Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Việc Niêm Yết Chéo Của Doanh Nghiệp Việt Nam Trên Thị Trường Chứng Khoán Của Các Nước Thành Viên Asean (Cụ Thể Tại Thị Trường Singapore) 4113649.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.77 KB, 44 trang )

Danh mục các từ viết tắt
CK

Chứng khoán

CP

Cổ phiếu

DN

Doanh nghiệp

DNVN

Doanh nghiệp Việt Nam

HĐQT

Hội đồng quản trị

HĐV

Huy động vốn

IPO

Initial Public Offering

NĐT


Nhà đầu tư

NĐTNN

Nhà đầu tư nước ngoài

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NYCP

Niêm yết cổ phiếu

SGDCK

Sở giao dịch chứng khoán

SGX

Singapore Stock Exchange

TCPH

Tổ chức phát hành

TCTD

Tổ chức tín dụng
1



TPQT

Trái phiếu quốc tế

TTCK

Thị trường chứng khoán

UBCK

Ủy ban chứng khoán

UBCKNN

Ủy ban chứng khốn nhà nước

CBTT

Cơng bố thơng tin

CTĐC

Cơng ty đại chúng

CTNY

Công ty niêm yết


Danh sách bảng, biểu
Bảng 1.1

So sánh lợi ích IPO và sáp nhập ngược

Bảng 3.5.1

Danh sách các biến có trong mơ hình

Bảng 4.1.1

Thống kê mơ tả biến Nợ phải trả / Tổng tài sản

Bảng 4.1.2

Thống kê mô tả biến Tỷ lệ lợi nhuân / vốn đầu tư

Bảng 4.1.3

Thống kê mô tả biến Lợi nhuận / cổ phiếu

Bảng 4.1.4

Thống kê mô tả biến Tài sản dài hạn

Bảng 4.1.5

Thống kê mô tả biến Doanh thu thuần

Bảng 4.1.6


Thống kê mô tả biến Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Bảng 4.2.1

Kết quả chạy mơ hình đầy đủ các biến theo mơ hình logit

Bảng 4.2.2

Kết quả hồi quy mơ hình 2 bằng phần mềm Eview

Bảng 4.2.3

Kết quả hồi quy mơ hình 3 bằng phần mềm Eview

Bảng 4.2.4

Kết quả hồi quy mơ hình 4 bằng phần mềm Eview

Bảng 4.2.5

Kết quả hồi quy mơ hình 5 bằng phần mềm Eview

Bảng4.2.6

Kết quả hồi quy mơ hình 6 bằng phần mềm Eview

Bảng 4.2.7

Kết quả hồi quy mô hình 7 bằng phần mềm Eview


Bảng 4.2.8

Kết quả hồi quy mơ hình 2 bằng phần mềm Eview
2


Bảng 4.2.9

Kế tquả kiểm đinh sự phù hợp (Goodness – of – Fit Test)
Hosmer- Lemeshow cho mơ hình 8

Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu.

1.1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hội nhập lĩnh vực Tài chính- Ngân hàng là một trong những mục tiêu hàng
đầu của cộng đồng kinh tế ASEAN sau khi ra đời ( tháng 12/2015 ). Theo đó 2 thị
trường quan trọng là tiền tệ chủ yếu qua kênh ngân hàng và vốn chủ yếu qua kênh
chứng khốn đều tiến tới tự do hóa. Đóng vai trị là nguồn lực tài chính trong trung
và dài hạn việc hội nhập thị trường vốn được kỳ vọng sẽ tạo nền tảng phát triển hệ
thống tài chính toàn khu vực song điều này cũng đặt ra nhiều thách thức đối với
các quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam. Dịng vốn sẽ được tự do ln
chuyển bao gồm dòng vốn cho vay, đi vay và đầu tư.
Kế hoạch hành động giai đoạn 2016-2020 của Diễn đàn các thị trường vốn
ASEAN (ACMF) sẽ tập trung vào việc đảm bảo khả năng tiếp cận thuận lợi đối
với nguồn vốn và đầu tư, trong một thị trường khu vực được kết nối mạnh mẽ.
Ngồi việc dịng vốn được lưu chuyển tự do, Cộng đồng Kinh tế ASEAN cũng cho
phép các doanh nghiệp được “Niêm yết chéo” nghĩa là doanh nghiệp của quốc gia
này có thể niêm yết trên sàn chứng khoán của quốc gia thành viên. Hoạt động này
nằm trong chương trình liên kết giao dịch ASEAN hiện đã có Singapore, Thái Lan

và Malaysia tham gia, cịn những quốc gia có trình độ phát triển thấp hơn như Việt
Nam thì tiến tới hoạt động này vẫn cịn nhiều thách thức.
Hiện nay, việc tận dụng các “địn bẩy tài chính” như phát hành trái phiếu
hay vay ngân hàng ở Việt Nam đang trở nên khó khăn cho các doanh nghiệp vì lãi
3


suất tăng cao cùng với các tiêu chuẩn cho vay của các Ngân hàng thương mại Việt
Nam ngày một chặt chẽ, cịn thị trường chứng khốn (TTCK) Việt Nam có chiều
hướng giảm sút nghiêm trọng với mức vốn hóa thấp ( đạt 1298,53 nghìn tỷ đồng
chiếm hơn 33% GDP vào cuối năm 2015). Trước bối cảnh này, việc thông qua một
TTCK nước ngoài để huy động vốn phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp Việt Nam là rất quan trọng. Việc “ Niêm yết chéo” chứng
khốn ra nước ngồi sẽ tạo được rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, từ cung cấp
được một lượng vốn mới dồi dào cho sản suất kinh doanh đến việc nâng cao hình
ảnh, vị thế cho các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó tạo ra tính cạnh tranh cho doanh
nghiệp Việt trên trường quốc tế, mở rộng được thị trường xuất khẩu,…
Tính tới đầu năm 2016, Sở giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh (HOSE) và
Ủy ban chứng khốn Nhà nước đã có một số văn bản ký kết hợp tác với một số sàn
chứng khoán ở thị trường quốc tế như Hồng Kông, Úc, Đài Loan, Singapore,… tuy
nhiên Singapore vẫn là lựa chọn tối ưu nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Bởi vì Singapore là một trung tâm tài chính lớn khơng chỉ trong khu vực Đơng
Nam Á mà còn của cả Châu Á và thế giới. Thị trường này có khả năng vốn hóa
cao, mơi trường tài chính ổn định, minh bạch và thân thiện đối với các cơng ty
nước ngồi. Ngồi ra, Sở Giao dịch chứng khốn Singapore (SGX) cũng ln thể
hiện mong muốn thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam
đăng ký Niêm yết. Tuy nhiên cho tới nay, chưa có doanh nghiệp nào chính thức
niêm yết cổ phiếu tại TTCK Singapore, mới chỉ có mơt số ít các doanh nghiệp (như
Hồng Anh Gia Lai, Vincom) đã thành cơng trong việc niêm yết trái phiếu quốc tế
tại SGX và một số doanh nghiệp lên kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn như

Vinamilk, FLC Group,….
Trên thực tế, mặc dù đã hình thành cộng đồng kinh tế chung AEC thì việc
niêm yết ở nước ngoài, đặc biệt là TTCK lớn như SGX vẫn không hề đơn giản do
4


yêu cầu điều kiện niêm yết của họ rất cao và phức tạp. Không những vậy, doanh
nghiệp Việt Nam tham gia vào q trình Niêm yết chứng khốn ra nước ngoài sẽ
phải đối mặt với nhiều thách thức cả về mặt pháp lý cũng như từ thực tiễn kinh
doanh do phải đảm bảo tuân thủ quy định của ít nhất 2 hệ thống pháp luật khác
nhau.
Vậy làm thế nào để nâng cao khả năng, cơ hội Niêm yết cho các doanh
nghiệp Việt Nam trên sàn chứng khoán của các nước thành viên AEC mà cụ thể ở
đây là sàn chứng khoán Singapore SGX, những nhân tố nào thực sự ảnh hưởng đến
việc Niêm yết ra nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước? Các nhân tố đó
hiện tại đang tác động mạnh yếu như thế nào? Cần có các điều chỉnh ra sao để có
thể mang lại hiệu quả cho kinh doanh trong hiện tại để có thể hướng tới mục tiêu
xa hơn trong tương lai là niêm yết thành cơng ra nước ngồi?...
Chính vì thế, nhóm quyết định chọn đề tài : “ Nhân tố ảnh hưởng tới việc
niêm yết chéo của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường chứng khoán của các
nước thành viên ASEAN (cụ thể tại thị trường Singapore)”. Bài nghiên cứu được
xây dựng, phân tích dựa trên các chỉ tiêu theo luật định của các quốc gia liên quan
và một số chỉ tiêu kinh tế khác nhằm đánh giá tác động của các biến số kinh tế, với
mong muốn đưa tới một cái nhìn mới về sự hội nhập thị trường vốn dành cho các
doanh nghiệp và các nhà hoạt định chính sách đang quan tâm tâm đến vấn đề rất
cấp thiết hiện nay.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của bài nghiên cứu là đánh giá tác động của
các nhân tố lên khả năng niêm yết chéo của các doanh nghiệp Việt Nam lên sàn

chứng khoán ASEAN, cụ thể là sàn chứng khoán Singapore (SGX).
5


Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm:
(i)

Tìm hiều các nghiên cứu đã có về chủ đề niêm yết chéo và chỉ ra khoảng

(ii)
(iii)

trống trong những nghiên cứu.
Hệ thống hóa các lý thuyết liên quan tới niêm yết chéo.
Đưa ra kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam về hoạt động niêm yết chéo

(iv)

từ các quốc gia đã thực hiện hoạt động này.
Giới thiệu về sàn chứng khoán Singapore với những đặc điểm nổi bật và
văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động niêm yết lên sàn

(v)

Singapore (SGX) của các doanh nghiệp nước ngoài.
Giới thiệu về các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam tạo tiền đề

(vi)

cho hoạt động niêm yết chéo của doanh nghiệp Việt Nam.

Đo lường ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng niêm yết
chéo của các doanh nghiệp Việt Nam lên sàn chứng khoán Singapore

(vii)

(SGX) bằng cách sử dụng mơ hình Logit.
Đề xuất các giải pháp và đưa ra một số khuyến nghị đối với các cơ quan
nhà nước và doanh nghiệp nhằm hiện thực hóa khả năng niêm yết chéo
của các doanh nghiệp Việt Nam lên sàn chứng khoán Singapore (SGX) .

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của bài nghiên cứu khoa học, đề tài cần tập
trung làm rõ những vấn đề sau:
-

Tại sao niêm yết chéo lên sàn chứng khoán ASEAN trong thời kỳ hội nhập

-

là cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam?
Việc niêm yết trên sàn chứng khốn Singapore (SGX) có gì ưu việt cho các

-

doanh nghiệp Việt Nam hơn các sàn chứng khoán khác?
Những tiền đề gì từ phía Singapore, các cơ quan chức năng của Việt Nam và
doanh nghiệp Việt Nam tạo thuận lợi cho q trình niêm yết lên sàn chứng
khốn Singapore của các doanh nghiệp Việt Nam?

6



-

Khả năng niêm yết chéo của các doanh nghiệp Việt Nam lên sàn chứng
khoán Singapore (SGX) chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào và mức độ

-

tác động của các nhân tố đó ra sao?
Chứng minh tính đúng đắn và ưu việt của phương pháp sử dụng mơ hình
Logit trong việc đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới khả năng niêm yết

-

chéo của các doanh nghiệp Việt Nam lên sàn chứng khốn Singapore?
Có những kiến nghị gì liên quan đến hoạt động niêm yết chéo cho các cơ
quan chức năng và các doanh nghiệp Việt Nam?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động niêm yết chéo của các doanh nghiệp đã niêm yết trên sở giao dịch
chứng khốn.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu


Về mặt không gian: Trong bài nghiên cứu này chúng tôi nghiên cứu trên 60
doanh nghiệp bao gồm 30 doanh nghiệp trong rổ cổ phiếu VN30 của Việt
Nam, 30 doanh nghiệp niêm yết trên sàn SGX của Singapore ( bao gồm 8
doanh nghiệp của các nước Đông Nam Á đã niêm yết chéo trên sàn SGX và




22 doanh nghiệp vừa và nhỏ của Singapore)
Về mặt thời gian: Số liệu được thu thập từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 12
năm 2015.

1.5. Tổng quan nghiên cứu
1.5.1. Các nghiên cứu về niêm yết chéo trên thế giới
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về hoạt động niêm yết ra thị trường nước
ngoài. Mỗi nghiên cứu đứng tên góc độ mỗi quốc gia khác nhau và phân tích các
khía cạnh khác nhau về hoạt động niêm yết chéo.
7


Một trong những nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về hoạt động niêm yết chéo của
các công ty là cơng trình của Saudagaran , S.M (1988) trong “An Empirical Study
of Selected Factors Influencing the Decision to List on Foreign Stock Exchanges”
được đăng trên “Journal of International Business Studies. Saudagaran đã nghiên
cứu các nhân tố tác động đến quyết định của cơng ty để niêm yết ở thị trường nước
ngồi bao gồm : sự tham gia của công ty vào thị trường chứng khoán nội địa, tầm
quan trọng của nước ngoài với tư cách là thị trường sản phẩm của cơng ty, đầu tư
nước ngồi trong tổng tài sản và quy mô tương đối của lực lượng lao động ở nước
ngoài. Kết quả nghiên cứu của Saudagaran(1988) chỉ ra rằng quy mơ của cơng ty
ở thị trường nội địa có tác động lớn tới quyết định niêm yết chéo của cơng ty.
Ngồi ra, theo Saudagaran ngành nghề kinh doanh chính của công ty và quốc gia
của họ cũng ảnh hưởng tới quyết định niêm yết lên sàn nước ngoài.
Pagano, Roell và Zechner (2002) trong nghiên cứu “ The geography of equity
listing: Why do European Companies list Abroad” trên Journal of Finance 57, page
2651-2694 đã phân tích đặc điểm của cơng ty trước và sau khi niêm yết chéo. Họ

nhận ra rẳng những công ty công nghệ cao và định hướng xuất khẩu thường bị lơi
cuốn bởi các sàn chứng khốn Mỹ. Những công ty niêm yết chéo trên sàn Châu Âu
hiếm khi tăng trưởng nhanh nhưng có được những lợi ích hứa hẹn sau khi niêm yết
chéo. Các tác giả cũng phân tích những bằng chứng về niêm yết chéo của các công
ty Mỹ và Châu Âu để xác minh xu hướng trong việc niêm yết chéo xuyên lục địa
cũng như đặc điểm của thị trường nơi mà cổ phiểu của họ được niêm yết với các
tiêu chuẩn về thực hành kế tốn, mức độ bảo vệ các cổ đơng, sự thể hiện của thị
trường và chi phí giao dịch. Cuối cùng, các tác giả đã kết luận về mối tương quan
dương giữa những nhân tố trên với hoạt động niêm yết chéo của các doanh nghiệp.
Nếu như nghiên cứu của Pagano, Roell và Zechner (2002) hướng đến những tác
động tích cực của các cơng ty sau khi niêm yết chéo thì nghiên cứu “Short-term
8


and Long-term effects of cross-border listing announcements on companies listed
at the NSE and their post listing performance” của Kuria H. Mwangi vào năm
2008 đã xem xét tác động trong ngắn hạn và dài hạn của việc công bố niêm yết
chéo lên các công ty niêm yết trên sàn NSE và hoạt động của họ sau khi niêm yết.
Tác giả đã đưa ra kết luận rằng việc thông báo niêm yết chéo có thể ảnh hưởng tiêu
cực đến cổ tức của cổ phiếu. Theo tác giả, những công ty không niêm yết chéo có
hệ số thanh tốn hiện hành cao hơn những công ty đã niêm yết chéo, một dấu hiệu
của sự tăng khả năng thanh khoản sau đó. Hơn nữa, Mugo, R.K (2010) với cơng
trình nghiên cứu “ An assessment of Effects of Cross-Border Listing on Firm’s
Financial Performance. The case of Kenyan Listed Companies”cũng đã thống kê
rằng niêm yết chéo có thể tác động khơng tốt đến tính thanh khoản của cổ phiếu và
tỷ lệ P/E.
Về đánh giá tác động cụ của niêm yết chéo tới tình hình tài chính của công ty sau
khi niêm yết, bài nghiên cứu “Does cross-border listing improve firm financial
performance in Eastern Africa?” của 3 tác giả Samuel O.Onyuma, Robert K.Mugo
và John K.Karuiya trên tạp chí kinh doanh, kinh tế và tài chính ISSN:2146-7943

năm 2012 đã đi sâu phân tích ảnh hưởng của việc niêm yết cổ phiếu lên thị trường
quốc tế tới tình hình tài chính của các cơng ty khu vực Đơng Phi. Mặc dù niêm yết
lên các sàn chứng khoán khu vực có tác động tích cực tới cổ phiếu và khả năng huy
động vốn của cơng ty, quyết định có niêm yết chéo hay không được quyết định bởi
công ty. Do vậy, đã kiểm tra tác động của quyết định niêm yết chéo tới tình hình
tài chính của cơng ty là một điều hết sức cần thiết để các doanh nghiệp có quyết
định niêm yết chéo hay khơng.
Trong khu vực ASEAN, hiện tại đã có sự tự do hóa dịng vốn giữa bốn quốc gia là
Singapore, Indonesia, Malaysia, Thailand; đi cùng với đó rất nhiều bài nghiên cứu
chỉ ra lợi ích của việc niêm yết chéo cũng như tạo tiền đề cho việc liên kết giữa 4
9


quốc gia. Trong bài nghiên cứu “Cointegration and Causality Among Jakarta Stock
Exchange, Singapore Stock Exchange, and Kuala Lumpur Stock Exchange” của
Erie Febrian và Aldrin Herwany tại đại học University of Paadjadjaran năm 2007,
đã xem xét về mối quan hệ cân bằng dài hạn trong chỉ số chứng khoán của 3 sàn
Jakarta Stock Exchange, Singapore Stock Exchange và Kuala Lumpur Stock
Exchange. Bài viết đưa ra được kết luận chỉ số giá cả của ba thị trường đang cùng
hội nhập và giá trị rủi ro của Jakarta Stock Exchange là cao nhất trong thời kỳ lấy
mẫu kiểm tra. Sự tồn tại của một tổ hợp tuyến tính của ba chỉ số hàm ý rằng các chỉ
số này hoàn toàn tương quan trong dài hạn và các nhà đầu tư khi tham gia vào thị
trường vốn quốc tế có thể thu được lợi nhuận trong ngắn hạn.
Mặc dù trên thế giới có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về niêm yết chéo trên các
giác độ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nổi tiếng trên đều tập trung
vào nghiên cứu các thị trường đã phát triển và các công ty lớn thuộc khu vực Châu
Âu, Mỹ, Trung Quốc và các quốc gia Mỹ Latinh; tuy nhiên số lượng cơng trình
nghiên cứu về hoạt động niêm yết chéo của các công ty và tập đoàn khu vực
ASEAN, đặc biệt là hoạt động niêm yết của các doanh nghiệp là rất ít. Vì vậy, chủ
đề này là một mảnh đất màu mỡ để các nhà nghiên cứu ở Việt Nam có thể khai

thác, tìm hiểu và đánh giá.

10


1.5.2. Các nghiên cứu về niêm yết chéo ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hoạt động hội nhập thị trường vốn quốc tế cũng đã được nghiên cứu
trên nhiều khía cạnh và cách tiếp cận khác nhau. Đặc biệt, trong những năm trở lại
đây, với việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường tài chính quốc
tế, những phân tích, đánh giá về cơ hội, thách thức cũng như điều kiện để các
doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng những cơ hội này trở thành đề tài trong
nhiều cơng trình nghiên cứu tiêu biểu của giới chun môn. Tuy nhiên, nếu như
niêm yết chéo là một hoạt động rất phổ biến và rất nhiều chuyên gia đã nghiên cứu
về lĩnh vực này thì tại Việt Nam, việc niêm yết cổ phiếu ra thị trường nước ngoài là
một hoạt động rất mới và do vậy, đứng trên giác độ nghiên cứu về quá trình thu hút
luồng vốn quốc tế vào quá trình phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam cụ thể
là quá trình niêm yết chéo lên các sàn chứng khốn khu vực ASEAN,số lượng các
cơng trình nghiên cứu còn rất hạn chế.
Luận án tiến sĩ “ Tự do hóa tài chính góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam” của Trương Thị Mỹ Nhân hoàn thành năm 2012 đã tổng hợp cơ sở lý luận
và thực tiễn về các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tác động của tự do hóa tài chính
đối với tăng trưởng kinh tế và phân tích tổng thể quá trình tự do hóa tài chính ở
Việt Nam giai đoạn 1990-2010 trên các khía cạnh tự do hóa lãi suất, tín dụng và
ln chuyển vốn. Sau đó luận án đánh giá tác động của tự do hóa tài chính với tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam và đề xuất các quan điểm, định hướng và 4 nhóm giái
pháp để tiếp tục thực hiện tự do hóa tài chính góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế của Việt Nam đến năm 2020. Tuy nhiên cơng trình này mới chỉ đánh giá tác
động của tự do hóa tài chính tới Việt Nam với vị thế là nước tiếp nhận các dịng tự
hóa về tài chính mà chưa nêu lên vai trị của tự do hóa tài chính tới Việt Nam với
vị thế là nước tận dụng những cơ hội của tiến trình tự do hóa tài chính để thu hút

các luồng vốn từ bên ngồi để đầu tư phát triển, điển hình là tác động của việc
11


doanh nghiệp Việt Nam huy động vốn trên thị trường vốn quốc tế. Mặt khác, cơng
trình cũng chưa sử dụng mơ hình cụ thể để lượng hóa tác động của tự do hóa tài
chính tới việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, mặc dù trong nước và nước ngồi có nhiều đề tài nghiên cứu đến thị
trường chứng khoán và hội nhập khu vực ASEAN. Tuy nhiên tại thời điểm năm
2012, đề tài “ Hội nhập thị trường chứng khoán Việt Nam vào thị trường chứng
khoán khu vực ASEAN” của Tiến Sĩ Trần Quang Phú được xem là nghiên cứu đầu
tiên khá đầy đủ và tồn diện q trình xây dựng lộ trình khả thi cho việc hội nhập
thị trường chứng khoán Việt Nam vào thị trường chứng khoán khu vực ASEAN.
Luận án đi sâu vào phân tích các tiền đề cho q trình hội nhập thị trường chứng
khoán khu vực của Việt Nam, đánh giá thực trạng hoạt động hội nhập thị trường
chứng khoán ASEAN của Việt Nam và kiến nghị các giải pháp trong hình thành
tiền đề nội lực quốc gia cho quá trình hội nhập thị trường chứng khốn ASEAN
như nâng cao năng lực của các chủ thể thị trường gồm: các chủ thể phát hành,
trung gian tài chính và cơ quan quản lý, giám sát thị trường chứng khoán. Cuối
cùng luận án đề xuất các giải pháp khả thi cũng như mơ hình hội nhập vào thị
trường chứng khốn ASEAN của Việt Nam theo hai cấp độ song phương và đa
phương. Mặc dù với đề tài này, tác giả Trần Quang Phú đã giúp cho các nhà hoạch
đinh chính sách cũng như các doanh nghiệp Việt Nam có thêm cái nhìn tổng quan
về tiến trình hội nhập vào thị trường chứng khoán ASEAN và các giải pháp khả thi
để nâng cao năng lực của các chủ thể thị trường. Tuy nhiên luận án mới chỉ đề cập
một cách tổng quan về q trình hội nhập thị trường chứng khốn khu vực mà
thiếu những phân tích đáng giá về một thị trường cụ thể và tiềm năng nhất để gợi
mở cho các doanh nghiệp Việt Nam những bước đi cụ thể trong việc niêm yết lên
sàn chứng khốn nước ngồi. Mặt khác, đề tài thực hiện từ năm 2012 nên thiếu
những cập nhật cần thiết về điều kiện thị trường mới của khu vực ASEAN khi

12


cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập cũng như những cơ hội và thách
thức cho các doanh nghiệp Việt Nam trong sân chơi khu vực.
Luận văn thạc sĩ “ Lựa chọn thị trường niêm yết chứng khoán ra nước ngoài cho
các doanh nghiệp Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Tám năm 2010 là một đề tài
mới ở Việt Nam trong hoạt động niêm yết chéo. Đề tài đã nghiên cứu tổng quan về
niêm yết ra nước ngoài tại một số sàn giao dịch trên thế giới, đưa ra một số quan
điểm về lựa chọn thị trường niêm yết. Bên cạnh đó, luận văn phân tích thực trạng
niêm yết chứng khốn ra nước ngồi của các doanh nghiệp Việt Nam, tìm ra những
nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thị trường để trên cơ sở đó đề xuất một
số giải pháp giúp cho doanh nghiệp lựa chọn thị trường phù hợp nhằm góp phần
giúp doanh nghiệp Việt Nam thành công trong việc đưa cổ phiếu xuất ngoại. Tuy
nhiên đề tài này mới chỉ đề cập những nhân tố ảnh hưởng đến quyết đinh lựa chọn
thị trường chứ chưa lượng hóa tác động cụ thể của từng nhân tố đến quyết định lựa
chọn thị trường của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Thị Tám mới chủ
yếu phân tích các điều kiện khách quan ảnh hưởng đến việc lựa chọn sàn niêm yết
mà không đề cập đến những yếu tố thuộc về bản thân doanh nghiệp ảnh hưởng trực
tiếp đến khả năng niêm yết lên sàn quốc tế.
Như vậy các cơng trình nghiên cứu về niêm yết chéo ở Việt Nam mới chỉ đánh giá
được tổng quan hoạt động hội nhập thị trường chứng khoán ASEAN và các nhân
tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn thị trường niêm yết nhưng chưa đi sâu vào nghiên
cứu một thị trường cụ thể của khu vực ASEAN. Bên cạnh đó,chưa có cơng trình
nào đi sâu vào phân tích nhân tố ảnh hướng đến khả năng niêm yết ra nước ngồi
của các doanh nghiệp Việt Nam. Trước thực tế đó, nhóm chúng tơi thực hiện đề tài
nghiên cứu “Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng niêm yết chéo của các doanh nghiệp
Việt Nam lên thị trường chứng khoán ASEAN” nhằm đưa ra những nhận định,
đánh giá về các nhân tố tác động đến khả năng niêm yết cổ phiểu lên thị trường
13



chứng khoán ASEAN mà cụ thể là thị trường Singapore của doanh nghiệp Việt
Nam. Bên cạnh đó, nhóm chúng tơi dùng mơ hình kinh tế lượng nhằm lượng hóa
mức độ tác động của từng nhân tố với mong muốn giúp các doanh nghiệp có ý
định niêm yết lên thị trường chứng khốn Singapore có thểm tham khảo tài liệu
như một gợi ý để cải thiên các khía cạnh đó của doanh nghiệp nhằm niêm yết thành
cơng trên sàn chứng khốn nước này.

1.6. Kết cấu đề tài:
Bài nghiên cứu có kết cấu gồm 5 chương:
Chương I: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu
Chương II: Cơ sở lý thuyết về niêm yết chéo
Chương III: Phương pháp nghiên cứu.
Chương IV: Kết quả nghiên cứu
Chương V: Kết luận và khuyến nghị

14


Chương 2: Vấn đề cơ bản về “ Niêm yết chéo”

2.1. Khái quát về niêm yết chéo
2.1.1 . Khái niệm
Niêm yết chéo là việc công ty niêm yết cổ phiếu của cơng ty đó trên một
hoặc nhiều sàn chứng khốn nước ngoài để huy động vốn quốc tế.
Niêm yết chéo có nhiều hình thức khác nhau: Ở Mỹ, các cổ phiếu của các
cơng ty nước ngồi giao dịch trên sàn chứng khốn Mỹ thơng qua xác nhận lưu kí
cổ phiếu ở Mỹ (ADRs) có giá và cổ tức được ghi bằng đồng USD và có thể được
giao dịch như cổ phiếu thường. Ở Châu Âu , cổ phiếu của các công ty không thuộc

Châu Âu giao dịch trên thị trường chứng khốn Châu Âu thơng qua việc sử dụng
các xác nhận lưu chiểu Châu Âu EDRs. Các EDRs cho phép nhà đầu tư châu Âu
mua cổ phần của các công ty nước ngồi mà khơng có sự nguy hiểm hoặc bất tiện
về biên giới quốc gia hay đơn vị tiền tệ trong giao dịch, tuy nhiên, Euro vẫn là
đồng tiền được sử dụng phổ biến nhất.
Tóm lại, có thể hiểu niêm yết chéo là một hoạt động huy động vốn chủ sở
hữu trên thị trường vốn quốc tế bằng cách phát hành cổ phiếu trên sàn giao dịch
nước ngoài nhằm huy động nguồn vốn với chi phí thấp đồng thời góp phần quảng
q hình ảnh doanh nghiệp với nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, cần phân biệt
niêm yết chéo với niêm yết kép khi một công ty phát hành chứng khốn qua cơng
ty con thành lập tại nước ngồi để huy động vốn.

15


2.1.2. Tiêu chuẩn niêm yết
Tiêu chuẩn niêm yết thông thường do SGDCK của mỗi quốc gia quy định,
dựa trên cơ sở thực trạng của nền kinh tế. Nội dung và sự thắt chặt của các quy
định niêm yết của mỗi nước hay mỗi SGDCK được quy định khác nhau. Tiêu
chuẩn về niêm yết được quy định dưới hai hình thức: tiêu chuẩn định lượng và
tiêu chuẩn định tính. Cụ thể dưới đây là 10 điều kiện quan trọng để chào sàn SGX
thành công.
2.1.2.1. Tiêu chuẩn định lượng
Thời gian hoạt động DN: DN niêm yết phải có một nền tảng kinh doanh
hiệu quả và thời gian hoạt động liên tục trong một số năm nhất định tính đến thời
điểm xin niêm yết.
Quy mô và cơ cấu sở hữu cổ phần Doanh nghiệp: quy mô của một doanh
nghiệp niêm yết phải đủ lớn để tạo nên tính thanh khoản tối thiểu cho chứng khoán
của doanh nghiệp.
Lợi suất thu được từ vốn cổ phần: Mức sinh lời trên vốn đầu từ (cổ tức) phải

cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 1 năm. Hoặc số năm hoạt động kinh
doanh có lãi tính đến thời điểm xin niêm yết là 2-3 năm.
Tỷ lệ nợ: có thể là tỷ lệ nợ trên tài sản ròng của DN, hoặc tỷ lệ vốn khả
dụng điều chỉnh trên tổng tài sản nợ của DN ở mức cho phép, nhằm bảo đảm duy
trì tình hình tài chính lành mạnh của DN.
Sự phân bổ cổ đông: là xét đến số lượng và tỷ lệ cổ phiếu do các cổ đông
thiểu số nắm giữ (thông thường 1%) và các cổ đông lớn (5%); tỷ lệ cổ phiếu do cổ
đông sáng lập và cổ đơng ngồi cơng chúng nắm giữ mức tối thiểu.
Cụ thể hơn tại sàn SGX :
Yêu cầu tài chính: lợi nhuận tích lũy trước thuế 3 năm gần nhất phải đạt tối thiểu
7,5 triệu USD Singapore (SGD), tương đương 122,24 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận
16


trước thuế mỗi năm phải đạt ít nhất 1 triệu SGD, tương đương 16,29 tỷ đồng.
Hoặc, lợi nhuận tích lũy trước thuế trong 1 hay 2 năm gần nhất phải đạt tối thiểu
10 triệu SGD.
Vốn hóa thị trường: vốn hóa thị trường tại thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra
công chúng (IPO) phải đạt tối thiểu 80 triệu SGD (tương đương 1,3 nghìn tỷ đồng).
Theo đó, doanh nghiệp phải có tình trạng tài chính lành mạnh và hoạt động kinh
doanh phải đem lại luồng lưu chuyển tiền tệ dương.
Tỷ lệ khối lượng cổ phiếu tự do lưu hành: tối thiểu 25% cổ phần của doanh
nghiệp phải được ít nhất 500 nhà đầu tư nắm giữ. Nếu vốn hóa thị trường lớn hơn 1
tỷ SGD thì số cổ phiếu do cơng chúng nắm giữ có thể được hạ xuống cịn 12%.
Các loại phí niêm yết: Mức phí thấp nhất là 50.000 SGD và cao nhất là 200.000
SGD. Phí nộp hồ sơ xin niêm yết là 20.000 SGD và không hoàn lại. Ngoài ra, mỗi
năm doanh nghiệp phải nộp tối thiểu 25.000 SGD và tối đa 100.000 SGD.
2.1.2.2. Tiêu chuẩn định tính
Triển vọng của cơng ty.
-Phương án khả thi về sử dụng vốn của đợt phát hành.

-Ý kiến kiểm toán về các báo cáo tài chính.
-CơcấutổchứchoạtđộngcủaDN(HĐQTvà BGĐđiềuhành).
-Mẫuchứngchỉ CK.
-Lợiíchmanglạiđốivớingành,nghềtrongnềnkinhtếquốcdân.
-Tổchứccơngbốthơngtin.
Cụ thể theo yêu cầu của sàn SGX:

17


Chuẩn mực báo cáo tài chính: tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán của
Singapore (SFRS), Mỹ (GAAP) và Quốc tế (IFRS). Kết quả kinh doanh hàng năm
phải được công bố trong vòng 60 ngày kể từ ngày kết thúc niên độ kế tốn và báo
có tài chính năm phải được cơng bố trong vịng 4 tháng. Trong khi đó, kết quả kinh
doanh hàng quý phải được công bố trong vòng 45 ngày kể từ ngày kết thúc niên độ
kế tốn và doanh nghiệp khơng cần phải cơng bố báo cáo tài chính q.
Kiểm sốt tài sản: liên quan đến việc kiểm sốt tài sản, cơng ty phải giữ
ngun hoạt động kinh doanh và cơ chế quản lý trong suốt giai đoạn kiểm tra lợi
nhuận tương ứng.
Quản trị doanh nghiệp: báo cáo quản trị doanh nghiệp được trình bày trong
báo cáo thường niên và phải tuân theo tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp của
Singapore.
Thành phần Hội đồng quản trị: phải có ít nhất hai ủy viên Hội đồng quản
trị độc lập là người cư trú tại Singapore.
Giải quyết mâu thuẫn về quyền lợi: doanh nghiệp phải giải quyết hoặc loại
bỏ các tình huống mâu thuẫn trước khi niêm yết. SGX có thể chấp nhận đề xuất để
giải quyết hoặc loại bỏ các xung đột về quyền lợi trong một thời gian nhất định sau
khi niêm yết.
Sau khi đáp ứng được các quy định quan trọng trên, các doanh nghiệp sẽ bắt
đầu quá trình IPO và trải qua 5 bước trên sàn GSX Mainboard.

Nộp hồ sơ IPO: doanh nghiệp nộp hồ sơ lên SGX để xem xét trong vòng 8
đến 12 tuần.
Cấp phép đủ điều kiện niêm yết (ETL): GSX sẽ cấp giấy chứng nhận cho
doanh nghiệp đủ điều kiện khi kết thúc quá trình xem xét.
Nộp bản cáo bạch sơ bộ: doanh nghiệp nộp bản cáo bạch sơ bộ lên ủy ban
tiền tệ Singapore (MAS). MAS sẽ công bố bản cáo bạch này lên trang web của
18


mình để nhà đầu tư có ý kiến. Giai đoạn xem xét của MAS dự kiến kéo dài trong
khoảng 4 tuần.
Đăng ký bản cáo bạch cuối cùng: doanh nghiệp đăng ký bản cáo bạch
cuối cùng lên MAS và bắt đầu q trình chào bán cổ phiếu ra cơng chúng.
2.1.3 Tác động của niêm yết chéo
2.1.3.1 Tác động tích cực
Thứ nhất, tiếp cận nguồn vốn quốc tế: Đây là vai trò đầu tiên và cơ bản nhất
của việc niêm yết chéo. Niêm yết chéo giúp các doanh nghiệp huy động vốn từ các
nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là nguồn
bổ sung vốn quan trọng của doanh nghiệp, bên cạnh việc huy đơng vốn trên sàn
chứng khốn trong nước. Đặc biệt với các quốc gia thị trường vốn chưa phát triển,
các công ty bị hạn chế về khả năng tiếp cận nguồn vốn.
Thứ hai, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn so với trước khi niêm
yết chéo: Những công ty niêm yết chéo chịu sự giám sát nghiêm ngặt của những
nhà đầu tư và đội ngũ quản lý của công ty họ bắt buộc phải tập trung vào mục tiêu
phát triển dài hạn. Hơn nữa, các công ty niêm yết chéo có sự gia tăng về tài sản, lợi
nhuận, địn bẩy thấp đi vì cơng ty huy động nhiều vốn chủ sở hữu hơn. Những
bằng chứng thực nghiệm cho thấy, các cơng ty niêm yết ra nước ngồi có khuynh
hướng cạnh tranh hơn và tạo ra những giá trị kinh tế thật sư cho nhà đầu tư.
Thứ ba, tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu cơng ty: Tính thanh khoản của
một tài sản được đo bẳng chi phí thời gian và chi phí tiền bạc để chuyển tài sản đó

thành tiền mặt. Đối với cổ phiếu, việc niêm yết trên các thị trường chứng khốn
chun nghiệp và có tính thanh khoản cao hơn không những khiến thị trường giao
dịch cổ phiếu được mở rộng với nhiều nhà đầu tư hơn mà cịn giúp định giá cổ
phiểu đó chính xác hơn dựa trên quan hệ cung cầu để từ đó nâng cao tính thanh
19


khoản của các cổ phiếu. Hơn nữa, công ty niêm yết ở sàn có qui định chất lượng
quản trị cơng ty tốt, hệ thống pháp luật tốt, bảo vệ nhà đầu tư thiểu số và nhà đầu
tư nước ngoài sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư từ bên ngồi. Nói cách khác sẽ làm tăng
tính thanh khoản cho chứng khốn của họ.
Thứ tư, sự minh bạch thông tin: Việc niêm yết chéo trên thị trường chứng
khốn quốc tế có thể làm giảm chi phí vốn thơng qua cải thiện mơi trường thơng
tin của doanh nghiệp. Các cơng ty có thể lựa chọn niêm yết trên các thị trường
quốc tế với các quy định nghiêm ngặt về các yêu cầu công bố thông tin để báo hiệu
chất lượng hoạt động của họ tới các nhà đầu tư hiện tại và cung cấp những thông
tin sâu hơn tới các nhà đầu tư tiềm năng. Vì vậy đây là động lực để cơng ty phải
minh bạch về số liệu cung cấp cũng như giúp nhà đầu tư tăng sự tin tưởng vào
những thông tin được cơng bố, do đó tăng khả năng dự báo, phân tích thơng tin.
Thứ năm, quảng bá hình ảnh và tăng uy tín của doanh nghiệp: để có thể niêm
yết trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe
của sàn muốn niêm yết về vốn, cơ cấu cổ đông, sự minh bạch hóa thơng tin,…Vì
vậy, uy tín của doanh nghiệp được nâng cao vì các nhà đầu tư sẽ có cơ sơ hơn để
tin tưởng vào những thông tin do doanh nghiệp cơng bố về tình hình tài chính, kết
quả sản xuất kinh doanh. Mặt khác, việc có thể niêm yết trên thị trường quốc tế sẽ
giúp hình ảnh của cơng ty đến được với các nhà đầu tư trên thế giới thông qua các
dữ liệu của doanh nghiệp được công bố trên sàn giao dịch. Bằng cách này, khách
hàng nước ngoài sẽ dễ nhận biết công ty hơn.
Thứ sáu, cải thiện giá cổ phiếu ở thị trường trong nước: niêm yết ra nước
ngồi kích thích những bn bán giao dịch thị trường trong nước vì đối với nhà

đầu tư đây là tín hiệu của sự hoạt động hiệu quả và triển vọng tương lai. Vì thế
cơng ty niêm yết chéo thành cơng có thể làm tăng giá cổ phiếu ở thị trường nội địa.

20



×