX NN. Để đạt
được mục tiêu này, luận văn đề ra 3 nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về BĐKH và tác động của nó đến SX NN.
- Phân tích thực trạng tác động của BĐKH đến SX NN tỉnh Bến Tre.
- Đưa ra những giải pháp nhằm ứng phó với tác động của BĐKH đến SX NN tỉnh Bến
Tre.

3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu đề tài
- Về nội dung
 Nội dung đầu tiên của luận văn là cơ sở lý luận về tác động của BĐKH đến SX
NN. Đây là nền tảng, là tiền đề giúp tác giả nghiên cứu tốt hơn về ngành NN tỉnh Bến Tre
cũng như hiểu rõ hơn sự tác động của BĐKH đến SX NN.
 Tác động của BĐKH đến SX NN tỉnh Tre là nội dung chính của luận văn. Tác giả
sẽ tiến hành nghiên cứu và đánh giá những biểu hiện của BĐKH như nhiệt độ, bão, lũ lụt,
xâm nhập mặn… đã và sẽ ảnh hưởng như thế nào đến SX NN.
 Nội dung nghiên cứu thứ 3 của đề tài: sau khi nghiên cứu, phân tích, đánh giá sự
tác động của BĐKH đến SX NN, tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp để ngành NN tỉnh Bến
Tre có thể thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH trên cơ sở tìm hiểu rõ những giải
pháp ứng phó với BĐKH của cả nước và ĐBSCL.
- Về khơng gian: phạm vi nghiên cứu phân tích thành 2 cấp độ. Cấp độ vĩ mô là nghiên
cứu những vấn đề tổng thể về BĐKH ở Việt Nam và ĐBSCL, cịn cấp độ vi mơ là nghiên
cứu tác động của BĐKH đến SX NN (trồng trọt: cây lúa, cây ăn trái...; chăn nuôi) tỉnh Bến
Tre.
- Về thời gian: chọn giai đoạn 2001 - 2011 để nghiên cứu đề tài. Tuy nhiên, những yếu
tố nhiệt độ, lượng mưa, mực nước… thì sử dụng số liệu kéo dài hơn để có thể phân tích,
đánh giá và kết luận vấn đề được chính xác hơn.

4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
BĐKH đang là một vấn đề nóng bỏng trên thế giới, đã có rất nhiều nhà khoa học, tác

giả, các tổ chức trên thế giới tìm hiểu và nghiên cứu. Việt Nam là một trong năm quốc gia
trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề
này nên thời gian qua cũng đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đánh giá. Hiện nay
7


và trong tương lai, hầu hết 13 tỉnh ĐBSCL đều chịu tác động của BĐKH. Vì thế, thời gian
qua, các tổ chức, sở ngành của tỉnh cùng với các nhà khoa học cũng đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu về BĐKH.
◊ “Phát triển và BĐKH” và“Những giải pháp tiện lợi giải quyết thực tế phiền phức:

Cách tiếp cận dựa vào HST để giải quyết vấn đề BĐKH”, năm 2010, Ngân hàng Thế giới.
◊ “BĐKH: Một thời đại mới trên trái đất”, tác giả là Yves Sciama, do Thúy Quỳnh

dịch năm 2010 và được phát hành bởi NXB Trẻ TP HCM.
◊ “Mơi trường KH biến đổi mối hiểm họa tồn cầu”do GS TSKH Lê Huy Bá làm chủ

biên cùng với Nguyễn Thi Phú và TS Nguyễn Đức An, NXB Đại học Quốc Gia TP HCM,
năm 2009.
◊ “BĐKH & năng lượng”: tác giả là Nguyễn Thọ Nhân, năm 2009, NXB Tri Thức.
◊ “Mơ hình thích ứng với BĐKH cấp cộng đồng tại vùng trũng thấp ở tỉnh Thừa Thiên

Huế”: PGS. TS Lê Văn Thăng cùng với nhiều tác giả khác, năm 2011, NXB NN Hà Nội.
◊ “ĐBSCL: BĐKH và an ninh lương thực”: PGS. TS Nguyễn Kim Hồng và thạc sĩ

Nguyễn Thị Bé Ba, NXB Đại học Sư phạm TP HCM.
◊ TS Lê Anh Tuấn thời gian qua đã liên tiếp cho ra những cơng trình nghiên cứu: năm

2009, tại diễn đàn “Dự trữ sinh quyển và phát triển nông thôn bền vững ở ĐBSCL”, ơng đã
có bài báo cáo “Tác động của BĐKH lên HST và phát triển nông thôn vùng ĐBSCL”. Năm

2011, NXB NN đã phát hành “Phương pháp lồng ghép BĐKH vào kế hoạch phát triển KT XH”. Đến năm 2012, ông tiếp tục cho ra đời “Tác động của BĐKH lên SX lúa”; cũng trong
thời gian này ông và PGS. TS Nguyễn Ngọc Đệ đã nghiên cứu “SX lúa và tác động của
BĐKH ở ĐBSCL”.
◊ “Tác động của BĐKH đến sinh hoạt và SX của dân cư huyện Gị Cơng Đơng tỉnh

Tiền Giang”: Luận văn Thạc sĩ Địa lý của học viên cao học Nguyễn Thị Kim Thoa, Trường
Đại học Sư phạm TPHCM, khóa 19, năm học 2008 - 2011.
Bến Tre là một trong những tỉnh thành ở khu vực ĐBSCL chịu tác động nặng nề của
BĐKH. Vì vậy, trong thời gian gần đây, tỉnh cũng đã có nhiều cơng trình ngiên cứu và dự
án về BĐKH. Năm 2011, Sở NN & PTNT cùng với Ban quản lý chương trình FSPS II đã
báo cáo “Hoạt động: xây dựng mơ hình ứng phó với BĐKH tại khu vực thí điểm về đồng
quản lý”. Cũng trong năm này, Ủy ban nhân dân tỉnh đã đưa ra dự án “Đánh giá tác động,
chi tiết kịch bản BĐKH và đề xuất phương án ứng phó”. Văn phịng chương trình mục tiêu
8


quốc gia ứng phó với BĐKH đặt tại Chi cục Bảo vệ Thực vật năm 2012 đã đưa ra “Kịch bản
BĐKH”.
Đối với đề tài về NN tỉnh Bến Tre đã có rất nhiều Anh (Chị) sinh viên, học viên của
Trường Đại học Sư phạm TP HCM các khóa từ năm 2012 trở về trước tìm hiểu và nghiên
cứu, nhưng đề tài về tác động của BĐKH đến SX NN tỉnh Bến Tre thì chưa có người nào
nghiên cứu. Riêng luận văn này, tác giả sẽ đi sâu vào nghiên cứu tác động của BĐKH đến
ngành trồng trọt và chăn nuôi của tỉnh Bến Tre. Tập trung nghiên cứu hiện trạng các ngành
trồng trọt, chăn nuôi của tỉnh trong giai đoạn 2001 - 2011 đã phát triển ra sao dưới tác động
của BĐKH.

5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Các quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm hệ thống:
Các đối tượng nghiên cứu Địa lý nói chung, Địa lý KT - XH nói riêng là các hệ thống

có cấu trúc phức tạp, phạm vi nghiên cứu khá rộng lớn và liên quan tới nhiều vấn đề khác
nhau. Nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ tương tác lẫn nhau rất chặt chẽ. Vì vậy, khi
nghiên cứu đối tượng Địa lý phải đặt chúng trong một hệ thống nhất định.
- Quan điểm tổng hợp:
Bất kỳ hiện tượng, sự vật nào tồn tại cũng chịu tác động bởi hoàn cảnh sống nhất
định, mọi sự thay đổi chuyển biến cũng như phát triển của chúng đều có mối tác động qua
lại hữu cơ với nhau chứ khơng hề biệt lập. Vì vậy, để nghiên cứu sự tác động của BĐKH
đến SX NN tỉnh Bến Tre đạt hiệu quả, chúng ta cần phải đặt sự tác động này trên quan điểm
tổng hợp để có thể tổng hợp được tất cả những tác động của nhiệt độ, xâm nhập mặn, các
thiên tai... đến SX NN.
- Quan điểm lãnh thổ:
Cũng như bao tỉnh thành khác trong cả nước, Bến Tre cũng có lãnh thổ riêng và xác
định trên bản đồ hành chính Việt Nam. Khi nghiên cứu đề tài này, cần đặt bối cảnh sự tác
động của BĐKH diễn ra trên vùng đất Bến Tre chứ không phải một tỉnh thành nào khác.
Chúng ta cần nghiên cứu dưới góc độ lãnh thổ, mọi nhìn nhận, phân tích vấn đề đều phải
căn cứ vào thực tiễn của tỉnh Bến Tre để có cái nhìn tồn diện hơn, giúp nghiên cứu đề tài
đạt hiệu quả hơn.
- Quan điểm lịch sử - viễn cảnh:
9


+ Mọi sự vật hiện tượng đều có q trình phát sinh, vận động và biến đổi. Q trình
ấy có thể bắt đầu từ trong quá khứ, hiện tại vẫn tiếp diễn và kéo dài đến tương lai. Trên quan
điểm lịch sử, phân tích nguồn gốc phát sinh, đánh giá đúng đắn hiện tại sẽ là cơ sở để đưa ra
các dự báu xác thực về xu hướng phát triển trong thời gian tới. Quan điểm viễn cảnh cho
phép dự đoán được xu hướng vận động và phát triển của vấn đề nghiên cứu từ đó người
nghiên cứu có thể đưa ra những dự báo, phương hướng và những giải pháp phù hợp cho vấn
đề nghiên cứu trong tương lai.
+ Trên cơ sở nắm vững và hiểu được quan điểm lịch sử tác động của BĐKH đến SX
NN cho phép dự đoán, định hướng trong tương lai vấn đề nghiên cứu sẽ biến đổi và phát

triển như thế nào? Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của nền kinh tế. Như
vậy, sự tác động này trong tương lai có diễn ra nữa hay khơng? Câu hỏi này, mỗi chúng ta
cũng cần nên phải suy nghĩ và quan tâm đến, bởi lẽ mức độ ảnh hưởng của BĐKH đã lan
rộng ra tới toàn nhân loại.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu và xử lý thông tin:
+ Đây là phương pháp cơ bản, truyền thống được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các
cơng trình nghiên cứu khoa học và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Hiện nay, với sự phát
triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin giúp chúng ta dễ dàng thu thập các thơng tin có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu từ Internet, tài liệu, sách báo… đến các phương tiện thông tin
đại chúng như ti vi, radio… Từ những thông tin thu thập được, tác giả bắt đầu tiến hành
nghiên cứu, phân tích, xử lý, sàn lọc, lựa chọn những kiến thức cần thiết và phù hợp cho đề
tài nghiên cứu.
+ Với đề tài này, việc thu thập và tổng hợp tài liệu là một công việc vô cùng quan
trọng. Cùng với những tài liệu tổng hợp được và kiến thức mà học viên đã tích lũy được
trong thời gian qua sẽ bổ sung cho nhau tao nên những dữ liệu, những thông tin thật hữu ích
và cần thiết cho bài nghiên cứu.
- Phướng pháp thống kê, phân tích và so sánh: Đây là phương pháp cần thiết
trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở tổng quan các tài liệu có được, cho phép
chúng ta nắm được những thành tựu trong quá khứ và những vấn đề cập nhật trong và ngoài
nước. Trên cơ sở thu thập phân tích và tổng hợp thơng tin, tài liệu giúp chúng ta có được
một tài liệu toàn diện và khái quát về chủ đề nghiên cứu. Từ những số liệu thu thập được,

10


tác giả tiến hành xử lý thông tin và số liệu. Sau đó nhận xét, phân tích số liệu để phục vụ
đúng mục đích của đề tài nhằm mang lại tính thuyết phục hơn cho bài nghiên cứu.
- Phương pháp bản đồ và biểu đồ:
+ Bản đồ là phương tiện để cụ thể hóa, diễn đạt kết quả nghiên cứu về cấu trúc, đặc

điểm và phân bố không gian. Phương pháp bản đồ là một phương pháp rất đặc trưng cho các
nghiên cứu về Địa lý. Bởi vì, bản đồ được xem như là “ngôn ngữ” tổng hợp, ngắn gọn, xúc
tích, trực quan của các đối tượng Địa lý.
+ Sưu tầm các bản đồ có liên quan sao cho phù hợp với từng nội dung cụ thể cũng
như từng mảng kiến thức đã được xây dựng trong đề tài nghiên cứu. Trên cơ sở phân tích
nội dung bản đồ, các bảng số liệu, biểu đồ, hình ảnh… có thể đưa ra những nhận định, đánh
giá và so sánh về sự phát triển của các sự vật, hiện tượng tự nhiên và KT - XH. Ngồi ra cịn
sử dụng thêm các biểu đồ, lượt đồ, sơ đồ, tranh ảnh… mục đích chủ yếu là để khái quát, làm
rõ vấn đề cần nghiên cứu, đồng thời làm tăng thêm tính trực quan và phong phú hơn cho đề
tài.

6. Kết cấu đề tài
Luận văn gồm các phần:
- Mở đầu
- Nội dung chính của luận văn được kết cấu 3 chương:
◊ Chương 1: Cơ sở lý luận về tác động của BĐKH đến SX NN.
◊ Chương 2: Thự trạng tác động của BĐKH đến SX NN tỉnh Bến Tre.
◊ Chương 3: Giải pháp ứng phó BĐKH đối với sản xuất nơng nghiệp tỉnh Bến Tre.

- Kết luận
- Danh mục tài liệu tham khảo
 Phụ lục

11


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP
1.1. Biến đổi khí hậu
1.1.1. Khái niệm KH, thời tiết và BĐKH

1.1.1.1. Khái niệm KH và thời tiết [22]


KH là trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực nào đó (tỉnh, quốc gia,

châu lục, toàn cầu) trên cơ sở chuỗi số liệu dài ít nhất là 30 năm trở lên.
Thời

tiết là trạng thái nhất thời của khí quyển tại một địa điểm nhất định được xác

định bằng tổ hợp hoặc riêng lẽ các yếu tố: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa…
Thời tiết thường thay đổi trong một ngày, từ ngày này qua ngày khác, từ năm này
qua năm khác nhưng KH thì ít thay đổi.
1.1.1.2. Khái niệm BĐKH
 Theo công ước chung của LHQ đã đặc biệt nhấn mạnh sự ảnh hưởng của BĐKH

đến HST tự nhiên, đến các hoạt động KT - XH, đến sức khỏe và phúc lợi của con người:
“BĐKH là những ảnh hưởng có hại của BĐKH, là những biến đổi trong môi trường vật lý
hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi
hoặc sinh sản của các HST tự nhiên hoặc đến hoạt động của các hệ thống KT - XH hoặc đến
sức khỏe và phúc lợi của con người”. [13]
 Đối với Hiệp hội Khí tượng Mỹ (American Meteorological Society - AMS) chỉ tập

trung đề cập đến nguyên nhân dẫn đến BĐKH: “Bất kỳ sự thay đổi có hệ thống của các
nhân tố KH trong một thời gian dài (nhiệt độ, áp suất hoặc gió) qua hàng chục năm hoặc lâu
hơn. BĐKH có thể do các q trình tự nhiên, như các thay đổi trong quá trình phát năng
lượng của Mặt trời, hoặc các thay đổi chậm chạp của trục quay Trái đất, hoặc do các quá
trình tự nhiên nội tại của hệ thống KH; hoặc do tác động từ các hoạt động của con người”.
 Định nghĩa của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt nam: “BĐKH xác định sự khác


biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê KH. Trong đó, trung
bình được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định, thường là vài thập kỷ. Sự thay đổi
của KH được quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành
phần khí quyển tồn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động KH tự nhiên trong các thời
gian có thể so sánh được” [3].
12


 GS. TSKH Lê Huy Bá cho rằng: “BĐKH là sự thay đổi đáng kể, lâu dài các thành

phần KH, “khung” thời tiết từ bình thường vốn có lâu đời nay của một vùng cụ thể, sang
một trạng thái thời tiết mới, đạt các tiêu chí sinh thái KH một cách khác hẳn, để rồi sau đó
dần dần đi vào ổn định mới” [1].
 "BĐKH Trái đất là sự thay đổi của hệ thống KH gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh

quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo
trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thể là
thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức
trung bình. Sự BĐKH có thể giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên
toàn địa cầu." (Wikipedia).
1.1.2. Nguyên nhân gây ra BĐKH
Theo báo cáo mới nhất của LHQ, nguyên nhân gây ra BĐKH 90% là do con người,
10% là do tự nhiên. Sau cuộc tranh luận kéo dài hơn 30 năm cho đến nay, các nhà khoa học
đã nhất trí cho rằng những hoạt động phát triển KT - XH với nhịp điệu ngày một cao trong
nhiều lĩnh vực như năng lượng, công nghiệp, giao thông, nông - lâm - ngư nghiệp và sinh
hoạt của con người đã làm tăng nồng độ các khí gây HƯNK trong khí quyển, làm Trái đất
nóng lên, biến đổi hệ thống KH và ảnh hưởng tới mơi trường tồn cầu.
Tỷ lệ các hoạt động của con người trong tổng lượng phát thải KNK (IPCC, 2007): SX
điện năng 25,9%; Công nghiệp 19,4%; Lâm nghiệp 17,4%; NN 13,5%; Giao thông vận tải
13,1%; Thương mại và tiêu dùng 7,9%; Rác thải 2,8% [22].

1.1.2.1. Sự biến đổi của tự nhiên
Gia tăng nhiệt độ là do HƯNK, song cần nhấn mạnh hơn đến chu kỳ nóng lên của
Trái đất do hoạt động nội tại. Nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên và lạnh đi vốn là hiện tượng
tự nhiên xảy ra có tính chu kỳ trong lịch sử hình thành và phát triển của Trái đất. Khơng
phải chỉ bây giờ, lịch sử Trái đất hàng triệu năm đã trải qua nhiều lần nóng lên rồi lạnh đi
kéo theo những biến động to lớn trong đời sống sinh vật, làm thay đổi cả diện mạo địa hình
lục địa và đại dương.
Tính từ 1,6 triệu năm cho đến nay đã có 5 - 6 chu kỳ biến động lớn. Đó là các thời kỳ
băng hà kéo theo mực nước biển hạ thấp và các thời kỳ băng tan kéo theo mực NBD cao.
Vào thời kỳ băng hà, nhiệt độ bề mặt Trái đất khô lạnh. Vào thời kỳ băng tan, nhiệt độ bề
mặt Trái đất đan xen giữa nóng ẩm và khơ hạn. Vào các thời kỳ đó, biên độ dao động của
13


nước biển lên đến hàng chục hàng trăm mét. Mỗi chu kỳ kéo dài hàng vạn, chục vạn năm.
Mỗi chu kỳ như vậy còn được chia ra các chu kỳ ngắn hơn với thời gian kéo dài hàng trăm
năm đến nghìn năm với biên độ dao động mực nước biển 2 - 3m hoặc hơn [1].
Nguyên nhân gây ra BĐKH do tự nhiên bao gồm thay đổi cường độ sáng của Mặt
trời, sự xuất hiện các điểm đen trên Mặt trời (Sunspots), các hoạt động núi lửa, thay đổi đại
dương, thay đổi quỹ đạo quay của Trái đất… [24]
 Với sự xuất hiện các điểm đen làm cho cường độ tia bức xạ Mặt trời chiếu xuống
Trái đất thay đổi, nghĩa là năng lượng chiếu xuống mặt đất thay đổi, từ đó làm thay đổi
nhiệt độ bề mặt Trái đất.
 Sự thay đổi cường độ sáng của Mặt trời cũng gây ra sự thay đổi năng lượng
chiếu xuống mặt đất làm thay đổi nhiệt độ bề mặt Trái đất. Từ khi tạo thành Mặt trời đến
nay (gần 4,5 tỷ năm), cường độ sáng của Mặt trời đã tăng lên hơn 30%. Như vậy, có thể
thấy rằng khoảng thời gian khá dài thì sự thay đổi cường độ sáng Mặt trời không ảnh hưởng
nhiều đến BĐKH.
 Khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào bầu khí quyển một lượng lớn
sulfur dioxide (SO2) và tro bụi, ảnh hưởng đến KH trong nhiều năm. Các hạt nhỏ (sol khí)

được phun ra bởi núi lửa phản chiếu lại bức xạ Mặt trời trở vào khơng gian, vì vậy, chúng
có tác dụng làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt Trái đất.
 Sự di chuyển của các dòng hải lưu qua các đại dương có thể gây nên thay đổi cục
bộ của KH ở các vĩ độ địa lý, làm cán cân phân phối nhiệt độ giữa đất liền và vùng biển
trong khu vực thay đổi. Sự thay đổi khối nhiệt khổng lồ do chuyển dịch các dịng hải lưu lên
phía Bắc có thể tạo nên hiện tương băng tan đột ngột làm KH thay đổi và nồng độ mặn
trong nước biển cũng bị ảnh hưởng.
 Nhà toán học người Pháp cho rằng sự thay đổi quỹ đạo hình Elip của Trái đất
quanh Mặt trời có thể là nguyên nhân làm thay đổi khối lượng băng hà. Vào thời điểm hạ
chí và đơng chí, xn phân và thu phân thì góc chiếu của các tia sáng từ Mặt trời đến Trái
đất sẽ bị ảnh hưởng do độ lệch trục Trái đất so với mặt phẳng hình elip của quỹ đạo.
1.1.2.2. Hoạt động SX và sinh hoạt của con người
Từ khi có sự hiện diện của con người cho đến nay, KH trên Trái đất đã bắt đầu có
những thay đổi nhất định. Khởi thủy, các hoạt động của con người như khai thác rừng, mở
rộng diện tích canh tác NN, phát triển chăn ni, khai thác khống sản, đốt nhiên liệu hóa
thạch… đã phát thải ra bầu khí quyển nhiều CO2, CH4 và nhiều chất KNK khác gây nên
14


hiện tượng nghẽn nhiệt trên bầu khí quyển làm Trái đất nóng lên. Theo số liệu cơng bố của
IPCC, giai đoạn 1850 - 2005, nồng độ các chất KNK đã tăng lên rất nhiều: CO2 tăng 30%,
CH4 tăng 17%, N2O tăng 15%. Con người cũng đã xả ra nhiều chất CFC vào khơng khí làm
cho lớp khí ozone ở tầng bình lưu bị mỏng đi gây nguy hại cho sinh vật và các HST nhạy
cảm. [10]
Theo đánh giá của IPCC, việc tiêu thụ năng lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong
các ngành SX năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải và xây dựng đóng góp khoảng
46% vào sự nóng lên tồn cầu, phá rừng nhiệt đới khoảng 17%, SX NN khoảng 13%, các
ngành SX CFC và HCFC khoảng 21%, còn lại 3% là từ các hoạt động khác. Sự phát thải khí
CO2 vào bầu khí quyển của các nhóm nước, các quốc gia cũng có sự khác nhau. Các quốc
gia với ngành công nghiệp phát triển từ lâu đời đã phát thải một lượng lớn khí CO2 vào bầu

khí quyển, đứng đầu hiện nay là Trung Quốc và Mỹ (chiếm 42,21% tổng lượng phát thải
toàn cầu năm 2008).
Bảng 1.1: 10 quốc gia có mức thải CO2 cao nhất thế giới năm 2008
Mức thải CO2 hằng năm

Phần trăm trên

(x 1.000 tấn)

thế giới (%)

Trung Quốc*

6.538.367

22,30

2

Mỹ

5.830.381

19,91

3

Ấn độ

1.612.362


5,50

4

Nga

1.537.357

5,24

5

Nhật

1.254.543

4,28

6

Đức

787.936

2,69

7

Canada


557.340

1,90

8

Anh

539.617

1,84

9

Hàn Quốc

503.321

1,72

10

Iran

495.987

1,69

STT


Quốc gia

1

* Bao gồm cả lãnh thổ Ma Cau, Hồng Kông, Đài Loan
Nguồn: [24]
Qua nhiều cuộc khảo cứu, phân tích, tranh luận kéo dài từ ba thập kỷ cuối của thế kỷ
20 sang đến thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, thế giới đã công nhận sự hiển thị của hiện tượng
BĐKH trên quy mơ tồn cầu. Các hoạt động SX và sinh hoạt của con người thải ra bầu khí
15


quyển một khối lượng lớn KNK, tăng khoảng 70% trong hơn 30 năm qua (1974 - 2004).
Nhiệt độ trung bình năm của Trái đất trong ba thập kỷ qua đã tăng 0,7 - 0,8oC. Trong những
năm 1990 - 2010 nhiều kỷ lục về thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán… được ghi
nhận. Năm 2010 là năm nóng ẩm đối với nhiều khu vực trên Trái đất kể cả các quốc gia
nằm trong vùng hàn đới.
Các nước phát triển chỉ chiếm 15% dân số thế giới, nhưng lượng phát thải lại chiếm
đến 45% tồn cầu. Trong khi đó, các nước kém phát triển với 1/3 dân số thế giới mà chỉ
phát thải 7%. Các nước châu Phi và cận Sahara với 11% dân số thế giới nhưng chỉ phát thải
có 2%. Vì thế, một ngun tắc cơ bản, đầu tiên được ghi trong Công ước Khung của Liên
hợp quốc về BĐKH là: “Các bên phải bảo vệ hệ thống KH vì lợi ích của các thế hệ hơm
nay và mai sau của nhân loại, trên cơ sở công bằng, phù hợp với trách nhiệm chung nhưng
có phân biệt và bên các nước phát triển phải đi đầu trong việc đấu tranh chống BĐKH và
những ảnh hưởng có hại của chúng”. BĐKH là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển mà
các nước phát triển đã nhận được lợi ích khá nhiều, trong khi các nước đang phát triển
khơng “ăn mặn” mà vẫn “khát nước”. Vì vậy, sự trợ giúp của các nước phát triển cho các
nước đang phát triển để khắc phục hậu quả của BĐKH là công bằng.
Theo Cục Bảo vệ Môi trường, tổng lượng phát thải KNK Việt Nam mỗi năm khoảng

121 triệu tấn, gồm 4 loại: CO2, CH4, NO2, NO và phát thải chủ yếu do hoạt động trong các
lĩnh vực: năng lượng, công nghiệp (chiếm 95% khí NO2), giao thơng (chiếm 80% khí
CO2)… Với đà phát triển như hiện nay, lượng phát thải KNK cịn tăng mạnh trong thời gian
tới. Phát thải khí CO2 tăng khá nhanh, song vẫn còn ở mức thấp so với trung bình tồn cầu
và nhiều nước trong khu vực. Năm 1990, Việt Nam phát thải 21,4 triệu tấn CO2; năm 2004,
tăng lên 98,6 triệu tấn CO2 (tăng gần 5 lần), bình quân đầu người 1,2 tấn/năm (trung bình
của thế giới là 4,5; Singapore 12,4; Malaysia 7,5; Thái Lan 4,2; Trung Quốc 3,8; Inđônêxia
1,7; Philippin 1,0; Myanma 0,2; Lào 0,2). Dự tính đến 2020, tổng lượng phát thải KNK đạt
233,3 triệu tấn CO2 (tăng 93% so với năm 1998). [22]
1.1.3. Biểu hiện của BĐKH
BĐKH toàn cầu với biểu hiện chính là sự tăng cao nhiệt độ bề mặt Trái đất, NBD, và
những hiện tượng KH cực đoan đang gây hại cho nhiều khu vực trên thế giới. Năm 2010,
người dân Ireland và Anh phải đón một “Giáng sinh trắng”, Canada lại bất ngờ ấm lên, cịn
Nga thì có một mùa hè nóng bỏng, Pakistan có thêm nhiều kinh nghiệm với trận lũ lịch sử.
16


Ở Việt Nam, biểu hiện rõ nhất là các hiện tượng thời tiết cực đoan đã gây thiệt hại nặng nề
về người và tài sản như bão, lũ lụt ở miền Trung, lốc xoáy và mưa đá ở miền Bắc, đặc biệt
ĐBSCL là khu vực dễ bị tổn thương nhất, đang phải đối mặt với vấn đề NBD, xâm nhập
mặn, triều cường ngày càng gia tăng.
 Sự nóng lên của nhiệt độ bề mặt Trái Đất hay còn gọi là hiện tượng nóng lên
tồn cầu. Nhiệt độ trung bình ở nhiều nơi đều có xu thế gia tăng.
 Lượng mưa thay đổi bất thường, mùa khơ ngày càng ít hơn mùa mưa. Ngày bắt
đầu mùa mưa, mưa đến trễ hơn nhưng cuối mùa mưa lại có nhiều trận mưa lớn hơn và số
trận mưa cũng thay đổi khác thường.
 Mực NBD cao do sự tan băng ở hai đầu cực Trái đất và do sự giãn nở vì nhiệt
của khối nước từ đại dương và biển, dẫn tới ngập úng ở những vùng đất thấp.
 Các hiện tượng thời tiết dị thường ngày càng rõ hơn và xuất hiện nhiều hơn.
Các trận lũ dữ dội hơn, nhiều nơi băng giá dày hơn vào mùa đông, nhiều trận cháy rừng

khốc liệt hơn, nhiều vùng khô hạn mở rộng và kéo dài hơn. Các thiên tai và hiện tượng thời
tiết cực đoan (lốc xoáy, sấm sét…) gia tăng về cường độ, vị trí.
 Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho mơi trường sống của
con người và các sinh vật trên Trái đất.
 Sự dịch chuyển của các đới KH đang tồn tại đến các vùng khác nhau trên thế
giới dẫn đến nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các HST và hoạt động của con
người.
 Sự thay đổi cường độ hoạt động của các q trình hồn lưu khí quyển, chu trình
tuần hồn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác.
 Sự thay đổi năng suất sinh học của các HST, chất lượng và thành phần của thủy
quyển, sinh quyển và địa quyển.
 Sự thay đổi chế độ mưa, dòng chảy và hạn hán, sự biến đổi, gia tăng tầng suất
và cường độ của bão và ATNĐ, cùng với những hệ quả về KT - XH và môi trường.
1.1.4. Tác động của BĐKH
BĐKH là một hiện tượng diễn biến trong quá khứ cũng như biện tại và có thể biến động
nhanh hơn trong tương lai. Hiện tượng nóng lên toàn cầu làm băng ở Bắc Cực và Nam Cực
cũng như các dải băng ở các dãy núi cao tan nhanh, khiến mực nước biển nhận thêm nhiều
nguồn nước nên đang có xu thế dâng cao, cán cân tuần hoàn nước thay đổi, đe dọa toàn bộ
HST hiện hữu, đặc biệt là các vùng đất thấp và ven biển có thể bị nước biển nhấn chìm.
17


Vùng cao, vùng thượng nguồn hoặc trong đê bao khép kín chỉ chịu tác động của BĐKH như
mưa bão, lũ lụt, xói lở, hạn hán… là chính, trong khi vùng thấp ven sông chịu ảnh hưởng
thủy triều của biển và vùng ven biển có thể chịu cả hai tác động BĐKH và NBD.
BĐKH không chỉ là vấn đề làm biến đổi mơi trường sinh thái mà cịn là mối đe dọa
tồn diện, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tình trạng cung cấp lương thực toàn cầu, vấn
đề di dân và đe dọa nền hịa bình, an ninh thế giới. BĐKH là một trong những thách thức
lớn đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Chính vì vậy, vấn đề BĐKH đã trở thành chủ đề chính
cho các diễn đàn và hội nghị thượng đỉnh toàn cầu và khu vực. Thế giới đã có văn bản pháp

lý định hướng cho hành động chung nhằm bảo vệ hệ thống KH Trái Đất. Đáng tiếc là nhiều
năm qua, kể từ khi Hội nghị thượng đỉnh về cắt giảm khí thải ở Rio de Janeiro (1982) và
Nghị định thư ở Tokyo (), hội nghị thường niên của Liên Hiệp Quốc về BĐKH ở Ba Lan
(2013) tình hình khơng có gì cải thiện ngược lại càng trở nên tồi tệ hơn vì vẫn chưa ngăn
chặn được sự can thiệp nguy hiểm của con người vào KH Trái Đất.
BĐKH làm cho bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn trong những năm tới trở nên ác liệt hơn,
gây rủi ro lớn cho phát triển KT - XH hoặc xóa đi những thành quả nhiều năm của sự phát
triển, trong đó có những thành quả thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. NN trong tương lai
vẫn là giá đỡ cho đất nước đứng vững trước nhiều biến động của BĐKH. “Phi công bất phú
và Phi nông bất an” đã nói lên tầm quan trọng của SX NN đối với sự sinh tồn và phát triển
của một đất nước. Tuy nhiên, hiện nay dưới sự tác động của BĐKH, ngành NN đang phải
đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, đe dọa đến an ninh lương thực của thế giới.

18


Suy giảm
OZON
Suy giảm
chất lượng

tầng bình
lưu

SINH HỌC

KHƠNG KHI

Suy giảm
tài ngun

ĐẤT

Suy giảm
sự đa dạng

Suy giảm
trật tự
XÃ HỘI

BIẾN
ĐỔI
KHÍ

Suy giảm
tài nguyên
NƯỚC

Suy giảm
tài nguyên
RỪNG

Suy giảm
phát triển
KINH TẾ

Sơ đồ 1.1: Tác động giữa BĐKH với tài nguyên tự nhiên và KT - XH
Nguồn: Lê Anh Tuấn, Viện nghiên cứu BĐKH trường Đại học Cần Thơ
1.1.4.1. Tác động của BĐKH đến SX NN và an ninh lương thực
a. Diện tích đất NN bị thu hẹp
Nhiệt độ gia tăng là điều kiện thuận lợi cho việc canh tác ở các vùng ôn đới

nhưng lại làm cho SX lương thực ở các vùng nhiệt đới bị suy giảm. Đây là khu vực canh tác
NN lớn nhất và tập trung nuôi sống những quốc gia nghèo. Mực nước gia tăng khiến nhiều
vùng đất thấp, các vùng canh tác ở hạ lưu sơng ngịi bị thu hẹp diện tích và bị nhiễm mặn
khiến năng suất và sản lượng bị ảnh hưởng.
NBD cao làm cho nhiều vùng đất ven biển, khu vực đồng bằng bị nhiễm mặn.
Từ đó, diện tích canh tác ngày càng giảm dần. Kết quả nghiên cứu của LHQ cho thấy, tình
trạng sa mạc hóa đang gia tăng với tốc độ đáng báo động, gấp đôi so với những năm 1970.
Theo tính tốn đến năm 2025, sẽ có 2/3 diện tích đất canh tác ở Châu Phi, 1/3 ở Châu Á, 1/5
ở Nam Mỹ khơng cịn sử dụng được nữa.
Theo đánh giá của LHQ, Việt Nam sẽ là quốc gia đứng thứ 2 (sau Ấn Độ) bị
mất nhiều diện tích đất NN do BĐKH. Ước tính mỗi năm, nước ta mất khoảng 20 ha đất NN
19


do nạn cát bay, cát chảy và hàng trăm nghìn hécta đất bị thối hóa. Ở Quảng Trị hàng năm
có khoảng 20 - 30 ha đất ruộng vườn và cây ăn quả bị cát phủ dầy thêm 2m. Theo dự báo,
khi mực NBD lên 1m thì Việt Nam sẽ mất đi 5% diện tích đất đai, giảm 7% sản lượng NN
và 10% GDP.
Tại ĐBSCL, vào những năm bình thường, có khoảng 230.000 ha đất nhiễm
mặn, còn vào những năm hạn hán thì có khoảng 744.000 ha (chiếm 18,9% diện tích
ĐBSCL). Theo dự báo, khi mực NBD lên 1m thì 90% diện tích đất NN ĐBSCL sẽ bị ngập
chìm trong nước biển.
b. Thiếu hụt nguồn nước
BĐKH làm cho nhiệt độ tăng cao và thay đổi lượng mưa khiến cho nhu cầu tưới
nước lớn và dẫn đến thiếu hụt nguồn nước sử dụng. Nếu nhiệt độ tăng lên 1oC thì nhu cầu
tưới nước cho cây trồng sẽ tăng lên 10% làm cho năng lực tưới của các cơng trình thủy lợi
như hiện nay không đáp ứng đủ.
Theo nghiên cứu của Snnye Masile và Peter Urich (2009), năm 2050 chi phí
cung cấp nước cho ngành chăn ni ở châu Phi có thể tăng lên 23% do ảnh hưởng của
BĐKH. Ở Việt Nam, BĐKH kéo theo hiện tượng El Nino làm giảm từ 20 - 25% lượng mưa

ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên gây ra hạn hán kéo dài.
c. Gia tăng dịch bệnh
BĐKH làm thay đổi quy luật thủy văn của các con sông, gây nên hạn hán. Sự
biến đổi về đất đai, nguồn nước, nhiệt độ sẽ kéo theo sự thay đổi về cơ cấu cây trồng và mùa
vụ. BĐKH cũng làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài sinh vật, làm mất đi hoặc thay
đổi các mắc xích trong chuỗi và lưới thức ăn dẫn đến tình trạng biến mất của một số loài
sinh vật ngược lại xuất hiện nguy cơ gia tăng các loại thiên dịch. Nhiệt độ tăng trong mùa
đông tạo điều kiện cho nguồn sâu bệnh có khả năng phát triển nhanh và gây hại mạnh hơn.
BĐKH làm phát sinh một số chủng, nòi sâu mới, gây hại cho SX và bảo quản nông sản,
thực phẩm.
Trong thời gian qua, các dịch bệnh tai xanh, lỡ mốm long móng, cúm AH5N1 ở
gia súc, gia cầm đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của ngành chăn nuôi.
Mức độ trở nên nghiêm trọng hơn khi các dịch bệnh này lây lan sang người đe dọa tính
mạng của con người trên tồn cầu.
Nhiệt độ Trái đất nóng hơn làm gia tăng mật độ cơn trùng. Nhiều loài ruồi muỗi
chỉ phát triển trong điều kiện thời tiết nóng và ẩm nay phát triển thuận lợi hơn khi không
20


gian và môi trường sống của chúng được mở rộng. Hệ quả là những vùng có vĩ độ cao hơn
sẽ xuất hiện những đàn ruồi muỗi và côn trùng vốn sống ở vùng có vĩ độ thấp. Nhiều người
sống ở vùng lạnh trước kia nay phải đối đầu thêm một loạt chứng bệnh từ ruồi muỗi đem
đến. Trong khi ở vùng nhiệt đới, sự dễ dàng thích nghi và biến thái của các vi khuẩn, vi rút
sẽ là tiền đề cho những dịch bệnh mới mà trước đây hiếm khi xuất hiện.
d. Giảm năng suất và sản lượng
BĐKH tác động đến sinh trưởng, năng suất, thời vụ gieo trồng, tăng nguy cơ lây
lan sâu bệnh. BĐKH ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng
khả năng sinh bệnh, truyền dịch. Với sự nóng lên trên phạm vi tồn lãnh thổ, thời gian thích
nghi của cây trồng nhiệt đới mở rộng và của cây trồng á nhiệt đới thì thu hẹp lại. Ranh giới
của cây trồng nhiệt đới dịch chuyển về phía vùng núi cao hơn và các vĩ độ cao ở phía Bắc,

phạm vi thích nghi của cây trồng á nhiệt đới bị thu hẹp thêm. BĐKH có khả năng làm tăng
tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm.
Tố, lốc, bão và các thiên tai liên quan đến nhiệt độ và mưa như thời tiết khơ nóng, lũ lụt,
ngập úng hay hạn hán, rét hại, xâm nhập mặn, sâu bệnh, làm giảm năng suất và sản lượng.
Nghiên cứu ở Viện lúa gạo quốc tế (IRRI, Philippines) trong giai đoạn 1979 2003, năng suất lúa đã giảm 10% khi nhiệt độ tối thiểu gia tăng thêm 1oC. Theo nghiên cứu
tại đại học Reading (Anh), khi nhiệt độ tăng chỉ vài độ trên mức bình thường trong vài ba
ngày ở thời kỳ ra hoa, thụ phấn của lúa nước, lúa mì, đậu phộng, đậu nành sẽ làm giảm năng
suất rất trầm trọng. Các nhà khoa học ước tính nếu nhiệt độ tăng thêm 1oC thì năng suất
lương thực sẽ giảm 17%. Hậu quả là đẩy giá lương thực tăng cao và nạn đói sẽ gia tăng ở
các quốc gia, ngày nay có 1 tỷ người đang thiếu dinh dưỡng. Vì vậy, sự cạnh tranh nguồn
cung thức ăn giữa con người và vật nuôi sẽ ngày càng trở nên gay gắt hơn.
Báo cáo đánh giá của IPCC về tác động của BĐKH lên cây lương thực cho thấy
ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ tăng lên sẽ ảnh hưởng xấu tới năng suất do ảnh hưởng trực tiếp
đến thời kỳ nở hoa, thụ phấn (1oC đối với lúa mì và ngơ, 2oC đối với lúa nước), nếu tăng lên
3oC sẽ gây ra tình trạng cực kỳ căng thẳng cho các loại cây trồng ở hầu hết các vùng. Nhiệt
độ tăng lên 1oC, ngô giảm năng suất từ 5 - 20% và giảm đến 60% nếu nhiệt độ tăng thêm
4oC [12]. Tương tự, năng suất lúa giảm đến 10% đối với mỗi độ tăng lên. Năng suất các loại
cây này có khả năng giảm đáng kể khi nhiệt độ mùa đơng tăng cao. Nhiệt độ cũng làm cho
tính bất dục đực của các dòng mẹ lúa lai bị đảo lộn, việc SX giống lúa lai sẽ gặp khó khăn
hơn.
21


BĐKH và NN có mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau. Đối với nhà
nông, thời tiết đóng vai trị quyết định cho thành cơng hay thất bại, được mùa hay mất mùa.
Ngược lại, NN cũng ảnh hưởng đến KH, vì thải ra các khí làm tăng HƯNK. Sự phát quang,
phá rừng để trồng trọt, hoang hoá hay sa mạc hoá đất đai cũng làm thay đổi mặt vỏ Trái Đất,
làm mất quân bình cán cân bức xạ nhiệt. BĐKH ảnh hưởng đến toàn bộ ngành NN &
PTNT. Ông Nguyễn Khắc Hiếu cho rằng: "Sinh kế của hàng chục triệu người đang bị đe
dọa với những ảnh hưởng của BĐKH. Vấn đề này và những hệ quả của nó đang khiến cho

cuộc sống người nghèo và những người cận nghèo ở vùng núi, vùng biển, vùng đồng bằng
bị đe dọa".
Hai vựa lúa lớn nhất là ĐBSH và ĐBSCL là những vùng đất thấp trong tương lai sẽ
chịu ảnh hưởng lớn của BĐKH khi mực NBD cao và chu trình thủy văn thay đổi. Khơ hạn
và sự thiếu hụt nguồn nước sẽ làm năng suất NN giảm sút. Nhiều loại dịch bệnh cây trồng
của vùng KH nóng Tây Nam Bộ sẽ có khả năng xâm lấn vào đồng ruộng; các giống cây
trồng ưa nước sẽ không cho năng suất và bị các lồi ưa khơ hạn thay thế, dẫn đến khủng
hoảng các HST NN bản địa. Xu thế này tất yếu dẫn đến việc nông dân lạm dụng phân bón
hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật, làm cho đất bị suy thoái và chất lượng nông sản không
cao.
1.1.4.2. Tác động của BĐKH đến đời sống SX và sinh hoạt của con người
BĐKH tác động tiêu cực đến đời sống và sinh hoạt của con người nhất là về vấn đề
sức khỏe, tái định cư. Nhiệt độ tăng làm gia tăng sức ép nhiệt đới với cơ thể con người, nhất
là người già và trẻ em, tăng bệnh tật nhất là các bệnh nhiệt đới, truyền nhiễm thông qua sự
phát triển của các vi khuẩn, côn trùng và vật chủ mang bệnh, chế độ dinh dưỡng và vệ sinh
môi trường suy giảm. TS Nguyễn Quốc Triệu cho rằng, BĐKH đang đe dọa đến sức khỏe
của con người nhất là đối với những người nghèo. Hậu quả rõ rệt nhất là sự hình thành và
phát triển một số bệnh truyền nhiễm dao động qua các năm, với nguy cơ bùng phát cao đặc
biệt là bệnh sốt rét và các bệnh về đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy cấp làm
hàng chục ngàn người mắc bệnh mỗi năm.
Gần đây xuất hiện nhiều loại bệnh mới gây tử vong cao như SAR, cúm AH5N1,
H1N1; các dịch bệnh sốt xuất huyết, sốt rét cũng tăng mạnh. Năm 2000, cả nước có khoảng
30.000 ca sốt xuất huyết, đến cuối năm 2010 lên tới 80.000 ca. TS Trần Mai Kiên cho biết
những thay đổi về tỷ lệ mắc bệnh sốt rét và một số bệnh lây lan qua nước uống đều có liên
quan tới lũ lụt, hạn hán… Năm 1979 đến nay, Tây Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc có
22


số người mắc bệnh sốt rét cao, số ca mắc bệnh tăng lên từ tháng 10 đến tháng 12 và tháng 1
năm sau. Các tỉnh miền núi phía Bắc, dịch sốt rét diễn ra theo chu kỳ hàng năm và không

theo mùa. Kể từ năm 1983, số ca sốt rét tăng rất nhanh vào các năm tiếp theo, năm 1986 1988 lên đến 1,4 triệu ca. Đặc biệt trong thập kỷ qua, bệnh sốt rét có xu hướng mở rộng đến
Tây Bắc và các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng
Bình), Nam Trung Bộ (Khánh Hòa, Ninh Thuận). [36]
“Đất lành chim đậu, an cư lạc nghiệp”, thật vậy, để có một cuộc sống tốt đẹp thì
trước hết phải ổn định chổ ở, mơi trường sống đảm bảo về an ninh, điều kiện tự nhiên thuận
lợi… Do vậy, con người sinh sống ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề của BĐKH thì
khả năng họ sẽ di chuyển đến chổ khác là hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng chúng ta có thể đi
đâu? Trong khi một số hịn đảo nhỏ đã khơng cịn chỗ để di dời. Tản cư sang các quốc gia
khác chăng? Điều này cũng có thể xảy ra. “Tị nạn môi trường” - một thách thức rất nghiêm
trọng đối với thế giới, những áp lực môi trường cũng rất quan trọng đối với tình trạng di dân
và nhập cư. NBD và hiện tượng xâm nhập mặn ảnh hưởng mạnh mẽ đến NN làm cho cuộc
sống của người dân vốn đã khốn khó thì giờ đây càng trở nên lao đao hơn. Một khi đã “bó
tay” khơng thể đối phó được nữa thì họ đành phải ra đi khơng hẹn ngày trở về.
1.1.4.3. Tác động của BĐKH đến tài nguyên nước
Tác động của BĐKH lên tài nguyên nước biểu hiện chủ yếu dưới hai dạng: NBD và
hiện tượng cực đoan của thiên tai như bão, lũ, hạn hán. BĐKH tác động lên tài nguyên nước
thể hiện rõ nhất là thiên tai xảy ra dồn dập trên khắp thế giới trong mười năm qua: lũ lụt
ngập 2/3 lãnh thổ Bangladesh năm 2004; năm 2010, trên sông Trường Giang (Trung Quốc)
đã xảy ra trận lũ lớn đến nỗi mà hồ chứa khổng lồ Tam Điệp không thể khống chế được;
sông Chao Phraya ở Thái Lan là con sơng rất hiền hịa bỗng dưng năm 2011 xảy ra lũ lớn
gây ra thảm họa lũ lụt nhiều tháng liền. Sông Mekong mười năm qua khô hạn đến mức
người ta có thể lội qua sơng ở đoạn Vientiane trong mùa khô, nhưng đến năm 2011, lũ lớn
bất ngờ vượt mức lịch sử năm 2000. Hạn cũng rất khắc nghiệt, lưu vực sông Senegal ở Tây
Phi ngày nay có tổng lượng dịng chảy chỉ cịn 1/4 so với thập niên 1950 trong khi dân số
tăng lên 30%, có nghĩa là lượng nước tính theo đầu người ngày nay ở Senegal chỉ còn 1/6 so
với 60 năm trước.
Việt Nam có tài ngun nước thuộc loại trung bình trên thế giới, tài nguyên nước mặt
chiếm khoảng 2% tổng lượng dịng chảy của các sơng. Tổng lượng dịng chảy trung bình
hàng năm giai đoạn 1977 - 2008 của tất cả các sông trên lãnh thổ khoảng 837,7 km3, trong
23



×