Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị quận 7, thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (846.08 KB, 105 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-------------------------

Nguyễn Phước Vinh Hoa

VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ QUẬN 7,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI, 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-------------------------

Nguyễn Phước Vinh Hoa

VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ QUẬN 7,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chun ngành :
Mã số

:



Chính trị học
8 31 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. LÊ BÁ TRÌNH

HÀ NỘI, 2018


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.................................... 2
2.1. Các cơng trình nghiên cứu về công tác tổ chức, hoạt động của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị nước ta .................................................. 3
2.2. Các cơng trình nghiên cứu về vai trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ............. 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài......................................................... 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ....................................................... 10
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 10
6. Đóng góp mới của luận văn ................................................................................. 11
7. Ý nghĩa của lý luận và thực tiễn của luận văn ..................................................... 11
8. Cấu trúc luận văn.................................................................................................. 11
Chương 1
CƠ SỞ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ VỀ VAI TRỊ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC
VIỆT NAM TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
1.1 Một số vấn đề lý luận chung về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam .......... 13

1.1.1 Quá trình hình thành - phát triển và những chức năng cơ bản của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam .................................................................................................... 13
1.1.2 Quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam ................................................................................................... 19
1.2 Cơ sở pháp lý về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính
trị của Việt Nam ....................................................................................................... 22
1.2.1 Quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
với các thành viên trong hệ thống chính trị ............................................................ 22


1.2.2 Quy định pháp luật về vị trí, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong
hệ thống chính trị tại Việt Nam ............................................................................... 27
1.2.3 Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị ở Việt Nam
theo quy định của pháp luật...................................................................................... 29
Chương 2
VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG HỆ THỐNG
CHÍNH TRỊ QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 Một số nét khái quát về tình hình kinh tế xã hội quận 7, Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................... 33
2.1.1 Khái quát về kinh tế xã hội quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh ........................ 33
2.1.2 Khái quát về cơ cấu tổ chức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 7, Thành
phố Hồ Chí Minh..................................................................................................... 35
2.2 Thực trạng vai trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với hệ thống chính trị
Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh............................................................................ 38
2.2.1 Vai trị của Mặt trận Tổ quốc Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh trong
Chương trình, kế hoạch của cấp ủy và chính quyền địa phương ............................ 42
2.2.2 Vai trị của Mặt trận Tổ quốc Việt nam quận 7 trong việc phối hợp chặt chẽ
với các tổ chức ban ngành trên địa bàn quận xây dựng hệ thống chính trị trong sạch,
vững mạnh. ............................................................................................................... 43
2.2.3 Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận 7 trong việc tổ chức nhân dân

thực hiện quyền làm chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. ............................ 45
2.2.4 Vai trò của Mặt trận Tổ quốc quận 7 trong công tác giám sát và phản biện
Xã hội, góp phần xây dựng sự đồng thuận xã hội ở địa phương. ............................ 50
2.3 Những kết quả đạt được và hạn chế của hoạt động Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
trong hệ thống chính trị ở quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ..................... 53
2.3.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân ....................................................... 53
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân ..................................................................... 59


Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA MẶT
TRẬN TỔ QUỐC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ QUẬN 7
3.1 Quan điểm chỉ đạo của cấp ủy đảng về việc nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị quận 7 giai đoạn hiện nay. ....................... 64
3.2. Giải pháp nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống
chính trị quận 7 ......................................................................................................... 65
3.2.1. Nhóm giải pháp về đổi mới nhận thức về tổ chức và hoạt động của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị quận 7 ................................................. 66
3.2.2. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách ........................................................... 67
3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của Mặt trận Tổ quốc
quận 7 đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới ........................................................ 69
3.2.4. Nhóm giải pháp đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam quận 7 ........................................................................................ 70
3.2.5. Đổi mới tổ chức của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong
Quận 7 ...................................................................................................................... 72
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 78
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 81



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CBCC

: Cán bộ cơng chức

CQ

: Chính quyền

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HTCT

: Hệ thống chính trị

MT

: Mặt trận

MTTQ

: Mặt trận Tổ quốc

MTTQVN

: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam


MTTW

: Mặt trận Trung ương

Nxb

: Nhà xuất bản

QCDC

: Quy chế dân chủ

TNXH

: Tệ nạn xã hội

TPHCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

UBMTTQVN

: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

UBND

: Ủy ban nhân dân

XHCN


: Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu đồ 2.1 Các hình thức tuyền truyền về quy chế dân chủ do MTTQVN quận 7
thực hiện trong năm 2017 ........................................................................................ 40
Bảng 2.1 Các phong trào, cuộc vận động do MTTQVN Quận 7 phối hợp với
các tổ chức khác thực hiện trong năm 2017 ............................................................ 41
Biểu đồ 2.2 Mức độ hài lòng của người dân về công tác bầu cử do MTTQVN
quận 7 phối hợp tổ chức ......................................................................................... 44


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) do
Đảng Cộng Sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, được thành
lập ngày 18/11/1930. Trải qua các thời kỳ cách mạng với những tên gọi khác nhau,
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) đã khơng ngừng trưởng thành và lớn mạnh,
có những đóng góp to lớn vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc và cùng Đảng, Nhà nước
hợp thành những trụ cột cơ bản trong hệ thống chính trị nước ta.
Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và trong cách mạng giải
phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc ở nước ta hiện nay, tổ chức và hoạt động của MTTQVN là phương thức độc đáo
của cách mạng nước ta để tập hợp, đoàn kết mọi lực lượng trong xã hội phục vụ các
nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng, đã và đang góp phần to lớn vào chiến thắng chung
của dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, khi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đã thực
hiện xong, cả nước bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, với những
nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hố - xã hội chuyển sang ở tầm mức, u cầu cao hơn
thì vai trị, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam lại càng cao hơn, mới hơn. Đó là tập hợp

sức mạnh của khối đại đồn kết toàn dân tộc để tạo thành lực lượng thống nhất xây
dựng, phát triển và bảo vệ đất nước, chống mọi âm mưu chống phá của kẻ thù góp
phần xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó,
MTTQ cịn có chức năng giám sát và phản biện xã hội đối với Đảng và Nhà nước,
góp phần làm hạn chế những nhược điểm do chế độ một đảng đem lại, làm mạnh tổ
chức Đảng và Nhà nước. Do vậy, thực tiễn và lý luận đều khẳng định vai trị đó vẫn
cịn có ý nghĩa hết sức cần thiết trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hố – xã hội, nó
gắn liền với nền dân chủ ngày càng phát triển, với nền kinh tế nhiều thành phần, với
nền văn hoá phát huy những giá trị nhân văn cao q của dân tộc và nhân loại. Chính
vì vậy, Đảng ta đã xác định MTTQVN và các đoàn thể nhân dân ở nước ta bao gồm
rộng rãi các giai cấp, các tầng lớp tạo thành cơ sở chính trị, chỗ dựa vững chắc của
Nhà nước.
Hiến pháp sửa đổi năm 2013 nêu rõ: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức
liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị -


xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội,
dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngồi. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội;
tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc" [8]. Hiến định này cho thấy MTTQVN là một bộ phận
không thể thiếu trong hệ thống chính trị nước ta.
Quận 7 thành phố Hồ Chí Minh là quận có q trình đơ thị hóa diễn ra nhanh
và mạnh, đang được chính quyền thành phố chú trọng xây dựng và phát triển. Tuy
nhiên, một nét đặc thù của quận là tăng trưởng dân số nhanh, chủ yếu là dân nhập cư.
Thực tế này đã làm cho cơng tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Điều này đòi hỏi tổ
chức và hoạt động của tổ chức MTTQVN quận 7 phải vững mạnh, hiệu quả, gần dân,
sát dân, hiểu dân để tăng cường xây dựng sự đoàn kết trong nhân dân. Trong thời gian

qua, mặc dù đã cố gắng để thực hiện tốt vai trò của mình nhưng cơng tác của MTTQ
quận 7 vẫn cịn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết vai trò trò của tổ chức trong xây
dựng khối đại đoàn kết dân tộc cũng như xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững
mạnh.
Việc nghiên cứu, phân tích để tìm ra những nguyên nhân của mặt mạnh và mặt
còn yếu kém, đồng thời đề xuất những biện pháp nhằm tháo gỡ, để tăng cường hơn
nữa vai trò của MTTQVN trong hệ thống chính trị quận 7 đáp ứng được với yêu cầu
của nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn hiện nay là một việc làm cần thiết và có ý
nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Từ những lý do trên, tơi chọn vấn đề
“Vai trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị quận 7, thành
phố Hồ Chí Minh” để làm đề tài luận văn thạc sỹ chun ngành Chính trị học của
mình.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đề cập vai trò của MTTQVN trong hệ thống chính trị hiện nay đang là một vấn
đề lớn, được đặt ra do yêu cầu của sự nghiệp cách mạng và gắn liền với quá trình hình
thành và phát triển của địa phương quận 7. Trong những năm qua, đã có rất nhiều
cơng trình, đề tài nghiên cứu có liên quan đến vai trò, tổ chức hoạt động của


MTTQVN trong hệ thống chính trị nhằm đánh giá thực trạng, phân tích các nguyên
nhân và đề xuất giải pháp. Việc tổng quan các cơng trình nghiên cứu giúp tác giả hiểu
rõ hơn những vấn đề gì đã và đang được nghiên cứu? tác giả kế thừa, học hỏi được gì
về nội dung và phương pháp và đề tài này sẽ lấp khoảng trống nào từ những kết quả
nghiên cứu đó.
2.1. Các cơng trình nghiên cứu về cơng tác tổ chức, hoạt động của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam
Cho đến nay, các cơng trình lớn, tiêu biểu viết về tổ chức, hoạt động của
MTTQVN trong tình hình mới nói chung và MTTQVN trong việc tham gia xây dựng
chính quyền nhân dân nói riêng có thể liệt kê tới những cơng trình sau:
Đầu tiên là tác phẩm Lịch sử Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, quyển III

(1975-2004) (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007). Đây là tác phẩm có giá trị lý
luận và thực tiễn rất lớn về lịch sử Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam. Trải qua
85 năm với nhiều hình thức tổ chức và tên gọi khác nhau, Mặt trận Dân tộc thống nhất
Việt Nam đều đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của mỗi thời kỳ và có những cống hiến xứng
đáng vào sự nghiệp cách mạng nước nhà, tập hợp mọi tầng lớp xã hội trong và ngoài
nước thành một lực lượng hùng mạnh, góp phần đánh đuổi bọn thực dân, đế quốc,
giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc Việt Nam.
Kỷ yếu Phát huy sức mạnh Đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học-thực tiễn, Hà Nội, 2005) tập hợp rất nhiều bài
viết có giá trị của các tác giả. Nội dung chính của cuốn Kỷ yếu đã làm rõ khối đại
đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được mở rộng, củng cố và tăng cường trong bối cảnh
đất nước có nhiều khó khăn, thách thức. MTTQVN và các đoàn thể nhân dân đã đổi
mới cả về nội dung và phương thức hoạt động, phát huy ngày càng tốt hơn vai trò tập
hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; cùng Đảng, Nhà nước chăm lo, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, tham gia xây dựng Đảng, quản
lý nhà nước, quản lý xã hội; thường xuyên tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi
đua yêu nước góp phần vào những thành tựu chung của đất nước.


Cùng chủ đề này, đáng chú ý có tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đồn
kết dân tộc và Mặt trận Dân tộc thống nhất của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996). Cuốn sách đã dựa trên cơ sở phân
tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc: mục
tiêu, vai trò, động lực, cơ sở xã hội, yêu cầu, hình thức thể hiện của đại đồn kết dân
tộc qua các thời kỳ cách mạng, làm rõ sự vận dụng sáng tạo của Đảng ta đối với tư
tưởng đại đồn kết dân tộc của Hồ Chí Minh thơng qua đổi mới nhận thức về sự thống
nhất giữa các loại lợi ích như là cơ sở cho đại đồn kết dân tộc trong điều kiện mới.
Qua đó, nội dung tác phẩm nhấn mạnh phân tích mục tiêu, yêu cầu, phương hướng và
giải pháp củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận Dân tộc thống nhất

trong sự nghiệp đổi mới của nước ta hiện nay.
Tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn công tác Mặt trận của tác giả Vũ
Trọng Kim (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2009) cũng là một tài liệu hữu ích cho
tác giả khi tìm hiểu về những vấn đề lý luận về công tác Mặt trận; Nghiên cứu chủ
trương, đường lối của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và Mặt
trận Dân tộc thống nhất.
Đề tài khoa học cấp bộ Những căn cứ lý luận và thực tiễn sửa đổi Luật Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam do Giáo sư Lưu Văn Đạt làm chủ nhiệm đề tài, Hà Nội, 7/2009
là một công trình nghiên cứu được giới chun mơn đánh giá cao về giá trị khoa học
của đề tài. Những nội dung mà tác giả quan tâm nhất tập trung những quy định đã tạo
cơ sở pháp lý để Mặt trận hoạt động trong suốt những năm qua. Tuy nhiên, có nhiều
nội dung về Mặt trận còn chưa được thể hiện rõ và đầy đủ (như chưa bóc tách giữa
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội gây
hiểu lẫn lộn vị trí, chức năng của các tổ chức này; quy định gộp “Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân” là
khơng chuẩn xác vì chỉ có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (nói chung) mới là cơ sở chính
trị của chính quyền nhân dân, cịn các tổ chức thành viên khác thì khơng phải tất cả
đều là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; chưa quy định vai trò tham gia xây
dựng Đảng của Mặt trận mà chỉ quy định vai trị xây dựng chính quyền nhân dân…).
Hơn nữa, trong thời kỳ mới của đất nước Mặt trận Tổ quốc có thêm nhiều chức năng
nhiệm vụ mới cần được quy định như vai trò“đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp


pháp, chính đáng của Nhân dân; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng
Đảng, Nhà nước, thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc” [9, 46]. Trong khi đó, việc quy định về các tổ chức chính trị - xã hội
trong Hiến pháp chỉ có quy định về Cơng đồn (Điều 10); chưa có quy định riêng về
các tổ chức xã hội khác mà chỉ được xác định “ẩn” trong quy định về Mặt trận Tổ
quốc (các thành viên khác) và trong pháp luật về các tổ chức đó (ví như Nghị định về
Hội là chưa phù hợp).

2.2. Các công trình nghiên cứu về vai trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
trong hệ thống chính trị nước ta
Tác giả Phan Xuân Sơn (chủ biên) với tác phẩm Vai trò của các đoàn thể nhân
dân trong việc đảm bảo dân chủ ở cơ sở, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 đã
trình bày tương đối hệ thống quá trình hình thành, phát triển, nội dung, phương thức
hoạt động của các đoàn thể nhân dân nhằm thực hiện chức năng chính trị là cầu nối
giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân; bảo vệ lợi ích và thực hiện quyền dân chủ của
nhân dân, đặc biệt là việc bảo đảm dân chủ ở cấp xã trong điều kiện xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Bên cạnh
khẳng định những thành tựu, cuốn sách cũng chỉ ra những vấn đề bức xúc, yếu kém
trong hoạt động của các đoàn thể nhân dân theo hướng hồn thiện hệ thống chính trị
ở nước ta. Đây là một trong những vấn đề có ý nghĩa lý luận, thực tiễn to lớn, có tính
thời sự cấp bách.
Tác giả Nguyễn Đức Bình, chủ nhiệm chương trình KX. 05.10 với tên đề tài Vị
trí và tính chất hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể tổ chức xã hội trong hệ
thống chính trị một lần nữa khẳng định vị trí, vai trị của Mặt trận và cơ chế chính trị
về quan hệ giữa Nhà nước với Mặt trận, đó là, khẳng định vị trí, vai trị của Mặt trận
và các đồn thể nhân dân ngày càng quan trọng, càng được mở rộng với nền dân chủ
ngày càng phát triển, với nền kinh tế nhiều thành phần, với nền văn hoá phát huy
những giá trị nhân văn cao quí của dân tộc và nhân loại. “Nhà nước phải dựa vào
MTTQ và các đoàn thể nhân dân, tôn trọng và tạo điều kiện để nhân dân trực tiếp
hoặc thơng qua Mặt trận, đồn thể của mình tham gia xây dựng, quản lý, giám sát và
bảo vệ Nhà nước. Cải cách bộ máy nhà nước còn bao hàm một nội dung quan trọng
là tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Nhà nước với Mặt trận và các đoàn thể


nhân dân” [11, 62]. Nhà nước phải dựa vào Mặt trận và các đồn thể. Đó cũng chính
là sức mạnh của chính bản thân Nhà nước để phát huy quyền làm chủ và sức mạnh có
tổ chức của nhân dân.
Tác giả Đặng Đình Tân dành nhiều tâm huyết với đề tài Nhân dân lao động

thực thi quyền lực chính trị thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức cơng
đồn trong hệ thống chính trị Việt Nam từ 1945 đến nay. Nội dung đề tài đã nhấn
mạnh trải qua 87 năm xây dựng và phát triển, MTTQVN luôn là một bộ phận quan
trọng trong hệ thống chính trị của nước ta, có vai trị phát huy truyền thống đoàn kết
toàn dân tộc, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; cùng Nhà nước
chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của nhân dân. Tổ chức và hoạt
động của Mặt trận chính là một trong những phương thức thực thi quyền lực chính trị
- xã hội của nhân dân lao động, là một kênh quan trọng trong việc thực hiện quyền
làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Đề tài Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động giám
sát và phản biện xã hội góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh
của tác giả Nguyễn Văn Pha cũng là một nguồn tài liệu hữu ích cho tác giả. Kết quả
nghiên cứu đề tài khẳng định vai trò giám sát và phản biện xã hội của MTTQVN. Tác
giả đề tài cũng chỉ ra những hạn chế trong công tác giám sát và phản biện xã hội như:
“nhiều nơi lúng túng trong lựa chọn nội dung giám sát và phản biện xã hội; chưa đưa
ra được tiêu chí để lựa chọn nội dung phù hợp; kết quả giám sát và phản biện xã hội
chưa đều, phản biện còn ít; một số nơi làm hình thức, thụ động; cịn biểu hiện nể
nang, né tránh, ngại va chạm; kỹ năng, năng lực trình độ cán bộ cịn hạn chế; việc
theo dõi thực hiện sau giám sát và phản biện nhiều nơi làm chưa tốt” [22, 39]. Những
hạn chế này do phạm vi giám sát và phản biện xã hội rộng, yêu cầu cao trong khi
nguồn lực con người và điều kiện vật chất của MTTQ Việt Nam có hạn; nhận thức
của cán bộ Mặt trận và đối tượng được giám sát, của cấp ủy, chính quyền cịn nhiều
biểu hiện chưa đúng, chưa đầy đủ về nhiệm vụ này.
Đề tài khoa học cấp bộ Phát huy vai trò của MTTQ trong việc thực hiện quy
chế dân chủ ở cơ sở của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được
triển khai dưới dạng đề án để đáp ứng nhu cầu chỉ đạo thực tiễn của MTTQVN và
hướng dẫn công tác hàng ngày của MTTQ cơ sở trong việc tham gia thực hiện quy


chế trên cơ sở kết quả tổng kết 3 năm việc thực hiện quy chế dân chủ (QCDC). Đề tài

này đã bước đầu giải quyết những vấn đề sau: quan điểm của Đảng ta đối với việc
MTTQ tham gia thực hiện QCDC, thực trạng 3 năm MTTQ tham gia thực hiện quy
chế và một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy vai trò của MTTQ trong việc
thực hiện QCDC.
Hai tác giả Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên) cuốn sách
có tựa đề Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007.
Trong cuốn sách, các tác giả đã phân tích khá sâu sắc cơ sở lý luận và thực tiễn để
làm rõ những quan niệm về các tổ chức chính trị - xã hội, điều kiện ra đời, vị trí, vai
trị, đặc điểm, chức năng, phương thức tổ chức, hoạt động và những ảnh hưởng của
nó trong xã hội. Qua đó, khẳng định tính đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh và
quan điểm của Đảng ta về vị trí, vai trị của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội,
cũng như việc đổi mới tư duy về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Đặc biệt, các tác giả đề cập đến thực trạng tổ
chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ khi thành lập đến nay và khẳng
định hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông qua các phong trào, các cuộc
vận động từ cơ sở đã góp phần tích cực vào việc huy động sức mạnh của toàn dân
tộc, khơi dậy được tiềm năng sáng tạo trong các tầng lớp nhân dân, mang lại hiệu quả
thiết thực về kinh tế - xã hội trong những năm đổi mới vừa qua. Các tác giả đã luận
chứng vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhưng chưa khảo sát
nghiên cứu sâu như là một cơng trình chun biệt về chức năng phản biện xã hội của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Luận án Tiến sỹ Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với việc thực hiện
quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta hiện nay của Nguyễn Thị Hiền Oanh, 2005 đã
nhấn mạnh đến vai trò làm chủ của nhân dân thơng qua các tổ chức chính trị - xã hội,
những tổ chức đại diện cho lợi ích của các tầng lớp nhân dân lao động. Tuy luận án
không nghiên cứu chức năng phản biện xã hội nhưng đã bước đầu đề cập đến vấn đề
này như là một yếu tố cấu thành phương thức thực thi quyền làm chủ của nhân dân
thông qua MTTQVN.



Luận án Tiến sỹ năm 2008, Nguyễn Thị Lan lựa chọn vấn đề Mặt trận Tổ quốc
với việc xây dựng sự đồng thuận xã hội ở nước ta hiện nay để bàn luận và làm rõ hơn
vai trò của MTTQVN trong việc xây dựng sự đồng thuận trong xã hội. Luận án đã
khẳng định, đồng thuận xã hội là nhân tố quan trọng để phát huy sức mạnh toàn dân
tộc nhằm phát triển đất nước. Luận án cũng đã làm rõ, trong thời gian tới, để khẳng
định vai trò của mình trong quá trình xây dựng sự đồng thuận xã hội, Mặt trận cần có
sự đổi mới về nhận thức, về tổ chức bộ máy, phương thức hoạt động và nội dung hoạt
động. Để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng sự đồng thuận xã hội, Mặt trận cần có đội
ngũ cán bộ có tâm huyết, trí tuệ, năng lực. Đội ngũ này sẽ là những người nịng cốt lơi
cuốn quần chúng nhân dân thực hiện nhiệm vụ. Ngoài những điều kiện đó, Mặt trận
phải được tự chủ về nguồn tài chính chứ khơng phải lệ thuộc vào ngân sách Nhà nước
như hiện nay.
Luận văn Thạc sỹ năm 2007 của Vũ Thị Thu Hà với tựa đề Vai trò của MTTQ
Việt Nam tham gia quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay đã đề cập, làm rõ vai trò của
Mặt trận Tổ quốc tham gia xây dựng Nhà nước với các hoạt động cụ thể như : Tham
gia xây dựng pháp luật, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và vận động nhân
dân thực hiện pháp luật, phát huy quyền làm chủ của nhân dân thực hiện giám sát,
phản biện xã hội..
Với giới hạn nghiên cứu về vai trò của MTTQVN thành phố Đà Nẵng, tác giả
Đỗ Thành Nhân đã chọn tên đề tài cho Luận văn Thạc sỹ năm 2013 Vai trò của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Đà Nẵng trong việc thực hiện Pháp luật về dân
chủ ở xã, phường, thị trấn. Những cố gắng của tác giả đã khẳng định vai trò của
MTTQVN trong việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, cụ thể là ở cấp xã, phường,
thị trấn ở thành phố Đà Nẵng thời gian qua được thể hiện ở những mặt thành tựu
cũng như những hạn chế nhất định. Tác giả cũng đề xuất những giải pháp đặc trưng
trong điều kiện tình hình chính trị, xã hội thành phố Đà Nẵng nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của MTTQVN trong thời gian tới.
Ngồi ra, trên các tạp chí khoa học, các tác giả cũng dành nhiều tâm huyết, chuyên
môn để nghiên cứu về vai trò của MTTQVN tham gia xây dựng chính quyền nhân dân,

xây dựng phong trào nơng thôn mới, v.v… Tác giả xin liệt kê các bài viết tiêu biểu
như: Mặt trận với việc bảo tồn và phát triển làng nghề góp phần tăng cường đồn kết


xây dựng nơng thơn mới, Vũ Quốc Tuấn, Tạp chí Mặt trận số 77. Hội nông dân Việt
Nam phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuyên truyền, vận động chấp hành pháp
luật trong cộng đồng dân cư nông thơn, Nguyễn Thị Vân Anh, Tạp chí Mặt trận số
77. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với phong trào thi đua "cả nước chung sức xây dựng
nông thôn mới", Vũ Trọng Kim, Tạp chí Mặt trận số 93. Mặt trận các cấp ở Hà
Tĩnh với việc xây dựng nông thôn mới, Bùi Nhân Sâm và Lê Thanh Nghị, Tạp chí Mặt
trận số 105. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong việc tham gia xây dựng nông thôn
mới ở Thái Bình, Nguyễn Hồng Chương, Tạp chí Mặt trận số 107. Vai trị Mặt trận và
các đồn thể trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Vũ Quang, Bùi Nhân Sâm và Lê
Thanh Nghị, Tạp chí Mặt trận số 109.
Có thể nói, những cơng trình nghiên cứu trên đã trình bày một cách hệ thống
các vấn đề đặt ra những vấn đề rất cơ bản cả về lý luận lẫn thực tiễn, đề ra những
phương hướng và giải pháp để phát huy vai trị của MTTQVN trong hệ thống chính trị
nước ta. Các cơng trình này đã góp phần làm rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ, phương
thức hoạt động của MTTQVN trong từng giai đoạn cách mạng. Từ các tổng hợp và
phân tích trên cho thấy khoảng trống trong các cơng trình nghiên cứu tập trung ở sự
thiếu vắng một nghiên cứu có tính hệ thống và chun sâu, tồn diện về vai trò, nhiệm
vụ của MTTQVN gắn với những vấn đề thực tiễn của Hệ thống chính trị ở cấp quận,
huyện hiện nay. Trên tinh thần học hỏi, kế thừa phương pháp nghiên cứu, tham khảo
kết quả thực nghiệm từ các nghiên cứu trước, tác giả luận văn mong muốn những nội
dung của đề tài này sẽ đánh giá khách quan thực trạng và đề xuất những giải pháp
mang tính khả thi góp phần nâng cao vai trị của MTTQVN trong hệ thống chính trị
tại quận 7, TPHCM hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận về vai trò của MTTQVN trong hệ

thống chính trị nước ta, luận văn làm rõ thực trạng và đề xuất một số quan điểm chỉ
đạo của cấp ủy đảng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của MTTQVN ở quận
7 trong thời gian tới, góp phần làm rõ vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cấp
địa phương hiện nay.


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Khái quát quá trình hình thành – phát triển, vai trò của MTTQVN trong
HTCT nước ta trong các giai đoạn cách mạng và hiện nay.
- Phân tích, đánh giá thực trạng về vai trị của MTTQVN trong hệ thống chính
trị quận 7, TPHCM thời gian qua: những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém
và nguyên nhân.
- Đề xuất quan điểm chỉ đạo của cấp ủy đảng Quận 7 và các giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động, tăng cường vai trị của MTTQVN trong hệ thống chính trị quận 7,
TPHCM trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ
thống chính trị của quận 7, TPHCM, tập trung nghiên cứu vai trò và nhiệm vụ của Uỷ
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong Quận 7.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Hệ thống chính trị quận 7, TPHCM
- Thời gian và các số liệu sử dụng khảo sát, điều tra tính trong giai đoạn từ 2010
đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin; tư
tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách,
pháp luật của Nhà nước; chủ trương, chương trình hành động của MTTQVN về đại

đoàn kết dân tộc, về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Đặc
biệt, Luận văn nhấn mạnh sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ
trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.


5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các yêu cầu đặt ra đối với Luận văn, việc nghiên cứu đề tài
được tiến hành dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử, luật học, phân tích - tổng hợp, logic - lịch sử, so sánh. Một số phương pháp
chun ngành như mơ hình hóa, khảo sát, phân tích, tổng hợp dựa vào thơng số từ
nghiên cứu thực tiễn ở cơ sở để xây dựng những luận cứ đánh giá khách quan thực
trạng và đề xuất những giải pháp có cơ sở khoa học, sát với thực tiễn.
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn là cơng trình nghiên cứu tâm huyết của tác giả với hy vọng nghiên
cứu một cách tương đối hệ thống, chuyên sâu về vai trò của MTTQVN trong hệ thống
chính trị nói chung và ở quận 7, TPHCM nói riêng, góp phần làm rõ tầm quan trọng
về vai trị của MTTQVN ở cấp địa phương.
7. Ý nghĩa của lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận: Luận văn làm rõ vai trị, vị trí của MTTQ Việt Nam trong hệ
thống chính trị ở địa phương (cấp quận, huyện) trên cơ sở quan điểm, chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về MTTQVN.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần vào việc phát triển, hoàn thiện
các căn cứ khoa học và thực tiễn để hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng và
pháp luật của Nhà nước về vai trò của MTTQVN trong hệ thống chính trị (HTCT) nói
chung, MTTQVN ở cấp quận, huyện nói riêng, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân tộc vững mạnh và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì
dân.
Về mặt thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp
thêm cơ sở khoa học giúp các tổ chức, cán bộ trong HTCT ở quận 7 nghiên cứu, vận

dụng vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
MTTQVN. Đồng thời đây cũng là tài liệu để tham khảo phục vụ cho việc hoạch định
chính sách, chỉ đạo hoạt động của MTTQVN và các đoàn thể trong HTCT ở các địa
phương.


Luận văn này có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, nghiên
cứu ở trường Đảng, trường Luật, trường Hành chính. Những kết quả nghiên cứu của
Luận văn cũng có thể là những hướng gợi mở phục vụ các cuộc trao đổi, thảo luận
theo chủ đề hoặc đề xuất các hướng nghiên cứu khác sâu hơn của các tác giả có quan
tâm đến chủ đề nghiên cứu này.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận
văn có kết cấu gồm 3 chương, 7 tiết.


Chương 1
CƠ SỞ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ VỀ VAI TRỊ CỦA MẶT TRẬN TỔ
QUỐC VIỆT NAM TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
1.1 Một số vấn đề lý luận chung về vai trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
1.1.1 Q trình hình thành - phát triển và những chức năng cơ bản của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam
Kế thừa, phát huy truyền thống yêu nước và đoàn kết của dân tộc, Đảng Cộng
sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã chủ trương đoàn kết mọi lực lượng dân
tộc và dân chủ trong một mặt trận thống nhất để cùng nhau chống kẻ thù chung vì
độc lập tự do của Tổ quốc.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - một hình thức tổ chức, hiện thân của Mặt trận
Dân tộc Thống nhất Việt Nam, là tổ chức liên minh chính trị rộng lớn, một bộ phận
của HTCT nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Chủ tịch Hồ Chí Minh và

Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập và lãnh đạo. Từ khi ra đời đến nay, tổ chức
MTTQVN đã không ngừng lớn mạnh, trở thành một trong những nhân tố làm nên
thắng lợi của cách mạng Việt Nam. MTTQVN đã trải qua nhiều thời kỳ với nhiều tên
gọi khác nhau cho phù hợp với nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng, nhưng mục
tiêu của MTTQVN là nơi tập hợp các giai tầng trong xã hội đấu tranh giành độc lập
dân tộc, thống nhất Tổ quốc, xây dựng khối đại đoàn toàn dân tộc phục vụ sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là khơng thay đổi. Q trình hình thành và phát triển của
MTTQVN qua các giai đoạn lịch sử được tổng hợp như sau:
- Ngày 18/11/1930, Mặt trận Thống nhất phản đế Đơng Dương - Hội Phản
đế đồng minh hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất được thành lập



×