Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Nguyên Lý Kế Toán - Pgs.ts. Nguyễn Khắc Hùng.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 150 trang )

1

Ngun Lý Kế Tốn

NGUN LÝ KẾ TỐN

NHÀ SÁCH KINH TẾ RẤT MONG NHẬN ĐƯC
Ý KIẾN ĐÓNG GÓP, BÌNH LUẬN CỦA QUÝ ĐỘC GIẢ
Mọi thư từ góp ý xin vui lòng chuyển về Email:
hoặc điện thoại trực tiếp đến số: 0916 164 440 vaø 08 38337464


2

Ngun Lý Kế Tốn

NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Khắc Hùng (chủ biên)
Mọi hình thức và phương tiện vi phạm bản quyền (photo,
sao chép, in ấn, lưu trữ hoặc chuyển thành văn bản điện
tử qua mạng Internet) là vi phạm Luật Bảo vệ Quyền Sở
hữu Trí tuệ và bị đưa ra trước pháp luật.
BUSINESS BOOKS SUPERMARKET


Nguyên Lý Kế Toán

PGS.TS. NGUYỄN KHẮC HÙNG (Chủ biên)
TS. TRẦN ĐÌNH PHỤNG
TS. NGUYỄN ANH HIỀN
ThS. HÀ HỒNG NHƢ


ThS. HUỲNH VŨ BẢO TRÂM
ThS. HỒ XUÂN HỮU

NHÀ XUẤT BẢN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

3


4

Ngun Lý Kế Tốn

GIỚI THIỆU SÁCH CHUN NGÀNH KẾ
TỐN
THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH

PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn

HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ TỐN
Tập 1, Tập 2, Tập 3

Bộ Môn Hệ thống Thông tin
Kế tốn - Đại Học Kinh Tế

TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN
DOANH NGHIỆP
(Hệ Thống Thơng Tin Kế Tốn Tập 4)

Bộ Mơn Hệ thống Thơng tin
Kế tốn - Đại Học Kinh Tế


KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

TS. Huỳnh Lợi

NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN 2012
(Tái bản lần 7-2012)

PGS. TS. Võ Văn Nhị

BÀI TẬP & BÀI GIẢI KẾ TỐN
QUẢN TRỊ

TS. Huỳnh Lợi

GIÁO TRÌNH KẾ TỐN MỸ

ThS. Phạm Thanh Liêm

BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

PGS. TS. Võ Văn Nhị

HỆ THỐNG BÀI TẬP KẾ TOÁN VÀ
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH
SỰ NGHIỆP

PGS. TS. Võ Văn Nhị

BÀI TẬP KẾ TỐN TÀI CHÍNH


PGS. TS. Võ Văn Nhị

KẾ TỐN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

PGS. TS. Võ Văn Nhị

BÀI TẬP - BÀI GIẢI KẾ TỐN
CHI PHÍ

TS. Huỳnh Lợi

HDTH KẾ TỐN DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA

PGS. TS. Võ Văn Nhị

XÂY DỰNG MƠ HÌNH TỔ CHỨC KẾ
TỐN CHO DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA Ở VIỆT NAM

PGS.TS. Võ Văn Nhị

HƢỚNG DẪN ĐỌC & PHÂN TÍCH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH - BÁO CÁO KẾ

PGS.TS. Võ Văn Nhị

(Chủ biên)



Ngun Lý Kế Tốn
TỐN QUẢN TRỊ

5


6

Ngun Lý Kế Tốn

LỜI NĨI ĐẦU
Ngun lý Kế tốn là môn học cơ sở của sinh viên khối ngành
kinh tế. Nguyên lý kế toán cung cấp cho sinh viên những kiến
thức nền tảng giúp sinh viên có điều kiện thuận lợi để học tiếp các
mơn chun ngành nhƣ kế tốn, tài chính, ngân hàng, quản trị
kinh doanh…
Khi chuyển sang đào tạo theo tín chỉ thì việc cung cấp tài liệu học
tập cho sinh viên là việc cần thiết và cấp bách. Do đó, để đáp ứng nhu
cầu học tập của sinh viên cao đẳng, đại học khối ngành kinh tế, chúng
tôi tổ chức biên soạn cuốn sách “Nguyên lý Kế tốn”.
Sách do tập thể giảng viên Bộ mơn Kế tốn, Khoa Tài chính - Kế
tốn Đại học Sài Gịn biên soạn, bao gồm:
1. PGS.TS Nguyễn Khắc Hùng – Chủ biên, viết Chƣơng 1 và
Chƣơng 2.
2. TS. Trần Đình Phụng
– Viết Chƣơng 8
3. TS. Nguyễn Anh Hiền
– Viết Chƣơng 3 và Chƣơng 4.
4. Ths. Hà Hoàng Nhƣ

– Viết Chƣơng 6
5. Ths. Hồ Xuân Hữu
– Viết Chƣơng 5
6. Ths. Huỳnh Vũ Bảo Trâm – Viết Chƣơng 7
Sách đƣợc viết và trình bày theo nguyên tắc phục vụ việc tự học
của sinh viên. Mỗi chƣơng đều gồm các phần sau: mục tiêu, nội dung,
tóm tắt chương, phụ lục của chương, trắc nghiệm tự kiểm tra, câu
hỏi ôn tập, và bài tập vận dụng.
Mặc dù có nhiều cố gắng trong biên soạn, song khơng thể tránh
khỏi sai sót và hạn chế. Chúng tơi xin tiếp thu mọi ý kiến đóng góp
của quý bạn đọc, quý đồng nghiệp để sửa chữa cho cuốn sách này
ngày càng tốt hơn.
TẬP THỂ TÁC GIẢ


Nguyên Lý Kế Toán

7


8

Nguyên Lý Kế Toán

CHƢƠNG 1:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
CỦA KẾ TOÁN
Mục tiêu:


Chương này nhằm giới thiệu cho người học những khái niệm
ban đầu về kế tốn: kế tốn là gì, đối tượng nghiên cứu của kế toán,
nhiệm vụ của kế toán, các phương pháp kế toán, làm cơ sở cho việc
nghiên cứu các chương tiếp theo.
Sau khi nghiên cứu chương này, bạn sẽ thực hiện được các nội
dung dưới đây:
 Mơ tả chức năng của kế tốn, bản chất và mục đích của thơng
tin do kế tốn cung cấp.
 Nắm vững đối tượng nghiên cứu của kế toán, bao gồm những
tài sản và nguồn tài trợ nào? Sự vận động của các đối tượng
này trong quá trình sản xuất kinh doanh.
 Hiểu được nhiệm vụ kế toán trong một doanh nghiệp.
 Nhận biết các nguyên tắc cơ bản và các quy định khác trong
kế toán.
 Phân biệt kế toán tài chính và kế tốn quản trị.
 Những văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn việc thực hiện
kế toán trong các doanh nghiệp.
 Tìm hiểu hoạt động nghề nghiệp kế toán ở Việt Nam.


Ngun Lý Kế Tốn

9

1.1. Kế tốn là gì?
Trong q trình sản xuất kinh doanh, ngƣời ta ln muốn biết
mình đã chi ra những gì, bao nhiêu và kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh nhƣ thế nào? Đó là câu hỏi lớn nhất để doanh nghiệp tồn tại và
phát triển. Bên cạnh đó, những vấn đề liên quan mà nhà quản lý doanh
nghiệp luôn muốn biết là hàng tồn kho của doanh nghiệp nhƣ thế nào?

Nợ phải thu khách hàng ra sao, doanh nghiệp có khả năng trả nợ khi
đến hạn hay không?
Tƣơng tự nhƣ vậy, các cơ quan quản lý của nhà nƣớc sử dụng
thơng tin kế tốn để kiểm soát kinh doanh và thu thuế. Các nhà đầu tƣ
sử dụng thơng tin kế tốn để đi đến những quyết định đầu tƣ. Các nhà
cho vay sử dụng thông tin kế toán để quyết định cho vay.
Nhƣ vậy kế tốn phải phán ánh, ghi chép lại q trình sản xuất
kinh doanh của mình, lập các báo cáo kế tốn để cung cấp thông tin
cho nhà quản lý doanh nghiệp và những ngƣời có liên quan về tình
hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Đây
là một q trình xử lý thơng tin và cho ra các thơng tin hữu ích cho
ngƣời sử dụng.
Nhƣ vậy, kế tốn “Là cơng việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân
tích và cung cấp thơng tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị,
hiện vật và thời gian lao động”.
Rất nhiều ngƣời nhầm lẫn kế toán đơn thuần là việc ghi chép số
liệu. Thực ra việc ghi chép số liệu chỉ là một phần của kế toán, phần
đầu tiên của q trình kế tốn là ghi chép lại các q trình kinh tế phát
sinh. Sau đó, kế tốn phải có khả năng thiết kế hệ thống thơng tin kế
tốn, phân tích, diễn giải thơng tin kế tốn.
1.2. Đối tƣợng của kế tốn:
Kế tốn cung cấp thơng tin về hoạt động sản xuất kinh doanh tại
doanh nghiệp, do đó đối tƣợng của kế toán là hoạt động kinh doanh tại
doanh nghiệp. Đó là q trình sử dụng vốn để tiến hành các hoạt động
mua vào, sản xuất, và tiêu thụ sản phẩm.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải có một
số tài sản nhất định nhƣ nhà xƣởng, máy móc thiết bị, ngun vật liệu,
tiền… Tồn bộ tài sản này đều đƣợc biểu hiện bằng tiền gọi là vốn của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ sử dụng số tài sản đó vào hoạt động



10

Nguyên Lý Kế Toán

sản xuất kinh doanh nhƣ dùng tiền để mua nguyên liệu, đƣa nguyên
liệu vào chế biến để tạo ra sản phẩm, đem bán sản phẩm để thu tiền
về. Kế tốn sẽ ghi chép lại tồn bộ vốn của doanh nghiệp vận động
trong quá trình sản xuất kinh doanh đó.
Nhƣ vậy đối tƣợng của kế tốn là vốn và sự vận động của vốn
trong quá trình sản xuất kinh doanh
1.2.1. Vốn là gì?
Vốn là tồn bộ tài sản biểu hiện bằng tiền, vốn đƣợc biểu hiện qua
hai mặt: mặt thứ nhất là hình thái tồn tại của vốn, mặt thứ hai là
nguồn hình thành của vốn.
Ví dụ: Để hình thành một cửa hiệu bán mỹ phẩm, bạn bỏ ra một
số vốn nhất định bao gồm nhà cửa, thiết bị, tiền mặt… thì mới có thể
tiến hành kinh doanh đƣợc. Tất cả hình thái vật chất của tài sản mà
bạn thấy đƣợc đó chính là mặt thứ nhất của vốn.
Những thiết bị nhà cửa trên phải có nguồn hình thành nhƣ: đi
vay ngân hàng, cá nhân bỏ ra, cổ đơng góp vốn… đây là mặt thứ hai
của vốn, gọi là nguồn vốn.
Có thể mơ tả vốn của cửa hiệu mỹ phẩm theo hai mặt qua sơ đồ
sau đây:
Tổng số vốn 200 trđ
Hình thái tồn tại

Nguồn hình thành

- Tiền mặt


60 trđ

- Vay ngắn hạn

50 trđ

- Thiết bị văn phòng

20 trđ

- Phải trả cho ngƣời bán

40 trđ

- Hàng hóa

100 trđ

- Cơng cụ, dụng cụ

20 trđ

Cộng

200 trđ

- Vốn chủ sở hữu
Cộng


110 trđ
200 trđ


11

Ngun Lý Kế Tốn

a. Phân theo hình thái tồn tại:
- Tiền mặt (TM)
- Tiền gởi ngân hàng (TGNH)
Tài sản
ngắn hạn

- Phải thu của khách hàng (PTCKH)

(dƣới 1 năm)

- Nguyên vật liệu (NLVL)

- Phải thu khác (PTK)
- Công cụ, dụng cụ (CCDC)

TÀI SẢN

- Hàng hóa, thành phẩm (HH,TP)
Tài sản
dài hạn
(trên 1 năm)


- Tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH): nhà
xƣởng, máy móc, phƣơng tiện vận chuyển…
- Tài sản cố định vơ hình (TSCĐVH): bằng
phát minh, quyền sáng chế…
- Tài sản cố định th tài chính (TSCĐTTC):
nhà xƣởng, máy móc thiết bị… đi thuê dài hạn
………

Ý nghĩa, tác dụng: phân loại theo hình thái tồn tại nhằm phản
ánh vốn tồn tại những hình thái nào? Gồm có những gì? Phân bổ nhƣ
thế nào trong q trình sản xuất kinh doanh? Từ đó giúp chúng ta
đánh giá tình hình sử dụng tài sản trong doanh nghiệp.
b. Phân theo nguồn hình thành:
- Vay ngắn hạn (VNH)
- Phải trả cho ngƣời bán (PTCNB)
- Thuế, các khoản phải nộp nhà nƣớc
Nợ phải trả
(TVCKPNNN)
- Phải trả ngƣời lao động (PTNLĐ)
- Phải trả, phải nộp khác (PTPNK)
- Vay dài hạn (VDH)
NGUỒN
-…
VỐN
- Nguồn vốn kinh doanh (NVKD)
(1)
- Quỹ đầu tƣ phát triển (QĐTPT)
Nguồn
vốn - Quỹ dự phịng tài chính (QDPTC)
chủ sở hữu

- Lợi nhuận chƣa phân phối (LNCPP)
-…


12

Nguyên Lý Kế Toán

(1). Nguồn vốn kinh doanh: là nguồn vốn của chủ sở hữu, bỏ vào
cho hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng lâu dài trong hoạt động
sản xuất kinh doanh. Chủ sở hữu có thể là:
- Doanh nghiệp nhà nƣớc: chủ sở hữu là nhà nƣớc
- Công ty liên doanh: chủ sở hữu là các bên góp vốn liên doanh.
- Công ty cổ phần: chủ sở hữu là cổ đông.
- Hợp tác xã: chủ sở hữu là xã viên hợp tác xã.
- Doanh nghiệp tƣ nhân: chủ sở hữu là cá nhân bỏ vốn.
Ý nghĩa tác dụng: Phân loại theo nguồn hình thành nhằm phản
ánh các nguồn hình thành của vốn. Từ đó đánh giá tình hình lành
mạnh về mặt tài chính của doanh nghiệp.
1.2.2. Sự biến đổi của vốn:
1.2.2.1. Về hình thái tài sản:
Vốn ln thay đổi từ hình thái tài sản này sang hình thái tài sản
khác trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong quá trình sản xuất
kinh doanh, con ngƣời trƣớc tiên sẽ dùng tiền để mua các tƣ liệu lao
động và đối tƣợng lao động. Sau đó, trong q trình sản xuất, con
ngƣời sử dụng tƣ liệu lao động để tác động vào đối tƣợng lao động
nhằm tạo ra sản phẩm. Sản phẩm hoàn thành sẽ đƣợc đem bán để thu
tiền về, tiếp tục chu kỳ sản xuất tiếp theo. Sự biến đổi của vốn cứ lặp
đi lặp lại nhƣ thế, ngƣời ta cịn gọi là sự tuần hồn của vốn. Có thể mơ
tả qua sơ đồ sau đây:

Tƣ liệu lao
động: máy
móc thiết bị,
nhà xƣởng …

Tiền

Sản xuất

Mua
Đối tƣợng lao
động: nguyên
vật liệu…

Sản phẩm

Bán sp

Tiền


Ngun Lý Kế Tốn

13

1.2.2.2. Về nguồn vốn:
Trong q trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể vay
thêm ngân hàng, chủ sở hữu có thể bỏ thêm vốn hoặc đi chiếm dụng
vốn hoặc kinh doanh có lãi. Điều này làm cho nguồn vốn sẽ tăng lên,
ngƣợc lại sẽ làm cho nguồn vốn giảm đi.

1.3. Nhiệm vụ của kế toán:
- Thu thập, xử lý thơng tin, số liệu kế tốn theo đối tƣợng và nội
dung cơng việc kế tốn, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
- Kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu
nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn
hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp
luật về kế tốn.
- Phân tích thơng tin, số liệu kế tốn; tham mƣu đề xuất các giải
pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn
vị kế tốn.
- Cung cấp thơng tin, số liệu kế tốn theo quy định của pháp luật.
1.4. Yêu cầu của kế toán:
1.4.1. Đầy đủ:
Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng
từ kế tốn, sổ kế tốn và báo cáo tài chính. u cầu này địi hỏi tất cả
các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh đều phải
đƣợc phản ánh đầy đủ vào chứng từ, sổ sách và báo cáo, không đƣợc
bỏ sót hay để ngồi sổ. Có nhƣ vậy thơng tin kế toán mới phản ánh
trung thực, đúng đắn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở
đáng tin cậy cho những ngƣời sử dụng thông tin ra các quyết định
đúng đắn trong kinh doanh.
1.4.2. Kịp thời:
Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin và số liệu kế
tốn. Muốn thỏa mãn u cầu này địi hỏi khi các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh thì phải phản ánh ngay các nghiệp vụ phát sinh đó. Có nhƣ
vậy mới tổng hợp đƣợc thơng tin, số liệu kế tốn một cách kịp thời,
đúng thời gian, phục vụ cho việc điều hành quản lý kinh doanh.
1.4.3. Rõ ràng và dễ hiểu:
Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thơng tin, số liệu kế toán.
Yêu cầu này nhằm tránh sự nhầm lẫn cho ngƣời sử dụng thông tin.



14

Nguyên Lý Kế Toán

Muốn vậy kế toán phải tuân thủ đúng những nguyên tắc ghi chép đã
đƣợc quy định, có thuyết minh khi cần thiết.
1.4.4. Trung thực:
Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá
trị của nghiệp vụ kinh tế tài chính
Các thơng tin và số liệu kế toán phải đƣợc ghi chép vào báo cáo
trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế hiện
trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
1.4.5. Liên tục:
Thơng tin, số liệu kế tốn phải đƣợc phản ánh liên tục từ khi phát
sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến
khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán kỳ này phải
kế tiếp theo số liệu kế tốn của kỳ trƣớc.
1.4.6. Có thể so sánh:
Phân loại, sắp xếp thơng tin, số liệu kế tốn theo trình tự, có hệ
thống và có thể so sánh đƣợc
Các thơng tin, số liệu kế tốn phải đảm bảo có thể so sánh đƣợc
giữa kỳ này với kỳ trƣớc, giữa thực hiện với kế hoạch, giữa các doanh
nghiệp với nhau. Muốn vậy các chỉ tiêu phải đƣợc tính tốn và trình
bày nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác. Trong trƣờng hợp khơng nhất
qn thì phải giải trình trong phần thuyết minh để ngƣời sử dụng báo
cáo tài chính có thể so sánh thơng tin giữa các kỳ kế tốn, giữa các
doanh nghiệp, hoặc giữa thực hiện với kế hoạch.
1.5. Những nguyên tắc kế toán trong hoạt động kinh doanh:

1.5.1. Những khái niệm:
1.5.1.1. Kế tốn dồn tích và kế tốn trên cơ sở thu chi bằng tiền:
- Kế toán dồn tích: mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh
nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh
thu, chi phí phải đƣợc ghi sổ kế tốn vào thời điểm phát sinh, khơng
ghi theo thời điểm thu chi tiền.
- Kế toán trên cơ sở thu chi bằng tiền: chỉ ghi chép khi có thu chi
bằng tiền. Phƣơng pháp này có thể áp dụng trong các cơ sở kinh
doanh nhỏ nhƣ quán ăn, quán café … mà ở đấy hàng tồn kho và công
nợ không đáng kể, kết quả kinh doanh có thể xác định theo số thu chi
bằng tiền. Phƣơng pháp kế tốn này khơng thích hợp với các doanh
nghiệp có số hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả lớn.


Nguyên Lý Kế Toán

15

1.5.1.2. Kinh doanh liên tục:
Báo cáo tài chính phải đƣợc lập trên cơ sở giả định là doanh
nghiệp đang hoạt động liên tục và không ngƣng hoạt động kinh doanh
trong tƣơng lai gần, nghĩa là doanh nghiệp khơng có ý định cũng nhƣ
khơng bắt buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy
mô hoạt động của mình.
1.5.1.3. Khái niệm đồng bạc cố định:
Ở Việt Nam, đơn vị tiền tệ đƣợc sử dụng là đồng Việt Nam. Đồng
Việt Nam cũng nhƣ các đồng tiền khác đều khơng phải là đơn vị đo
lƣờng cố định, vì giá trị của đồng tiền thay đổi.
Tính khơng ổn định của đồng tiền là chắc chắn. Tuy nhiên, nhiều
ngƣời không tin rằng báo cáo kế tốn sẽ có tác dụng hơn nếu đƣợc

điều chỉnh theo mức giá. Do đó thay vì điều chỉnh theo mức giá, kế
tốn sử dụng khái niệm đồng tiền cố định, nghĩa là báo cáo kế toán sẽ
dựa trên khái niệm cho rằng giá trị đồng tiền là khơng thay đổi.
1.5.2. Các ngun tắc kế tốn:
Luật Kế toán Việt Nam đã quy định những nguyên tắc kế toán cơ
bản sau đây:
1.5.2.1. Nguyên tắc giá gốc:
Giá trị của tài sản đƣợc tính theo giá gốc, bao gồm các chi phí thu
mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp đặt, chế biến và các chi phí liên quan
trực tiếp khác đến khi đƣa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Đơn vị kế tốn khơng đƣợc tự điều chỉnh lại giá trị tài sản đã ghi sổ kế
toán, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác
1.5.2.2. Nguyên tắc nhất quán:
Các quy định và phƣơng pháp kế toán đã chọn phải đƣợc áp dụng
nhất quán trong kỳ kế toán năm; trƣờng hợp có sự thay đổi về các quy
định và các phƣơng pháp kế tốn đã chọn thì đơn vị kế tốn phải giải
trình trong báo cáo tài chính. Nguyên tắc này có những điểm cần lƣu ý:
- Các chính sách và phƣơng pháp kế tốn doanh nghiệp đã chọn
phải đƣợc áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế tốn.
- Trƣờng hợp có thay đổi chính sách và phƣơng pháp kế tốn đã
chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hƣởng của sự thay đổi đó trong
phần thuyết minh báo cáo tài chính.


16

Nguyên Lý Kế Toán

1.5.2.3. Nguyên tắc khách quan:
Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng

thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh.
Ngun tắc khách quan cịn địi hỏi các số liệu kế tốn phải dựa trên
các sự kiện có tính kiểm tra đƣợc.
1.5.2.4. Ngun tắc cơng khai:
Thơng tin trong báo cáo tài chính năm của đơn vị kế tốn phải
đƣợc cơng khai. Sự cơng khai nhƣ vậy sẽ làm giảm bớt các vấn đề
hiểu sai. Việc cơng khai khơng địi hỏi thơng tin đƣa ra thật đầy đủ chi
tiết mà cần thông tin đƣa ra không đƣợc dấu các sự kiện quan trọng.
1.5.2.5. Nguyên tắc thận trọng:
Nguyên tắc thận trọng yêu cầu hãy chọn giải pháp nào ít có lợi
nhất cho tài sản của các doanh nghiệp. Nguyên tắc này thừa nhận tất
cả các khoản lỗ, nhƣng khơng hƣởng trƣớc bất kỳ một khoản lãi nào.
Ví dụ: Hàng tồn kho phản ánh theo giá vốn, Nhƣng nếu giá thị
trƣờng cao hơn giá vốn thì vẫn phản ánh theo giá vốn, vì hàng này vẫn
chƣa bán đƣợc nên chƣa xem chênh lệch tăng giá là lãi. Nhƣng nếu
giá thị trƣờng giảm xuống thấp hơn giá vốn thì phải phản ánh theo giá
thị trƣờng trên báo cáo tài chính.
1.5.2.6. Nguyên tắc trọng yếu:
Theo nguyên tắc này, mọi sai sót có thể bỏ qua nếu nó khơng làm
sai lệch đi sự phán xét của ngƣời đọc báo cáo tài chính, hay nói cách
khác, nó khơng làm ảnh hƣởng đến sự trung thực và hợp lý của báo
cáo tài chính
1.6. Quy định về đơn vị tính, chữ viết và chữ số, kỳ kế tốn:
1.6.1. Quy định về đơn vị tính sử dụng trong kế tốn:
Đơn vị tính sử dụng trong kế toán quy định nhƣ sau:
1.6.1.1. Đơn vị tiền tệ:
- Đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”, ký
hiệu quốc tế là VND). Trƣờng hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát
sinh là ngoại tệ, phải ghi theo nguyên tệ và quy đổi ra đồng Việt Nam
theo tỷ giá hối đoái thực tế hoặc quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá

hối đoái do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam công bố tại thời điểm quy
đổi, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác.


Ngun Lý Kế Tốn

17

- Trƣờng hợp loại ngoại tệ khơng có tỷ giá hối đối với Đồng Việt
Nam thì phải quy đổi thơng qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái
với Đồng Việt Nam.
- Đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ thì đƣợc chọn một
loại ngoại tệ do Bộ Tài chính quy định làm đơn vị tiền tệ để kế toán,
nhƣng khi lập báo cáo tài chính sử dụng ở Việt Nam phải quy đổi ra
Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt
Nam công bố tại thời điểm quy đổi, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy
định khác.
1.6.1.2. Đơn vị hiện vật:
- Đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động là đơn vị chính thức
của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Trƣờng hợp có sử dụng đơn vị đo lƣờng khác thì phải quy
đổi ra đơn vị đo lƣờng chính thức của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam.
1.6.2. Quy định chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán:
- Chữ viết: sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. Trong trƣờng hợp
phải sử dụng tiếng nƣớc ngoài trên chứng từ kế tốn, sổ kế tốn và
báo cáo tài chính ở Việt Nam thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và
tiếng nƣớc ngồi.
- Chữ số sử dụng trong kế tốn là chữ số Ả Rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6,
7, 8, 9. Sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ, phải

đặt dấu chấm (.). Khi còn ghi chữ số sau hàng đơn vị phải đặt dấu
phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị.
1.6.3. Quy định về kỳ kế toán:
1.6.3.1. Kỳ kế toán trong trường hợp bình thường:
Trƣờng hợp bình thƣờng, kỳ kế tốn gồm: kỳ kế toán năm, kỳ kế
toán quý và kỳ kế tốn tháng:
- Kỳ kế tốn năm là 12 tháng tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết
ngày 31 tháng 12 năm dƣơng lịch. Các đơn vị kế tốn có đặc thù riêng
về tổ chức hoạt động đƣợc chọn kỳ kế tốn năm là 12 tháng trịn theo
năm dƣơng lịch, bắt đầu từ ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày
cuối cùng của tháng cuối quý trƣớc năm sau và thơng báo cho cơ quan
tài chính biết.


18

Nguyên Lý Kế Toán

- Kỳ kế toán quý là ba tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý
đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý.
- Kỳ kế toán tháng là 01 tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày
cuối cùng của tháng.
1.6.3.2. Kỳ kế toán của đơn vị kế toán mới thành lập.
- Trƣờng hợp doanh nghiệp mới thành lập thì kỳ kế tốn đầu tiên
tính từ ngày đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đến hết
ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng
theo quy định nêu trên.
- Các đơn vị kế tốn khác (khơng phải là doanh nghiệp) thì kỳ kế
tốn đầu tiên tính từ ngày có hiệu lực ghi trên quyết định thành lập
đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế

toán tháng.
1.6.3.3. Kỳ kế toán của đơn vị kế toán khi chia, tách, hợp nhất,
sáp nhập, chuyển đổi, giải thể, phá sản hoặc hết thời hạn hoạt động.
Kỳ kế tốn năm cuối cùng tính từ đầu ngày kỳ kế toán năm, kỳ kế
toán quý, kỳ kế toán tháng đến hết ngày trƣớc ngày ghi trên quyết
định chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải
thể, chấm dứt hoạt động hoặc phá sản đơn vị kế tốn có hiệu lực.
1.6.3.4. Kỳ kế tốn năm đầu tiên, năm cuối cùng.
- Trƣờng hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế tốn năm cuối
cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì đƣợc phép cộng (+) với kỳ kế
toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế tốn năm trƣớc đó để tính
thành một kỳ kế toán năm.
- Kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc năm cuối cùng phải ngắn hơn 15
(mƣời lăm) tháng.
1.7. Phân biệt kế tốn tài chính và kế tốn quản trị
1.7.1. Đặc điểm của kế tốn tài chính và kế tốn quản trị
- Kế tốn tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và
cung cấp thơng tin kinh tế, tài chính thơng qua các báo cáo tài chính
cho mọi đối tƣợng có nhu cầu sử dụng thơng tin của đơn vị kế toán.
- Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và
cung cấp thơng tin kinh tế tài chính theo u cầu quản trị trong nội bộ
đơn vị kế toán.


19

Nguyên Lý Kế Toán

1.7.2. Sự giống nhau và khác nhau giữa kế tốn quản trị và kế
tốn tài chính:

1.7.2.1. Sự giống nhau:
- Cả hai đều có liên hệ với hệ thống thơng tin của kế tốn. Kế tốn
quản trị sử dụng rộng rãi số liệu ghi chép hàng ngày của kế tốn tài
chính, sau đó phân tích đánh giá phục vụ cho yêu cầu quản trị, nội bộ.
Kế toán tài chính xử lý các thơng tin hàng ngày để lập báo cáo tài
chính cung cấp cho các đối tƣợng bên ngoài
- Cả hai đều thể hiện trách nhiệm quản lý. Kế tốn tài chính thể
hiện trách nhiệm quản lý trên tồn cơng ty. Kế tốn quản trị thể
hiện trách nhiệm ở từng bộ phận, từng khâu công việc bên trong
doanh nghiệp
1.7.2.2. Sự khác nhau:
Căn cứ phân biệt

Kế toán quản trị

Kế tốn tài chính

Đối tƣợng phục vụ Các nhà quản trị bên trong Các thành phần bên
doanh nghiệp
ngoài doanh nghiệp
Đặc điểm của
thông tin

- Trọng tâm hƣớng về
tƣơng lai
- Xử lý linh hoạt, tốc độ

- Phản ánh quá khứ
- Tuân thủ nguyên tắc
kế toán


- Biểu hiện bằng giá trị và - Biểu hiện bằng giá trị
hiện vật
Phạm vi báo cáo

Từng bộ phận, khâu cơng Tồn doanh nghiệp
việc bên trong doanh nghiệp

Kỳ báo cáo

Thƣờng xun

Định kỳ

Tính pháp lệnh

Khơng có tính pháp lệnh

Có tính pháp lệnh

1.8. Các văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn việc thực
hiện kế toán trong các doanh nghiệp:
1.8.1. Luật Kế toán Việt Nam
Luật Kế toán Việt Nam đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 3 thơng qua ngày 17.06.2003
và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01.01.2004.
Luật Kế toán ra đời nhằm thống nhất quản lý kế toán, đảm bảo kế
tốn là cơng cụ quản lý, giám sát chặt chẽ mọi hoạt động kinh tế, tài
chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai, minh



20

Nguyên Lý Kế Toán

bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quan quản lý
Nhà nƣớc, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.
Luật này quy định về nội dung cơng tác kế tốn, tổ chức bộ máy
kế toán, ngƣời làm kế toán và hoạt động nghề nghiệp kế toán.
Luật Kế toán là hành lang pháp lý cao nhất cho hoạt động kế toán.
Các văn bản dƣới luật nhƣ nghị định của chính phủ, quyết định, thơng
tƣ hƣớng dẫn của các Bộ sẽ hƣớng dẫn chi tiết, cụ thể các mặt hoạt
động kế toán trong các lĩnh vực khác nhau nhƣng khơng đƣợc trái với
Luật Kế tốn ban hành.
1.8.2. Chuẩn mực kế toán
Chuẩn mực kế toán bao gồm những nguyên tắc và phƣơng pháp
kế toán cơ bản để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính (Điều 8,
chƣơng I, Luật Kế tốn). Nhƣ vậy, chuẩn mực kế toán giúp cho các
doanh nghiệp ghi chép kế toán, xử lý các nghiệp vụ phát sinh trong
các doanh nghiệp và lập báo cáo tài chính theo những nguyên tắc
thống nhất, đảm bảo cho các thông tin trên báo cáo tài chính phản ánh
trung thực và hợp lý.
Nhờ có chuẩn mực kế tốn các thơng tin đƣợc xử lý, trình bày
cơng bố theo những ngun tắc thống nhất, giúp cho ngƣời sử dụng
thông tin hiểu đƣợc và đánh giá thơng tin tài chính phù hợp với các
chuẩn mực đƣợc công bố, tức là thống nhất cách hiểu và đánh giá
thơng tin.
Nhờ có chuẩn mực kế tốn, giúp cho kiểm sốt viên và ngƣời
kiểm tra kế tốn có căn cứ để kiểm tra thơng tin kế tốn phù hợp với
các chuẩn mực kế tốn khơng; hay nói cách khác chuẩn mực là cơ sở

để đánh giá các thông tin kế tốn mà doanh nghiệp cơng bố có đảm
bảo trung thực và hợp lý không.
Hiện nay Việt Nam đã công bố 26 chuẩn mực kế toán gồm:









Chuẩn mực 1:
Chuẩn mực 2:
Chuẩn mực 3:
Chuẩn mực 4:
Chuẩn mực 5:
Chuẩn mực 6:
Chuẩn mực 7:
Chuẩn mực 8:

Chuẩn mực chung
Hàng tồn kho
Tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định vơ hình
Bất động sản đầu tƣ
Th tài sản
Kế tốn các khoản đầu tƣ vào cơng ty liên kết
Thơng tin tài chính và những khoản góp vốn
liên doanh



Nguyên Lý Kế Toán












21

Chuẩn mực 10:
Chuẩn mực 11:
Chuẩn mực 14:
Chuẩn mực 15:
Chuẩn mực 16:
Chuẩn mực 17:
Chuẩn mực 18:
Chuẩn mực 19:
Chuẩn mực 21:
Chuẩn mực 22:

Ảnh hƣởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
Hợp nhất kinh doanh

Doanh thu và thu nhập khác
Hợp đồng xây dựng
Chi phí đi vay
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng
Hợp đồng bảo hiểm
Trình bày báo cáo tài chính
Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các
ngân hàng và tổ chức tài chính tƣơng tự
 Chuẩn mực 23: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế
toán năm
 Chuẩn mực 24: Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ
 Chuẩn mực 25: Báo cáo tài chính hợp nhất và kế tốn khoản
đầu tƣ vào cơng ty con
 Chuẩn mực 26: Thông tin về các bên liên quan
 Chuẩn mực 27: Báo cáo tài chính giữa niên độ
 Chuẩn mực 28: Báo cáo bộ phận
 Chuẩn mực 29: Thay đổi chính sách kế tốn, ƣớc tính kế tốn
và các sai sót
 Chuẩn mực 30: Lãi trên cổ phiếu
Các chuẩn mực kế tốn do Bộ Tài Chính ban hành bằng các quyết
định của Bộ trƣởng Bộ tài chính, kèm theo các quyết định đó là các
thơng tƣ hƣớng dẫn của Bộ tài chính, hƣớng dẫn chi tiết việc thực hiện
các chuẩn mực kế toán.
Luật Kế toán là hành lang pháp lý cho các hoạt động kế tốn nói
chung, chuẩn mực kế tốn đi sâu hƣớng dẫn việc ghi chép kế toán và
lập báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp. Nhƣ vậy, cơng viêc kế
tốn trƣớc hết phải tn thủ các chuẩn mực kế tốn và khơng vi phạm
Luật Kế tốn.
1.8.3. Các văn bản khác hướng dẫn việc thực hiện kế toán trong

các doanh nghiệp
Ngồi Luật Kế tốn, chuẩn mực kế tốn, hoạt động kế tốn cịn
phải tn theo các quy định hiện hành liên quan đến cơng tác kế tốn
do Bộ tài chính ban hành về chế độ kế tốn và các hƣớng dẫn khác có
liên quan đến cơng tác kế toán.


22

Nguyên Lý Kế Toán

Liên quan đến các chế độ kế tốn, Bộ tài chính đã ban hành Hệ
thống Tài khoản Kế toán theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 và đƣợc sửa đổi, bổ sung theo Thông tƣ 244/2009/TTBTC ngày 31/12/2009 áp dụng cho các doanh nghiệp và Hệ thống Tài
khoản Kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Quyết
định 48/2006/ QĐ-BTC ngày 14.9.2006 và Thông tƣ số 138/2011/TTBTC ngày 04/10/2011.
Các doanh nghiệp trong quá trình ghi chép kế tốn và lập báo cáo
tài chính phải tn thủ nội dung hệ thống tài khoản theo các quyết
định trên và tn thủ chuẩn mực kế tốn quy định.
Ngồi ra, trong q trình thực hiện kế tốn cịn có các thông tƣ
hƣớng dẫn chi tiết cách xử lý các trƣờng hợp cụ thể thuộc các lĩnh vực
khác nhau nhƣ Thông tƣ 203/2009/TT-BTC “Hƣớng dẫn chế độ quản
lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định”, luật Thuế Thu nhập
Doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 3 tháng 6 năm 2008, Nghị định
124/2008/NĐ-CP về “Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật
Thuế Thu nhập Doanh nghiệp”, Thông tƣ 123/2012/TT-BTC về
“Hƣớng dẫn thi hành một số điều của luật Thuế Thu nhập Doanh
nghiệp”…. Trong các trƣờng hợp này kế toán ƣu tiên thực hiện theo
các quy định ghi trong các thơng tƣ hƣớng dẫn mới nhất.
Tóm lại, kế tốn trong các doanh nghiệp ở Việt Nam phải tuân thủ

Luật Kế toán, các chuẩn mực kế toán và các quy định của chế độ kế
toán hiện hành.
1.9. Hoạt động nghề nghiệp kế toán
1.9.1. Hành nghề kế toán
a. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật
có quyền hành nghề kế tốn.
b. Tổ chức kinh doanh dịch vụ kế toán phải thành lập doanh
nghiệp dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật. Ngƣời quản lý
doanh nghiệp dịch vụ kế tốn phải có chứng chỉ hành nghề kế tốn do
cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp.
c. Cá nhân hành nghề kế tốn phải có chứng chỉ hành nghề kế
toán do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp và phải có đăng ký kinh
doanh dịch vụ kế toán.


Nguyên Lý Kế Toán

23

1.9.2. Thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng
a. Đơn vị kế toán đƣợc ký hợp đồng với doanh nghiệp dịch vụ kế
toán hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế tốn để thuê làm
kế toán hoặc thuê làm kế toán trƣởng theo quy định của pháp luật.
b. Việc thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trƣởng phải đƣợc lập
thành hợp đồng bằng văn bản theo quy định của pháp luật.
c. Đơn vị kế toán thuê làm kế toán, thuê làm kế tốn trƣởng có
trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực mọi thông tin, tài
liệu liên quan đến công việc thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trƣởng
và thanh tốn đầy đủ, kịp thời phí dịch vụ kế toán theo thỏa thuận
trong hợp đồng.

d. Ngƣời đƣợc thuê làm kế tốn trƣởng phải có đủ tiêu chuẩn và
điều kiện quy định Luật Kế toán.
e. Doanh nghiệp, cá nhân cung cấp dịch vụ kế toán và ngƣời đƣợc
thuê làm kế tốn trƣởng phải chịu trách nhiệm về thơng tin, số liệu kế
toán theo thỏa thuận trong hợp đồng.
1.9.3. Chứng chỉ hành nghề kế tốn
a. Cơng dân Việt Nam đƣợc cấp chứng chỉ hành nghề kế tốn phải
có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a1) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có
ý thức chấp hành pháp luật; không thuộc đối tƣợng sau:
- Ngƣời chƣa thành niên; ngƣời bị hạn chế hoặc mất năng lực
hành vi dân sự; ngƣời đang phải đƣa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa
bệnh hoặc bị quản chế hành chính.
- Ngƣời đang bị cấm hành nghề, cấm làm kế toán theo bản án
hoặc quyết định của Tòa án; ngƣời đang bị truy cứu trách nhiệm hình
sự; ngƣời đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một
trong các tội về kinh tế, về chức vụ liên quan đến tài chính, kế tốn mà
chƣa đƣợc xóa án tích.
a2) Có chun mơn, nghiệp vụ về tài chính, kế tốn từ trình độ
đại học trở lên và thời gian cơng tác thực tế về tài chính, kế
tốn từ năm năm trở lên;
a3) Đạt kỳ thi tuyển do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền tổ chức.
b. Ngƣời nƣớc ngồi đƣợc cấp chứng chỉ hành nghề kế tốn phải
có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:


24

Nguyên Lý Kế Toán


b1) Đƣợc phép cƣ trú tại Việt Nam;
b2) Có chứng chỉ chun gia kế tốn hoặc chứng chỉ kế tốn do tổ
chức nƣớc ngồi hoặc tổ chức quốc tế về kế tốn cấp đƣợc Bộ
Tài chính Việt Nam thừa nhận;
b3) Đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật kinh tế, tài chính, kế tốn
Việt Nam do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền tổ chức.
c. Bộ Tài chính quy định chƣơng trình bồi dƣỡng, hội đồng thi
tuyển, thủ tục, thẩm quyền cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề kế toán
theo quy định của Luật Kế toán và các quy định khác của pháp luật có
liên quan.
1.9.4. Quyền tham gia tổ chức nghề nghiệp kế toán
Đơn vị kế tốn và ngƣời làm kế tốn có quyền tham gia Hội kế
toán Việt Nam hoặc tổ chức nghề nghiệp kế tốn khác nhằm mục đích
phát triển nghề nghiệp kế tốn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
hội viên theo quy định của pháp luật.


Ngun Lý Kế Tốn

25

TĨM TẮT CHƢƠNG:
Trong chương này, chúng ta đã tìm hiểu một số vấn đề chung liên
quan đến kế tốn, giúp ta có cái nhìn tổng quan về những nhân tố chi
phối cơng tác kế tốn bao gồm khái niệm về kế toán, đối tượng nghiên
cứu của kế toán, các quy định chung, các nguyên tắc và phương pháp
kế toán, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn việc thực hiện kế
toán trong các doanh nghiệp, hoạt động nghề nghiệp kế tốn ở Việt
Nam, từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu các chương tiếp theo.



×