Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho học
sinh lớp 1
MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................2
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:................................................................................2
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:........................................................................3
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:......................................................................3
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:........................................................................3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:................................................................3
6. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:.......................................................................4
PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.......................................................................5
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:.........................................................................................5
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ HỌC MÔN TẬP ĐỌC CỦA HỌC SINH..7
3. GIẢI PHÁP:................................................................................................10
* Đưa video clip vào giải nghĩa từ khó:..........................................................22
4. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC..............................................................23
PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...................................................24
1. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI.............................................................................24
3. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI...........................................25
4. ĐỀ XUẤT....................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................31
Trang 1
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho học
sinh lớp 1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong dạy học môn tập đọc ở tiểu học, việc rèn đọc hiểu chiếm vị trí đặc
biệt quan trọng. Như chúng ta biết, đọc hiểu là bộ phận của nội dung dạy Tiếng
Việt - với tư cách là một môn học tiếng mẹ đẻ trong trường tiểu học. Dạy học
đọc hiểu ở trường tiểu học nhằm dạy cho học sinh các hành động học để lĩnh hội
các văn bản thuộc một số kiểu văn bản phổ biến, thường gặp trong đời sống, dạy
cho các em sử dụng những điều lĩnh hội được từ các văn bản (nội dung văn bản,
đích của văn bản) để làm giàu vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mình. Khơng
những thế thơng qua việc dạy cách lĩnh hội văn bản, tập cho học sinh từng bước
thành thạo các thao tác tư duy, từ đó cùng với mơn học khác góp phần dần hình
thành năng lực giải quyết vấn đề ở các em. Mặt khác, dạy học đọc hiểu cịn
nhằm cung cấp cho học sinh một cơng cụ - công cụ đọc hiểu và tập cho các em
dùng cơng cụ này để học tập có hiệu quả các mơn học khác trong nhà trường.
Vì khả năng đọc của học sinh lớp 1cịn hạn chế, các em ít vốn sống nên
trong khi tìm nội dung bài đọc các em thường lúng túng khi tìm câu trả lời. Một
số học sinh khơng dám trình bày ý kiến của mình cho người khác nghe. Một số
em hiểu vấn đề mà không diễn đạt được để người khác nghe hiểu. Điều này
khiến cho học sinh dễ bị thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức của bài. Và lâu
dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập của các em.
Trong những năm tới nền giáo dục sẽ có những bước thay đổi về căn
bản, chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể sẽ thay thế cho chương trình giáo
dục hiện hành theo định hướng phát triển năng lực của người học.
Vậy thế nào là dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực:
Dạy học nhằm hình thành năng lực là dạy học hướng đến mục tiêu phát
triển những năng lực chung và những năng lực chuyên biệt của mơn Tiếng Việt
để học sinh trở thành con người có tiềm lực phát triển, thích nghi với hồn cảnh
sống, học tập, làm việc luôn biến đổi trong cả cuộc đời.
Các biểu hiện chủ yếu của năng lực làm chủ Tiếng Việt của học sinh:
- Kĩ năng đọc lưu loát thành tiếng , kĩ năng đọc hiểu ; kĩ năng nghe
chính xác ; kĩ năng nói ; kĩ năng viết chính xác ; viết sáng tạo.
Mỗi kĩ năng được chia ra thành các mức độ thành thạo khác nhau:
-Về kiến thức Tiếng Việt:
Các mức độ nhận thức theo Bloom ở Tiểu học:
Trang 2
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho học
sinh lớp 1
+ Biết là nhớ khái niệm , quy tắc và nhắc lại; là nhớ lại các thông tin thu
thập được và nhắc lại.
+Hiểu là diễn đạt lại các khái niệm, quy tắc bằng ngơn ngữ của bản thân,
có khả năng áp dụng khái niệm, quy tắc vào tình huống đơn giản tho mẫu hoặc
có khả năng đưa ra ví dụ theo mẫu.
+ Vận dụng thấp là kết nối các kiến thức đã học để giải quyết các tình
huống giả định gần giống tình huống mẫu.
+ Vận dụng cao là dùng kiến thức để giải quyết một tình huống mới.
Trong mơn Tiếng việt ở Tiểu học , nội dung được đánh giá nhận thức
bao gồm: kiến thức về quy tắc chính tả , kiến thức về từ và câu, kĩ năng đọc hiểu
văn bản, kĩ năng nghe hiểu.
Quan trọng nhất là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết
một nhiệm vụ giao tiếp cụ thể trong đời sống.
Xuất phát từ thực tiễn dạy học môn Tập đọc lớp 1 và sự đổi mới phương
pháp trong dạy học theo hướng tích cực . Bởi vậy, tơi mạnh dạn tiến hành
nghiên cứu đề tài : “ Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng
phát triển năng lực cho học sinh lớp 1”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc lớp 1.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Học sinh lớp 1
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến vấn đề dạy học Tập đọc
đến lớp 1.
- Nghiên cứu thực trạng học môn Tập đọc của học sinh trong những năm
gần đây.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Khảo sát thực trạng ban đầu.
- Đề ra giải pháp.
- Ứng dụng tại lớp mình dạy
- Thu thập kết quả sau khi ứng dụng.
Trang 3
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho học
sinh lớp 1
6. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
Tôi tiến hành thực hiện những biện pháp, những kinh nghiệm từ đầu
năm học – đặc biệt là đầu học kì II. Quá trình thực hiện các biện pháp là quá
trình lâu dài trong năm học và có sự điều chỉnh nếu các biện pháp đó cịn bất
hợp lý đối với đối tượng học sinh.
Tôi dự kiến sẽ tiến hành khảo sát chất lượng vào dịp tháng 4 để có căn
cứ đánh giá hiệu quả của kinh nghiệm sau khi thực hiện .
Trang 4
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho học
sinh lớp 1
PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Từ những đổi mới của chương trình Tiểu học, địi hỏi phải đổi mới
chương trình mơn Tiếng Việt. Chương trình Tiểu học thực hiện đổi mới đồng bộ
về:
- Mục tiêu giáo dục.
- Nội dung và phương pháp dạy học.
- Cách thức đánh giá học tập của học sinh.
Xuất phát từ quan điểm: Chương trình học tập nói chung và học đọc nói
riêng phải vừa tạo khả năng để học sinh tiếp tục học lên, vừa tạo cơ hội để học
sinh có thể sử dụng những kiến thức, kĩ năng học được ở trường Tiểu học vào
Trang 5
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho học
sinh lớp 1
việc học, việc sinh hoạt hàng ngày nên mục tiêu của việc dạy học ở trường Tiểu
học là cho học sinh làm quen với các loại hình văn bản phổ biến của đời sống,
làm quen với cấu trúc ngôn ngữ ở từng loại văn bản. Dạy học sinh cách nắm nội
dung văn bản, đích của tác giả. Mặt khác, phát triển tư duy của học sinh, đặc biệt
là tư duy phê phán, làm giàu vốn kiến thức và kinh nghiệm của học sinh.
Theo đặc trưng của môn Tiếng Việt tập trung vào sự hình thành và phát
triển kĩ năng: Nghe - nói – đọc - viết, góp phần vào q trình hình thành các giá
trị mới như: Năng lực tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh
kiến thức và thực hành vận dụng kiến thức đó theo năng lực bản thân.
Mặt khác, như chúng ta đã biết mơn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có
nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngơn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt
động ngơn ngữ đó được thể hiện qua 4 kĩ năng: Nghe - đọc – nói - viết. Tập đọc
là một phân mơn của chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học. Đây là phân mơn có
vị trí đặt biệt quan trọng trong chương trình, vì nó đảm nhiệm việc hình thành và
phát triển cho kĩ năng “đọc” nói chung và “đọc hiểu” nói riêng - một kĩ năng
quan trọng hàng đầu của bậc Tiểu học.
Cũng như các lớp 2, 3, 4, 5 khơng có bài dạy đọc hiểu riêng. Nội dung
đọc hiểu là một bộ phận của nội dung bài Tập đọc. Việc dạy đọc hiểu diễn ra sau
việc dạy đọc thành tiếng, từ, câu, không đọc thừa hoặc thiếu chữ, thiếu từ, thiếu
dịng thì các em mới có điều kiện để hiểu được nội dung bài. Có thể nói, bản
chất của “đọc hiểu” là một hoạt động giao tiếp ở đó người đọc lĩnh hội lời nói đã
được viết thành văn bản nhằm làm thay đổi những hiểu biết, tình cảm hoặc hành
vi của chính mình, đọc hiểu là hoạt động đọc cho mình (người đọc). Như vậy
đọc hiểu chỉ đơn thuần là hoạt động lĩnh hội. Để lĩnh hội nội dung và đích của
văn bản người đọc phải thực hiện phân tích văn bản trên nhiều bình diện: Bình
diện cú pháp, bình diện thơng tin, bình diện phát ngơn … Chính vì vậy mà đọc
hiểu là cách đọc phân tích.
Thật vậy, Tập đọc là mơn học cơng cụ, là chìa khố, là phương tiện để
học sinh tiếp nhận tri thức loài người. Tập đọc giúp các em hiểu được cái hay,
cái đẹp tinh tế của nghệ thuật ngôn từ. Tập đọc đặc biệt là đọc hiểu giúp các em
học được cách nói, cách viết một cách chính xác, trong sáng có nghệ thuật, góp
phần khơng nhỏ vào việc rèn luyện kĩ năng đọc mà còn phát triển cho học sinh
vốn từ ngữ Tiếng Việt phong phú. Từ đó các em sẽ học tốt các mơn học khác bởi
đọc đúng, hiểu được chính xác nội dung một vấn đề nào đó. Từ đó, các em sẽ
làm Tốn đúng, viết đúng và nói đúng….
Trang 6
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho học
sinh lớp 1
Với tư cách, nhiệm vụ là một phân môn thực hành Tiếng Việt, Tập đọc
hiểu góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển năng lực cho học
sinh. Những bài Tập đọc trong chương trình sách giáo khoa lớp 1 mới là những
bài văn, bài thơ hay trong kho tàng văn học trong nước và nước ngồi. Chính vì
thế mà các em có vốn văn học dân tộc, hay trên thế giới khá lớn. Bên cạnh đó,
có các bài tập đọc còn cung cấp cho các em vốn từ ngữ phong phú, thuộc nhiều
chủ đề để sử dụng vào việc tập viết, tập chép đoạn văn, bài thơ … và đặc biệt là
việc viết các bài Tập làm văn của các lớp 2, 3, 4, 5, sử dụng vào việc giao tiếp,
ứng xử hàng ngày. Mặt khác các bài Tập đọc cịn là bức tranh mn hình, mn
vẻ về đề tài thiên nhiên, xã hội phong phú, về phong tục tập quán, lối sống và
kinh nghiệm sống. Cho nên việc đọc hiểu giúp các em càng thêm hiểu biết về
con người, về đất nước trong quá khứ cũng như trong hiện tại và tương lai.
Khi học phân môn Tập đọc, đặt biệt là phần đọc hiểu giúp trí tuệ của các
em ngày càng được nâng cao, bồi dưỡng cho các em tình yêu, niềm tin trong
cuộc sống. Dạy Tập đọc nói chung và dạy Tập đọc ở lớp 1 nói riêng thì việc đọc
hiểu sẽ giúp các em phát triển tư duy logic, rèn luyện khả năng thông hiểu ngôn
ngữ, khả năng suy nghĩ logic và tổng hợp.
Cũng như các môn học khác ở các cấp học, môn Tập đọc đòi hỏi giáo
viên phải đổi mới phương pháp: Lấy học sinh làm trung tâm, học sinh giữ vai trò
chủ đạo trong q trình học tập,tự tìm tịi để hiều nội dung, phát triển kiến thức
dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của người thầy. Với những yêu cầu quan trọng như
vậy thì người thầy phải là người tổ chức linh hoạt, chuẩn bị được nhiều tình
huống phong phú cho học sinh. Tránh nhồi nhét vào đầu các em những kiến thức
mà chính các em khơng hiểu gì cả.
Trong chương trình tiểu học, các bài tập đọc của lớp 1 đã được chọn lọc
kĩ càng và được sắp xếp theo từng chủ đề. Nội dung các bài tập đọc cung cấp,
bồi dưỡng cho các em lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu người lao động,
yêu người thân… ở xung quanh các em.
Vì thế, việc đọc hiểu từng bài tập đọc nhằm trau dồi lịng hướng thiện
đạo lí, truyền thống dân tộc ….
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ HỌC MÔN TẬP ĐỌC CỦA HỌC SINH
a. Thực trạng về dạy học:
Chương trình Tiếng Việt lớp 1 là một bộ phận của chương trình mơn
Tiếng Việt ở tiểu học, chương trình này kế thừa và phát triển những thành tựu về
dạy học Tiếng Việt lớp 1 ở nước ta. Thực hiện những đổi mới về giáo dục Tiếng
Trang 7
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho học
sinh lớp 1
Việt, đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn giáo dục nước ta đang trong thời kì
đổi mới.
Sách Tiếng Việt 1 tập 2 - phần luyện tập tổng hợp gồm: 13 tuần tiếp tục
phát triển các kĩ năng nghe - đọc – nói - viết cho học sinh thơng qua các bài tập
đọc.
Về nội dung: Hầu hết các chủ điểm tập đọc lớp 1 đều được lặp lại theo
logic sau:
- Chủ điểm
: Nhà trường : 4 tuần
- Chủ điểm
: Gia đình : 4 tuần
- Chủ điểm
: Thiên nhiên đất nước: 4 tuần
Riêng tuần 35 dành cho ôn tập và kiểm tra.
- Các bài tập đọc được xếp theo chủ đề gần gũi, đan xen,kết hợp, phân
Chỉnh chữ
bố rất hợp lý.
gần dấu gạch
- Nội dung là những bài văn , bài thơ, những câu chuyện ngắn, hay,
ngang
hấp dẫn gắn với cuộc sống sinh hoạt của các em.
Đặc biệt, ở mỗi bài tập đọc đều có tranh minh họa với màu sắc đẹp,
hình ảnh sinh động phù hợp với nội dung từng bài.
Trong đó, văn bản đọc hiểu ở lớp 1 gồm những loại sau:
- Văn bản nghệ thuật (hoặc được viết theo phong cách nghệ thuật) chiếm
tỷ lệ khoảng 70% nhằm đảm bào mục đích dạy tiếng đồng thời với dạy văn, phát
triển khả năng giao tiếp kết hợp với bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm.
- Văn bản khoa học (hoặc được viết theo phong cách khoa học).
- Văn bản nhật dụng (bao gồm một số giấy tờ đơn giản, ấn phẩm đơn
giản dùng trong đời sống và gần gũi với học sinh lớp 1).
Độ dài của văn bản: Văn bản nghệ thuật là văn xuôi và văn bản khoa
học khoảng 50 đến 80 chữ. Văn bản truyền thông và văn bản nhật dụng khoảng
30 chữ.
Độ dài của câu trong văn bản khoảng từ 8 đến 10 từ. Các câu được dùng
với nghĩa hiển ngôn.
Trang 8
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho học
sinh lớp 1
• Ưu điểm:
- Với nội dung cấu trúc xen kẽ các chủ điểm, cứ sau 3 tuần sẽ kết thúc
một vòng chủ điểm. Tiếp đó, các chủ điểm lần lượt được nhắc lại tâm lý lứa tuổi
học sinh lớp 1 là khả năng chú ý của các em chưa cao nên cần thay đổi luôn chủ
điểm để hấp dẫn các em song cũng cần lặp lại liên tục để củng cố.
- Các văn bản đọc được tuyển chọn phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh
lớp 1: thú vị, hấp dẫn, bổ ích, gần gũi với thế giới hồn nhiên, tưới tắn của trẻ. Có
tác dụng giúp trẻ nhờ tiếp xúc với một thế giới mới qua sách mà có thêm hiểu
biết, nâng cao hơn về tình cảm, đáng yêu, cởi mở, thông minh và tự tin hơn.
- Ngôn ngữ của các văn bản hồn nhiên, trong sáng, hiện đại và thích hợp
với trẻ em, 6, 7 tuổi.
• Tồn tại:
- Dạy học phần đọc hiểu còn chưa sâu, mới chỉ đưa ra hình thức giáo
viên hỏi để học sinh trả lời câu hỏi. Do đó, đa số giáo viên sử dụng phương pháp
giảng giải là chủ yếu. Giáo viên tập trung vào giảng từ, giảng nội dung câu. Điều
đó khiến cho học sinh dễ bị thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức của bải. Hơn
nữa, cách giải nghĩa từ, giảng nội dung từng câu hay đoạn, bài còn mang tính gị
bó, mang tính khn mẫu. Vì thế làm hạn chế óc tưởng tượng phong phú của các
em.
- Chất lượng đọc hiểu chưa cao, chỉ mới dừng lại ở mức độ đọc đúng.
Kỹ năng đọc hiểu cũng chưa cao dẫn đến kết quả đọc chưa đáp ứng được yêu
cầu của việc hình thành kỹ năng cơ bản quan trọng.
- Trong tiết học, học sinh chưa có thói quen, ý thức tự tìm tịi khám phá
cái hay, cái đẹp của các bài văn, bài thơ.
- Giáo viên chưa mạnh dạn áp dụng việc đổi mới các hình thức học tập
cho học sinh.
• Nguyên nhân:
- Do đặc điểm tâm lý của lứa tuổi tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1
thường tri giác trên tổng thể, những hình ảnh, hiện tượng cụ thể dễ nhớ hơn các
câu chữ.
- Các em còn nhỏ chưa hiểu hết được tầm quan trọng của việc đọc hiểu
mà các em chỉ chú trọng đến việc đọc đúng, đọc to rõ ràng.
b. Thực trạng về học sinh:
- Khả năng chú ý thấp, các em thường ghi nhớ một cách máy móc rất
khó nhớ nhưng lại mau quên.
Trang 9
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho học
sinh lớp 1
- Học sinh khơng dám trình bày ý kiến của mình cho người khác nghe.
Hiểu vấn đề mà không diễn đạt được để người khác nghe hiểu.
- Do một số học sinh có hồn cảnh đặc biệt ảnh hưởng đến việc học tập
của các em.
- Do một số học sinh chưa chăm học, nên chưa nắm bắt, tiếp thu được
bài. Vì vậy khi giáo viên yêu cầu trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài đọc, hoặc
nghĩa từ thì các em thường trả lời sai và rất lúng túng.
- Do vốn từ ít, kinh nghiệm sống của các em cịn hạn chế nên có những
từ ngữ các em khơng hiểu hoặc hiểu sai lệch nội dung của bài.
3. GIẢI PHÁP:
Theo tôi để đưa ra giải pháp hữu hiệu cho phân mơn tập đọc thì mỗi giáo viên
cũng nên thay đổi phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của mỗi
học sinh. Cụ thể là :
- Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý
tích cực hố học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải
quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời
gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học
tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV – HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan
trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và
kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập
phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học các mơn
học thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là:
•
Chỉnh
lại
thành
dấu
cộng.
Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành
và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm
thơng tin,...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo
của tư duy.
•
Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương
pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương
pháp nào cũng phải đảm bảo được ngun tắc “Học sinh tự mình hồn thành
nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của GV”.
•
Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức
dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có
những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong
Trang 10
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho học
sinh lớp 1
•
lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực
hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức
vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học.
Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học mơn học tối thiểu đã qui
định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với
nội dung học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng cơng
nghệ thơng tin trong dạy học.
Từ những cơ sở lý luận trên tôi xin đưa ra một số biện pháp rèn kỹ năng
đọc hiểu trong giờ tập đọc cho học sinh lớp 1 theo định hướng phát triển năng
lực như sau:
Biện pháp 1: Tạo hứng thú trong giờ học thông qua các trò chơi.
Trong hai tiếp Tập đọc, để giúp các em hiểu sâu vấn đề nên tạo hứng thú
trong giờ học bằng cách giáo viên nên cho học sinh tự phát hiện kiến thức hoặc
tự kiểm tra bạn, hoặc kiểm tra chính mình. Như phần kiểm tra bài cũ ở tiết 1,
giáo viên nên cho học sinh đọc một đoạn văn hoặc khổ thơ mà các em yêu thích
và nên hỏi lý do tại sao em lại thích đoạn văn hay khổ thơ đó. Tổ chức cho các
em kiểm tra lẫn nhau theo nhóm nhỏ (nhóm 2) quay vào nhau để bàn bạc, thảo
luận về việc đọc bài và trả lời câu hỏi có trong bài. Như thế sẽ tạo hứng thú cho
học sinh ngay từ đầu tiết học.
Phần kiểm tra bài cũ cũng có thể tồ chức cho học sinh đọc thầm một
đoạn văn, một khổ thơ, biết tìm và đặt câu hỏi trong bài để cho bạn mình trả lời.
Ví dụ 1: Khi dạy bài: Mưu chú Sẻ - Tiếng Việt 1 - tập 2. Giáo viên yêu
cần học sinh đọc thầm đoạn: “Nghe vậy, Mèo ………..… đã muộn mất rồi”. Rồi
tự nêu câu hỏi để tìm hiểu sự thơng minh nhanh trí của Sẻ. Học sinh sẽ tự đọc,
tự tìm hiểu và nêu một câu hỏi để tìm hiểu đoạn văn. Sẽ có nhiều ý kiến khác
nhau, chẳng hạn:
- Sẻ làm gì khi Mèo đặt nó xuống đất?
- Mèo vừa đặt Sẻ xuống đất, Sẻ làm gì?
- Tại sao Sẻ lại thoát khỏi miệng Mèo?
Từ những ý kiến mà học sinh đã đưa ra, giáo viên phải tổ chức để học
sinh trả lời, đồng thời kiểm tra hiểu bài của từng cá nhân học sinh.
Hình thức thứ hai có thể chuyển những hoạt động bằng lời của học sinh
thành các bài tập thông qua việc sử dụng phiếu học tập hay bảng phụ.
Ví dụ 2: Khi dạy bài: Chuyện ở lớp - Tiếng Việt 1 - tập 2 (tiết 2).
Trang 11
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho học
sinh lớp 1
Giáo viên gọi 1 đến 2 học sinh đọc 2 khổ thơ đầu, cả lớp đọc thầm để
tìm hiểu bài qua câu hỏi:
- Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe những chuyện gì ở lớp?
Hãy ghi dấu x vào ơ trống trước ý trả lới đúng.
Bạn Hoa không học bài.
Bạn Hà được cô khen.
Bạn Mai tay đầy mực.
Giáo viên gọi 2 học sinh đọc khổ thơ cuối, cả lớp đọc thầm để tìm hiểu
bài:
- Mẹ nói gì với bạn nhỏ? Hãy nối ô chữ ở cột A với 1 ô chữ ở cột B sao
cho đúng ý trong bài.
Cột A
Cột B
Con đã ngoan thế nào?
Mẹ chẳng nhớ nổi đâu
Nói mẹ nghe ở lớp
Con được khen không
nào?
Đối với mỗi phần tìm hiểu bài Giáo viên nên đưa thêm 1 số câu hỏi ngoài sách
giáo khoa ở mức độ vận dụng hoặc vận dụng nâng cao để có thể phân loại được
học sinh.
Ví dụ : Theo con bạn nhỏ trong bài tập đọc có tập trung ngồi học khơng?
Vì sao ?
Bạn nhỏ có phải là người thích đi học khơng ?
Cùng với phần kiểm tra bài cũ ở tiết 1 và phần tìm hiểu bài ở tiết 2 thì
phần củng cố bài cũng là một yếu tố quan trọng, nó quyết định đến việc đánh giá
mức độ hiểu bài của từng học sinh. Tôi đã tiến hành như sau: khi dạy xong bài:
Mưu chú Sẻ - Tiếng Việt 1 - tập 2, tôi đặt câu hỏi: Em hãy đặt tên khác cho bài
tập đọc này? Nhiều học sinh đã đặt tên cho bài tập đọc là “Chú Sẻ thông minh”,
“Mèo và Sẻ”.
Hay củng cố bài: “Đầm sen” SGK trang 91– giáo viên yêu cầu học sinh:
- Đọc câu văn tả hoa sen khi nở?
Trang 12
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho học
sinh lớp 1
- Đọc câu văn tả hương sen?
Hầu hết học sinh đều nắm được bài và đọc được diễn cảm những câu
văn đó.
Mặt khác, để gây hứng thú cho học sinh, làm cho giờ học sơi nổi hơn,
giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tham gia một số trò chơi theo nguyên tắc:
“Học mà chơi, chơi mà học”. Thông qua các hình thức tổ chức hoạt động vui
chơi, học sinh vừa được vui chơi vừa được củng cố các kiến thức đã học, tạo
điều kiện cho học sinh được rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghe - nói. Từ
đó kích thích khả năng ứng xử ngơn ngữ của học sinh. Giáo dục tư tưởng lành
mạnh, tình cảm tốt đẹp cho học sinh (qua các tổ chức mang tính tập thể).
Một số trị chơi đa dạng về hình thức như: Thi đọc tiếp sức ( mỗi học
sinh sẽ đọc 1 câu thơ, học sinh sau phải đọc tiếp câu thơ của học sinh trước đã
đọc) , đọc bài truyền điện ( 1 học sinh đọc 1 câu sau đó được phép chỉ 1 bạn bất
lì dọc nối tiếp), đọc đúng đọc hay, đọc hiểu, giải ô chữ ( GV thiết kế trị chơi ơ
chữ dựa vào nội dung của bài tập đọc, bài thơ để đưa câu hỏi)… Tùy từng bài
mà giáo viên lựa chọn.
Ví dụ 3: Khi dạy bài Cây bàng – SGK trang 127
Giáo viên cho chơi trò chơi “ Cùng đồng đội”
–Mục tiêu : Giúp học sinh tìm hiểu nội dung bài tập đọc và rèn kĩ năng
luyện nói.
Chuẩn bị: Giáo viên in phiếu ( 4 phiếu cho 4 nhóm)
Đề bài : Điền vào chỗ trống trong sơ đồ để thấy sự thay đổi của cây
bàng qua từng mùa trong năm.
- Tổ chức : Giáo viên chia lớp thành 4 đội, mỗi đội tìm hiểu và nối vào
phiếu : Sự thay đổi của cây bàng qua từng mùa trong năm.
Mùa đông
Mùa xuân
cành trên cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn.
cây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá.
Mùa hè
từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá.
Mùa thu
những tán lá xanh um che mát một khoảng sân trường.
Trang 13
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho học
sinh lớp 1
Sau đó đại diện tổ lên trình bày.
Ví dụ 4: Trị chơi : Ai tinh mắt
Mục tiêu : Luyện tìm nhanh các từ có vần trong bài tập đọc.
Chuẩn bị : Giáo viên đưa bài thơ lên bảng
Tổ chức cho học sinh chia ra làm 2 đội ( chơi tiếp sức) thi đua gạch chân và
đọc từ có vần vừa học.
Đội nào nhanh đọc đúng thì đội đó sẽ thắng.
Bài Đi học – SGK trang 130
Tìm tiếng trong bài có vần ăng : nắng , vắng , lắng.
GV cho Hs tìm nhanh tiếng có vần ăng sau đó viết vào bảng theo nhóm
Ngồi ra, có thể tổ chức các hình thức ngoại khóa Tiếng Việt như: Nhóm
Tiếng Việt, góc Tiếng Việt, trị chơi ngơn ngữ… để phục vụ cho bài đọc một
cách tốt nhất.
Biện pháp 2: Tổ chức lớp học để học sinh tự phát hiện ý của bài.
Kỹ năng đọc hiểu là một kỹ năng phức tạp, đòi hỏi một quá trình lâu dài.
Trong những năm đầu tiểu học, đặc biệt là lớp 1, quá trình đọc ngày càng nâng
cao. Học sinh cần phải chiếm lĩnh văn bản cả về nội dung và nghệ thuật. Vì thế,
cần hình thành cho học sinh các bước tìm hiểu văn bản.
- Hiểu các từ, cụm từ. Tải bản FULL (31 trang): />Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
- Hiểu các câu.
- Hiểu các đoạn, những tập hợp câu dùng để phát biểu một ý kiến trọn
vẹn.
Để hiểu sâu bài văn, bài thơ thì học sinh cần phải thực sự là người chủ
động tìm tịi ra cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ đó.
Việc tổ chức lớp học để học sinh tự phát hiện ý, phát hiện nghệ thuật là
yêu cầu căn bản, cấp thiết. Tuy nhiên, yêu cầu này chưa được chú ý cao. Điều đó
được thể hiện qua việc giáo viên cịn nói nhiều, giảng nhiều làm cho giờ học
biến thành tiết giảng văn. Hoặc giáo viên nêu câu hỏi để học sinh trả lời làm cho
tiết học nhàm chán, không khắc sâu, không cô đọng được nội dung bài, không
hiểu được từ ngữ hay, một số câu hoặc nội dung bài. Điều đó dẫn đến kết quả
giờ tập đọc không cao.
Phát hiện ý của bài: Bao gồm phát hiện tình cảm chứa đựng trong bài
thực hiện việc phản ánh đời sống qua đoạn văn, khổ thơ, bài văn, bài thơ.
Trang 14
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho học
sinh lớp 1
Phát hiện tính cách nhân vật được thể hiện như thế nào? Em hãy tỏ thái
độ yêu hay không yêu đối với các nhân vật trong bài. Qua đó giáo dục tình cảm,
thái độ cho học sinh.
Qua việc phát hiện về ý và phát hiện nghệ thuật, học sinh sẽ cảm nhận
được cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ.
Ví dụ : Bài Ai dậy sớm – SGK trang 67
Bài tập đọc có ba khổ thơ, mỗi khổ là một ý của bài.
Khổ thơ 1: Khi dậy sớm chúng ta sẽ thấy cảnh vật xung quanh thật đẹp,
những bông hoa thật ngát hương
Học sinh sẽ phát hiện được ý của bài : Dậy sớm sẽ thấy cảnh vật thật
đẹp.
Khổ thơ 2: Khi dậy sớm chúng ta sẽ ngắm được mặt trời mọc
Khổ thơ 3: Khi dậy sớm, mọi vật sẽ chờ đón chúng ta.
Tải bản FULL (31 trang): />Dự phịng: fb.com/TaiHo123doc.net
Biện pháp 3: Giúp học sinh cách nhớ, hiểu nội dung bài.
Khi dạy đọc hiểu cho học sinh ở tiết 2 vẫn tiếp tục nhiệm vụ luyện đọc
kết hợp với nhiệm vụ giúp học sinh nhớ, hiểu được nội dung bài. Nhớ được nội
dung bài là sự khởi đầu của việc hiểu bài. Quá trình hiểu một bài gồm nhiều
bước, với nhiều thao tác tư duy. Giáo viên không nên nơn nóng bắt học sinh
chưa kịp nhớ nội dung bài đã phải phân tích tổng hợp, khái qt hóa… các yếu
Trang 15
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho học
sinh lớp 1
tố trong bài để tìm ra ý nghĩa của bài (ở các tầng bậc khác nhau). Đây là công
việc của các lớp học và bậc học sau này.
Việc nhớ và hiểu nội dung bài được kết hợp chặt chẽ với việc luyện đọc
nhiều lần văn bản. Vì thế, việc đọc lưu lốt cũng là một nhiệm vụ rất quan trọng,
nó giúp các em đọc hiểu về nội dung một câu, một đoạn trong bài. Cần yêu cầu
các em đọc nhiều lần đoạn, câu văn đó (đọc thành tiếng, đọc thầm) sao cho
thông thạo (không nhẩm vần). Chỉ khi học sinh được giải phóng khỏi việc giải
mã văn tự để chuyển thành âm thanh ngôn ngữ, tư duy của các em mới có điều
kiện kiểm sốt nội dung của câu, của đoạn.
Ở các lớp có nhiều học sinh yếu, giáo viên nên để thời gian dài hơn cho việc
luyện đọc.
Ví dụ 1: Bài Ngưỡng cửa – SGK trang 109
- Để hỏi câu: “Ai dắt em bé tập đi men ngưỡng cửa” trong bài “Ngưỡng
cửa” - Tiếng Việt 1 - tập 2, giáo viên cho vài em đọc đi đọc lại khổ thơ 1 rồi mới
đặt câu hỏi.
- Để học sinh trả lời được câu hỏi: “Khi bị đứt tay cậu bé có khóc
khơng” trong bài : Vì bây giờ mẹ mới về - Giáo viên cho nhiều học sinh đọc lại
câu “Khi bé bị cắt bánh đứt tay nhưng khơng khóc” rồi mới nêu câu hỏi.
Phần nội dung bài trong một vài trường hợp có thể thay câu hỏi sách
giáo khoa bằng các câu hỏi khác đơn giản hơn, để các em dễ tìm hiểu hơn.
Ví dụ 2: Bài Đầm sen - SGK trang 91
Khi dạy bài: “Đầm sen” giáo viên sẽ sử dụng hệ thống câu hỏi:
- Đoạn 1 tả gì?
- Lá sen có màu gì?
- Lá sen mọc như thế nào?
- Đoạn 2 tả gì?
- Hoa sen khi nở trơng đẹp như thế nào?
- Hương sen thơm như thế nào?
Thay cho hai câu hỏi trong sách giáo khoa:
- Khi nở, hoa sen trông đẹp như thế nào?
- Đọc câu văn tả hương sen?
Hoặc cho học sinh thảo luận nhóm: Đánh dấu X vào ô trống đặt trước ý
trả lời đúng:
a) Lá sen màu gì?
Đỏ nhạt
Xanh thẫm
Xanh mát
b) Hoa sen khi nở như thế nào?
Trang 16
7866707