Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Phương Pháp Đánh Giá Nông Thôn Có Sự Tham Gia Của Cộng Đồng (Pra) Và Phương Pháp Đánh Giá Nghèo Có Sự Tham Gia Của Cộng Đồng (Ppa).Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197 KB, 8 trang )

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NƠNG THƠN CĨ SỰ THAM GIA CỦA
CỘNG ĐỒNG (PRA) VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NGHÈO CÓ SỰ
THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG (PPA)
I. Khái niệm, đặc điểm, mục đích và đối tượng
1. Các khái niệm
a/ PRA/ RRA
Trong thực tế triển khai các dự án phát triển cộng đồng, việc làm thế nào
để dự án phản ánh tốt nhất nhu cầu và nguyện vọng thực tế của người dân tại
cộng đồng được đặt ra.Tại châu Mỹ Latinh, từ những năm 60 của thế kỷ truớc
việc nghiên cứu về một phương pháp có sự tham gia để xây dựng các dự án phù
hợp với cộng đồng dân cư đã được tiến hành. Đến những năm 1970 lý thuyết
về phương pháp Đánh giá nhanh/ nơng thơng có sự tham gia của cộng đồng
(PRA) đã được hình thành tại khu vực này. Vào những năm 1980, phương pháp
Đánh giá nhanh nông thôn (RRA) được xây dựng và trở thành sáng kiến của
trường Đại học Khon Kaen của Thái Lan. Tuy nhiên, phương pháp PRA/RRA
lại được sử dụng đầu tiên tại Kênya và ấn Độ vào những năm 1988 và 1989.
Đánh giá nhanh hay đánh giá nơng thơn có sự tham gia của cộng đồng
(Participatory/ Rapid Rural Appraisal – PRA/RRA) là một phương pháp đánh
giá nhu cầu ở cộng đồng với sự tham gia của nhiều thành phần có liên quan.
PRA là một hình thái đặc biệt của nghiên cứu mang tính định lượng được sử
dụng để tìm hiểu và thu thập thông tin tại cộng đồng. Ưu điểm của phương
pháp PRA so với các phương pháp khác là người dân tại cộng đồng tự phân tích
thực tế nhu cầu và đời sống của họ. PRA là một công cụ đặt biệt hữu ích trong
cơng tác phát triển cộng đồng nói chung và đây là một phương pháp trao quyền
cho người dân để quyết định các công việc của cộng đồng.
Đánh giá nơng thơn có sự tham gia của cộng đồng (PRA/RRA) là một
phương pháp điều tra để học hỏi và cùng với các thành viên cộng đồng tìm
hiểu, phân tích và đánh giá các khó khăn, thuận lợi đồng thời đưa ra các giải
pháp, quyết định kịp thời nhằm giải quyết các khó khăn của cộng đồng
b/ PPA
Năm 1992, Phương pháp Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng


(Participatory Poverty Assessment – PPA) lần đầu tiên được Ngân hàng Thế
giới (WB) sử dụng để tiến hành việc nghiên cứu tại thực địa nhằm đánh giá
mức nghèo đói của một quốc gia. PPA thường được tiến hành dưới các hình
thức nghiên cứu chính sách gắn với chính sách của chính phủ, tìm hiểu mức độ
nghèo đói theo quan điểm của người nghèo và các ưu tiên mà người nghèo nêu
ra để nâng cao đời sống của họ. Phương pháp này tập trung vào việc phân tích
mang tính định tính các thông tin thu thập được từ công tác điều tra tại hộ gia
đình.
14


Đánh giá đói nghèo có sự tham gia của cộng đồng là một công cụ để
đưa quan điểm của người nghèo vào các phân tích nghèo đói nhằm xây dựng
các chiến lược xố đói giảm nghèo bằng các chính sách công
2. Đặc điểm
PRA và PPA là các phương pháp thu thập thơng tin ba chiều (theo hình
tam giác) nhằm thu thập thơng tin một cách chính xác từ nhiều nguồn khác
nhau. Đó là các tam giác về thành phần của nhóm (gồm cả nam và nữ, trẻ và
già, người trong và ngồi cộng đồng), các nguồn thơng tin (con người, địa
điểm, sự kiện và quá trình), phối hợp các kỹ thuật và cơng cụ. Ví dụ
- Về thành phần nhóm:
Nhóm đa thành phần

Người trong/ ngoài cộng đồng

Nam giới/ phụnữ

Về nguồn thông tin

Các sự kiện


Người dân
Địa bàn

Về kỹ thuật và công cụ

Phỏng vấn và thảo luận
Các đặc điểm của PRA và PPA bao gồm
- Nhóm đa ngành: các thành viên thực hiện phương pháp PRA và PPA
cần có kỹ năng và xuất xứ khác nhau, nhóm phải ln có thành viên
nữ và có thể cả thành viên của cộng đồng
- Tính linh hoạt và tính khơng bắt buộc: các kế hoạch và phương pháp
nghiên cứu là khơng chính thức và có thể chỉnh sửa cho phù hợp với
yêu cầu
- Đây là phương pháp học hỏi và cùng làm việc với cộng đồng
- Trong khi dùng PRA và PPA nên tránh thu thập quá chi tiết và nhiều
số liệu không thực sự cần thiết cho mục đích của việc điều tra.
15


- Phân tích tại chỗ: triển khai ở thực địa và phân tích các thơng tin thu
thập được để đưa ra hướng đi chung (việc phân tích khơng nhất thiết
phải ở trong một phịng họp tiện nghi mà có thể tiến hành ở nhiều nơi
như: trong nhà dân, ngoài cánh đồng...)
3. Mục đích
- PRA được sử dụng trong đánh giá nhu cầu của cộng đồng, nghiên cứu
khả thi, xác định và lập thứ tự ưu tiên cho các dự án, đánh giá dự án hoặc
chương trình nhằm xác định những nhu cầu cấp bách nhất của cộng đồng địa
phương dựa trên chính ý kiến của người dân và cộng đồng địa phương đó.
- PPA được sử dụng để nâng cao hiệu quả của các hành động chung

nhằm xố đói giảm nghèo.
4. Đối tượng
Đối tượng tham gia đánh giá thông thường bao gồm đại diện của tổ chức
tài trợ (tổ chức phi chính phủ), chuyên gia đánh giá độc lập, đại diện chính
quyền, đồn thể hoặc nhân dân địa phương. Đối tượng được tham vấn thường
là các cấp chính quyền, nhân dân và tổ chức quần chúng, đoàn thể địa phương.
II. Biện pháp và kỹ thuật đánh giá
Hai phương pháp PRA/RRA và Phương pháp PPA đều có chung
các biện pháp và kỹ thuật đánh giá sau:
2.1. Xem xét các số liệu hiện có
- Số liệu hiện có là nguồn thơng tin quan trọng của một vùng hoặc một
đối tượng đã được hoạch định hoặc hiện có ở dạng đã cơng bố hoặc
chưa cơng bố. Nguồn thơng tin hiện có là những thông tin cơ sở cho
mỗi thông tin sẽ cần phải thu thập, giúp tiết kiệm thời gian và kiểm
tra chéo thông tin. Đây là một hoạt động quan trọng khi tiến hành
khảo sát các chương trình phát triển cộng đồng.
- Các dạng nguồn số liệu hiện có:
Loại thơng tin
Nguồn cung cấp
+ Các báo cáo thống kê
Báo cáo của các Ban, ngành tại địa phương (tuỳ
của địa phương
theo lĩnh vực quan tâm của dự án, như báo cáo
về lĩnh vực y tế xin Sở Y tế)
+ Các tài liệu giới thiệu Sách, sổ tay giới thiệu về lịch sử vùng, tổ chức,
chung về địa phương, tổ cơ quan
chức, cơ quan
+ Các biểu đồ
Các Ban, ngành tại địa phương (tuỳ theo lĩnh vực
quan tâm)

+ Bảng biểu, danh mục các Các Ban, ngành tại địa phương (tuỳ theo lĩnh vực
thông tin
quan tâm)
+ Bản sao các bản đồ và ảnh Cơ quan địa chính địa phương
+ Các số liệu ngắn, tóm tắt
Các Ban, ngành tại địa phương (tuỳ theo lĩnh vực
quan tâm)
16


2.2. Phương pháp quan sát trực tiếp
Đây là một phương pháp quan trọng cần thiết trong tất cả các cuộc PRA
và PPA
- Quan sát trực tiếp là quan sát một cách hệ thống các đối tượng, sự kiện, quá
trình, quan hệ hoặc con người và sau đó người quan sát phải ghi chép lại
những điều đã quan sát được. Đây là một phương pháp tốt để kiểm tra chéo
thông tin thu được từ người được phỏng vấn.
- Các phương pháp quan sát:
+ Đo đếm: sử dụng thước, cân....
+ Ghi chép: sổ, giấy, biểu đồ, ảnh....
+ Sử dụng các giác quan trong khi quan sát: ngửi, nghe, nhìn, sờ....
+ Sử dụng một số câu hỏi để kiểm tra
+ và các phương pháp khác: quan sát theo địa điểm, quan sát bề
ngoài, quan sát các sự kiện diễn ra xung quanh.
2.3. Phỏng vấn
- Có nhiều hình thức phỏng vấn khác nhau
o Phỏng vấn bán cấu trúc (tức là phỏng vấn cá nhân hay phỏng vấn
hộ gia đình): các cuộc phỏng vấn được tiến hành theo từng trường
hợp nghiên cứu điển hình tức là người phỏng vấn sẽ lựa chọn
người được phỏng vấn một cách ngẫu nhiên tuỳ theo mục đích của

từng loại thông tin cần thu thập.
o Phỏng vấn người cung cấp thơng tin chủ yếu: là phỏng vấn những
người có hiểu biết về một chủ đề riêng biệt nào đó. Những người
đó có thể là lãnh đạo địa phương, già làng, trưởng bản hay những
người có nhiều kinh nghiệm trong một lĩnh vực cụ thể: trồng trọt,
chăn nuôi....
o Phỏng vấn theo nhóm: tiến hành phỏng vấn nhiều người cùng một
lúc để thu thập các thông tin tại cộng đồng. Đây là một phương
pháp kiểm tra chéo các nguồn thông tin.
o Thảo luận nhóm có trọng tâm: một nhóm từ 6 – 12 người thảo
luận một vấn đề, chủ đề riêng biệt về những thông tin cần thu thập.
Trong thảo luận nên đề nghị những người tham gia chọn một
người điều khiển và ghi chép lại những vấn đề đã thảo luận
- Địa điểm phỏng vấn: tại từng hộ gia đình đối với phỏng vấn hộ gia đình, tại
trụ sở thơn, xã khi phỏng vấn nhóm trọng tâm, tại một địa điểm do người phỏng
vấn chọn khi phỏng vấn nhóm và tại bất cứ nơi nào khi người phỏng vấn thấy
có thể tiến hành phỏng vấn như: trên cánh đồng, trong trường học, tại nhà của
người được phỏng vấn....

17


2.4. Xếp hạng
- Xếp hạng là việc sắp xếp những thơng tin hay vấn đề nào đó theo một trật tự
giúp xác định các vấn đề chủ yếu hiện tại của địa phương, đưa ra các ưu tiên
của người dân và tiêu chí cho các ưu tiên đó. Xếp hạng có thể được sử dụng
phối hợp với phỏng vấn.
- Các phương pháp xếp hạng:
o Xếp hạng theo thứ tự ưu tiên: là phương pháp giúp xác định nhanh các
vấn đề chủ yếu hoặc các ưu tiên của cộng đồng. Có thể thực hiện phương

pháp này bằng hình thức bỏ phiếu, cho điểm.
- Các bước xếp hạng:
+ chọn một số vấn đề cần sắp xếp theo thứ tự ưu tiên
+ Đề nghị người được phỏng vấn sắp xếp những vấn đề nói trên
theo thứ tự ưu tiên
+ Lặp lại việc này cho những người được phỏng vấn khác
+ Lên biểu các câu trả lời của họ
- Các hình thức tiến hành xếp hạng:
+ Yêu cầu từng người xếp hạng một, rồi ghi lại thứ tự ưu tiên của
họ và lên biểu
+ Yêu cầu những người tham gia trong các cuộc họp nhóm xếp thứ
tự ưu tiên của các vấn đề vào giấy và cho điểm. Ví dụ:
Xếp hạng các khó khăn trong sản xuất nơng nghiệp:
Khó khăn
Người trả lời
Tổng số Xếp hạng
điểm
A
B
C
D
E
F
Hạn hán
5
5
3
5
4
5

27
khó khăn
nhất
Sâu bệnh
4
3
5
4
5
4
25
thứ 2
Hạt giống
3
4
4
1
3
3
18
thứ 3
Thiếu lao động
2
1
2
2
2
2
11
thứ 4

Thiếu vốn
1
2
1
3
1
1
9
thứ 5
Ghi chú: 5 = Khó khăn nhất
1 = ít khó khăn nhất
o Xếp hạng theo cặp: giúp chúng ta xác định các vấn đề hoặc ưu tiên chính
của các thành viên cộng đồng, hình thành các chỉ tiêu xếp hạng và dễ dàng
so sánh các ưu tiên của các cá nhân khác nhau. (Phương pháp này ít dùng
hơn phương pháp xếp hạng theo thứ tự ưu tiên nên chỉ giới thiệu qua)
- Các bước xếp hạng theo cặp:
+ Chọn một nhóm các vấn đề cần sắp xếp thứ tự ưu tiên
+ Ghi mỗi vấn đề vào một tờ bìa riêng
+ Đặt hai vấn đề trước mặt người được phỏng vấn và hỏi
xem họ coi vấn đề nào ưu tiên hơn hoặc quan trọng hơn.

18


+ Cứ tiếp tục hỏi đến vấn đề cuối cùng
o Xếp hạng ma trận trực tiếp: giúp xác định danh sách các chỉ tiêu của một
nhóm đối tượng (phương pháp này ít dùng hơn các phương pháp xếp hạng
khác)
o Xếp hạng (phân loại) giàu nghèo: giúp nhận biết được tình hình đời sống
chung của người dân trong cộng đồng, phát hiện các chỉ số và chỉ tiêu về

giàu nghèo tại địa phương và thiết lập một vị trí tương đối các hộ trong cộng
đồng. Đây là một phương pháp quan trọng và chủ yếu của PRA
- Các bước xếp hạng giàu nghèo:
+ Lập danh sách các hộ trong cộng đồng (làng, thơn, bản...). Có thể chọn
một nửa số hộ nếu có quá nhiều hộ trong cộng đồng, chú ý chọn những hộ
đặc biệt: hộ có phụ nữ làm chủ hộ, hộ đặc biệt khó khăn, hộ gia đình neo
đơn....
+ Đề nghị một số người tham gia sắp xếp các hộ theo các mức giàu
nghèo (ưu tiên những người đã sống lâu năm trong cộng đồng, những người
có hiểu biết chung về các hộ gia đình trong cộng đồng). Những người tham
gia sẽ tự định số lượng mức độ giàu nghèo trong cộng đồng (như có thể 3
loại là: nghèo, trung bình, khá giả hay 4 loại là: rất nghèo, nghèo, trung
bình, khá giả....)
+ Hỏi người sắp xếp các chỉ tiêu xếp loại cho mỗi nhóm mức khác nhau
+ Sau khi người được yêu cầu đã sắp xếp xong các phiếu ghi tên các hộ,
người điều tra sẽ ghi lại kết quả
+ Nếu các mức độ giàu nghèo của mỗi người khác nhau thì phải cho
điểm mỗi hộ bằng cách nhân chỉ số giàu nghèo với 100.
+ Số điểm của tất cả những người tham gia sắp xếp sẽ được ghi vào một
biểu chung, cộng điểm lại và chia cho số người phân loại.
+ Sắp xếp các hộ theo các loại giàu nghèo.
Ví dụ:
Bảng xếp loại giàu nghèo của các hộ gia đình thuộc Thơn 5,
xã Hải Phúc, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị (không đầy đủ)
TT
1
2
3
1
2

3
1
2
3

Tên chồng
Hồ Văn Du
Hồ Văn Minh
Hồ Văn Toàn
Hồ Văn Bu
Hồ Văn Cư
Hồ Văn Sơn
Hồ Văn Ngót
Hồ Văn Thoả
Hồ Văn Thọ

Tên vợ
Hồ Thị Hanh
Hồ Thị Đỗ
Hồ Thị Mơ
Hồ THị Bông
Hồ Thị Lưu
Hồ Thị Hợi
Hồ THị Lanh
Hồ
THanh

Xếp hạng
Trung Bình
nt

nt
Nghèo
nt
nt
Rất nghèo
nt
Thị nt

Tiêu chí xếp hạng
Thiếu ăn từ 1-3 tháng/năm;
có từ 1-2 con trầu, có nhà
tốt, khơng vay nợ gì
Thiếu ăn từ 4-6 tháng./năm;
có 1 con trâu, nhà tranh tre
thường, có vay nợ
Thiếu ăn 6 tháng/ năm;
khơng có trâu, nhà dột nát;
vay nợ nhiều.

19


Ghi chú: Phương pháp này được sử dụng để phân loại giàu nghèo các
thôn/bản trong một xã, hay các xã trong một huyện, các huyện trong một
tỉnh. Các bước xếp hạng được tiến hành như xếp hạng giàu nghèo các
hộ gia đình.
Ví dụ: Xếp hạng giàu nghèo các thơn của xã Hợp Thành, huyện Kỳ Sơn,
tỉnh Hồ Bình
TT
1

2
3
4
5
6
7
8
9

Tên thơn

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Tổng

Xếp
hạng
1
1
7
1
4
5
5
7
9


Mục
3
3
3
9
Mơn
3
3
3
9
Nhà
1
2
1
4
Mỏ Ngơ
3
3
3
9
Gốc Đa
2
2
3
7
Giếng
2
2
2

6
Tân Thành
2
2
2
6
Ngọc Xá
1
1
2
4
Đình
1
1
1
3
Chú ý: Điểm thấp là giàu, điểm cao là nghèo
Tiêu chí xếp hạng:
Số 3: các thôn nghèo – giao thông kém, dân số đông, đất đai cằn cỗi, thu nhập
thấp, nhà tranh tre tạm bợ;
Số 2: Thơn Trung bình - Giao thơng tương đối khá, khơng có nhiều ruộng lớn,
thu nhập trung bình
Số 1: Thơn khá giả - giao thông thuận tiện, gần đường quốc lộ, tỉnh lộ, có đất
đai màu mỡ, thu nhập ổn định.
Tải bản FULL (14 trang): />Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net

2.5. Vẽ bản đồ, sơ đồ
- Vẽ bản đồ, sơ đồ sẽ giúp cho người dân trong cộng đồng tham gia vào việc
nhận biết chung về làng bản và giúp cho nhóm khảo sát biết được người dân
trong cộng đồng đã sử dụng vùng đất của mình như thế nào.

- Các loại bản đồ, sơ đồ:
+ Bản đồ, sơ đồ về dân số và phân bổ dân cư
+ Bản đồ phân loại xã hội và nơi ở
+ Bản đồ về sử dụng tài nguyên thiên nhiên
+ Bản đồ về đất đai và đồng ruộng
+ Bản đồ nghèo đói
+ Sơ đồ biểu diễn thời gian
+ Và các loại khác
- Các bước thực hiện:
+ Quyết định loại bản đồ cần vẽ
+ Chọn người dân có hiểu biết về vùng định vẽ
20


+ Chọn địa điểm thích hợp để vẽ
+ Hướng dẫn các đặc điểm cần có trong bản đồ nhưng để người
dân tự vẽ
+ Có thể quan sát họ vẽ hoặc đi chỗ khác
+ Ghi lại tên người vẽ và những người tham gia khác
2.6. Lịch thời vụ
- Lịch thời vụ là một loại lịch chỉ rõ các hoạt động chính, các khó khăn
và thuận lợi trong suốt chu kỳ hàng năm dưới dạng biểu đồ. Đây là một phương
pháp thu thập thông tin nhanh và tương đối cụ thể, chi tiết để xác định lịch trình
cơng việc của người dân địa phương, giúp cho việc lập kế hoạch trong các dự
án phát triển.
- Các dạng lịch thời vụ:
+ Lịch về thời vụ mùa màng ở địa phương
+ Lịch về khí hậu (lượng mưa và nhiệt độ)
+ Lịch về các loại sâu bệnh hoa màu
+ Lịch về bệnh gia súc

+ Lịch về bệnh tật của con người
+ Lịch về chăn nuôi
+ Lịch về các hoạt động tạo thu nhập
+ Lịch về các sự kiện xã hội
+ Và các loại lịch khác.....
- Các bước:
+ Lấy giấy đã kẻ sẵn các tháng trong năm (có thể theo lịch dương hay
lịch âm tuỳ theo phong tục của địa phương)
+ Đặt câu hỏi về các thông tin cần thiết với một số hay nhiều người:
thường đặt các câu hỏi về tháng nhiều nhất, ít nhất, rồi theo qui luật giảm dần
hay tăng dần, sau đó đặt câu hỏi tiếp theo về thông tin liên quan đến dữ kiện
+ Đưa các thông tin định lượng thu được lên giấy đã kẻ sẵn

21
4845165



×