Phân tích thiết kế hệ thống thông tin GV: Đỗ Thị Mai Hường
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Công nghệ thông tin đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống
của mỗi chúng ta trong thời đại hiện nay. Mọi công việc từ sản xuất, quản lý đến
phân phối sản phẩm đều có sự hiện diện của các sản phẩm và trí tuệ của công nghệ
thông tin. Đặc biệt là trong lĩnh vực truyền thông, dịch vụ và ngành công nghiệp
giải trí, dường như công nghệ thông tin là một yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định
sự thành công của mỗi lĩnh vực đó.
Vì sao công nghệ thông tin trở nên quan trọng như vậy? Đó chính là do sự
tiện lợi, nhanh chóng và chính xác của các sản phẩm công nghệ thông tin; là sự bền
vững, ổn định của các hệ thống hỗ trợ Đó chính là những lợi ích và hiệu quả của
một hệ thống thông tin. Và để có một hệ thống như thế tất cả đều phải trải qua công
việc “Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin”. Như vậy việc phân tích và thiết
kế hệ thống là công việc rất quan trọng, đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận trong việc thu
thập thông tin cũng như phân tích và thiết nhằm tạo ra những hệ thống có thể hoạt
động hiệu quả nhất, tối ưu nhất.
Với môn học Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin cùng với sự giảng
dạy nhiệt tình của cô giáo ……và sự tìm hiểu của bản thân, em đã được trang bị
những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong phân tích và thiết kế một hệ thống thông
tin quản lý. Cùng với bài tập lớn Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý phòng
khám tại ban quân y, em có thể kiểm nghiệm những kiến thức mình đã học vào
HV: Trịnh Thị Thùy An – Lớp Tin học 46 Trang 1
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin GV: Đỗ Thị Mai Hường
việc phân tích thiết kế một hệ thống cụ thể, có thể ứng dụng, triển khai trong thực
tế. Trong quá trình thực hiện bài tập lớn do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế
nên không tránh khỏi sai sót. Vì vậy rất mong nhận được sự hướng dẫn của các cô
giáo để bài tập lớn của em càng hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1: KHẢO SÁT HỆ THỐNG
A. HỒ SƠ KHẢO SÁT CHI TIẾT
I. Mô tả hệ thống
1. Nhiệm vụ cơ bản
Hiện nay, công tác quản lí khám bệnh tại ban quân y khu A Học viện Kỹ
thuật Quân sự hiện nay đang được tiến hành một cách thủ công và có nhiều hạn chế
cho việc quản lí phòng khám của ban quân y. Các giấy tờ lưu trữ thông tin về bệnh
nhân khám bệnh, về thông tin bệnh nhân, lịch sử khám bệnh của bệnh nhân, cũng
như các giấy tờ, sổ sách thống kê bệnh nhân khám bệnh theo định kì(theo tuần, theo
tháng, theo năm), đều dưới dạng văn bản cứng, cồng kềnh, cũ, dễ thất lạc, khó tìm
kiếm thông tin khi cần,
Do đó, nhiệm vụ cơ bản của hệ thống quản lí khám bệnh tại ban quân y mà
em đang xây dựng đó là: Tiến hành các thủ tục quản lí khám bệnh tại phòng khám
ban quân y bằng chương trình, phần mềm xây dựng sẵn trong máy tính; nhằm mục
đích giúp cho việc quản lí của ban quân y được thuận lợi hơn, việc lưu trữ và tra
cứu cũng dễ dàng hơn rất nhiều so với việc quản lí thủ công hiện nay.
2. Cơ cấu tổ chức và sự phân công trách nhiệm
- Các bộ phận của hệ thống quản lý khám bệnh tại ban quân y khu A Học viện Kỹ
thuật Quân sự bao gồm 5 bộ phận sau:
a. Bộ phận tiếp nhận bệnh nhân
HV: Trịnh Thị Thùy An – Lớp Tin học 46 Trang 2
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin GV: Đỗ Thị Mai Hường
Bộ phận này có trách nhiệm tiếp nhận bệnh nhân đến phòng khám tại ban
quân y, hướng dẫn cho bệnh nhân làm những thủ tục cần thiết cho việc khám chữa
bệnh tại đây. Kiểm tra sổ khám bệnh của bệnh nhân để lưu thông tin bệnh nhân và
phát phiếu khám bệnh cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, bộ phận này còn thực hiện
những công việc liên quan tới bệnh nhân như: Cập nhật thông tin bệnh nhân, Thống
kê bệnh nhân khám bệnh theo định kì.
b. Bộ phận khám bệnh
Bộ phận này có nhiệm vụ khám bệnh cho bệnh nhân. Bác sĩ sẽ khám bệnh
thông thường, hoặc cấp cứu cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân cần phải xét nghiệm
mới tìm ra bệnh thì bác sĩ chuyển bệnh nhân sang bộ phận xét nghiệm. Nếu không,
bác sĩ căn cứ vào tình trạng bệnh nhân để kê đơn thuốc, cấp phát thuốc và giao cho
bệnh nhân các giấy tờ khám bệnh cần thiết. Cuối cùng, bác sĩ cần lưu các thông tin
khám bệnh vào sổ sách.
c. Bộ phận xét nghiệm
Bác sĩ dựa vào những thông tin về bệnh nhân cần xét nghiệm được gửi từ bộ
phận khám bệnh để làm xét nghiệm cho bệnh nhân. Sau đó, trả kết quả cho bệnh
nhân và lưu lịch sử xét nghiệm của bệnh nhân vào sổ sách.
d. Bộ phận chăm sóc bệnh nhân
Bộ phận này có nhiệm vụ tiếp nhận các bệnh nhân cần nằm điều trị tại
phòng khám ban quân y, ví dụ như bệnh nhân cấp cứu, bệnh nhân bị bệnh lây
truyền, dịch, hoặc bệnh nhân cần được nằm điều trị để theo dõi tình trạng bệnh,
e. Bộ phận cấp cứu bệnh nhân
Bộ phận này cần tiến hành cấp cứu cho bệnh nhân nếu bệnh nhân gặp các
trường hợp khẩn cấp như: bị chấn thương, ngất xỉu, mất máu,
3. Quy trình xử lý
Trong hệ thống phòng khám bệnh ban quân y, mỗi một bộ phận có một chức năng
nhiệm vụ riêng và có những hoạt động đặc thù riêng, nhưng tất cả các hoạt động đó
HV: Trịnh Thị Thùy An – Lớp Tin học 46 Trang 3
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin GV: Đỗ Thị Mai Hường
đều tuân theo một quy trình thống nhất chung để đảm bảo sự hoạt động thống nhất
và đồng bộ cho toàn hệ thống phòng khám.
Quy trình làm việc của hệ thống quản lí khám bệnh tại ban quân y học viện Kỹ
thuật Quân sự như sau:
- Khi bệnh nhân tới phòng khám ban quân y, đăng kí khám bệnh thì bộ phận tiếp
nhận bệnh nhân sẽ:
+ Kiểm tra nhóm bệnh nhân: sĩ quan hay học viên.
+ Nếu bệnh nhân là học viên thì kiểm tra sổ bệnh nhân và kiểm tra sổ
đăng kí khám bệnh của đơn vị quản lí bệnh nhân đó. Nếu bệnh nhân
không mang theo sổ đăng kí khám bệnh của đơn vị mình thì thông báo
cho bệnh nhân biết là cần có sổ này mới tiến hành khám bệnh cho bệnh
nhân.
+ Nếu bệnh nhân là sĩ quan thì chỉ kiểm tra sổ bệnh nhân của bệnh nhân.
+ Nếu bệnh nhân chưa có sổ bệnh nhân bộ phận này có nhiệm vụ cấp
mới sổ bệnh nhân cho bệnh nhân đó và lấy đầy đủ các thông tin cần thiết
về bệnh nhân, hay còn gọi là cập nhật thông tin bệnh nhân.
+ Nếu bệnh nhân đã có sổ bệnh nhân rồi thì bộ phận này tiến hành tìm
kiếm các thông tin về bệnh nhân trong sổ sách về bệnh nhân của phòng
khám. Bộ phận này kiểm tra thông tin cơ bản về bệnh nhân và đối chiếu
với sổ khám bệnh của bệnh nhân, bao gồm: Họ và tên bệnh nhân, quân
hàm, đơn vị, tuổi, lịch sử khám bệnh, Sau đó, nếu thông tin phù hợp
thì bộ phận này tiến hành phát phiếu khám bệnh cho bệnh nhân. Hướng
dẫn bệnh nhân sang bộ phận khám bệnh. Đồng thời, bộ phận này có
nhiệm vụ lưu vào sổ sách khám bệnh của phòng khám, cũng như lưu
trong sổ khám bệnh của bệnh nhân về lịch sử khám bệnh của bệnh nhân
này, nếu bệnh nhân chưa có trong danh sách bệnh nhân thì tiến hành bổ
sung mới bệnh nhân vào sổ sách.
- Sau đó, bộ phận khám bệnh thực hiện:
+ Bác sĩ kiểm tra thông tin bệnh nhân chuẩn bị được khám.
+ Sau đó, bác sĩ khám bệnh( bao gồm cả cấp cứu cho bệnh nhân nếu tình
trạng khẩn cấp). Sau khi sơ cứu xong, tùy tình trạng bệnh nhân mà phòng
cấp cứu sẽ cho bệnh nhân nằm theo dõi tại bệnh xá, cho bệnh nhân về
đơn vị hoặc chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
+ Nếu bệnh của bệnh nhân cần phải tiến hành các xét nghiệm mới chẩn
đoán chính xác được thì bác sĩ sẽ chuyển bệnh nhân sang bộ phận xét
nghiệm.
+ Nếu bệnh nhân không cần xét nghiệm hoặc xét nghiệm xong thì bác sĩ
kê đơn thuốc, chỉ rõ bệnh mắc phải và những lưu ý cần thiết cho bệnh
nhân. Bác sĩ cấp phát thuốc cho bệnh nhân theo đơn thuốc đã kê. Bên
HV: Trịnh Thị Thùy An – Lớp Tin học 46 Trang 4
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin GV: Đỗ Thị Mai Hường
cạnh đó, bác sĩ còn cung cấp cho bệnh nhân các giấy tờ khám bệnh bao
gồm: in phiếu khám, in phiếu xét nghiệm, kết luận bệnh án và đơn thuốc.
Bác sĩ lưu lịch sử khám bệnh của bệnh nhân.
- Tại bộ phận xét nghiệm:
+ Bác sĩ sẽ cập nhật thông tin bệnh nhân cần xét nghiệm , rồi tiến hành xét
nghiệm cho bệnh nhân.
+ Trả trả kết quả về cho bộ phận khám bệnh.
+ Thống kê kết quả xét nghiệm.
4. Mẫu biểu
Mẫu biểu về phiếu khám bệnh cho bệnh nhân
BAN QUÂN Y – HVKTQS
QUÂN Y KHU:
PHIẾU KHÁM BỆNH
Họ và tên: Tuổi: Nam, Nữ:
Đơn vị: Cấp bậc: Chức
vụ:
Bác sĩ khám bệnh:
Thời gian khám
bệnh: giờ phút ngày tháng năm
Ngày tháng năm 2014
Y SINH KHÁM BỆNH
Họ và tên:
Mẫu biểu về đơn thuốc cấp khi cấp phát thuốc cho bệnh nhân:
HV: Trịnh Thị Thùy An – Lớp Tin học 46 Trang 5
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin GV: Đỗ Thị Mai Hường
BAN QUÂN Y – HVKTQS
QUÂN Y KHU:
ĐƠN THUỐC
Họ và tên: Tuổi: Nam, Nữ:
Đơn vị: Cấp bậc: Chức
vụ:
Chẩn đoán:
Điều trị theo hướng dẫn sau:
1.
Ngày uống lần, mỗi
lần
2.
Ngày uống lần, mỗi lần
3.
Ngày uống lần, mỗi
lần
4.
Ngày uống lần, mỗi lần
Ngày tháng năm
2014
Y SINH KHÁM BỆNH
Họ và tên:
Tái khám xin mang theo đơn này
Mẫu biểu về giấy giới thiệu chuyển bệnh nhân lên tuyến khám – chữa
cao hơn, do bác sĩ tại phòng khám lập:
HV: Trịnh Thị Thùy An – Lớp Tin học 46 Trang 6
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin GV: Đỗ Thị Mai Hường
Ban quân y CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Quân y khu Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY GIỚI THIỆU ĐI KHÁM BỆNH
ĐI ĐIỀU TRỊ BỆNH XÁ
Họ và tên: Tuổi:
Quân hàm: Đơn vị:
Chẩn đoán:
Đã điều trị ở đơn vị các thuốc:
Tì
nh trạng bệnh nhân lúc đi bệnh xá:
Ý kiến đề nghị:
Ngày tháng năm 2014
Quân y khu vực
(kí và ghi rõ họ tên)
Đến bệnh xá
hồi giờ ngày
Chẩn
đoán:
HV: Trịnh Thị Thùy An – Lớp Tin học 46 Trang 7
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin GV: Đỗ Thị Mai Hường
Quyết định của y sinh:
Ngày tháng năm
Y sinh khám bệnh
Mẫu biểu về phiếu xét nghiệm máu cho bệnh nhân:
BỆNH VIỆN TWQĐ 108 PHIẾU XÉT NGHIỆM MÁU
Khoa Sinh hóa
Họ và tên: Tuổi: Nam/Nữ:
Đơn vị: Học viện Kỹ thuật Quân sự
Chẩn đoán:
Chất thử: Máu
Lấy hồi: , ngày:
YÊU CẦU XÉT NGHIỆM KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM
Urê – Glucoza – Crêatinin
GOT – GPT
Cholesterol – Triglycerid
A.uric
Ngày tháng năm Ngày tháng năm
CHỦ NHIỆM QUÂN Y TRƯỞNG KHOA XÉT NGHIỆM
Mẫu biểu về phiếu siêu âm cho bệnh nhân:
HỌC VIỆN KTQS
BAN QUÂN Y Ngày tháng năm
KẾT QUẢ SIÊU ÂM Ổ BỤNG
HV: Trịnh Thị Thùy An – Lớp Tin học 46 Trang 8
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin GV: Đỗ Thị Mai Hường
Họ và tên: Tuổi: Nam/Nữ:
Chức vụ: Đơn vị:
Chẩn đoán lâm sàng:
1. Gan:
Đường mật
Túi mật
2. Tụy:
3.Lá lách:
4. Hai thận:
5. Bàng quang:
6. Tử cung – Phần phụ
(thai):
7. Tiền liệt
tuyến:
8. Nhận xét
khác:
* KẾT LUẬN:
BÁC SĨ SIÊU ÂM
5. Mô hình tiến trình nghiệp vụ
HV: Trịnh Thị Thùy An – Lớp Tin học 46 Trang 9
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin GV: Đỗ Thị Mai Hường
II. Hướng xây dựng phần mềm
- Sử dụng công cụ lập trình là ngôn ngữ C#.NET một công cụ lập trình ứng dụng
chuẩn của Microsoft nên ta có thể thiết kế được các giao diện rất đẹp dễ nhìn, tốc
độ nhanh. Xây dựng phần mềm trên nền winform.
- Bố trí hợp lý các chức năng tạo nên tính logic trong quá trình sử dụng, hỗ trợ các
thao tác nhập xuất dữ liệu.
- Database dựa trên cơ sở dữ liệu là: SQL Server nên tính ổn định cao và khả năng
bảo mật tốt
HV: Trịnh Thị Thùy An – Lớp Tin học 46 Trang 10
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin GV: Đỗ Thị Mai Hường
III. Đặc tả yêu cầu hệ thống
1. Xác định các chức năng của hệ thống
a) Chức năng đăng nhập:
Chức năng này cho phép người dùng(các bác sĩ) đăng nhập vào hệ thống với
các quyền của bác sĩ các phòng: phòng tiếp nhận bệnh nhân, phòng khám bệnh,
phòng xét nghiệm.
b) Cập nhật thông tin bệnh nhân
- Cho phép bác sĩ phòng tiếp nhận bệnh nhân có thể xem thông tin của tất cả các
bệnh nhân đã đến khám tại ban quân y. Các thông tin gồm: họ tên bệnh nhân, cấp
bậc, chức vụ, đơn vị, dấu hiệu bệnh,
- Bác sĩ có thể thêm, sửa, xóa thông tin về bệnh nhân đến khám.
c) Lập phiếu khám bệnh
Bác sĩ phòng tiếp nhận bệnh nhân sẽ tiến hành lập phiếu khám trên máy
và in ra, giao cho bệnh nhân.
d) Thống kê khám bệnh theo tuần
Bác sĩ phòng tiếp nhận bệnh nhân lập báo cáo thống kê theo tuần, để
thống kê theo các tiêu chí như số lượng bệnh nhân, về loại bệnh,
e) Load thông tin bệnh nhân
Khi có bệnh nhân tới phòng khám, thì bác sĩ bộ phận khám bệnh sẽ tìm
kiếm được thông tin bệnh nhân trong dữ liệu để xem các thông tin cần thiết.
f) Lập đơn thuốc
Bác sĩ phòng khám lập đơn thuốc trên máy tính và in ra cho bệnh nhân.
g) Cập nhật lịch sử khám bệnh
Sau khi khám xong cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ cập nhật lịch sử khám bệnh
của bệnh nhân đó vào cơ sở dữ liệu.
h) In kết quả khám bệnh
Bác sĩ phòng khám lập phiếu kết quả khám bệnh và in ra cho bệnh nhân.
i) Lập phiếu xét nghiệm.
Bác sĩ phòng khám bệnh sẽ lập phiếu xét nghiệm và in ra cho bệnh nhân.
j) In kết quả xét nghiệm
Bác sĩ phòng xét nghiệm lập phiếu kết quả xét nghiệm và in ra cho bệnh
nhân.
k) Cập nhật lịch sử xét nghiệm
Bác sĩ sau khi xét nghiệm xong cho bệnh nhân thì cập nhật vào cơ sở dữ
liệu
l) Thống kê xét nghiệm
Bác sĩ phòng xét nghiệm sẽ tiến hành thống kê các xét nghiệm, như: thống
kê theo loại xét nghiệm, theo kết quả xét nghiệm,
HV: Trịnh Thị Thùy An – Lớp Tin học 46 Trang 11
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin GV: Đỗ Thị Mai Hường
2. Các yêu cầu hệ thống
a) Yêu cầu về: môi trường cài đặt, giao diện, giao tiếp phần cứng, phần mềm
Hệ điều hành tương thích
Hệ thống hoạt động tốt trên Windows 2000/2003, Windown XP, Windown 7
và kể cả Windown 8.
Giao diện
Giao diện người dùng sẽ được thiết kế rất đẹp, đơn giản, thân thiện và dễ sử
dụng đối với bất kỳ một người dùng cơ bản nào.
b) Yêu cầu thực thi
- Hệ thống có thể phục vụ đồng thời nhiều người sử dụng.
- Hệ thống hoạt động 24/24 …
c) Yêu cầu chất lượng phần mềm
Các yêu cầu về chất lượng của sản phẩm: tính đúng, tính khoa học, tính tin
cậy, tính thích nghi.
d) Yêu cầu môi trường hoạt động
- Hệ thống có thể chạy tốt trên bất kỳ máy PC có cấu hình tối thiểu như sau:
Pentium 3 500Mhz
Ram 128MB
HHD 100MB
- Máy tính có cài đặt Visual Studio 2010.
HV: Trịnh Thị Thùy An – Lớp Tin học 46 Trang 12
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin GV: Đỗ Thị Mai Hường
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ CHỨC NĂNG
I. Mục đích nghiên cứu chương
Trong chương phân tích hệ thống về chức năng này, em sẽ bắt đầu phân tích
hệ thống quản lí khám bệnh tại phòng khám ban quân y ở khía cạnh chức năng. Em
tiến hành xây dựng sơ đồ phân rã chức năng nhằm mục đích xác định cụ thể hệ
thống làm gì. Sau đó, em thiết lập sơ đồ luồng dữ liệu để nắm rõ về nhu cầu dữ liệu
của mỗi chức năng. Và cuối cùng là đặc tả chi tiết các chức năng nhằm mô tả rõ
các chức năng mà hệ thống sẽ thực hiện.
II. Sơ đồ phân rã chức năng
1. Giới thiệu chung
- Khái niệm : Sơ đồ phân rã chức năng(BFD) là công cụ biểu diễn việc phân rã có thứ
bậc đơn giản các công việc cần thực hiện. Mỗi công việc được chia thành các công
việc con, số mức chia ra phụ thuộc vào kích cỡ và độ phức tạp của hệ thống.
- Chức năng của hệ thống là những công việc mà hệ thống cần làm được, và phân
thành nhiều mức từ tổng hợp tới chi tiết.
- Mục đích việc xây dựng sơ đồ phân cấp chức năng là để xác định một cách đầy đủ
và có hệ thống các lĩnh vực, các chức năng hệ thống cần đạt tới. Tức là xác định
phạm vi hệ thống cần phân tích. Tăng cường cách tiếp cận logic tới các chức năng
của hệ thống. Bên cạnh đó, việc xây dựng sơ đồ phân rã chức năng cho phép chúng
ta mô tả các chức năng của hệ thống 1 cách trực tiếp khách quan, do đó, ta có thể
phát hiện các chức năng thiếu và trùng lặp dễ dàng hơn. Đồng thời
- Công cụ thể hiện: Biểu đồ phân cấp chức năng (BFD).
- Phương pháp : Có hai phương pháp để tiến hành xây dựng sơ đồ phân rã chức năng,
đó là:
+ Phân rã các chức năng lớn thành các chức năng nhỏ, chi tiết hơn(top
down)
+ Xuất phát từ những chức năng chi tiết của hệ thống, ta gom nhóm chúng
lại thành những chức năng ở mức cao hơn(bottom up)
Trong phạm vi đồ án của em, em lựa chọn cả 2 phương pháp để phân tích
các chức năng của cả hệ thống quản lí khám bệnh tại ban quân y, tuy nhiên, để thể
hiện sơ đồ phân rã chức năng cho hệ thống thì em sử dụng phương pháp top down.
- Trình tự thực hiện xây dựng sơ đồ phân rã chức năng cho hệ thống quản lí khám
bệnh tại ban quân y khu A như sau:
+ Bước 1: Sử dụng phương pháp bottom up tìm các chức năng chi tiết của
hệ thống.
+ Bước 2: Sử dụng phương pháp top down để gom nhóm các chức năng
chi tiết thành các chức năng mức cao hơn.
HV: Trịnh Thị Thùy An – Lớp Tin học 46 Trang 13
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin GV: Đỗ Thị Mai Hường
2. Xác định chức năng chi tiết
• Như vậy, những từ ngữ dạng động từ + bổ ngữ liên quan đến công việc của hệ
thống gồm có:
- Đăng kí khám bệnh
- Kiểm tra nhóm bệnh nhân
- Kiểm tra sổ đăng kí khám bệnh
- Kiểm tra sổ bệnh nhân
- Kiểm tra thông tin bệnh nhân
- Đối chiếu với sổ khám bệnh
- Cấp mới sổ bệnh nhân
- Hướng dẫn bệnh nhân.
- Cập nhật thông tin bệnh nhân
- Thống kê khám bệnh theo định kì.
- Phát phiếu khám bệnh
- Hướng dẫn bệnh nhân
- Thống kê theo định kì
- Cập nhật thông tin bệnh nhân
- Khám bệnh.
- Cấp cứu.
- Lập đơn thuốc
- Cấp phát thuốc
- In phiếu khám
- In phiếu xét nghiệm
- Cập nhật lịch sử khám bệnh
- Chuyển lên tuyến trên
- Chuyển sang bộ phận xét nghiệm
- Chuyển về đơn vị
- In kết quả xét nghiệm.
- Thống kê kết quả xét nghiệm
- Cập nhật lịch sử xét nghiệm
• Trong danh sách các chức năng được chọn ở bước 1, em tìm và loại bỏ các chức
năng trùng lặp:
1. Đăng kí khám bệnh
2. Kiểm tra nhóm bệnh nhân
3. Kiểm tra sổ đăng kí khám bệnh
4. Kiểm tra sổ bệnh nhân
5. Cấp mới sổ bệnh nhân
6. Cập nhật lịch sử khám bệnh
7. Phát phiếu khám bệnh
8. Hướng dẫn bệnh nhân
9. Thống kê theo định kì
10.Cập nhật thông tin bệnh nhân
11. Khám bệnh.
12.Cấp cứu.
13.Lập đơn thuốc.
HV: Trịnh Thị Thùy An – Lớp Tin học 46 Trang 14
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin GV: Đỗ Thị Mai Hường
14.Cấp phát thuốc.
15.Chuyển lên tuyến trên.
16.Chuyển sang bộ phận xét nghiệm.
17.Chuyển về đơn vị.
18.In phiếu xét nghiệm.
19.In kết quả xét nghiệm.
20.Cập nhật lịch sử khám bệnh
21.In kết quả xét nghiệm
22.Cập nhật lịch sử xét nghiệm
23.Thống kê xét nghiệm.
a. Bước 3: Trong danh sách các chức năng được chọn ở bước 2, gom nhóm
những chức năng đơn giản, có thể thực hiện được bởi 1 người
Căn cứ vào chuyên môn của từng bộ phận, từng người trong hệ thống, đồng
thời căn cứ vào tính chất và mức độ của các công việc ta có thể gom nhóm những
chức năng đơn giản cho một người thực hiện như sau :
Nhóm 1: Bộ phận tiếp nhận bệnh nhân
1. Đăng kí khám bệnh
2. Kiểm tra nhóm bệnh nhân
3. Kiểm tra sổ đăng kí khám bệnh
4. Kiểm tra sổ bệnh nhân
5. Cấp mới sổ bệnh nhân
6. Cập nhật thông tin khám bệnh
7. Phát phiếu khám bệnh
8. Hướng dẫn bệnh nhân
9. Thống ke theo định kì
Nhóm 2: Bộ phận khám bệnh
1. Khám bệnh.
2. Load thông tin bệnh nhân
3. Cấp cứu.
4. Lập đơn thuốc.
5. Cấp phát thuốc.
6. Chuyển lên tuyến trên.
7. Chuyển sang bộ phận xét nghiệm.
8. Chuyển về đơn vị.
9. In phiếu xét nghiệm.
10.In kết quả xét nghiệm.
11. Cập nhật lịch sử khám bệnh
Nhóm 4: Bộ phận Xét nghiệm
1. In kết quả xét nghiệm
2. Cập nhật lịch sử xét nghiệm
3. Thống kê xét nghiệm.
HV: Trịnh Thị Thùy An – Lớp Tin học 46 Trang 15
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin GV: Đỗ Thị Mai Hường
b. Bước 4: Trong danh sách những người được chọn ở bước 3, loại bỏ những
chức năng không có ý nghĩa với hệ thống.
Căn cứ vào mục đích và tính chất của các chức năng đã tìm được ở bước 3, ta
xác định được có một số chức năng không làm thay đổi dữ liệu của hệ thống, đó là
các chức năng có thể thực hiện thủ công. Do đó ta có thể loại bỏ những chức năng
không có ý nghĩa này, cụ thể là những chức năng sau :
- Đăng kí khám bệnh
- Cập nhật thông tin bệnh nhân
- Thống kê khám bệnh
- Phát phiếu khám bệnh
- Load thông tin bệnh nhân
- Lập đơn thuốc
- Cập nhật lịch sử khám bệnh.
- In phiếu khám
- In phiếu xét nghiệm
- In kết quả xét nghiệm
- Cập nhật lịch sử xét nghiệm
- Thống kê xét nghiệm.
c. Bước 5: Chỉnh sửa lại tên các chức năng ở bước 4 cho hợp lí, ta được những
chức năng chi tiết của hệ thống.
Sau khi tiến hành đổi tên và chỉnh sửa một số chức năng cho phù hợp với
chuyên môn và quy mô của hệ thống, em xác định được hệ thống quản lý khám
bệnh tại ban quân y bao gồm một số chức năng chính sau :
1. Đăng kí khám bệnh
2. Cập nhật thông tin bệnh nhân
3. Thống kê khám bệnh
4. Phát phiếu khám bệnh
5. Load thông tin bệnh nhân
6. Lập đơn thuốc
7. Cập nhật lịch sử khám bệnh.
8. In phiếu khám
9. In phiếu xét nghiệm
10.In kết quả xét nghiệm
11. Cập nhật lịch sử xét nghiệm
12.Thống kê xét nghiệm.
3. Gom nhóm các chức năng
HV: Trịnh Thị Thùy An – Lớp Tin học 46 Trang 16
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin GV: Đỗ Thị Mai Hường
HV: Trịnh Thị Thùy An – Lớp Tin học 46 Trang 17
Chức năng tiếp nhận
bệnh nhân
- Đăng kí khám bệnh
- Cập nhật thông tin BN
- Phát phiếu khám bệnh
- Thống kê khám bệnh
Chức năng khám bệnh
- Load thông tin bệnh nhân
- Lập đơn thuốc
- Cập nhật lịch sử khám bệnh.
- In phiếu khám
- In phiếu xét nghiệm
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin GV: Đỗ Thị Mai Hường
4. Vẽ sơ đồ
- Các kí hiệu sử dụng:
+ Chức năng: Được biểu diễn bằng hình chữ nhật
+ Quan hệ phân cấp: mỗi chức năng được phân rã thành các chức năng con.
Được kí hiệu:
HV: Trịnh Thị Thùy An – Lớp Tin học 46 Trang 18
- In kết quả xét nghiệm
- Cập nhật lịch sử xét nghiệm
- Thống kê xét nghiệm.
Chức năng Xét nghiệm
Tên chức năng
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin GV: Đỗ Thị Mai Hường
III. Sơ đồ luồng dữ liệu
1. Giới thiệu chung
- Khái niệm: Biểu đồ luồng dữ liệu (DFD – Data Flow Diagram) là một công cụ mô
tả mối quan hệ thông tin giữa các công việc.
- Tác dụng: Xác định nhu cầu thông tin ở mỗi chức năng:
+ Thông tin đầu vào: Ai, tiến trình nào đưa dữ liệu vào kích hoạt chức
năng
+ Thông tin đầu ra: Khi chức năng thực hiện thì thu nhận được thông tin
gì?Ai, tiến trình nào thu nhận? Cung cấp bức tranh tổng thể về hệ thống
và một thiết kế sơ bộ về thực hiện các chức năng
+ Là phương tiện giao tiếp giữa người phân tích thiết kế và người sử
dụng.
+ Bổ sung khiếm khuyết của BFD bằng việc bổ sung các luồng thông tin
nghiệp vụ cần để thực hiện chức năng.
+ Cho ta cái nhìn đầy đủ hơn về các mặt hoạt động của hệ thống
+ Là 1 trong số các đầu vào cho quá trình thiết kế hệ thống.
HV: Trịnh Thị Thùy An – Lớp Tin học 46 Trang 19
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin GV: Đỗ Thị Mai Hường
2. Kí hiệu sử dụng
- Các tiến trình(chức năng):
+ Biểu diễn bởi hình elip
+ Gồm tên tiến trình
+ Ví dụ:
- Luồng dữ liệu
+ Biểu diễn bởi mũi tên
+ Và thông tin di chuyển
+ Ví dụ:
- Kho dữ liệu:
+ Biểu diễn bằng cặp đường thẳng song song
+ Gồm tên kho
+ Ví dụ:
+ Quan hệ giữa kho dữ liệu, tiến trình và luồng:
- Tác nhân ngoài:
+ Biểu diễn bởi hình chữ nhật
+ Gồm tên tác nhân
+ Ví dụ:
- Tác nhân trong
+ Biểu diễn bởi hình chữ nhật khuyết cạnh phải
HV: Trịnh Thị Thùy An – Lớp Tin học 46 Trang 20
Quản lí phòng
khám
KQ xét nghiệm
Phiếu yêu cầu
Xét nghiệm
Thuốc
Bệnh nhân
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin GV: Đỗ Thị Mai Hường
+ Tên tác nhân
+ Ví dụ:
3.
DFD mức khung cảnh
4.
DFD mức đỉnh
HV: Trịnh Thị Thùy An – Lớp Tin học 46 Trang 21
CN khám bệnh
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin GV: Đỗ Thị Mai Hường
5.
DFD mức dưới đỉnh
- Mức dưới đỉnh của chức năng Tiếp nhận bệnh nhân.
- Mức dưới đỉnh của chức năng Khám bệnh.
HV: Trịnh Thị Thùy An – Lớp Tin học 46 Trang 22
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin GV: Đỗ Thị Mai Hường
- Mức dưới đỉnh của chức năng Xét nghiệm.
HV: Trịnh Thị Thùy An – Lớp Tin học 46 Trang 23
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin GV: Đỗ Thị Mai Hường
I. Giới thiệu chung
- Khái niệm: Phân tích dữ liệu hệ thống là làm rõ cách thức sử dụng dữ liệu,
đặc biệt là cách tổ chức, lưu trữ dữ liệu trong hệ thống
- Yêu cầu:
+ Đưa ra được lược đồ khái niệm về dữ liệu
+ Tiến hành độc lập với phân tích hệ thống về chức năng
II. Xây dựng mô hình liên kết thực thể
1.
Xác định kiểu thực thể, kiểu thuộc tính
a. Khái niệm
- Thực thể là 1 vật thể cụ thể hay trừu tượng, tồn tại và khá ổn định trong thế
giới thực mà ta muốn phản ánh nó trong hệ thống thông tin.
HV: Trịnh Thị Thùy An – Lớp Tin học 46 Trang 24
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin GV: Đỗ Thị Mai Hường
- Kiểu thực thể là tập hợp các thực thể biểu diễn cho 1 lớp tự nhiên các vật thể
trong thế giới thực.
- Thuộc tính là 1 giá trị dùng để mô tả 1 khía cạnh nào đó của 1 thực thể.
+ Thuộc tính khóa: Nếu giá trị của thuộc tính cho phép ta phân
biệt các thực thể với nhau.
- Kiểu thuộc tính là tên gọi chung của các giá trị, mô tả 1 khía cạnh nhất định
về hệ thống.
b. Các bước xác định
Xác định kiểu thực thể:
- Xem xét các thực thể của hệ thống để suy ra có nên thiết lập thực thể tương
ứng hay không? 1 thực thể sẽ được mở rộng thành kiểu thực thể nếu nó thỏa
mãn:
+ Thông tin về thực thể là cần thiết cho hệ thống
+ Nó thuộc 1 tập các thực thể cùng loại mà hệ thống cần quản lí.
- Các kiểu thực thể có thể có ở:
+ Tác nhân ngoài
+ Luồng thông tin nội bộ
+ Các kho dữ liệu
- Các kiểu thực thể được tìm ở 3 nguồn thông tin tài nguyên:
+ Con người, kho bãi, tài sản: bệnh nhân, thuốc,
+ Thông tin giao dịch: là các luồng thông tin đến từ môi trường
ảnh hưởng tới hệ thống: Phiếu yêu cầu, đơn thuốc,
+ Thông tin tổng hợp: Thường liên quan đến thống kê
Xác định kiểu thuộc tính:
- Có thể dựa vào mẫu biểu của hệ thống, trong mỗi mẫu biểu sẽ chứa thuộc
tính của 1 kiểu thực thể tương ứng.
- Trong bảng khảo sát, những động từ hoặc danh từ không lập thành kiểu thực
thể sẽ lập thành kiểu thuộc tính.
c. Phân tích bài toán
- Dựa trên các mẫu biểu về: Sổ đăng kí khám bệnh, phiếu khám bệnh.
- Dựa trên thông tin tài nguyên: Bác sĩ, Bệnh nhân
- Dựa trên thông tin giao dịch: Đơn thuốc
d. Kết quả thu được
- Ta xây dựng được các thực thể và các thuộc tính như sau:
HV: Trịnh Thị Thùy An – Lớp Tin học 46 Trang 25