Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bai thu hoach mon ll dan toc thực hiện chính sách dân tộc trong thời kỳ đổi mới ở tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.69 KB, 10 trang )

1

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở TỈNH NINH BÌNH

MỞ ĐẦU
Cùng với quan tâm phát triển kinh tế- xã hội đất nước nói chung, Đảng
và Nhà nước đã có những chính sách cụ thể nhằm nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, củng cố tăng cường khối đại đồn
kết dân tộc. Việc hoạch định chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta dựa
trên những giá trị truyền thống và sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn Cách mạng Việt Nam. Văn kiện
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định: "Các dân tộc trong đại gia đình
Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ; cùng
nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa".
Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước trong thời kỳ đổi
mới, cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể tỉnh Ninh
Bình ln xác định công tác dân tộc là nhiệm vụ quan trọng trong việc phát
triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đặc biệt trong 4 năm qua (năm 2014 2017), thực hiện phương hướng, nhiệm vụ, quyết tâm thư của Đại hội đại biểu
các dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Bình lần thứ hai, cán bộ và nhân dân các dân
tộc thiểu số của tỉnh đã phát huy tinh thần “Bình đẳng đồn kết, tơn trọng,
giúp nhau cùng phát triển”, nỗ lực phấn đấu, phát huy nội lực, tranh thủ sự hỗ
trợ của nhà nước, triển khai thực hiện tốt các chương trình, dự án, chính sách
của Trung ương và của tỉnh đối với vùng Dân tộc thiểu số.
Để phát huy hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong
giai đoạn hiện nay thì việc thực hiện tốt chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở
Việt Nam tại từng địa phương nói chung, Ninh Bình có ý nghĩa hết sức quan
trọng trong sự nghiệp cách mạng của cả nước.

Đinh Thị Ngọc- Lớp Hoàn chỉnh CCLLCT, K68-C06



2

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở TỈNH NINH BÌNH

NỘI DUNG
1.Nhận thức lý luận về chính sách dân tộc trong thời kỳ đổi mới
1.1. Khái niệm chính sách dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc
1.1.1. Khái niệm chính sách dân tộc
Là hệ thống chính sách tác động trực tiếp đến các dân tộc và quan hệ
giữa các dân tộc nhằm phát triển các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, an ninh, quốc phịng ở vùng dâ tộc thiểu số, góp phần xây dựng khối đại
đồn kết tồn dân tộc
-Chính sách dân tộc là một trong những chính sách của Đảng và Nhà
nước ta, là sự thể hiện đường lối của Đảng về vấn đề dân tộc mà cụ thể là các
chính sách về xóa đói giảm nghèo; chính sách về đầu tư phát triển kinh tế - xã
hội khu vực đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách hỗ trợ về đất đai, nhà ở, tài
nguyên, môi trường sinh thái; chính sách y tế - văn hóa – xã hội.
-Chính sách được thể hiện qua các Văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam;
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; các Nghị quyết, Chỉ
thị của Đảng; các văn bản quy phạm pháp luật.
1.1.2. Thực hiện chính sách dân tộc
-Thực hiện chính sách dân tộc được hiểu là hoạt động có mục đích của
con người biến chính sách, pháp luật chứa đựng chính sách thành hoạt động thực
tế của các chủ thể thực hiện chính sách. Như vậy, các chủ thể thực hiện chính
sách phải hành động phù hợp với mục tiêu, biện pháp, kế hoạch đã được đề ra
trong chính sách. Việc thực hiện chính sách có nhiều hình thức: tn thủ chính
sách, chấp hành chính sách, sử dụng chính sách, áp dụng chính sách.
-Tuân thủ chính sách được hiểu là một hình thức thực hiện chính sách,
trong đó các chủ thể khơng được tiến hành những hoạt động trái với mục tiêu,
biện pháp, kế hoạch mà chính sách đề ra. Ví dụ: khơng sử dụng nguồn vốn

xóa đói giảm nghèo sai mục đích, thiếu hoạch định, gây thất thốt, lãng phí.
-Chấp hành chính sách được hiểu là một hình thức thực hiện chính sách
trong đó các chủ thể thực hiện các nghĩa vụ của mình với hành động tích cực.
Đinh Thị Ngọc- Lớp Hồn chỉnh CCLLCT, K68-C06


3

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở TỈNH NINH BÌNH

-Sử dụng chính sách được hiểu là một hình thức thực hiện chính sách
trong đó các chủ thể thực hiện quyền chủ thể của mình, thực hiện những hành
vi được cho phép.
-Áp dụng chính sách được hiểu là một hình thức thực hiện chính sách
trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc cán bộ, cơng chức có
thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện những kế hoạch được đề ra
trong chính sách hoặc tự mình căn cứ vào mục tiêu của chính sách để ra các
quyết định nhằm đạt được mục tiêu đó.
1.2.Ngun tắc của chính sách dân tộc
-Bình đẳng giữa các dân tộc
-Đồn kết giữa các dân tộc
-Tơn trọng, thương yêu, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc.
Đây chính là điểm kế thừa trong cương lĩnh dân tộc của Mác – Lê nin của
Đảng ta.
1.3. Những nội dung cơ bản của chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước trong thời kỳ đổi mới
1.3.1. Chính sách về chính trị
Chính sách về chính trị nhằm đảm bảo cho đồng bào dân tộc thiểu số
được tạo điều kiện đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp
vụ, chính trị, từ đó bình đẳng trong tham chính. Các chính sách đó bao gồm:

-Chính sách cán bộ người dân tộc thiểu số
-Chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
-Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị
trấn các tỉnh khu vực miền núi; đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số tại chỗ.
1.3.2. Chính sách về kinh tế
Chính sách về phát triển kinh tế vùng các dân tộc thiểu số nhằm phát
huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc, gắn với kế hoạch
phát triển chung của cả nước, đưa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cùng cả
nước tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó bao gồm
các nhóm chính sách:
Đinh Thị Ngọc- Lớp Hồn chỉnh CCLLCT, K68-C06


4

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở TỈNH NINH BÌNH

-Nhóm chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế theo vùng;
-Nhóm chính sách phát triển kinh tế theo ngành, theo lĩnh vực;
1.3.3. Chính sách về văn hóa- xã hội
Chính sách văn hóa- xã hội nhằm nâng cao năng lực, thực hiện quyền
bình đẳng giữa các dân tộc, tạo tiền đề và các cơ hội để các dân tộc có đầy đủ
các điều kiện tham gia quá trình phát triển, trên cơ sở đó khơng ngừng nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào. Trong đó Đảng, Nhà nước ta
đã ban hành các chính sách như:
-Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hố;
-Chính sách bảo tồn tiếng nói, chữ viết của một số dân tộc thiểu số;
-Chính sách (Đề án) bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu sổ
đến năm 2020;
- Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hoá, thiết chế văn hoá ở cơ sở đến

năm 2020.
-Nhóm chính sách về giáo dục và đào tạo
-Chính sách chăm sóc sức khỏe
1.3.4. Chính sách về an ninh – quốc phịng
Chính sách liên quan đến quốc phịng - an ninh, nhằm củng cố các địa
bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc
trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế
tồn cầu hóa.
Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng hơn 10 khu kinh tế quốc phịng ở các
khu vực Đơng bắc, Tây Bắc, miền Trung, Tây Nguyên. Đồng thời phê duyệt
dự án tổng thể ổn định, phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường an ninh quốc
phòng các xã biên giới (Lai Châu, Hà Giang)
1.3.5. Chính sách đặc thù đối với một số dân tộc thiểu số
-Hiện nay, Việt Nam có 5 dân tộc có dân số dưới 1000 người (Si La, Pu
Péo, Ơ Đu, Brâu, Rơmăm), để giúp các dân tộc này thốt khỏi nguy cơ đói
nghèo, lạc hậu và suy giảm dân số thì cần phải có chính sách đặc thù hỗ trợ
các dân tộc này phát triển.
Đinh Thị Ngọc- Lớp Hoàn chỉnh CCLLCT, K68-C06


5

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở TỈNH NINH BÌNH

2. Thực trạng thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở tỉnh
Ninh Bình
2.1. Đặc điểm, tình dân tộc thiểu số ở tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở phía đơng nam đồng bằng Bắc Bộ, tồn
tỉnh có 06 dân tộc thiểu số, với 6.349 hộ, 24.559 nhân khẩu chiếm 2,5% dân
số toàn tỉnh; chủ yếu là dân tộc Mường (21.748 người) còn lại là các dân tộc

thiểu số khác như Tày, Nùng, Dao, Thái, Hoa… Đồng bào các dân tộc sinh
sống vừa tập trung, vừa xen kẽ tại 89 thôn, bản thuộc huyện Nho Quan và thị
xã Tam Điệp. Toàn tỉnh có 5.962 người dân tộc Mường theo đạo Cơng giáo.
Địa hình vùng dân tộc thiểu số tương đối đa dạng, nhưng chủ yếu là đồi
núi bán sơn địa; điều kiện khí hậu phù hợp với phát triển nơng nghiệp, lâm
nghiệp, trọng tâm là nghề rừng và chăn nuôi. Đa số đồng bào dân tộc thiểu số
gắn bó với quê hương, khơng du canh du cư và ít có sự dịch chuyển lao động.
Do sinh sống đan xen và hợp tác đã tạo nên truyền thống yêu nước, tinh thần
đoàn kết thống nhất cộng đồng bền chặt giữa các dân tộc, cùng nhau gìn giữ
bản làng, lao động sản xuất.
2.2. Những kết quả trong thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2014-2017
2.2.1. Thành tựu
Những năm qua, tỉnh Ninh Bình đã triển khai nghiêm túc, đầy đủ các
chương trình, dự án của Trung ương, kết hợp với chính sách đặc thù của tỉnh để
phát triển vùng dân tộc thiểu số, do vậy, về cơ bản đã giải quyết được những nhu
cầu bức thiết về cơ sở hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn. Đời sống vật chất, tinh
thần đồng bào dân tộc thiểu số có những chuyển biến rõ rệt; hộ khá, hộ giàu tăng
lên; đến năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số tỉnh còn 10,38% (giảm
1,62% so với chỉ tiêu đại hội lần thứ nhất đề ra). Trong đó đáng chú ý là:
- Về thực hiện chính sách chính trị:
+ Cơng tác xây dựng hệ thống chính trị vùng đồng bào dân tộc thiểu số
ngày càng được coi trọng. Đến nay tồn tỉnh có 832 đảng viên là người dân
tộc thiểu số (tăng 220 đảng viên so với năm 2009).
Đinh Thị Ngọc- Lớp Hoàn chỉnh CCLLCT, K68-C06


6

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở TỈNH NINH BÌNH


+ Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người dân tộc được quan
tâm. Số cán bộ, công chức, viên chức cấp xã, cấp huyện là người dân tộc thiểu
số: 601 người, trong đó: trình độ văn hóa THPT là 517 người, THCS là 84
người; trình độ chun mơn Đại học 298 người, Cao đẳng 52 người. Hiện có
31 người dân tộc thiểu số là cán bộ lãnh đạo, quản lý từ cấp phó trưởng phịng
trở lên đang cơng tác trong các cơ quan đảng, chính quyền, MTTQ, đồn thể
cấp tỉnh.
+ Cơng tác quy hoạch gắn với đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ
người dân tộc thiểu số, chính sách cử tuyển đạo tạo có địa chỉ đối với con em
người dân tộc thiểu số được quan tâm.
- Về thực hiện chính sách triển kinh tế: Kinh tế vùng dân tộc thiểu số
tiếp tục có bước phát triển tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa. Lâm nghiệp
phát triển tồn diện cả về trồng rừng, bảo vệ rừng. Chuyển đổi diện tích rừng
phịng hộ ít xung yếu sang rừng kinh tế, giao cho các hộ gia đình chăm sóc bảo
vệ tạo nguồn thu nhập từ rừng. Kinh tế vườn đồi, chăn nuôi phát triển nhanh
theo mơ hình trang trại, gia trại tăng cả về số lượng, chất lượng và giá trị. Các
chương trình, dự án, chính sách đối với vùng dân tộc được tập trung triển khai
có hiệu quả. Cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số được đầu tư khá
hồn thiện. Nhiều cơng trình hạ tầng quan trọng đã và đang được đầu tư nâng
cấp và xây dựng mới. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ
nghèo vùng khó khăn; chính sách đối với người có uy tín vùng dân tộc thiểu
số được triển khai thực hiện nghiêm túc.
- Về thực hiện chính sách xã hội – văn hóa:
+ Cơng tác giáo dục và đào tạo được ưu tiên đầu tư đáp ứng nhu cầu
học tập của con em đồng bào dân tộc thiểu số. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
trường học từng bước được đầu tư theo hướng kiên cố; chính sách ưu đãi về
giáo dục được triển khai đồng bộ; chất lượng dạy và học tập được nâng lên;
cơ sở vật chất dạy và học được đầu tư nâng cấp. 100% số xã vùng dân tộc
thiểu số có trường kiên cố ở cả 3 cấp học (mầm non, tiểu học, THCS).

Đinh Thị Ngọc- Lớp Hoàn chỉnh CCLLCT, K68-C06


7

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở TỈNH NINH BÌNH

+ Cơng tác y tế đạt kết quả khá quan trọng. Mạng lưới y tế tuyến cơ sở
vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm củng cố, mở rộng đến thôn
bản; 100% xã vùng dân tộc thiểu số có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia.
+ Cơng tác văn hóa thơng tin, thể dục thể thao vùng đồng bào dân tộc
thiểu số có bước phát triển; giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc được gìn
giữ và phát huy. Các hoạt động văn hóa, thể thao, bảo tồn, gìn giữ, phát huy
giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của các dân tộc được chú trọng.
+ Hoạt động tôn giáo vùng đồng bào dân tộc thiểu số cơ bản ổn định,
đúng quy định của pháp luật. Đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo Công giáo
trên địa bàn tỉnh phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng,
quản lý của chính quyền; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước.
+ Trong những năm qua người có uy tín trong các thơn, bản có đơng
đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đã gương mẫu thực hiện và vận động
nhân dân thực hiện cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn
hố ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới. Đến nay nhiều xã vùng
đồng bào dân tộc thiểu số đã hồn thành nhiều tiêu chí trong bộ tiêu chí xây
dựng nơng thơn mới, điển hình như xã n Quang huyện Nho Quan tính đến
tháng 5/2015 đã đạt 15/19 tiêu chí.
2.2.2. Khó khăn, hạn chế và những vấn đề đặt ra
- Mặc dù có sự quan tâm và đầu tư của trung ương và các cấp các ngành
nhưng kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Bình mức tăng trưởng
cịn thấp so với kế hoạch, chưa đáp ứng yêu cầu rút ngắn khoảng cách chênh

lệch về sự phát triển giữa các vùng miền; chất lượng tăng trưởng chưa thật sự
bền vững; sản xuất nơng nghiệp cịn manh mún; chuyển dịch cơ cấu kinh tế
con nuôi, cây trồng cịn chậm; chăn ni là thế mạnh của miền núi nhưng chưa
được phát huy; sản xuất công nghiệp phát triển chưa mạnh, sản phẩm còn hạn
chế về chủng loại và sức cạnh tranh trên thị trường; ngành nghề nông thơn cịn
nhỏ lẻ, hiệu quả chưa cao.
Đinh Thị Ngọc- Lớp Hoàn chỉnh CCLLCT, K68-C06


8

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở TỈNH NINH BÌNH

- Nguồn lực đầu tư, hỗ trợ cho phát triển vùng dân tộc thiểu số so với
yêu cầu còn hạn chế, dàn trải; cơ sở vật chất phục vụ vui chơi, giải trí của
đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu; mức độ hưởng thụ văn hóa của đồng bào
dân tộc thiểu số chưa cao. Ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất và đời
sống cịn hạn chế. Tình trạng thiếu việc làm ở vùng dân tộc thiểu số còn phổ
biến; giải quyết việc làm cho sinh viên dân tộc thiểu số tốt nghiệp các trường
đại học cịn gặp khó khăn và bất cập. Chất lượng hoạt động của MTTQ, các
đoàn thể vùng đồng bào dân tộc thiểu số có mặt hạn chế; việc tổng kết, nhân
rộng các điển hình trong đồng bào dân tộc thiểu số chưa thường xuyên. Việc
xây dựng cốt cán trong đồng bào dân tộc thiểu số một số nơi chưa được quan
tâm đúng mức.
3. Một số giải pháp thực hiện tốt chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới
nói chung, tỉnh Ninh Bình nói riêng
Một là: Tiếp tục tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách
nhiệm của cả hệ thống chính trị các cấp, các ngành và tồn xã hội về cơng tác
dân tộc trong tình hình mới.
Hai là: Triển khai đồng bộ các chính sách nhằm huy động mọi nguồn

lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện và cơ hội phát triển; tăng
cường quản lý lồng ghép các chương trình, dự án nhằm huy động nhiều nguồn
lực để đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới vùng
đồng bào dân tộc thiểu số.
Ba là: Quan tâm và làm tốt công tác xây dựng đội ngũ cốt cán và người
có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường cán bộ trẻ có kiến thức
khoa học kỹ thuật về cơng tác ở các xã có đơng đồng bào dân tộc thiểu số,
trước hết là cán bộ chủ chốt cấp ủy, chính quyền, MTTQ, đồn thể; đồng thời
chú trọng tuyển chọn những cán bộ người dân tộc thiểu số có năng lực, trình
độ trưởng thành từ phong trào và thực tiễn để bố trí giữ các vị trí chủ chốt ở
cơ sở.
Đinh Thị Ngọc- Lớp Hoàn chỉnh CCLLCT, K68-C06


9

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở TỈNH NINH BÌNH

Bốn là: Chủ động nắm chắc tình hình đồng bào dân tộc; tăng cường
phối hợp, trao đổi thông tin, phân công cán bộ của các ngành trong việc theo
dõi, phản ánh tình hình đồng bào dân tộc; kịp thời xử lý những hoạt động trái
pháp luật, ngăn chặn âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tơn giáo để chia rẽ, gây
mất ổn định tình hình cơ sở, chống phá khối đại đoàn kết toàn dân.
KẾT LUẬN
Trong suốt quá trình phát triển, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về
chính sách dân tộc là nhất qn theo ngun tắc “Các dân tộc bình đẳng, đồn
kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”. Điều này, một mặt thể hiện trách
nhiệm của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, mặt
khác, cho thấy việc giải quyết vấn đề dân tộc đang là sự địi hỏi cấp thiết cần
phải có những chỉ đạo kịp thời.

Các chính sách dân tộc của Đảng được thực thi một cách nghiêm túc,
hiệu quả ở Ninh Bình cũng như nhiều địa phương trong cả nước đã khai
thác được tiềm năng của đất nước để phục vụ đời sống nhân dân các dân
tộc, từng bước khắc phục khoảng cách chênh lệch, xóa đói, giảm nghèo,
thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Tuy vậy, để thực hiện tốt các chính sách dân tộc của Đảng trong thời kỳ đổi
mới, các địa phương cũng cần có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo. Bên cạnh
đó, trước những bất cập trong ban hành, triển khai chính sách dân tộc thời
gian qua cũng đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải tiếp tục điều chỉnh cho phù
hợp, nhằm tiếp tục phát huy tiềm lực nội sinh trong các dân tộc, góp phần
xây dựng khối đại đồn kết tồn dân, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát
triển kinh tế- xã hội./.

Đinh Thị Ngọc- Lớp Hoàn chỉnh CCLLCT, K68-C06


10

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở TỈNH NINH BÌNH

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 22 ngày 27 tháng 11 năm 1989 về một số
chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi, Hà Nội, 1989.
2. Ban Dân tộc, Về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở nước ta, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần
thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2015.
4. BCH Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần
thứ XXI - nhiệm kỳ 2015-2020.
5. Ủy ban Dân tộc miền núi, Vấn đề dân tộc và phát triển miền núi của

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà
Nội, 1999.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình - Ban chỉ đạo Đại hội các dân tộc
thiểu số, Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Bình
lần thứ tư, 2014-2019.
7. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX), Nghị quyết số
24-NQ/TW của về công tác dân tộc.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần
thứ X, Nxb Chính trị Quốc Gia, H 2006.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần
thứ XII, Nxb Chính trị Quốc Gia, H 2015.
10. Học Viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình Cao cấp lý
luận chính trị, H 2014.

Đinh Thị Ngọc- Lớp Hoàn chỉnh CCLLCT, K68-C06



×