Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Niên luận tác động của cuộc chiến thương mại hoa kỳ trung quốc đến nền kinh tế toàn cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.22 KB, 38 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
----------

NIÊN LUẬN

TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI
HOA KỲ - TRUNG QUỐC
ĐẾN NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU

GVHD: TS. Trần Việt Dung
Sinh viên thực hiện: Nguyên Thùy Giang
Lớp: QH2015-E KTQT-NN
Ngành: Kinh tế Quốc tế
Hệ: BK-CQ

Hà Nội, 2018


M ỤC L Ụ C

Mở đầu.......................................................................................................................4
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................4
2. Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................................5
3. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu.........................................................5
4. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................6
5. Tình hình nghiên cứu.......................................................................................6
Chương 1: Tiến trình quan hệ thương mại song phương Hoa Kỳ - Trung Quốc 8
1. Cơ sở lý luận.....................................................................................................8
1.1. Cân bằng thương mại hàng hóa...............................................................8
1.2. Lợi thế so sánh...........................................................................................8


1.3. Chiến tranh thương mại...........................................................................9
2. Cơ sở thực tế..................................................................................................10
2.1. Thương mại hai nước HK -TQ................................................................10
2.1.1. Các chỉ số thương mại........................................................................10
2.1.2. Lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế......................................13
2.2. Quan hệ thương mại song phương HK -TQ...........................................14
2.2.1. Tiến trình hình thành.........................................................................14
2.2.2. Thực trạng quan hệ thương mại HK - TQ........................................16
Chương 2: Sự hình thành và tác động của cuộc chiến thương mại HK - TQ.....20
1. Nguyên nhân và diễn biến tranh chấp thương mại giữa hai nước..........20
2. Tác động tới nền kinh tế song phương.......................................................23
3. Ảnh hưởng và tác động dự báo đến nền kinh tế toàn cầu........................27
Kết luận...................................................................................................................31
Tài liệu tham khảo..................................................................................................32

1


2


DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1..................................................................................................................11
Biểu đồ 2..................................................................................................................18
Biểu đồ 3..................................................................................................................25
Biểu đồ 4..................................................................................................................28

Bảng 1.........................................................................................................................5
Bảng 2.......................................................................................................................12

Bảng 3.......................................................................................................................17
Bảng 4.......................................................................................................................17

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết
tắt
MIIT

nghĩa Tiếng Anh

nghĩa Tiếng Việt

Ministry of Industry and
Information Technology
Information Technology and
Telecommunication
North American Industry
Classification System
United States International Trade
Commission
World Trade Organization

Bộ Công nghiệp và Công nghệ
thông tin
Công nghệ thơng tin và truyền thơng

Văn phịng Đại diện Thương mại

Hoa Kỳ
Đối thoại Kinh tế toàn diện

GDP

United States Trade
Representative
Comprehensive Economic
Dialog
Gross Domestic Products

IMF

International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

GVC

Global Value Chain

Chuỗi giá trị toàn cầu

SITC

Standard International Trade
Classification

Phân loại thương mại quốc tế tiêu
chuẩn


ICT
NAIC
USITC
WTO
USTR
CED

Hệ thống phân loại ngành công
nghiệp Bắc Mỹ
Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ
Tổ chức Thương mại thế giới

Tổng sản phẩm quốc nội

4


Mở đầu
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Theo báo cáo tổng hợp của của Cục điều tra dân số và Cục phân tích Kinh t ế
Hoa Kỳ, thâm hụt thương mại hàng hóa giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc trong 4
tháng đầu năm 2018 đã đạt đến 119,050.9 triệu đôla Mỹ. Theo đó, trong giai
đoạn từ năm 2000-2017, chỉ số này đã tăng hơn 4,5 lần từ 83,833 lên
375,576.4 triệu đôla Mỹ. Quy mô thâm hụt thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung
Quốc đã và đang tiếp tục trở thành một vấn đề quan trọng trong quan h ệ
thương mại song phương đồng thời chính phủ của tổng thống Hoa Kỳ Donald

Trump cũng nhìn nhận đây là một dấu hiệu của những chính sách kinh t ế
khơng minh bạch của Trung Quốc. Điều luật được đưa ra vào phiên h ọp Qu ốc
Hội lần thứ 115 tại Hoa Kỳ, bao gồm Đạo luật Cân bằng thương mại 2017
(H.R. 2766) và Đạo luật Thực thi thương mại và Đạo lu ật Gi ảm thâm h ụt
thương mại (H.R. 2734), cũng đã yêu cầu chính quyền của Trump ph ải có
những động thái để giảm thâm hụt thương mại song phương. Chính những
căng thẳng trong sự mất cân bằng thương mại đã d ẫn tới một lo ạt nh ững
động thái lên thuế nhập khẩu hàng hóa từ Trung Qu ốc. C ụ th ể, ngày
03/04/2018, một trong những động thái mạnh tay nhất của Hoa Kỳ chính là
việc áp thêm mức thuế nhập khẩu 25% lên danh mục 1333 hàng hóa Trung
Quốc (Đại diện Thương mại Hoa Kỳ USTR) đặc biệt là những hàng hóa chủ
chốt trong sáng kiến “Made in China 2025” của chính phủ nước này như tàu và
thiết bị vũ trụ, chăm sóc sức khỏe, phương tiện khơng người lái và m ột số
thiết bị công nghiệp khác. Để đáp trả, Trung Quốc cũng công b ố 106 danh
mục hàng hóa xuất khẩu Hoa Kỳ bị áp mức thuế 25% (Bộ Th ương m ại Trung
Quốc). Chính những động thái đáp trả liên tiếp này đã châm ngòi cho nguy c ơ
bùng nổ một cuộc chiến tranh thương mại trong giai đoạn tới.
Phải nói thêm rằng, với vị thế là nhóm hai nước đứng đ ầu v ề giá tr ị hàng hóa
xuất và nhập chiếm lần lượt 9,1% và 12,3% thị phần xuất khẩu, 13,9% và
9,8% nhập khẩu trên thế giới ( Bảng 1), Hoa Kỳ và Trung Quốc đang là đối tác
thương mại chủ chốt của nhiều nền kinh tế và vùng lãnh thổ. Bởi v ậy, nguy
cơ của một cuộc chiến tranh thương mại không chỉ có sức ảnh hưởng đ ối v ới
thương mại song phương mà còn gây nên những tác động l ường trước và
không lường trước đối với các đối tác thương mại và rộng hơn là n ền kinh t ế
toàn cầu. Tuy rằng bản chất của mối quan hệ thương mại gi ữa Hoa Kỳ và

5


Trung quốc đã tồn tại từ hàng chục năm nhưng tính cấp thiết trong nh ững

tranh chấp này sinh giữa hai nền kinh tế này vẫn luôn là vấn đ ề thường trực.
Bảng 1
Các nước dẫn đầu về nhập khẩu/xuất khẩu trong thương mại hàng hóa trên
thế giới năm 2016
Thứ
hạn
g

Nước
xuất
khẩu

Giá trị

Thị
phần
(%)

Thứ
hạn
g

Nước
nhập
khẩu

Giá trị

1


Trung
Quốc

2

Thị
phần

2098

13,2

1

Hoa Kỳ

2251

13,9

Hoa Kỳ

1455

9,1

2

Trung
Quốc


1587

9,8

3

Đức

1340

8,4

3

Đức

1055

6,5

4

Nhật Bản

645

4,0

4


Anh

636

3,9

5

Hà Lan

570

3,6

5

Nhật Bản

607

3,7

(%)

Nguồn: báo cáo thống kê Thương mại Thế giới (Tổ ch ức Th ương mại th ế gi ới
WTO, 2017)
Trong khuôn khổ, bài nghiên cứu được chia ra hai mục chính:

Phần một, tiến trình hình thành và thực trạng mối quan hệ thương mại

song phương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ được phân tích và đánh giá.

Phần hai, bài nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích ngun nhân hình thành
nên những mâu thuẫn về thương mại giữa hai bên và tác động cũng như dự
báo về ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ- Trung Quốc đối với các
nền kinh tế trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Từ khóa: Hoa Kỳ - Trung Quốc, quan hệ thương mại, cân b ằng th ương m ại
hàng hóa, cuộc chiến thương mại.
2.

Câu hỏi nghiên cứu

6


Việc tranh chấp và nguy cơ bùng nổ chiến tranh thương mại giữa hoa Kỳ và
Trung Quốc có ảnh hưởng và tác động dự kiến như thế nào đ ối v ới th ương
mại song phương nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung?
3.

Phương pháp và đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là quan hệ thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc .
Bài nghiên cứu thu thập tài liệu từ những dữ liệu thứ c ấp, s ố li ệu thống kê,
các báo cáo nghiên cứu, bài viết trên các tạp chí khoa h ọc,… t ừ nh ững ngu ồn
đáng tin cậy như tổ chức thương mại thế giới WTO, Cục thống kê dân s ố Hoa
Kỳ giai đoạn đến năm 2017. Từ đó, phân tích và tổng hợp để tìm đưa ra những
đánh giá, nhận xét về những ảnh hưởng của tranh chấp thương m ại Hoa Kỳ Trung Quốc đến nền kinh tế song phương nói riêng và thương m ại th ế gi ới
nói chung
4.


Phạm vi nghiên cứu

Trong khn khổ bài nghiên cứu này, ngoại trừ việc đưa ra số liệu ở giai đo ạn
trước năm 2000 trong việc phân tích về tiến trình hình thành th ương m ại
song phương Hoa Kỳ- Trung Quốc, tác giả chỉ tiến hành khai thác nh ững s ố
liệu và chỉ số thương mại trong giai đoạn từ năm 2000-2017 và những dự
đoán tác động từ giai đoạn năm 2018 trở đi.
Đồng thời, việc phân tích và đánh giá chỉ nằm trong phạm vi th ương m ại hàng
hóa mà khơng bao gồm thương mại dịch vụ, di chuyển vốn hay đ ầu t ư tr ực
tiếp.
5.

Tình hình nghiên cứu

Kể từ khi xác lập mối quan hệ thương mại, việc nghiên c ứu về tình hình
thương mại song phương đã trở thành đề tài thu hút nhiều sư chú ý từ các h ọc
giả và nhà kinh tế. Phần lớn những nghiên cứu này đều nêu ra nh ững thách
thức và cơ hội mà hai nước đang đối mặt cũng như chỉ ra đ ược rào c ản trong
việc cân bằng cán cân thương mại; tuy nhiên những nghiên cứu cụ thể v ề ảnh
hưởng toàn cầu của sự hợp tác thương mại này lại chưa thực sự đ ược đ ề c ập
một cách chính thức.
Theo Gary C. H., Yee W. và Ketki S. (2006), vấn đề cốt lõi của những tranh chấp
thương mại giữa hai nước chính là tỉ giá đồng NDT. Đồng thời việc thâm hụt
thương mại với Trung Quốc cũng được nhận định chỉ là một ph ần trong s ự
mất cân bằng thương mại so với các thị trường khác trên th ế gi ới. Chính s ự
hấp dẫn trong thu hút đầu tư tại Hoa Kỳ nên sức h ấp d ẫn c ủa đ ồng Đôla Mỹ
7



cũng trở nên mạnh hơn trên thị trường ngoại tệ, từ đó dẫn tới hệ quả thâm
hụt thương mại. Bài nghiên cứu cũng nhận định nếu không phải là thâm h ụt
thương mại song phương với Trung Quốc thì Hoa Kỳ cũng sẽ có thâm h ụt
thương mại lớn hơn với các nước khác.
Wayne M. Morrison (2018) cũng đã khẳng định rằng việc căng thẳng leo thang
trong mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia này ch ủ y ếu n ằm ở s ự d ịch
chuyển chưa hoàn thiện của nền kinh tế thị trường tự do tại Trung Qu ốc.
Trong khi quốc gia này đang cố gắng để tự do hóa thể chế th ương mại và kinh
tế thì những chính sách trực tiếp từ chính phủ đang làm biến dạng thương
mại và các dòng đầu tư. Theo đó, những chính sách để b ảo h ộ ngành công
nghiệp, gián điệp kinh tế và quyền sở hữu trí tuệ chính là nguyên nhân gây
nên những lo ngại cho các nhà chức trách và doanh nghiệp hoa Kỳ.
Trong China’s Trade Relations with the United States in Perspective (Wang Dong,
2010), tác giả đã giải thích những lực lượng chủ chốt thúc đ ẩy m ối quan h ệ
song phương Hoa Kỳ - Trung Quốc và bàn luận v ề cách mà hai ơng l ớn kinh t ế
này hịa nhập vào trong nền kinh tế lồng ghép của châu Á và chung h ơn là n ền
kinh tế thế giới. Theo đó, bài viết cũng đặt ra những thách th ức và c ơ h ội mà
Trung Quốc đã và đang đối mặt tính từ thời điểm cu ộc kh ủng ho ảng tài chính
năm 2008 bao gồm nhân quyền, nguyên tắc Tối hu ệ quốc, v ấn đ ề t ại đ ảo Đài
Loan và khu vực Tây Tạng; đồng thời mối đe dọa từ thâm h ụt th ương m ại v ới
Hoa Kỳ cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến mối quan hệ song phương .
Trong bài nghiên cứu China-United States Trade Negotiations and Disputes: The
WTO and Beyond (2009), để tiếp cận quan hệ thương mại Hoa Kỳ - Trung
Quốc và tác động phụ thuộc của hai quốc gia này đối v ới th ế gi ới, tác gi ả
không tập trung nhiều vào những vấn đề pháp lý c ủa vi ệc tranh t ụng th ương
mại song phương mà khám phá dưới góc độ tổng thể hơn bằng việc phân tích
tranh chấp trong khn khổ song phương và đa phương.

8



Chương 1: Tiến trình quan hệ thương mại song phương
Hoa Kỳ - Trung Quốc
1.

Cơ sở lý luận
1.1.

Cân bằng thương mại hàng hóa

Thương mại hàng hóa chỉ bao gồm bn bán và trao đổi đối v ới nh ững hàng
hóa hữu hình mà khơng bao gồm dịch vụ, lưu chuyển v ổn và đầu t ư qu ốc t ế.
Những số liệu về thương mại hàng hóa chính thức chỉ đo lường sự thay đ ổi
của thương mại, nhập khẩu và xuất khẩu trong m ột giai đoạn nh ất đ ịnh. Cân
bằng thương mại hàng hóa được tính tốn bằng chênh lệch giữa tổng hàng
hóa xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu.
Những hàng hóa xuất khẩu được định nghĩa bao gồm hàng hóa sản xuất n ội
địa và hàng hóa tái xuất khẩu. Theo Thống kế thương mại hàng hóa quốc tế
của Liên hợp quốc: Khái niệm và định nghĩa, hàng hóa tái xuất khẩu được định
nghĩa là hàng hóa nước ngoài được giữ nguyên hiên trạng sau khi nh ập kh ẩu,
sau đó sẽ được xuất khẩu từ khu vực lưu thông tự do, các cơ s ở ch ế bi ến, khu
vực công nghiệp tư do, kho hải quan hoặc các khu thương mại tự do.
1.2.

Lợi thế so sánh

Lợi thế so sánh là khi một quốc gia sản xuất hàng hóa ho ặc d ịch v ụ có chi phí
cơ hội thấp hơn các quốc gia khác. Một quốc gia có th ể khơng ph ải là n ước có
lợi thế trong việc sản xuất nhưng hàng hóa đó có chi phí c ơ h ội th ấp cho các
nước nhập khẩu khác. Ví dụ, các quốc gia sản xuất dầu có lợi thế so sánh v ề

hóa chất. Dầu được sản xuất tại địa phương có nguồn nguyên liệu hóa chất rẻ
hơn khi so sánh với các nước khơng có. Rất nhiều ngun liệu thơ đ ược s ản
xuất trong quá trình chưng cất dầu. Kết quả là, Saudi Arabia, Kuwait và
Mexico đang cạnh tranh hơn với các cơng ty sản xuất hóa chất c ủa Mỹ b ởi
nguồn nguyên liệu rẻ tiền, làm cho chi phí cơ hội của họ thấp hơn.
Lý thuyết về lợi thế so sánh đã được nhà kinh tế David Ricardo tạo ra vào cuối
thế kỉ thứ 18 khi ông lập luận rằng một quốc gia thúc đẩy tăng tr ưởng kinh t ế
của mình nhiều nhất bằng cách tập trung vào ngành cơng nghiệp mà nó có l ợi
thế so sánh đáng kể nhất. Lý thuyết về l ợi th ế so sánh này đã tr ở thành c ơ s ở
lý luận cho các hiệp định thương mại tự do. Ricardo đã phát tri ển cách ti ếp
cận của mình để chống lại các hạn chế thương mại đối với lúa mì nh ập kh ẩu
ở Anh. Ơng lập luận rằng việc hạn chế lúa mì giá rẻ và ch ất l ượng cao t ừ các
9


nước có điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp là không cần thiết khi Anh sẽ
nhận được nhiều giá trị hơn bằng cách xuất khẩu các sản phẩm địi h ỏi lao
động có kỹ năng và máy móc.
Lý thuyết về lợi thế so sánh cũng giải thích t ại sao b ảo h ộ th ương m ại không
hiệu quả trong thời gian dài. Các nhà lãnh đạo luôn ch ịu áp l ực t ừ n ền kinh t ế
trong nước khi phải bảo vệ việc làm trước những đối thủ cạnh tranh t ừ nước
ngoài bằng cách tăng thuế quan. Tuy nhiên, đây chỉ là m ột gi ải pháp t ạm th ời
khi về lâu dài, nó làm tổn thương khả năng cạnh tranh của quốc gia. Nó khi ến
các nước lãng phí tài ngun trên các ngành công nghi ệp không hi ệu qu ả và
buộc người tiêu dùng phải trả giá cao hơn để mua hàng hóa trong nước.
1.3.

Chiến tranh thương mại

Cụm từ “Chiến tranh thương mại” thực chất đã tồn tại từ r ất lâu nh ưng trong

khoảng thời gian gần đây khi những tranh chấp mậu dịch diễn ra ph ức tạp
giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc leo thang thì dư luận lại càng quan tâm và tần su ất
xuất hiện của cụm từ này trên truyền thơng lại khiến nó mang tính th ời sự
hơn bao giờ hết.
Theo Từ điển kinh tế học của Đại học Kinh tế Quốc dân thì chiến tranh
thương mại (trade war) là cách các quốc gia giảm thiểu kim ng ạch nhập kh ẩu
cạnh tranh thơng qua các hình thức như hạn ngạch, thuế quan hay nh ững h ạn
chế thương mại khác; từ đó mở rộng xuất khẩu thông qua các biện pháp thúc
đẩy. Những kịch bản này thường đi kèm với những leo thang c ủa ch ủ nghĩa
bảo hộ mậu dịch trong nước.
Bảo hộ ở đây nói theo cách thơng thường chính là cách các n ước dùng đ ể b ảo
vệ việc làm và nền công nghiệp trong nước. Tuy nhiên, theo m ột cách khác thì
nó lại làm cho sản xuất hàng hóa của hai nước tiến đ ến mức tự cung t ự c ấp.
Cũng theo đó, việc trả đũa bằng những hình thức thuế quan và hạn ng ạch là
khá phổ biến trong những tranh chấp thương mại; tuy nhiên, vi ệc trợ c ấp
dường như lại trở thành đặc quyền của những nước giàu trong cuộc chiến
này khi dự trữ ngoại tệ của những nước nghèo không đủ đ ể tiến hành m ột
cuộc chiến dài hơi hơn và khi tăng bảo hộ chống lại tình trạng bán phá giá c ủa
những sản phẩm giá rẻ, chính phủ nước đó có nguy cơ làm cho s ản ph ẩm quá
đắt đối với người tiêu dùng nội địa.
Chiến tranh thương mại khơng phải là tình trạng q hiếm g ặp trong n ền
thương mại toàn cầu khi mà ở thời điểm những năm 1930, chính sách b ảo h ộ
10


của Hoa Kỳ với hi vọng cứu những nhà máy trong n ước đã đ ược th ực thi m ột
cách chính thống ở Đạo luật Thuế quan năm 1930, hay còn được bi ết đ ến là
Đạo luật Thuế quan Smoot-Hawley. Hành động này đã làm tăng thu ế nh ập
khẩu của Mỹ lên mức gần như kỷ lục. Nhưng thay vì làm sống l ại nền kinh t ế,
nó đã thực sự làm trầm trọng thêm cuộc Đại suy thoái.

Các quốc gia trên thế giới đã ngầm đối nghich lẫn nhau bằng nh ững m ức thu ế
trả đũa . Việc các nước châu Âu áp đặt thuế với hàng hóa Hoa Kỳ đã làm ch ậm
lại thương mại song phương, điều làm Hoa Kỳ khó khăn hơn trong việc thốt
ra khỏi sự đình trệ của nền kinh tế. Việc chủ nghĩa dân tộc nóng lên bởi sự đ ổ
lỗi lẫn nhau giữa các quốc gia cho những khó khăn của mình đã bi ến chi ến
tranh thương mại trở thành một cuộc chiến thực thụ khi Thế chiến II nổ ra.
Đó chính là lý do tại sao sau khi cuộc chiến này k ết thúc, WTO đ ược thành l ập
để điều tiết thương mại quốc tế với hi vọng sẽ khơng có chiến tranh th ương
mại toàn cầu như những năm 1930 xảy ra lần nữa.
Trong Trade Wars: The Theory and Practice of International Commercial Rivalry
(1987), John Conybeare cũng đã nhận định rằng việc những thị trường nội địa
lớn như Hoa Kỳ mang đến nhiều khả năng “thương lượng” trong b ất kì tranh
chấp thương mại nào chỉ đúng đối với đối tác là những nền kinh t ế nhỏ và
yếu hơn. Còn đối với những đối tác có quy mơ ngang bằng hoặc lớn hơn nh ư
EU hoặc Trung Quốc thì rất có thể cả hai bên sẽ đều trở thành người thua
cuộc. Điều này đã được chứng thực bằng cuộc chiến thuế quan c ủa Đ ức và
Pháp lên sản phẩm từ gà của Hoa Kỳ vào những năm 1960. Hoa Kỳ cũng ngay
lập tức trả đũa bằng cách áp thuế lên một loại hàng hóa bao g ồm r ượu m ạnh
của Pháp, xe tải loại nhẹ và xe buýt của Volkswagen 1. Hoa Kỳ thậm chí cịn đe
dọa sẽ sẽ giảm sự hiện diện của quân đội ở châu Âu. Tuy nhiên, b ất ch ấp
những áp lực này, Cộng đồng Kinh tế châu Âu mới được thành l ập v ẫn khơng
hề thỏa hiệp, và điều đó chứng tỏ Hoa Kỳ đã thua trong cuộc chiến này.
2.

Cơ sở thực tế
2.1.

Thương mại hai nước Hoa Kỳ -Trung Quốc

2.1.1.


Các chỉ số thương mại

Tổng kim ngạch thương mại hàng hóa Trung Quốc đã đạt mức tăng nhanh
chóng kể từ sau cột mốc cải tổ nền kinh tế (năm 1978), tăng từ 20,6 t ỉ USD
lên 474 tỉ USD vào năm 20002. Tuy Trung Quốc đã bị thâm hụt thương mại
trong phần lớn những năm từ 1978-1993 khi mà nước này đang bắt đ ầu
1

hãng ô tô có xuất xứ từ Đức
11


chuyển mình từ nền kinh tế đóng. Tính đến năm 2016, nước này đã đạt th ặng
dư thương mại lên đến 509,7 tỉ USD với ti trọng xuất khẩu đạt 2097,6,6 tỉ
USD, gấp hơn 8,4 lần so với năm 2000 (Biểu đồ 1)
Biểu đồ 1

Tổng giá trị xuất nhập khẩu và cân bằng
thương mại hàng hóa Trung Quốc 1978 2016 (đơn vị: 100 triệu USD)
25000
20000
15000
10000
5000
0

1978

1980


1985

1990

2000

2005

2010

2015

2016

-5000
Xuất khẩu

Nhập khẩu

Cân bằng thương mại

Nguồn: Cục thống kê Quốc gia Trung Quốc, 2017
Kể từ sau thời điểm năm 1978, những loại hàng hóa xuất khẩu chủ ch ốt của
Trung Quốc bao gồm (1) hàng hóa sản xuất, (2) máy móc và thiết b ị giao
thơng, và (3) những sản phẩm hỗn hợp 3. Trong những năm 90, những sản
phẩm hỗn hợp như sản xuất giày dép, túi xách, phụ kiện nội thất v ẫn là hàng
hóa xuất khẩu chủ lực của nước này chỉ sau các loại hàng hóa s ản xu ất b ởi lẽ
trong giai đoạn này Trung Quốc vẫn đang lấy sức mạnh v ề con người cũng
như nguồn nhân lực làm lợi thế trong sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên k ể t ừ sau

năm 2000, một sự chuyển dịch có thể dễ dàng nhận thấy là máy móc và thi ết
bị giao thơng đã đạt mức tăng chóng mặt từ 82,6 tỉ USD (2000) lên đ ến 984,2
tỉ USD trong khi các loại sản phẩm hỗn hợp chỉ đ ạt mức tăng tr ưởng b ằng
một nửa. Trong các loại hàng hóa sản xuất, thiết b ị viễn thơng, thu âm và máy
móc, thiết bị điện là mặt hàng xuất khẩu chủ l ực c ủa Trung Qu ốc v ới kim
ngạch xuất khẩu lần lượt đạt 278,7 tỉ USD và 263 tỉ USD. Bên cạnh đó, hàng
Số liệu vào năm 1978 được thống kê bởi Bộ Thương mại Trung Quốc, những số liệu kể từ năm 1980 trở đi
được thống kê bởi Cục Hải quan Trung Quốc (Niên giám Thống kê 2017, Cục Thống kê Quốc gia Trung
Quốc)
3
Phân loại hàng hóa theo chuẩn SITC
21

12


hóa nhập khẩu chủ yếu của nước này là xăng dầu (và các s ản ph ẩm liên
quan), quặng và phế liệu kim loại. Theo đó, các đối tác xuất khẩu hàng đ ầu
của Trung Quốc là (1) Hoa Kỳ, (2) Hồng Kông, (3) Nhật Bản (Bảng 1).
Đối với Hoa Kỳ, thâm hụt thương mại quốc tế đã tăng từ 605,7 t ỉ USD trong
năm 2016 lên 568,4 tỉ USD vào năm 2017, trong đó tổng thâm h ụt hàng hóa đã
tăng từ 752,5 tỉ USD lên 811.2 tỉ USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng 95 t ỉ
USD với mức tăng lớn nhất đối với vật liệu và vật tư cơng nghiệp (66,4 tỉ USD)
và hàng hóa vốn (13,2 tỉ USD). Bên cạnh đó, kim ng ạch nh ập kh ẩu hàng hóa
trong năm 2017 của Hoa Kỳ cũng tăng đến 153,7 tỉ USD với mức tăng lớn nhất
thuộc vật liệu và vật tư công nghiệp (64.3 tỉ USD), hàng hóa vốn (50.7 t ỉ USD),
và hàng tiêu dùng (18.6 tỉ USD).
Về các đối tác thương mại, Canada, Mexico và Trung Quốc là 3 thị tr ường xu ất
khẩu hàng hóa hàng đầu của Hoa Kỳ trong năm 2017 và k ể t ừ năm 2006 xu ất
khẩu Hoa Kỳ đã tăng đến 42% với phần lớn những tăng trưởng đến từ 2 đối

tác là Mexico và Trung Quốc. Trong số 30 thị tr ường xu ất kh ẩu hàng hóa, Vi ệt
Nam nổi lên là thị trường phát triển mạnh nhất trong vòng 10 năm qua v ới
mức tăng trưởng lên đến 800% (Bộ Thương mại Hoa Kỳ, 2017).
Trong năm 2017, với việc giảm giá cả hàng hóa tồn cầu thì xuất khẩu c ủa
Hoa Kỳ cũng tiếp tục chững lại trong năm 2017. Thêm vào đó, n ước này cũng
đang phải tực tiếp đương đầu với sự suy giảm thương mại toàn cầu và sự
yếu đi của cầu tiêu dùng. Mặc dù xuất khẩu hàng hóa Hoa Kỳ đang chững l ại ở
giá trị danh nghĩa nhưng lại duy trì ổn định theo giá tr ị thật (đã đ ược thay đ ổi
để loại bỏ sự ảnh hưởng của giá cả) với sự tăng trưởng lớn nhất đối v ới xu ất
khẩu các sản phẩm xăng dầu, chất bán dẫn, đậu nành, dung dịch khí ga t ự
nhiên và ngô.
Bảng 2
Các đối tác xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa chính của Hoa Kỳ và Trung
Quốc năm 2017 (tỉ USD)
Trung Quốc
Xuất khẩu

Hoa Kỳ

Hoa Kỳ

431.7

Canada

282

Hồng Kông

281


Mexico

243

Nhật Bản

137,4

Trung Quốc

130

Hàn Quốc

102,8

Nhật Bản

68

13


Nhập khẩu

Việt Nam

72,1


Anh

56

Hàn Quốc

158,9

Trung Quốc

506

Nhật Bản

145,7

Mexico

314

Hoa Kỳ

135,1

Canada

300

Đức


86,1

Nhật Bản

136,5

Úc

70,9

Đức

117,7

Nguồn: USITC, IMF, Statista
2.1.2.

Lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế

Quay trở lại thời kỳ Trung Quốc dưới những năm 50 của th ế kỉ tr ước, nước
này đã áp dụng nguyên mơ hình kinh tế Sơ Viết giống nh ư những n ước Đông
Âu khác mà thiếu những sự điều chỉnh phù hợp với hoàn c ảnh và đ ặc đi ểm
của nền kinh tế. Chính phủ Trung Quốc cũng tập trung sức mạnh cho ngành
sản xuất máy móc và thép, đồng thời cũng tối thiểu hóa vai trị c ủa ngo ại
thương. Để quản lý nền kinh tế, Trung Quốc đã giữ vững hệ thống chỉ huy t ập
trung quan liêu (Richard H. Holton & Wang Xi, 1989) mà ở đó các doanh
nghiệp chỉ đóng vai trị như là các bộ phận cấp thấp của chính phủ tập quyền.
Tuy nhiên ở thời điểm đó chính phủ khơng lường trước rằng có một đặc điểm
kinh tế mà nước này khác hồn tồn với Đơng Âu, dẫn đến việc ph ạm vào yêu
cầu của việc xây dựng một chế độ tập quyền, đó chính là v ấn đ ề v ề quy mô.

Không như ở Sô Viết, một phần đáng kể sản lượng công nghi ệp tại Trung
Quốc được sản xuất bởi các đơn vị vừa và nhỏ với hệ thống kế tốn và báo
cáo thống kê yếu kém hay thậm chí là khơng tồn tại nên vi ệc ki ểm sốt t ất c ả
những doanh nghiệp này từ Bắc Kinh là bất khả thi.
Điều này đã dẫn tới việc hình thành một chương trình c ải tổ được đề ra b ởi
lãnh tụ Đặng Tiểu Bình: thay thế nền kinh tế kế hoạch t ập trung b ằng n ền
kinh tế thị trường và kết thúc sự cô lập c ủa n ền kinh t ế n ước này. Đ ặng Ti ểu
Bình muốn xây dựng một “nền kinh tế thị trường xã hội với những đặc đi ểm
của Trung Quốc” (Pasha L. HSIEH, 2009). Cách mà nước này th ực hi ện chính
sách cải tổ đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới những mối quan hệ thương mại bên
ngoài và sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc. điều này đã làm tăng cầu v ề nh ập
khẩu của Trung Quốc và đặt áp lực vào việc tăng cường xuất kh ẩu c ủa chính
phủ. Bởi vậy, chính tỉ lệ tăng trưởng cao đã dẫn tới việc chuyển đ ổi c ấu trúc

14


nền kinh tế và thay đổi lợi thế so sánh cũng như cấu trúc xuất/nhập khẩu của
nước này.
Để hậu thuẫn cho việc tập trung vào lĩnh v ực s ản xu ất công ngh ệ cao, ngày
19/05/2015, bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin nước này (MIIT) đã đ ưa
ra kế hoạch 10 năm “Made in China 2025” nhằm tập trung toàn l ực cho vi ệc
chế tạo máy móc, hệ thống, mạng lưới quản lý q trình cơng nghiệp (hay cịn
gọi là sản xuất thơng minh) dựa trên nền tảng thông tin và công ngh ệ truy ền
thông (ICT). Mục tiêu ban đầu của chiến lược này là đảm bảo nh ững công ty
Trung Quốc sẽ phát triển, đúc kết ra được công nghệ và th ương hiệu cho riêng
mình; sau đó mới là thay thế những sản phẩm, cơng nghệ nước ngồi b ằng
sản phẩm nội địa tại thị trường Trung Quốc. Mục tiêu cu ối cùng c ủa “Made in
China 2025” chính là bành trướng 10 loại sản phẩm mục tiêu chiến lược nội
địa trên thị trường toàn cầu.4

Với lực lượng lao động giá rẻ dồi dào, từ lâu những quốc gia như Ấn Độ, Trung
Quốc và các quốc gia đang phát triển đã tập trung vào nh ững s ản ph ẩm thâm
dụng sức lao động. Với lý do tương tự, Hoa Kỳ cũng chuyên biệt hóa nh ững
sản phẩm hàng hóa tập trung chủ yếu vào nguồn nhân lực và vốn đ ầu t ư b ởi
sự tương đối dồi dào của lực lượng lao động có trình độ cao và nh ững thi ết b ị
kỹ thuật tinh vi. Theo International Trade Statistics của WTO (2010) thì các
hàng hóa sản xuất mà Hoa Kỳ đang có lợi thế so sánh trên thị tr ường là hóa
chất (ngồi dược phẩm), máy bay, mạch tích hợp, máy móc phi điện và các
dụng cụ khoa học và kiểm sốt. Trong khi đó, Trung Quốc lại đang s ở h ữu l ợi
thế so sánh trong sản xuất sắt và thép, dược phẩm, thiết b ị văn phịng và vi ễn
thơng, hầu hết các loại máy móc (ngồi mạch tích hợp), thiết bị vận t ải (ngồi
ơ tơ), máy phát điện và máy móc điện, dệt may và quần áo, và đồ gia dụng.
2.2.

Quan hệ thương mại song phương Hoa Kỳ-Trung Quốc

2.2.1.

Tiến trình hình thành

Việc hình thành quan hệ thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và Trung Qu ốc
dựa trên điều kiện hai nền kinh tế có cách biệt lớn. Đ ối với Hoa Kỳ, đây là n ền
kinh tế phát triển lớn nhất trên thế giới với sức mạnh hàng đầu v ề kinh tế,
chính trị, quốc phịng , khoa học và cơng nghệ. Hoa Kỳ đã s ớm b ắt đ ầu phát
triển nền kinh tế và bước vào “Kỷ nguyên kinh tế mới” sau q trình cơng
Theo MIIT, 10 ngàng cơng nghiệp chiến lược của “Made in China 2025” bao gồm công nghệ thơng tin tiên
tiến, rơ bốt và cơng cụ máy móc tự động, thiết bị hàng không và vụ trụ, thiết bị kỹ thuật biển và tàu công
nghệ cao, thiết bị đường sắt tiên tiến, phương tiên sử dụng năng lượng mới, thiết bị năng lượng, máy móc
nơng nghiệp, vật liệu mới, dược sinh học và sản phẩm thiết bị y tế tiên tiến.
4


15


nghiệp hóa. Đây là quốc gia có ngành nơng nghiệp, công nghi ệp và d ịch v ụ
phát triển cao, sức mạnh khoa học và công nghệ hàng đầu, và phát tri ển kinh
tế khu vực tương đối cân bằng. Còn Trung Quốc, đây là quốc gia đang phát
triển lớn nhất trên thế giới. Tuy GDP của nước này đạt d ến 11,2 nghìn t ỉ
trong năm 2016 nhưng sự phát triển này vẫn còn thiếu s ự cân b ằng. Ở Trung
Quốc, vẫn còn đến 70 triệu người nghèo tại vùng nông thôn và hơn m ột nửa
dân số ở trung tâm và vùng phía tây tây sống trong lạc hậu. GDP trên đ ầu
người của nhóm này chỉ bằng một nửa so với vùng ven bi ển. T ỷ l ệ đơ th ị hóa
của Trung Quốc chỉ là 57%, thấp hơn mức trung bình trên 70% ở các n ước
phát triển. Năm 2015, tỷ lệ nhập học của các cơ sở giáo dục đ ại h ọc Trung
Quốc là 40%.
Xét về điều kiện kinh tế, hai quốc gia này cũng đang ở những giai đo ạn khác
nhau của nền kinh tế thị trường. Hoa Kỳ là tiền thân của nền kinh tế thị
trường, và có các hệ thống và cơ chế kinh tế trưởng thành. Hoa Kỳ d ẫn đ ầu
thế giới bằng cách thiết lập các hệ thống chống độc quyền, b ảo v ệ s ở h ữu trí
tuệ, sáp nhập và mua lại an ninh nước ngồi và giám sát tài chính. Trung Qu ốc
đã thiết lập một hệ thống kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa vào năm 1992.
Trong 20 năm qua, Trung Quốc đã có những tiến b ộ vượt bậc trong vi ệc xây
dựng một nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn đang cố g ắng
xây dựng một hệ thống kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa phù h ợp v ới đi ều
kiện riêng của Trung Quốc. Trung Quốc vẫn đang tích lũy kinh nghi ệm trong
việc tham gia tồn cầu hóa kinh tế và phân công lao động qu ốc tế, và tăng
cường khả năng tham gia vào việc đưa ra các quy tắc kinh t ế và thương m ại
quốc tế.
Đối với Trung Quốc và Hoa Kỳ, tồn cầu hố kinh t ế đã là c ơ s ở đ ể phát tri ển
hơn nữa quan hệ kinh tế và thương mại của họ. Một mặt, quan hệ kinh tế

giữa các quốc gia đang trở nên gần gũi hơn và sự phụ thu ộc l ẫn nhau c ủa h ọ
ngày càng sâu sắc hơn, điều này mang lại một điều kiện tiên quyết quan trọng
cho Trung Quốc và Mỹ để thúc đẩy và hỗ trợ lẫn nhau đ ể phát tri ển chung.
Mặt khác, việc mở rộng chuỗi cung ứng và chuỗi giá tr ị cơng nghi ệp tồn c ầu,
sự phát triển của các công ty đa quốc gia, việc ứng d ụng toàn cầu các sáng
kiến khoa học và công nghệ đã mang lại động lực cho sự h ợp tác kinh t ế và
thương mại rộng lớn hơn giữa Trung Quốc và Mỹ.
Về mặt luật phát, quan hệ thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc được hình thành
dựa trên những cam kết trong WTO và những hiệp định song ph ương và đa
phương. Là người sáng lập và lãnh đạo chính của hệ thống và quy tắc giao
16


dịch đa phương hiện hành, Hoa Kỳ trong nhiều năm đã dẫn d ắt vi ệc đi ều
chỉnh hệ thống quy tắc hiện hành và điều chỉnh chính sách nội đ ịa t ương ứng.
Trung Quốc đã thực hiện các cam kết theo quy định của WTO và gia nh ập
WTO từ năm 2001. Trong 17 năm qua, Trung Quốc đã tuân thủ nghiêm ng ặt
các quy tắc, hoàn thành các cam kết của mình, và góp ph ần vào ho ạt đ ộng
hiệu quả và phát triển liên tục của hệ thống thương mại đa phương. Dưới
khuôn khổ WTO, Trung Quốc và Mỹ đã hợp tác để thúc đ ẩy t ự do hố và thúc
đẩy thương mại tồn cầu, đối phó với những tranh chấp trong quan h ệ kinh
tế và thương mại song phương, cùng đối phó với những thách th ức trong các
lĩnh vực thương mại mới, và xây dựng một hệ thống mới về các quy t ắc kinh
tế và thương mại toàn cầu. Tiếp đó, trong khn khổ c ủa diễn đàn G20 5,
Trung Quốc và Hoa Kỳ hợp tác để cùng nhau ch ống lại chủ nghĩa b ảo h ộ
thương mại, thúc đẩy nền kinh tế thế giới mở và thúc đẩy tăng tr ưởng m ạnh
mẽ, bền vững, cân bằng và toàn diện của nền kinh tế thế giới.
Ngoài ra, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, một loạt các th ỏa thu ận song
phương giữa Trung Quốc và Mỹ đã kí nhằm bảo đảm pháp lý cho các ho ạt
động thương mại và đầu tư giữa hai nước. Ba giao ước chung c ủa Trung HoaMỹ, bao gồm Thông cáo Thượng Hải, Thông cáo chung về Thiết lập Quan h ệ

Ngoại giao và Thông cáo 17/8 là các tài liệu có tính d ẫn d ắt trong s ự phát
triển quan hệ giữa hai nước. Các hiệp định song phương như Hiệp định v ề
Quan hệ Thương mại (7/1979), Hiệp định Chính phủ Hoa Kỳ-Trung Quốc liên
quan đến vận tải hàng không dân dụng, Hiệp định về vận tải biển và Công
ước lãnh sự (9/1980), Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và tránh đánh thu ế
thu nhập (4/1984) và các thỏa thuận liên quan được ký kết sau đó đã đóng
một vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy giao lưu kinh t ế và th ương m ại
giữa hai nước.
2.2.2.

Thực trạng quan hệ thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc

Trung Quốc là nguồn nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Hoa Kỳ vào năm 2017,
chiếm 506 tỉ USD và tăng 9,3% so với năm 2016. Thị phần nhập kh ẩu hàng
hóa từ Trung Quốc tăng từ 8,2% vào năm 2000 lên 21,6% vào năm 2017. V ị
thế của Trung Quốc trong các nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất đến th ị
trường Hoa Kỳ tăng mạnh từ vị trí thứ 8 (năm 1990) lên v ị trí th ứ 4 (năm
2000) và đứng đầu trong năm 2017.
G-20 là diễn đàn của 20 nền kinh tế lớn gồm 19 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất (tính theo GDP (PPP)) và
Liên minh châu Âu (EU)
5

17


Nhóm năm loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2017 theo NAIC bao
gồm thiết bị truyền thông, thiết bị máy tính, hàng hóa sản xu ất h ỗn h ợp (nh ư
là đồ chơi hay máy chơi trò chơi), quần áo, chất bán dẫn và nh ững nh ững
thành phần điện tử khác. Trong đó, thiết bị truyền thông và ch ất bán d ẫn là
hai mặt hàng có mức tăng lần lượt lên đến 18,7% và 22,5% chỉ trong vòng 1

năm (USITC). Đồng thời Trung Quốc cũng là nguồn nhập khẩu sản phẩm nông
nghiệp lớn thứ 4 tại Hoa Kỳ với tổng kim ngạch lên đến 4.5 tỉ USD.
Trong suốt những năm 1980 và 1990, gần như tất cả hàng nhập khẩu của Hoa
Kỳ từ Trung Quốc là những sản phẩm có giá trị thấp, nh ư đồ chơi và trò ch ơi
điện tử, hàng tiêu dùng điện tử, giày dép và hàng dệt may. Tuy nhiên, trong vài
năm qua, có một tỷ lệ ngày càng tăng về các mặt hàng nh ập khẩu công nghệ
cao từ Trung Quốc. Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, vi ệc nh ập kh ẩu s ản
phẩm công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ từ Trung Quốc trong năm 2017 đạt tổng
cộng 171,1 tỷ USD. Các sản phẩm thông tin và truyền thơng là các mặt hàng có
mức nhập khẩu lớn nhất trong danh mục này. Các sản phẩm công nghệ tiên
tiến chiếm đến 33,8% tổng nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ từ Trung Quốc và
thậm chí cịn vượt mức xuất khẩu mặt hàng này đến Trung Qu ốc (27,4%);
trong khi đó, con số này chỉ là 14,1% trong năm 2003. Tỉ lệ này đang dự báo
một sự yếu thế của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trong phát tri ển công ngh ệ,
điều khiến một “ông lớn” về phát triển công nghệ với cơ sở hạ tầng chuyên
môn hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ phải dè chừng.
Theo đó, trong năm 2017, Hoa Kỳ cũng là nước xuất khẩu hàng hóa l ớn thứ 3
đến thị trường Trung Quốc, chiếm 115,6 tỉ USD và tăng 12,8% so với năm
2016. Nhóm 5 loại hàng hóa nhập khẩu hàng đầu từ Hoa Kỳ bao gồm s ản
phẩm vũ trụ (chủ yếu là máy bay dân dụng và các bộ phận), hạt và hạt d ầu
(chủ yếu là đậu nành), xe cơ giới, chất bán dẫn và thiết bị điện tử.
Bảng 3
Top xuất khẩu hàng hóa Hoa Kỳ đến Trung Quốc theo danh mục SITC 2017
(USD)

SITC
88

Danh mục


Trung Quốc

Máy bay, tàu vũ trụ và các bộ
phận

16,266,635

18

Thế giới
131,168,923


87

Các loại xe khác ngoài toa xe
lửa hoặc xe điện, và các bộ
phận và phụ tùng

13,179,266

130,096,561

12

Hạt có dầu và quả có dầu; các
loại ngũ cốc, hạt và quả khác;
cơng nghiệp hoặc dược liệu. . .

12,971,601


26,510,820

84

Máy móc, thiết bị cơ khí, lị
phản ứng hạt nhân, nồi hơi; các
bộ phận

12,866,895

201,653,703

12,133,601

174,246,455

Máy móc và thiết bị điện và các
bộ phận; máy ghi âm và tái tạo
âm thanh, tivi. . .
Nguồn: International Trade Statistics
85

Bảng 4
Top xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc đến Hoa Kỳ theo danh mục SITC 2017
(USD)

SITC

Danh mục


Hoa Kỳ

Thế giới

85

Máy móc và thiết bị điện và các
bộ phận; máy ghi âm và tái tạo
âm thanh, tivi. . .

107,003,356

598,974,916

84

Máy móc, thiết bị cơ khí, lò
phản ứng hạt nhân, nồi hơi; các
bộ phận

91,376,477

382,926,132

94

Đồ nội thất; bộ đồ giường, nệm,
nệm hỗ trợ, đệm và đồ nội thất
nhồi tương tự; . . .


29,474,364

89,816,692

95

Đồ chơi, trò chơi và dụng cụ thể
thao; các bộ phận và phụ tùng
của chúng

18,850,946

55,259,517

61

Các sản phẩm may mặc và quần
áo phụ kiện, dệt kim hoặc móc

16,023,119

71,972,535

39

Plastics and articles thereof

15,570,694


70,645,690

Nguồn: International Trade Statistics
Một vấn đề gây lo ngại lớn nhất hiện nay trong mối quan h ệ th ương m ại gi ữa
hai nước chính là thâm hụt thương mại hàng hóa ngày càng tăng m ạnh v ới
19



×