Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Khảo Sát Lỗi Ngữ Pháp Trong Sử Dụng Tiếng Việt Của Sinh Viên Trung Quốc Tại Một Số Trường Đại Học Ở Hà Nội 6796708.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 70 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------

VŨ HOÀNG PHƢƠNG LOAN

KHẢO SÁT LỖI NGỮ PHÁP TRONG SỬ DỤNG
TIẾNG VIỆT CỦA SINH VIÊN TRUNG QUỐC
TẠI MỘT SỐ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------

VŨ HOÀNG PHƢƠNG LOAN

KHẢO SÁT LỖI NGỮ PHÁP TRONG SỬ DỤNG
TIẾNG VIỆT CỦA SINH VIÊN TRUNG QUỐC
TẠI MỘT SỐ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành ngôn ngữ học
Mã số: 60220240

Giáo viên hƣớng dẫn: PGS. TS Trịnh Cẩm Lan

Hà Nội - 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, minh bạch và chƣa đƣợc ai
cơng bố trong bất cứ cơng trình nào khác

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn
VŨ HOÀNG PHƢƠNG LOAN


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô Khoa Ngôn ngữ, Trƣờng
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt
tình giảng dạy và giúp đỡ tơi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại khoa.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, lòng biết ơn sâu sắc nhất đến
PGS.TS Trịnh Cẩm Lan, ngƣời đã truyền nhiệt huyết nghiên cứu, tận tình
hƣớng dẫn, chỉ dạy , giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong q
trình thực hiện đề tài này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn
VŨ HOÀNG PHƢƠNG LOAN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 2

3. Tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................. 3
4. Dự kiến bố cục luận văn................................................................................ 4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................... 5
1.1 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến lỗi trong việc học tiếng
Việt của ngƣời nƣớc ngồi nói chung và việc học tiếng Việt của sinh viên
Trung Quốc nói riêng .................................................................................... 5
1.2. Cơ sở lí thuyết ........................................................................................ 8
1.2.1 Giao thoa ngơn ngữ .......................................................................... 8
1.2.2 Khái niệm lỗi và phân loại lỗi ........................................................ 13
1.2.3 Lỗi ngữ pháp .................................................................................. 17
1.3 Khái quát đặc điểm ngữ pháp của tiếng Trung và tiếng Việt ............... 18
1.3.1 Khái quát đặc điểm ngữ pháp tiếng Trung..................................... 18
1.3.2 Khái quát đặc điểm ngữ pháp tiếng Việt ....................................... 24
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 31
Chƣơng 2: LỖI HƢ TỪ TIẾNG VIỆT CỦA SINH VIÊN TRUNG QUỐC . 33
2.1 Lỗi các hƣ từ thuộc nhóm làm thành tố phụ đoản ngữ ......................... 33
2.1.1 Lỗi các hƣ từ chuyên làm thành tố phụ cho đoản ngữ có danh từ
làm trung tâm .......................................................................................... 33
2.1.2 Lỗi các hƣ từ chuyên làm thành tố phụ cho đoản ngữ có động từ
làm trung tâm. ......................................................................................... 44
2.2 Lỗi các hƣ từ thuộc nhóm khơng làm thành tố phụ đoản ngữ .............. 63
2.2.1 Lỗi các hƣ từ nối kết các yếu tố có quan hệ chính - phụ: của, cho,
ở, với ....................................................................................................... 63


2.2.2 Lỗi các hƣ từ đặc biệt: là, thì ........................................................... 71
2.3. Lỗi các hƣ từ nằm ngoài đoản ngữ: các hƣ từ phụ trợ ......................... 74
2.3.1 Lỗi các hƣ từ luôn phụ trợ cho một yếu tố trong đoản ngữ hoặc câu
(trợ từ): ngay, cả , đến ............................................................................. 74
2.3.2. Lỗi các hƣ từ luôn phụ trợ cho cả cấu trúc để dạng thức hố hoặc

nêu tình thái (phụ từ): à, ư, nhỉ, nhé, ạ, đây, đấy, sao, nào, cơ, kia, ấy,
mà, vậy,.... ............................................................................................... 74
Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 77
Chƣơng 3: LỖI TRẬT TỰ THÀNH PHẦN CÂU VÀ TRẬT TỰ TỪ TRONG
CÁC NGỮ ĐOẠN TIẾNG VIỆT CỦA SINH VIÊN TRUNG QUỐC ......... 79
3.1. Lỗi trật tự thành phần câu ................................................................... 79
3.1.1. Lỗi trật tự chủ ngữ và vị ngữ ........................................................ 79
3.1.2. Lỗi trật tự trạng ngữ câu................................................................ 80
3.1.3. Lỗi trật tự định ngữ câu ................................................................. 82
3.2. Lỗi trật tự từ trong ngữ đoạn ............................................................... 84
3.2.1. Lỗi trật tự từ trong ngữ đoạn danh từ ............................................ 84
3.2.2. Lỗi trật tự trong ngữ đoạn vị từ ..................................................... 88
Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................ 99
KẾT LUẬN ................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 102
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 105


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, đứng trƣớc vận hội mới, Việt Nam đang hội nhập vào đời
sống của nhân loại, mở cửa giao lƣu với mọi dân tộc trên thế giới, không phân
biệt màu da, sắc tộc, chính kiến hay tơn giáo. Ðó là một chính sách đúng đắn
và hợp lý, mang lại sự phát triển toàn diện cho đất nƣớc từ kinh tế, văn hóa,
đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Sự phát triển của giao tiếp quốc tế làm nảy sinh nhu cầu học ngoại ngữ.
Đây là chiếc cầu nối quan trọng và hữu hiệu trong xã hội hiện đại. Nó làm cho
khoảng cách giữa các quốc gia, các dân tộc trở nên gần nhau hơn. Và nhờ có
ngoại ngữ mà con ngƣời cũng hiểu nhau hơn, biết cảm thơng với nhau hơn.
Từ đó chung tay thực hiện một mục đích lớn lao, đó là mục đích vì một thế

giới hịa bình.
Việt Nam và Trung quốc là hai nƣớc láng giềng có quan hệ lâu dài.
Hiện nay, mối quan hệ này phát triển hơn lúc nào hết, thúc đẩy ngƣời dân hai
nƣớc tìm hiểu và học tập lẫn nhau. Trong xu thế đó, những năm gần đây, sinh
viên Trung Quốc sang Việt Nam học Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam, cũng
nhƣ sinh viên Việt Nam sang Trung Quốc học tiếng Trung và văn hóa Trung
Quốc ngày càng nhiều. Tiếng Việt và tiếng Trung có cùng loại hình ngơn ngữ,
hệ thống ngữ pháp có nhiều điểm tƣơng đồng, gần 60% từ vựng tiếng Việt lại
đƣợc mƣợn từ tiếng Hán qua nhiều thời đoạn lịch sử khác nhau, điều đó tạo
nhiều thuận lợi cho sinh viên Việt Nam học tiếng Trung và sinh viên Trung
Quốc học tiếng Việt. Tuy nhiên, dù gần gũi thế nào thì tiếng Việt và tiếng
Trung vẫn là hai ngôn ngữ và giao thoa ngôn ngữ tất yếu sẽ nảy sinh trong
quá trình học tập ngơn ngữ của nhau của sinh viên hai nƣớc. Điều này đặt ra
cho những ngƣời làm công tác giảng dạy ngơn ngữ và văn hóa của hai nƣớc
1


một nhiệm vụ rất quan trọng đó là phải nghiên cứu để tìm ra con đƣờng tốt
nhất giúp sinh viên hai nƣớc tiếp cận và làm chủ ngoại ngữ mà mình cần.
Về phía bản thân, trong những năm qua, chúng tôi đã tham gia giảng
dạy tiếng Trung Quốc cho sinh viên Việt Nam cũng nhƣ dạy tiếng Việt cho
sinh viên Trung Quốc. Trong q trình giảng dạy, chúng tơi đã nhận thấy việc
sinh viên Trung Quốc mắc lỗi trong sử dụng tiếng Việt và sinh viên Việt Nam
mắc lỗi trong sử dụng tiếng Trung là khá phổ biến, thậm chí có những lỗi
nghiêm trọng có thể làm cho ngƣời nói khơng đạt đƣợc mục đích giao tiếp, và
gây ra những hiểu lầm khơng đáng có. Vì vậy, việc tìm ra lỗi và sửa lỗi cho
sinh viên trong việc sử dụng ngôn ngữ thứ hai là vô cùng cần thiết.
Xuất phát từ u cầu đó, chúng tơi lựa chọn đề tài “Khảo sát lỗi ngữ
pháp trong sử dụng tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc tại một số trường đại
học ở Hà Nội” với hy vọng có thể có một đóng góp nhỏ vào việc giúp sinh viên

Trung Quốc học tiếng Việt hiệu quả hơn và sử dụng tiếng Việt tốt hơn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn đặt mục đích thu thập, khảo sát, phân tích lỗi ngữ pháp của sinh
viên Trung Quốc trong sử dụng tiếng Việt. Trên cơ sở những hiểu biết căn
bản về tiếng Việt và tiếng Trung, luận văn sẽ cố gắng tìm ra nguyên nhân và
đề nghị một số giải pháp khắc phục lỗi nhằm giúp sinh viên sử dụng tiếng
Việt tốt hơn, đạt hiệu quả giao tiếp cao hơn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên đây, luận văn dự kiến sẽ thực hiện những
nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý thuyết về giao thoa ngôn ngữ, về lỗi trong
học ngoại ngữ.
2


- Tìm hiểu đặc điểm ngữ pháp của tiếng Trung và tiếng Việt.
- Thống kê tất cả các loại lỗi ngữ pháp mà sinh viên Trung Quốc mắc phải
trong sử dụng tiếng Việt.
- Phân tích và miêu tả lỗi ngữ pháp của sinh viên Trung Quốc học tiếng
Việt ở hai phạm vi: lỗi sử dụng hƣ từ và lỗi trật tự thành phần câu và ngữ
đoạn.
- Dựa vào đặc điểm của tiếng Trung và tiếng Việt, tìm cách lý giải các
nguyên nhân mắc lỗi từ cả góc độ khách quan cũng nhƣ chủ quan và đề
nghị một số giải pháp khắc phục.
3. Tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Tư liệu nghiên cứu
Luận văn đã nghiên cứu trên nguồn tƣ liệu sau đây:
- Nguồn tƣ liệu chủ yếu là 350 bài viết, mỗi bài khoảng 300 từ của sinh viên
Trung Quốc trình độ trung cấp và cao cấp. Tƣ liệu thu đƣợc qua 300 bài viết

trên đây là 373 lỗi liên quan đến những quy tắc ngữ pháp trong tiếng Việt.
- Tƣ liệu thu đƣợc thơng qua trị chuyện với các sinh viên về những khó
khăn khi học tiếng Việt, về nguyên nhân mắc lỗi theo cảm nhận chủ quan
của các em.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thống kê, phân loại dùng trong việc thống kê và phân loại lỗi.
- Phƣơng pháp phân tích ngữ pháp dùng trong phân tích lỗi ngữ pháp của sinh
viên (ở phạm vi sử dụng các hƣ từ và trật tự thành phần câu, thành phần ngữ đoạn).

3


- Thủ pháp so sánh đƣợc áp dụng trong trong nhiều trƣờng hợp để so sánh đặc
điểm ngữ pháp tiếng Trung và tiếng Việt nhằm tìm ra nguyên nhân và cơ chế
mắc lỗi của sinh viên.
4. Dự kiến bố cục luận văn
Luận văn dự kiến chia thành ba chƣơng.
Chƣơng 1: Tổng quan và cơ sở lý thuyết
Chƣơng 2: Lỗi hƣ từ tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc
Chƣơng 3: Lỗi trật tự thành phần câu và trật tự từ trong các ngữ đoạn tiếng
Việt của sinh viên Trung Quốc
KẾT LUẬN

4


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến lỗi trong việc học tiếng
Việt của ngƣời nƣớc ngồi nói chung và việc học tiếng Việt của sinh viên

Trung Quốc nói riêng
Cho đến nay, đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến lỗi
trong việc sử dụng tiếng Việt của ngƣời nƣớc ngồi. Có những cơng trình chỉ
mang tính tham khảo nhƣ bài báo, tiểu luận, tham luận. Nhƣng cũng có những
cơng trình là những nghiên cứu khoa học chun sâu có tính ứng dụng rất cao.
Gần đây nhất phải kể đến Luận án tiến sĩ ngữ văn của Nguyễn Thiện Nam. Đề
tài tác giả nghiên cứu là “Khảo sát lỗi ngữ pháp tiếng Việt của người nước
ngoài và những vấn đề liên quan.” Trong luận án này, lần đầu tiên, lỗi ngữ
pháp đƣợc tác giả khảo sát một cách hệ thống dƣới ánh sáng của lý luận phân
tích lỗi hiện đại. Và cũng lần đầu tiên, thủ pháp xử lý lỗi ngữ pháp trong một
giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài đƣợc đề cập đến. Luận án
cũng mang đến một cách hiểu đúng hơn về bản chất ngữ nghĩa – ngữ pháp
của một số hiện tƣợng ngữ pháp tiếng Việt mà từ xƣa đến nay các sách ngữ
pháp, các từ điển và các sách dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngồi cịn bỏ sót
hoặc bỏ qua. Luận án đã giới thiệu một cách hệ thống những cơ sở lý luận của
vấn đề lỗi và phân tích lỗi của ngƣời học ngơn ngữ thứ hai theo cách nhìn của
ngơn ngữ học ứng dụng (theo lời tác giả). Trƣớc luận án này, tác giả Nguyễn
Thiện Nam cịn có một số bài viết liên quan đến lỗi đã đƣợc công bố nhƣ :
“Một vài nhận xét và lý giải về lỗi dùng từ Hán – Việt của người Nhật Bản”
đƣợc đăng trong Kỷ yếu hội nghị “Tiếng Việt như một ngoại ngữ”, “Hiện
tượng tỉnh lược chủ ngữ trong tiếng Nhật đối với lỗi giao thoa trong tiếng
Việt của người Nhật Bản” đƣợc đăng trên tạp chí Ngữ học trẻ 97; “Một vài
5


nhận xét về lỗi giao thoa của người Campuchia khi học tiếng Việt” đƣợc đăng
trong Kỷ yếu hội nghị quốc tế lần thứ năm về các ngôn ngữ Châu Á, 2000;
“Một vài nhận xét về lỗi sử dụng các từ “cả”, “tất cả”, “mọi” trong tiếng
Việt của người nước ngoài”, trên Ngữ học trẻ 2000, ...
Ngoài các nghiên cứu của Nguyễn Thiện Nam, còn phải kể đến một số

bài viết và cơng trình nghiên cứu của các tác giả nhƣ : Nguyễn Linh Chi với
“Một số nhận xét về lỗi dùng từ đặt câu của người nước ngoài học tiếng
Việt” (Tạp chí Ngơn ngữ và đời sống số 8 – 2007), “Lỗi trật tự từ của người
bản ngữ tiếng Anh học tiếng Việt” (Tạp chí ngơn ngữ số 7 – 2008), “Lỗi ngơn
ngữ của người nước ngồi học tiếng Việt (trên tư liệu từ vựng, ngữ pháp của
người Anh, Mĩ )” (Luận án tiến sĩ ngữ ngôn ngữ học). Nguyễn Văn Phúc với
“Nghiên cứu các dạng lỗi phát âm tiếng Việt của sinh viên nói tiếng Anh”
(Luận án tiến sĩ khoa học ngữ văn). Đỗ Thị Thu với “Xem xét cách diễn đạt
câu tiếng Việt của người nước ngoài khi học tiếng Việt” (Luận văn thạc sĩ
khoa học ngữ văn), Đinh Lê Huyền Trâm “Khảo sát lỗi từ vựng và ngữ pháp
của sinh viên Lào và Campuchia học tiếng Việt tại trường Hữu Nghị 80”
(Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ),... Các bài viết và cơng trình nghiên cứu đƣợc liệt
kê trên đây dù ở dạng đúc kết kinh nghiệm hay là những nghiên cứu chuyên
sâu thì cũng đều giải quyết đƣợc một số yêu cầu cụ thể trong việc phát hiện,
xử lý và đƣa ra đƣợc những giải pháp khắc phục lỗi, đóng góp hữu hiệu trong
cơng tác dạy và học tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngồi nói chung.
Liên quan đến lỗi trong sử dụng tiếng Việt của ngƣời Trung Quốc, có
ba đề tài đã đƣợc cơng bố, một là “Lỗi của người Trung Quốc học tiếng Việt
nhìn từ góc độ xun văn hóa (xét về khía cạnh từ vựng)”của Lê Xảo Bình,
hai là “Khảo sát lỗi sử dụng từ ngữ của học viên Trung Quốc học tiếng Việt”
của Lê Thị Nguyệt Minh, ba là “Khảo sát lỗi ngữ âm của người Trung Quốc
học tiếng Việt và cách khắc phục” của Đào Thị Thanh Huyền. Trong các
6


nghiên cứu trên, Lê Xảo Bình và Lê Thị Nguyệt Minh đều mơ tả và phân tích
lỗi trong phạm vi từ vựng nhƣng đi theo hai hƣớng hoàn toàn khác nhau. Lê
Xảo Bình thì nghiên cứu từ góc độ xun văn hóa, chủ yếu mơ tả về lỗi dùng
sai một số danh từ, động từ, tính từ, hƣ từ và lỗi dùng một số thành ngữ tục
ngữ. Những mô tả về lỗi của Lê Xảo Bình thể hiện rõ nét mối quan hệ giao

thoa văn hóa dẫn đến giao thoa ngôn ngữ. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại
ở phạm vi này mà chƣa có những tìm tịi sâu hơn về lỗi từ vựng trên bình diện
cấu trúc, ngữ pháp và ngữ nghĩa. Dựa trên lý thuyết so sánh đối chiếu liên
ngôn ngữ, Lê Thị Nguyệt Minh lại đƣa ra một cách nhìn hệ thống về thực
trạng các loại lỗi từ vựng của sinh viên Trung Quốc đồng thời mô tả và phân
tích lỗi từ vựng một cách khoa học về mặt cấu trúc ngữ pháp và ngữ nghĩa, từ
đó tìm ra những nét tƣơng đồng và khác biệt trong tiếng Việt và tiếng Trung.
Riêng Đào Thị Thanh Huyền lại đi sâu nghiên cứu về một mảng rất khó trong
ngơn ngữ, lỗi về ngữ âm. Lỗi ngữ âm là loại lỗi rất phức tạp và bao gồm
nhiều cấp độ nhƣng với nghiên cứu của mình, tác giả Đào Thị Thanh Huyền
đã thống kê và miêu tả các loại lỗi ngữ âm từ cấp độ âm tiết cho đến cấp độ từ
và câu mà sinh viên Trung Quốc thƣờng hay mắc phải. Bên cạnh những kết
quả nghiên cứu đƣợc trình bày một cách khoa học, tác giả cũng nêu ra đƣợc
những thuận lợi và khó khăn khi học tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc, từ
đó đƣa ra đƣợc những giải pháp giúp cho sinh viên Trung Quốc khắc phục
đƣợc khó khăn trong việc học phát âm tiếng Việt.
Trƣớc thực tế nghiên cứu về lỗi trong sử dụng tiếng Việt, và nhu cầu
học tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc ngày càng tăng, chúng tôi nhận thấy
lỗi ngữ pháp cũng là một trong những loại lỗi phổ biến mà sinh viên Trung
Quốc thƣờng mắc phải nhƣng chƣa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu về
vấn đề này. Trƣớc những đòi hỏi từ thực tế giảng dạy và học tập, chúng tôi
tiến hành khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng Việt của sinh viên Trung
7


Quốc tại một số trƣờng đại học ở Hà Nội với mục đích tìm ra những loại lỗi
ngữ pháp phổ biến của đối tƣợng sinh viên này, tìm hiểu những cơ chế mắc
lỗi thơng qua phân tích những khác biệt giữa hai thứ tiếng có thể dẫn đến giao
thoa ngơn ngữ, từ đó, chúng tơi mong muốn hƣớng tới việc nâng cao hơn nữa
hiệu quả trong việc đào tạo tiếng Việt cho sinh viên Trung Quốc nói riêng và

tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngồi nói chung.
1.2. Cơ sở lí thuyết
1.2.1 Giao thoa ngơn ngữ
a. Giao thoa ngơn ngữ là gì
Theo định nghĩa của Vật lí học thì giao thoa có nghĩa là hiện tƣợng hai
hay nhiều sóng có cùng tần số làm tăng cƣờng hoặc làm yếu lẫn nhau khi gặp
nhau tại cùng một thời điểm [27, tr622]. Áp dụng khái niệm này vào lĩnh vực
ngôn ngữ, chúng tôi cho rằng, hiện tƣợng giao thoa trong ngơn ngữ chính là
hiện tƣợng mà khi một ngƣời học và sử dụng ngôn ngữ thứ hai nhƣng do áp
lực của thói quen bản ngữ nên đã tiếp nhận và hình thành thói quen ngơn ngữ
mới trên nền của thói quen bản ngữ. Hay nói cách khác thói quen bản ngữ đã
chi phối việc tiếp nhận và hình thành thói quen ngơn ngữ mới. Điều này tất
yếu dẫn đến hai xu hƣớng đó là thói quen bản ngữ có thể vừa tạo điều kiện
thuận lợi hoặc cùng lúc có thể gây trở ngại cho ngƣời học và sử dụng ngôn
ngữ thứ hai trong việc tiếp nhận ngơn ngữ đích.
b. Những khác biệt văn hóa và ngôn ngữ làm nảy sinh giao thoa
Ngôn ngữ lâu nay khơng cịn đƣợc nghiên cứu thuần t nhƣ một hệ
thống tín hiệu mà đã đƣợc xem xét dƣới nhiều bình diện khác nhau của hoạt
động giao tiếp. Theo cách tiếp cận này, các nhà nghiên cứu ngày càng nhận ra
tầm quan trọng của văn hố trong ngơn ngữ và giao tiếp liên ngơn ngữ. Văn
hố là một hiện tƣợng xã hội, là sản phẩm đƣợc hình thành qua hoạt động
8


sáng tạo của con ngƣời. Văn hoá đồng thời cũng là một hiện tƣợng lịch sử, là
thứ đặt nền móng cho lịch sử xã hội. Mỗi một đời ngƣời đều kế thừa một nền
văn hố sẵn có, đồng thời khơng ngừng hồn thiện và đổi mới nền văn hố
vốn có ấy, cống hiến rất nhiều cho sự nghiệp phát triển văn hố xã hội của
nhân loại. Văn hố có tính độc đáo và tính dân tộc rõ rệt, là tiêu chí nhận diện
sự khác biệt giữa các dân tộc. Trong khi đó, ngơn ngữ giống nhƣ một tấm

gƣơng, nó phản ánh văn hoá của một dân tộc, thể hiện nội dung văn hố của
dân tộc đó. Ngơn ngữ là cơng cụ giao tiếp nhƣng nó khơng tồn tại độc lập mà
ở trong cùng một chỉnh thể với văn hố. Ngơn ngữ và văn hoá phụ thuộc vào
nhau, ảnh hƣởng lẫn nhau. Ngôn ngữ là phƣơng tiện quan trọng để truyền tải
văn hố, cịn văn hố lại có tác dụng chế ƣớc ngôn ngữ. Khi học một ngôn
ngữ, trƣớc tiên cần phải tìm hiểu về văn hố của dân tộc sử dụng ngơn ngữ đó,
chỉ có nhƣ vậy mới có thể thực sự thấu hiểu và nắm bắt đƣợc ngôn ngữ đó.
Con ngƣời dùng ngơn ngữ để sáng tạo ra văn hoá, ngƣợc trở lại, văn hoá làm
phong phú thêm các phƣơng thức biểu đạt ngôn ngữ. Cả ngôn ngữ và văn hóa
đều là cái riêng có của xã hội lồi ngƣời. Giống nhƣ văn hóa, ngơn ngữ khơng
phải là nét di truyền mang tính sinh vật mà là do con ngƣời sau khi sinh ra
học tập mà thành. Trong cuốn “ Văn hóa nhân loại học và ngơn ngữ học”,
Goodenough đã chỉ ra rằng: “ ngôn ngữ của một xã hội là một khía cạnh văn
hóa của xã hội đó. Quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa là quan hệ bộ phận và
chỉnh thể.” Ngay từ những năm hai mƣơi của thế kỉ XX, nhà ngôn ngữ học
ngƣời Mĩ Edward Sapir (1884-1939) trong cuốn “Ngôn ngữ” , đã cũng chỉ ra:
“... có những thứ tồn tại phía sau ngơn ngữ, hơn nữa ngôn ngữ không thể tồn
tại tách rời văn hóa”.
Xét từ mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa, có thể thấy giao thoa
nảy sinh từ các phƣơng diện dƣới đây:

9


- Những khác biệt về văn hóa dẫn đến giao thoa ngữ âm: ảnh hƣởng của
văn hóa đến ngữ âm rất rõ rệt. Có thể dẫn ra ví dụ sau: ở khu vực ba tỉnh phía
đơng bắc Trung quốc, rất nhiều ngƣời cao tuổi có thể nói đƣợc tiếng Nhật với
những từ ngữ đơn giản hàng ngày nhƣng với những ngƣời nghe biết tiếng
Nhật, họ đều có thể nhận ra đó khơng phải là ngƣời Nhật. Điều này liên quan
trực tiếp đến việc thực dân và xâm lƣợc của Nhật Bản đối với ba tỉnh phía

đơng Trung Quốc trong những năm ba mƣơi và bốn mƣơi của thế kỉ trƣớc. Để
có thể thống trị, chế độ thực dân đã tiến hành truyền bá ngơn ngữ của mình
lên một vùng lãnh thổ rộng lớn và nhƣ thế những ngƣời sống dƣới chế độ
thực dân đó dần dần nói đƣợc tiếng bản ngữ của kẻ thực dân xong vẫn giữ nét
riêng biệt trong giọng nói của mình. Hay nhƣ Hồng Kơng – Trung Quốc và
Ấn Độ sau một thời gian dài dƣới sự cai trị của thực dân Anh đều đã dùng
tiếng Anh làm ngơn ngữ chính thống, nhƣng do đặc chƣng phát âm của mỗi
quốc gia, dân tộc nên trong quá trình truyền bá đã tạo ra những nét khác biệt
về ngữ âm trong tiếng Anh, vì vậy có thể phân biệt đƣợc tiếng Anh - Ấn với
tiếng Anh – Hồng Kơng.
- Những khác biệt về văn hố dẫn đến giao thoa ngữ nghĩa: trong một
ngơn ngữ đơn nhất, rất khó để nhìn thấy một cách rõ ràng hàm nghĩa của văn
hố ẩn sau ngơn ngữ. Nhƣng qua so sánh một số ngôn ngữ với nhau, quan hệ
nội tại giữa văn hố và ngơn ngữ dần dần đƣợc sáng tỏ. Trong tiếng Trung và
tiếng Việt, những từ ngữ tƣơng quan với từ “狗”(chó) thƣờng mang nghĩa xấu,
chẳng hạn nhƣ “狗仗人势”(chó cậy thế chủ), “狗急跳势” (chó cùng giứt
giậu) nhƣng trong tiếng Anh, những từ ngữ hoặc tục ngữ có gắn với từ “dog”
(chó) lại mang sắc thái cảm thơng, khen ngợi , ví dụ: clever dog (ngƣời thơng
minh); love me, love my dog (u tơi, hãy u cả chó của tơi) ; lucky dog
10


(vận may), ...Hay chẳng hạn nhƣ “rồng” trong văn hoá Trung Quốc tƣợng
trƣng cho quyền lực và may mắn, đa số ngƣời Trung Hoa cho rằng mình là
“truyền nhân của rồng” thì ngƣợc lại, trong văn hố của ngƣời Anh “dragon”
– rồng chỉ là một con quái vật gớm ghiếc biết phun lửa mà thơi . Ví dụ, khi
nói“He is a dragon”thì khơng có nghĩa là “Anh là là một con rồng” khơng
những khơng có ý khen ngợi mà cịn có ý chê bai, nghĩa của câu này là “Anh
ta là một kẻ tàn tật” . Gần đây, ngƣời ta ngày càng quan tâm nhiều hơn đến
mối quan hệ bên trong giữa ngơn ngữ và văn hố và nhờ vào ngơn ngữ họ tìm

mọi cách để hố giải những xung đột và ngăn cách giữa các nền văn hoá.
- Những khác biệt về văn hoá dẫn đến giao thoa ngữ dụng: Nhìn từ quan
điểm của ngữ dụng học, ngơn ngữ và văn hố có một mối quan hệ vơ cùng
chặt chẽ và bền vững. Chẳng hạn trong tiếng Việt và tiếng Trung, quan hệ
thân tộc đƣợc phân biệt rất rõ ràng bằng các vai cơ, dì, chú,thím, bác trai, bác
gái, cậu, mợ, ... Trong khi ở tiếng Anh, cũng với những quan hệ thân tộc nhƣ
“chú, bác, cậu, dƣợng, ...” chỉ gọi chung bằng một từ “ uncle”. Hay nhƣ ở
tiếng Việt, trong giao tiếp rất chú trọng đến tôn ti thứ bậc, thƣờng dùng những
từ xƣng hô thân tộc để phân biệt già trẻ, lớn bé. Hơn nữa, ngƣời Việt khi mới
quen còn thƣờng hỏi tuổi tác để phân biệt trên dƣới trong việc xƣng hơ.
Ngƣợc lại, đó lại là một cấm kị trong văn hoá của ngƣời Anh, với ngƣời TQ
cũng tƣơng tự, đặc biệt là đối với phụ nữ, hỏi tuổi là rất mất lịch sự. Trong
tiếng Anh và tiếng Trung, khi giao tiếp họ cũng thƣờng chỉ dùng hai ngôi là
“I” và “you” hay “你” và “我 ”. Với các nƣớc phƣơng Tây, trong ngôn ngữ
của họ khơng có quan niệm về thứ bậc hay tơn ti nhƣ ở tiếng Việt của chúng
ta cho nên trong giao tiếp họ khơng có những từ xƣng hơ thân tộc.
Những khác biệt và tƣơng đồng giữa các ngôn ngữ về ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp thƣờng đƣợc gọi là giao thoa ngôn ngữ, các cộng đồng ngôn
11


ngữ - văn hố cũng có những phong cách giao tiếp ngôn ngữ không giống
nhau. Sự khác biệt trong phong cách giao tiếp này thƣờng không dễ đƣợc
nhận diện ngay và trong giao tiếp thƣờng gây ra những ngộ nhận đơi khi cịn
trầm trọng hơn những ngộ nhận do sự khác biệt ngôn ngữ gây ra. Do vậy
những giao thoa văn hoá cũng cần đƣợc xem xét nghiên cứu đầy đủ nhƣ các
giao thoa ngơn ngữ. Giao thoa văn hố trong giao tiếp liên ngôn ngữ thể hiện
qua hai hiện tƣợng là vay mượn và chuyển di.
Hiện tƣợng vay mượn thể hiện qua việc ngƣời học lấy những phong tục
tập quán, kinh nghiệm dân gian, thói quen bản ngữ sẵn có để vận dụng vào

kho từ vựng khi sử dụng ngôn ngữ thứ hai. Sự vay mƣợn này sẽ từng ngày
từng ngày đi vào đời sống của cộng đồng và dần trở thành ngơn ngữ tồn dân.
Vay mƣợn có những mức độ khác nhau, có thể là tồn phần hoặc một phần.
Vay mƣợn tồn phần cịn đƣợc gọi là hiện tƣợng trộn mã hay chuyển mã, là
hiện tƣợng ngƣời nói mƣợn nguyên văn cả cách phát âm lẫn nghĩa của từ
hoặc câu của ngữ nguồn để sử dụng trong ngữ đích. Vay mƣợn một phần là
hiện tƣợng ngƣời nói chỉ mƣợn cách phát âm chứ không mƣợn nghĩa hoặc
ngƣợc lại chỉ mƣợn nghĩa còn phát âm lại bằng ngữ nguồn. Đây chính là biểu
hiện của giao thoa văn hố giữa hai ngôn ngữ [02, tr31].
Chuyển di theo quan điểm của Odlin (1989) “là sự ảnh hƣởng xuất phát
từ sự giống nhau và khác nhau giữa ngơn ngữ đích và bất kì ngơn ngữ nào
khác đã đƣợc thụ đắc (có thể chƣa hồn hảo) trƣớc đó”. Chuyển di đƣợc chia
làm hai loại là chuyển di tích cực và chuyển di tiêu cực. Chuyển di tích cực là
những chuyển di tạo điều kiện thuận lợi cho q trình học ngơn ngữ đích. Cịn
chuyển di tiêu cực thì ngƣợc lại sẽ gây khó khăn trong việc học ngơn ngữ đích
[02, tr32].

12


Gần đây, việc giảng dạy ngôn ngữ theo đƣờng hƣớng giao tiếp đã trở
thành một phƣơng pháp quan trọng giúp cho ngƣời học có thể thụ đắc một
cách hiệu quả khi sử dụng ngôn ngữ thứ hai trong môi trƣờng của một thế
giới đa văn hoá nhƣ hiện nay, đồng thời phƣơng pháp này giúp cho ngƣời học
phát triển đƣợc khả năng giao tiếp liên văn hoá.
1.2.2 Khái niệm lỗi và phân loại lỗi
1.2.2.1 Khái niệm lỗi
“Từ điển ngôn ngữ học ứng dụng và dạy tiếng” định nghĩa lỗi nhƣ sau:
“Lỗi của người học (trong khi nói hoặc viết một ngôn ngữ thứ hai hay ngoại
ngữ) là hiện tượng sử dụng một đơn vị ngôn ngữ (chẳng hạn một từ, một đơn

vị ngữ pháp, một hoạt động nói năng,...) bằng cách mà người bản ngữ hoặc
người giỏi thứ tiếng đó cho là sai hoặc cho là chưa đầy đủ” [17, tr7].
Trong ngôn ngữ, tuỳ vào từng quan điểm khác nhau mà cách nhìn nhận
về lỗi cũng khác nhau. Dựa vào kết quả nghiên cứu của những học giả đi
trƣớc có thể tóm lƣợc vài quan điểm về lỗi nhƣ sau.
- Theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận: lỗi là một hiện tƣợng
đƣơng nhiên trong quá trình ngƣời học thụ đắc một ngoại ngữ. Lỗi không phải
là hiện tƣợng tiêu cực trong q trình học ngoại ngữ, cũng khơng phải là
phiên bản méo mó của ngơn ngữ đích mà lỗi thể hiện sự tham gia tích cực của
ngƣời học, thể hiện những chiến lƣợc quan trọng mà ngƣời học áp dụng để
khám phá và thụ đắc ngơn ngữ đích và lỗi là chứng cứ rõ ràng nhất về hệ
thống ngôn ngữ đang phát triển của ngƣời học – ngôn ngữ trung gian. Ngôn
ngữ trung gian này luôn biến đổi trong q trình ngƣời học thụ đắc ngơn ngữ
đích và tiến gần đến ngơn ngữ đích nhƣng khơng thể hồn tồn trở thành ngơn
ngữ đích [18].

13


- Theo quan điểm của ngôn ngữ học chức năng: các nhà ngôn ngữ học
đi theo khuynh hƣớng này luôn đề cao chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. Bởi
vậy họ cho rằng việc mắc lỗi là đƣơng nhiên và nhiều khi đƣợc bỏ qua trong
quá trình giao tiếp, miễn là ngƣời nói diễn đạt đƣợc điều họ muốn nói và
ngƣời nghe tiếp nhận và hiểu đƣợc thông điệp mà ngƣời nói muốn truyền đi.
Phát ngơn có thể lệch chuẩn hoặc bị lỗi theo lí thuyết nhƣng vẫn có thể đƣợc
chấp nhận nếu chúng vẫn diễn đạt đƣợc đúng ý của ngƣời nói và ý đó đƣợc
ngƣời nghe hiểu đƣợc [01,tr42,43].
- Ngƣợc lại với quan điểm của ngôn ngữ học chức năng, ngôn ngữ học
cấu trúc cho rằng, lỗi là không thể chấp nhận và phải đƣợc ngăn chặn bằng mọi
giá. Vì theo quan điểm này, lỗi đƣợc xem nhƣ các thói quen xấu khác, là những

biểu hiện khơng tốt cho việc học tiếng một cách hiệu quả và lỗi chính là những
nhân tố ngăn cản việc hình thành thói quen sử dụng ngơn ngữ đích [01,tr40,41].
Tuy các quan điểm về lỗi khác nhau nhƣng tất cả đều có chung một
mục đích là thơng qua phân tích lỗi để tìm hiểu q trình học ngơn ngữ thứ
hai (hay ngoại ngữ) diễn ra nhƣ thế nào. Để có thể phân tích lỗi thì việc đầu
tiên ngƣời nghiên cứu phải làm là xác định đƣợc đâu là lỗi, sau đó phân loại
lỗi đó thuộc loại gì, tiếp đến tìm hiểu xem đâu là ngun nhân gây ra lỗi. Từ
đó giải thích cơ chế thể hiện ngôn ngữ của ngƣời học và tiến đến một mục
đích cao hơn là thấy đƣợc những khó khăn của ngƣời học để có biện pháp
giúp cho ngƣời học xử lí lỗi và có thể tự vƣợt qua các khó khăn trong q
trình học tiếng. Theo Pit Corder, có mấy nguyên nhân sau có thể tạo ra lỗi
trong quá trình học một ngoại ngữ [18]:
- Vƣợt tuyến: là chiến lƣợc ngƣợc ngƣời học nới rộng những quy tắc
ngôn ngữ ra ngồi phạm vi của nó. Hay nói cách khác là sử dụng tri thức đã
biết ở ngôn ngữ đích để khám phá ngơn ngữ đích.
14


- Chuyển di: là chiến lƣợc ngƣời học mƣợn những tri thức có sẵn trong
tiếng mẹ đẻ để khám phá ngơn ngữ đích.
- Chiến lƣợc giao tiếp: ngƣời học tìm mọi cách để giao tiếp mặc dù câu
nói có sai ngữ pháp.
- Chuyển di giảng dạy: là trƣờng hợp các tài liệu giảng dạy và các lời
giải thích khơng bao quát hết hoặc hoặc giải thích chƣa chính xác cách dùng
và ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ, làm cho ngƣời học mắc lỗi.
1.2.2.2 Phân loại lỗi
Do các quan điểm về lỗi rất đa dạng, nên cách phân loại lỗi cũng vơ
cùng phong phú.
Dựa trên cơ sở tâm lí học ngôn ngữ, Abbot (1980) chia lỗi thành các
loại sau: lỗi ngữ năng và lỗi hành năng. Trong đó, lỗi ngữ năng gồm các lỗi:

chuyển di, tự ngữ đích và lỗi do điều kiện dạy học tạo ra. Lỗi hành năng (lỗi
ngữ dụng) gồm: các lỗi trong khi xử lí và lỗi trong chiến lƣợc giao tiếp [Dẫn
theo 02,tr63].
Cũng dựa trên góc độ tâm lí học ngơn ngữ, Richards và các đồng tác
giả (1971) trong nhóm của mình đã chia lỗi ra làm ba loại chính: lỗi giao thoa,
lỗi tự ngữ đích và lỗi phát triển [Dẫn theo 02, tr63].
Quan tâm nhiều đến phạm vi ảnh hƣởng của lỗi đối với nghĩa của câu
(hay phát ngôn), Hendrickson (1980) chỉ chia lỗi thành hai loại: lỗi cục bộ và
lỗi tổng thể. Theo ông, lỗi cục bộ không làm ảnh hƣởng đến việc hiểu nghĩa
của câu, còn lỗi tổng thể làm cho câu trở nên tối nghĩa hoặc vô nghĩa [Dẫn
theo 02,tr63].

15


Dựa vào đặc điểm có thể quan sát đƣợc bên ngoài của chúng, Dulay,
Burt và Krashen (1982) đã chia lỗi làm bốn loại: lỗi lƣợc bỏ, lỗi thêm vào, lỗi
cấu tạo sai và lỗi dùng sai vị trí [Dẫn theo 02,tr63].
Dựa vào năng lực ngôn ngữ, quan tâm đến việc hình thành và xuất hiện
của lỗi ở các giai đoạn khác nhau của quá trình học, Pit Corder chia lỗi thành
ba loại chính: lỗi trƣớc hệ thống (xảy ra khi ngƣời học chƣa ý thức đƣợc sự
tồn tại của một quy tắc nào đó trong ngữ đích), lỗi hệ thống (xảy ra khi ngƣời
học đã nhận ra qui tắc nhƣng đó là quy tắc sai), và lỗi sau hệ thống (xảy ra khi
ngƣời học đã biết chính xác qui tắc của ngữ đích nhƣng lại sử dụng chúng
khơng nhất qn) [Dẫn theo 02,tr65-66].
Trong nghiên cứu của mình, Phạm Đăng Bình chọn lí thuyết phân tích
lỗi mà Corder đề xƣớng làm cơ sở cho luận án tiến sĩ của mình. Nhƣng ông
không chỉ nêu lên quan điểm cần xem xét lỗi một cách tổng thể từ góc độ
dụng học giao thoa văn hóa mà ơng cịn chỉ ra rằng khơng phải chỉ có ngƣời
học mắc lỗi mà cịn có cả ngƣời dạy (nếu họ không phải là ngƣời bản ngữ).

Khi phân loại lỗi cần tìm ra đƣợc những cái chung của lỗi và đặc điểm riêng
của chúng. Xuất phát từ những cơ sở đó, ơng chia lỗi ra làm hai loại lớn là: lỗi
phổ biến và lỗi đặc trƣng. Lỗi phổ biến là lỗi mà ngƣời học ngôn ngữ thứ hai
nào cũng mắc phải và thậm chí mắc lỗi giống nhau một cách ngẫu nhiên, bao
gồm lỗi ngữ năng và lỗi hành năng. Lỗi đặc trƣng là lỗi mang những nét riêng
của từng nhóm hoặc cộng đồng ngƣời học vì họ có chung tiếng mẹ đẻ và có
chung một nền văn hóa hoặc có nhiều điểm giống nhau về văn hóa cục bộ,
bao gồm lỗi giao thoa ngôn ngữ và lỗi giao thoa văn hóa [02,tr66-74].
Tác giả Nguyễn Thiện Nam lại đƣa ra hai hƣớng phân loại lỗi khác
nhau, một là phân loại dựa vào nguồn gốc, hai là phân loại dựa vào các đơn vị
ngữ pháp. Dựa vào nguồn gốc, ông chia lỗi ra làm hai loại chính là lỗi giao
16


thoa và lỗi tự ngữ đích. Trong đó, lỗi giao thoa là loại lỗi sinh ra do ảnh
hƣởng từ tiếng mẹ đẻ của ngƣời học lên ngữ đích, lỗi tự ngữ đích là lỗi sinh ra
do những nguyên nhân trong nội bộ cấu trúc của ngữ đích. Dựa vào các đơn
vị ngữ pháp có thể chia lỗi ra thành rất nhiều loại nhƣ: lỗi về đại từ nhân xƣng,
lỗi về loại từ, lỗi về hƣ từ, lỗi về trật tự từ, lỗi về trật tự thành phần
câu,...[17,tr18].
Luận văn của chúng tôi tiến hành khảo sát và mô tả về lỗi ngữ pháp nên
chúng tôi đi theo hƣớng phân loại lỗi dựa vào các đơn vị ngữ pháp mà
Nguyễn Thiện Nam đề xuất, đồng thời để có thể giải thích lỗi, chúng tôi dựa
vào những đặc trƣng ngữ pháp cơ bản của hai ngôn ngữ: bản ngữ của ngƣời
học (tiếng Trung) và ngơn ngữ đích (tiếng Việt).
1.2.3 Lỗi ngữ pháp
” Ngữ pháp của một ngôn ngữ là một bộ của những cấu trúc, những
cách thức và quy tắc mà theo đó, các từ ngữ kết hợp được với nhau để tạo nên
câu, khiến cho người ta có thể giao tiếp được với nhau. ” [17, tr24]
Nhƣ vậy có thể hiểu lỗi ngữ pháp là hiện tƣợng sử dụng không đúng

một hay một số đơn vị ngữ pháp, làm cho cấu trúc ngữ pháp bị nhiễu loạn,
dẫn đến những cái sai trong việc tổ chức câu [17, tr24]. Lỗi ngữ pháp thƣờng
xuất hiện dƣới các hình thức sau :


Thiếu yếu tố bắt buộc



Thừa yếu tố không cần thiết



Chọn sai yếu tố cần dùng



Dùng sai trật tự của các yếu tố
Ở những ngôn ngữ biến hình nhƣ tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp,... lỗi

ngữ pháp thƣờng xuất hiện ở các phạm trù nhƣ thời, thể, giới từ, trật tự từ,
17


giống, số, cách,... Ngƣời Việt học tiếng Anh thì việc dùng sai hoặc nhầm lẫn
giữa các thì, hay số ít số nhiều là chuyện hết sức bình thƣờng vì trong ngữ
pháp của tiếng Việt khơng có phạm trù “thì” cũng nhƣ phạm trù số. Với các
ngôn ngữ đơn lập không biến hình nhƣ tiếng Việt, tiếng Trung, tiếng Thái,...
thì phƣơng thức ngữ pháp chủ yếu là trật tự từ và hƣ từ cho nên lỗi thƣờng
xảy ra là lỗi trật tự từ và lỗi hƣ từ.

Lỗi ngữ pháp là một trong những loại lỗi phổ biến, ngƣời học dù ở cấp
độ nào đều có thể tạo ra những sản phẩm ngôn ngữ lệch chuẩn dẫn đến việc
không biểu đạt đúng nội dung muốn truyền đạt. Nhƣ vậy, đặt ra cho những
ngƣời làm công tác dạy tiếng một nhiệm vụ rất quan trọng đó là giúp học sinh
của mình nhận ra lỗi, chữa lỗi và nắm đƣợc các quy tắc ngữ pháp để từ đó hạn
chế đƣợc tối đa tình trạng mắc lỗi.
1.3 Khái quát đặc điểm ngữ pháp của tiếng Trung và tiếng Việt
1.3.1 Khái quát đặc điểm ngữ pháp tiếng Trung
Tiếng Trung thuộc loại hình ngơn ngữ đơn lập, khơng biến hình nên
ngữ pháp tiếng Trung có đặc điểm chung của ngữ pháp các ngôn ngữ đơn lập
song bên cạnh đó tiếng Trung cũng có đặc điểm ngữ pháp riêng của mình. Có
thể khái qt đặc điểm ngữ pháp tiếng Trung nhƣ sau:
Tiếng Trung khơng có sự biến đổi hình thái của từ: trong tiếng Trung,
phần lớn các từ dù đảm nhiệm vị trí nào trong câu thì hình thức của nó vẫn
khơng thay đổi. Tuy nhiên có một số ít trƣờng hợp từ có sự thay đổi về mặt
cấu tạo để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp khác nhau. Chẳng hạn nhƣ một số ít
động từ, hình dung từ có thể lặp lại (lặp theo hình thức ABAB, hoặc AABB ).
Ví dụ: 商量(thƣơng lƣợng) - 商量商量 (thƣơng lƣợng thƣơng lƣợng,干势
(sạch sẽ) - 干干势势( sạch sẽ),... hay một số động từ hoặc hình dung từ (tính
18


từ) khi có thêm hậu tố “子”, “儿”, “势” thì trở thành danh từ, chẳng hạn: 扣
(cài) - 扣子 (cái khuy, cái cúc) , 画 (vẽ) - 画儿 (bức tranh) , 甜 (ngọt) - 甜
势 (món hời, món bở),... hoặc phụ tố “势” dùng để biểu thị số nhiều. Ví dụ:
朋友 (bạn) -朋友 势 (các bạn),...
Trật tự từ và hƣ từ là những phƣơng thức ngữ pháp quan trọng: do
phƣơng thức biến đổi hình thái của từ khơng phát triển nên trong tiếng Trung,
trật tự từ và cách vận dụng hƣ từ là hai phƣơng thức ngữ pháp quan trọng nhất.
Trật tự từ trong câu chiếm một vị trí vơ cùng quan trọng. Từ, cụm từ, thành

phần câu đều phải đƣợc sắp xếp theo một thứ tự chặt chẽ. Chẳng hạn, thành
phần bổ sung ý nghĩa cho danh từ và động từ trong tiếng Trung là định ngữ và
trạng ngữ luôn phải đặt trƣớc thành phần trung tâm ngữ mà nó tu sức. Bổ ngữ
là thành phần bổ sung, nói rõ cho vị ngữ động từ thì ln phải đƣợc đặt sau
động từ mà nó bổ sung ý nghĩa. Trật tự từ trong câu thay đổi thì ý nghĩa của
câu cũng thay đổi hoặc khơng có nghĩa.
Quan hệ giữa từ loại và thành phần câu trong tiếng Trung không phải là
quan hệ đối ứng: trong những ngôn ngữ Ấn Âu, giữa từ loại và thành phần
câu có một mối quan hệ rất đơn giản – quan hệ đối ứng. Tức là nếu từ loại là
danh từ, đại từ thì chức năng ngữ pháp của nó là làm chủ ngữ hoặc tân ngữ,
nếu từ loại là động từ, tính từ thì nó sẽ đứng ở vị trí vị ngữ. Tuỳ vào vị trí
trong câu và thành phần kết hợp mà bản thân từ có thể thay đổi về mặt hình
thức để đảm nhiệm chức năng ngữ pháp khác nhau, thậm chí có thể thay đổi
từ tính (chuyển từ loại này sang loại kia). Nhƣng trong tiếng Trung thì mối
quan hệ giữa từ loại và thành phần câu là một mối quan hệ vơ cùng phức tạp.
Ví dụ, tính từ vừa có thể làm vị ngữ, vừa có thể làm trạng ngữ, danh từ vừa có
19


×