Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bài thu hoạch lý luận dân tộc và quan hệ dân tộc ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.14 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và thực tiễn
lịch sử đấu tranh cách mạng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam cũng như
dựa vào tình hình thế giới trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta ngay từ
khi thành lập cho đến nay luôn luôn coi vấn đề dân tộc và xây dựng khối đại đoàn
kết toàn dân tộc có tầm quan trọng đặc biệt. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Nước
Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, đồng bào các dân tộc đều là anh em ruột
thịt, là con cháu một nhà, thương yêu đoàn kết giúp đỡ nhau là nghĩa vụ thiêng liêng
của các dân tộc. Người cịn  khẳng  định:  “Đồn  kết,  đồn  kết,  đại  đồn  kết.
Thành  cơng,  thành cơng, đại thành công”. Trong mỗi thời kỳ cách mạng, Đảng và
Nhà nước coi việc giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là nhiệm vụ có tính chiến
lược nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, cũng như tiềm năng riêng của từng dân tộc
trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và đưa đất nước quá độ lên chủ
nghĩa xã hội.
Với quan điểm cách mạng là sáng tạo không ngừng, trong thời kỳ đổi mới,
chính sách dân tộc của Đảng ta vừa đảm bảo tính nhất quán, vừa đổi mới trước yêu
cầu phát triển và hội nhập nhằm giải quyết thành công vấn đề dân tộc ở nước ta hiện
nay và trong tương lai.
Trên cơ sở kiến thức đã học, cùng với thực tiễn công tác em xin chọn nội
dung “ Quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta thời kỳ đổi mới
– Liên hệ việc thực hiện chính sách dân tộc của tỉnh Hà Giang” làm bài thu hoạch
môn Lý luận dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam.

I


NỘI DUNG
1. Những đặc điểm cơ bản, tình hình dân tộc ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc (53 dân tộc thiểu số chiếm
14% dân số cả nước, cư trú chủ yếu ở miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới),
cùng cư trú, tồn tại và phát triển trên lãnh thổ Việt Nam, đã sớm hình thành các đặc


điểm cơ bản:
Cộng đồng các dân tộc Việt Nam chung sống đoàn kết, hoà hợp. Ngay từ
thuở khai sinh, các dân tộc phải cố kết, chung sức, chung lòng chống chọi với thiên
nhiên, bão lũ; tinh thần đoàn kết càng được phát huy hơn trong lịch sử đấu tranh
chống giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc. Trong sự nghiệp cách mạng, dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thống đoàn kết, thống nhất dân tộc không
ngừng được củng cố và phát triển, tạo nên sức mạnh vĩ đại để chiến thắng thiên tai,
chiến thắng thù trong, giặc ngoài đem lại thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau, có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khơng
đồng đều, nhưng khơng có sự phân chia lãnh thổ và chế độ xã hội riêng. Hình thái
cư trú xen kẽ nhiều dân tộc anh em, phản ánh mối quan hệ đoàn kết, thống nhất của
cộng đồng dân tộc Việt Nam trong một quốc gia. Những năm gần đây, gắn liền với
sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tính chất đan xen đó càng tăng lên. Mỗi dân
tộc đều có phong tục, tập quán, tâm lý, lối sống, tín ngưỡng tơn giáo mang tính đặc
thù, tạo nên những sắc thái văn hóa riêng của từng dân tộc, tồn tại và phát triển
trong tính đa dạng và thống nhất của nền văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng
về chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phịng, đối ngoại và bảo vệ bền vững
môi trường sinh thái. Đồng bào cư trú suốt dọc tuyến biên giới phía Bắc, Tây và Tây
Nam, có nhiều cửa ngõ thơng thương giữa nước ta với các nước trong khu vực và
trên thế giới. Đây là địa bàn có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, có hệ thống
rừng phịng hộ, rừng đặc dụng phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước và bảo
vệ bền vững môi trường sinh thái. Trong tình hình hiện nay, miền núi là địa bàn
tiềm năng, mang tính chiến lược, cơ bản cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Kinh tế ở miền núi, các dân tộc thiểu số cịn chậm phát triển, tình trạng du
canh, du cư, di dân tự do vẫn còn diễn biến phức tạp. Kết cấu hạ tầng (điện, đường,
trường, trạm, dịch vụ) ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng vẫn cịn khó khăn,
nhiều nơi mơi trường sinh thái tiếp tục bị suy thoái.



Hệ thống chính trị cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn
yếu, tỉ lệ cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học thấp. Năng lực, trình độ cán bộ xã,
phường cịn hạn chế, số lượng đảng viên là người dân tộc thiểu số thấp, vẫn cịn
thơn bản chưa có đảng viên. Hoạt động của cấp ủy, chính quyền, mặt trận và đồn
thể ở nhiều nơi chưa sát dân, chưa tập hợp được đồng bào.
Các thế lực thù địch ln tìm cách lợi dụng những khó khăn về đời sống, trình
độ dân trí thấp của đồng bào và những sai sót của các cấp, các ngành trong thực hiện
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta để kích động tư tưởng ly khai, tự trị,
phá hoại truyền thống đoàn kết và thống nhất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam,
gây mất ổn định chính trị, nhất là trên các địa bàn chiến lược, trọng điểm.
2. Những quan điểm của Đảng về vấn đề dân tộc của Đảng và Nhà nước
ta trong thời kỳ đổi mới.
2.1.Vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược,cơ bản,
lâu dài đồng thời là cũng là vấn đề cấp bách của cách mạng Việt Nam hiện nay.
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, vì vậy đại đồn kết tồn dân tộc trên nền tảng
liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh
đạo của Đảng, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức
mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền
vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.2. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tơn
trọng u thương, và giúp nhau cùng tiến bộ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp
cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc là quan điểm nhất quán của Đảng ta
trong giải quyết vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc. Các dân tộc có dân số dù ít hay
nhiều, ở trình độ phát triển cao hay thấp đều bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hố,
xã hội, an ninh - quốc phịng, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đoàn kết dân tộc phải trên cơ sở lấy mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam
hồ bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh làm điểm tương đồng; tập hợp, đoàn kết mọi người vào một

mặt trận chung, tăng cường đối thoại xã hội, đảm bảo thực hiện thắng lợi sự nghiệp
cơng nghiệp hố, hiện đại hố, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Luôn tôn trọng lẫn nhau về lợi ích, truyền thống, văn hố, ngơn ngữ, phong


tục tập quán của các dân tộc; kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ đoàn kết
dân tộc; tránh tư tưởng kỳ thị dân tộc.
2.3. Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, an ninh - quốc
phòng ở vùng dân tộc và miền núi, gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các
vấn đề xã hội, thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.
Vùng dân tộc và miền núi là những vùng có vị trí và tầm quan trọng chiến
lược cả về kinh tế, chính trị và an inh, quốc phịng. Chính vì vậy giữ vững ổn định
chính trị, xã hội, phát triển kinh tế tại các vùng dân tộc và miền núi sẽ tạo tiền đề và
điều kiện để ổn định chính trị xã hội, pháttriển kinh tế trong cả nước.
2.4. Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc, khai thác
có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi
trường sinh thái, phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào các
dân tộc.
Ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi, trước hết,
tập trung vào phát triển giao thông và kết cấu hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo; khai
thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững
môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực tự cường của đồng bào các
dân tộc, đồng thời tăng cường sự hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa
phương trong cả nước.
2.5. Cơng tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của tồn bộ hệ thống
chính trị.
Thực chất của công tác dân tộc là công tác xã hội và cơng tác dân vận. Vì
vậy, đó là trách nhiệm của tất cả cộng đồng dân tộc, của mọi cá nhân, mọi tổ chức,
mọi lực lượng.

3. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta thời kỳ đổi mới
3.1. Chính sách về chính trị
- Nội dung cơ bản của chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong
lĩnh vực chính trị là đảm bảo cho các dân tộc bình đẳng, đồn kết, tơn trọng thương
yêu, giúp đỡ cùng phát triển.
- Trước hết đảm bảo quyền làm chủ của đồng bào các dân tộc bao gồm quyền
làm chủ qua đại diện và quyền làm chủ trực tiếp, kết hợp với tự quản ở cơ sở. Tăng
cường đại diện của các dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị từ cơ sở đến Trung


ương. Bảo đảm ngày càng có nhiều người dân tộc thiểu số được tham gia vào Quốc
hội, Hội đồng nhân dân, chính quyền và tổ chức đồn thể ở các cấp.
- Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở các vùng dân tộc
thiểu số. Kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở. Khắc phục tình trạng
quan liêu, xa dân của một số cán bộ. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng, sử dụng, đãi ngộ cán bộ là người dân tộc thiểu số.
- Tăng cường dân chủ ở cơ sở, nâng cao ý thức cộng đồng nhằm củng cố khối
đoàn kết giữa các dân tộc. Phát huy vai trò của cán bộ người dân tộc thiểu số, của
già làng, trưởng bản trong tuyên truyền, vận động trong tổ chức thực hiện chính
sách của Đảng và Nhà nước.
- Đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
3.2. Chính sách về kinh tế
- Phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng dân tộc, miền núi. Đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế miền núi theo hướng phát triển nhanh kinh tế hàng hoá, tăng tỷ
trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp cơ cấu kinh tế miền
núi.
- Tập trung bảo vệ và phát triển vốn rừng, tăng độ che phủ rừng, vừa thực hiện
trồng mới 5 triệu hecta rừng, vừa phải bảo vệ rừng hiện có, đồng thời có các chính
sách cụ thể đối với rừng đặc dụng, rừng phịng hộ, rừng trồng mới.
- Về nơng nghiệp, lựa chọn cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp nhằm phát triển

nơng nghiệp hàng hố có hiệu quả, ổn định lâu dài phù hợp với cơ chế thị trường.
Phát triển vùng sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả phù hợp với lợi thế đất đai, khí
hậu ở các tiểu vùng. Phát triển chăn nuôi đại gia súc, đưa chăn ni trở thành kinh tế
chính ở miền núi.
- Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, chú trọng phát triển công
nghiệp nhỏ và thủ công nghiệp. Khôi phục và mở rộng nghề truyền thống như sản
xuất công cụ, dệt thổ cẩm, đan lát.
- Phát triển thương mại dịch vụ nhằm đẩy mạnh kinh tế hàng hoá ở miền núi,
vùng dân tộc. Thực hiện chính sách trợ giá trợ cước các mặt hàng thiết yếu và tiêu
thụ sản phẩm đối với miền núi.


- Ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội miền núi vùng đồng bào dân tộc. Tập trung đầu tư
nâng cấp và xây dựng mới các tuyến đường giao thơng, các cơng trình thuỷ lợi, thuỷ
điện, lưới điện quốc gia, bưu chính viễn thơng…
3.3. Chính sách về văn hóa
- Khuyến khích các hoạt động văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số
nhằm bảo tồn và chấn hưng văn hoá dân tộc.
- Chống các hủ tục lạc hậu, các tệ nạn xã hội, xây dựng bản làng văn hoá giầu
bản sắc dân tộc.
- Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các đội thông tin tuyên truyền,
thông tin lưu động, đưa sách báo đến với đồng bào ở vung cao, vùng sâu, vùng xa.
- Tiếp tục thực hiện chương trình phủ sóng phát thanh, truyền hình, chương
trình phát thanh truyền hình tiếng dân tộc.
3.4. Chính sách về xã hội
* Về giáo dục:
+ Tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp trường lớp và cơ sở vật chất giáo dục ở
vùng dân tộc và miền núi.
+ Khuyến khích mở các lớp nội trú, bán trú đối với những nơi dân sống phân

tán theo phương thức “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Củng cố và hoàn thiện hệ
thống trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, huyện để tạo nguồn đào tạo con em
đồng bào dân tộc đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương.
+ Phát triển hệ thống giáo dục, ở các tỉnh miền núi. Tiếp tục thực hiện chính
sách ưu tiên tuyển sinh và cử tuyển vào các trường đại học, cao đẳng và trung học
chuyên nghiệp. Chú trọng đào tạo nghề cho con em đồng bào dân tộc thiểu số.
* Về y tế:
+ Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và nâng cao chất lượng phòng bệnh,
khám chữa bệnh cho đồng bào dân tộc, nhất là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng
xa, vùng đặc biệt khó khăn.
+ Củng cố hệ thống y tế miền núi ở các cấp, đặc biệt là mạng lưới y tế xã, thôn
bản.


+ Khuyến khích phát triển y học cổ truyền, kinh nghiệm chữa bệnh dân gian, sử
dụng nguồn dược liệu tại chỗ của đồng bào dân tộc.
+ Thực hiện chính sách ưu đãi khám chữa bệnh đối với đồng bào dân tộc thiểu
số, hộ nghèo ở miền núi.
3.5. Chính sách về an ninh – quốc phòng
- Xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân, phát huy sức mạnh
đoàn kết dân tộc sẵn sàng đập tan mọi âm mưu phá hoại của các lực thù địch.
- Tăng cường cơng tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt
là cấp cơ sở.
- Tiếp tục xây dựng, phát triển các khu kinh tế kết hợp với quốc phòng ở vùng
sâu, vùng xa biên giới.
- Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc, phối hợp
chặt chẽ với lực lượng vũ trang trên địa bàn. Tăng cường quan hệ quân dân , tạo thế
trận lòng dân trong vùng đồng bào dân tộc để bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam
XHCN.
3.6. Chính sách đặc thù đối với một số dân tộc thiểu số

Có chính sách đặc thù với các dân tộc dân số dưới 1000 người: dân tộc Sila,
Pu péo, Ơ đu, Brâu, Rơ măm. Giúp các dân tộc này thốt khỏi nguy cơ đói nghèo,
lạc hậu và suy giảm dân số.
3. Liên hệ việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Hà Giang hiện nay
Hà Giang là tỉnh miền núi cực Bắc của Tổ Quốc, có 277,5 kin đường biên
giới tiếp giáp với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Diện tích tự nhiên 7.945,8
km2; có 11 đon vị hành chính câp huyện (trong đó 06 huyện nghèo theo Nghị
quyêt 30a), 195 xã, phường, thị trấn, 2.069 thơn, bản trong đó có 140 xã và 98
thơn đặc biệt khó khăn. Tồn tỉnh có 778,9 nghìn người, vói 19 dân tộc cùng
chung sơng đồn kết: Dân tộc Mơng chiếm 32%, Tày 23,1%, Dao 15%, Kinh
12%,... Trong đó có 06 dân tộc rất ít người (có sổ dân dựới 10.000 người) gồm:
Pà Thẻn, Lô Lô, Pú Y, Phù Lá, Pu Péo, Cờ Lao. Hầu hết, đồng bào các dân tộc
sinh sống ở địa bàn đặc biệt khó khăn, cử trú chủ yếu là vùng núi cao; địa hình bị
chia căt mạnh, độ dốc lớn, núi đả, thường xảy ra lù quyết, lũ ống, lở đât. Khí hậu


khắc nghiệt, thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt; đa sổ các thôn, bản đều xa
thị trấn, thị tứ và các trung tâm phát triên.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đà có nhiều chủ trương, chính
sách cụ thể nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc
thiểu số, giúp củng cổ và tăng cường khối đại đoàn kêt dân tộc, như: Chương
trình 134; chương trình 135; chính sách cho vay vốn để phát phát triển sản xuất
theo Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg (nay là QĐ 54/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ); chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo thuộc vùng khó khăn;
chính sách đối với người cỏ uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu sơ; ngồi ra cịn
có các chính sách về y tế, văn hóa, giáo dục, mơi trường; hỗ trợ cấp, phát báo, tạp
chí... Qua triển khai thực hiện các chương trình, chính sách, kết quả cho thấy: về
phát triển sản xuất đã thúc đẩy chuyển dịch cơ câu kinh tế nơng nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa găn với thị trường, cải thiện và từng bước nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ

nghèo giảm. Cơ sở hạ tầng được đầu tư khá, 100% xã có đường giao thơng đến
trung tâm (trong đó 88% số thơn, bản được bê tơng hóa) trên 80% xã cỏ cơng
trình thúy lợi nhỏ đảm bảo năng lực phục vụ sản xuất cho trên 85% diện tích sản
xuất nông nghiệp, trên 83% số hộ dân được sử dụng điện sinh hoạt, 100% xã có
trường lóp kiên cố, đến nay tồn tỉnh có 13 trưịng phơ thơng dân tộc nội trú
(trong đó có 03 Trường nội trú cấp II,III ) 124 trường phô thông dân tộc bán trú.
Các chương trình, chính sách đã tạo điều kiện cho hộ đồng bào dàn tộc thiêu
số có nơi ở ổn định, có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chât,
tinh thần, xố đói giảm nghèo, góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái,
ổn định quy hoạch phát triên kinh tê - xã hội và giữ vững an ninh - chính trị, trật
tự an tồn xã hội tại địa phương. Đông bào các dân tộc trong tỉnh đoàn kêt, tin
tưởng tuyết đối vào sự lãnh đạo của
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện chính sách dân tộc ở Hà
Giang những năm qua cịn tồn tại một số hạn chế, khó khăn sau:
Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, ứng dụng các tiến bộ khoa học


kỳ thuật vào sản xuất cịn chậm; cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chưa
phát triển mạnh; chất lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất ở vùng dân tộc thấp, tiêu
thụ khó khăn, thị trường khơng ổn định.
Tình trạng hộ đồng bào thiểu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt còn rất lớn
Kết cấu hạ tầng vùng dân tộc và miền núi, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa
còn lạc hậu và thấp kém.
Đời sổng của đồng bào tuy có cải thiện nhưng cịn rất nhiều khó khăn, mặt bằng
dân trí cịn thấp, cơ sở vật chất phục vụ vui chơi, giải trí cịn thiểu. Tỷ lệ đói nghèo ở
vùng dân tộc cao hơn với mức bình quân chung, khoảng cách chênh lệch về mức
sống giữa các vùng, giữa các dân tộc ngày càng tăng.
Bản sắc văn hoá tốt đẹp của các dân tộc thiếu sổ đang có nguy cơ bị mai một.
Mức hưởng thụ văn hoá của đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa cịn thấp.
Các chính sách dân tộc và miền núi của Đảng, Nhà nước tuy đã được triển khai

đầu tư trong nhiều năm nhưng mức đầu tư thấp, nhỏ lẻ, nguồn vốn chưa đủ so với
định mức qui định (Chương trình 135 mới phân bơ đạt 66,6%; các dự án khác đạt từ
2,5% - 10% so với nhu cầu hỗ trợ) ảnh hưởng đên tiên độ và hiệu quả của các chính
sách. Cơng tác tun truyền vận động, lập kế hoạch lồng ghép các dự án, trên cùng
một địa bàn cịn hạn chế do mơi chính sách đêu có cơ chê riêng.


KẾT LUẬN
Như vậy, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước mang tính tồn
diện, tổng hợp, qn xuyến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, liên quan
đến mỗi dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc trong cả cộng đồng  quốc gia.
Phát triển kinh tế – xã hội của các dân tộc là nền tảng để tăng cường đồn kết
và thực hiện quyền bình đẳng dân tộc, là cơ sở để từng bước khắc phục sự
chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc. Do đó, chính sách dân tộc
cịn mang tính cách mạng và tiến bộ, đồng thời cịn mang tính nhân đạo, bởi
vì, nó khơng bỏ sót bất cứ dân tộc nào, không cho phép bất cứ tư tưởng khinh
miệt, kỳ thị, chia rẽ dân tộc; nó tơn trọng quyền làm chủ của mỗi con người
và quyền tự quyết của các dân tộc. Mặt khác, nó cịn nhằm phát huy nội lực
của mỗi dân tộc kết hợp với sự giúp đỡ có hiệu quả của các dân tộc anh em
trong cả nước.
Nhận thức đúng đắn bản chất, nội dung, tính chất của chính sách dân
tộc có ý nghĩa quyết định tới việc định hướng và đổi mới các biện pháp thực
hiện chính sách dân tộc, làm cho chính sách dân tộc đi vào cuộc sống.

I


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Di sản lịch sử về vấn đề dân tộc xem thêm Phan Hữu Dật, Lâm Bá
Nam: Chính sách dân tộc của các chính quyền nhà nước phong kiến Việt

Nam (X-XIX), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X.
3. Xem thêm Phan Hữu Dật (Chủ biên): Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp
bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2001.
4. Hội đồng dân tộc của Quốc hội khóa X: Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà
nước về dân tộc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
5. Báo cáo tổng kết dân tộc giai đoạn 2011 – 2016 của Ban dân tộc tỉnh Hà
Giang



×