Tải bản đầy đủ (.pdf) (347 trang)

Benh ngoai khoa thu y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.21 MB, 347 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ NHƯ QUÁN | SỬ THANH LONG | NGUYỄN HOÀI NAM
Đồng chủ biên: VŨ NHƯ QUÁN | SỬ THANH LONG

GIÁO TRÌNH

BỆNH NGOẠI KHOA THÚ Y

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


ii


LỜI NÓI ĐẦU
Chưa ai đưa ra một định nghĩa hay khái niệm nào chính xác về Bệnh ngoại khoa
thú y, nhưng tựu chung có thể hiểu: Bệnh ngoại khoa thú y bao gồm những bệnh mà
hiệu quả phòng trị đạt được tốt nhất bằng thủ thuật (hay phẫu thuật) ngoại khoa, nghĩa
là những bệnh mà hiệu quả phịng trị nó đạt được tốt nhất bằng phương pháp dùng tay
hoặc dụng cụ tác động vào cơ quan hay mô bào của động vật kết hợp việc dùng thuốc
và vật liệu điều trị căn bệnh học, sinh bệnh học khác.
Với quan điểm nêu trên, Bệnh ngoại khoa thú y có nhiệm vụ nghiên cứu tất cả các
dạng chấn thương (cơ giới, sinh học, lý học, hóa học, thần kinh - stress, tổn thương do
ngoại vật trong cơ thể) và một số quá trình bệnh lý khác (Hoại tử, hoại thư, loét, lỗ rị,
hernia, khối u); ngồi ra, nó cịn đề cập đến quá trình bệnh lý ở một số cơ quan hệ thống
(xương, khớp, móng, da, cơ, thần kinh, mạch quản và các giác quan).
Những nguyên nhân gây ra sự xuất hiện các chấn thương và phản ứng của cơ thể
với chấn thương, xem xét những nét đặc biệt thuộc phản ứng loài của động vật, nghiên
cứu những phương pháp điều trị căn bệnh học và sinh bệnh học đối với các chấn thương
là những nội dung trước tiên môn học này cần phải làm sáng tỏ.


Bệnh ngoại khoa thú y làm rõ những điều kiện, những nguyên nhân gây ra quá
trình bệnh lý ngoại khoa (hoại tử, hoại thư, loét, lỗ rò, hernia, khối u) và những cơ chế
phát triển của nó, những biểu hiện lâm sàng, tính quy luật của sự tiến triển và những nét
đặc biệt của những quá trình bệnh lý nêu trên. Soạn thảo, giới thiệu những nguyên tắc
chung và những phương pháp nhận biết bệnh, những kết cục có thể của bệnh và những
ngun tắc phịng và điều trị các q trình bệnh lý đó.
Ngun nhân, sinh bệnh học, triệu chứng và phương pháp phòng - trị những quá
trình bệnh lý ngoại khoa xảy ra ở các cơ quan: xương, khớp, móng, da, cơ, thần kinh,
mạch quản và các giác quan của động vật cũng là những nội dung quan trọng của
mơn học.
Để tiến hành phịng và điều trị các bệnh ngoại khoa có hiệu quả, bác sỹ thú y cần
nắm vững sinh bệnh học của bệnh, những phương pháp chẩn đoán thường quy, biết điều
khiển những phản ứng thích ứng phịng vệ của cơ thể. Người học ngoại khoa cần có sự
khéo léo, tỷ mỉ để thực hiện kỹ thuật ngoại khoa, điều này phải luyện tập thường xuyên
và lâu dài. Ngoại khoa thú y hiện nay thường kết hợp những thủ thuật ngoại khoa với
hóa liệu pháp, sử dụng những chế phẩm sinh học và vật lý trị liệu. Phẫu thuật ngoại
khoa phức tạp được chỉ định trong những trường hợp khi nó có hiệu quả kinh tế nhất,
ngoại trừ những phẫu thuật nhằm mục đích nhân đạo.
Là mơn học chun ngành bắt buộc dành cho sinh viên chuyên ngành thú y, môn
học Bệnh ngoại khoa thú y có quan hệ mật thiết với những mơn học khác của chương
trình đào tạo bác sỹ thú y như: Giải phẫu, Mơ học, Hóa sinh, Sinh lý, Giải phẫu bệnh,
iii


Chẩn đoán, Dược lý, Vi sinh vật học, Ký sinh trùng học, Sản khoa;... Vì vậy, muốn có
kiến thức đầy đủ về Bệnh ngoại khoa thú y, người học cần phải nắm vững các môn học
cơ sở và chuyên môn trong chương trình đào tạo đã đặt ra.
Giáo trình được chia làm 2 phần: Phần A là “Những quá trình bệnh lý chung”,
gồm 9 chương, Phần B là “Bệnh của các hệ thống”, gồm 7 chương.
TS. Vũ Như Quán biên soạn các chương: Chấn thương; Nhiễm trùng ngoại khoa;

Tổn thương cơ giới hở; Tổn thương cơ giới kín; Tổn thương do ngoại vật trong cơ thể;
Hoại tử, Hoại thư, Loét, Lỗ rò; Bệnh của cơ.
TS. Sử Thanh Long biên soạn các chương: Tổn thương vật lý và hóa học, Hernia,
Khối u, Bệnh của da.
TS. Nguyễn Hoài Nam biên soạn các chương: Bệnh của móng, Bệnh của mạch
quản, Bệnh của thần kinh, Bệnh của các giác quan.
TS. Nguyễn Hoài Nam và TS. Sử Thanh Long cùng biên soạn chương: Bệnh của
xương - khớp.
So với giáo trình Bệnh ngoại khoa gia súc trước đây, cuốn giáo trình Bệnh ngoại
khoa thú y này được bổ sung thêm nhiều kiến thức. Có nhiều nội dung nhỏ trong giáo
trình cũ được phát triển thành các chương trong giáo trình mới như các chương: Đại
cương về chấn thương, tổn thương cơ giới hở, tổn thương cơ giới kín, tổn thương do
ngoại vật trong cơ thể, bệnh của da, bệnh của xương - khớp, bệnh của móng. Cuốn giáo
trình mới này cũng cung cấp thêm những nội dung chưa được trình bày trong cuốn giáo
trình cũ như: bệnh ở tai, bệnh ở mũi, bệnh ở xoang miệng.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong khi biên soạn nhưng khơng thể tránh khỏi các
thiếu sót, mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp. Xin chân thành cám ơn!
Tập thể tác giả

iv


MỤC LỤC
Phần A. NHỮNG QUÁ TRÌNH BỆNH LÝ CHUNG ..................................................... 1
Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ CHẤN THƯƠNG .............................................................. 1
1.1. KHÁI NIỆM ........................................................................................................ 1
1.2. PHÂN LOẠI ........................................................................................................ 2
1.2.1. Chấn thương cơ giới............................................................................................. 2
1.2.2. Chấn thương vật lý ............................................................................................... 3
1.2.3. Chấn thương hóa học ........................................................................................... 3

1.2.4. Chấn thương sinh học .......................................................................................... 3
1.2.5. Chấn thương thần kinh - stress............................................................................. 4
1.3. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤN THƯƠNG ĐẾN CƠ THỂ .......................................... 4
1.4. PHẢN ỨNG CỦA CƠ THỂ VỚI CHẤN THƯƠNG .............................................. 8
1.4.1. Phản ứng của toàn thân đối với chấn thương ....................................................... 8
1.4.2. Phản ứng cục bộ đối với chấn thương ................................................................ 12
1.4.3. Biểu hiện lâm sàng của viêm vô trùng ............................................................... 22
1.4.4. Nguyên tắc điều trị viêm .................................................................................... 25
1.4.5. Phương pháp điều trị viêm ................................................................................. 26
Chương 2. NHIỄM TRÙNG NGOẠI KHOA ................................................................. 42
2.1. KHÁI NIỆM ...................................................................................................... 42
2.2. PHÂN LOẠI ...................................................................................................... 42
2.2.1. Nhiễm trùng ngoại khoa hiếu khí ....................................................................... 42
2.2.2. Nhiễm trùng ngoại khoa yếm khí ....................................................................... 42
2.2.3. Nhiễm trùng ngoại khoa thối rữa ....................................................................... 43
2.2.4. Nhiễm trùng ngoại khoa đặc biệt ....................................................................... 43
2.3. NHỮNG CƠ CHẾ NGĂN CẢN SỰ PHỔ BIẾN TÁC NHÂN
GÂY NHIỄM TRÙNG ..................................................................................... 43
2.4. NHỮNG ĐIỀU KIỆN THÚC ĐẨY NHIỄM TRÙNG NGOẠI KHOA
PHÁT TRIỂN ................................................................................................... 44
2.5. NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐỀ PHÒNG NHIỄM TRÙNG NGOẠI KHOA ............. 45
2.6. NHIỄM TRÙNG NGOẠI KHOA HIẾU KHÍ ...................................................... 45
2.6.1. Nguyên nhân ...................................................................................................... 45
2.6.2. Sinh bệnh học và triệu chứng ............................................................................. 45
2.6.3. Điều trị ............................................................................................................... 46
2.6.4. Một số trường hợp nhiễm trùng ngoại khoa hiếu khí ......................................... 51

v



2.7. NHIỄM TRÙNG NGOẠI KHOA YẾM KHÍ ....................................................... 58
2.7.1. Nguyên nhân ...................................................................................................... 59
2.7.2. Triệu chứng ........................................................................................................ 59
2.7.3. Chẩn đoán - Điều trị ........................................................................................... 61
2.8. NHIỄM TRÙNG NGOẠI KHOA THỐI RỮA ..................................................... 62
2.8.1. Căn bệnh học...................................................................................................... 62
2.8.2. Sinh bệnh học ..................................................................................................... 62
2.8.3. Triệu chứng, tiên lượng và điều trị..................................................................... 63
2.9. NHIỄM TRÙNG HUYẾT (NHIỄM TRÙNG NGOẠI KHOA TOÀN THÂN) ....... 63
2.9.1. Khái niệm ........................................................................................................... 63
2.9.2. Phân loại............................................................................................................. 64
2.10. SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG NHIỄM TRÙNG NGOẠI KHOA ............... 69
2.10.1. Sử dụng kháng sinh tại cục bộ ......................................................................... 70
2.10.2. Sử dụng kháng sinh đối với tồn thân .............................................................. 70
2.10.3. Đề phịng xuất hiện sự kháng kháng sinh của vi khuẩn ................................... 71
2.10.4. Tác dụng phụ và biến chứng khi điều trị bằng kháng sinh .............................. 72
2.11. TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG CỦA CƠ THỂ ............................................ 73
CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................................. 73
Chương 3. TỔN THƯƠNG CƠ GIỚI HỞ (VẾT THƯƠNG) .......................................... 75
3.1. KHÁI NIỆM ...................................................................................................... 75
3.2. TRIỆU CHỨNG CỦA VẾT THƯƠNG ............................................................... 76
3.2.1. Chảy máu ........................................................................................................... 76
3.2.2. Đau ..................................................................................................................... 77
3.2.3. Độ hở vết thương ............................................................................................... 78
3.2.4. Rối loạn chức năng ............................................................................................ 78
3.3. CÁC DẠNG VẾT THƯƠNG ....................................................................... 79
3.3.1. Vết thương đâm.................................................................................................. 79
3.3.2. Vết thương cắt .................................................................................................... 80
3.3.3. Vết thương chém ................................................................................................ 80
3.3.4. Vết thương đụng dập .......................................................................................... 80

3.3.5. Vết thương đứt ................................................................................................... 81
3.3.6. Vết thương ép giập ............................................................................................. 81
3.3.7. Vết thương cắn ................................................................................................... 82
3.3.8. Vết thương hỏa khí............................................................................................. 82
3.3.9. Vết thương độc................................................................................................... 83
3.3.10. Vết thương hỗn hợp ......................................................................................... 83
3.4. QUÁ TRÌNH LÀNH VẾT THƯƠNG.................................................................. 84
3.4.1. Lành vết thương thời kỳ I (Lành tiên phát)........................................................ 84

vi


3.4.2. Lành vết thương thời kỳ II (Lành thứ phát) ....................................................... 85
3.4.3. Lành vết thương dưới vảy .................................................................................. 86
3.5. NGUYÊN NHÂN VẾT THƯƠNG LÂU LÀNH .................................................. 86
3.6. KIỂM TRA ĐỘNG VẬT BỊ THƯƠNG............................................................... 87
3.6.1. Kiểm tra bên ngoài vết thương ........................................................................... 87
3.6.2. Kiểm tra bên trong vết thương ........................................................................... 88
3.6.3. Kiểm tra dịch vết thương ................................................................................... 89
3.6.4. Kiểm tra mô bào................................................................................................. 89
3.6.5. Kiểm tra sự tái sinh ............................................................................................ 90
3.7. ĐIỀU TRỊ ĐỘNG VẬT BỊ THƯƠNG ................................................................. 90
3.7.1. Can thiệp ban đầu cho động vật bị thương (Sơ cứu vết thương) ....................... 90
3.7.2. Điều trị cục bộ vết thương mới .......................................................................... 92
3.7.3. Điều trị cục bộ vết thương nhiễm trùng ............................................................. 96
3.7.4. Điều trị cục bộ vết thương lành dưới vảy........................................................... 99
3.7.5. Điều trị toàn thân đối với động vật bị thương .................................................... 99
CÂU HỎI ÔN TẬP ................................................................................................ 100
Chương 4. TỔN THƯƠNG CƠ GIỚI KÍN .................................................................. 102
4.1. DẬP THƯƠNG .............................................................................................. 102

4.1.1. Triệu chứng ...................................................................................................... 102
4.1.2. Tiên lượng và điều trị ....................................................................................... 104
4.2. U MÁU .......................................................................................................... 104
4.2.1. Sinh bệnh học ................................................................................................... 105
4.2.3. Tiên lượng và điều trị ....................................................................................... 106
4.3. U LYMPHO ................................................................................................... 107
4.3.1. Sinh bệnh học ................................................................................................... 107
4.3.2. Triệu chứng ...................................................................................................... 107
4.3.3. Tiên lượng và điều trị ....................................................................................... 108
4.4. GIÃN ............................................................................................................. 109
4.5. VỠ ................................................................................................................. 109
4.6. CHẤN ĐỘNG ................................................................................................ 109
4.7. ĐÈ ÉP ............................................................................................................ 110
CÂU HỎI ÔN TẬP ................................................................................................ 110
Chương 5. TỔN THƯƠNG DO NGOẠI VẬT TRONG CƠ THỂ .................................. 111
5.1. SINH BỆNH HỌC VÀ TRIỆU CHỨNG ........................................................... 111
5.2. ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG.............................................................................. 113
CÂU HỎI ÔN TẬP ................................................................................................ 114

vii


Chương 6. TỔN THƯƠNG VẬT LÝ VÀ HÓA HỌC ................................................... 115
6.1. BỎNG DO NHIỆT ĐỘ CAO (BỎNG NHIỆT) .................................................. 115
6.1.1. Phân loại........................................................................................................... 115
6.1.2. Sinh bệnh học ................................................................................................... 117
6.1.3. Triệu chứng ...................................................................................................... 118
6.1.4. Tiên lượng ........................................................................................................ 119
6.1.5. Điều trị ............................................................................................................. 119
6.2. TỔN THƯƠNG DO LẠNH .............................................................................. 122

6.2.1. Viêm da ẩm lạnh ............................................................................................. 123
6.2.2. Bỏng lạnh ........................................................................................................ 123
6.3. ĐIỆN GIẬT ..................................................................................................... 129
6.4. BỎNG HÓA HỌC ........................................................................................... 131
6.5. BỎNG NHIỆT - HÓA ...................................................................................... 132
CÂU HỎI ÔN TẬP ................................................................................................ 133
Chương 7. HOẠI TỬ, HOẠI THƯ, LOÉT, LỖ RÒ ..................................................... 134
7.1. HOẠI TỬ ....................................................................................................... 134
7.1.1. Khái niệm ......................................................................................................... 134
7.1.2. Nguyên nhân .................................................................................................... 134
7.1.3. Sinh bệnh học ................................................................................................... 134
7.1.4. Phân loại........................................................................................................... 135
7.2. HOẠI THƯ ..................................................................................................... 136
7.2.1. Khái niệm ......................................................................................................... 136
7.2.2. Nguyên nhân .................................................................................................... 136
7.2.3. Phân loại........................................................................................................... 136
7.3. LOÉT ............................................................................................................. 139
7.3.1. Nguyên nhân .................................................................................................... 139
7.3.2. Sinh bệnh học ................................................................................................... 139
7.3.3. Phân loại........................................................................................................... 141
7.3.4. Triệu chứng ...................................................................................................... 141
7.3.5. Điều trị ............................................................................................................. 142
7.4. LỖ RÒ ........................................................................................................... 142
7.4.1. Nguyên nhân .................................................................................................... 143
7.4.2. Sinh bệnh học ................................................................................................... 143
7.4.3. Triệu chứng ...................................................................................................... 144
7.4.4. Chẩn đoán ........................................................................................................ 144
7.4.5. Tiên lượng và điều trị ....................................................................................... 145
7.4.6. Một số trường hợp lỗ rò thường gặp ở vật ni ............................................... 146
CÂU HỎI ƠN TẬP ................................................................................................ 148


viii


Chương 8. HERNIA (THOÁT VỊ) .............................................................................. 149
8.1. KHÁI NIỆM .................................................................................................... 149
8.2. PHÂN LOẠI .................................................................................................... 150
8.3. MỘT SỐ HERNIA THƯỜNG GẶP .................................................................. 151
8.3.1. Hernia rốn ....................................................................................................... 151
8.3.2. Hernia thành bụng ........................................................................................... 153
8.3.4. Hernia đùi ........................................................................................................ 158
8.3.5. Hernia đáy chậu .............................................................................................. 159
CÂU HỎI ÔN TẬP ................................................................................................ 160
Chương 9. KHỐI U .................................................................................................... 161
9.1. NGUYÊN NHÂN VÀ SINH BỆNH HỌC ......................................................... 161
9.1.1. Học thuyết loạn phát triển (Học thuyết Kongeima) ......................................... 161
9.1.2. Học thuyết kích thích (Học thuyết Virkhov).................................................... 162
9.1.3. Học thuyết ký sinh trùng .................................................................................. 162
9.1.4. Học thuyết virus ............................................................................................... 163
9.1.5. Học thuyết hormone ......................................................................................... 163
9.1.6. Học thuyết đa căn (Học thuyết đa dạng nguyên nhân) .................................... 163
9.2. PHÂN LOẠI KHỐI U ...................................................................................... 164
9.2.1. Căn cứ theo nguồn gốc mô bào phát sinh ........................................................ 164
9.2.2. Căn cứ theo đặc tính phát triển và tiến triển lâm sàng ..................................... 165
9.3. ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI U ĐẾN CƠ THỂ .................................................... 166
9.4. CHẨN ĐOÁN ................................................................................................. 167
9.5. MỘT SỐ KHỐI U THƯỜNG GẶP Ở ĐỘNG VẬT............................................ 170
9.5.1. U xơ ................................................................................................................. 170
9.5.2. U nhú ............................................................................................................... 170
9.5.3. U mỡ ............................................................................................................... 171

9.6.4. U sắc tố ........................................................................................................... 172
CÂU HỎI ÔN TẬP ................................................................................................ 172
Phần B. BỆNH CỦA CÁC HỆ THỐNG .................................................................... 174
Chương 10. BỆNH CỦA XƯƠNG, KHỚP .................................................................. 174
10.1. BỆNH CỦA XƯƠNG .................................................................................... 174
10.1.1. Viêm màng xương ......................................................................................... 174
10.1.2. Viêm tủy xương và viêm hoại tử mảng xương ............................................. 174
10.1.3. Gẫy xương ..................................................................................................... 176
10.2. BỆNH CỦA KHỚP ........................................................................................ 181
10.2.1. Trật khớp ....................................................................................................... 182

ix


10.2.2. Viêm bao khớp và viêm bao hoạt dịch ......................................................... 186
10.2.3. Viêm khớp thối hóa ..................................................................................... 190
10.2.4. Cứng khớp do gân co rút .............................................................................. 193
CÂU HỎI ÔN TẬP ................................................................................................ 195
Chương 11. BỆNH CỦA MĨNG................................................................................. 196
11.1. CẤU TRÚC NGỒI VÀ CHỨC NĂNG CÁC VÙNG CỦA MĨNG................. 196
11.1.1. Thành móng ................................................................................................... 197
11.1.2. Đế móng ......................................................................................................... 197
11.1.3. Đường trắng của móng................................................................................... 197
11.1.4. Gót móng ....................................................................................................... 197
11.1.5. Bề mặt chịu lực của móng.............................................................................. 197
11.2. CẤU TRÚC BÊN TRONG MÓNG VÀ BÀN CHÂN ....................................... 198
11.2.1. Các xương ở bàn chân và ngón chân ............................................................. 198
11.2.2. Các cơ và dây chằng ...................................................................................... 198
11.2.3. Hệ thống mạch máu ở bàn chân và ngón chân của bị ................................... 199
11.2.4. Hệ thống thần kinh ở bàn chân bò.................................................................. 201

11.3. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ MẮC BỆNH Ở MÓNG.................. 201
11.3.1. Chuồng trại..................................................................................................... 201
11.3.2. Đường đi ........................................................................................................ 202
11.3.3. Sân chơi, bãi chăn thả .................................................................................... 202
11.3.4. Bể ngâm chân ................................................................................................. 203
11.3.5. Thức ăn .......................................................................................................... 203
11.3.6. Gọt sửa móng ................................................................................................. 204
11.4. THIỆT HẠI DO BỆNH Ở MÓNG GÂY RA .................................................... 205
11.5. CÁC BỆNH Ở MĨNG ................................................................................... 206
11.5.1. Viêm da móng hạt cơm ................................................................................. 207
11.5.2. Viêm da kẽ móng .......................................................................................... 209
11.5.3. Thối móng ..................................................................................................... 210
11.5.4. Mịn gót móng ............................................................................................... 213
11.5.5. Móng mọc quá dài ......................................................................................... 214
11.5.6. Đế móng quá mỏng ....................................................................................... 214
11.5.7. Vẹo mũi móng ............................................................................................... 215
11.5.8. U xơ kẽ móng ................................................................................................ 216
11.5.9. Bệnh ở đường trắng ....................................................................................... 216
11.5.10. Loét đế móng .............................................................................................. 218
11.5.11. Loét đầu móng ............................................................................................ 220
11.5.12. Xuất huyết trong đế móng ........................................................................... 221
11.5.13. Nẻ móng ...................................................................................................... 223
CÂU HỎI ÔN TẬP ................................................................................................ 225

x


Chương 12. BỆNH CỦA DA ....................................................................................... 226
12.1. VIÊM NANG LÔNG ..................................................................................... 226
12.1.1. Nguyên nhân .................................................................................................. 226

12.1.2. Triệu chứng .................................................................................................... 226
12.1.3. Chẩn đốn ...................................................................................................... 226
12.1.4. Ðiều trị ........................................................................................................... 226
12.1.5. Phịng bệnh..................................................................................................... 227
12.2. MỤN ............................................................................................................ 227
12.2.1. Nguyên nhân .................................................................................................. 227
12.2.2. Sinh bệnh học ................................................................................................ 227
12.2.3. Triệu chứng .................................................................................................... 228
12.2.4. Chẩn đoán ...................................................................................................... 228
12.2.5. Điều trị ........................................................................................................... 229
12.3. CỤM MỤN ................................................................................................... 230
12.3.1. Sinh bệnh học ................................................................................................. 230
12.3.2. Triệu chứng .................................................................................................... 230
12.3.3. Điều trị ........................................................................................................... 230
12.4. ECZEMA ...................................................................................................... 231
12.4.1. Nguyên nhân .................................................................................................. 231
12.4.2. Sinh bệnh học ................................................................................................. 231
12.4.3. Triệu chứng .................................................................................................... 232
12.4.4. Tiên lượng ...................................................................................................... 234
12.4.5. Điều trị ........................................................................................................... 234
12.5. VIÊM DA ..................................................................................................... 237
12.5.1. Viêm da chấn thương ..................................................................................... 237
12.5.2. Viêm da mủ .................................................................................................... 239
12.5.3. Viêm da do thuốc ........................................................................................... 239
12.5.4. Viêm da gần vết thương ................................................................................. 240
12.5.5. Viêm da hạt cơm ........................................................................................... 241
12.6. MỤC DA DO NẰM LÂU MỘT TƯ THẾ ....................................................... 243
12.6.1. Triệu chứng .................................................................................................... 243
12.6.2. Điều trị và dự phòng ...................................................................................... 243
CÂU HỎI ÔN TẬP ................................................................................................ 244

Chương 13. BỆNH CỦA CƠ ....................................................................................... 245
13.1. VIÊM CƠ CHẤN THƯƠNG ......................................................................... 245
13.1.1. Sinh bệnh học ................................................................................................ 245
13.1.2. Triệu chứng .................................................................................................... 245
13.1.3. Tiên lượng và điều trị .................................................................................... 246

xi


13.2. VIÊM CƠ MỦ .............................................................................................. 246
13.2.1. Nguyên nhân .................................................................................................. 246
13.2.2. Sinh bệnh học ................................................................................................. 246
13.2.3. Triệu chứng .................................................................................................... 246
13.2.4. Tiên lượng và điều trị ..................................................................................... 247
13.3. VIÊM CƠ DẠNG THẤP ............................................................................... 247
13.3.1. Nguyên nhân .................................................................................................. 247
13.3.2. Sinh bệnh học ................................................................................................. 247
13.3.3. Triệu chứng .................................................................................................... 248
13.3.4. Tiên lượng và điều trị ..................................................................................... 248
13.4. VIÊM CƠ FIBRIN ........................................................................................ 249
13.4.1. Nguyên nhân .................................................................................................. 249
13.4.2. Triệu chứng .................................................................................................... 250
13.4.3. Điều trị ........................................................................................................... 250
13.5. VIÊM CƠ CỐT HÓA .................................................................................... 250
13.5.1. Nguyên nhân .................................................................................................. 250
13.5.2. Sinh bệnh học ................................................................................................. 250
13.5.3. Triệu chứng .................................................................................................... 250
13.5.4. Tiên lượng ...................................................................................................... 251
13.5.5. Điều trị ........................................................................................................... 251
13.6. VỠ CƠ ......................................................................................................... 251

13.6.1. Nguyên nhân .................................................................................................. 251
13.6.2. Sinh bệnh học ................................................................................................. 251
13.6.3. Triệu chứng .................................................................................................... 251
13.6.4. Điều trị ........................................................................................................... 252
13.6.5. Phòng bệnh..................................................................................................... 252
13.7. TEO CƠ ....................................................................................................... 252
13.7.1. Sinh bệnh học ................................................................................................. 252
13.7.2. Triệu chứng .................................................................................................... 253
13.7.3. Điều trị ........................................................................................................... 253
CÂU HỎI ÔN TẬP ................................................................................................ 253
Chương 14. BỆNH CỦA MẠCH QUẢN ..................................................................... 254
14.1. BỆNH CỦA MẠCH MÁU ............................................................................. 254
14.1.1. Chảy máu trong ............................................................................................. 254
14.1.2. Ung thư tế bào nội mạc thành mạch máu ...................................................... 256
14.1.3. Phình động mạch ........................................................................................... 261
14.1.4. Viêm tĩnh mạch ............................................................................................. 263

xii


14.2. BỆNH CỦA MẠCH VÀ HẠCH LYMPHO ..................................................... 264
14.2.1. Viêm mạch lympho ....................................................................................... 264
14.2.2. Viêm hạch lympho ........................................................................................ 265
CÂU HỎI ÔN TẬP ................................................................................................ 266
Chương 15. BỆNH CỦA THẦN KINH ....................................................................... 267
15.1. CHẤN THƯƠNG THẦN KINH .................................................................... 267
15.1.1. Chấn thương thần kinh trung ương ............................................................... 267
15.1.2. Chấn thương dây thần kinh ngoại biên ......................................................... 270
15.1.3. Chẩn đoán ...................................................................................................... 270
15.1.4. Ðiều trị ........................................................................................................... 270

15.2. THẦN KINH BỊ CHÈN ÉP............................................................................. 271
15.2.1. Nguyên nhân .................................................................................................. 271
15.2.2. Triệu chứng .................................................................................................... 271
15.2.3. Chẩn đoán và điều trị ..................................................................................... 271
15.3. TÊ LIỆT THẦN KINH .................................................................................. 272
15.3.1. Tê liệt thần kinh mặt ..................................................................................... 272
15.3.2. Tê liệt đám rối thần kinh chi trước ................................................................ 273
15.3.3. Tê liệt dây thần kinh trên vai ........................................................................ 274
15.3.4. Liệt dây thần kinh tọa .................................................................................... 274
CÂU HỎI ÔN TẬP ................................................................................................ 276
Chương 16. BỆNH CỦA CÁC GIÁC QUAN ............................................................... 277
16.1. BỆNH CỦA TAI ............................................................................................ 277
16.1.1. Cấu tạo tai động vật ....................................................................................... 277
16.1.2. Hoại tử chỏm tai ............................................................................................ 278
16.1.3. Viêm tai ngoài ............................................................................................... 279
16.1.4. Viêm tai giữa ................................................................................................. 282
16.2. BỆNH CỦA MẮT .......................................................................................... 283
16.2.1 Cấu tạo mắt động vật ...................................................................................... 283
16.2.2. U lympho ở mắt ............................................................................................ 286
16.2.3. Viêm hốc mắt ............................................................................................... 288
16.2.4. Dị tật cầu mắt ............................................................................................... 289
16.2.5. Khối u vùng mí mắt ...................................................................................... 291
16.2.6. Viêm kết mạc ................................................................................................ 293
16.2.7. Viêm giác mạc .............................................................................................. 294
16.2.8. Đục thủy tinh thể ........................................................................................... 296
16.2.9. Bệnh của mắt do thiếu vitamin A .................................................................. 297

xiii



16.3. BỆNH Ở XOANG MIỆNG ............................................................................. 298
16.3.1. Giải phẫu xoang miệng của một số động vật ................................................. 298
16.3.2. Dị tật về số lượng, màu sắc và mòn răng ....................................................... 302
16.3.3. Loạn dưỡng răng ........................................................................................... 304
16.3.4. Sâu răng ......................................................................................................... 305
16.3.5. Viêm tủy răng ................................................................................................ 307
16.3.6. Viêm lợi ......................................................................................................... 308
16.3.7. Viêm miệng .................................................................................................... 310
16.3.8. Một số loại khối u trong xoang miệng của gia súc ........................................ 311
16.3.9. Bệnh ở các hạch amidan ............................................................................... 314
16.4. BỆNH CỦA MŨI ........................................................................................... 315
16.4.1 Cấu tạo giải phẫu mũi động vật....................................................................... 315
16.4.2. Viêm mũi ở chó, mèo ..................................................................................... 316
16.4.3. Viêm xoang vùng đầu mặt ở chó do nấm Aspergillus fumigates ................. 318
16.4.4. Viêm xoang trán ở bò .................................................................................... 320
16.4.5. Tắc đường hô hấp trên .................................................................................. 322
16.4.6. Viêm mũi dị ứng ........................................................................................... 324
CÂU HỎI ÔN TÂP ................................................................................................ 326
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 327

xiv


Phần A

NHỮNG QUÁ TRÌNH BỆNH LÝ CHUNG
Chương 1

ĐẠI CƯƠNG VỀ CHẤN THƯƠNG
Bệnh ngoại khoa nghiên cứu tất cả các dạng chấn thương. Chương này giới thiệu

khái quát: Khái niệm về chấn thương, các dạng chấn thương và hệ chấn thương, Ảnh
hưởng của chấn thương đối với cơ thể, Phản ứng của cơ thể đối với chấn thương.
Trọng tâm của chương này người học cần nắm vững: Phản ứng của cơ thể đối với
chấn thương, đặc biệt hai phản ứng sốc và viêm.
1.1. KHÁI NIỆM
Chấn thương là tổng hợp những biến đổi hình thái, rối loạn chức năng, xuất hiện
trong mơ bào, cơ quan của động vật do nhân tố gây chấn thương tác động. Chấn thương
gây ra những biến đổi hình thái, rối loạn chức năng rõ rệt (rách da, dập cơ, giãn dây
chằng, đứt mạch máu, gẫy xương,…) được gọi là tổn thương.
Dưới tác động của các nhân tố gây chấn thương, sự toàn vẹn và chức năng của da,
cơ, mạch máu, mạch lympho, thần kinh có thể bị hủy hoại. Cơ thể đáp ứng lại các kích
thích đó bằng phản ứng thích ứng - phịng vệ tại cục bộ hay toàn thân.
Nguyên nhân gây chấn thương đa số là ngoại sinh, bao gồm các tác động của môi
trường bên ngồi. Những yếu tố hữu ích, khi tác động quá ngưỡng thích nghi của con
vật cũng gây ra chấn thương. Ví dụ: Ánh sáng và nhiệt độ là những nhân tố rất cần thiết
cho sự sống của gia súc nhưng ánh nắng quá mạnh có thể gây cảm nắng, cháy nắng;
nhiệt độ quá cao có thể gây cảm nóng, bỏng.
Nguyên nhân gây chấn thương nội sinh xuất hiện ngay trong cơ thể người và động
vật, do những rối loạn trao đổi chất, tuần hoàn máu, phản ứng miễn dịch và sự vơi hóa.
Nhóm này ít gặp hơn và khó xác định.
Có 5 nhân tố gây chấn thương cơ bản: cơ giới, vật lý, hóa học, sinh học và thần
kinh - stress. Dưới sự tác động của những nhân tố này, cơ thể sẽ xuất hiện chấn thương
hay tổn thương tương ứng.
Hậu quả của những chấn thương gây ra bởi những nguyên nhân có cùng cường độ
và thời gian tác động phụ thuộc vào: Đặc điểm giải phẫu, chức năng của mô bào và cơ
quan chịu tác động, những biến đổi bệnh lý trong cơ quan đó, trạng thái chức năng của
hệ thống thần kinh vào thời điểm tác động của nguyên nhân gây chấn thương, phản ứng
loài của động vật chịu tác động.
1



Ngun nhân gây chấn thương cịn có nguồn gốc nội sinh như: Rối loạn trao đổi
vitamin, muối khoáng và những chất khác, rối loạn tuần hoàn máu, rối loạn phản ứng
miễn dịch sinh học, sự tự nhiễm độc và những rối loạn bên trong khác của cơ thể.
1.2. PHÂN LOẠI
- Căn cứ vào bản chất của nhân tố gây chấn thương chia ra:
1.2.1. Chấn thương cơ giới
Chấn thương cơ giới do sự tác động của lực cơ giới vào cơ thể động vật với mức
độ tổn thương mô bào và cơ quan khác nhau. Động vật bị đánh đập bằng gậy gộc, bị
đâm chém bằng dao búa, bị các vật thể nặng (gạch, đá, gỗ) rơi vào, động vật húc, đá
nhau hay tự ngã đều có thể bị chấn thương cơ giới.
Chấn thương cơ giới có thể trở lên trầm trọng hơn do thiếu hụt vitamin, muối
khoáng trong thức ăn, sự rối loạn trao đổi chất, chế độ vận động thường xuyên không
đầy đủ, kiệt sức. So với động vật trưởng thành, chấn thương cơ giới thường nặng hơn ở
động vật non và động vật già.
Mô và cơ quan của các lồi, cá thể có sức đề kháng khác nhau với chấn thương.
Gân - dây chằng ở ngựa và chó có tính đàn hồi và bền vững lớn đối với sự kéo căng. Da
của chúng đàn hồi và linh hoạt hơn so với da của loài nhai lại, đặc biệt, so với lợn.
Xương ngựa và chó cứng hơn nhưng dễ gãy hơn so với xương trâu, bò, cừu và lợn.
Lực cơ giới có thể tác động ở dạng: ép, kéo căng, xoắn vặn, uốn cong. Mức độ tổn
thương mô bào của cơ thể phụ thuộc vào hướng và góc của lực tác động, vận tốc của
chuyển động, độ lớn và trọng lượng riêng của vật gây thương tích, cấu trúc giải phẫu và
trạng thái chức năng của cơ quan bị tổn thương. Ví dụ: Sự căng cơ hoặc một vài vị trí của
khớp làm tăng thêm chấn thương và tạo điều kiện xuất hiện gẫy xương, trật khớp, đứt dây
chằng. Dạ dày chứa đầy thức ăn, ruột đầy phân, bàng quang đầy nước tiểu có thể bị vỡ do
các cú đá vào sườn; tổn thương sẽ nhỏ hơn nếu chúng trống rỗng vào thời điểm vật gây
chấn thương tác động. Ở động vật có chửa, nguy cơ gẫy xương cao hơn do chứng Nhuyễn
xương (Osteomalacia), cơ cũng dễ bị đứt hơn do suy kiệt và luôn bị kéo căng.
Những chấn thương cơ giới còn được phân thành các dạng khác nhau: Chấn
thương bất ngờ, phẫu thuật, sinh đẻ, kín hay hở, trực tiếp hay gián tiếp, đơn độc hay hỗn

hợp. Tổn thương cơ giới trực tiếp xuất hiện tại chỗ tiếp xúc của lực cơ giới gây chấn
thương. Tổn thương cơ giới gián tiếp xảy ra không ở chỗ tiếp xúc với vật gây thương
tích như: Trật khớp xương bả vai - cánh tay vào thời điểm tiếp đất của động vật rơi từ
trên cao xuống.
Khi chấn thương cơ giới chỉ gây ra những thay đổi phân tử trong cơ quan hay mô
bào gọi là Chấn động hay Đụng dập. Ví dụ: Chấn động gây ra do ảnh hưởng của sóng nổ.
Tất cả các phần của não bộ và những cơ quan có cấu trúc nhu mơ dễ bị tổn thương
hơn các mơ bào khác. Xương có tính bền vững nhất đối với chấn thương cơ giới và các
chấn thương khác.
2


Tổn thương cơ giới kín có đặc trưng là da và niêm mạc còn nguyên vẹn, bao gồm:
dập thương hay đụng dập (contusion), kéo căng (distorsio), đứt các mô mềm và cơ quan
có cấu trúc nhu mơ, trật khớp, gẫy xương. Da có tính đàn hồi và bền vững lớn; vì thế,
tính liên tục giải phẫu của da có thể được bảo tồn ngay cả khi gặp những chấn thương
nặng, mặc dù khi đó cơ quan và mơ bào nằm dưới da bị kéo căng, đứt, đè ép, ép dập,
xương bị gãy hay vỡ vụn.
Tổn thương cơ giới hở hay vết thương có đặc trưng là rách da hay niêm mạc, các
mơ mềm, cơ quan nội tạng, xương có thể bị tổn thương ở các mức độ khác nhau. Trên
thực tế, tổn thương cơ giới hở gặp nhiều hơn tổn thương cơ giới kín, nó sẽ trầm trọng
hơn nếu chấn thương nhắc lại. Quá trình bệnh lý của tổn thương cơ giới hở cũng nặng
nề hơn, thường bị nhiễm bẩn và vi khuẩn gây bệnh. Tổn thương cơ giới hở bao gồm các
loại vết thương, trật khớp và gẫy xương hở.
1.2.2. Chấn thương vật lý
Những yếu tố vật lý gây ra chấn thương vật lý: chấn thương nhiệt, chấn thương
điện, chấn thương phóng xạ.
Chấn thương nhiệt gặp ít hơn chấn thương cơ giới, có thể do nhiệt độ quá cao
(bỏng - combustio) hay nhiệt độ quá thấp (băng giá - congelatio).
Chấn thương điện xảy ra do dòng điện (điện kỹ thuật, sét) đi qua cơ thể.

Chấn thương phóng xạ gây ra bởi năng lượng bức xạ và phóng xạ ion hóa. Chấn
thương này được phân biệt với những chấn thương nêu trên ở chỗ: Phần lớn các trường
hợp động vật khơng có phản ứng tự vệ tức thì và khơng nhận thức được một cách trực
tiếp, trừ khi cơ thể bị tác động bởi một liều lượng cực cao.
1.2.3. Chấn thương hóa học
Chấn thương hóa học là do sự tác động đến mô bào bởi các axit, chất kiềm, muối
của kim loại nặng, chất độc hóa học và một vài chất hóa học sử dụng để phịng - trị ký
sinh trùng, cơn trùng hút máu. Trong những chất hóa học, số này gây ra tổn thương cục
bộ (các axit, kiềm); số khác như phốt pho, chất độc hóa học được hấp thu qua da và
niêm mạc, có tác động độc hại đến toàn cơ thể.
1.2.4. Chấn thương sinh học
Chấn thương sinh học bao gồm những chấn thương do tác động của virus, vi
khuẩn, nấm mốc, ký sinh trùng, độc tố của động vật hay thực vật.
Virus, vi khuẩn gây ra các bệnh truyền nhiễm. Ký sinh trùng bòn rút chất dinh
dưỡng của ký chủ, gây tình trạng gầy cịm, ốm yếu của vật ni.
Tác động của độc tố có nguồn gốc động vật: Vật ni bị động vật có nọc độc tấn
cơng (rắn, ong, bị cạp,…) hoặc ăn phải thức ăn nguồn gốc động vật có độc (cóc, cá nóc,
mật cá trắm,…), thức ăn gây dị ứng, thức ăn đã thiu ôi.
3


Tác động của độc tố có nguồn gốc thực vật: Vật ni ăn phải thực vật có độc (lá
ngón, nấm độc, lá trúc đào, lá sắn,…), thức ăn gây dị ứng, thức ăn đã thiu ôi.
1.2.5. Chấn thương thần kinh - stress
Chấn thương thần kinh - stress xuất hiện dưới sự tác động của kỹ thuật chăn nuôi
công nghiệp không hồn hảo, khơng đáp ứng được đầy đủ nhu cầu sinh lý và sự thích
nghi của động vật. Đầu tiên, chấn thương này gây ra những rối loạn chức năng, sau đó
là những tổn thương phản ứng do của tế bào, mô bào, cơ quan và hệ thống, biểu hiện
bằng quá trình bệnh lý tiến triển nặng hay nhẹ.
Chấn thương thần kinh - stress có thể do tác động mạnh hay kéo dài của âm thanh

(chấn thương âm học), ánh sáng (chấn thương quang học), sự mất yên tĩnh nghiêm trọng
của động vật liên quan đến kỹ thuật chăn nuôi và công tác thú y (chu chuyển đàn, xuất nhập, phịng, trị bệnh và những cơng việc khác), tiếng ồn của kỹ thuật công nghiệp, vận
chuyển động vật và những nhân tố khác gây ra sự tái kích thích hệ thống thần kinh ở
động vật.
- Căn cứ vào mức độ và thời gian tác động, chấn thương loại này được chia ra:
Chấn thương cấp tính xảy ra do tác động mạnh với thời gian ngắn (chấn thương
cơ giới, bỏng do nhiệt độ cao, điện giật,…).
Chấn thương mạn tính xảy ra do tác động yếu với thời gian kéo dài (chấn thương
thần kinh - stress, ngộ độc mạn tính,…).
- Ngồi ra còn phân biệt:
Chấn thương trực tiếp: Tại chỗ tác động của nhân tố gây chấn thương.
Chấn thương gián tiếp: Tổn thương xuất hiện cách xa chỗ tiếp xúc của nhân tố
gây chấn thương (đứt dây chằng, trật khớp và những bệnh lý khác xảy ra khi nhảy vượt
chướng ngại vật hay rơi từ trên cao xuống).
Chấn thương đơn: Chỉ có 1 cơ quan hay bộ phận bị chấn thương.
Chấn thương hỗn hợp: Cùng một thời điểm chịu tác động của 2 hay nhiều nhân tố
gây chấn thương, trong những trường hợp này, cơ thể xuất hiện những tổn thương nặng
nề hơn, đôi khi kết thúc bằng cái chết của động vật.
Đa chấn thương: Nhiều cơ quan bộ phận bị chấn thương.
1.3. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤN THƯƠNG ĐẾN CƠ THỂ
Vào thời điểm tác động hay ngay sau khi tác động mạnh của các yếu tố gây chấn
thương gia súc có thể bị trụy mạch, sốc, liệt nhẹ, bại liệt thậm chí là chết đột ngột. Chấn
thương có thể gây ra sự khuyết thiếu mô bào trên cơ thể động vật phát sinh nguy cơ phát
triển nhiễm trùng cục bộ hay toàn thân. Khi tổn thương vùng rộng lớn, đặc biệt tổn
thương kín, có thể phát sinh sự nhiễm độc chấn thương gây ra bởi sự hấp thu các sản
phẩm phân hủy mô bào chết bởi các men.
4


Trên nền chấn thương, đôi khi phát triển rối loạn dinh dưỡng làm xấu đi hay kìm

hãm hồn tồn sự tái sinh của mô bào. Trong những tổn thương lớn và hoại thư (một
lượng lớn mô bào bị chết), ngay cả khi đã liền sẹo, những sẹo lớn làm suy giảm hay mất
hoàn toàn chức năng của cơ quan và những phần nguyên vẹn của cơ thể (bại liệt, mất
chức năng của những tuyến).
Những tổn thương cịn có thể làm giảm năng suất vật nuôi và chất lượng sản
phẩm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bào thai, hoặc biến chứng nhiễm trùng dẫn
đến cái chết của động vật.
Những tác động của chấn thương cơ giới:
Chấn thương cơ giới thường gặp nhất ở động vật. Phụ thuộc vào lực tác động,
trong mô bào xuất hiện mức độ tổn thương khác nhau, bắt đầu từ sự rối loạn tuần hoàn
máu và lympho, dập cơ, đứt cân mạc và dây chằng, vỡ cơ quan nội tạng đến vỡ vụn
xương. Lực tác động càng mạnh, càng kéo dài thì mức độ tổn thương càng nặng nề.
Khi một phần cơ thể bị xoắn vặn, đầu tiên tổ chức bị kéo căng, sau đó đứt dây
chằng, cơ, cân mạc, khi xoắn vặn kéo dài dẫn đến trật khớp xương và đứt mạch máu,
mạch lympho, dây thần kinh trong khớp. Nhờ có khả năng đàn hồi đặc biệt, da trong
vùng xoắn vặn khi đó bị mỏng ra nhưng vẫn bảo tồn được tính liên tục của mình. Trong
hàng loạt những tổn thương như thế, chảy máu hầu như không quan sát được, ngay cả
khi các mạch máu với kích thước đáng kể bị xoắn đứt, bởi vì, khi mạch quản bị xoắn
vặn thì trước tiên nội mạch quản bị phá vỡ và lấp đầy bên trong lịng của nó, sau đó
cuộn lại như cái nút, màng giữa và màng ngoài bị kéo giãn ra, xoắn lại có dạng hình nón
rồi mới đứt rời, vì vậy các cấu trúc đó có thể lấp đầy lịng mạch nên có tác dụng ngăn
chặn chảy máu.
Khi lực cơ giới tác động đến cơ thể ở dạng sóng khơng khí (sức ép của vụ nổ) da
và niêm mạc thường không bị phá hủy, tổ chức bên dưới vùng tổn thương thường rất
đáng kể, đôi khi lan tràn tất cả các cơ quan. Phụ thuộc vào lực tác động của sóng khơng
khí, những tế bào bị chấn động phân tử hay hồn tồn bị hủy hoại, đơi khi các cấu trúc
nhu mơ bị vỡ từng phần hay hồn tồn, cơ có thể bị tách ra, xương có thể bị gẫy.
Chấn thương hỏa khí gây ra bởi năng lượng động lực va đập. Các vật gây chấn
thương có khả năng xuyên qua cơ thể động vật trong vòng 0,0001 - 0,001 giây, đồng
thời gây ra sự hủy hoại nặng nề của cơ thể trên đường đi của nó. Những chấn thương

khác xuất hiện do tác động va đập của năng lượng động lực nhỏ, về cơ chế tác động đến
mô bào của cơ thể giống với cơ chế va đập của chấn thương hỏa khí.
Cơ chế của chấn thương va đập có thể được diễn giải như sau:
Khi có tác động của sóng va đập đến bề mặt của cơ thể, sức ép lớn lập tức xuất
hiện. Cùng với nó là sự tác động ngay lập tức của vật gây chấn thương (gạch, đá, gậy
gộc) hay đâm xuyên (đầu đạn, mảnh bom) vào mô bào và năng lượng động lực của
chúng cũng được truyền đi đồng thời. Áp lực sinh ra được truyền đi ở dạng sóng va đập
tới mơ bào, từ bề mặt đi sâu vào bên trong (lực va đập thẳng) và ra các phía (lực va đập
bên). Từ đó, dao động dạng sóng được sinh ra, lan truyền với lực và tốc độ lớn theo trục
dọc của vật gây chấn thương, đồng thời với lực và tốc độ nhỏ hơn ra các phía.
5


Sau khi tác động đến mô bào, vật gây thương tích mất dần năng lượng động lực.
Chuyển động dạng sóng được truyền cho các mơ bào tạo thành một hình nón mà đáy
của nó là mặt áp sát với chỗ tác động của vật gây thương tích. Trong giới hạn của hình
nón này, mơ bào bị xáo trộn và ép giập từng phần.
Trong vết thương hỏa khí, vận tốc lan tỏa của sóng va đập vào mơ bào ước chừng
bằng với tốc độ lan tỏa của âm thanh (343m/giây). Sau khi xun vào mơ bào, vật gây
thương tích (ví dụ viên đạn) gặp phải sự đề kháng của mô bào, sóng va đập bị đẩy ra các
phía theo trục dọc đường đi của vật gây thương tích, do đó, phía sau vật gây thương tích
hình thành xoang xung động hình nón nhất thời.
Những phần của mơ bào tạo nên thành của ống vết thương dao động một cách có
nhịp điệu, làm tăng hay giảm kích thước của xoang vết thương. Kích thước của xoang
xung động là khác nhau, phụ thuộc vào độ chắc và tính đàn hồi của mơ bào hình thành
nên nó. Sức đề kháng của đa số mơ bào ở động vật (ngoại trừ xương và sụn) gần với sức
đề kháng của nước, vì nước chiếm phần lớn thể tích tế bào. Chính vì thế, tác động va
đập vào chúng tuân theo luật thủy động lực học của Paskal, theo đó thì sức ép vào dịch
lỏng, chứa đựng trong bình kín được truyền ra tất cả các phía với một lực như nhau.
Những mơ bào có sức đề kháng lớn hơn thì sức ép lên chúng khi bị chấn thương có lực

(năng lượng động lực) bị giảm đi.
Mức độ đề kháng của mô bào với chấn thương va đập được xác định bằng một
loạt tính chất của nó, trong đó, độ chắc chiếm vị trí đầu tiên, tiếp theo là độ nhầy, tính
đàn hồi, tính thấm nước, cấu trúc giải phẫu và mơ học. Những tính chất liệt kê trên đảm
bảo cho mô bào khả năng giảm chấn động. Sức đề kháng tối đa đối với năng lượng
động lực va đập là những mô bào chắc (thực sự là những mô bào không bị ép lại),
những cơ quan có cấu trúc xoang với vỏ bọc chắc chắn và chất chứa bên trong là dạng
bán dịch (não bộ, được bảo vệ bởi hộp sọ).
Mô bào kém chắc và đàn hồi tốt thì sức đề kháng của chúng bị giảm. Mơ liên kết
thưa và phổi có sức đề kháng thấp nhất. Sức đề kháng của khơng khí khoảng thấp hơn
800 lần so với dịch lỏng, vì vậy, khi nằm trong các phế nang khơng khí đã làm giảm
đáng kể sức đề kháng của phổi với chấn thương.
Năng lượng phá hủy trong vết thương hỏa khí phụ thuộc vào: Khối lượng của vật
gây thương tích, vận tốc của nó khi bắn ra và trạng thái sinh lý của mô bào. Khối lượng,
tốc độ của vật bắn ra càng lớn thì tác động hủy hoại mô bào càng nhiều. Khối lượng và
tốc độ bắn ra (của đầu đạn, mảnh bom) khi tác động va chạm đến mơ bào có ý nghĩa rất
lớn đối với mức độ tổn thương hỏa khí. Với năng lượng động lực của va đập bình
thường (khơng phải hỏa khí), khi vận tốc của vật gây thương tích khơng lớn thì chỉ khối
lượng của nó là có ý nghĩa lớn.
Mức độ nặng nề của sự hủy hoại khi bị thương còn phụ thuộc vào sự giảm chấn
động, nghĩa là sự tiêu hao năng lượng động lực trong 1 đơn vị thời gian của viên đạn
hay vật gây thương tích khác xuyên vào mô bào. Mức độ tiêu hao năng lượng của vật
gây thương tích tỷ lệ thuận với cường độ hủy hoại. Nếu tốc độ ban đầu của viên đạn bắn
6


ra khi đi vào mơ bào là 1.000 m/giây, cịn khi đi ra khỏi ống vết thương giảm xuống
500m/giây thì sự hủy hoại sẽ ít hơn so với khi bị tổn thương cũng bởi viên đạn như thế
mà vận tốc ban đầu của nó là 800 m/giây nhưng hồn tồn mất tốc độ của mình khi đi
qua mơ bào, điều đó có thể làm nổ tung mơ bào.

Những thay đổi hình thái học xuất hiện trong cơ thể dưới ảnh hưởng của chấn
thương va đập được gây ra bởi tác động của va đập thẳng và va đập bên. Trong chấn
thương hỏa khí, tác động gây tổn thương cho mơ bào còn liên quan tới sự chống lại hay
sức kháng cự của mô bào. Bản chất cơ chế của sự chống lại liên quan với tác động của
sóng va đập vào mô bào rắn chắc. Khả năng lách qua của đầu đạn càng lớn thì sự phân
tán năng lượng động lực càng yếu và ngược lại. Vì vậy, năng lượng động lực của sự va
đập thẳng hay va đập bên ở trong mối quan hệ ngược với nhau. Lực của sự va đập bên
được tăng lên khi độ chắc và tính nhầy của mơ bào bị đâm thủng tăng lên. Trong những
điều kiện như thế, vật gây chấn thương mất năng lượng động lực vì nó truyền ngun
vẹn năng lượng động lực cho mô bào. Những mô bào này diễn ra sự chuyển động nhịp
điệu (chấn động phân tử) xuất hiện do sóng va đập bên và sóng kháng cự.
Sự va đập bên thể hiện nhiều hơn ở mô bào dịch lỏng và không bị ép lại, tỉ lệ
nghịch với mức độ đàn hồi của mô bào. Trong những mô bào của cơ thể sự va đập bên
được thể hiện ở dạng hiệu ứng nổ hay chấn động.
Hiệu ứng nổ quan sát được chỉ ở trong vết thương hỏa khí và là dấu hiệu thể hiện
tối đa của sự va đập bên và sức kháng cự. Khi đó tất cả khả năng xun qua của vật gây
chấn thương khơng cịn, nghĩa là năng lượng động lực của nó được trở về năng lượng
của sóng va đập. Năng lượng này (được tính bằng hàng trăm kilogram - met) ngay lập
tức tác động đến mô bào. Hiệu ứng nổ quan sát được nhiều nhất ở những cơ quan rỗng
lấp đầy đến giới hạn chất chứa dạng dịch. Trong mô cơ, hiệu ứng nổ xuất hiện khi có sự
căng thẳng đột ngột của chúng. Hiệu ứng nổ còn quan sát được khi những xương ngắn
bị tổn thương hỏa khí, chúng thường bị vỡ ra những mảnh nhỏ.
Chấn động: Sự xáo trộn của mô bào tạo thành xoang vết thương xung động nhất
thời do tác động của năng lượng sóng va đập gọi là chấn động (commotio). Chấn động
thường thể hiện mạnh hơn trong sọ não và xương sống, thể hiện yếu hơn ở trong cơ.
Tổn thương chấn động phân bố xung quanh vùng tác động thẳng của chấn thương va
đập, tuy nhiên, đôi khi ở cả những cơ quan lân cận.
Va đập thẳng, phụ thuộc vào độ lớn năng lượng động lực của vật gây chấn
thương, có thể dẫn đến sự tách ra, vỡ ra, ép giập và nghiền nát những mô bào nằm trên
đường đi của nó. Vết thương xuất hiện trong đó ln có dấu hiệu của sự dập thương ở

mức độ nhiều hay ít.
Những cấu trúc đàn hồi như da, mạch quản trong chấn thương va đập bị kéo căng
và lồi ra theo hướng của lực tác động. Nếu lực tác động vượt quá sức đề kháng vật lý và
sinh lý của tổ chức thì chúng sẽ bị vỡ, đứt ra. Nhu mô của các cơ quan trong vùng của
va đập thẳng sẽ bị hủy hoại, còn những cấu trúc sợi (màng, cân mạc, mô liên kết) bị đứt
hay dãn ra. Phụ thuộc vào trạng thái của mô bào và cơ quan mà sự tổn thương của
7


chúng sẽ rất khác nhau. Những cấu trúc mô bào ít đàn hồi bị kéo căng (ví dụ: Dây thần
kinh, sợi collagen bị kéo dài ra). Những cơ ngắn và cấu trúc nhu mô bị đứt và ép giập.
Những cấu trúc đàn hồi bị kéo căng (mạch quản, sợi chun) chịu được sức kéo đáng kể
và thường không bị đứt. Dưới tác động của sóng va đập cân mạc và mơ liên kết thưa có
thể bị tách rời.
Tác động cơ giới của những vật nhọn đặc trưng bằng sự tách ra của da, niêm mạc,
mô mềm và những cơ quan nằm dưới nó, trong đó, vùng tổn thương trực tiếp thường
nhỏ hơn so với sự tác động bởi những vật tù, và khơng có vùng chấn động phân tử
1.4. PHẢN ỨNG CỦA CƠ THỂ VỚI CHẤN THƯƠNG
Khi cơ thể bị chấn thương, lập tức các lực lượng thích ứng phịng vệ được huy
động, nhằm lập lại trật tự, duy trì sự hằng định của nội mơ. Tùy tính chất, mức độ của
chấn thương mà cơ thể có những phản ứng khác nhau từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến
phức tạp, từ cục bộ đến toàn thân.
1.4.1. Phản ứng của toàn thân đối với chấn thương
Phản ứng của toàn thân đối với chấn thương xuất hiện trong những trường hợp:
Khi có lực tác động đáng kể của nhân tố gây chấn thương; khi tổn thương da với vùng
rộng lớn (bỏng do nhiệt độ cao, đóng băng - do nhiệt độ mơi trường q lạnh); khi có sự
hủy hoại mơ mềm, xương - đặc biệt khi kết hợp tổn thương dây thần kinh và mạch máu
lớn; khi có vết thương ở cơ quan nội tạng; khi bị tổn thương hở lồng ngực; khi các cơ
quan nội tạng bị lịi ra ngồi vết thương ở xoang bụng; khi stress thần kinh với cường độ
đáng kể hay bởi thời gian tác động kéo dài của những nhân tố là nguyên nhân gây ra

stress. Phản ứng toàn thân với chấn thương trong các trường hợp đều liên quan với phản
ứng tại cục bộ.
1.4.1.1. Trụy (Collapses)
Tim bất ngờ suy yếu, trương lực mạch quản giảm tức thì, gây ra sự giảm huyết áp
động mạch đột ngột và tất cả các chức năng của hoạt động sống được gọi là Trụy hay
Đột quỵ.
Nguyên nhân xuất hiện trụy là do những tổn thương với sự chảy máu nhiều và đau
đớn mạnh. Đôi khi, trụy là hậu quả của sự trúng độc cấp tính bởi những chất do sự phân
hủy mô bào gây ra, hay do stress thần kinh (quá sợ hãi) và sự căng thẳng quá mức
của cơ.
Triệu chứng lâm sàng: Toàn thân suy yếu đột ngột, con vật nằm xuống; mạch
chậm - yếu - chỉ, hô hấp chậm và nông; niêm mạc nhợt nhạt, chuyển màu xanh, tím;
thân nhiệt và phản ứng với những kích thích bên ngoài giảm, chân lạnh, cơ thể uể oải.
Điều trị: Loại bỏ những nguyên nhân gây suy tim, áp dụng những biện pháp làm
bình thường hóa chức năng. Khi bị chảy máu thì thắt garơ, đặt tampon, thắt mạch quản
bị đứt bằng chỉ, tiêm tĩnh mạch bằng canxi clorid. Để lấp đầy mạch quản, tăng huyết áp
8


động mạch và cải thiện hoạt động của tim có thể tiêm tĩnh mạch bằng nước muối sinh lý
kết hợp với glucose và vitamin C. Tiếp máu phù hợp hay tiêm tĩnh mạch các dung dịch
thay thế máu (polygliukin, reopolygliukin, hydrolyzat casein, gemodez,
aminopeptid,…) cho kết quả tốt. Trong những trường hợp nhiễm độc, tiêm tĩnh mạch
dung dịch 40% hecxamethylentetramin với cafein natribenzoat. Để kích thích hoạt động
của tim và cải thiện tuần hoàn máu ngoại vi, tiêm dưới da cafein natribenzoat, dầu
camphora, hay tiêm tĩnh mạch huyết thanh với camphora 2 lần/ngày (động vật nhỏ:
25 - 30ml, động vật lớn: 250 - 300ml). Đồng thời với việc sử dụng các loại thuốc nêu
trên, cần xoa bóp cho động vật bằng rơm rạ khô, sưởi ấm bệnh súc bằng túi chườm, lò
sưởi hay những dụng cụ tạo nhiệt độ khác, sau đó ủ ấm cho chúng.
1.4.1.2. Sốc (Shock)

a. Khái niệm
Sốc là trạng thái toàn thân nặng nề của động vật, gây ra bởi những kích thích dữ
dội với thời gian ngắn hay những kích thích yếu hơn nhưng kéo dài, dẫn đến sự ức chế
sâu của hệ thống thần kinh trung ương và tất cả những chức năng khác của cơ thể.
Khái niệm về sốc (theo tiếng Anh: shock là cú đánh, chấn động) đã được Bác sĩ
người Pháp Le Dran đưa ra vào đầu thế kỷ XVIII, ông đã miêu tả những triệu chứng cơ
bản của nó. N.I. Pirogov lần đầu tiên giới thiệu về sinh bệnh học của sốc và đề ra những
biện pháp dự phòng, điều trị. Sau ông, một số lượng lớn các lý thuyết cũng đã được giới
thiệu; tuy nhiên, chưa hoàn toàn làm rõ sinh bệnh học của sốc.
b. Phân loại
- Căn cứ vào nguyên nhân, sốc được phân biệt: Sốc chấn thương xảy ra sau những
chấn thương cơ giới bất ngờ, bỏng và những chấn thương khác. Sốc phẫu thuật xuất
hiện trong hoặc sau phẫu thuật ngoại khoa, sản khoa được tiến hành có gây mê, gây tê
không đầy đủ hay không gây mê, gây tê. Sốc truyền máu do máu được truyền không
phù hợp, làm tan máu hay đông máu. Sốc quá mẫn là kết quả cảm nhiễm sơ bộ của động
vật bởi protein lạ, độc tố của vi khuẩn và các hóa dược trị liệu khác.
Trong các loại kể trên, sốc chấn thương hay gặp nhất.
- Căn cứ vào thời gian xuất hiện có: Sốc nguyên phát (tiên phát) xuất hiện vào
thời điểm tác động của chấn thương hay trực tiếp ngay sau nó và kéo dài 1 vài phút đến
1 vài giờ. Sốc thứ phát biểu hiện sau 1 vài giờ đến 1 vài ngày sau chấn thương, phẫu
thuật ngoại khoa, can thiệp sản khoa, do nhiễm độc hoặc chấn thương bổ sung hay gia
tăng sự đau đớn sau khi các thuốc gây mê, gây tê ngừng tác động.
Sốc nguyên phát đôi khi tiến triển theo 3 pha. Pha thứ nhất là pha sốc cương đặc
trưng bằng kích thích đột ngột, pha thứ 2 là âm ỉ (trơ lỳ) biểu hiện bằng ức chế sâu, pha
thứ 3 là tê liệt dẫn đến kết cục là cái chết.
Sốc chấn thương gặp ở chó, mèo, ngựa và lợn, đơi khi gặp ở gia súc có sừng. Ở
những động vật có hệ thống thần kinh dễ bị kích thích, sốc xuất hiện nhiều hơn; vì vậy,
chỉ định gây mê, gây tê khi phẫu thuật những động vật này là bắt buộc.
9



c. Căn bệnh học
Sốc có thể xuất hiện khi: Tổn thương vùng rộng lớn của mô mềm kết hợp với gãy
xương; kẹt những dây thần kinh lớn; căng thẳng quá mức màng treo ruột khi thực hiện
phẫu thuật ở các cơ quan trong xoang bụng; tràn khí màng phổi khi bị thương ở lồng
ngực; đỡ đẻ thô bạo; bỏng do nhiệt độ cao - mức độ II, III, IV; chèn ép dây thần kinh
quá chặt với thời gian kéo dài khi thắt garô ở chân bằng dây chun; đứt các cơ quan;...
Sự phát triển của sốc có khả năng gây ra bởi: Động vật bị stress, hệ thống thần
kinh bị tái kích thích trước đó, nhiễm trùng mủ kéo dài kèm theo hiện tượng hấp thu
mủ, mắc bệnh nặng trước khi bị chấn thương, nhiễm lạnh hay quá nóng, suy dinh
dưỡng, chấn thương bổ sung, xương bị gẫy không được xử lý, cố định tốt, can thiệp
điều trị thô bạo (chỉnh nắn khi gẫy xương, trật khớp, kiểm tra vết thương,…), mất nhiều
máu, thừa hay thiếu vitamin A và B1, quá sợ hãi khi bị chấn thương.
Động vật mới sinh mẫn cảm với sốc. Sự kết hợp những nguyên nhân gây sốc với
tác động tiếp theo của cảm giác đau đớn hay độc tố làm tăng rối loạn phản xạ thần kinh
và làm sốc nặng nề thêm. Tổng hợp những kích thích nguyên phát và tiếp theo đối với
những trung tâm thần kinh dẫn đến sốc thứ phát. Dạng nặng của sốc nguyên phát hay
thứ phát có thể kết thúc bằng cái chết.
d. Triệu chứng
- Pha sốc cương: Sốc cương phát triển tức thì ngay sau khi tổn thương và kéo dài
một vài giây đến một vài phút. Nó thể hiện bằng sự hưng phấn đột ngột và mãnh liệt của
bệnh súc. Động vật phát ra tiếng kêu lớn, vùng vẫy, cố thoát khỏi sự cố định, mắt mở to,
đồng tử và lỗ mũi dãn rộng, nhịp thở nhanh hơn, mạch nhanh, huyết áp tăng, vã mồ hôi.
Ở dạng nhẹ, con vật tự vượt qua được sốc cương.
- Pha sốc trơ lỳ: Trong trường hợp trung bình và đặc biệt ở dạng nặng, sốc cương
chuyển sang sốc trơ lỳ (âm ỷ). Pha này đặc trưng bằng sự ức chế đột ngột, giảm các
phản xạ, trong khi đó tri giác vẫn được bảo tồn. Tất cả các chức năng của cơ thể bị giảm
thấp. Hệ cơ trong trạng thái uể oải, động vật ngã hay nằm xuống bất động, khơng có
phản ứng với các kích thích đau đớn, nhưng thính giác cịn phản ứng yếu ớt. Hơ hấp
nơng và thưa, niêm mạc nhợt nhạt, mạch yếu và nhanh, huyết áp tụt. Thân nhiệt giảm

1 - 2C. Phân và nước tiểu bài tiết một cách tự do. Máu dần đặc lại, khối lượng huyết
tương giảm, số lượng hồng cầu trong 1 đơn vị thể tích máu tăng lên. Chức năng của
thận giảm, xuất hiện thiểu niệu và có khi vơ niệu. Tất cả trạng thái và chức năng khác
của cơ thể cũng bị thay đổi.
- Pha sốc tê liệt: Trong tiến trình thuận lợi và điều trị kịp thời, pha sốc trơ lỳ kết
thúc bằng sự hồi phục của động vật. Những trường hợp nặng hơn dẫn đến pha sốc tê liệt
do sự suy kiệt các trung khu thần kinh và liệt trung ương. Ở pha này, thân nhiệt giảm tới
2 - 3C, huyết áp tụt xuống rất thấp, mạch rất yếu. Phản xạ và các phản ứng khác của
động vật đối với kích thích bên ngồi khơng cịn.
10


e. Điều trị
Cần phải sử dụng các biện pháp điều trị tổng hợp hướng tới: Cắt bỏ nguồn gốc
của các kích thích đau và bình thường hóa chức năng của hệ thống thần kinh, khôi phục
động lực máu, chống lại tình trạng nhiễm độc máu và rối loạn trao đổi chất.
Trong pha sốc cương, cần loại bỏ nguyên nhân của những kích thích (chấn
thương, phẫu thuật), cải thiện hoạt động của hệ thống tim mạch bằng cách tiêm cafein
natribenzoat, camphora. Đồng thời, ngăn cản sự phát triển của các kích thích lan tỏa vào
hệ thống thần kinh trung ương bằng cách ngừng tạm thời phẫu thuật và cẩn thận gây tê
cục bộ vùng tổn thương.
Trong trường hợp sổ ruột lúc bị thương, cần phải rửa ruột thật sạch bằng các dung
dịch sát trùng, lần cuối cùng rửa bằng nước muối sinh lý, đưa ruột vào trong xoang
bụng, khâu phúc mạc lại cẩn thận. Tiếp theo, đưa vào xoang bụng dung dịch novocain
0,25% kết hợp với một loại kháng sinh nào đó (kanamycin, gentamycin,…) và đặt dẫn
lưu ống, sau đó khâu vết thương lại.
Để ngăn cản và cắt sốc khi gẫy xương, tiêm vào vùng có xương gẫy novocain
2 - 3% pha trong cồn etylic 30%. Giải phóng dây thần kinh bị kẹt bởi các mỏm xương
gẫy, sau đó băng cố định lại.
Sau khi đã thực hiện các can thiệp nêu trên, tiêm tĩnh mạch cho động vật dung

dịch natri bromua 10% (động vật lớn 100 - 150ml, động vật nhỏ 15 - 20ml) và liều
cafein natribenzoat thích hợp.
Tiếp theo, tiêm chậm vào tĩnh mạch dung dịch chống sốc. Thành phần dung dịch
chống sốc gồm: Novocain 0,125 - 200ml; promedol 2% - 1ml; dimedrol 2% - 1ml;
prednisolon - 30ml; rictomycin - 1 triệu UI. Tiêm tĩnh mạch với liều 1 - 1,5 ml/kgTT.
Cuối lúc tiêm phải sưởi ấm cho động vật.
Truyền máu cùng loài: Động vật lớn 1.500 - 2.000ml, động vật nhỏ 50 - 100ml.
Để cắt các cơn co thắt mạch quản xuất hiện khi bị sốc, tiêm tĩnh mạch phenlotamin
(động vật lớn 0,03g, động vật nhỏ 0,001g), hòa tan vào trong 1ml nước cất.
Nếu chảy máu từ những động mạch nhỏ khi sốc phẫu thuật, tiêm dưới da dung
dịch ephedrin 5% (động vật lớn 5 - 8ml, động vật nhỏ 0,1 - 0,2ml).
g. Dự phịng sốc
Khơng để xảy ra những chấn thương cơ giới và những chấn thương khác, cắt sự
cảm ứng của cơ thể bằng thuốc mê, tê trước khi phẫu thuật hay sau khi bị một tổn
thương nặng ngẫu nhiên. Cầm máu sớm khi tổn thương có chảy nhiều máu. Loại bỏ vật
gây thương tích, mơ bào chết, mẩu xương vỡ đè ép dây thần kinh. Cố định các đầu
xương gẫy. Đóng cẩn thận vết thương ở xoang ngực. Loại bỏ sự nhiễm độc có nguồn
gốc chấn thương hay nguồn gốc khác.
11


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×