Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Cách phòng tránh ngạt mũi cho bé ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.35 KB, 4 trang )



Cách phòng tránh ngạt
mũi cho bé

Con gái em năm nay gần 3 tuổi và bé hay bị ngạt mũi,
khó thở, nhất là khi thời tiết thay đổi. Xin cho em biết
cách làm thế nào để phòng tránh ngạt mũi cho bé? Em
cảm ơn – hoangbich…@…

Trả lời:
Sổ mũi, ngạt mũi là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ em, trẻ nhỏ
lỗ mũi càng hẹp, một chút kích thích nóng lạnh, hoặc thay
đổi sinh lý nào đó, cũng có thể gây sổ mũi, ngạt mũi, trẻ tự
nhiên khó thở không ho không sốt, bú khó, quấy khóc…
Để phòng tránh ngạt mũi cho bé, các bác sĩ nhi khoa khuyên
bạn:
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
1. Dùng túi xông, xông mũi cho trẻ
Mua một gói lá xông được bán sẵn về cho bé sử dụng. Túi lá
xông có cấu tạo nhỏ gọn rất dễ sử dụng. Chỉ cần cho túi lá
xông vào một túi nhỏ đeo trước ngực trẻ, gần với vị trí mũi
nhất để bất cứ lúc nào trẻ cũng có thể được xông mũi bởi các
vị thuốc trong túi xông đó. Nếu khi bé ngủ, hãy đặt các túi
xông (nhiều nhất là 2 túi) xuống dưới gối, như vậy, ngay cả
khi ngủ, trẻ sẽ được xông mũi và việc thở sẽ không còn khó
khăn.
2. Sử dụng tinh dầu bạc hà để thông mũi cho trẻ
Với trẻ bị ngạt mũi, hãy nhỏ một vài giọt tinh dầu bạc hà vào
giường, chăn, gối, quần áo… tinh dầu bạc hà sẽ làm trẻ dễ


thở hơn. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng vì quá nhiều
tinh dầu bạc hà dễ khiến trẻ bị bỏng.
3. Kê gối ngủ cho trẻ cao hơn ngày thường và day cánh
mũi cho trẻ khi trẻ ngủ
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
Khi trẻ bị ngạt mũi, nếu để gối của trẻ thấp, trẻ sẽ gặp khó
khăn hơn khi thở. Vì vậy để dễ dàng hơn cho trẻ, hãy kê gối
ngủ của trẻ cao hơn bình thường. Khi trẻ ngủ, dùng 2 mu bàn
tay day day cánh mũi cho trẻ sẽ dễ thở hơn.
Ngoài ra, để ngăn chặn và phòng tránh ngạt mũi, trước khi trẻ
bị khò khè khó chịu và viêm mũi, hãy thường xuyên vệ sinh
mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Tránh dể trẻ sụt sịt và
giữ nước mũi trong mũi, có thể giúp trẻ hút mũi bằng những
dụng cụ chuyên dụng có bán sẵn tại các cửa hàng thuốc.

×