Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

KHẢO SÁT VỀ KHU VỰC CỦ CHI VÀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.28 KB, 25 trang )

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG: ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP.HCM
KHOA DU LỊCH
************

BÀI BÁO CÁO CUỐI KỲ
HỌC PHẦN: KINH TẾ DU LỊCH
TÊN ĐỀ TÀI:
KHẢO SÁT VỀ KHU VỰC CỦ CHI VÀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA
ĐẠO CỦ CHI

.

HCM,09/11/2022



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................1
NỘI DUNG.............................................................................................2
PHẦN 1: TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM VÀ ĐÓNG GÓP CỦA DU
LỊCH VÀO KINH TẾ VIỆT NAM......................................................
1.1 Tình hình kinh tế Việt Nam trong 5 năm gần nhất............................
1.2 Du lịch Việt Nam trong 5 năm gần nhất............................................
1.3 Những đóng góp của du lịch cho nền kinh tế Việt Nam....................
PHẦN 2: KHẢO SÁT TẠI CỦ CHI VÀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA
ĐẠO CỦ CHI..........................................................................................
2.1 Giới thiệu tổng quan về Củ Chi........................................................
2.2 Địa đạo Củ Chi...................................................................................
2.2.1 Sơ lược về Khu di tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi..............................
2.2.2 Các khu vực tham quan trong Khu di tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi


..................................................................................................................
2.2.3 Những đóng góp của Huyện Củ Chi và khu vực lân cận cho Thành phố
Hồ Chí Minh............................................................................................
PHẦN 3 MỘT SỐ Ý KIÊN ĐĨNG GĨP CHO ĐIỂM DU LỊCH.....
3.1. Tóm tắt các ý kiến của du khách.......................................................
3.2. Một số kiến nghị để tăng khả năng đón khách..................................
KẾT LUẬN..............................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................


MỞ ĐẦU
Trong thời gian gần đây, ngành du lịch ngày càng phát triển và đóng một vai trị
hết sức quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế của nước ta. Những năm vừa
qua, ngành du lịch Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, mang lại nguồn lợi nhuận
không nhỏ cho kinh tế đất nước. Với sự phát triển như thế, nhiều địa danh, nhiều
danh lam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử, đã được trùng tu, tơn tạo, nâng cấp để khai
thác phục vụ khách tham quan trên khắp mọi vùng miền của đất nước. Một trong
những điểm đến của du lịch Việt Nam, phải kể đến Khu di tích địa đạo Củ Chi. Du
lịch địa đạo Củ Chi hiện nay ngày càng phát triển bởi đây không chỉ là điểm đến có
giá trị về lịch sử, văn hóa mà cịn là điểm du lịch hấp dẫn gắn liền với những cơng
trình qn sự nổi tiếng tại Việt Nam. Khám phá địa đạo Củ Chi sẽ giúp bạn và gia
đình có được chuyến đi đầy trải nghiệm và ý nghĩa.
Địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một
huyền thoại của thế kỷ XX và trở thành một địa danh nổi tiếng trên thế giới. Địa Đạo
Củ Chi ngày nay đã và đang trở thành khu du lịch sinh thái quan trọng của Thành phố
Hố Chí Minh hấp dẫn khách nội địa và khách nước ngoài. Địa Đạo Củ Chi, nhân dân
Củ Chi cũng đã góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc không những trên phương
diện qn sự mà cịn bằng sự thơng minh, tài trí của mình. Điều đó đã được thực tế
chứng minh qua cơng trình kiên cố và vững chắc dưới lịng đất của nhân dân Củ Chi.
Với “pháo đài” này, nhân dân củ chi đã góp phần đánh đuổi bọn xâm lược,giành

chiến thắng cho dân tộc ta. Địa đạo Củ Chi đã trở thành niềm tự hào, là biểu tượng
“tinh thần thép”, là sự thể hiện rõ nét tài trí của con người Việt Nam. Trong quá khứ,
Nhân dân Củ Chi đã làm nên điều kì diệu, một “pháo đài” được lịch sử ghi nhận,
được thực tế chứng minh và còn tồn tại cho đến ngày nay đó chính là: “Địa đạo Củ
Chi”. Hiện tại nó đang là một trong mười hai điểm du lịch ngầm hấp dẫn nhất trên thế
giới.
Từ những điều trên nên nhóm em chọn “ Khu di tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi “
là địa điểm khảo sát về kinh tế du lịch cũng như là mong muốn giúp cho mọi người
hiểu thêm về mảnh đất nghèo khó lại đương đầu rịng rã suốt 21 năm với một đạo
quân hơn gấp bội, thiện chiến, được trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại,
1


tối tân. Và giờ đây nhân dân củ chi rất tự hào vì nó là một di tích lịch sử, một điểm du
lịch nổi tiếng cả trong nước và trên thế giới.
NỘI DUNG
PHẦN 1: TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM VÀ ĐÓNG GÓP CỦA DU LỊCH
VÀO KINH TẾ VIỆT NAM
1.1 Tình hình kinh tế Việt Nam trong 5 năm gần nhất:
Nhìn chung trong những năm gần đây, GDP của Việt Nam có chiều hướng tăng
trưởng mạnh. GDP năm 2017 đạt 6,81% so với cùng kỳ năm trước, GDP năm 2018
đạt 7,38% so với cùng kỳ năm trước, GDP năm 2019 đạt 7,02% so với cùng kỳ năm
trước và năm 2020, GDP Việt Nam năm 2020 tăng 2,91% tuy là mức tăng thấp trong
giai đoạn 2011 – 2020 nhưng vì diễn biến phức tạp của dịch Covid 19 ảnh hưởng tiêu
cực nên mọi đời sống kinh tế, xã hội thì đây là thành cơng lớn. Năm 2021, ước tính
GDP tăng 2,58%. Mức tăng trưởng trong 2 năm 2020 và 2021 đã phản ánh những
khó khăn do dịch Covid 19 tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Nhiều địa phương kinh
tế trọng điểm đã phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh.
Mức tăng 2,58% của năm 2021 thấp hơn mức 2,91% của năm 2020.
1.2 Du lịch Việt Nam trong 5 năm gần nhất:

Du lịch Việt Nam có sự tăng trưởng qua những năm 2017, 2018 và đỉnh điểm là
năm 2019.Năm 2017, du lịch Việt Nam đạt được những thành tựu quan trọng: đón
hơn 12,92 triệu lượt khách quốc tế, tăng 29,1% so với năm 2016, phục vụ 73,2 triệu
lượt khách nội địa tăng 18,1%. Tổng thu từ khách du lịch đạt 541.000 tỷ đồng, đóng
góp trực tiếp của ngành du lịch đạt 7,9% GDP.
Năm 2018, Việt Nam đón 15.497.791 lượt khách quốc tế, tăng 19,9% so với
năm 2017. Lượng khách quốc tế đến từ 10 thị trường nguồn hàng đầu đạt 12.861.000
lượt, chiếm 83% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2018. Việc thúc đẩy
du lịch cũng góp phần thúc đẩy các lĩnh vực khách trong ngành dịch vụ như khách
sạn, nhà hàng, giao thông vận tải,…

2


Khách quốc tế đến Việt Nam trong 3 năm qua đã tăng trưởng mạnh, năm 2018
lượng khách đến đã tăng gần gấp đôi so với năm 2015. Sau giai đoạn tăng trưởng đột
phá, tốc độ tăng trưởng đang có xu hướng chậm lại cả về số lượng  tuyệt đối: năm
2018 đạt 19,9% (tương tương gần 2,6 triệu lượt khách), thấp hơn   so với năm 2017
đạt 29% (tương đương hơn 2,9 triệu lượt khách).
Năm 2019, ngành Du lịch Việt Nam đạt được nhiều kết quả rất quan trọng.
Tồn ngành đã đón hơn 18 triệu lượt khách quốc tế (tăng 16,2% so với năm 2018),
phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa, tổng thu đạt khoảng 720.000 tỷ đồng. Với kết
quả này, Việt Nam được đánh giá là một trong 10 quốc gia có mức tăng trưởng du
lịch nhanh nhất thế giới.

Nhìn vào biểu đồ giai đoạn 2015 – 2019, ta thấy tốc độ tăng trưởng dần đều qua các
năm và đột phá nhất vào năm 2019.
3



Đến năm 2020, với kỳ vọng vượt kỷ luật năm 2019, Việt Nam sẽ đón tiếp 20
triệu lượt khách quốc tế trong năm. Tuy nhiên đến cuối tháng 2, dịch Covid bùng
phát trên toàn thế giới đã ngay lập tức ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. Từ tháng 3
đến hết năm 2020, Việt Nam không mở cửa du lịch quốc tế, ngành Du lịch đối mặt
với những khó khăn chưa từng xảy ra trước đó. Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam
cả năm 2020 chỉ đạt 3,8 triệu lượt người, giảm 78,7% so với năm trước. Ở trong
nước, mặc dù dịch Covid-19 nhanh chóng được kiểm sốt tốt, du lịch nội địa vẫn hoạt
động nhưng liên tục bị gián đoạn bởi các đợt giãn cách xã hội khi dịch bùng phát.
Các doanh nghiệp  ngành Du lịch, lữ hành điêu đứng, nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt
động; các khách sạn phải đóng cửa. Hoạt động du lịch bị đình trệ đã dẫn tới doanh
thu du lịch lữ hành năm 2020 ước tính chỉ đạt 17,9 nghìn tỷ đồng, giảm 59,5% so với
năm trước. 
Tỷ trọng GDP của ngành du lịch Việt Nam năm 2020 chỉ đạt 9,2% GDP của cả
nước.
1.3 Những đóng góp của du lịch cho nền kinh tế Việt Nam:
- Tạo ra hàng triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp cho nhiều tầng lớp dân cư, đặc
biệt là thành niên mới lập nghiệp và phụ nữ; mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền
trong nước và với nước ngoài.
- Thu hút một lượng lớn khách du lịch quốc tế và nội địa tạo một nguồn danh
thu lớn cho nền kinh tế.
- Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế và mọi tầng
lớp nhân dân, mang lại nguồn thu không chỉ cho những đối tượng trực tiếp kinh
4


doanh du lịch mà gián tiếp đối với các ngành liên quan, xuất khẩu tại chỗ và tạo thu
nhập cho các cộng đồng dân cư địa phương.
- Hoạt động du lịch phát triển làm gia tăng khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng
hóa và dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác phát triển
- Thông qua du lịch, các ngành kinh tế - xã hội khác cũng phát triển; mở thêm

thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ cho các ngành khác, thúc đẩy hoạt động thương
mại và mang lại hiệu quả cao với hình thức xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch. Du
lịch phát triển kéo theo hai ngành giao thông vận tải và dịch vụ ăn uống phát triển. Hệ
thống cơ sở lưu trú ăn uống được chú trọng và phát triển để đảm bảo đáp ứng được
nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc nhất là vào tháng cao điểm của du lịch.
Các ngành thương mại, nông nghiệp, thuỷ sản, giao thông, xây dựng, viễn thông...
nhờ phát triển du lịch mà những năm qua đã có thêm động lực phát triển, góp phần
thay đổi diện mạo của nền kinh tế - xã hội.
-Hoạt động du lịch đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích, di sản
và nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn, phát triển di sản văn hố vật thể và phi vật
thể; khơi phục lễ hội, làng nghề truyền thống, truyền tải giá trị văn hoá đến các tầng
lớp nhân dân và bạn bè quốc tế... tạo thêm sức hấp dẫn thu hút khách du lịch. Hoạt
động du lịch phát triển đã kéo theo sự mở rộng giao lưu kinh tế văn hoá giữa các
vùng, miền và với quốc tế, góp phần giáo dục truyền thống, đào tạo kiến thức và rèn
luyện, bồi dưỡng thể chất, tinh thần cho mọi tầng lớp dân cư.
Long An là một tỉnh không quá nổi tiếng về mảng du lịch. Người dân ở đây sinh
sống nhờ vào mảng nông nghiệp như là trồng lúa nước, các loại cây ăn quả… Nhưng
bắt đầu từ năm 2016, nền du lịch của Long An bắt đầu phát triển một cách nhanh
chóng. Các chính sách về khai thác du lịch được nhà nước ban hành thu hút các công
ty về du lịch đến xây dựng các điểm du lịch. Các khu du lịch, các điểm tham quan
được xây dựng và thu hút khách du lịch đến tham quan. Năm 2019, toàn tỉnh thu hút
1.835.100 lượt khách tăng 52,83% so với năm 2018. Qua đó ta thấy, du lịch đóng vai
trị rất lớn với nền kinh tế của Long An.

5


PHẦN 2: KHẢO SÁT TẠI CỦ CHI VÀ KHU DI TÍCH ĐỊA ĐẠO CỦ CHI
2.1 Giới thiệu tổng quan về Củ Chi.
-Thành phố HCM không chỉ nổi tiếng là trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam.

Đây còn là nơi quy tụ của nhiều anh em dân tộc khác nhau, cũng như là nơi giao thoa
giữa các nên văn hóa Á-Âu đặc sắc, tạo điều kiện cho nhiều điểm du lịch hình thành
phát triển. Như chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà, phố đi bộ Nguyễn Huệ; những cơng
trình biểu tượng như Landmark 81, bến nhà rồng(bảo tàng Hồ Chí Minh); hay là
những địa điểm mang dấu tích từ thời chiến như bảo tàng chiến tích chiến tranh, địa
đạo củ chi….
-Tổng quan về Củ Chi.
Ngày 29/4/1957, chính quyền Sài Gịn ban hành Nghị định số 138-BNV-HCNĐ, theo Nghị định này, địa bàn các tổng Long Tuy Thượng, Long Tuy Trung và
Long Tuy Hạ được tách khỏi tỉnh Gia Định để thành lập quận Củ Chi thuộc tỉnh Bình
Dương .
Đến năm 1963, chính quyền Sài Gịn chia quận Củ Chi thành hai quận Củ Chi
và quận Phú Hòa. Quận Củ Chi thuộc tỉnh Hậu Nghĩa và quận Phú Hịa thuộc tỉnh
Bình Dương. Tháng 8 năm 1968, do tính chất ác liệt của chiến trường ta chia Củ Chi
ra thành hai huyện là huyện Nam Chi và huyện Bắc Chi.
Sau ngày 30/4/1975, chính quyền cách mạng được thành lập, quận Củ Chi của
tỉnh Hậu Nghĩa và quận Phú Hịa của tỉnh Bình Dương được sáp nhập vào địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh thành một đơn vị hành chính gọi là huyện Củ Chi.
Hiện nay, sau chiến tranh, Củ Chi dần hôi phục, xây dựng lại, với những định
hướng mới để giúp nâng cao đời sống vật chất, kỹ thuật ở Củ Chi. Trong đó với
những hướng đi cho sự phát triển du lịch ở Củ Chi, nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch,
kết hợp với phát triển nông thôn tạo lên sự liên kết phát triển mạnh.
-Về địa trí địa lý chi tiết:
Phía đơng giáp các thành phố Thủ Dầu Một và Thuận An thuộc tỉnh Bình
Dương qua sơng Sài Gịn
Phía tây giáp thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh và huyện Đức Hòa, tỉnh Long
An
6


Phía nam giáp huyện Đức Hịa, tỉnh Long An và huyện Hóc Mơn

Phía bắc giáp thị xã Bến Cát và huyện Dầu Tiếng thuộc tỉnh Bình Dương qua
sơng Sài .
-Về kinh tế tài chính:
Huyện Củ Chi là huyện ngoại thành, nằm về phía Tây Bắc TP. Hồ Chí Minh,
cách trung tâm thành phố khoảng 33 km, với diện tích tự nhiên 43.496 ha (bằng diện
tích của 19 quận, huyện khác ở TP. Hồ Chí Minh cộng lại, dân số  462.047 người
(tính tại thời điểm ngày 01/4/2019). Huyện Củ Chi có thị trấn Củ Chi và 20 xã.
Vùng đất Củ Chi TPHCM phát triển cả về nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.
Được xây dựng một phần trên xã Tân An Hội và xã Trung Lập Hạ, khu công nghiệp
Tây Bắc Củ Chi (387 ha) thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước với
tỷ lệ thuê đất đạt 98%. Các khu công nghiệp Tân Phú Trung (542 ha), khu cơng
nghiệp Cơ khí ơ tô (100 ha), khu công nghiệp Đông Nam (342,5 ha) thu hút hàng
trăm nghìn lao động. Củ Chi cịn là huyện có đất nơng nghiệp lớn thứ nhì ở TP.HCM,
chỉ sau Cần Giờ. Người dân chủ yếu trồng lúa, bắp và hoa màu theo phương thức
truyền thống nên hiệu quả mang lại khơng cao. Củ Chi có tuyến đường Xun Á nối
với Campuchia qua Cửa khẩu kinh tế Mộc Bài của tỉnh Tây Ninh giúp thúc đẩy giao
thương.
Về KTXH, Củ Chi có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bình quân trong nhiệm kỳ
2015 – 2020 đạt 16,16%, vượt 0,48% chỉ tiêu Nghị quyết đề ra; trong đó cơng nghiệp
tăng 16,6%, chiếm tỷ trọng 77,46%; thương mại – dịch vụ tăng 19,4%, chiếm tỷ
trọng 14,93%; nông nghiệp tăng 8,05%, chiếm tỷ trọng 7,61% so với cùng kỳ.
Về thu ngân sách nhà nước: 6.878,092 tỷ đồng, đạt 217,87% so với Nghị quyết
đề ra, tốc độ tăng bình quân hằng năm 22,63%, tăng 171,24% so với đầu nhiệm kỳ,
trong đó 3 năm cuối đạt bình quân trên 1.500 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu
người: 63,48 triệu đồng/người/năm, đạt 105,8%
-Đến với Củ Chi, ta có dịp đến các địa điểm du lịch như: Địa đạo Bến Dược,
trạm cứu hộ động vật hoang dã, khu du lịch sinh thái Green Noen, địa đạo Củ Chi…

7



Các địa điểm du lịch nổi tiếng của huyện Củ Chi như Địa Đạo Củ Chi, Đền tưởng
niệm Bến Dược… thu hút du khách từ các huyện, tỉnh lân cận đến tham quan.
-Giao Thơng:
Huyện Củ Chi có mạng lưới giao thông khá dày đặc, gồm 2.107 tuyến đường và
213 tuyến hẻm, có chiều dài 1.434km. Các trục đường chính bao gồm: Quốc lộ 22,
tỉnh lộ 8, tỉnh lộ 15, tỉnh lộ 7, tỉnh lộ 9... Tuy nhiên, một số trục đường chính như
quốc lộ 22, tỉnh lộ 8, tỉnh lộ 15… đã q tải, thiếu an tồn. Việc thơng thương từ
trung tâm TP.HCM đến Củ Chi chưa thuận lợi.
-Đường bộ:
Quốc lộ 22 (đường Xuyên Á): Có đoạn dài 59km nối huyện Củ Chi, TP.HCM
với cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh.
Đường vành đai 3: Dài 89,3km nối huyện Củ Chi với quận 9, các huyện Hóc
Mơn, Bình Chánh, các tỉnh Đồng Nai, Long An và Bình Dương.
Đường vành đai 4: Dài 197,6km nối Củ Chi với huyện Nhà Bè, các tỉnh Đồng
Nai, Bình Dương, Long An và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đường ven sơng Sài Gịn: Dài 63km nối Củ Chi với quận 1, quận 12, huyện
Hóc Mơn, quận Bình Thạnh.
Các tuyến đường tỉnh trọng điểm: tỉnh lộ 2, 7, 8, 9, 15 chạy dọc các xã.
Theo quy hoạch về đường bộ trên địa bàn Củ Chi có các tuyến, trục giao thông
quan trọng như:
Tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài đi qua Củ Chi, quy mô 6-8 làn xe, đoạn qua
địa bàn huyện Củ Chi dài 23,7km. Đây sẽ là tún giao thơng hút mạch vì nó kết
nối khu vực ASEAN với các tỉnh phía nam Việt Nam.
Đường Vành đai 3 có quy mơ 6-8 làn xe.
Đường Vành đai 4, quy mô 6-8 làn xe, đoạn qua địa bàn Củ Chi dài khoảng
16,75km.
-Hệ thống bến bãi
Hệ thống bến bãi được quy hoạch với tổng diện tích khoảng 7,5 ha trên toàn địa
bàn huyện Củ Chi.


8


Bên cạnh đó, Củ Chi sẽ có cảng trung tâm logistics tại xã Bình Mỹ với diện tích
17ha, kết nối tỉnh lộ 8, tỉnh lộ 9, quốc lộ 22 để đến Bình Dương, Long An, Tây Ninh.
-Đường sắt:
Tuyến đường sắt liên đô thị TP.HCM – Tây Ninh: Nối huyện Củ Chi với quận
12, tỉnh Tây Ninh và nước bạn Campuchia.
Tuyến metro số 2: Kết nối huyện Củ Chi với quận 1, quận 2 và Tây Ninh.
Đường thủy
Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch đa dạng. Nổi bật nhất phải kể đến sơng Sài
Gịn đoạn qua địa bàn huyện dài 80km. Ngồi ra cịn có các con kênh rạch lớn như
Kênh Đông, Thầy Cai, Mến Mương, Kênh Rạch Tra...
-Y Tế, Khám Chữa Bệnh:
Cơ sở y tế cũng được chú trọng phát triển. Bệnh viện đa khoa Củ Chi, bệnh viện
Xuyên Á, Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi, Trung tâm y tế huyện Củ Chi và nhiều
phòng khám đa khoa, chuyên khoa, các nhà thuốc, quầy thuốc đáp ứng nhu cầu khám
chữa bệnh của người dân địa phương.
-Về Giáo Dục:
Huyện Củ Chi có hơn 57 trường mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ
Hơn 32 trường tiểu học, THCS, THPT.
2.2 Địa đạo Củ Chi.
2.2.1 Sơ lược về Khu di tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi:
-Vị trí địa lý: Di tích lịch sử địa đạo củ chi này nằm ở ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ
Hưng, huyện Củ Chi, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km về phía
Tây Bắc.Phía Nam là huyện Hóc Mơn. Đây là nơi qn dân ta ẩn nấp, cứ trú, tấn
công chiến lước trong suốt thời kỳ chiến tranh. Phần nhiều các đường hầm này tọa lạc
trên địa phận huyện Củ Chi.
Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi gồm: Địa đạo Bến Dược, căn cứ khu ủy Sài

Gòn - Gia Định và Địa đạo Bến Đình.
Địa đạo Củ Chi Có chiều dài tổng cộng gần 300km với nhiều độ sâu khác biệt,
một số sâu tới 13 mét để tránh bom đạn, máy ủi của quân thù, chiều rộng và cao đủ
để một người dân Củ Chi thời bấy giờ dễ dàng di chuyển. Với hệ thống kết cấu vô
9


cùng phức tạp như đường hầm chứ U, lỗ thông hơi tổ mối… Địa đạo được xây dựng
không chỉ là nơi phòng về, trú ẩn tốt mà còn là nơi đánh du kích địch vơ cùng hiệu
quả, ngồi ra cịn tồn tại vơ số bẫy đón chờ mọi kẻ thù dám xâm phạm ở nơi đây.
- Về Lịch sử : Địa đạo Củ Chi gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp, bắt
đầu từ giai đoạn năm 1946 lúc quân Pháp quay trở lại xâm lược – 1948. Cơng trình
được thực hiện bởi quân và dân xã Tân Phú Trung và xã Phước Vĩnh An nhằm ẩn
nấp, cất giữ vũ khí, quân tư trang.
Hệ thống địa đạo được xây dựng sớm nhất tại hai xã Tân Phú Trung và Phước
Vĩnh An, tên gọi Địa đạo Củ Chi cũng xuất hiện từ đó.
Lúc đầu, địa đạo chỉ có những đoạn ngắn, cấu trúc đơn giản, dùng để giấu tài
liệu, trú ém cán bộ trong vùng địch hậu. Sang giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, địa
đạo được gia cố và mở rộng. Ban đầu, mỗi ngơi làng tại đây đều có một hầm căn cứ
riêng, tuy nhiên, do nhu cầu đi lại, vì vậy họ đã kết nối với nhau để tạo nên một hệ
thống liên hồn. Cơng trình địa đạo Củ Chi hiện nay nối liền 6 xã phía Bắc của địa
đạo Củ Chi. Từ cơng trình này, qn sự có thể dễ dàng liên lạc, che giấu lực lượng,
họp bàn những kế hoạch cách mạng . Cũng như vô số bẫy và các kế hoạch phục kích
địch.
Hiện nay: Địa đạo Củ Chi còn khoảng 120km đường địa đạo được phục chế,
bảo vệ để phục vụ khách du lịch. Nơi đây nhanh chóng trở thành một điểm du lịch
hấp dẫn cho du khách đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là khách ngoại
quốc. Cả hai khu vực địa đạo Bến Dược và địa đạo Bến Đình đều được coi là di tích
lịch sử quốc gia.
-Về ý nghĩa: Địa đạo Củ Chi mang ý nghĩa rất lớn trong công cuộc giữ nước

trong suốt thời kỳ chống Pháp và Mỹ. Là nơi quân dân ta trú ẩn, phòng thủ, chờ đánh
địch hiệu quả trong suốt nhiều chiến lược. Cũng thể hiện ý chí kiên cường bất khuất
của người dân Củ Chi, chưa một lần khuất phục trước quân thù. Ngoài ra sự đặc biệt
của địa đạo còn thể hiện tai nghề và khả năng cần cù chịu khó của người dân Củ Chi,
và sự thơng minh lanh trí. Cho đến hiện nay khi chiến tranh đã qua, địa đạo Củ Chi
được coi là một biểu tượng khó tách rời ở Củ Chi, không chỉ thể sự kiên cường,
thông minh, bất khuất mà còn là một sự tưởng niệm cho những đồng bào đã hi sinh.
10


Đặc biệt là địa đạo Củ Chi, đây không chỉ là một điểm du lịch thu hút với du khách
với những căn hầm dài độc đáo, mà còn là nơi chất chứa rất nhiều ý nghĩa lịch sử,
văn hóa và đời sống của người dân Củ Chi thời chiến lẫn thời bình.
Là một trong những di sản văn hóa nổi bật của Thành phố, KDTLSĐĐCC
không chỉ là hiện thân, chứng tích trường tồn về tinh thần thép, ý chí bất khuất, sự
sáng tạo của quân và dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà cịn có giá
trị văn hóa rộng lớn, trở thành biểu tượng anh hùng của dân tộc mà cả nước tự hào.
2.2.2 Các khu vực tham quan trong Khu di tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi:
-Về cơ bản, hệ thống địa đạo trong di tích chạy ngoắt nghéo trong lịng đất, từ
đường “xương sống” (đường chính) tỏa ra vơ số nhánh, ăn thơng với nhau, hoặc độc
lập, tùy theo địa hình. Có nhiều nhánh trổ rộng ra sơng Sài Gịn, để khi bị tình thế
nguy kịch, có thể vượt qua sơng sang vùng căn cứ Bến Cát (Bình Dương).

Nguồn: Phạm Nguyễn Minh Quân

-Hệ thống đường hầm có khả năng chống được đạn pháo và sức nặng của xe
tăng, xe bọc thép, những đoạn hầm sâu chống được bom cỡ nhỏ. Có những đoạn cấu
trúc từ 2 đến 3 tầng (tầng trên gọi là “thượng”, tầng dưới gọi là “trầm”). Chỗ lên
xuống giữa các tầng có nắp hầm bí mật. Trong địa đạo có những nút chặn ở những
điểm cần thiết để ngăn địch hoặc chất độc hóa học do địch phun vào. Có những đoạn

hẹp (eo), phải lách người mới chui qua được. Dọc theo đường hầm có lỗ thơng hơi
bên trên, được ngụy trang kín đáo và trổ lên mặt đất bằng nhiều cửa bí mật. Nhiều
cửa được cấu trúc thành ổ chiến đấu, ụ bắn tỉa rất linh hoạt. Dưới những khúc địa đạo
ở khu hiểm yếu, có đặt hầm chơng, hố đinh, cạm bẫy… Xung quanh cửa lên xuống
hầm được bố trí nhiều hầm chơng, hố đinh, mìn trái (gọi là tử địa), có cả mìn lớn
chống tăng và mâm phóng lựu đạn chống máy bay trực thăng, nhằm tiêu diệt, ngăn
11


chặn quân địch tới gần. Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng có thể mắc võng để
nghỉ ngơi. Trong hầm có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, thực phẩm, có giếng nước,
bếp “Hồng Cầm”, hầm làm việc của lãnh đạo, hầm giải phẫu, nuôi dưỡng thương
binh, hầm chữ A vững chắc cho phụ nữ, người già, trẻ em trú ẩn. Có những hầm lớn,
mái lợp thống mát, bên trên ngụy trang khéo léo để hội họp, biểu diễn văn nghệ…
-Trên cơ sở khoanh vùng bảo vệ, hiện trạng của khu di tích được xác định như
sau:
Khu vực bảo vệ I: gồm một phần hệ thống đường hầm và một số cơng trình
phục dựng, tơn tạo, đó là:

Nguồn: Đinh Quốc Đạt

- Căn cứ Quân khu Sài Gòn - Gia Định (Khu A), có tổng diện tích 66.586,4m2,
gồm các địa đạo, cụm cơng trình chính, như: hội trường, hầm chơng, hầm họp của
Chính ủy và Bộ Tư lệnh, hầm làm việc, hầm nghỉ của Phó Chính ủy; hầm làm việc và
Tư lệnh, Phó Tư lệnh; hầm chữ A; hầm của Thư ký; giếng nước; ụ chiến đấu; ổ chiến
đấu và các nắp hầm; lỗ thông hơi; hầm Quân y; hầm giải phẫu; hầm bếp Hoàng Cầm
và nhà ăn; hầm may qn trang; hầm Cơng binh xưởng; phịng trưng bày vũ khí tự
tạo; hố bom; nhà trưng bày vũ khí tự tạo; khu nhà bán hàng lưu niệm; cụm nhà vệ
sinh; trạm y tế.
- Cụm cơng trình gồm ụ thơng hơi và hai miệng địa đạo - đoạn dẫn ra sơng Sài

Gịn, có tổng diện tích 667,9m2.
- Căn cứ Khu ủy Sài Gịn - Chợ Lớn (Khu B), có tổng diện tích 16.664,8m2,
gồm hệ thống địa đạo và các cụm cơng trình khác, như: bếp Hồng Cầm; hầm y tế;
12


hầm chứa lương thực; hầm của văn thư; hầm của đội bảo vệ; hầm ở và làm việc của
Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Gia Định; hầm họp của Ban Thường vụ Khu ủy; hố bom;
hầm ở và làm việc của các đồng chí lãnh đạo Khu ủy Sài Gòn - Gia Định; hầm hội
trường; hầm nước (phòng, chữa cháy,..).
Đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược, có tổng diện tích 40.299,3m2, khởi cơng ngày
19/5/1993, khánh thành giai đoạn 1 ngày 19/12/1995, gồm: hoa viên, nghi môn, nhà
bia, đền thờ và một ngôi tháp. Tầng hầm của đền trưng bày các tác phẩm điêu khắc,
đúc đồng, tranh vẽ, sa bàn, bảng chữ…, thể hiện những sự kiện tiêu biểu trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ của quân và nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, với chủ
đề “Sài Gòn - Gia Định kiên cường bất khuất”, gồm 09 phân khu tương ứng với 09
chủ đề trưng bày.

Nguồn: Nguyễn Cao Quý

- Khu tái hiện vùng giải phóng và Khu vực mô phỏng cảnh quan kiến trúc Biển
Đông, Nhà trưng bày sa bàn Trận càn Cedar Falls, có tổng diện tích 197.633,5m2,
gồm:
+ Khu tái hiện vùng giải phóng: Tái hiện các khơng gian, quan cảnh vùng giải
phóng Củ Chi từ sau ngày Đồng Khởi năm 1961 đến năm 1974, gồm: cổng chào của
một xã trong vùng giải phóng; cảnh đào địa đạo; trạm giao liên; nhà dân vùng giải
phóng; tiệm sửa xe đạp; tiệm cắt tóc; nhà báo Bút - Xếp thăm vùng giải phóng Củ
Chi; lớp học Thành đồn; trường học trong vùng giải phóng; nhà trưng bày “Trận
đánh Sở Đất Thịt”; nhà trưng bày “Trận đánh tại Ngã ba Cây Gõ”; chế tạo mìn từ trái
bom pháo lép; nhà cửa, chùa chiền bị tàn phá nặng nề; khu tái hiện cuộc họp của Khu

ủy Sài Gòn - Gia Định; vùng trắng.
13


+ Khu vực mô phỏng cảnh quan kiến trúc Biển Đông và Nhà trưng bày sa bàn
Trận càn Cedar Falls: Bao gồm các cơng trình mơ phỏng cảnh quan Biển Đơng, trong
đó tái hiện hình ảnh đất nước Việt Nam nằm dài theo Biển Đơng. Một số cơng trình
mơ phỏng chủ yếu, gồm: 03 mơ hình thu nhỏ biểu tượng văn hóa đặc trưng của ba
miền Bắc - Trung - Nam (Chùa Một Cột, Ngọ Môn Huế, Bến Nhà Rồng), được khởi
cơng ngày 24/5/2008, khánh thành ngày 19/12/2009,
2.2.3 Những đóng góp của Huyện Củ Chi và khu vực lân cận cho Thành phố Hồ
Chí Minh:
Cả Hóc Mơn và Củ Chi đều là hai huyện có nhiều tiềm năng chưa được khai
thác hết. Có khả năng kết nối trên giao thơng đường thủy đến sơng Sài Gịn, tạo lên
một tuyến đường thủy giao thơng nối liền Củ Chi, Hóc Mơn và TP.HCM tạo lên mối
liên kết giữa các khu vực. Việc này tạo lên nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế,
cũng như du lịch.
Ngoài ra cả hai huyện là những mảnh đất mang lịch sử cha ông, mang nhiều dấu
tích chiến tranh nên đây là điểm là điểm mạnh về văn hóa lịch sử. Đây cũng là điểm
nhấn để nhà nước đầu từ vào đây, nhằm nâng cao cũng như phát triển cuộc sống nhân
dân ở cả hai huyện.
Khu du lịch Củ Chi đóng góp một phần khơng nhỏ vào nên kinh tế của huyện
Củ Chi. Theo đó trong năm 2018, doanh số 6 tháng đầu, tổng doanh thu đạt được là
75,8 tỷ đồng. Là một trong những địa điểm được ưa thích nhất của TP. HCM nói
chung và Củ Chi nói riêng.
Những địa điểm du lịch cũng góp phần thu hút khách tham quan ngoài địa đạo
củ chi có thể kể đến như: Trạm cứu hộ động vật hoang dã, địa đạo Bến Dược, khu du
lịch sinh thái Green Noen, làng sinh thái Fosaco, khu du lịch một thoáng,…
2.3 Kết quả phỏng vấn du khách:
Địa đạo Củ Chi tuy là điểm đến mang nhiều ý nghĩa lịch sử nhưng khơng vì thế

mà xếp địa đạo Củ Chi thành một nơi nhàm chán, bởi nơi đây có rất nhiều hoạt động
thú vị để bạn khám phá, rất lý tưởng cho những chuyến đi cuối tuần hay nghỉ lễ, cho
dù bạn là người trẻ, người lớn tuổi hay trẻ em đi chăng nữa. Thời gian vừa qua nhóm

14


chúng tơi đã có một cuộc trải nghiệm phỏng vấn du khách khi tới tham quan và thu
được những thông tin ý kiến phản hồi tương đối tích cực như sau:
Số người phỏng vấn được là 05 người ( 04 người lớn và 01 trẻ em dưới 12
tuổi), chủ yếu du khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh, du khách quốc tế và du
khách từ nơi khác đến đây để trải nghiệm điạ đạo và hiệur rõ hơn về lịch sử của địa
đạo Củ Chi này. Tổng chi phí khi tham quan Địa đạo Củ Chi khoảng 100.000 –
500.000 người. Tính ln cả phần q lưu niệm, vé vào cổng và ăn uống tại địa đạo
Củ Chi này. Thời gian mở của từ 7 giờ đến 17 giờ, mở của tất cả các ngày trong
tuần.
Trước khi vào tham quan du khách phải mua vé vào cổng. Giá vé vào cổng địa
đạo Củ Chi 2021 hiện nay là: 100.000 đồng/người đối với du khách Việt Nam. –
125.000 đồng/người đối với du khách quốc tế. Giá cả như thế đã rất hợp lý nhưng có
nhiều ý kiến cho rằng khơng nên có giá vé người nội địa với người quốc tế nhiều
người họ nghĩ nên để giá vé bằng nhau.
Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng “đất thép” Củ Chi, cách trung tâm
TP.Hồ Chí Minh khoảng 70 km. Các bạn có thể đi xe máy, xe bus hoặc taxi đến đây
với mức giá dao động từ 50.000 – 100.000. Nhiều du khách chia sẻ rằng: “do địa
đạo Củ Chi cách trung tâm khá xa nên việc đến đây ái ngại hơn là vấn đề chi phí đi
lại. Nhưng bù lại khi đến đây tham quan thì khơng uổng cơng tí nào’’ nhóm anh D
chia sẻ. Qua kết quả phóng vấn vừa rồi đa số khách du lịch chỉ dành 1 ngày để tham
quan địa đạo Củ Chi, có nhiều du khách muốn nghỉ lại qua đêm thì vẫn có nhà nghỉ
phục vụ, giá phòng dao động từ 150.000 – 300.000 VND/phòng/đêm với đầy đủ tiện
nghi. Theo kinh nghiêm tham quan địa đạo Củ Chi thì đây là giá phịng tương đối

hợp lý trong khu du lịch.
Về Địa điểm ăn uống ngon – bổ – rẻ ở địa đạo Củ Chi trên đường đến địa đạo
Củ Chi có rất nhiều quán ăn ngon, tuy nhiên nếu đi bằng xe bus sẽ khó lịng thưởng
thức được. Quán Bò tơ Xuân Đào chị A chia sẻ:” Đây là một trong những đặc sản
của Sài Gòn, với mức giá dao động từ 100.000 – 220.000/phần Như vậy quá là rẻ
khi nếm được thịt bò mềm, được tẩm ướp gia vị kỹ càng và nướng trên bếp than nên
rất thơm ngon và độc đáo, hương vị không hề giống với bất kỳ món thịt bị nào bạn
15


đã từng ăn. Quán nằm cách cầu vượt An Sương khoảng vài trăm mét, rất rộng rãi v
có khơng gian thống đãng. Khi có cơ hội đến đây lần nữa mình nhất định sẽ ghé bị
tơ Xn Đào thưởng thức một bữa no nê”. Bên cạnh đó nhiều du khách cũng ấn
tượng kể lại cịn có nhiều món ăn ngon giá cả hợp lý như Bún giò heo Minh Quý
đây là một quán ăn lâu đời ở Sài Gòn, từ cầu vượt An Sương đi thêm 7km rồi rẽ phải
là sẽ đến quán bún giò heo Minh Quý. Quán rất đơng khách và chỉ bán đến 9h là
đóng cửa. Vì vậy, nếu muốn thưởng thức món ăn này bạn phải đến từ rất sớm. Sắn
hấp, khoai lang nướng và bánh đa đặc biệt đặc sản của địa đạo Củ Chi. Sau một hồi
khám phá địa đạo, bạn có thể vào ghé bếp Hồng Cầm và thưởng thức những món
ăn nóng hổi này. Theo kinh nghiệm tham quan địa đạo Củ Chi được một số phượt
thủ chia sẻ, điều thú vị nhất khi khám phá địa đạo Củ chi chính là bạn sẽ được ăn
khoai, sắn và củ mài chấm muối vừng ở khu vực bếp Hoàng Cầm sau khi đi hết
đường hầm.
Sau bất kỳ chuyến du lịch, tham quan nào bạn cũng muốn mua một món q
lưu niệm phải khơng? Tại khu bán hàng lưu niệm trong khu vực địa đạo bạn sẽ tìm
được một vài mịn đồ được làm từ vỏ đạn như bật lửa, bút, đèn… hoặc các sản phẩm
mây tre đan thủ cơng để làm q đó. Tuy nhiên nhiều du khách cho rằng giá cả quà
lưu niệm hơi đắt nên ái ngại khi mua.
Là một du khách đã từng đặt chân vào tham quan địa đạo Củ Chi tôi thấy
hướng dẫn viên tại điểm có kỹ năng giao tiếp tốt các hướng dẫn viên rất giỏi trong

việc trình bày, giới thiệu địa điểm du lịch của họ với khách hàng và có thể thực hiện
điều đó một cách rõ ràng và dễ hiểu. Theo đó là sự chủ động và cởi mở các hướng
dẫn viên không chỉ giao tiếp tốt, mà còn phá vỡ ‘tảng băng’ ngay lập tức để giúp
mọi người hịa đồng và thoải mái nói chuyện với nhau. Điều này khiến du khách như
chúng tôi cảm thấy cởi mở để thêm nhận xét hoặc đặt câu hỏi trên đường đi. Hơn thế
nữa, họ còn là những người kể chuyện tuyệt vời có trí nhớ siêu phàm cung cấp thơng
tin và kiến thức cho cả đồn du lịch nên họ không thể dùng những thông tin sai.
Hướng dẫn viên tại điểm có kỹ năng ứng biến ngay lập tức, nhiệt huyết, hài hước,
đúng giờ và nắm phương hướng tốt, có kiến thức như dân bản địa…

16


Nhiều du khách không khỏi xúc động khi được chúng tôi phỏng vấn sau
chuyến tham quan địa đạo Củ Chi. Hịa trong dịng người tham quan địa đạo, cơ
Xn Thị Mười (Hải Dương) chia sẻ: “Thế hệ trẻ được sinh ra trong hịa bình, chỉ
biết chiến tranh qua sách vở và những câu chuyện kể của cha ông, nay được tận mắt
chứng kiến, trải nghiệm cuộc sống của một thời đạn bom, thấm thía sự hy sinh thầm
lặng của những người con đất thép với tinh thần của khẩu hiệu “một tấc không đi
một ly không dời” của các chiến sĩ năm xưa, bằng mọi giá bám đất bám làng đánh
đuổi giặc ngoại xâm. Thế hệ trẻ ngày nay được trở về với những tháng năm gian khổ
nhưng hào hùng của dân tộc và sẽ hiểu hơn về công lao của các anh hùng đã ngã
xuống cho độc lập, tự do hôm nay".
Bày tỏ niềm xúc động sau khi tham quan địa đạo, chị Mai Thị Yến (Đồng
Tháp) tâm sự: “Tại lịng đất của địa đạo, tơi cảm nhận được ý chí bất khuất, ý chí tự
lực tự cường của người Việt Nam. Mọi người đều trào dâng một niềm cảm phục
trước sự thông minh, linh hoạt và sáng tạo của quân và dân "đất thép thành đồng".
Chỉ có những chuyến đi thực tế như thế này mới cho những người trẻ như tôi cảm
nhận những gian khổ, hy sinh mất mát và ý chí kiên cường cùng tinh thần yêu nước
bất khuất của quân và dân ta. Thăm đất thép anh hùng, tìm hiểu cuộc sống chiến đấu

của quân và dân Củ Chi thông qua những hiện vật khung cảnh được tái hiện tại khu
Vùng giải phóng Củ Chi giai đoạn 1960-1975, chúng tôi hiểu được quá khứ chiến
tranh ác liệt mà hào hùng của quân và dân Củ Chi nói riêng, tự hào về tinh thần yêu
nước của toàn dân tộc ta".
Địa đạo Củ Chi hứa hẹn sẽ là một điểm tham quan mang đến cho bạn những
trải nghiệm bất ngờ về văn hóa, lịch sử và cả ẩm thực.
PHẦN 3 MỘT SỐ Ý KIÊN ĐÓNG GÓP CHO ĐIỂM DU LỊCH
3.1. Tóm tắt các ý kiến của du khách
Người phỏng vấn: Dạ anh ơi em đến từ trường Đại học Văn Hóa TP.HCM. Hiện
tại em đang làm bài khảo sát về môn kinh tế du lịch.Em không biết là anh tên gì và
đến từ đâu ạ. Tổng chi phí cho chuyến đi đến Di tích Địa Đạo Củ Chi là bao nhiêu ạ.
Anh Lươn Thị Diệp (Đồng Nai): “Tổng chi phí cho chuyến đi đến Khu di tích
Địa Đạo Củ Chi là khoảng 350.000 ngàn đồng. Anh cho biết anh bỏ ra tiền xăng chạy
17



×