Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài thu hoạch bộ môn lịch sử đảng thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm chủ yếu của cách mạng việt nam qua 30 năm đổi mới (1986 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.89 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU
Vừa trải qua chiến tranh, từ một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ
là phổ biến, nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là
một con đường mới mẻ, nhiều khó khăn và thử thách. Tiến hành kế hoạch  5
năm lần thứ 1 (1976 - 1980), nhân dân Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng, khắc phục từng bước những hậu quả nặng nề của chiến tranh. Kế
hoạch 5 năm lần thứ 2 (1981 - 1985), nhiều chủ trương, chính sách quan trọng
của Đảng và Chính phủ được ban hành nhằm từng bước đổi mới cơ chế quản lý
kinh tế và xóa bỏ bao cấp. Với những bước đi đổi mới từng phần theo chủ
trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, những sáng kiến, sự năng động, sáng
tạo của nhân dân của các địa phương, cơ sở sản xuất kinh doanh đã làm cho nền
kinh tế Việt Nam có bước phát triển.
Tuy nhiên, với xuất phát điểm thấp, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Cuộc
khủng hoảng kinh tế - xã hội đã trở lên gay gắt, lạm phát ở mức phi mã. Nhiều
doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng sản xuất, kinh doanh đình đốn, thua
lỗ, hoạt động cầm chừng. Bội chi ngân sách nhà nước lớn, giá cả tăng cao, tiền
lương thực tế giảm, đời sống nhân dân khó khăn...
Đại hội VI (1986) - Đại hội đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước.
Đến năm 2016, cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước đã trải qua 30 năm (19862016). Đại hội XII của Đảng nhìn lại 30 năm đổi mới, đánh giá những thành tựu
đạt được, chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm, rút ra những bài học. Thực tế chỉ rõ:
Ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát
triển của nước ta, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và
nhân dân ta. Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là q trình cải biến
sâu sắc, tồn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, tồn dân
vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

1


Với ý nghĩa đó, em xin chọn vấn đề: “Thành tựu, hạn chế và bài học
kinh nghiệm chủ yếu của cách mạng Việt Nam qua 30 năm đổi mới (19862016)” để nghiên cứu viết bài thu hoạch bộ môn Lịch sử Đảng.


NỘI DUNG
I. NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA CÁCH MẠNG VIỆT
NAM QUA 30 NĂM ĐỔI MỚI (1986- 2016)
Nhìn tổng thể và xuyên suốt, qua 30 năm đổi mới (1986- 2016) cách
mạng Việt Nam đã đạt được những thành tựu chủ yếu:
Về mặt thực tiễn, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa. Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội và tình trạng kém
phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trưởng khá, nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, phát triển.
Chính trị – xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường. Văn hóa – xã
hội có bước phát triển; bộ mặt đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều thay
đổi. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng; đại đoàn
kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Công tác xây dựng Đảng, xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và cả hệ thống chính trị được đẩy
mạnh. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững. Quan
hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt
Nam trên trường quốc tế được nâng cao.Những thành tựu trên đã tạo tiền đề
quan trọng để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong những năm
tới; khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu
thế phát triển của lịch sử.

2


Về phát triển lý luận, trên cơ sở tổng kết thực tiễn, có kế thừa những kinh
nghiệm của q trình đổi mới, cải cách mở cửa của các Đảng Cộng sản, Đảng ta

đã có những phát triển về lý luận và đường lối đổi mới, đó là: Qua 30 năm đổi
mới, Đảng ta đã hình thành hệ thống quan điểm lý luận về chủ nghĩa xã hội và
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội làm cơ sở cho việc hoạch định đường lối đổi
mới toàn diện, đồng bộ: Về hệ mục tiêu của đổi mới, của chủ nghĩa xã hội Việt
Nam (dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh); về những đặc trưng
của xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam (8 đặc trưng); về con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam (8 phương hướng); về nhận thức đúng và giải quyết tốt
các mối quan hệ lớn trong phát triển (8 mối quan hệ). Về hệ thống quan điểm lý
luận về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Đảng ta khẳng định nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế thị
trường hiện đại, hội nhập – mơ hình kinh tế của Việt Nam. Về hệ quan điểm lý
luận về khâu đột phá chiến lược và cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mơ
hình tăng trưởng: Gắn phát triển nhanh với phát triển bền vững; gắn tăng trưởng
theo chiều rộng với chiều sâu; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình
tăng trưởng, thực hiện ba khâu đột phá chiến lược.
 Hệ thống quan điểm lý luận về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa và dân chủ xã hội chủ nghĩa: Nhà nước mà chúng ta xây dựng là Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân
cơng, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của
chế độ ta, vừa là mục tiêu, động lực của công cuộc phát triển đất nước và bảo vệ
Tổ quốc. Hệ thống quan điểm lý luận về văn hóa, con người: Văn hóa là nền
tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, động lực, đồng thời là nguồn lực nội
sinh của phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội, khẳng định đặc trưng: dân
tộc, nhân văn, dân chủ, khoa học của nền văn hóa; khẳng định con người là
trung tâm của chiến lược phát triển. Hệ thống quan điểm về quốc phòng, an
3



ninh, đối ngoại: Xây dựng chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai
nhiệm vụ chiến lược có quan hệ gắn bó mật thiết; phải giữ vững chủ quyền biển
đảo; ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống; chủ động và tích cực
hội nhập quốc tế, tham gia các cơ chế hợp tác chính trị, an ninh song phương, đa
phương. Hệ thống quan điểm lý luận về Đảng, xây dựng Đảng, hệ thống chính
trị: Tư duy, nhận thức mới về bản chất của Đảng; đặc biệt về xây dựng Đảng về
đạo đức; xây dựng và hồn thiện hệ thống chính trị nhằm bảo đảm tồn bộ
quyền lực thuộc về nhân dân.
II. MỘT SỐ HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN; BÀI HỌC KINH
NGHIỆM
1. Một số hạn chế
Bên cạnh những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, cơng cuộc đổi mới

tồn diện đất nước cịn nhiều vấn đề lớn, phức tạp, nhiều hạn chế, khuyết điểm
cần tập trung giải quyết, khắc phục để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững:
Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận còn bất cập, chưa làm rõ
một số vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới để định hướng trong thực tiễn, cung
cấp cơ sở khoa học cho hoạch định đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật
của Nhà nước. Lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
cịn có một số vấn đề phải qua tổng kết thực tiễn để tiếp tục làm rõ.
Kinh tế phát triển chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, yêu
cầu và thực tế nguồn lực được huy động. Trong 10 năm gần đây, kinh tế vĩ mô
cơ bản ổn định nhưng chưa vững chắc, tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm,
phục hồi chậm. Chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động xã hội và năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Phát triển thiếu bền vững cả về kinh tế, văn
hóa, xã hội và mơi trường. Nhiều vấn đề bức xúc nảy sinh, nhất là các vấn đề xã
hội và quản lý xã hội chưa được nhận thức đầy đủ và giải quyết có hiệu quả; còn
tiềm ẩn những nhân tố và nguy cơ mất ổn định xã hội. Trên một số mặt, một số
lĩnh vực, một bộ phận nhân dân chưa được thụ hưởng đầy đủ, công bằng thành
4



quả của công cuộc đổi mới. Năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính
trị chưa ngang tầm nhiệm vụ.
Đổi mới chính trị chưa đồng bộ với đổi mới kinh tế; năng lực và hiệu quả
hoạt động của hệ thống chính trị chưa ngang tầm nhiệm vụ.
Nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ
bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại không đạt.
Bốn nguy cơ mà Hội nghị đại biểu tồn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của
Đảng (năm 1994) nêu lên vẫn tồn tại, có mặt diễn biến phức tạp, như nguy cơ
"diễn biến hịa bình" của các thế lực thù địch với những thủ đoạn mới tinh vi và
thâm độc chống phá nước ta và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".
Niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng, chế độ có mặt bị giảm sút.
2. Nguyên nhân
Những hạn chế, khuyết điểm trên đây là do cả nguyên nhân khách quan
và nguyên nhân chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.
Về khách quan: Đổi mới là một sự nghiệp to lớn, tồn diện, lâu dài, rất
khó khăn, phức tạp, chưa có tiền lệ trong lịch sử. Tình hình thế giới và khu vực
có những mặt tác động không thuận lợi; sự chống phá quyết liệt của các thế lực
thù địch và cơ hội chính trị.
Về chủ quan: Cơng tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, chưa được
quan tâm đúng mức, đổi mới tư duy lý luận chưa kiên quyết, mạnh mẽ, có mặt
cịn lạc hậu, hạn chế so với chuyển biến nhanh của thực tiễn. Dự báo tình hình
có lúc, có việc làm cịn chậm và thiếu chính xác làm ảnh hưởng đến chất lượng
các quyết sách, chủ trương, đường lối của Đảng. Nhận thức và giải quyết các
mối quan hệ lớn còn hạn chế. Đổi mới chưa toàn diện, thiếu đồng bộ, lúng túng
trên một số lĩnh vực.
Nhận thức, phương pháp và cách thức lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện
chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà
nước còn nhiều hạn chế. Quyền hạn và chế độ trách nhiệm, nhất là quyền hạn và

5


trách nhiệm của người đứng đầu không được quy định rõ ràng; thiếu cơ chế để
kiểm soát quyền lực. Nhiều chủ trương, nghị quyết đúng khơng được tích cực
triển khai thực hiện, kết quả đạt thấp. Một số chính sách không phù hợp thực
tiễn, chậm được sửa đổi, bổ sung.
Việc quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh
đạo, quản lý chủ chốt các cấp về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chưa được
coi trọng thường xuyên, đúng mức, hiệu quả thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu,
chưa tạo được sự thống nhất cao về nhận thức tư tưởng, ý chí và hành động
trong Đảng trước những diễn biến phức tạp của tình hình. Đánh giá, sử dụng, bố
trí cán bộ cịn nể nang, cục bộ; chưa quan tâm việc xây dựng cơ chế, chính sách
để trọng dụng người có đức, có tài.
3. Bài học kinh nghiệm
Nhìn lại 30 năm đổi mới, từ những thành tựu cũng như những hạn chế,
khuyết điểm, Đảng ta rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Một là, trong q trình đổi mới phải chủ động, khơng ngừng sáng tạo trên
cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo
và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát
huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh
nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam.
Hai là, đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, vì lợi
ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách
nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân; phát huy sức mạnh đoàn
kết toàn dân tộc.
Ba là, đổi mới phải tồn diện, đồng bộ, có bước đi phù hợp; tôn trọng quy
luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, coi trọng tổng kết thực
tiễn, nghiên cứu lý luận, tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề do
thực tiễn đặt ra.


6


Bốn là, phải đặt lợi ích quốc gia – dân tộc lên trên hết; kiên định độc lập,
tự chủ, đồng thời chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở bình đẳng,
cùng có lợi; kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây
dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Năm là, phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ
cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; nâng cao
hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước, MTTQ, các tổ chức chính trị – xã
hội và của cả hệ thống chính trị; tăng cường mối quan hệ mật thiết với nhân dân.
III. NHỮNG THÀNH TỰU SAU 30 NĂM

ĐỔI MỚI CỦA TỈNH

THANH HÓA

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung
ương, sự lao động hăng say, sáng tạo của Nhân dân các dân tộc, sau 30 năm đổi
mới, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng trong phát
triển kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại.
Từ một tỉnh kinh tế chậm phát triển và chưa đồng đều giữa các vùng, đến
nay, kinh tế của Thanh Hóa ln duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn bình quân
trung của cả nước, bình quân 8,69%/năm. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo
hướng tích cực. Quy mơ nền kinh tế của tỉnh năm 2017 tăng gấp 5 lần so với năm
1997. Năm 2018, xuất khẩu đạt trên 1 tỷ Đô la Mỹ, thu ngân sách ước đạt 23
nghìn tỷ đồng, gấp 30 lần năm 1997; thu nhập bình quân đầu người đạt 35 triệu
đồng, tăng 15 lần so với năm 1997. Toàn tỉnh đã thu hút được 446 dự án đầu tư

trong nước với tổng số vốn gần 33.500 tỷ đồng; 115 dự án có vốn đầu tư nước
ngoài với tổng vốn đầu tư trên 660 triệu Đơ la Mỹ. Sản xuất cơng nghiệp có bước
phát triển khá nhanh, giá trị sản xuất năm 2018 tăng 15 lần so với năm 1997.
Du lịch đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, hướng tới trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Khu Di tích lịch sử Thành Nhà Hồ, Đền thờ Lê Lai,

7


Lê Lợi, Đền thờ hai Bà Trưng…, Khu Du lịch biển Sầm Sơn, khu nghỉ dưỡng
cao cấp FLC được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác hiệu quả.
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo phát triển, quy mô, mạng lưới trường học
được mở rộng, số trường chuẩn Quốc gia đạt 66,6% (612/919 trường). Chất
lượng giáo dục nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố xếp tốp đầu của cả nước. Hệ
thống y tế các tuyến được củng cố, phát triển và hồn thiện; Các giá trị văn hóa
được bảo tồn và phát huy; Quốc phòng, an ninh được tăng cường; an ninh chính
trị được giữ vững, trật tự an tồn xã hội được bảo đảm. Công tác xây dựng Đảng
và hệ thống chính trị có nhiều đổi mới; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các
tổ chức đảng được củng cố ngày càng vững mạnh; việc thực hiện Nghị quyết
Trung ương 4 (khóa XI) gắn với "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh" đạt nhiều kết quả tích cực, đã có sức lan tỏa, chuyển biến
sâu sắc về nhận thức, hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trình đổi mới,
hội nhập và phát triển tỉnh còn gặp những hạn chế: Thanh Hóa vẫn là tỉnh
nghèo; quy mơ nền kinh tế cịn nhỏ; chưa thu hút được nhiều dự án có năng lực
sản xuất lớn, hàm lượng giá trị gia tăng cao; lĩnh vực dịch vụ, du lịch phát triển
chưa tương xứng với tiềm năng; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu
cầu; đời sống Nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số
còn nhiều khó khăn; vấn đề ơ nhiễm mơi trường chưa được giải quyết triệt để...
Để hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2015-2020, Đảng bộ

tỉnh Thanh Hóa tập trung vào các nội dung trọng tâm: Xây dựng, hồn thiện các
cơ chế, chính sách, tạo mơi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Huy
động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tạo bước đột phá để phát triển
kinh tế, nhất là hạ tầng then chốt và hạ tầng du lịch. Đổi mới mơ hình tăng
trưởng, tăng tỷ trọng cơng nghiệp; tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực và
nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tăng
cường quản lý sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đổi mới, tạo bước
8


chuyển mạnh về chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo, khoa học cơng nghệ.
Xây dựng đời sống văn hố lành mạnh, phong phú mang đậm nét văn hóa. Nâng
cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ Nhân dân; thực hiện hiệu quả các chính sách
lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; giải quyết tốt các vấn đề việc làm,
giảm nghèo theo hướng bền vững. Củng cố vững chắc thế trận quốc phòng, giữ
vững an ninh, ổn định chính trị; thực hành tiết kiệm, phịng chống tham nhũng,
lãng phí. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, xây dựng các tổ chức Đảng
trong sạch, vững mạnh. Đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị - xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; phấn
đấu xây dựng địa phương tỉnh Thanh Hóa trở thành một trong những tỉnh phát
triển hàng đầu của cả nước,

KẾT LUẬN
 

 Từ những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của quá trình

30 năm đổi mới, một lần nữa có thể khẳng định, đây là những thành tựu có được
từ sự kiên trì và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam vào thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam, mà cốt lõi từ biện chứng giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị
làm cơ sở đưa đến thành tựu đổi mới toàn diện đất nước.
Thành tựu của sự nghiệp đổi mới đó cũng chính là cơ sở nền tảng để Việt
Nam thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
trong giai đoạn tiếp theo; góp phần bổ sung và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác
- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; khẳng định tính đúng đắn sáng tạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo dân tộc Việt Nam kiên định con đường xã
hội chủ nghĩa và lựa chọn mơ hình chủ nghĩa xã hội với những đặc trưng vừa

9


phù hợp với những đặc điểm của đất nước và con người Việt Nam vừa phù hợp
với tính chất của thời đại mới - thời đại kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.
Cùng với cả nước, sau hơn 30 năm đổi mới tỉnh Thanh Hóa đã đạt được
nhiều thành tựu hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng –
an ninh và đối ngoại. Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô
nền kinh tế tăng lên. Đời sống nhân dân từng bước được nâng cao. Hoạt động
đối ngoạị, hội nhập quốc tế được tăng cường và mở rộng.
Trong q trình nghiên cứu, mặc dù có nhiều cố gắng, song khơng thể
tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
quý báu của quý thầy cô để vấn đề nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn./.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ V, Nxb Sự thật, Hà Nội.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Nxb
Sự thật, Hà Nội.
11


5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc
lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
9. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2015), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ
tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2015 - 2020), Thanh Hóa.
10. Giáo trình Lịch sử Đảng (2002), Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

12



×